Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC Ở PHỔ THÔNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH HỌC
~~~~~~~~
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC
Ở PHỔ THÔNG
Đề tài:
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
TS. Đặng Thị Dạ Thuỷ Phan lan Nhi
Lê Hà Quý Tâm

Hoàng Thị Phương Nhi
Lớp: LL&PPDH Sinh học K22
1
HUẾ, 12/2014
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp trong phạm vi giáo dục bảo vệ môi trường là một khái niệm chung, nói về một
phương thức, một cách tiến hành giảng dạy về môi trường cho học sinh. Cách này không đòi hỏi
phải có một môn học riêng, bởi vì các kiến thức giáo dục môi trường được đưa xen vào nội dung
các môn học đã có ở trường THPT. Tích hợp là một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo
vệ môi trường và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa
trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Như vậy, kiến thức giáo
dục bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội
dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào.
Ví dụ: Khi nội dung bài học nói về quá trình quang hợp thì giáo viên có thể nhấn mạnh
quang hợp của cây xanh đã góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí ôxi và cacbonic trong không khí,


qua đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng,…Phần kiến thức giáo viên
bổ sung sau chính là một dạng tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học.
2. Phân loại tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học
Sự tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đối với môn Sinh học có thể
chia thành 2 dạng khác nhau:
2.1. Dạng lồng ghép
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và SGK trở
thành một bộ phận kiến thức môn học. Trong SGK THPT, kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
được lồng ghép có thể:
- Chiếm một vài chương: Ví dụ, trong Sinh học 12 có các phần nói về các kiến thức có thể
lồng ghép bảo vệ môi trường: Chương I phần Di truyền học: Cơ chế di truyền và biến dị; Chương I
phần Sinh thái học: Cơ thể và môi trường.
- Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần).
2.2. Dạng liên hệ
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được đưa vào chương trình và
SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức giáo dục bảo vệ môi
trường có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp.
2
Trong SGK Sinh học THPT có hàng loạt các bài học có khả năng liên hệ kiến thức giáo dục
bảo vệ môi trường . Tuy nhiên, giáo viên cần xác định các bào học có khả năng lồng ghép và lựa
chọn các kiến thức và vị trí hay nơi có thể đưa kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học
một cách hợp lí. Muốn làm được điều này có hiệu quả cao thì người giáo viên sinh học THPT luôn
phải cập nhật các kiến thức về môi trường.
3. Nguyên tắc giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và
các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải ghép thêm vào chương trình giáo dục như
là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương
trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Mục tiêu, nội dung và phương
pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực
hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.

Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy
đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của
từng địa phương.
Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là:
Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi
trường.
Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá
trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn
đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi
trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không là quá
tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.
4. Phương thức giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai theo
phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong các môn học
thông qua các chương, bài cụ thể.
Mục đích tích hợp: Không làm quá tải chương trình SGK.Khai thác các kiến thức sẵn có
trong SGK để làm rõ hơn kiến thức về BVMT, nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh về
BVMT.
3
Việc tính hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần; Mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
4.1. Tích hợp ở mức độ toàn phần (lồng ghép toàn phần )
Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh
hiểu cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục học sinh một cách tự
nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường phát huy tác dụng của học sinh thông qua môn học
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và SGK trở
thành một bộ phận kiến thức môn học.
4.2. Tích hợp ở mức độ bộ phận (lồng ghép một phần)
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và SGK và

trở thành một bộ phận kiến thức môn học và chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học
(lồng ghép một phần).
* Giáo viên lưu ý :
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì ?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào,
hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học ?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì ?
- Tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp
dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu,
cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng giáo dục bảo vệ môi trường nhẹ nhàng,
không gò bó, áp đặt.
4.3. Tích hợp ở mức độ liên hệ
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được đưa vào chương trình và
SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức giáo dục bảo vệ môi
trường có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp.
