ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
… …
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Đề tài:
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện:
TS. ĐẶNG THỊ DẠ THỦY 1. TRẦN THỊ HẢI
2. NGUYỄN THỊ ÁI NHI
3. NGUYỄN THỊ HẢI LÝ
Lớp: LL & PPDH BM Sinh học
Khóa K22
Huế 4/12
1. Phương pháp thí nghiệm
TN1: Chứng minh ảnh hưởng của túi nilon đến sự tăng trưởng
của cây.
Dùng để dạy, củng cố bài “Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm” -
Sinh học 6
GV hướng dẫn HS làm TN trước 1 tuần
1. Mục đích
- Chứng minh ảnh hưởng của túi nilon đến sự nảy
mầm và tăng trưởng của cây.
2. Phương pháp
- 2 ly thủy tinh đất. Cho vào mỗi ly 20 hạt đậu xanh
(đậu đen) tốt.
- Ly 1: Phủ trên 1 tờ giấy báo, ly 2: Phủ trên một
lớp nilon.
- Đặt 2 ly ở chỗ có ánh sáng và tưới nước hằng
ngày.
- Sau một tuần quan sát sự phát triển của cây ở 2 ly
3. Quan sát
- Sau một tuần quan sát sự nảy mầm và tăng trưởng
của cây ở 2 ly.
4. Kết quả và
thảo luận
- Hạt giống trong ly đậy tờ báo đã bắt đầu phát
triển. Giấy vẫn còn nguyên vẹn nhưng những hạt
giống có thể trao đổi khí qua tờ báo.
- Tất cả các hạt giống trong ly đậy nắp với túi nilon
không phát triển.
5. Kết luận
- Túi nilon đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của
cây.
- Một trong những mối đe dọa lớn đối với Trái Đất
là sự ô nhiễm túi nilon.
TN 2: Chứng minh tác hại của mưa axit đối với cây trồng.
Dùng để dạy, củng cố các bài:
“Bảo vệ sự đa dạng của thực vật”, Sinh học 6
“Ô nhiễm môi trường”, Sinh học 9
“Bảo vệ đa dạng sinh học”, Sinh học 9.
GV hướng dẫn HS làm trước TN ở nhà, sau đó báo cáo theo nội
dung sau:
1. Mục đích
- Chứng minh tác hại của mưa axit.
sparklingbuds.blogspot.com/2014/04/simple-science-experiment-to-
show.html
Sau một
tuần
2. Phương pháp
* Trồng 2 chậu cây cỏ 3 lá trong 20 ngày:
- Chậu A: Tưới với nước bình thường
- Chậu B: Chậu B tưới với nước có tính axit (pH =
2,0)
3. Quan sát - Quan sát sự sinh trưởng của cây sau 20 ngày
4. Kết quả & Thảo
luận
- Chậu A: Cây phát triển bình thường
- Chậu B: Cây cằn cỗi, lá cây bị phá hủy
5. Kết luận
- Mưa axit ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực
vật.
- Ô nhiễm không khí gây ra mưa axít, thực vật sử
dụng nước đó để phát triển có nguy cơ tuyệt
chủng.
Thí nghiệm chứng
minh tác hại của mưa
axit
/>2. Phương pháp gạn lọc giá trị
- Khoa học công nghệ phát triển: Khối lượng rác thải => Tỉ lệ thuận
- Dùng để dạy mục “Tác động của con người đến môi trường qua
các thời kỳ”, Bài sinh học 9.
2. Phương pháp gạn lọc giá trị
- Dùng để dạy các bài: “Ô nhiễm môi trường”, SH9;
“Khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã”, SH9;
“Bảo vệ đa dạng hệ sinh thái”, SH9.
Càng hiện đại, thải
càng nhiều
Liều thuốc nào để
cứu trái đất?
3. Phương pháp nghiên cứu khoa học
• Ví dụ 1: Tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ hạt thàn mát
CÁC BƯỚC NỘI DUNG
B1: QUAN SÁT
& XÁC ĐỊNH
VẤN NGHIÊN
CỨU
Quan sát sv,ht để phát hiện bản chất của sv,ht
- HS quan sát thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu
tại gia đình, địa phương
- HS quan sát cách tạo thuốc trừ sâu sinh học ở
nông thôn
Huy động vốn kiến thức đã biết về sv,ht đó.Tư
duy để tìm ra mối quan hệ giữa các sv,ht đó.
- Nhiều loài thực vật có chứa các chất có khả
năng diệt khuẩn, diệt trừ sâu bọ.
