ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
Chuyên đề:
Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học ở Phổ thông
TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC
BỘ MÔN SINH HỌC Ở PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC
Mã số: 60 14 01 11
Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
TS. Đặng Thị Dạ Thủy Trương Đình Dũng
Phạm Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Thị Kim Nữ
Huế, 11/2014
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
PHẦN A: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp trong phạm vi giáo dục bảo vệ môi trường là một khái niệm chung, nói về
một phương thức, một cách tiến hành giảng dạy về môi trường cho học sinh. Cách này
không đòi hỏi phải có một môn học riêng, bởi vì các kiến thức giáo dục môi trường được
đưa xen vào nội dung các môn học đã có ở trường THPT. Tích hợp là một cách có hệ
thống các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường và kiến thức môn học thành một nội
dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực
tiễn được đề cập trong bài học. Như vậy, kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không
phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có
liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào.
Ví dụ: Khi nội dung bài học nói về quá trình quang hợp thì giáo viên có thể nhấn
mạnh quang hợp của cây xanh đã góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí ôxi và cacbonic
trong không khí, qua đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng,…
Phần kiến thức giáo viên bổ sung sau chính là một dạng tích hợp kiến thức giáo dục bảo
vệ môi trường vào bài học.
2. Phân loại tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học
Sự tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đối với môn Sinh
học có thể chia thành 2 dạng khác nhau:
2.1. Dạng lồng ghép
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và
SGK trở thành một bộ phận kiến thức môn học. Trong SGK THPT, kiến thức giáo dục
bảo vệ môi trường được lồng ghép có thể:
- Chiếm một vài chương: Ví dụ, trong Sinh học 12 có các phần nói về các kiến thức
có thể lồng ghép bảo vệ môi trường: Chương I phần Di truyền học: Cơ chế di truyền và
biến dị; Chương I phần Sinh thái học: Cơ thể và môi trường.
- Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần).
2.2. Dạng liên hệ
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 2
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được đưa vào chương
trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức giáo
dục bảo vệ môi trường có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp.
Trong SGK Sinh học THPT có hàng loạt các bài học có khả năng liên hệ kiến thức
giáo dục bảo vệ môi trường . Tuy nhiên, giáo viên cần xác định các bào học có khả năng
lồng ghép và lựa chọn các kiến thức và vị trí hay nơi có thể đưa kiến thức giáo dục bảo
vệ môi trường vào bài học một cách hợp lí. Muốn làm được điều này có hiệu quả cao thì
người giáo viên sinh học THPT luôn phải cập nhật các kiến thức về môi trường.
3. Nguyên tắc giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các
môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải ghép thêm vào
chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là
một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận
xuyên bộ môn. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù
hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức
tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa
tuổi.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi
trường của từng địa phương.
Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là:
Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì
môi trường.
Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham
gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm
hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Tận dụng các cơ
hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học,
tính logic của nội dung, không là quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.
4. Phương thức giáo dục bảo vệ môi trường
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 3
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển
khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp
trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể.
Mục đích tích hợp: Không làm quá tải chương trình SGK.Khai thác các kiến thức
sẵn có trong SGK để làm rõ hơn kiến thức về BVMT, nâng cao ý thức, trách nhiệm của
học sinh về BVMT.
Việc tính hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần; Mức độ bộ phận và mức độ
liên hệ.
4.1. Tích hợp ở mức độ toàn phần (lồng ghép toàn phần )
Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp
học sinh hiểu cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục
học sinh một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt
nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng của học sinh thông qua
môn học
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và
SGK trở thành một bộ phận kiến thức môn học.
4.2. Tích hợp ở mức độ bộ phận (lồng ghép một phần)
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và
SGK và trở thành một bộ phận kiến thức môn học và chiếm một mục, một đoạn hay một
câu trong bài học (lồng ghép một phần).
* Giáo viên lưu ý :
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì ?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy
học nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học ?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì ?
- Tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và
phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 4
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng giáo dục
bảo vệ môi trường nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt.
4.3. Tích hợp ở mức độ liên hệ
Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được đưa vào chương
trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức giáo
dục bảo vệ môi trường có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp.
