Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 HOÀN CHỈNH,CHUẨN KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.16 KB, 45 trang )

Tháng 12.2010
Tuần16.Tiết 16.
BÀI 15.
NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
Qua bài học HS thấy rõ giá trị của thành Cổ Loa:
- Thành Cổ Loa là trung tâm chính trị, kinh tế quân sự của nước Âu Lạc.
- Thành Cổ Loa là công bình quân sự độc đáo, thể hiện được tài năng quân sự của
cha ông ta.
- Do mất cảnh giác nhà nước Âu Lạc bị rơi vào lay Triệu Đà.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho HS biết trân trọng những thành quả mà cha ông đã xây dựng trong
lịch sử (thành Cổ Loa).
- Giáo dục cho HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù, trong mọi tình huống phải
kiên quyết giữ gìn độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử theo bản đồ và kĩ năng
nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử.
B. NỘI DUNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Cuộc kháng chiến chống Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt diễn ra như thế
nào)
- Hoàn cảnh thành lập nhà nước Âu Lạc?
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1 :
- Gv bản đồ thành Cổ Loa.
? Tại sao người ta gọi Cổ Loa là Loa
thành?


GV giải thích thêm:
- Cổ Loa còn có tên là Chạ Chủ và Khả
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc
phòng
-> Hs quan sát.
- Sau khi An Dương Vương lên ngôi
vua, dời đô về Phong Khê cho xây
dựng ở đây một khu thành đất lớn, ngư-
ời sau gọi là Loa thành hay thành Cổ
Loa.
1
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS
Lũ (theo An Nam chí lược của Lê Trắc
chép, thế kỉ XIV).
- Đến thế kỉ XV mới xuất hiện tên Loa
Thành và Cổ Loa.
? Em có nhận xét gì về cấu trúc của
thành Cổ Loa? (trình bày bằng bản đồ).
HS trả lời:
GV giải thích thêm: 3 vòng thành gồm:
Vòng thành nội hình chữ nhật chu vi
1.650m, cao 5m, mặt thành rộng 10-
12m, chân rộng từ 20-30m, có 1 cửa
Nam trông thấy vào thiết triều.
- Thành trung và thành ngoại không có
hình thù rõ ràng, căn cứ vào những gò
đống sẵn có, nhân dân ta bồi đắp thành
những vùng thành Cổ Loa.
- Thành trung dài 6.500m, có 5 cửa: cửa
Nam chung với thành ngoại.

- Thành ngoại dài 8.000m có 3 cửa. Các
cửa thành bố trí so le với nhau để khi
giặc
vào vòng thành ngoại, vòng trong có thể
tác chiến (GV vừa giảng giải cho các em
những sử liệu, vừa thể hiện những kiến
thức đó trên bản đổ để học sinh hứng thú
hơn trong học tập và nắm kiến thức cơ
bản dễ dàng hơn).
? Bên trong thành nội là khu vực gì?
GV đặt câu hỏi :
? Em có nhận xét gì về việc xây dựng
công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III-II
TCN ở nước Âu Lạc.
? Tại sao nói Cổ Loa là một quân thành?
- Thành có 3 vòng khép kín.
- Tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000
mét.
- Chiều cao của thành khoảng từ 5-
10m.
- Mặt thành rộng trung bình 10m.Chân
thành rộng từ 10-20m.
- Các thành đều có hào nước (rộng 10-
20m) bao quanh, các hào thông với
nhau vừa nối với Đầm Cả, vừa nối với
sông Hoàng, có thể ra sông Hồng.
- Bên trong thành nội là nơi ở và làm
việc của vua và các Lạc hầu Lạc tướng.
->Đó là công trình lao động qui mô
nhất của Âu Lạc (cách đây hơn 2000

năm).Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ
thuật xây
thành của nhân dân ta.
- Thành vừa là kinh đô vừa là một công
trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh
2
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS
? Căn cứ vào đâu chúng ta kết luận Cổ
Loa là một thành quân sự?

? Em hãy nêu những điểm giống và khác
nhau của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?
Hoạt động 2
? Em biết gì về Triệu Đà?

? Triệu Đà xâm lược Âu Lạc như thế
nào?
quốc gia.
-> Ở phía nam thành (Cầu Vực) người
ta đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng.
Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến
vừa tập luyện vừa sẵn sàng chiến đấu
khi có chiến sự.
->Hai nhà nước này giống nhau về tổ
chức nhà nước:
- Vua có quyền quyết định tối cao.
- Giúp vua cai trị đất nước là các Lạc
hầu
và Lạc tướng.
- Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính

đứng đầu chiềng, chạ.
Khác nhau:
- Nước Văn Lang: kinh đô ở vùng
trung du: Bạch Hạc, Phú Thọ.
- Nước âu Lạc: kinh đô ở đồng bằng:
Cổ
Loa, Đông Anh, Hà Nội.
- Âu Lạc có thành Cổ Loa vừa là kinh
đô,
trung tâm chính trị, kinh tế vừa là công
trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia.
- Vua An Dương Vương có quyền lực
tập trung hơn vua Hùng.
5. Nhà nước âu Lạc sụp đổ trong
hoàn cảnh nào?
->Triệu Đà là một tướng của nhà Tần,
được giao cai quản các quận giáp phía
bắc Âu Lạc (Quảng Đông, Quảng Tây
– Trung Quốc ngày nay).
- Năm 181-180 TCN Triệu Đà đem
quân
xâm lược Âu Việt. Quân dân Âu Lạc
với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu
3
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS
? Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của
nhân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào?
-Gv cho hs nhắc lại truyện Mỵ Châu
Trọng Thuỷ.
? Theo em, sự thất bại của An Dương

