KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
SINH VIÊN ÂM NHẠC, MỸ THUẬT - CẦN CÓ SỰ MỀM DẺO
ThS. Nguyễn Quang Hưng
I.Mở đầu
Kiểm tra đánh giá người học là một trong những khâu rất quan trọng trong quá trình dạy
học, đặc biệt và với quá trình đào tạo những ngành đặc thù. Việc kiểm tra, đánh giá cho phép
những người làm giáo dục nghệ thuật xác định được mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo có
phù hợp đối tượng không, có đạt hiệu quả không?. Mỗi khóa học âm nhạc, mỹ thuật hoặc môn
học chuyên ngành đều cần có cách thức kiểm tra đánh giá phù hợp, hiệu quả, nó phụ thuộc vào
mục đích, mục tiêu của ngành học nghệ thuật, môn học chuyên ngành, muốn vậy, nó phải đáp ứng
cho được những câu hỏi sau:
- Mục tiêu của đánh giá năng lực sinh viên âm nhạc, mỹ thuật là gì? Để thu thập phản hồi, ghi
nhận sự cố gắng hay tạo động lực sáng tạo, có thiên về thiên kiến người thầy hay thiên về khả
năng nhận thức của trò? ôn trọng sự sáng tạo hay bài xích, chấp nhận cái mới, cái lạ hay những
cái khuôn khổ, quy tắc?…
- Cần kiểm tra đánh giá cái gì? để làm gì? hiệu quả ra sao?
Đánh giá phải thực hiện trong cả quá trình dạy học với mục tiêu quan trọng là đem đến
cho các sinh viên âm nhạc, mỹ thuật cảm hứng để họ phát triển khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến
thức nghệ thuật, cái đẹp, cái thẩm mỹ. Đánh giá thông qua khuyến khích các em trải nghiệm, sáng
tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau từ đó cho ra kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu đề
ra.
2.Nội dung
Những năm học trước do tuyển sinh có sự chọn lựa, chất lượng đầu vào cao, sinh viên hầu
hết là có năng khiếu cao, có nhận thức đồng đều nên công tác đào tạo nghệ thuật có chiều hướng
thuận lợi. Nay, do nhu cầu xã hội và những điều kiện khách quan, các ngành học nghệ thuật hiện
không thu hút, lôi cuốn, hấp dẫn được nhiều thí sinh dự thi, chất lượng đầu vào có sự khác biệt, có
sự chênh lệch rõ ràng về trình độ, khả năng, năng khiếu tự thân sinh viên khá hạn chế. Trong khi
đó, việc yêu cầu về công tác đào tạo vẫn phải đảm bảo chất lượng, sinh viên mỹ thuật vẫn phải vẽ
được tốt, sinh viên âm nhạc phải hát được hay, đàn giỏi, chí ít cũng thể hiện tốt nhuần nhuyễn mọi
ca khúc, thể hiện tốt mọi tác phẩm, mọi chất liệu Đó chính là những đòi hỏi cần có một số
phương án hữu hiệu để vừa đào tạo vừa đánh giá, vừa kiểm tra vừa giám sát nhằm nâng cao chất
lượng của sinh viên âm nhạc,mỹ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội.
Hiện nay, trong quá trình đánh giá sinh viên âm nhạc, mỹ thuật, đôi khi vẫn còn một số
giảng viên thường hay áp đặt hoặc đòi hỏi quá cao khiến sinh viên không theo được, tự biến thành
kẻ thất bại, dần dần trở nên chây, ỳ lười nghiên cứu, lười sáng tạo.
Hoặc cách đào tạo mang tính chủ quan, chỉ chú ý, thiên kiến, để tâm đến một số sinh viên
có khả năng, năng khiếu mà bỏ quên những đối tượng hạn chế về năng lực sáng tạo, đôi khi không
thừa nhận sự cố gắng của đối tượng trên hoặc có định kiến xem nhẹ những sinh viên năng khiếu
hạn chế ( đặc biệt là khi đào tạo hiện nay không có nhiều sự chọn lựa) điều này khiến cho các đối
tượng trên tỏ ra chán nản, thiếu ý chí phấn đấu.
Vậy muốn có những thay đổi về cách thức phương pháp kiểm tra đánh giá sinh viên âm
nhạc, mỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực của từng cá nhân, nâng cao hiệu quả đào tạo trong
thời gian tới, trước hết mỗi giảng viên cần chú ý đến những vấn đề :
1.Chú ý đến năng lực trải nghiệm sáng tạo của sinh viên.
2. Quan tâm đến năng lực kỹ năng và kỹ xảo của sinh viên thông qua việc trả bài, luyện tập, thực
hành.