- Hạt thàn mát có thể dùng để duốc cá, diệt tạp
và trừ sâu
- Các chất hữu cơ trong hạt thàn mát ít gây độc
hại cho con người, dễ phân hủy trong môi
trường, không gây ô nhiễm môi trường.
Đặt vấn đề NC:
Tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ hạt thàn
mát
B2: ĐẶT CÂU
HỎI NÊU VẤN
ĐỀ
- Cơ sở khoa học của việc sử dụng thực vật để tạo
thuốc trừ sâu sinh học là gì?
+ Có phải do các chất có trong cơ thể thực vật có tác
dụng diệt sâu bọ?
+ Các chất đó diệt được những loại sâu hại nào? Có
gây ô nhiễm môi trường không?
- Quy trình tạo chế phẩm TTSSH? Công thức pha
chế? Liều lượng, thời gian phun? Diệt loại sâu hại
nào?
B3: NÊU GIẢ
THUYẾT
NGHIÊN CỨU
- Các chất có trong hạt thàn mát có tác dụng diệt các
loài sâu hại rau cải, không gây độc cho con người và
không gây ô nhiễm môi trường do dễ phân hủy.
B4: NGHIÊN
CỨU TÀI
LIỆU
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo
+ Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với TTS
hóa học.
+ Công dụng của hạt thàn mát -
hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?
url=/thuocdongy/T/ThanMat.htm&key=&char=T
+ Cách pha chế TTS sinh học
- Xác định cơ sở lý thuyết của vấn đề NC
+ Các chất có trong hạt thàn mát (rotenon, tinh dầu,
…) có tác dụng diệt trừ các loại sâu hại rau màu như:
Sâu xanh, sâu khoang, rệp…
+ Khi phun, các chất trong hạt thàn mát phân hủy
nhanh trong môi trường (Khoảng 5 – 7 ngày), không
gây ô nhiễm môi trường, không độc hại cho con
người.
B5: THIẾT KẾ
THÍ NGHIỆM,
THU THẬP
DỮ LiỆU &
PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ
- Các nhóm HS lên kế hoạch:
Giai đoạn 1: Phân công nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn
bị dụng cụ, vật liệu…
Giai đoạn 2: Tiến hành tạo chế phẩm thuốc trừ sâu
sinh học
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ (chai, lọ); Chọn nguyên
liệu, cân đo theo tỉ lệ.
Bước 2: Xay, trộn nguyên liệu, pha với nước.
Giai đoạn 3: Thử nghiệm.
Bước 1: Trồng 4 chậu cải ở cùng điều kiện, có sức
sống ngang nhau. Thả sâu xanh vào mỗi chậu 20 con.
Một chậu dùng để đối chứng, 3 chậu còn lại phun
thuốc theo 3 công thức khác nhau.
Bước 2: Phun thuốc
Chậu 1: 25g hạt thàn mát + 1 lít nước.
Chậu 2: 25g hạt thàn mát + 12,5 g ớt + 1 lít nước.
Chậu 3: 25g hạt thàn mát + 12,5 g ớt + 1 ít bồ hóng +
1 lít nước.
Bước 3: Kiểm tra, theo dõi, đếm số lượng sâu hàng
ngày (cho đến ngày thứ 7 sau khi phun).
B6: KẾT
LUẬN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
- HS đối chiếu kết quả thực nghiệm với gỉa thuyết ban
đầu để xác nhận giả thuyết. Đưa ra kết luận.
- Hạt thàn mát có thể dùng để diệt trừ sâu hại rau màu
(cải) vừa an toàn, vùa không gây ô nhiễm môi trường
với giá thành thấp.
- HS nhận xét đánh giá thành viên trong nhóm.
B7: VIẾT BÁO
CÁO &
THUYẾT
TRÌNH
- HS viết báo cáo (ảnh chụp các giai đoạn tạo chế
phẩm TTSSH và thử nghiệm)
- HS thuyết trình trước lớp
- Trao đổi, thảo luận, nhận xét
- GV tổng kết chung
Ví dụ 2: Nghiên cứu lọc nước sinh hoạt bằng than và bã mía
CÁC BƯỚC NỘI DUNG
B1: QUAN
SÁT & XÁC
ĐỊNH VẤN
NGHIÊN
CỨU
Quan sát sv,ht để phát hiện bản chất của sv,ht
- HS quan sát tình hình ô nhiễm nguồn nước và việc sử
dụng nước sinh hoạt ở địa phương.
- HS quan sát phương pháp lọc nước và việc sử dụng
các loại bình lọc nước ở nông thôn.
Huy động vốn kiến thức đã biết về sv,ht đó.Tư
duy để tìm ra mối quan hệ giữa các sv,ht đó.