Vương để lại cho đời sau bài học gì?
dũng cảm, đã đánh bại được quân
Triệu, giữ vững nền độc lập của đất
nước.
- Năm 179 TCN, An Dương Vương đã
mắc mưu Triệu Đà, Âu Lạc bị thất bại
nhanh chóng.
->Sau nhiều lần tiến quân đánh Âu Lạc
không thắng lợi. Triệu Đà đã dùng quỷ
kế vờ xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ
nội bộ nước ta.
->Hs nhắc lai.
- Sự thất bại của An Dương Vương đã
để lại cho chúng ta bài học kinh
nghiệm xương máu là đối với kẻ thù
phải tuyệt đối cảnh giác.
- Vua phải tin tưởng ở trung thần.
- Vua phải dựa vào dân để đánh giặc,
bảo vệ đất nước.
IV. TỔNG KẾT:
1.Củng cố:
- Em hãy dùng bản đổ mô tả thành Cổ Loa.
- Dựa vào truyền thuyết lịch sử An Dương Vương, em hãy trình bày nguyên nhân
thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu
Đà.
-Em hiểu gì về 4 câu ca dao cuối bài?
“Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương.
Cổ Loa thành ốc khác thường,
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.”

2. Dặn dò
- Học theo câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu bài mới.
4
Tháng 12.2010.
Tuần 17.Tiết17
Bài 16.
ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc, từ khi có con người xuất
hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang-Âu Lạc.
- Nắm được những thành tựu kinh tế và văn hóa của các thời kì khác nhau.
- Nắm được những nét chính của xã hội và nhân dân thời Văn Lang, Âu Lạc, cội
nguồn dân tộc.
2. Tư tưởng
- Củng cố ý thức và tình cảm của HS đối với Tổ quốc, với nền văn hóa dân tộc.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và thống kê các sự
kiện một cách có hệ thống.
B.CHUẨN BỊ:
- Lược đồ đất nước ta thời nguyên thủy và thời Văn Lang, Âu Lạc.
- Một số tranh ảnh và công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai
đoạn.
- Một số câu ca dao về phong tục, tập quán và nguồn gốc dân tộc.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy mô tả thành Cổ Loa?
- Em hãy phân tích những giá trị của thành Cổ Loa? (chính trị, kinh tế quân sự).

3. Bài mới
Hoạt động Gv Hoạt động hs
Hoạt động1:
? Căn cứ vào những bài đã học, em hãy
cho biết những dấu tích đầu tiên của
người nguyên thủy trên đất nước ta?
- Giáo viên treo bản đồ.
?có thể xác định vùng những người Việt
1. Dấu tích của sự xuất hiện những
người đầu tiên trên đất nước ta đến
thời kì dựng nước Văn Lang-Âu
Lạc?
- Cách nay hàng chục vạn năm đã có
người Việt cổ sinh sống.
->Quan sát.
- >Người ta tìm thấy rằng hóa thạch
5
Hoạt động Gv Hoạt động hs
cổ cư trú. của người tối cổ ở hang Thẩm Hai,
Thẩm Khuyên Lạng Sơn).
Núi Đọ thanh Hoá), tìm thấy nhiều
công cụ bằng đá của người nguyên
thủy, cách đây khoảng 40 - 30 vạn
năm.
Tìm thấy chiếc răng và mảnh xương
trán của Người tinh khôn ở hang Kéo
Lạng Sơn).
- Những người Việt cổ và các thế hệ
con cháu họ là chủ nhân muôn thuở
của đất nước Việt Nam.

Hoạt động 2:
? Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua
những giai đoạn nào?
? Căn cứ vào đâu, em xác định những tư
liệu này?
? Tổ chức xã hội của người nguyên thủy
Việt Nam như thế nào?
2. Xã hội nguyên thủy Việt Nam
trải qua những giai đoạn nào?
- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải
qua giai đoạn Ngườm, Sơn Vi (đồ đá
cũ) công cụ đồ đá được ghè đẽo thô
sơ.
- Văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn (đồ đá
giữa công cụ đá được ghè đẽo một
mặt, bắt đầu có đồ gốm (Bắc Sơn).
- Chứng tỏ người Việt cổ đã bước
sang thời đại đồ đá mới.
- Văn hóa Phùng Nguyên (thời đại
kim khí) đồng thau xuất hiện.
- Thời kì Sơn Vi, người nguyên thuỷ
sống thành từng bầy.
-> Căn cứ vào những tài liệu của giới
khảo cổ học Việt Nam.
- Thời Hòa Bình - Bắc Sơn họ sống
thành các thị tộc mẫu hệ.
- Thời Phùng Nguyên, họ sống thành
6
các bộ lạc là liên minh các thị tộc phụ
hệ.

Hoạt động 3:
? Người Việt cổ sống như thế nào?
-Cho hs kể lại truyền thuyết "Âu Cơ và Lạc
Long Quân.”
? Sau truyền thuyết "Âu Cơ và Lạc Long
Quân" em có suy nghĩ gì về cội nguồn dân
tộc?
? Người Việt cổ có nền kinh tế như thế
nào?
? Công cụ chư yếu là gì?
? Để hoạt động nông nghiệp họ phải làm
gì?
? Những lý do gì đã dẫn tới sự ra đời nhà
nước đầu tiên ở nước ta?
Hoạt động 4:
? Những công trình văn hóa tiêu biểu cho
văn minh Văn Lang-Âu Lạc là gì?
3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời
của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ?
- Cách đây khoảng 4000 năm các bộ lạc
Việt cổ đã sống định cư thành các xóm
làng ở vùng gò đồi trung du châu thổ
sông Hồng, sông Mã.
->Hs kể.
->Mọi người Việt đều chung cồi nguồn.
- Họ sống bằng nghề nông nguyên thủy
(trồng trọt và chăn nuôi).
- Trồng lúa nước là chủ yếu hàng năm
phải lo trị thủy, bảo vệ mùa màng.
- Công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng,

