Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán thuế tại công ty TNHH vũ hùng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 60 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu
trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH Vũ Hùng Long,
không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Hoàng Phi Long
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập một cách thành công tốt đẹp, em xin trân
trọng cám ơn giảng viên hướng dẫn Trịnh Xuân Hưng đã tận tình giúp đỡ em trong
quá trình làm bài báo cáo.
Ban Giám Đốc Công ty TNHH Vũ Hùng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực tập ở công ty trong suốt thời gian qua.
Cám ơn Chị Huỳnh Khánh Ngọc và toàn thể anh (chị) trong công ty đã tận tình
giúp đỡ em
Em xin chân thành cám ơn!
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên đơn vị thực tập : ………………………………………………………………………
Địa chỉ : ………………………………………………………………………………………
Điện thoại liên lạc : ………………………………………………………………………….
Email : ………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
Họ và tên sinh viên :
MSSV :


Lớp :
Thời gian thực tập tại đơn vị : Từ …………… đến …………………………………
Tại bộ phận thực tập :…………………………………………………………………
Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện :
1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật :
Tốt Khá Trung bình Không đạt
2. Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị :
>3 buổi/tuần 1-2 buổi/tuần ít đến đơn vị
3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị :
Tốt Khá Trung bình Không đạt
4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài
chính, Ngân hàng … ) :
Tốt Khá Trung bình Không đạt
TP. HCM, Ngày … tháng ….năm 201…
Đơn vị thực tập
(ký tên và đóng dấu)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG
DẪN
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
Họ và tên sinh viên:
MSSV:
Lớp:
Thời gian thực tập: Từ ……………… đến………………………
Tại đơn vị: ………………………………………………………………………
Trong quá trình viết báo cáo thực tập đã thể hiện:
1. Thực hiện viết báo cáo thực tập đúng quy định:
□ Tốt □ Khá □ Trung bình □Không đạt
2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn:
□ Tốt □ Khá □ Trung bình □Không đạt

3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu:
□ Tốt □ Khá □ Trung bình □Không đạt
LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Thuế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân .Trước hết thuế là
công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước. Là công cụ điều tiết thu
nhập trực tiếp thực hiện công bằng xã hội trong phân phối và là công cụ để kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa thuế còn tham gia vào điều tiết
kinh tế vĩ mô bằng các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân Thuế được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau và từ các đối tượng khác nhau trong xã hội. Với những đối tượng khác nhau
thì có những quy định khác nhau về đối tượng chịu thuế, mức thuế suất và cách tính
thuế khác nhau. Thuế có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó là một nghĩa
vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện, nó ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của mỗi
doanh nghiệp.
Vì nhận rõ tầm quan trọng của kế toán thuế trong công ty nên em đã lựa chọn
chuyên đề: “Kế toán thuế tại công ty TNHH Vũ Hùng Long”
Nội dung của chuyên đề đề cập đến tình hình phát triển và thực trạng công tác kế
toán thuế trong công ty. Kết cấu của đề tài được trình bày như sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Vũ Hùng Long và công tác kế toán
tại công ty.
Chương 2: Phỏng vấn các chuyên gia tại công ty TNHH Vũ Hùng Long.
Chương 3: Bài tập ứng dụng.
Giám đốc
Phòng hành
chính nhân sự
Phòng tài chính
kế toán
Phòng dự án Phòng vật tư
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VỚI CÔNG TÁC KẾ
TOÁN
1.1. Lịch sử hình thành công ty TNHH VŨ HÙNG LONG.
Tên công ty: Công ty TNHH Vũ Hùng Long
Tên giao dịch : VU HUNG LONG CO., LTD
Mã số thuế: 3603202788
Địa chỉ: Tổ 8, ấp Hiền Hòa, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai.
Vốn điều lệ: 1.500.000.000 VNĐ.Công ty TNHH Vũ Hùng Long được thành lập và đi
vào hoạt động từ năm 2011, với ngành nghề chính là xây dựng công trình đường sắt và
đường bộ. Sau nhiều năm hoạt động, công ty đã thực hiện nhiều công trình trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai, TP.HCM, Vũng Tàu… Công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực
xây dựng cầu đường, công trình đường bộ, san lập mặt bằng, vận chuyển, cho thuê máy
móc cho các công trình đường bộ…
Đến hiện nay, với hơn 40 nhân viên, trong đó bao gồm 6 kĩ sư chuyên nghiệp, công ty
vẫn tiếp tục mở rộng quy mô phát triển để cung cấp các công trình, dịch vụ chất lượng
tốt và hữu hiệu nhất, đem lại lợi nhuận cho Công ty, các thành viên Công ty nói riêng
và sự phát triển, thịnh vượng của đất nước nói chung.
1.2. Bộ máy tổ chức của công ty.
Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty
Nhận xét: Bộ máy của công ty cần hoàn thiện thêm để đáp ứng yêu cầu phát triển
trong điều kiện hội nhập kinh tế.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
1.3. Tình hình nhân sự.
Đặc thù của doanh nghiệp xây dựng có khác so với các doanh nghiệp sản xuất do đó
mà nhân sự trong công ty TNHH Vũ Hùng Long có tổng số công nhân viên là 42
người tính đến cuối năm 2014. Trong đó bao gồm các kỹ sư xây dựng, cử nhân kinh
tế, nhân sự kế toán Ngoài ra còn có công nhân tại các tổ đội xây dựng, công nhân tại
công trường, lái xe để đáp ứng việc xây dựng của công ty.
Theo báo cáo tình hình lao động trong năm 2014 ta có các số liệu về cơ cấu số
lượng và chất lượng lao động được tổng hợp trong bảng như sau:

STT Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số lao động 46 100 42 100
Trình độ
1 Đại học, cao đẳng 10 21.74 12 28.57
2 Trung cấp 2 4.34 3 7.14
3 Công nhân 24 73.92 27 64.29
Bảng 1.2: Tình hình nhân sự của công ty
Những con số này đã phản ánh được phần nào chính sách lao động của công ty trong
năm 2014, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đến năm
2014 thì số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp đều tăng lên đã
cho thấy sự cải thiện về mặt chất lượng lao động trong công ty. Năm 2014 là năm nền
kinh tế Việt Nam có sự phát triển nhất định sau thời kì khủng hoảng. Nhằm đáp ứng
được nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường công ty đã xác định được vai trò to
lớn của việc nâng cao chất lượng lao động và thực hiện các biện pháp nhằm đạt được
mục tiêu đó.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
1.4. Doanh số.
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Doanh thu 3.016.747.526 2.331.771.818
Giá vốn 2.750.890.230 1.670.268.401
Lợi nhuận trước thuế 18.303.642 190.070.930

Lợi nhuận sau thuế 13.178.622 180.305.910
Bảng 1.3 : Tình hình doanh số của công ty
1.5. Giới thiệu phòng kế toán tài vụ.
 Kế toán trưởng:
− Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tổ chức kế toán dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, quan hệ với các bộ phận nghiệp vụ, có trách
nhiệm cao nhất trong công tác kế toán, tài chính của đơn vị, đưa ra hình thức kế
toán, cách hạch toán và mở sổ kế toán.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
− Phân tích các nghiệp vụ kinh tế tài chính của Công ty, theo
dõi tình hình tài sản cố định và các công việc liên quan.
− Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả công việc kế
toán.
− Lập kế hoạch công tác, tổ chức, vận dụng các hình thức kế
toán tiên tiến.
− Chỉ đạo các kế toán viên nghiên cứu, áp dụng chế độ,chuẩn
mực kế toán của Nhà nước vào đơn vị của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về chuyên môn nghiệp vụ tài chính trong Công ty, phân tích hoạt động kinh doanh,
phát hiện lãng phí để góp ý với Giám .
 Kế toán tổng hợp:
− Tổng hợp, tham gia kiểm kê.
− Lập phiếu thu, chi, ủy nhiệm chi,… lập các sổ kế toán. Theo
dõi khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng.
− Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhằm điều chỉnh một cách
kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kế toán trước khi lên báo cáo.
− Cập nhật thường xuyên các văn bản về thuế, quy định.
− Theo dõi tài sản cố định và khấu hao theo đúng qui định.
− Theo dõi, đối chiếu sổ quỹ tiền mặt và ngân hàng mỗi ngày.
Tiến hành đối chiếu công nợ với kế toán công nợ.
− Cuối niên độ kế toán có trách nhiệm kiểm tra và tổng hợp số