- Nước giếng khoan thường có lẫn các tạp chất không
tốt cho sức khỏe con người.
- Nhiều hợp chất hữu cơ có khả năng hấp phụ, diệt
khuẩn, khử mùi.
- Than (đặc biệt là than hoạt tính) có khả năng hấp
phụ, khử mùi, không gây độc.
Đặt vấn đề NC:
Lọc nước giếng khoan bằng than và bã mía.
B2: ĐẶT
CÂU HỎI
NÊU VẤN ĐỀ
- Cơ sở khoa học của việc lọc nước là gì?
+ Có phải do hoạt động của than và bã mía đã giữ lại
các chất bẩn trong nước?
+ Các vi khuẩn gây bệnh có bị hủy diệt không?
- Quá trình lọc nước bằng than và bã mía gồm những
giai đoạn nào?
B3: NÊU GIẢ
THUYẾT
NGHIÊN
CỨU
- Khả năng hấp phụ của than hoạt tính và bã mía sẽ giữ
lại các chất bẩn, màu của nước.
- Do đặc điểm cấu trúc của than và bã mía rất xốp nên
làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, tăng khả năng hấp
phụ các chất bẩn.
B4: NGHIÊN
CỨU TÀI
LIỆU
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo
+ Xử lý nước sinh hoạt.
+ Quy trình làm bể lọc nước đơn giản tại gia đình
/>bang-than-hoat-tinh-93.html
- Xác định cơ sở lý thuyết của vấn đề NC
Than hoạt tính có khả năng hấp phụ các chất bẩn. Bã
mía xốp giúp giữ lại các bụi bẩn.
B5: THIẾT
KẾ THÍ
NGHIỆM,
THU THẬP
DỮ LIỆU &
PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ
- Các nhóm HS lên kế hoạch:
Giai đoạn 1: Phân công nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn bị
dụng cụ, vật liệu…
Giai đoạn 2: Tiến hành làm thùng lọc và lọc nước theo
quy trình
Bước 1: Làm thùng lọc nước và chọn vị trí đặt thùng
Bước 2: Bơm nước vào thùng để lọc.
Giai đoạn 3: Quan sát, theo dõi quá trình lọc nước.
1. Kiểm tra độ trong của nước
- Cho nước lọc vào ly thủy tinh trong suốt, để lắng
khoảng 30 phút – 1 giờ đồng hồ. Đổ hết nước trong ly.
Nếu không có váng thì đảm bảo yêu cầu. Nếu còn có
váng bám thì kiểm tra lại thứ tự sắp xếp và độ dày của
các lớp lọc
- Dùng giấy đo pH để kiểm tra tính kiềm của nước.
2. Vệ sinh thùng lọc, thay than và bã mía (định kỳ mỗi
tháng 1 lần).
3. Dùng thử nước:
B6: KẾT
LUẬN VẤN
ĐỀ NGHIÊN
CỨU
- HS đối chiếu kết quả thực nghiệm với gỉa thuyết ban
đầu để xác nhận giả thuyết. Đưa ra kết luận.
- Than và bã mía có tác dụng lọc sạch nước.
- HS nhận xét đánh giá thành viên trong nhóm.
B7: VIẾT
BÁO CÁO &
THUYẾT
TRÌNH
- HS viết báo cáo (ảnh chụp các giai đoạn làm thùng
lọc nước và thử nghiệm)
- HS thuyết trình trước lớp
- Trao đổi, thảo luận, nhận xét
- GV tổng kết chung
4. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Vệ sinh hệ hô hấp”, Sinh học 8
-Tình huống:
Trên đường đi học về, bạn Mai ghé vào một quán cóc bên đường để
uống nước. Mai bắt gặp một nhóm thanh niên đang tụm 3, tụm 5 phì phèo
điếu thuốc.
Mai vội khuyên: “Các anh không nên hút thuốc lá. Bởi vì hút thuốc
không những bị các bệnh về hô hấp mà còn gây ô nhiễm môi trường”.
Nhóm thanh niên đáp lại: “Ôi dào! Hút thuốc chẳng qua là một thú
vui thôi mà. Em thấy nó có ảnh hưởng đến ai đâu nào?”
Theo em, ý kiến nào đúng? Giải thích?
- Giải quyết vấn đề:
+ Trong khói thuốc lá có chất gì? Những chất đó có gây hại không?
+ Chất nicotin trong khói thuốc lá gây tác hại gì đối với cơ thể? (Gợi
ý: Đối với người hít chủ động và người hít bị động)
+ Môi trường không khí sẽ ra sao nếu khói thuốc lá thải ra ngày
càng nhiều?