sắt thay thế cho công cụ đá.
- 15 bộ lạc sinh sống ở Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ cần phải liên kết với nhau để
trị thủy, chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng
và chống giặc ngoại xâm…
->Do nhu cầu chống giặc ngoài xâm và
chống các thế lực thiên nhiên.
Trong 15 bộ lạc, bộ lạc Văn Lang là
hùng mạnh nhất, thủ lĩnh của bộ lạc Văn
Lang là vua Hùng (cha tuyền con nối).
Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang (thế
kỉ III TCN), sau đó thành nước Âu Lạc
4. Những công trình văn hóa tiêu biểu
của thời Văn Lang Âu Lạc?
- Trống đồng và thành Cổ Loa.
Trống đồng là vật tượng trưng cho văn
minh Văn Lang-Âu Lạc:
Nhìn vào các hoa văn của trống đồng
người ta có thể thấy những văn hóa vật
7
- GV dùng sơ đổ khu thành Cố Loa.
? Người Việt cổ có phong tục gì?
Phong tục: Nhuộm răng, ăn trầu, ngày Tết
làm bánh chưng, bành dày.
chất và tinh thần của thời kì đó.
Trống đồng dùng trong lễ hội cầu mưa
thuận gió hoà.
Thành Cổ Loa: Là kinh đô của nước
Âu
Lạc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hóa của đất nước, khi có chiến tranh
thành Cổ Loa là một công trình quân sự
lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
Bởi vì xung quanh 3 vùng thành đều là
các hào nước được nói với sông Hoàng
và sông Hồng, từ đó ta có thể tiến lên
Tây Bắc, Việt Bắc và ra biển bằng đ-
ường thủy.
->Hs quan sát.
->Phong tục: Nhuộm răng, ăn trầu, ngày
Tết làm bánh chưng, bành dày.
D.Tổng kết:
1.Củng cố:
- Cho hs nhắc lại kiến thức cơ bản.
2.Dặn dò:
- Học bài cũ,chuẩn bị bài mới.
******************************************************
Tháng 12.2010.
Tuần 18.Tiết 18.
KIỂM TRA HỌC KỲ I.
A.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Học sinh ôn lại những kiến thức đã học.
2.Tư tưởng:
- Học sinh nhận thức được kiểm tra là hình thức đánh giá kết quả học tập của từng
cá nhân.
3.Kỹ năng:
- Phân tích,nhận định,đánh giá sự kiện lịch sử.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:câu hỏi,đáp án và biểu điểm.

8
- Học sinh:đồ dụng dạy học.
C.TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
1.Ổn định lớp.
2.Câu hỏi:
Câu 1:Nhà nước Văn Lang ra đời trong điều kiện nào?
Câu 2:Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
Câu 3:Thời An Dương Vương tên nước gọi là gì?Đóng đô ở đâu?Tổ chức bộ máy
nhà nước có gì khác so với nước Văn Lang?
3.Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: 2 điểm.
- Cư dân Việt cổ luôn phải đấu tranh với thiên nhiên.Họ còn đấu tranh với giặc
ngoai xâm.(1đ)
=>Cần có người tổ chức tập hợp lực lượng(1đ)
Câu 2: 3 điểm
- Đời sống vật chất:
+ Ăn:cơm nếp,cơm tẻ,thịt,cá,rau,cà (0,5đ)
+ Ở:nhà sàn.(0,5đ)
+ Mặc:đàn ông đóng khố,mình cởi trần;đàn bà mặc váy,áo.(0,5đ)
+ Đi lại:đi chân đất,đi bằng thuyền,cưới ngựa,voi.(0,5đ)
- Đời sống tinh thần:
+ Lễ hội,múa hát.(0,5đ)
+ Nhạc cụ:trống đồng,khèn,chiêng.(0,5đ)
+ Tín ngưỡng:thò các lực lượng tự nhiên.(0,5đ)
Câu 3:
- Thời An Dương Vương tên nước là Âu Lạc.(1đ)
- Đóng đô ở Phong Khê.(1đ)
- Tổ chức bộ máy nhà nước không có gì khác so với thời kỳ Văn Lang(1đ)
+ Đứng đầu là vua.(0,5đ)
+ Giúp việc cho Vua có Lạc Hầu,Lạc Tướng.(0,5đ)

+ Đứng đầu Chiềng,Chạ là Bộ Chính.(0,5đ)
D.TỔNG KẾT.
- Gv thu bài của hs.
- Dặn dò chuẩn bị bài mới.
*******************************************
Tuần 19 nghỉ giãn tiết
Tháng 1.2011.
Tuần 20.
Chương III.
9
THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Tiết 19.
Bài 17.
CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:hs cần nắm được:
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống
trị (thời kì Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên
nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất
nước giành được độc lập.
2. Tư tưởng
Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc.
Giáo dục cho các em lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ
Việt Nam.
3. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
Bước đầu rèn luyện kĩ năng cho HS biết vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
B.CHUẨN BỊ:
- Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Trả bài kiểm tra học kỳ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
? Sau cuộc kháng chiến của An Dương
Vương thất bại,tình hình của nước Âu
Lạc như thế nào?
? Nhà Hán tiến hành cai quản đất nước
như thế nào?
1.Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến
thế kỷ I có gì đổi thay?
- Sau thất bại của An Dương Vương
năm 179 TCN,Triệu Đà sát nhập đất Âu
Lạc vào Nam Việt,chia Âu Lạc thành 2
quận:Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111TCN,nhà Hán chiếm Âu Lạc
và chia thàng 3 quận:Giao Chỉ,Cửu
Chân và Nhật Nam gộp với 6 quận của
Trung Quốc thành Châu Giao.
- Đứng đầu Châu Giao là thứ sử coi việc
chính trị,Đô uý coi việc quân sự và đều
là người Hán.Ở các quận,huyện nhà Hán
10
? Em có nhận xết gì về cách đặt quan cai
trị của nhà Hán?
? Chíng sách cai trị của nhà Hán đối với
nhân dân ta như thế nào?
? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị

của nhà Hán?
- GV hình thành cho hs về khái niệm
“thời Bắc thuộc”.
Hoạt động 2:
? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
bùng nổ?
? Em biết gì về Hai Bà Trưng?
? Hai Bà Trưng chuẩn bị khởi nghĩa như
thế nào?
Gv treo lược đồ.
? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra
như thế nào?
- Cho hs đọc 4 câu thơ sgk.
vẫn để các Lạc tướng trị dân như cũ.
->Chúng đồng hoá dân ta,muốn biến
nước ta thành quận,huyện của chúng.
- Chính sách cai trị của nhà Hán:
+ Ra súc bóc lột bằng các thứ thuế.nhất
là thuế muối,thuế sắt và bắt nộp những
sản vật quý như:ngà voi,sừng tê,ngọc
trai
+ Cho người Hán sang ở lẫn với dân
ta,bắt dân ta phải theo phong tục tập
quán của họ,âm mưu đồng hoá dân tộc
ta.
->Là chính sách thống trị tàn bạo,thâm
độc của nhà Hán.
->Hs chú ý.
2.Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
bùng nổ.

->Do chính sách áp bức bóc lột nặng nề
của nhà Hán và Thi Sách bị giết hại.
- Hai chị em Trưng Trắc,Trưng Nhị là
con gái lạc tướng huyện Mê Linh,chồng
bà Trưng Trắc là Thi Sách,con trai lạc
tướng huyện Chu Diên(vùng Đan
Phượng và Từ Lâm-Hà Nội ngày nay).
- Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà
Hán,hai gia định lạc tướng bí mật cùng
nhau tim cách liện lạc với các thủ lĩnh
mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi
dậy.Không may Thi Sách bị quân Hán
giết hại.
->quan sát.
- Mùa xuân năm 40(Tháng 3 âm lịch)
Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát
Môn(nay thuộc Hà Nội), nghĩa quân
nhanh chóng chiếm được Mê Linh rồi
tiến về Cổ Loa,Luy Lâu.
->Đọc.
11
? Qua 4 câu thơ,em hãy cho biết mục
tiêu của cuộc khởi nghĩa?
? Theo em,việc mọi người ở khắp nơi
đều kéo về Mê Linh nói lên diều gì?
? Kết quả của cuộc khởi nghĩa ra sao?
? Cuộc khởi nghĩa có ý nhĩa như thế
nào?
->Mục tiêu chủ yếu là giành độc lập dân
tộc,sau đó khôi phục lại họ Hùng và trả

thù cho chồng.
->Cuộc khởi nghĩa được đông đảo nhân
dân ưởng ứng.
- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lén trốn về
Nam Hải.Quân Hán ở các quậ,huyện
khác bị đánh tan.Cuộc khởi nghĩa thắng
lợi.
->Đây là thắng lợi to lớn,đất nước giành
được độc lập,còn nói lên truyền thống
yêu nước của người phụ nữ Việt Nam.
D.TỔNG KẾT:
1.Củng cố:
- Gv nhắc lại kiến thức cơ bản.
- Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên lược đồ?
2.Dặn dò:
- học bài cũ:câu hỏi 1,2,3 trang 49 sgk.
- Chuẩn bị bài mới:đọc trước bài 18 sgk.
**************************************************
Tháng 1.2011.
Tuần 21.tiết 20.
Bài 18.
TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC HÁN.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:hs cần nắm được :
- Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng
đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc vừa giành được, đó là những việc làm thiết thực
đưa lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến
chống.quân xâm lược Hán.
- Học sinh cần thấy rõ ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta chống quân xâm

lược Hán (42 - 43).
2. Tư tưởng
Học sinh cần hiểu rõ tinh thần bất khuất của dân tộc.
Mãi mãi ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.
3. Kĩ năng
12
Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.
HS bước đầu làm quen với kể chuyện lịch sử.
B.CHUẨN BỊ:
- Lược đồ trống.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Đất nước và nhân nhân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
- Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
3.Giới thiệu bài mới:
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng kết thúc thắng lợi,nhưng quân Hán vẫn không chịu
khuất phục,chúng tiếp tục sang xâm chiếm nước ta.Tuy nhiên lúc này nhà nước ta
lại được lập lại do Trưng Vương đứng đầu,đã cùng nhân dân tiếp tục kháng chiến.
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1:
? Sau khi muốn đánh quân đô hộ,quân
xâm lược đã làm gì?
? Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng giành thắng lợi,quân Hán đã làm
gì?
- Quân Hán chưa sang đàn áp luôn,vì
phải đối phó với phong trào nông dân
Trung Quốc.
? Tước tình hình đó,Trưng Trắc làm gì?

Hoạt động 2:
? Sau khi chuẩn bị xong,vua Hán đã
lamg gì?
? Vì sao Mã Viện lại được làm chỉ huy?
1.Hai bà Trưng đã làm gì sau khi
giành được độc lập.
->Trưng trắc suy tôn làm vua(Trưng
Vương) đóng đô ở Mê Linh,phong chức
tước cho những người có công,lập lại
chính quyền.
->Vua Hán nổi giận,hạ lệnh cho các
quân miền Nam Trung Quốc chuẩn bị để
sang dàn áp nghĩa quân.
- Trưng Trắc tôn làm vua,lấy hiệu là
Rưng Vương đóng đô ở Mê Linh.
- Phong chức tước cho những người có
công.
- Thực hiện quyền lợi cho nhân dân.
2.Cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Hán.
->Vua Hán cho Mã Viện làm chỉ huy
đem quân xâm lược nước ta.
->Là một viên tướng đã được chỉ huy ở
Phương Nam,được vua Hán phong làm
phục ba tướng quân.
13
- GV sử dụng lược đồ trống,trình bày
đến đâu gắn địa danh đến đó.
? Em hãy trình bày diên biến của cuộc
xâm lược?