* Giáo viên lưu ý :
- Giáo viên cần xác định nội dung, mục tiêu nào trong bài có thể liên hệ giáo dục bảo vệ môi
trường
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp và chuẩn bị những vấn đề cần hướng
dẫn học sinh liên hệ về bảo vệ môi trường
4
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với
hình thức, phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời lưu ý liên hệ, mở rộng giáo dục môi
trường thật tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, gượng ép
5. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong nội dung của các môn học nên các
phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cũng được tích hợp vào các phương pháp giảng dạy bộ
môn. Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường là không chỉ giúp cho
người học có kiến thức mà phải hình thành cho họ sự quan tâm, hành vi đối với môi trường thì

không chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống mà nên kết hợp với việc sử dụng các phương pháp
tích cực, việc sử dụng phương pháp này sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của người hoc.
5.1. Phương pháp trần thuật
Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của
môi trường.
Ví dụ: Có thể mô tả, kể chuyện cho học sinh về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
5.2. Phương pháp giảng giải
Đây là phương pháp thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. Giáo viên nêu ra các dẫn
chứng để làm sáng tỏ những kiến thức mới và khó về môi trường.
Ví dụ: giảng giải về hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, biến đổi khí hậu, mưa axit…
5.3. Phương pháp vấn đáp
Trong phương pháp này, giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời, cũng có khi học sinh hỏi,
giáo viên trả lời hoặc giữa học sinh và học sinh… Ví dụ:
“Vì sao nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng cao?”
“Sẽ ra sao nếu khí hậu của Trái Đất sẽ trở lên nóng hơn?”
Việc sử dụng các câu hỏi này khuyến khích học sinh quan tâm đến các vấn đề môi trường
và dự đoán các vấn đề môi trường sẽ xảy ra trong tương lai.
5.4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh… Đó là những
phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường . Việc sử dụng
các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
*Khi lựa chọn và sử dụng băng hình, giáo viên nên chú ý:
5
- Nội dung (phim, băng hình phải phù hợp với nội dung bài học và có ý nghĩa trong việc giáo
dục bảo vệ môi trường .
- Thời gian sử dụng
- Hệ thống các câu hỏi (để học sinh trả lời sau khi xem)
- Tổng kết (nêu lên những ý chính của bài theo mục đích).
Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
Bước 2: Làm việc theo nhóm:

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Ví dụ: Chủ đề ô nhiễm môi trường (SH 9)
* Bước 1: Giáo viên làm việc chung: Đưa ra ba câu hỏi sau:
- Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm môi trường?
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là gì?
- Địa phương em có những tác nhân nào gây gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại….?
* Bước 2: Chia nhóm: Mỗi nhóm 2 bàn liền kề
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả lên bảng hoặc giấy khổ lớn
- Cử đại diện trình bày
* Bước 3: Tổng kết: Giáo viên tổng kết 3 vấn đề nêu ra cơ sở kết quả thảo luận của các nhóm.
5.5. Phương pháp dạy học hợp tác trong các nhóm nhỏ
Lớp được chia thành các nhóm nhỏ, hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm 6- 8 người) được duy trì
ổn định trong cả tiết học hay thay đổi tuỳ theo hoạt động. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ
hoặc các nhiệm vụ khác nhau.
*Bước 1: Làm việc chung cả lớp: Giáo viên nêu vấn đề, phân công nhiệm vụ cho các nhóm,
cung cấp nguồn tài liêu tham khảo.
*Bước 2: Làm việc theo nhóm:
- Từng cá nhân làm việc độc lập
- Trao đổi ý kiến trong nhóm (chú ý: Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và thư ký ghi chép các
ý kiến thảo luận).
- Các nhóm báo cáo thảo luận, dưới hình thức: nói, bài viết, kết hợp với hình ảnh.
- Trong quá trình thảo luận giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi và không tham gia thảo
luận.
*Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
6
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung.
- Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm.
5.6. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
* Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức

- Tạo tình huống có vấn đề.
- Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
* Giải quyết vấn đề.
- Đề xuất các giả thuyết.
- Lập kế hoạch giải.
- Thực hiện kế hoạch giải.
* Kết luận
- Thảo luận kết quả và đánh giá.
- Phát biểu kết luận
- Đề xuất vấn đề mới
5.7. Phương pháp động não
* Khái niệm:
Động não là một kỹ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn này sinh được nhiều ý
tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó.
* Cách sử dụng:
-Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm.
+ Khích lệ: mọi người phát biểu và đóng góp ý kiền càng nhiều càng tốt.
+ Liệt kê các ý kiến của mọi người và ghi lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ một ý kiến
nào.
+ Phân loại ý kiến.