+ Em cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh?
- Kết luận vấn đề:
Hút thuốc lá gây các bệnh về hô hấp. Không chỉ với người hút
thuốc, ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn gây ô nhiễm môi
trường. Vì vậy, không hút nên hút thuốc lá và tuyên truyền mọi người từ
bỏ thuốc lá.
Ví dụ 2: Dùng để dạy bài “Bảo vệ sự đa dạng của thực vật”,
SH6.
- Tình huống:
Việt Nam là một trong 10 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế
giới với 13766 loài (11373 loài thực vật bậc cao và 2393 loài thực vật bậc
thấp) trong đó 10% số loài cây bản địa là loài đặc trưng. Nhưng hiện nay
một số loài gỗ quý đang có nguy cơ tuyệt chủng như: Thủy tùng, Hoàng
đàn, Bách xanh, Cẩm lai… và nhiều loài dược liệu quý. Sự đa dạng của
thực vật ở nước ta ngày càng bị suy giảm, trong đó tài nguyên rừng bị suy
thoái mạnh nhất
Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
- Giải quyết vấn đề:
+ Nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng bị suy thoái?
+ Đa dạng sinh học giảm gây nên hậu quả gì?
+ Vì sao phải bảo vệ đa dạng sinh học?
+ Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
+ Bản thân đã làm gì để góp phần bảo vệ thực vật?
- Kết luận vấn đề:
Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn chế các tác động của sự
thay đổi khí hậu
Cần có chính sách cụ thể làm cơ sở cho công tác bảo tồn và thu hút
nhiều thành phần xã hội cùng tham gia công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Cần tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp để bảo vệ
đa đạng sinh học thực vật của địa phương. Tham gia bảo vệ, chăm sóc và
trồng cây xanh ở địa phương, tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng.
5. Phương pháp đóng vai
Ví dụ 1: (Dạy bài: Bảo vệ đa dạng các HST (SH9), mục II. Bảo
vệ HST rừng)
- Chủ đề: Tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
- Vấn đề (tình huống): T
Trong lần đi picnic, Nam cùng các bạn phát hiện có một nhóm lâm
tặc đang cưa trộm cây gỗ trong rừng. Nam và các bạn sẽ làm gì?
- Các vai:
+ Nam.
+ Các bạn của Nam.
+ Những người cưa gỗ (lâm tặc): Khai thác gỗ để sinh sống
+ Cán bộ kiểm lâm: bảo vệ không cho lâm tặc và người dân khai
thác rừng bừa bãi
+ Người dân xung quanh: không quan tâm lắm đến việc khai thác gỗ
của lâm tặc, cho răng đó là trách nhiệm của nhà nước.
+ Cán bộ đại diện cho pháp luật: Khai thác rừng không có giấy phép
là vi phạm luật, phải được xử lý nghiêm khắc
- Kịch bản (tham khảo):
Khi Nam và các bạn còn mãi mê ngắm nghía các cảnh vật đẹp và lạ
mắt trong rừng thì bỗng nghe có tiếng gì đó là lạ, mà cũng quen quen từ
đâu đó. Nam Thấy nghi ngờ liền gọi các bạn lại hỏi: “Các bạn có nghe thấy
tiếng gì không?”
Một bạn nói: “ Hình như là tiếng cưa gỗ”. Sau đó các bạn rủ nhau đi
tìm xem âm thanh đó phát ra từ đâu. Một lúc sau, các bạn đã tìm ra vị trí
của bọn lâm tặc đang hành động. Nam và các bạn bàn nhau, chia ra thành 2
nhóm nhỏ: Một nhóm đi báo các chú kiểm lâm, một nhóm đi đến nhà dân
tìm sự giúp đỡ.
Nhóm đi đến nhà dân thì họ bảo đó là trách nhiệm của nhà nước, họ
không quan tâm. Các bạn học sinh phân tích tác hại của việc phá rừng ảnh
hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân. Sau một hồi phân tích thì
họ đến tìm các cán bộ kiểm lâm để cùng đi bắt lâm tặc. Khi vừa ra khỏi
nhà một đoạn thì họ gặp các chú kiểm lâm, và cùng nhanh chóng bắt
những người lâm tặc, gặp cán bộ đại diện pháp luật để xử lý nghiệm khắc
- Cả lớp theo dõi tình huống và lí lẽ của mỗi nhân vật. Nhận xét cách
giải quyết của mỗi nhân vật.