3. Quan tâm đến năng lực biểu đạt, cảm thụ của sinh viên thông qua tác phẩm.
4. Quan tâm đến năng lực phân tích và giải thích của sinh viên
5. Quan tâm chú ý đến năng lực giao tiếp và đánh giá của sinh viên.
Trong quá trình kiểm tra đánh giá nên có những nhận xét thật nghiêm khắc, đặc biệt với ngành
đặc thù nghệ thuật thì cần tránh sự huyễn hoặc, ảo tưởng. Không nên tìm cách đổ lỗi cho những
yếu tố khách quan khác, cần nhận ra những khiếm khuyết để rút kinh nghiệm, thay đổi phương
thức một cách tốt nhất. Cần trung thực với kết quả kiểm tra đánh giá. Các kỹ năng đánh giá kiểm
tra chất lượng đào tạo nghệ thuật được đề cập trên đây hoàn toàn không nhằm mục đích để giảng
viên “sao chép” máy móc vào giảng dạy mà nên nên có những điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện riêng của lớp mình dạy bằng cách đặt ra các câu hỏi như:
Tôi nên sử dụng bao nhiêu kỹ thuật và loại chất liệu, kỹ năng, kỹ xảo nào?
phương pháp gợi mở kích thích gì trong một tiết dạy nghệ thuật? Tại sao?
Giảng viên sẽ tập trung vào những khía cạnh nào? Đường nét, hình dạng,
màu sắc, tỷ lệ, ánh sáng, kỹ thuật luyện ngón, kỹ thuật ca hát, nhả chữ, lấy hơi
v.v.các giảng viên dạy âm nhạc, mỹ thuật suy nghĩ về các mục tiêu và kết quả của
từng phần trên cơ sở hiểu rõ chương trình giảng dạy và các lý thuyết sư phạm để có
thể tạo ra giờ dạy có ý nghĩa và phù hợp cho sinh viên .
Đánh giá sinh viên được thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy, với mục tiêu rõ ràng là
nâng cao chất lượng dạy và học, giúp đỡ sinh viên đạt mục tiêu đề ra với môn học. Các quy trình
nghệ thuật nhằm tạo cảm hứng để sinh viên khám phá năng lực biểu đạt của mình và cảm thấy
thích thú khi thể hiện những nội dung biểu đạt riêng đó.
Trong giáo dục nghệ thuật, không có những phương pháp giảng dạy “đóng khuôn” hay
giải pháp cứng nhắc và cũng không có giới hạn về khả năng sáng tạo và năng lực chuyên môn.
Nhiệm vụ của giảng viên là thúc đẩy quá trình sáng tạo của sinh viên đi đến đích theo năng lực
của từng cá nhân. Muốn vậy, cần có một số phương pháp kiểm tra, đánh giá dựa theo năng lực của
sinh viên như sau:
*Một số phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận đến năng lực
của người học
Ngoài những kiểu thức đánh giá theo đặc thù chuyên ngành, có thể áp dụng
đánh giá kiểm tra theo thang phân loại Bloom trong lĩnh vực nhận thức từ đơn giản
đến phức tạp: Biết, hiểu, áp dụng, phân tích tổng hợp và đánh giá.
Một là: Đổi mới cách đánh giá bằng bài kiểm tra thường xuyên với yêu cầu phân loại đối
tượng
Đây là cách thức cơ bản mà trong mỗi quá trình đào tạo sinh viên nghệ thuật nào cũng cần
phải thực hiện. Tuy vậy, điểm mới trong cách thức này là khi cho điểm trả bài, giảng viên lưu ý
không có ý chê trách làm giảm động cơ cố gắng của sinh viên. Sinh viên tự đánh giá dựa trên bài
học đã lĩnh hội, tự nhận xét điểm mạnh điểm yếu, những hạn chế, tự xác định mục tiêu mà bản
thân phải từng bước hoàn thiện. Tự xếp bài, tự đánh giá mình trong thang điểm của cả lớp.
Khuyến khích họ tìm cảm hứng từ những tác phẩm của các sinh viên khá giỏi trong lớp, từ nguồn
trên internet, từ các phiên bản tranh, các bản nhạc của nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và thế giới,
tuy nhiên chỉ nên học hỏi, không nên sao chép.
Hai là: Thay đổi cách đánh giá theo kỳ học bảng cách đánh giá liên tục
Đây là quy trình mà các giảng viên nghệ thuật luôn quan tâm bởi nó có những ưu điểm
như kiểm tra được những phần bài tập: như các bài oocgan, luyện ngón, thanh nhạc, bố cục, ký
họa….mà giảng viên giao về nhà cho sinh viên tự học. Điều này sẽ giúp cho sinh viên tăng cường
động cơ học tập. Muốn vậy giảng viên sẽ phải giải quyết một số câu hỏi dạng như sau:
- Làm thế nào giảng viên có thể khuyến khích sinh viên tự tìm đọc tài liệu về vấn đề
mà mình yêu thích?