* Giáo viên lưu ý :
- Giáo viên cần xác định nội dung, mục tiêu nào trong bài có thể liên hệ giáo dục
bảo vệ môi trường
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp và chuẩn bị những vấn đề
cần hướng dẫn học sinh liên hệ về bảo vệ môi trường
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù
hợp với hình thức, phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời lưu ý liên hệ, mở rộng
giáo dục môi trường thật tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, gượng ép
5. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong nội dung của các môn
học nên các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cũng được tích hợp vào các
phương pháp giảng dạy bộ môn. Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu của giáo dục bảo vệ
môi trường là không chỉ giúp cho người học có kiến thức mà phải hình thành cho họ sự
quan tâm, hành vi đối với môi trường thì không chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống
mà nên kết hợp với việc sử dụng các phương pháp tích cực, việc sử dụng phương pháp
này sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của người hoc.
5.1. Phương pháp trần thuật
Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện
tượng của môi trường.
Ví dụ: Có thể mô tả, kể chuyện cho học sinh về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
5.2. Phương pháp giảng giải
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 5
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Đây là phương pháp thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. Giáo viên nêu ra các
dẫn chứng để làm sáng tỏ những kiến thức mới và khó về môi trường.
Ví dụ: giảng giải về hiệu ứng nhà kính , thủng tầng ozon , biến đổi khí hậu, mưa axit…
5.3. Phương pháp vấn đáp
Trong phương pháp này, giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời, cũng có khi học
sinh hỏi, giáo viên trả lời hoặc giữa học sinh và học sinh… Ví dụ:
“Vì sao nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng cao?”
“Sẽ ra sao nếu khí hậu của Trái Đất sẽ trở lên nóng hơn?”
Việc sử dụng các câu hỏi này khuyến khích học sinh quan tâm đến các vấn đề môi
trường và dự đoán các vấn đề môi trường sẽ xảy ra trong tương lai.
5.4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Các phương tiện trực quan như: TranhHYPERLINK "hinh%20anh%20BVMT.pptx"
HYPERLINK "hinh%20anh%20BVMT.pptx"ảnh, băng hình video, phim ảnh… Đó là
những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về giáo dục bảo vệ môi
trường . Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho
học sinh.
*Khi lựa chọn và sử dụng băng hình, giáo viên nên chú ý:
- Nội dung (phim, băng hình phải phù hợp với nội dung bài học và có ý nghĩa trong
việc giáo dục bảo vệ môi trường .
- Thời gian sử dụng
- Hệ thống các câu hỏi (để học sinh trả lời sau khi xem)
- Tổng kết (nêu lên những ý chính của bài theo mục đích).
Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
Bước 2: Làm việc theo nhóm:
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 6
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Ví dụ: Chủ đề ô nhiễm môi trường (SH 9)
* Bước 1: Giáo viên làm việc chung: Đưa ra ba câu hỏi sau:
- Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm môi trường?
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là gì?
- Địa phương em có những tác nhân nào gây gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác
hại….?
* Bước 2: Chia nhóm: Mỗi nhóm 2 bàn liền kề
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả lên bảng hoặc giấy khổ lớn
- Cử đại diện trình bày
* Bước 3: Tổng kết: Giáo viên tổng kết 3 vấn đề nêu ra cơ sở kết quả thảo luận của các
nhóm.
5.5. Phương pháp dạy học hợp tác trong các nhóm nhỏ
Lớp được chia thành các nhóm nhỏ, hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm 6- 8 người)
được duy trì ổn định trong cả tiết học hay thay đổi tuỳ theo hoạt động. Các nhóm được
giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.
*Bước 1: Làm việc chung cả lớp: Giáo viên nêu vấn đề, phân công nhiệm vụ cho
các nhóm, cung cấp nguồn tài liêu tham khảo.
*Bước 2: Làm việc theo nhóm:
- Từng cá nhân làm việc độc lập
- Trao đổi ý kiến trong nhóm (chú ý: Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và thư ký ghi
chép các ý kiến thảo luận).
- Các nhóm báo cáo thảo luận, dưới hình thức: nói, bài viết, kết hợp với hình ảnh.
- Trong quá trình thảo luận giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi và không
tham gia thảo luận.
*Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 7
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung.
- Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm.
5.6. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
* Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
- Tạo tình huống có vấn đề.
- Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
* Giải quyết vấn đề.
- Đề xuất các giả thuyết.
- Lập kế hoạch giải.
- Thực hiện kế hoạch giải.
* Kết luận
- Thảo luận kết quả và đánh giá.
- Phát biểu kết luận
- Đề xuất vấn đề mới
5.7. Phương pháp động não
* Khái niệm:
Động não là một kỹ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn này sinh
được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó.
* Cách sử dụng:
-Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm.
+ Khích lệ: mọi người phát biểu và đóng góp ý kiền càng nhiều càng tốt.
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 8
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
+ Liệt kê các ý kiến của mọi người và ghi lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ một
ý kiến nào.
+ Phân loại ý kiến.
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận các ý kiến vừa nêu ra.
+ Tổng hợp ý kiến của học sinh xem có thắc mắc hay thay đổi gì không?
5.8. Phương pháp giáo dục cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà
Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy,
hình thành cho học sinh kỹ năng sống, học tập bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương.
- Các khu vực bị ô nhiễm ở địa phương
- Các tác nhân gây ô nhiễm
- Mức độ ô nhiễm
- Hậu quả do ô nhiễm gây ra.
- Đề xuất biện pháp khắc phục.
5.9. Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp này sử dụng trong giáo dục bảo vệ môi trường nhằm minh họa cho
những kiến thức đã học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà, sau đó trình bày kết quả thí
nghiệm và thảo luận trên lớp.
5.10. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề
bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 9
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau
phần diễn ấy.
* Cách tiến hành
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm.
Trong đó có quy rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân
vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi xem thảo luận
những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề và vở diễn chứng minh.
- GV kết luận
* Giáo viên cần lưu ý :
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục học để cùng chung sống,
phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
- Tình huống nên để mở, không cho trước “ Kịch bản” , lời thoại.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.
- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 10
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
PHẦN B: NỘI DUNG
I – PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm về tác hại của ô nhiễm không khí đối với đời sống sinh vật
Mục
tiêu
Chứng minh rằng cây sinh trưởng tốt trong môi trường không bị ô nhiễm
Phương
pháp
Trồng hai cây trong hai chậu, cho sinh trưởng phát triển bình thường trong môi
trường tự nhiên. Chậu thứ nhất đem đặt trong môi trường đầy xi măng, khói
bụi (C1). Chậu thứ hai đặt ở môi trường tự nhiên (C2). Trong vòng 1 tháng.
Đo
lường/
quan sát
Đo chiều cao phát triển của cây theo thời gian
Chậu 1: 0,5-1. 1,5-2. <3
Chậu 2: 0,5-2. 2,5-3,5 .>5
Kết quả
và thảo
luận
Theo dõi sự sinh trưởng của cây ta nhận thấy:
C1. Sinh trưởng còi cọc
C2: sinh trưởng ổn định, phát triển tốt
Kết luận Cây sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện môi trường trong lành, không bị
ô nhiễm
2. Thí nghiệm trồng cỏ Vetiver làm sạch nước trong đầm hồ chăn nuôi cá ở nhà.
• Cỏ Vetiver có bộ rễ đồ sộ, rất phát triển, mọc rất nhanh và ăn rất sâu, trong 12 tháng đã
có thể ăn sâu tới 3,6m trên đất tốt, chịu hạn rất khỏe, có thể hút độ ẩm từ tầng đất sâu bên
dưới, và xuyên qua các lớp đất bị lèn chặt, qua đó giảm bớt lượng nước thải thấm xuống
quá sâu.
• Phần lớn các sợi rễ trong bộ rễ khổng lồ của nó lại rất nhỏ và mịn, đường kính trung
bình chỉ khoảng 0,5-1,0mm , tạo nên một bầu rễ rất lớn, rất thuận lợi cho sự phát triển
của vi khuẩn và nấm, là điều kiện cần thiết để hấp thụ và phân hủy các chất gây ô nhiễm
như Nitơ v.v. .
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 11
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
• Cỏ Vetiver có thể thích nghi với đất có độ chua, độ mặn, độ phèn cao, có hàm lượng Na
và Mg cao, thích nghi với đất và nước có hàm lượng Al, Mn cao và những kim loại nặng
như As, Cd, Cr, Ni, Pb, Hg, Se và Zn.