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận các ý kiến vừa nêu ra.
+ Tổng hợp ý kiến của học sinh xem có thắc mắc hay thay đổi gì không?
5.8. Phương pháp giáo dục cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà
Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy, hình
thành cho học sinh kỹ năng sống, học tập bảo vệ môi trường.
7
Ví dụ: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương.
- Các khu vực bị ô nhiễm ở địa phương
- Các tác nhân gây ô nhiễm

- Mức độ ô nhiễm
- Hậu quả do ô nhiễm gây ra.
- Đề xuất biện pháp khắc phục.
5.9. Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp này sử dụng trong giáo dục bảo vệ môi trường nhằm minh họa cho những kiến
thức đã học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà, sau đó trình bày kết quả thí nghiệm và
thảo luận trên lớp.
5.10. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số cách ứng xử nào
đó trong một tình huống giả định.
Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách
tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính
của phương pháp này mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
* Cách tiến hành
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong
đó có quy rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ
thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi xem thảo luận những vấn đề khái
quát hơn hay những vấn đề và vở diễn chứng minh.
- GV kết luận
* Giáo viên cần lưu ý :
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục học để cùng chung sống, phù hợp
với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
- Tình huống nên để mở, không cho trước “ Kịch bản” , lời thoại.
8
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.
- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai
9
PHẦN II. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
1. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm 1: Tác hại của ô nhiễm nước đối với sinh vật
- Để dạy Bài 55: Ô nhiễm môi trường – SGK Sinh học 9
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà, sau đó trình bày kêt quả thí nghiệm
và thảo luận trên lớp. Thời gian làm thí nghiệm 3 ngày.
1. Mục tiêu
Chứng minh rằng cá sinh trưởng trong nước sạch tốt hơn trong
nước ô nhiễm.
2. Phương pháp
Nuôi cá vàng trong 2 bình nước:
- Bình 1: Nước sạch
- Bình 2: Nước ô nhiễm từ các cống rãnh có màu đen và hôi
thối
3. Đo lường/ Quan sát
Sức sống của con cá vàng theo thời gian
- Nước sạch: không thay đổi
- Nước ô nhiễm: giảm dần đến khi chết
4. Kết quả và thảo
luận
Theo dõi sức sống của con cá vàng sau 3 ngày
- Nước sạch: ổn định
- Nước ô nhiễm: cá chết
5. Kết luận
- Cá sống trong nước sạch tốt hơn trong nước ô nhiễm. Giả

thuyết đưa ra đã được chứng minh đúng.
- Nước sạch có vai trò quan trọng đối với sinh vật vì vậy chúng
ta phải bảo vệ nguồn nước để đảm bảo sức khỏe tốt.
Thí nghiệm 2: Các điều kiện cần cho sự phát triển của cây
Để dạy các bài về Sinh trưởng và phát triển của thực vật. Sinh học 6, 10.
10
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm ở nhà, sau đó trình bày thí nghiệm và thảo luận trên lớp.
1. Mục tiêu Chứng minh rằng cây sống được nhờ có đất
2. Phương pháp
Trồng 2 cây vào 2 chậu:
- Chậu 1: Có đất
- Chậu 2: Không có đất
3. Đo lường/ Quan sát
Sự sinh trưởng của cây theo thời gian
- Chậu 1: cây sống
- Chậu 2: cây chết
4. Kết quả và thảo
luận
- Chậu 1: cây sống
- Chậu 2: cây chết
5. Kết luận
- Cây sống trong đất, thiếu đất cây sẽ chết. Giả thuyết đưa ra đã
được chứng minh đúng.
- Đất có vai trò quan trọng đối với cây.
Tiến hành tương tự các TN 2, 3, 4 để chứng minh được các yếu tố cần thiết cho sự
phát triển của cây đó là: đất, nước, ánh sáng, không khí.
11
2. PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
- Để dạy mục III: Bảo vệ hệ sinh thái biển – Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái biển.
SGK Sinh học 9

12
* Giáo viên hướng dẫn:
- Chủ đề: Sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ hệ sinh thái biển.
- Vấn đề: Tại bờ biển xã Phú Thuận (Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) việc thu gom và xử lý
rác thải là một vấn đề quan trọng. Lượng rác thải ngày một tăng do dân số tăng. Dân chúng
được cơ quan môi trường hỏi ý kiến về tìm phương án xử lý rác thải.