? Hai đạo quân thuỷ bộ tiến vào nước ta
như thế nào?
? Hai Bà Trưng có thái độ như thế nào?
- Cho hs đọc kênh chữ.
? Quân ta chiến đấu chống quân Hán
như thế nào?
? Quân ta rút lui,có phải sợ giặc không?
? Kết quả như thế nào?
? Sau khi Hai Bà Trưng hy sinh,cuộc
kháng chiến diễn ra như thế nào?
- Năm 42,Mã Viện tấn công Hợp Phố.
- Nhân dân Hợp Phố anh dũng chống trả.
- Mã Viện chia làm 2 đạo quân thuỷ, bộ
tiến vào nước ta.
- Quân bộ:Theo bờ biển vàoQuỳ Môn
xuống Lục Đầu.
- Quân thuỷ từ Hợp Phố vào sông Bạch
Đằng ngược lên Lục Đầu.
- Hai cánh quân gặp nhau ở Lãng Bạc.
(Lãng Bạc là vùng phía đông Cổ
Loa,gần Chí Linh,Hải Dương).
->Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc
nghênh chiến.Cuộc chiến đấu diễn ra
quyết liệt.
->Đọc.
- Quân ta lui về Cổ Loa,sau đó lui về
Cám khê(Ba Vì,Hà Tây).
->Không,chỉ tránh lúc địch mạnh,chờ
thời cơ để đánh địch.
- Tháng 3.43 Hai Bà Trưng hy sinh.

->Cuộc kháng chiến tiếp tục đén tháng
11.43.Năm 44,Mã Viện thu quân về
Trung Quốc.
D.TỔNG KẾT:
1.Củng cố:
- Gv cho hs trình bày lại diễn biến trên lược đồ đã gắn sự kiện.
2.Dặn dò:
- Học bài cũ,làm bài tập 2 sgk.
- Chuẩn bị bài mới:Bài 19:Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế.
*******************************************
Tháng 1.2011.
Tuần 22.Tiết 21.
Bài 19.
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(GIỮA THẾ KỶ I-GIỮA THẾ KỶ VI)
14
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:hs cần nắm được:
- Chíng sách cai trị của phong kiến Phương Bắc:sát nhập nước ta vào lãnh thổ nha
Hán,tổ chức bộ máy cai trị,thi hành chính sách bóc lột và đồng hoá.
- Sự phát triển nông nhgiệp,thủ công nghiệp và thương nghiệp.
2 Tư tưởng:
- Giáo dục hs có tinh thần chống áp bức bóc lột.
3. Kỹ năng:
- Rend luyện kỹ năng phân tích,đánh giá,tìm nguyên nhân các sự kiện lịch sử.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo án,sgk.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày diễn biến chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta(42-43)?
3. Giới thiệu bài mới:
Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng kết thúc,nhà Hán đã tiến hành những
chính sách cai trị hạ khắc,nhằm bóc lột và đồng hoá nhân dân ta.
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1:
? Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
thất bại,đơn vị hành chính nước ta như
thế nào?
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
? Nhà Hán còn thực hiện những chính
sách gì?
? Để thực hiện chính sách đồng hoá
chúng đã làm gì?
- Cho hs đọc kênh chữ.
? Em hãy nhận xét gì về chính sách cai
1.Chế độ cai trị của các triệu đại
phong kiến Phương Bắc.
- Đầu thế kỷ III,nhà Đôn Hán tách Châu
Giao thành Quảng Châu(Trùng Quốc) và
Giao Châu(Âu Lạc),.
- Đưa người Hán sang làm huyện
lệnh(trước đây lạc tướng là người đứng
đầu huyện và là người Việt).
->Nhà hán thắt chặt hơn bộ máy cai trị
đối với nhân dân ta.
- Thu nhiều thứ thuế,nhiều nhất là thuế
muối và thuế sắt,lao dich và nộp cống
nặng nề.
-Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với

dân ta,bắt dân ta phai theo phong tục tập
quán của họ,học chữ Hán và nói tiếng
Hán.
->Đọc.
->Họ tìm mọi cách để bóc lột,đàn áp và
15
trị của nhà Hán?
Hoạt động 2:
? Nhà Hán thi hành chính sách gì về
kinh tế?
? Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
? Bị kìm hãm như vậy liệu sắt có phát
triển được hay không?
?Với những bằng chứng nào chứng tỏ
nghề sắt vẫn phát triển?
? Để phát triển nông nghiệp,người dân
còn làm những gì?
? Dưới thời thuộc Hán,thủ công nghiệp
nước ta như thế nào?
? Những sản phẩm nông nghiệp và hàng
thủ công được sử dụng như thế nào?
đồng hoá nhân dân ta,nhằm biến nước ta
thành quận, huyện của Trung Quốc.
2.Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I
đến thế kỷ VI có gì thay đổi?
->Chúng nắm độc quyền về sắt,đặt các
chức quan kiểm soát gắt gao việc khai
thác,chế tạo và mua bán sắt.
->Vì sắt có thể làm công cụ,vừa làm vũ
khí chiến đấu,nên chúng kìm hãm phát

triển kinh tế và dễ dàng thống trị.
- Mặc dù còn hạn chế về kỹ thuật, nhưng
nghề sắt vẫn phát triển.
+ Công cụ bằng sắt nhiều:như
rìu,mai,cuốc,dao
+ Vũ khí bằng sắt:kiếm,dáo,mác phổ
biến.
- Biết đắp đê phòng lụt,biết trồng lúa hai
vụ một năm.
- Nghề gốm,nghề dệt cũng được phát
triển.
- Các sản phẩm nông nghiệp và hàng
thủ công không bị sung làm đồ cống
nạp,mà được trao đổi ở các chợ làng.
Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại
thương.
D.TỔNG KẾT.
1.Củng cố:hs trả lời câu hỏi:
Tại sao nói chíng sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta rất hạ khắc và tàn
bạo?
2.Dăn dò:
- Học bài cũ: các câu hỏi 1,2,3 ở trang 54 sgk.
- chuẩn bị bài mới:đọc trước bài 20 sgk.
******************************************
Tháng 1.2011.
Tuần 23.Tiết 22.
Bài 20.
16
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ(GIỮA THẾ KỶ I-
GIỮA THẾ KỶ VI).