• Cỏ Vetiver có thể hấp thụ một lượng lớn N và P hòa tan trong nước thải
• Cỏ Vetiver có thể thích nghi với đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, chịu nồng độ và
phân hủy một số hợp chất hữu cơ của thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ
• Cỏ Vetiver có khả năng phục hồi rất nhanh sau khi bị ảnh hưởng của hạn hán, giá lạnh,
cháy, nhiễm mặn và những điều kiện bất thuận khác sau khi những điều kiện này kết
thúc.
Mục
tiêu
Chứng minh cỏ vetiver làm sạch nước bẩn
Phương
pháp
Sử dụng hai bể nuôi cá.
Bể nuôi 1. Đổ nước bị ô nhiễm vào
Bể nuôi 2: trồng cỏ vetiver rồi đổ nước ô nhiễm vào
Theo dõi sau 1 tháng
Đo
lường/
quan sát
Bể cá 1: sau 1 tuần cá chết nổi bề mặt nước
Bể cá 2: sau 1 tuần một số con chết nổi bề mặt nước
Sau 1 tháng
Bể cá 1: cá chết hết
Bể cá 2: cá còn sống
Kết quả
và thảo
luận
Cỏ vetiver đã lọc chất thải bẩn ô nhiễm , làm nước sạch hơn, cá sống trong
môi trường nước sạch còn sống
Kết luận Cỏ Vetiver “ cây cỏ kỳ diệu” làm sạch nước
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 12
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
II – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ví dụ 1: Dạy bài 40: ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật
(sinh học 10)
a) Tạo tình huống nêu vấn đề
GV: Nhà ông A đang nạo vét giếng. Khi ông A xuống sâu phía dưới giếng thì bị ngất
xỉu. Em hãy cho biết nguyên nhân ? đề xuất khắc phục tình trạng đó?
b) Giải quyết vấn đề
Nguyên nhân là do các VSV kị khí sống ở dưới sâu lòng giếng và lớp bùn dưới đáy
giếng đã sản sinh ra các khí độc tích tụ dưới đáy giếng sâu ( khí độc gồm : trong đó có
metan (CH4) là một khí độc có thể gây chết người. Trong thành phần khí còn lẫn một số
tạp chất như oxit nitơ (NO) hay sunfua hydro (H2S) sinh ra từ bùn sâu, ủ lâu ngày trong
lòng đất.
c) Kết luận
- Khi nạo vét giếng phải bật, mở tấm chăn ở mặt giếng ra cho thoáng khí, giúp
không khí lưu thông dễ dàng.
- Trước khi xuống giếng phải dung 1 cành cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống
đáy rồi rút lên thả xuống nhiều lần để đánh tan khí meetan tạo õi
- Người nạo vét giếng nên được trang bị ống thở hoặc bình dưỡng khí oxi bằng mặt
nạ phòng độc.
Ví dụ 2.
Dạy bài : Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật (sinh học 10) mục
II.1. Phân giải protein và ứng dụng
a) Tình huống có vấn đề
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 13
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Hôm trước bà A có nấu một nồi thịt nhưng do ăn không hết nên bà để lại. Bà để trong
tủ lạnh. Vì quên nên hai hôm sau bà mới lấy ra dung tiếp thì thấy có mùi lạ. Theo em mùi
lạ này do đâu mà có? Vì sao để trong tủ lạnh rồi mà thức ăn vẫn bị hỏng ? Giải thích?
b) Giải quyết vấn đề
Thức ăn còn dư thường nhiễm vi sinh vật. Khi để trong tủ lạnh vi sinh vật vẫn hoạt
động làm hỏng thức ăn
c) Kết luận
- Khi bảo quản thực phẩm đặc biệt là các thực phẩm có nguồn gốc động vật thì cần
phải tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật phân giải protein vì có thể gây ngộ độc đối với
người sử dụng thực phẩm.
- Nên đun sôi thức ăn còn dư, dùng nhiệt độ tiêu diệt vi sinh vật trước khi cho vào tủ
lạnh.