liệu của Công ty, lập báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán thuế chuyển cho Kế
toán trưởng duyệt. Sau khi Giám đốc duyệt sẽ nộp cho cơ quan chức năng.
 Thủ quỹ kiêm kế toán Ngân hàng:
− Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, giao dịch với Ngân hàng,
theo dõi lượng tiền luân chuyển trong các hoạt động của Công ty. Thường xuyên
kiểm tra sổ quỹ, phụ trách nhập xuất quỹ tiền mặt căn cứ vào các phiếu thu, chi và
phiếu tạm ứng đã được duyệt. Cuối ngày, kiểm kê, đối chiếu lượng tiền thực tế với
sổ quỹ tiền mặt, nếu có chênh lệch thì rà soát lại và kiến nghị để có biện pháp xử lý.
Báo cáo quỹ với Kế toán trưởng và Giám đốc cuối mỗi ngày.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
− Đi nộp tiền hoặc nhận tiền tại Ngân hàng, kho bạc, cơ quan
khác có quan hệ với Công ty.
− Giữ và bảo quản tiền của Công ty an toàn.
− Có trách nhiệm liên hệ với ngân hàng để lấy sổ phụ, quản lý
sổ phụ.
 Kế toán công nợ:
− Theo dõi, tiến hành đối chiếu công nợ với các nhà cung cấp và khách hàng nhằm
đảm bảo thu hồi công nợ và thanh toán đúng hạn, đảm bảo uy tín của Công ty.
− Lập bảng công nợ hàng tháng và đối chiếu với khách hàng và
nhà cung cấp, lập bảng tổng hợp tình hình công nợ báo cáo cho Kế toán trưởng và
Giám đốc để có hướng xử lý kịp thời những vướng mắc, những công nợ quá hạn,
những khoản tạm ứng kéo dài thời hạn thanh toán.
1.6. Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp.
Trong công ty, hệ thống thông tin kế toán sử dụng tin học.
Quy trình xử lý thông tin của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
− Lập chứng từ ghi nhận hoạt động: đây là bước thu thập ban
đầu về hoạt động kinh tế xảy ra trong công ty.
− Ghi nhật kí: từ các chứng từ gốc đã kiểm tra xong, xác định
các tài khoản bị ảnh hưởng, định khoản kế toán. Sử dụng các sổ nhật ký để thực hiện
công việc này như nhật ký chung (dùng cho các nghiệp vụ ít khi xảy ra), nhật ký đặc

biệt (dùng cho các nghiệp vụ thường xuyên xảy ra).
− Ghi sổ tài khoản: các nghiệp vụ kinh tế sau khi được phân
tích ở giai đoạn ghi nhật ký, kế toán tiến hành chuyển số liệu này vào các tài khoản
kế toán tổng hợp tích hợp trong hệ thống tài khoản của doanh nghiệp. Còn gọi là ghi
sổ cái. Trường hợp đối tượng kế toán phản ánh trên tài khoản tổng hợp cần được
theo dõi chi tiết hơn theo nhiều thông tin bổ sung khác (ví dụ như nguyên vật liệu là
bao nhiêu. Thời hạn thanh toán như thế nào ) thì kế toán sẽ sử dụng hệ thống các sổ
chi tiết để theo dõi.
− Thực hiện các bút toán điều chỉnh: cuối tháng kế toán cần
tiến hành thực hiện các bút toán điều chỉnh như khấu hao tài sản cố định, phân bổ,
trích cước, kết chuyển tính toán kết quả kinh doanh…công việc này cũng được thực
hiện theo qui trình ghi nhật ký rồi chuyển ghi tài khoản kế toán.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
− Kiểm tra số liệu kế toán: Lập các bảng cân đối tài khoản,
bảng kê chi tiết để kiểm tra số liệu kế toán. Ngoài ra, tiến hành các thủ tục đối chiếu
sổ sách với thực tế hoặc với các nguồn ghi chép độc lập khác có liên quan như ngân
hàng, khách hàng
− Lập báo cáo kế toán: Ngoài các báo cáo tài chính theo quy
định bắt buộc, các báo cáo quản trị có thể được lập tùy theo nhu cầu của giám đốc.
1.7. Tổ chức nghiệp vụ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.
1.7.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng.
1.7.1.1. Khái quát về thuế GTGT
Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, do cơ
sở sản xuất kinh doanh, chế biến hoặc thương mại hoặc dịch vụ tác động vào nguyên
vật liệu thô hay hàng hoá mua vào làm cho giá trị của chúng tăng thêm.
* Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
* Đặc điểm của thuế GTGT.
− Mang đầy đủ các đặc điểm của thuế gián thu
− Thuế GTGT thu vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh

doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn
− Thuế GTGT có tính trung lập cao
− Thuế GTGT có tính lãnh thổ rõ rệt
− Thuế GTGT có khả năng mang lại số thu lớn, thường xuyên ổn định cho
ngân sách Nhà nước
1.7.1.2. Khái quát tình hình thực hiện luật thuế
Công ty là tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT ở Việt Nam, do đó công ty phải nộp thuế GTGT theo quy định của Nhà nước.
Hiện nay công ty TNHH Vũ Hùng Long đang thực hiện luật thuế GTGT theo:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
− Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc Hội
− Nghị định số 209/2013/NĐ- CP ngày 18/12/2013
− Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008.
− Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
Công ty đang thực hiện các quy định trong luật thuế GTGT và thông tư hướng dẫn cụ
thể như sau:
1.7.1.2.1.Đối tượng chịu thuế
Theo quy định thì đối tượng chịu thuế GTGT tại công ty các công trình, hạng
mục công trình đã hoàn thành bàn giao, dịch vụ vận chuyển mà công ty cung cấp cho
các đơn vị khác.
1.7.1.2.2.Căn cứ tính thuế: Đó là giá tính thuế và thuế suất
 Giá tính thuế
− Đối với hoạt động xây lắp thì giá tính thuế GTGT là giá trị công trình, hạng mục công
trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp
xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là
giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc thiết bị.
− Còn đối với các loại vật liệu xây dựng, thiết bị điện dịch vụ vận chuyển mà công ty
bán ra thì giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
 Thuế suất
− Công ty áp dụng mức thuế suất 10% đối với dịch vụ vận chuyển mà công ty

cung cấp.
− Đối với các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao thì chịu mức
thuế suất là 10%.
1.7.1.2.3.Phương pháp tính thuế: Công ty áp dụng phương pháp tính thuế giá trị
gia tăng là theo phương pháp khấu trừ, cụ thể là:
+ Cách tính thuế GTGT phải nộp:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Thuế GTGT đầu
ra
-
Thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân
với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng
ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ.
Nếu giá hàng hóa, vật tư, dịch vụ là giá mua vào đã có thuế GTGT thì giá chưa có
thuế GTGT được tính theo công thức sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Giá chưa có
thuế GTGT
=
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem )
1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó
1.7. 1.2.4.Khấu trừ và hoàn thuế
 Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

− Tại công ty thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc
thi công các công trình, hạng mục công trình, dịch vụ vận chyển như gạch xây dựng,
cát, sỏi, đá, xi măng, thép, xăng dầu, dịch vụ điện nước, điện thoại đều được khấu
trừ toàn bộ.
− Đối với tài sản cố định trong công ty như: máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thi
công, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình cũng được khấu trừ toàn bộ theo
quy định tại luật số 13/2008/QH12.
− Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ
khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp công ty phát hiện số thuế
giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ
sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai
sót.
 Hoàn thuế giá trị gia tăng.
Theo quy định thì đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số
thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Trong năm 2014 tại công ty không
có trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng.
1.7.1.3 Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
Tài khoản sử dụng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
 TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
Kết cấu:
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ;
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã lại, được giảm giá;
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào

được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
- TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định:
 TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của
hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và
còn phải nộp vào NSNN.
TK 3331 có 2 TK cấp 3:
- TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp
- TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
• Chứng từ sử dụng
− Phiếu thu
− Phiếu chi
− Giấy báo nợ, giấy báo có
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
− Hóa đơn giá trị gia tăng
− Hóa đơn bán hàng thông thường

