Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Mối tương quan giữa thu nhập hiện tại với số năm đi học trong quá khứ của người dân thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.78 KB, 50 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
***
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học kinh tế tp.HCM, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh Tế của trường đã
tạo điều kiện cho em thực tập ở viện nghiên cứu để có nhiều thời gian cho khóa luận
tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cám ơn thầy Trương Thành Hiệp và thầy Trần
Anh Tuấn đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏi
sai sót, rất mong các Thầy bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy để em học thêm được nhiều kinh nghiệm để
hạn chế những sai sót sau khi làm việc thật sự.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 1
NGUYỄN THỊ GIANG
MỤC LỤC
Trang 2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: Mối tương quan giữa thu nhập hiện tại với số năm đi học trong quá khứ của
người dân thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam.
1 . Lý do chọn đề tài:
Hiện nay số lượng lao động có thu nhập thấp ở Việt Nam nói chung và ở tp.HCM
nói riêng đang chiềm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động của cả thành phố. Cuộc
sống của họ không có gì gọi là ổn định. Điều này kéo theo hệ lụy rất lớn cho thế hệ tương
lai sinh ra trong những gia đình có thu nhập thấp như thế. Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) ngày 12/12/2013 cho biết GDP bình quân đầu người tính bằng USD trong năm
2013 ước đạt 1.900 USD nhưng có tới 17 triệu lao động Việt Nam vẫn nằm ở mức thu
nhập dưới cận nghèo và chỉ đạt chưa đến 2 USD/ngày.
Vì vậy tác giả làm nghiên cứu này nhằm mục đích lý giải một số vấn đề liên quan


đến thu nhập hiện tại của người dân Việt Nam nói chung và người dân tp.HCM nói riêng.
Để lý giải những thắc mắc đó tác giả chạy mô hình hồi quy đa biến với biến thu nhập là
biến phụ thuộc và biến số năm đi học là biến độc lập cùng với 1 số biến độc lập khác, mô
hình này sẽ tìm ra mối tương quan thực sự giữa số năm đi học trong quá khứ và số thu
nhập hiện tại của người dân. Tìm ra được mối tương quan này tác giả đã có thể kết luận
được thu nhập hiện tại có phụ thuộc vào số năm đi học trong quá khứ hay không. Nếu kết
luận được vấn đề này tác giả có thể đề xuất một số chính sách tác động vào giáo dục để
cải thiện thu nhập của người dân trong tương lai.
Hầu như ai cũng biết rằng muốn có thu nhập trong tương lai thì phải đầu tư vào
việc học của mình, nhận thức được vấn đề này người dân đã bắt con em mình nỗ lực học
hành từ rất sớm. Nhưng mức độ học như vậy có phải là khoa học không?Và liệu rằng bộ
giáo dục cải cách từ việc học 11 năm ở bậc học dưới đại học lên 12 năm có hợp lý chưa
Trang 3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(cải cách vào năm 1975)?Và tại sao lại có sự thay đổi về số năm đi học ở bậc dưới đại
học như vậy.Thường thì sẽ có sự đánh đổi về số năm kinh nghiệm và số năm đi học.Vì
thời gian thì có hạn trong khi nếu lựa chọn đi học nhiều thì bạn sẽ bị đánh đổi số năm đi
làm, như vậy ở mức nào thì chúng ta nên đánh đổi. Ví dụ, ta tìm được mối tương quan
giữa biến thu nhập hiện tại và biến số năm đi học trong quá khứ là cùng chiều, có nghĩa
là đi học càng nhiều thì thu nhập càng cao. Bên cạnh đó ta cũng có kết quả tương tự với
số năm kinh nghiệm với thu nhập. Vậy để đạt được lợi ích tối đa thì ta nên đi học bao
nhiêu năm rồi đi làm để tích lũy kinh nghiệm.
Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 6 nước chọn hệ thống giáo dục 10 năm cho
phổ thong trong khi gần 120 nước dung hệ thống 12 năm trong đó có Việt Nam. Tại sao
lại có sự khác nhau giữa hai nhóm quốc gia trên?Sau nghiên cứu này tác giả có thể lý giải
một phần vấn đề này.
Như vậy đề tài nghiên cứu này rất đáng để làm. Chúng ta có thể phân tích lợi ích
chi phí giữa việc đi làm sớm hay việc đi học tiếp, và nếu đi học tiếp thì đi học them bao
nhiêu năm để có kết quả tối ưu. Tuy nhiên đã là con người thì luôn luôn tồn tại những
quyết định không dựa trên lý trí. Với nghiên cứu này tác giả giả sửcon người luôn lý trí

và quyết định mọi thứ dựa trên lợi ích tối ưu cho bản thân.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm ra hệ số tương quan giữa thu nhập hiện tại
của cá nhân lao động trên địa bàn tp.HCM với số năm đi học trong quá khứ của họ.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu này tác giả muốn trả lời những câu hỏi sau:
a. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của người dân hiện nay?
b. Mức độ ảnh hưởng của số năm đi học trong quá khứ và thu nhập hiện tại
như thế nào?
Trang 4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
c. Nên có những đề xuất nào cho việc học của con em thuộc vùng thu nhập
thấp?
4. Đối tượng nghiên cứu:
Bài nghiên cứu này đề cập đến các đối tượng nghiên cứu sau:
Chỉ số về nhân khẩu học như dân số, giáo dục, giới tính… và các lính vực về xã
hội học như đời sống xã hội, sự biến đổi xã hội, các nguyên nhân và hệ quả xã hội của
hành vi con người.
5. phạm vi nghiên cứu:
Số liệu mà tác giả sử dung để nghiên cứu đề tài này giới hạn về không gian và thời
gian như sau : Người dân sống ở tp.HCM – Việt Nam trong độ tuổi lao động và thuộc
lực lượng lao động, số liệu được trong lấy năm 2010.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này đầu tiên tác giả sẽ tiến hành lược thảo một số lý thuyết và
những nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ giữa trình độ giáo dục của các cá nhân và hộ
gia đình trong quá khứ và thu nhập của họ trong hiện tại.
Sau đó phương pháp thống kê mô tả sẽ được sử dụng để trình bày một số thực trạng
của các đối tượng nghiên cứu như trình độ học vấn và thu nhập nhằm giúp người đọc có
cái nhìn tổng quát về mối tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập hiện tại của
người dân tp.HCM. Dựa vào thống kê mô tả tác giả sẽ đưa ra những đánh giá về mối

tương quan trên.
Cuối cùng tác giả sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc lập
mô hình hồi quy đa biến, tác giả sẽ hồi quy giữa biến độc lập là biến số năm đi học trong
quá khứ , biến giới tính, biến số năm kinh nghiệm của người dân tp.HCM và biến phụ
thuộc là thu nhập hiện tại của họ.
Trang 5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
7. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiên theo các quy trình sau:
7.1. Tổng hợp lý thuyết các nghiên cứu trước để xác định mô hình
7.2. Hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học để bổ sung và hoàn thiện mô
hình.
7.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu.
7.4. Thực hiện hồi quy trên cơ sở dữ liệu đã có.
7.5. Kiểm định kết quả.
7.6. Kết luận và gợi ý một số chính sách.
8. Nguồn số liệu nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trên số liệu điều tra mức sống dân cư do cục thống kê điều
tra và cung cấp trong năm 2010 (VHLSS 2010). Vì 2010 là năm mà tình hình kinh tế Việt
Nam có vẻ ổn định hơn những năm trước, năm 2012 là năm có số liệu gần nhất nhưng do
tình hình kinh tế trong năm 2012 ở Việt nam bị ảnh hưởng bới tình hình khủng hoảng
kinh tế toàn cầu nên số liệu có thể sẽ bị tác động bởi khủng hoảng. từ bộ dữ liệu tác giả
lọc ra số liệu của người dân tp.HCM.
9. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu nhập.
Chương 2: Khung phân tích và mô hình nghiên cứu.
Trang 6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương 3: Mối quan hệ giữa các biền trong mô hình theo phương pháp thống kê mô

tả.
Chương 4: Kết quả thực nghiệm.
Chương 5: Kết luận và gới ý chính sách.
CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP.
Trong phần mở đầu tác giả đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu.Chương này
sẽ giới thiệu các lỷ thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đầu tiên là tóm tắt lý thuyết
về các khai niêm cính của nghiên cứu: thu nhập và các nhân tố tác động đến thu nhập
theo lý thuyết Mankiw. Tiếp theo tác gải trình bày những kết quả nghiên cứu của tác giả
trong và ngoài nước về chủ đề này và đề xuất mô hình và các giả thuyết trước.
1. Khái niệm về thu nhập.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thu nhập là khoản tiền mà người lao động
trong doanh nghiệp được người sử dụng lao động trả theo lao động và khoản thu thường
xuyên, tính bình quân trong tháng bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng, chia phần lợi nhuận,
các khoản phụ cấp lương, những chi phí thường xuyên ổn định mà người sử dụng lao
động chi trực tiếp cho người lao động như phụ cấp tiền ăn, xăng xe… và các khoản thu
khác, trong đó tiền lương là một phần chủ yếu trongt hu nhập.
Adam Smith, nhà kinh tế học nổi tiếng đại diện cho kinh tế cổ điển đã viết trong
cuốn sách “Wealth of nations” (Sự giàu có của các quốc gia): “tiền lương, lợi nhuận, địa
tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập”. (theo Ts Nguyễn Hữu Thảo và cộng sự
(2001) “lịch sử các thuyết học kinh tế”, trang 40) . như vậy có thể hiểu theo Adam Smith
thì thu nhập trong nền kinh tế bao gồm ba bộ phận đó là tiền lương, lợi nhuận và địa tô
mà những người thuê đất phải nộp.
Trang 7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trong cuốn sách “Mác – Ăng Ghen tuyển tập V “ ( sản xuất 1983) Cac Mac đã
chỉ ra rằng thu nhập lao động theo nghĩa là sản phẩm lao động thì thu nhập tập thể của
lao động sẽ có nghĩa là tổng sản phẩm xã hội. Khi thu nhập là giá trị sản phẩm lao động
thì giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định gồm các thành phần C +
V +M. Với C là phẩn bù đắp giá trị những tư liệu sản xuất đã tiêu dung, V là phần thu

nhập ủa người lao động và C là thu nhập của người chủ. Như vậy thu nhập bằng thu nhập
của người lao động và người chủ.
Theo thuyết học kyenes, mức thu nhập cân bằng trong nền kinh tế được xác định
dựa trên đẳng thức: Y = C + I + G + EX – IM.
Trong đó:
Y: Tổng cầu của nên kinh tế (thu nhập quốc dân).
C: Tiêu dung hộ gia đình.
G: Chi tiêu đầu tư của chính phủ.
EX: Xuất khẩu.
Như vậy thu nhập phụ thuộc vào tiêu dung, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu
ròng.
1.1. Tóm tắt các lý thuyết liên quan đến các nhân tố tác động đến thu nhập.
1.1.1. Lý thuyết tiền lương theo quan điểm kinh tế học.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học như N.G Mankiw, Robert S.Pindyck và
Daniel L.Rubinfeld đã cho thấy mức lương được hình thành trên cơ sở cân bằng cung và
cầu lao động .