(Tiếp)
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:Hs cần nắm được:
- Cùng với sự phát triển kinh tế của Giao Châu,từ thế kỷ I-VI xã hội cũng có những
biến đổi sau sắc.
- Do chính sách áp,bức bóc lột của bon đô hộ,đa số nông dân ngày càng nghèo
đi,một số ít trở thành nông dân lệ thuộc và nô tỳ.
- Bọn thống trị cướp đất của dân ta,chúng giàu lên nhanh chóng và có thế lực.
- Một số quý tộc của Âu Lạc trở thành hào trưởng(địa chủ Việt)có cuộc sống khá
giả,nhưng vẫn được coi là tầng lớp bị trị.
- Những nét chính của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu(248).
2.Tư tưởng:
Giáo dục hs lòng tự hào dân tộc,lòng biết ơn đối với những người anh hùng dân
tộc.
3.Kỹ năng:
- Hs làm quen với phương pháp phân tích,nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo án,sgk.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Chế độ cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ
VI có gì thay đổi?
3.Giới thiệu bài mới:
Cùng với sự phát triển về kinh tế,xã hội Âu Lạc có sự biến đổi sâu sắc.Trước sự
thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc,nhiều cuộc nổi dậy liên tiếp,trong đó
tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1:
- Gv treo sơ đồ phân hoá xã hội ở bảng

phụ.
Thời Văn Lang-
Âu Lạc
Thời đô hộ
Vua Quan lại đô hộ
Quý tộc hào trưởng người
3.Những biến chuyển về xã hội và văn
hoá nước ta từ thế kỷ I-VI.
->Quan sát.
17
Việt,địa chủ
người Hán
Nông dân công xã Nông dân công
xã,nông dân lệ
thuộc
Nô tỳ Nô tỳ
? Qua sơ đồ,em có nhận xét gì về sự
biến đổi xã hội nước ta.
? Ngoài ra chính quyền đô hộ còn tiến
hành điều gì?
? Những việc làm đó của người Hán
nhằm mục đích gì?
- Gv giảng về khái niệm “đồng hoá”.
? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong
->Thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc xã hội
phân hoá làm 3 tầng lớp:quý tộc,nnông
dân công xã và nô tỳ,xã hội đã có sự
phân hoá giàu nghèo.
+ Giàu sang gồm:vua,quan,lạc hầu,lạc
tướng và bồ chính.

+ Bộ phận đông đạo nhất là nông dân
công xã,đây là bộ phận tạo ra của cải vật
chất cho xã hội.
+ Nô tỳ:thân phận thấp hèn nhất trong
xã hội,họ phải hầu hạ,phụ thuộc nhà chủ.
->Thời kỳ đô hộ có:
+ Quan lại đô hộ(phong kiến Trung
Quốc nắm quyền).
+ Địa chủ Hán:cướp nhiều ruộng đất của
nhân dân,họ giàu có và có thế lực.
+ Địa chủ Việt và quý tộc Âu Lạc:không
có quyền thống trị,họ co thế lực ở địa
phương,bị dịa chủ Hán chèn ép->họ lãnh
đạo nhân dân đứng lên đấu tranh.
+ Nông dân gồm:nông dân công xã và
nông dân lệ thuộc.
- Chíng quyền đô hộ mở một số trường
học dạy chữ Hán tại các quận,huyện và
tiến hành du nhập Nho giáo,Đạo
giáo và những luật lệ,phong tục tập
quán người Hán vào nước ta.
->Chúng muốn đồng hoá nhân dân ta.
->Hs chú ý.
- Tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ tiếng
nói,chữ viết và phong tục của dân
18
tuch,tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
Hoạt động 2:
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi
nghĩa bùng nổ?

? Em biết gì về Bà Triệu?
- Cho hs độc kênh chữ.
? Qua câu nói em hiểu Bà Triệu là người
thế nào?
? Em hãy nêu diễn biến chính của cuộc
khởi nghĩa?
? Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có ý nghĩa
như thế nào?
tộc;đồng thời cũng tiếp thu tinh hoa văn
hoá của Trung Quốc và các nước khác
làm phong phú thêm văn hoá của dân tộc
mình.
4.Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu(248).
a,Nguyên nhân:nhân dân ta không cam
chịu kiếp sống nô lệ.
->Tên thật là Triệu Thị Trinh,em gái của
Triệu Quốc Đạt,một hào trưởng ở huyện
Quan Yên,thuộc huyện Cửu Chân(nay
thuộc huyện Thiệu Yên-Thanh Hoá).
->Đọc.
->Bà có ý chí kiên cường,không chịu
làm nô lệ cho quân Ngô.
b,Diễn biến.
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.Từ
căn cứ Phú Điền(Hậu Lộc-Thanh
Hoá),Bà Triệu lãnh đạo quân đánh phá
các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu
Chân,rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
- Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn
áp.Cuộc khởi nghĩa thất bại.Bà Triệu hy

sinh trên núi Tùng(Phú Điền-Hậu Lộc-
Thanh Hoá).
c,Ý nghĩa:khẳng định ý chí bất khuất
của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành
lại độc lập dân tộc.
D.TỔNG KẾT:
1.Củng cố: hs trả lời các câu hỏi:
- Xã hội Âu Lac có sự phân hoá như thế nào trong thời kỳ cai trị của phong kiến
Phương Bắc?
- Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
2.Dặn dò:
- Học bài cũ:câu hỏi 1,2,3 ở cuối bài.
- Đọc trước bài mới:bài 21-Khởi nghĩa Lý Bí.Nước Vạn Xuân(542-602).
19
Tháng 1.2011.
Tuần 24.Tiết 23.
Bài 21.
KHỞI NGHĨA LÝ BÍ.NƯỚC VẠN XUÂN(542-602).
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:hs cần nắm được:
- Đầu TK VI nước ta vẫn bị phong kiến phương Bắc(lúc này là nhà Lương) thống trị.
Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa
của Lí Bí.
- Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nghĩa quân đã chiếm hầu hết
các quận huyện thuộc Giao Châu.
- Nhà Lương hai lần cho quân sang chiếm lại nhưng đều bị thất bại.
- Ý nghĩa to lớn của việc Lí Bí xưng đế và lập nước Vạn Xuân.
2. Tư tưởng : Tự hào về truyền thống đấu tranh mãnh liệt của nhân dân ta chống lại
ách áp bức bóc lột.
3. Kỉ năng : Biết xác định nguyên nhân của sự kiện, đánh giá sự kiện.