- Các vai:
 Công nhân vệ sinh môi trường
 Kỹ sư quy hoạch
 Kỹ sư xây dựng
 Nhà kinh doanh
 Người dân
- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho các nhóm. Trong đó yêu
cầu rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai cho mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ
thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi xem thảo luận những vấn đề
khái quát hơn.
- Giáo viên kết luận.
* Giáo viên dự kiến các phương án xử lý rác thải cho mỗi vai như sau:
 Kỹ sư quy hoạch sẽ lập kế hoạch xây dựng nơi để thùng rác, nơi xây dựng nhà máy
chế biến rác nhằm tái chế lại những sản phẩm phục vụ cho người dân
 Kỹ sư xây dựng tiến hành xây dựng nơi chứa rác, nhà máy xử lý rác theo kế hoạch đã
đề ra
 Nhà kinh doanh đóng góp kinh phí để xây dựng
 Công nhân vệ sinh môi trường tiến hành thu gom rác mỗi ngày rồi chuyển đến nhà
máy xử lý rác
 Người dân có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi,
phải bỏ rác đúng nơi quy định.

13
3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để dạy mục 4: Ô nhiễm do chất thải rắn – Bài 54: Ô nhiễm môi trường – SGK Sinh học 9
* Chủ đề: “ Con đường nơi người dân không còn đi ngang qua”
Bước 1: Tạo tình huống, nêu vấn đề
- Con đường này trước đây là nơi người dân thường đi ngang qua, trẻ em đi học thường qua
đây. Nhưng gần đây người dân, đặc biệt là trẻ em không còn đi qua đây, bởi ruồi muỗi xuất
hiện nhiều, xuất hiện mùi hôi thối
- Học sinh có thể tự nêu vấn đề: Vì sao người dân và trẻ em không còn đi ngang qua đây?
Bước 2: Giải quyết vấn đề
- Học sinh nêu ra nguyên nhân người dân không còn đi ngang qua đây có thể là do vứt rác
bừa bãi trên đường và mùi hôi thối do rác để lâu ngày.
- GV hướng dẫn HS thảo luận để bảo vệ giả thuyết của mình. Tiếp theo, GV cho HS xem
hình ảnh về việc vứt rác bừa bãi trên đường.
14
Hình ảnh : Con đường khu vực bờ biển xã
Phú Thuận (Phú Vang, Thừa Thiên-Huế)
HS nhận ra nguyên nhân chính dẫn đến người dân không đi qua đây là do vứt rác bừa bãi
trên đường gây ra mùi hôi thối.
Bước 3: Kết luận
• Nguyên nhân chính dẫn đến người dân không đi qua đây là do vứt rác bừa bãi trên
đường gây ra mùi hôi thối.
• Biện pháp: Cần có biện pháp thu gom và xử lý rác hợp lí.
15
Hình ảnh : Con đường khu vực bờ biển xã
Phú Thuận (Phú Vang, Thừa Thiên-Huế)
4. PHƯƠNG PHÁP GẠN LỌC GIÁ TRỊ
Bức tranh 1
"Nếu cho tôi những chiếc túi nilon, chúng tôi sẽ đựng được cả trái đất".
Chữ nếu ấy đang trở thành hiện thực, từng giờ, từng phút mỗi khi người ta ra chợ, vào shop

mua sắm.
- Dùng để dạy mục “Tác động của con người đến môi trường qua các thời kỳ”, Bài sinh
học 9.
16
Nguồn: />n20120325083912188.htm
Bức tranh 2
Giao hưởng “Dòng sông đen
Dù các loài động vật có mệnh hệ gì chăng nữa, con người vẫn say sưa với bản giao
hưởng của mình. Quá khứ nhân loại từng chứng kiến những bậc thiên tài soạn lên những
khúc nhạc thiên nhiên Đồng quê, Hồ thiên nga, Ánh trăng Nhưng ngày nay, với thiên
nhiên, con người không quên dệt nên một bản giao hưởng đen. Bản giao hưởng ấy được
viết bởi những nốt cao như ống khói nhà máy, những nốt trầm như cống nước thải âm thầm
len lỏi vào lòng đất.