Tiền lương cân bằng thị trường sẽ là mức tiền lương mà tại đó lượng cầu về lao
động bằng với lượng cung về lao động. Chúng ta có thể biểu diễn theo đồ thị sau:
Trang 8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đường cầu lao động thể hiện mối quan hệ giữa mức tiền lương và lượng lao động
các hãng sẽ thuê. Chúng ta đã biết, để tối đa hóa lợi nhuận các hãng sẽ thuê lao động cho
đến khi nào mà doanh thu sản phẩm biên của lao động ( doanh thu bổ sung do tăng một
đơn vị lao đông – MRPL) bằng với tiền lương. Dó đó đường cầu về lao động cũng chính
là đường MRPL.
Ta thấy : MRPL = MPL*MR.
Với MPL là sản phẩm biên của lao động và MR là doanh thu biên. Trong điều
kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì MR = P. Như vậy đường cầu về lao động có xu
hướng dốc xuống vì khi lượng lao động càng tăng thì sản phẩm biên cùa lao động có xu
hướng giảm xuống. Do đó đường cầu của lao động sẽ chịu tác động của hai nhân tố đó là

năng suất biên của lao động và doanh thu biên hay giá cả sản phẩm trong điều kiện thị
trường cạnh tranh hoàn hảo.Đối với cung về lao động thể hiện mối quan hệ giữa mức
lương và lượng lao động cung ứng trên thị trường.
Đường cung về lao động có thể dốc lên như sau:
Trang 9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nhưng cũng có thể uốn ngược lại như đồ thị sau:
Nghĩa là khi tăng khi mức tiền công tăng lên nhưng người lao động không thể tiếp
tục tăng cung cấp sức lao động được nữa vì sức khỏe và thời gian có hạn. Lúc này đối với
người lao động thì thời gian nghỉ ngơi sẽ có hữu dụng cao hơn và vì thế họ có xu hướng
nghỉ ngơi nhiều hơn. Cung về lao động sẽ chịu sự tác động của các yếu tố đó là sự thay
đổi trong nhận thức và sự di cư. Khi người ta muốn tham gia lao động nhiều hơn và ở
trong vùng kinh tế phát triển mạnh lượng dân di cư tới nhiều thì lượng cung về lao động
cũng tăng lên.
Như vậy, trong điều kiện thị trường cạnh tranh, tiền lương phụ thuộc vào cung và
cầu về lao động. Tiền lương sẽ tăng khi cầu về lao động tăng lên hoặc cung lao động
giảm và sẽ giảm khi cầu về lao động giảm lên hoặc cung lao động tăng. Tuy nhiên trong
Trang 10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
điều kiện thị trường không cạnh tranh dưới áp lực của công đoàn, của luật tiền lương tối
thiểu và của thuyết tiền lương hiệu quả, mức tiền lương sẽ có thể cao hơn mức cân bằng.
Trên cơ sở lý thuyết về lao động và về tiền lương trong kinh tế học chúng ta có thể
thấy năng suất biên của lao động và số người tham gia cung ứng lao động là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến thu nhập. Với những người có kỹ năng, kinh ngiệm và có học vấn
cao năng suất biên sẽ cao hơn và tiền lương của họ cũng cao hơn, với những công việc
nhàn hạ sạch sẽ và an toàn thì lượng cung về lao động cao hơn do đó tiền lương trong
những ngành này giảm xuống. Như vậy theo quan điểm của kinh tế học, những nhân tố
tác động đến tiền lương đó là: đặc điểm nghề nghiệp, giáo dục đào tạo và kỹ năng của
người lao động.
1.1.2. Hàm thu nhập của Mincer (1774)

Hàm thu nhập của Mincer được mọi người biết đến và ứng dụng rất nhiều trong
các đề tài nghiên cứu về thu nhập. Ông đã đưa ra hàm toán học để biểu thị mối quan hệ
giữa số năm đi học, kinh nghiệm làm việc với thu nhaapjc ủa cá nhân.
Mô hình thu nhập bỏ qua yếu tố thu nhập của Mincer được biêu thị như sau:
Gọi:
S: là số năm đi học.