B.CHUẨN BỊ:
- Giáo án,sgk.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Xã hội Việt Nam từ thế kỷ I-VIthay đổi như thế nào?
3 Giới thiệu bài mới:
Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu,nước ta tiếp tục bị phong kiến Trung Quốc
thống trị. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta không chịu cảnh sống
nô lệ, đã vùng lên theo Lí Bí tiến hành khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế
nào? kết quả ra sao?
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1:
? Để siết chặt hơn nữa ách đô hộ nhà
Lương đã làm gì?
1.Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế
nào ?
- Về đơn vị hành chính:nhà Lương chia lại
đất nước ta thành các quận,huyện và đặt
tên mới:Giao Châu(đồng bằng và trung du
Bắc Bộ),Ái Châu(Thanh Hoá),Đức
Châu,Lợi Châu,Minh Châu(Nghệ-Tĩnh)và
Hoàng Châu(Quảng Ninh).
20
? Nhà Lương xây dựng bộ máy nhà nước
ở nước ta như thế nào?
- Cho hs đọc kênh chữ sgk.
? Thái độ của nhà Lương đối với Tinh
Thiều nói lên điều gì?
? Chúng bóc lột nhân dân ta như thế nào?

- Giới thiệu hình 47 sgk.
? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị
của nhà Lương đối với Giao Châu?
Hoạt động 2:
? Em biết gì về Lí Bí, tại sao ông mộ
quân khởi nghĩa?
? Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm nào?
? Vì sao hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng
ứng?
? Cuộc khởi nghĩa diển ra như thế nào?
? Nhà Lương đối phó như thế nào?
? Sau khi khởi nghĩa thắng lợi Lí Bí đã
làm gì?
- Chủ trương chỉ có tong thất nhà Lương
và một số dòng họ lớn mới được giao
chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị
->Đọc.
-> khinh rẽ dân ta, phân biệt đối xữ trắng
trợn
- Nhà Lương đặt ra hàng trăm thứ thuế.
->Quan sát.
->Chính sách cai trị tàn bạo, mất lòng dân.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các
cuộc khởi nghĩa.
2.Khởi nghĩa Lý Bí.Nước Van Xuân
thành lập.
- Lý Bí(Lý Bôn):quê vùng Thái Bình
(mạn Bắc Sơn Tây,nay thuộc Hà
Nội),được cử giữ chức chỉ huy quân đội
ở Đức Châu(Nam Nghệ An-Hà Tĩnh).Do

căm ghét bọn đô hộ ông đã từ quan về
quê,ngẫm ngầm chuẩn bị khởi nghĩa.
- Năm 542 khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.
Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
-> Vì oán hận quân Lương, mong muốn
giành lại độc lập.
- Ở Chu Diên có Triệu Túc con của Triệu
Quang Phục;ở Thanh Hoá có Phạm Tu;ở
Thái Bình có Tinh Thiệu nên chưa đầy 3
tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết
các quận,huyện,Tiêu Tư bỏ chạy về Trung
Quốc.
- Tháng 4-542 và đầu năm 543,nhà Lương
hai lần đưa quân sang đàn áp,quân ta chủ
động tiến đánh quân địch và giành thắng
lợi.
- Mùa xuân năm 544 Lí Bí lên ngôi
hoàng đế(Lý Nam Đế)đặt tên nước là
Vạn Xuân, đóng đô ở gần sông Tô
Lịch(Hà Nội),lập triệu đình với 2 ban
văn,võ.
21
? Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi
nghĩa Lý Bí?
- Kết quả,ý nghĩa:khởi nghĩa thắng
lợi,Lý Bí lên ngôi Hoàng đế,lập nước
riêng,thể hiện tinh thần,ý chí độc lập.
D.TỔNG KẾT:
1. Củng cố:hs trả lời các câu hỏi sau:
- Nhà Lương Đã thực hiệ chính sách cai trị như thế nào đối với nước ta?

- Trình bày diễn biến,kết quả,ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
2.Dặn dò:
- Học bài cũ theo các câu hỏi 1,2,3.
- Đọc trước bài mới:bài 22 sgk.

********************************************
Tháng 2.2011.
Tuần 25.Tiết 24.
Bài 22
KHỞI NGHĨA LÝ BÍ.NƯỚC VẠN XUÂN THÀNH LẬP(542-602)
(tiếp).
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức : HS nắm được các ý sau:
- Khi cuộc khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ, các thế lực phong kiến Trung Quốc (nhà
Lương, nhà Tuỳ) đã huy động lực lượng lớn sang đàn áp, hòng lập lại chế độ đô hộ.
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược diễn ra qua hai thời kì( Lí Bí lãnh đạo và
Triệu Quang Phục lãnh đạo). Đây là cuộc chiến không cân sức.
- Đến thời hậu Lí Nam Đế, nhà Tuỳ huy động một lực lượng lớn sang xâm lược.
Cuộc kháng chiến thất bại- nước Vạn Xuân rơi vào ách đô hộ của phong kiến
Trung Quốc.
2. Tư tưởng: Học tập tinh thần chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc của cha ông. Giáo
dục tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của dân tộc.
3. Kỉ năng : Tiếp tục rèn luyện kỉ năng phân tích và đọc bản đồ.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo án,sgk
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lí Bí?
Tại sao Lí Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân?