Có lẽ, bản nhạc được đồn đại là giết người hàng loạt "Gloomy Sunday" cũng khó
nguy hiểm đến vậy. Khắp thế giới, bản Giao hưởng dòng sông đen này cũng âm thầm làm
việc kết liễu sự sống mọi sinh vật trót thưởng thức nó.
Dùng để dạy, củng cố bài “Ô nhiễm môi trường”, Sinh học 9
17
Nguồn: />lan-thu-iii-mieng-ghep-nguoc-gianh-giai-nhat-n20120328175439809.htm
Bức tranh 3
“Nguồn sống cuối cùng…”
- Dùng để dạy các bài: “Ô nhiễm môi trường”, SH9;
“Khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã”, SH9;
“Bảo vệ đa dạng hệ sinh thái”, SH9.
18
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bước 1: Quan sát và xác định vấn đề nghiên cứu
 Quan sát sự vật, hiện tượng để phát hiện bản chất của sự vật hiện tượng
Học sinh quan sát thực trạng ở chính địa phương em sống, nhận thấy, Việt Nam với khoảng
73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp, chất thải từ động vật

thường được ủ để bón ruộng. Nhà nào không làm ruộng thì chất thải, nước thải bị đổ trực
tiếp ra đường, mương máng, gây mùi, ruồi muỗi, ô nhiễm trầm trọng.
 Huy động vốn kiến thức đã biết về sv,ht đó.Tư duy để tìm ra mối quan hệ giữa
các sv,ht đó.
Biogas là một loại khí được sinh ra khi phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong
điều kiện không có không khí (quá trình hiếm khí). Vi sinh vật phân huỷ các chất tổng hợp
và khí được sinh ra gồm metan (CH4), nitơ (N2), cacbon dioxit (CO2) và hydro sulphate
(H2S). Trong đó, các khí CH4 và CO2 có thể cháy được.
- Học sinh nghiên cứu quy trình làm hầm khí biogas để biết các bước cơ bản
Nguồn: /> Đặt vấn đề NC:
" Tận dụng “ phân động vật ” làm khí đốt sử dụng trong gia đình
- “Hãy sử dụng tài nguyên sẵn có trong gia đình”
Bước 2: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- Cơ sở khoa học của việc xử lý phân hữu cơ là gì?
19
- Có phải do hoạt động của các vi sinh đã làm cho phân được phân hủy hoàn toàn và khí
được sinh ra gồm metan (CH4), nitơ (N2), cacbon dioxit (CO2) và hydro sulphate (H2S)?
- Hãy làm thí nghiệm chứng minh cách tạo ra khí đốt từ các chất khí mà VSV tạo ra?
- Quá trình làm thí nghiệm bao gồm những giai đoạn nào?
Bước 3: Nêu giả thuyết nghiên cứu
Phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí (quá
trình hiếm khí). Vi sinh vật phân huỷ các chất tổng hợp và khí được sinh ra gồm metan
(CH4), nitơ (N2), cacbon dioxit (CO2) và hydro sulphate (H2S). Trong đó, các khí CH4 và
CO2 có thể cháy được.
Bước 4: Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo
+ HS xem video />+ HS đọc các tài liệu có liên quan
Nguồn: />69702/
- Xác định cơ sở lý thuyết của vấn đề NC
+Xử lý hiếu khí (composting).

Nguồn:
20
Biogas là một hệ thống tự động, khi khí được sinh ra trong hầm phân hủy, lượng khí này
sẽ đẩy cặn bã vào bể áp lực và ống nạp nhiên liệu. Khi mở van thì chất cặn bã trong bể áp
lực và ống nạp nhiên liệu sẽ đẩy khí ra để sử dụng.
Do đó, muốn xây dựng hầm biogas đòi hỏi gia đình phải có kiến thức về hệ thống hầm
biogas trước khi bắt đầu xây dựng hầm. Đồng thời, phải có chuồng trại chăn nuôi cố định,
có đủ khả năng kinh tế, nguyên vật liệu, thời gian và nhân công để chăm sóc và bảo dưỡng
hầm trong một thời gian dài.
Thiết kế một hầm biogas gồm có ba phần chính nối tiếp nhau như sau:
1. Ngăn trộn: là nơi phân động vật được trộn với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy.
2. Hầm phân hủy: là nơi phân và nước bị phân hủy lên men. Khí CH4 và các loại khí khác
sẽ sinh ra trong hầm này và những khí này sẽ đẩy phân và bùn cặn ở đáy bể lên bể áp lực.