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 14
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
III – PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
1. Ví dụ 1
Áp dụng trong dạy học Bài : Vai trò của các nguyên tố khoáng (Sinh học 11) Mục III.2
Phân bón cho cây trồng
* Chủ đề lựa chọn
Sử dụng phân bón trong nông nghiệp với vấn đề bảo vệ môi trường
- Vấn đề: Tại địa bàn chúng ta, tình trạng sử dụng số lượng lớn và dư thừa phân
bón hóa học cho cây trồng đang diễn ra thường xuyên. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc
sử dụng hay không sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng. Cơ quan thẩm định hỏi ý
kiến của một số người sau về việc sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp
- Các vai:
- Nông dân
- Cán bộ bảo vệ thực vật
- Đại diện nhà sản xuất phân bón
- Thương lái tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- Người tiêu dùng
Các vai đưa ra phương án trả lời.
Theo bạn phương án nào là hợp lí? Vì sao?
* Dự kiến phương án trả lời
- Nông dân
+ Bón càng nhiều phân hóa học càng tốt. Phân hóa học giúp cây sinh trưởng nhanh cho
năng suất cao, nên bón càng nhiều thì lợi ích kinh tế càng lớn, càng bán được giá. Việc dư
thừa chất hóa học trên cây trồng và ô nhiễm môi trường là do các cơ quan nhà nước xử
lý.
+ Không nên bón quá nhiều phân hóa học cho cây trồng. Bón vừa phải, kết hợp chăm sóc
tốt sẽ cho năng suất cao, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên
có lợi cho việc phát triển sản xuất về sau.
- Cán bộ bảo vệ thực vật
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 15
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Không nên bón quá nhiều phân hóa học. Liều lượng và cách sử dụng phân hóa học
cho các loại cây trồng sao cho hợp lý đã được in trên bao bì sản phẩm cũng như có sự
hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật. Việc bón dư thừa không chỉ gây ô nhiễm đất, ảnh
hưởng sức khỏe con người mà còn gây ra một số bệnh cho cây trồng làm giảm năng suất
cũng như chất lượng sản phẩm.
- Đại diện nhà sản xuất phân bón
Bón càng nhiều phân hóa học càng tốt. Phân bón chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho
cây, do đó bón càng nhiều cây càng phát triển mạnh, cho năng suất cao. Điều này giúp
mang lại lợi ích lớn về kinh tế.
- Thương lái tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
+ Nên bón nhiều phân hóa học cho cây trồng, có như vậy sản lượng thu hoạch mới cao và
đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng.
+ Không nên bón quá nhiều phân bón hóa học. Người tiêu dùng ngày càng chú ý đến sức
khỏe của bản thân và gia đình, các sản phẩm có dư thừa chất hóa học sẽ bị tẩy chay, dẫn
đến khó tiêu thụ và giá thành cũng rẻ hơn.
- Người tiêu dùng
Không nên bón quá nhiều phân bón hóa học. Điều này gián tiếp đầu độc đến sức khỏe
người tiêu dùng gây ra nhiều bệnh liên quan đến tiêu hóa và nghiêm trọng hơn nữa là ảnh
hưởng đến các thế hệ sau.
* Giáo viên kết luận
Việc sử dụng phân bón hóa học cần được tiến hành một cách hợp lý, có khoa học
theo sự chỉ dẫn in trên bao bì sản phẩm hoặc hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật. Có
như vậy mới cho cây trồng có năng suất, chất lượng cao cũng như đảm bảo về vấn đề an
toàn thực phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng.
2. Ví dụ 2
Áp dụng trong dạy học Bài 35: Hoocmon thực vật (Sinh học 11) Mục I. Khái niệm
* Chủ đề lựa chọn
Sử dụng hay không sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở thực vật
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 16
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng thường đưa tin về các loại nông
sản cho năng suất cao gấp nhiều lần hay có khả năng trưởng sinh trưởng nhanh chóng (có
thể thu hoạch sau 1 vài ngày thậm chí là chỉ sau 1 đêm) nhờ sử dụng các chất kích thích
sinh trưởng. Là một người dân, bạn hãy cho ý kiến về vấn đề nay:
Các vai:
- Nông dân
- Nhà sản xuất, phân phối chất kích thích ở thực vật
- Cán bộ khuyến nông
- Thương lái phân phối sản phẩm
- Người tiêu dùng.
Các vai đưa ra phương án trả lời.