- Tổng kết:
Mọi người cần chung tay phòng chống phá rừng, bảo vệ môi trường
Ví dụ 2: (Dạy bài: Bảo vệ đa dạng các HST (SH9), mục II. Bảo
vệ HST rừng)
- Chủ đề: Một khu bảo tồn thiên nhiên không rác thải
- Vấn đề (tình huống):
Nhà dì Mai không chịu để rác cho xe chở rác đi đổ vì sợ tốn tiền thu
phí, mà tự lấy rác nhà mình đem vào đổ trong rừng cùng với một số người
dân khác trong làng…Em nên làm gì trong tình huống đó?
- Các vai:
+ Mai
+ Cu Tý
+ Dì của Mai
+ Dượng của Mai
+ Bác sĩ
+ Kiểm định viên
- Kịch bản (tham khảo):
Thấy rác trong nhà cũng đã nhiều. Dượng bảo dì đi đổ rác. Dì bảo:
“Hôm nay rác nhiều lắm tôi không chở hết được, ông đi đổ rác với tôi”.
Dượng: “ Ừ, đợi tôi 1 tí”
Mai đến chơi gặp vậy liền hỏi: “ Có chuyện gì vậy ạ. Dì với dượng
đi đâu vậy?”
Dì bảo: “ Đi đổ rác”
Mai: Ủa! Ở chỗ mình đâu có bãi rác nào đâu mà đổ hả dì? Sao dì
dượng không để xe lấy rác chở đi?
Dì: “ Xe chở thì phải đóng tiền. Hễ mà đụng đến tiền thì đừng
hòng.”
Mai: Vậy dì dượng đi đổ rác ở đâu?
Dì: Đổ trong rừng chứ đâu, chỗ đoạn rừng Sến nè, trước giờ dì với
mọi người thường đổ ở đó à.
Mai: Nhưng con thấy ở đó biển cấm đổ rác mà.
Dì: “Biển ai cứ cấm nhưng rác ta cứ vào”
Mai khuyên dì: Đổ rác như vậy là không đúng nơi quy định, sẽ ảnh
hưởng nhiều đến môi trường và cuộc sống quanh ta lắm dì à. Dì dượng hãy
để xe chở rác lấy rác đi chứ đừng tự ý đi đổ rác như vậy nữa.
Đang nói thì thàng cu Tý đi vào vừa gãi, vừa nói với mẹ: Sao người
con nổi cái gì mà ngứa lắm mẹ à. Dì đến thấy người nó nóng bừng, liền
chở nó đến trạm ý tế để khám.
Sau khi khám bác sĩ kết luận: “ Cháu bị dị ứng, sốt do sử dụng nước
bị ô nhiễm, nhưng chưa đến giai đoạn nguy hiểm.
Bác sĩ hỏi: Gia đình anh chị sử dụng nước ở đâu?
Dượng: “Nhà tôi xài nước giếng khoan”
Bác sĩ quay ra sau: Mời các anh chị vào đây! Xin giới thiệu với gia
đình, đây là các thành viên trong đoàn khảo sát và kiểm định chất lượng
nguồn nước và đã kiểm tra nguồn nước trong khu vực. Kết quả như thế nào
rồi ạ?
Kiểm định viên 1 nói rằng: Kết quả kiểm tra là nguồn nước ngầm ở
khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính
là do rác thải xử lý không đúng quy định.
Dượng: “ Vậy là vô tình tôi đã hại con tôi ra thế này”
Dượng nói với dì:”Bà này từ đây mình đừng đổ rác trong khu Bảo
tồn nữa, hãy để cho xe rác chở đi thôi.”
Dì: “Tôi biết rồi”
Kiểm định viên 2: Chúng tôi rất mừng khi nghe anh chị nói như vậy.
Và không những rác làm hại nguồn nước mà còn làm cho hạt cây không
nảy mầm được, làm mất mỹ quan du lịch, đặc biệt có nguy cơ gây cháy rất
cao như các loại hóa chất, thủy tinh. Cho nên ngay từ bây giờ chúng ta hãy
cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sự
sống còn của chúng ta và tương lai con em chúng ta.
Đồng thanh các nhân vật cùng nói: Hãy vì mục tiêu: “Một khu bảo
tồn thiên nhiên không rác thải”
- Cả lớp theo dõi tình huống và lí lẽ của mỗi nhân vật. Nhận xét cách
giải quyết của mỗi nhân vật.
- Tổng kết
Đổ rác đúng nơi quy đinh chính là bảo vệ môi trường, chính là bảo vệ sự
sống còn của chúng ta và con em chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />sparklingbuds.blogspot.com/2014/04/simple-science-experiment-to-
show.html
/>