- Giảng viên sẽ hướng dẫn – không phải đánh giá – sinh viên trả nhiệm vụ bài tập
đã giao của mình như thế nào?
- Làm thế nào giảng viên có thể liên tục hỗ trợ và thúc đẩy từng sinh viên thể hiện
các nội dung bài tập biểu đạt riêng của mình một cách hiệu quả nhất? làm sao để
tránh được những lỗi trong chuyên môn thường mắc phải?
- Ba là: Đổi mới cách đánh giá thông qua vấn đáp
Cách này giúp cho giảng viên và sinh viên tăng cường sự trao đổi về kiến thức chuyên
ngành, về học thuật, gỡ rối những thắc mắc, những vấn đề sinh viên còn lơ mơ, chưa nắm bắt cụ
thể tường tận. Đôi khi cần lắng nghe những tâm tư, trao đổi từ chính người học để đưa ra những
phương án thích hợp cùng nhau giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hiệu quả nhất.
Muốn vậy giảng viên sẽ phải giải quyết một số câu hỏi dạng như sau:
- Khi đánh giá thông qua vấn đáp điều gì sẽ xảy ra? Những sinh viên làm trả bài tốt thì sao và
những sinh viên không trả bài được thì có cách giải quyết gì?
- Bốn là đối mới cách đánh giá thông qua các kỳ thi
Các kỳ thi đối với sinh viên nghệ thuật luôn gặp khó khăn bởi buộc sinh viên phải thực
tâm học luyện, phải biết cách tổng hợp phân tích, tóm lược toàn bộ kiến thức của một kỳ.
-Năm là: đối mới cách đánh giá thông qua các bài luận ngắn
Các bài luận về nghệ thuật,nghệ thuật học rất đa dạng từ cách viết vài dòng đến vài trang,
giúp sinh viên tăng cường kỹ năng viết, kỹ năng tổng hợp, phân tích, chứng minh, giải quyết vấn
đề tạo cơ hội cho sinh viên đọc nhiều, trình bày xúc tích, nâng cao khả năng nghiên cứu. Cuối quá
trình giảng viên có thể đạt các câu hỏi để kiểm tra sơ bộ khả năng viết bài của sinh viên như:
- Ta có thể tập hợp những bài viết này thành tuyển tập được không? Có thể in phôto làm tài liệu
tham khảo được không? Ai có thể tham khảo được những bài viết của các em? Nếu các câu hỏi
nhận được đa số đồng ý “có” thì coi như quá trình này đã đạt hiệu quả nhất định.
- Sáu là: đối mới cách kiểm tra, đánh giá thông qua trắc nghiệm
Đây là công cụ quan trọng để kiểm chứng trình độ nhận thức trong sinh viên. Cách này có
thể năm được tính linh hoạt của sinh viên và khả năng nắm bắt, giải quyết vấn đề một cách nhanh
chóng.
- Bảy là: đối mới cách đánh giá thông qua kiểm tra kỹ năng thực hành
Thông qua bài thực hành, giảng viên chú ý tất cả các hoạt động của sinh viên trong tiết
học, liên tục đưa ra yều cầu, thảo luận về mục đích, ý nghĩa, phương pháp luyện tập, kỹ năng kỹ
xảo thực hiện bài. Tuy vậy, đánh giá thế nào để sinh viên nhận ra được giá trị và mục tiêu của
mình để cố gắng chứ không biến sinh viên thành kẻ dốt nát, thất bại. Vì những điều như vậy sẽ
hủy hoại động cơ cố gắng học tập của sinh viên.
Có thể biết phân loại ghi nhận nỗ lực cố gắng thành công trong từng bài tập chuyên ngành của
mọi sinh viên, điều chỉnh những sai sót sinh viên đang mắc phải, khơi dậy lòng tin vào năng lực
bản thân, và tạo hưng phấn, động viên mỗi khi thực hiện kiểm tra kỹ năng thực hành của sinh
viên. Đừng biến sinh viên thành “cái bóng” của mình, đừng ép buộc sinh viên phải thực hiện đúng
theo “chuẩn” mà mình đã từng được đào tạo, theo chủ kiến mà mình đặt ra. Hãy kích thích, khích
lệ để sinh viên tự sáng tạo, tự biểu hiện, tự biểu diễn, tự bộc lộ, tự trình bày, giảng viên chỉ nên
theo dõi và định hướng giúp cho họ đi “đúng đường, đúng lối”.
Đánh giá và kiểm tra cũng cần có sự tổng kết, nhận định thành quả và xác định những hạn chế để
có những bước cải tiến ở các kỳ học tiếp theo. Các câu hỏi thường đặt ra là:
- Chúng ta đã làm được gì trong thời gian qua? khả năng tiến bộ hay thụt lùi?