• Sổ sách sử dụng
Công ty có sử dụng đầy đủ các loại sổ sách theo quy định của bộ tài chính về hình
thức ghi sổ kế toán chứng từ ghi sổ bao gồm:
− Chứng từ ghi sổ
− Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
− Sổ cái TK 133, TK 3331
Các sổ chi tiết khác có liên quan
1.7.1.4 .Quy trình hạch toán thuế GTGT tại công ty
1.7.1.4.1.Đối với kế toán thuế GTGT đầu vào
Trong tháng khi phát sinh các nghiệp vụ mua NVL, CCDC, hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thì căn cứ vào
hóa đơn GTGT kế toán sẽ ghi vào chứng từ ghi sổ cho ngày phát sinh đó. Đồng thời kế

toán cũng căn cứ vào đó để vào sổ, thẻ kế toán chi tiết NVL, CCDC, hàng hóa, sản
phẩm…
Định kỳ 10 ngày kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ cái tài khoản 133
và các sổ cái tài khoản có liên quan như 111, 112…
Cuối tháng kế toán phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài
chính đã phát sinh trong tháng để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Trong quý 4 năm 2014 công ty có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến
thuế GTGT đầu vào, cụ thể như sau.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Vào ngày tháng 12 công ty có mua dầu DO của công ty TNHH TM XNK Phú Mai
Linh căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng do công ty bạn cung cấp kế toán sẽ dùng làm căn
cứ ghi sổ kế toán.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ cho ngày phát sinh đó.
Biểu số: 02
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Đơn vị: Công ty TNHH Vũ Hùng Long
Địa chỉ: Phước Thái - Đồng Nai
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01
Ngày10 tháng 12 năm 2014
Đơn vị tính: đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền Ghi chú
Nợ Có
A B C 1 D
Mua dầu DO 152 112 367.355.200
(0000549, 8/12) 133 112 36.735.520

112 404.090.720
Thép hình, tôn mạ màu
(0060274, 10/12) 152 112 70.208.000
133 112 3.510.400
112 73.718.400
… … … …
Cộng x x 622.325.600 x
Kèm theo … chứng từ gốc
Người lập
(Ký, họ tên)
Ngày 10 tháng12 năm 2014.
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
(Nguồn : Phòng Kế Toán )
Cũng theo định kỳ cứ 10 ngày lại ghi sổ một lần thì căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán
có nhiệm vụ phản ánh vào sổ cái tài khoản thuế GTGT được khấu trừ và sổ cái các tài
khoản khác có liên quan.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Biểu số: 04
Đơn vị: Công ty TNHH Vũ Hùng Long
Địa chỉ: Phước Thái - Đồng Nai
SỔ CÁI ( trích)
Năm: 2014
Tên tài khoản: Thuế GTGT được khấu trừ
Số hiệu: 133
Đơn vị tính :đồng
Ngày
tháng
ghi sổ

Chứng từ
Diễn giải
Số
hiệu
tài
khoản
đối
ứng
Số tiền
Ghi
chú
Số hiệu
Ngà
y
Nợ Có
A B C D E 1 2 G
1/12 Số dư đầu tháng 44.392.192
08/12 0000 1/12 Mua dầu DO 112 36.735.520

20/12 0069680
15/1
0 Gạch xây 111 866.600

31/12 0094272
25/1
0 Thép fi 6-8,fi 10-22 111 11.933.274

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
x x
Cộng số phát sinh

tháng 12 x 47.673.494
x x Số dư cuối tháng 12 x 91.538.039 x

Cộng lũy kế từ đầu
quý

- Số này có …………. trang, đánh số trang từ 01 đến trang …………….
- Ngày mở sổ: ………….
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng12 năm 2014.
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
1.7.1.4.2.Đối với kế toán thuế GTGT đầu ra
Kế toán thuế GTGT đầu ra liên quan tới các phần hành kế toán tiêu thụ thành
phẩm, kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán, kế toán xác định kết quả kinh doanh
của thành phẩm bán ngoài. Còn các sản phẩm tiêu thụ nội bộ bán theo giá công ty đã
quy định không có thuế GTGT đầu ra phát sinh.
Trong tháng khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc tiêu thụ
thành phẩm hay cung cấp dịch vụ thì kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ kế toán liên
quan để ghi sổ kế toán.
Cuối tháng kế toán có nhiệm vụ khoá sổ và tính ra tổng số tiền của các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tính ra tổng số phát
sinh Nợ và tổng số phát sinh Có, số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ
Cái lập bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Kỳ
Ngày 16 tháng 12 công ty TNHH Vũ Hùng Long cung cấp dịch vụ cho Công ty TNHH
MTV Shin Kwang Global Việt Nam , khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế kế toán sẽ căn cứ

vào hóa đơn GTGT do công ty lập để ghi sổ kế toán theo trình tự.

×