Theo bạn phương án nào là hợp lí? Vì sao?
* Dự kiến phương án trả lời
- Nông dân
+ Nên sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Vì nó giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng
của cây trồng, đồng thời tăng nhanh về số lượng sản phẩm do đó mang lại hiệu quả cao
về kinh tế.
+ Không nên lam dụng các chất kích thích sinh trưởng. Việc lạm dụng các chất này sẽ
gây tích tụ một lượng các chất hóa học trên sản phẩm, gây ảnh hưởng sức khỏe người
tiêu dùng. Điều này dẫn đến việc không thể bán sản phẩm, gây ảnh hưởng đến kinh tế.
- Nhà sản xuất, phân phối chất kích thích ở thực vật
Nên sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Sử giúp các chất này giúp cây sinh trưởng
nhanh, mạnh, rút ngắn thời gian thu hoạch, mang lại hiệu quả rất cao về kinh tế. Do đó
cần sử dụng nhiều hơn nữa.
- Cán bộ khuyến nông
Nên sử dụng các chất kích thích sinh trưởng ở mức độ vừa phải. Vì đa số các chất này là
các chất nhân tạo, không có enzyme phân hủy. Nên nếu dùng quá nhiều sẽ tích tụ trong
sản phẩm gây hại cho người tiêu dùng sản phẩm này. Ngoài ra, các chất này khi dư thừa
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 17
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
sẽ gây ô nhiễm đất, nước cũng như gây ra nhiều biến dị ở cây trồng và các sinh vật xung
quanh.
- Thương lái tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- Người tiêu dùng
Không được sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Các chất này là độc hại gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
* Giáo viên kết luận
IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Dự kiến đề tài
Phương pháp nghiên cứu khoa học được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Quan sát và xác định vấn đề nghiên cứu.
Quan sát sự vật hiện tượng để phát hiện bản chất của sự vật hiện tượng.
- Học sinh quan sát thực trạng sử dụng nước trong sinh hoạt tại gia đình, địa phương nơi
cu trú. Từ đó phát hiện những vấn đề, tình trạng liên quan đến các vấn đề môi trường.
Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nước thải sinh hoạt tại địa phương.
- Học sinh tham khảo cấu trúc, thông tin về các dạng máy lọc nước cũng như các phương
pháp lọc nước đã được áp dụng ở địa phương, trong nước và ngoài nước. Hiệu quả cũng
như chi phí kinh tế của các mô hình này. Từ đó rút ra bản chất của việc lọc nước và tái sử
dụng nước.
Huy động vốn kiến thức đã biết về sự vật, hiện tượng đó. Tư duy để tìm ra mối quan hệ
giữa các sự vật hiện tượng đó.
- Các dạng nước thải chủ yếu trong gia đình là từ các nguồn: tắm, giặt, rửa bát,…. Đều là
các nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn (các chất hóa học) sau khi sử dụng. Đồng thời trong
các nguồn nước này có thể có các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ khác. Nguồn nước
thải này thường mất đi độ trong, có cặn lặng, có thể có mùi hoặc không.
- Về bản chất, các nguồn nước này có thể tái sử dụng thay vì xả trực tiếp ra môi trường
gây ô nhiễm đất, nước và lãng phí nguồn tài nguyên nước.
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 18
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Đặt vấn đề NC:
“Nước- không thể lãng phí dù chỉ một giọt”
Hình 1a: Thực trạng nước thải sinh hoạt được thải tràn lan ra môi trường
(Nguồn />Hình 1b: Thực trạng nước thải sinh hoạt được thải tràn lan ra môi trường
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 19
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Hình 1c: Thực trạng nước thải sinh hoạt được thải tràn lan ra môi trường
Hình 2: Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
( Nguồn />Bước 2: Đặt câu hỏi nêu vấn đề
Từ việc quan sát và xác định vấn đề nghiên cứu, học sinh đưa ra các câu hỏi cốt
lõi của vấn đề:
- Cơ sở khoa học của việc tái sử dụng nguồn nước thải là gì?
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 20
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
+ Các vật chất có trong nước có thể bị giữ lại thông qua các lớp lọc vật lý hay không?
+ Có thể sử dụng lớp lọc bằng thực vật trong xử lý nước thải hay không? Nếu có thì
những loài thực vật nào có thể đáp ứng?