Những phần nào thực hiện được, phần nào còn khó khăn? Ai sẽ đánh giá các tác
phẩm nghệ thuật của chúng ta? những tác phẩm, cách thức biểu diễn trình bày trên
sân khấu, trong phòng triển lãm sẽ đem lại ích lợi gì ? có nâng cao trình độ? trong
quá trình học tập vừa qua có thấy tiến bộ không?
Khi giảng dạy các phần thực hành, giảng viên nghệ thuật nên đề cập đến từng
cá thể để sinh viên có thể lĩnh hội kiến thức theo khả năng của mình. Mỗi tiết giảng
cần có sự phân loại. Những sinh viên có năng khiếu, có năng lực chuyên môn, nhận
thức nhanh được giao thêm nhiệm vụ, yêu cầu bài tập cao hơn. Các sinh viên nhận
thức chậm, năng khiếu hạn chế cần dành thời gian nhiều hơn để hướng dẫn, kèm
cặp chỉ bảo yêu cầu làm thêm bài tập với mức độ yêu cầu theo khả năng. Có thể
chia các cặp kèm nhau giữa sinh viên nhận thức nhanh với người chậm để hỗ trợ,
chỉnh sửa sai sót cho nhau khi cần thiết. Nên đưa cho sinh viên những câu hỏi sau:
- Chúng ta đã đạt ra những mục tiêu gì trong bài học hôm nay và liệu đã đạt được
những mục tiêu đó chưa?
- Những nhận xét về bài học và cách đánh giá này có thể là điểm khởi đầu cho các
hoạt động nghệ thuật tiếp theo hay không?
Với sự tương tác và lấy người học làm trung tâm giảng viên chú ý tới tạo sự hứng thú cho sinh
viên, khuyến khích sinh viên phát triển các kỹ năng thẩm mỹ kết hợp các tác phẩm âm nhạc, mỹ
thuật được áp dụng vào trong nghiệp vụ sư phạm, thúc đẩy khả năng tập trung tạo ra một diễn đàn
để học sinh thảo luận và giải quyết vấn đề. Khuyến khích sinh viên sử dụng và tìm tòi các kiến
thức chuyên ngành liên quan thích hợp. Tạo điều kiện cho sinh viên các cơ hội trao đổi học tập
cùng nhau, giúp sinh viên mở rộng nhận thức, trải nghiệm và liên hệ với bản thân, cuộc sống và
xã hội. Luôn khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa giảng viên và sinh viên từ đó nhằm đạt
được hiệu quả tối ưu về giáo dục nghệ thuật. Sinh viên càng say mê khám phá, tìm tòi cái đẹp, cái
hay, cái mới nhiều bao nhiêu thì chất lượng kiểm tra đánh giá sẽ càng hiệu quả bấy nhiêu.
3.Kết luận
Giáo dục Nghệ thuật có sứ mệnh đặc biệt là giúp cho sinh viên có sự phát triển về trí tuệ
không gian, âm thanh – thị giác, thính giác, khai mở sự tự do trong sáng tạo, thể hiện cảm xúc,
năng lực biểu diễn, nhằm truyền cho họ cảm hứng để chuẩn bị, lĩnh hội, tổ chức và đánh giá khả
năng bản thân. Từ đó từng bước hình thành quy trình học nghệ thuật cũng như những trải nghiệm
tích lũy cộng dần vào khả năng phát triển nghề nghiệp sau này.
Các phương thức kiểm tra đánh giá phải dựa trên năng lực người học có sự phân
loại từ từng đối tượng, có những phương pháp hỗ trợ phù hợp nhằm đạt mức nắm
được vấn đề, khơi dậy được sự cố gắng của sinh viên, khơi dậy niềm ham mê sáng
tạo, sự tự tin vào bản thân, để mọi nỗ lực sẽ đạt được thành công khi ra trường công
tác.
Trên đây chỉ là một số hình thức cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá
nhằm hướng tới năng lực của sinh viên nghệ thuật trường Đại học Hùng Vương,
vẫn còn có nhiều những kinh nghiệm kiểm tra, phương pháp đánh giá mới hiện đại,
phù hợp với người học của những chuyên gia giáo dục. Với bài viết này tác giả chỉ
mong bày tỏ một số kinh nghiệm của mình trong quá trình đào tạo, rất mong nhận
được những tham góp ý kiến của các giảng viên và sinh viên để công tác kiểm tra
đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học đạt hiệu quả tối ưu.
*Tài liệu tham khảo
Bộ giáo dục và Đào tạo " Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên
trung học cơ sở" dự án đào tạo giáo viên THCS - Hà Nội 2007