3. Bể áp lực: dùng để thu nhận phân và bùn cặn. Khi khí được sử dụng, phân và bùn cặn sẽ
chảy ngược vào hầm phân hủy để đẩy khí ra. Khi lượng phân quá nhiều lớn hơn cả thể tích
của hầm thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài. Phân dư thừa từ bể áp lực phải được chảy vào bể chứa
hoặc đổ ra các cánh đồng để bón cải tạo cho đất, nếu để chảy vào nguồn nước tự nhiên thì
nó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước này.
Có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sinh khí sinh học:
1) Môi trường kị khí
2) Nhiệt độ: nhiệt độ tối ưu là 30-35
0
C
3) Độ pH: thích hợp nhất là môi trường hơi kiềm 6,8-7
4) Hàm lượng chất khô: với phân động vật thì để có hàm lượng chất khô thích hợp nhất cần
pha loãng 1 phân và 1-3 nước
5) Thời gian lưu: nguyên liệu cần nằm trong bể từ 30-50 ngày
6) Các độc tố: tuyệt đối không cho vào bể các chất như thuốc kháng sinh, diệt cỏ, trừ sâu,
xà phòng
Bước 5: Thiết kế thí nghiệm, thu thập dữ liệu và phan tích kết quả

Các nhóm HS lên kế hoạch:
21
 Chuẩn bị: Phân công nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ: Bình nước 20l, 1 đoạn
dây ống dài khoảng 50cm tiết diện ngang khoảng 2cm, 1 ống nhựa dài tiết diện ngang
khoảng 4cm, 2 nắp ống nhựa, 1 van chữ t, 1 van gas, 1 cái phiểu, 1 ống lốp lớn
Học sinh xem video để biết được phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết
Nguồn: /> Tiến hành thí nghiệm: Tiến hành làm theo mô hình đã thiết kế sẵn
Xem video /> 1 2 3
4 5 6
7 8
Nguồn: />22
Bước 6: Kết luận vấn đề nghiên cứu
HS đối chiếu kết quả thực nghiệm với gỉa thuyết ban đầu để xác nhận giả thuyết. Đưa
ra kết luận.
Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong sự phân giải các chất thải hữu cơ.
Tận dụng “phân hữu cơ” của động vật làm tạo ra khí đốt dùng sinh hoạt tại nhà vừa
giảm thải ô nhiễm MT vừa kinh tế.
Bước 7: Viết báo cáo và thuyết trình
- HS viết báo cáo (ảnh chụp các giai đoạn trong quá trình làm thí nghiệm)
- HS thuyết trình trước lớp
- Trao đổi, thảo luận, nhận xét
- GV tổng kết chung
23
KẾT LUẬN
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài
người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc
gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của
con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế
nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị

kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề
môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới,
người chủ tương lai của đất nước.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thực sự có vai trò quan trọng trong dạy học
Sinh học ở trường Trung học phổ thông. Nó không những giúp học sinh nhận thức đúng
đắn về môi trường, mà còn giúp các em có ý thức và kĩ năng bảo vệ môi trường. Các thầy,
cô giáo cần nhận thức được tầm quan trong của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều
kiện của nhà trường và địa phương.
Thông qua các phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên
có thể chủ động hơn về thời gian khi dạy các bài có liên quan về môi trường.
Để đạt được hiệu quả cao, khi thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
dạy học phần Sinh vật và môi trường - Sinh học THPT, giáo viên cần phải tuân thủ theo
những nguyên tắc và tiến hành theo một quy trình nhất định về dạy học tích hợp.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên) (2010), Sinh học 9 (SGK), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên) (2010), Sinh học 9 (SGV), NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên) (2010), Sinh học 9 (SGK), NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên) (2010), Sinh học 9 (SGV), NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Vũ Văn Vụ (Chủ biên) (2008), Sinh học 10 (SGV nâng cao), NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên) (2008), Sinh học 10 (SGK nâng cao), NXB Giáo dục, Hà
Nội.
7. />gallery.html
8. />9. Đặng Thị Dạ Thuỷ, bài giảng “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học ở phổ
thông”
25

×