- Sử dụng nguồn nước đã qua xử lý có an toàn không? Có thể sử dụng trong ăn
uống được không?
- Việc kiểm tra độ an toàn của nguồn nước được tiến hành như thế nào?
Bước 3: Nêu giả thuyết nghiên cứu
Thông qua việc dự kiến trả lời các câu hỏi cơ bản của vấn đề, học sinh đề xuất giả
thuyết nghiên cứu của đề tài: Sử dụng hệ thống lọc kết hợp giữa vật lý và sinh học sẽ làm
cho các vật chất lơ lững trong nước bị giữ lại, các chất có hại và tạp chất sẽ bị loại bỏ, trả
lại nguồn nước sạch tự nhiên và có thể tái sử dụng cho mục đích khác trong gia đình.
Bước 4: Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
Sau khi đặt ra được giả thuyết nghiên cứu, học sinh tiến hành tham khảo các tài
liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu:
- Tài liệu sách giáo khoa: Các tài liệu SGK liên quan đến đề tài thuộc các môn Sinh học,
Vật lý và Hóa học.
- Tài liệu tham khảo khác:
+ Các sách tham khảo liên quan có thể do học sinh tự tìm hoặc giáo viên cung cấp.
+ Tham khảo một số Website liên quan
Dùng thảm thực vật để xử lý nước thải
(
Tái sử dụng nước thải - Giải pháp hiệu quả trong xử lý môi trường tại các vùng
nông thôn mới ( />aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=2101&lang=1&menu=&mid=-
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 21
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
135&pid=1&title=tai-su-dung-nuoc-thai giai-phap-hieu-qua-trong-xu-ly-moi-truong-
tai-cac-vung-nong-thon-moi)
Sử dụng thực vật để xử lý nước thải chăn nuôi
( />nuoc-thai-su-dung-thuc-vat-de-xu-ly-nuoc-thai-chan-nuoi.html)
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 30 khối/ ngày đêm
/>HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN
/>sinh-hoat-tai.html
Hình 3: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 30 khối/ ngày đêm
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 22
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Hình 4: Mô hình hệ thống xử lý nước thải tại nguồn
Bước 5: Thiết kế thí nghiệm, thu thập dữ liệu và thu thập kết quả
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến hành lập kế hoạch:
* Giai đoạn 1: Phân công nhiệm vụ trong nhóm
+ Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ,…
+ Xác đinh đối tượng thực vật có thể sử dụng
Nhóm đối tượng được tiến hành nghiên cứu là các thực vật thủy sinh, có mặt phổ
biến ở địa phương và dễ dàng thu mẫu.
* Giai đoạn 2: Tiến hành thiết kế và thí nghiệm với các loài thực vật thủy sinh khác nhau.
+ Tiến hành thu mẫu nước thải sinh hoạt. Đưa ra các đánh giá ban đầu, sau đó có thể gửi
mẫu nước thải đến cơ quan kiểm định để xác đinh mức độ ô nhiễm cũng như thành phần
có trong nước thải sinh hoạt.
+ Thiết kế hệ thống lọc nước sử dụng thực vật thủy sinh kết hợp với hệ thống lọc vật lý.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng và thử nghiệm các mô hình bể lọc các
nhau, sao cho kết quả thu được là tốt nhất
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 23
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
Học sinh có thể tiến hành các thí nghiệm sau để kiểm chứng khả năng lọc nước
của hệ thống:
Xử lý nước thải bằng bể lọc thực vật
Xử lý nước thải bằng bể lọc vật lý
Xử lý nước thải bằng bể lọc kết hợp
Bể lọc vật lý Bể lọc thực vật
Bể lọc thực vật Bể lọc vật lý
Sau đó, học sinh dựa trên kết quả thu được, lựa chọn một hệ thống lọc mang lại hiệu quả
cao nhất và tiến hành áp dụng để đánh giá.
Hình 5: Mô hình bể lọc kết hợp giữa sinh học và vật lý
+ Tiến hành thí nghiệm với các loài thực nhau.
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 24
Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông
a, Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý
b, Nước thải sinh hoạt đã lọc trong bình lọc sinh học 10 ngày
Hình 6: Bình lọc sinh học
Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 25