22
3. Giới thiệu bài mới:
Với hy vọng nước ta được trường tồn nhưng các triều đại phong kiến Trung Quốc
không từ bỏ âm mưu đô hộ nước ta và tiến hành xâm lược, nhân dân ta lại đứng lên
chống ngoại xâm. Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Đó là nội dung bài học
hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HS HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1:
? Sau khi cuộc khởi nghĩa của Lí Bí
thắng lợi, các triều đại phong kiến Trung
Quốc có thái độ thế nào?
? Cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn
ra như thế nào?
? Theo em thất bại của Lí Nam Đế có
phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân
không? Tại sao?
Hoạt động 2:
? Em hãy cho biết sơ lược về Triệu
Quang Phục?
? Tại sao Triệu Quang Phục chọn Dạ
Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát
triển lực lượng?
? Hãy trình bày diễn biến cuộc kháng
chiến chống nhà Lương của Trần Quang
3. Chống quân Lương xâm lược .
- Tháng 5 – 545 nhà Lương xâm lược
nước ta.Nhà Lương cử Lương Phiêu và
Trần Bá Tiêu chỉ huy 1 đạo quân lớn theo
hai đường thuỷ bộ tiến vào nước ta.
- Quân ta chặn đánh không được,phải

giữ về giữ thành ở cửa sông Tô
Lịch,thành vỡ.Lý Nam Đế rút về giữ
thành Gia Ninh(Phú Thọ),rồi rút về hồ
Điển Triệt,sau đó phải rút về động khuất
Lão(Tam Nông-Phú thọ).Năm 548,Lý
Nam Đế mất.
-> không. Cuộc kháng chiến của nhân
dân ta vẫn còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo
của Lý Thiên Bảo ở Thanh Hoá và Triệu
Quang Phục ở Hưng Yên.
4.Triệu Quang Phục đánh bại quân
Lương như thế nào?
- Triệu Quang Phục là người có công lớn
trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí và được Lý
Bí tin cậy.Sau thất bại ở hồ Điển
Triệt,Triệu Quang Phục được trao quyền
chỉ huy cuộc kháng chiến chống lại quân
Lương.
Triệu Quang Phục xây dựng Dạ Trạch
làm căn cứ kháng chiến, và phát triển
lực lượng.
->Vì đây là nơi có vị trí thuận lợi.
- Lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch,tổ
chức đánh du kích,tình thế giằng co kéo
23
Phục?
?Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống quân Lương do
Triệu Quang Phục lãnh đạo?
Hoạt động 3:

? Đất nước sau ngày giải phóng có gì
thay đổi?
? Về sau nhà nước Vạn Xuân như thế
nào?
dài.Năm 550 nhà Lương có loạn,Trần
Bá Tiên bỏ về nước.Quân ta phản
công,đánh tan quân xâm lược,cuộc
kháng chiến thắng lợi.
->tinh thần chiến đấu kiên cường, bền bỉ
của quân ta. Triệu Quang Phục biết tận
dụng ưu thế của đầm Dạ Trạch để thực
hiện chiến tranh du kích gây cho địch
chán nản, nhụt chí và tận dụng thời cơ
đó mà phản công. Được sự ủng hộ nhiệt
tình của nhân dân.
5. Nước Vạn Xuân độc lập và kết thúc
như thế nào?
- Sau khi đánh bại quân Lương ,Triệu
Quang Phục lên ngôi vua(Triệu Việt
Vương), tổ chức lại chính quyền.
- Sau 20 năm,Lý Phật Tử cướp ngôi của
Triệu Quang Phục.Năm 603,10 vạn quân
Tùy tấn công Vạn Xuân,Lý Phật Tử bị bắt
giải về Trung Quốc.
D.TỔNG KẾT:
1.Củng cố: hs trả lời các câu hỏi:
- Cuộc kháng chiến chống quân Lương diễn ra như thế nào?
- Theo em những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo?
2. Dặn dò:

-học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài 23 sgk:( Nghiên cứu lược đồ hình 48).
**********************************************
Tháng 2-2011.
24
Tuần 26.Tiết 25.
Bài 23.
NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỶ
VII-IX.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:HS cần nắm được:
- Từ TK VII nước ta bị thế lực phong kiến nhà Đường thống trị. Nhà Đường chia
lại khu vực hành chính, sắp đặt bộ máy cai trị để siết chặt hơn nữa ách đô hộ và
đồng hoá dân tộc, tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
- Trong suốt ba TK nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu
nhất là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và của Phùng Hưng.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì nền độc lập của tổ quốc. Biết ơn
những cống hiến của tổ tiên đối với dân tộc, đất nước.
3. Kỉ năng: Biết phân tích, đánh giá một nhân vật lịch sử.
- Tiếp tục rèn luyện kỉ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo án,SGK.
- Lược đồ khởi nghia Mai Thúc Loan.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra 15 phút.
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng.
Câu 1:Con người được tiến hoá từ:
a) Loài Vườn người. b) Thần thánh sinh ra.
c) Loài khỉ ngày nay. d) Loài voi.

Câu 2:Người Tối Cổ cách chúng ta ngày nay khoảng:
a) 3-4 triệu năm. b) 4-5 triệu năm.
c) 5-6 triệu năm. d) 6-7 triệu năm.
Câu 3: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
a) Do cuộc sống thị tộc tan rã. b) Do kim loại được phát hiện.
c) Do trình độ nhận thức phát triển hơn.
Câu 4: Những nước nào thuộc quốc gia cổ đại Phương Đông?
a) Trung Quốc. b) Hy Lạp.
c) Rô Ma.
Câu 5: Kiểu nhà nước chuyên chế là ở phương Đông đúng hay sai?
a) Đúng. b) Sai.
Câu 6:Bia đá khắc luật Ham-mu-ra-bi là ở nước nào?
a) Ai Cập b) Lưỡng Hà
25

×