Y0: là thu nhập hàng năm của người không có đi học.
Ys: là thu nhập hang năm của người có đi học S năm.
r: là lợi suất biên, tức tỷ lệ phần trăm thu nhập tăng them một năm đi học.
thì hàm thu nhập theo số năm đi học của Mincer là:
lnYs = lnY + r*S
Trang 11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Phương trình trên trình bày kết luận căn bản rằng, logarithm của thu nhập là hàm
tỷ lệ thuận với số năm đi học S, và hệ số của S biểu thị tỷ lệ phần trăm gia tăng thu nhập
khi tăng thêm một năm đi học chính là tỷ suất biên r. Đây là hàm thu nhập thô sơ nhất.
Mô hình học vấn trở nên đầy đủ hơn khi xét đến cả yếu tố kinh nghiệm như là quá
trình đào tạo này là có chi phí. Diễn dịch toán học của Mincer đã quy đổi yếu tố kinh
nghiệm về đơn vị thời gian, từ đó dẫn đến hàm thu nhập phụ thuộc vào cả số năm đi học
và số năm kinh nghiệm. Hàm được thể hiện như sau:
lnYt = a0 + a1S + a2t + a3t^2 + V
Các biến số trong hàm thu nhập của Mincer:
- Biến phụ thuộc Yt, thu nhập ròng trong năm t, được xem là mức thu nhập của dữ liệu
quan sát được.
- Biến độc lập S là số năm đi học của quan sát cá nhân có mức thu nhập Yt.
- Biến độc lập t, là số năm biểu thị kinh nghiệm tiềm năng, với giả định kinh nghiệm là
liên tục và bắt đầu ngay khi không còn đi học, được tính bằng tuối hiện tại quan sát được
trừ đi số năm đi học và trừ đi số tuối bắt đầu đi học:
t = A – S – b
Ở đây, A là tuổi hiện tại và b là tuối bắt đầu đi học. (Mincer (1974), trang 84).

V: là biến kiểm soát khác.
Hệ số a1: cho ta giá trị ước lượng suất sinh lợi của việc đi học, giải thích phần
trăm tăng thêm của thu nhập khi tăng thêm một năm đi học;
Hệ số a2: giải thích phần trăm tăng them của thu nhập khi kinh nghiệm tiềm năng
tăng thêm một năm. Hệ số này mang dấu dương.
Hệ số a3: là âm, biếu thị mức độ suy giảm của thu nhập biên theo thời gain làm
việc.
Trang 12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Như vậy với hàm thu nhập của Mincer cho chúng ta thấy được yếu tố vốn con
người trong đó cơ bản là số năm đi học và số năm làm việc có ảnh hưởng tới thu nhập
của người lao động.
1.1.3. Các nghiên cứu khác.
Keshab Bhattarail và Tomasz Wisniewski (2012) đã nghiên cứu các nhân tố tác
động đến lương và cung lao động tại vương quốc anh. Sử dụng bố số liệu điều tra mức
sống dân cư tại Anh để nghiên cứu các nhân tố tác động đến lương của Anh. Nghiên cứu
của ông cho thấy các biến số năm đi học, kinh nghiệm làm việc, trình độ đào tạo nghề,
giới tính, ngôn ngữ, đặc trưng nghề nghiệp và khu vực có ảnh hưởng đến thu nhập của
người lao động. Hàm tiền lương mà ông đưa ra như sau:
Logw1 = β0 + β1Si + β2Agei + β3Agei2 + β4VCi + β5Sexi + β6E2Li +
β7RGSCi + β7Regioni + ɛi^w
Trong đó:
- S: biêu thị số năm đi học.
- Age: đại diện cho số năm kinh nghiệm làm việc.
- VC: biến đại diện cho trình độ đào tạo nghề.
- Sex: là biến giả thể hiện giới tính (bằng 1 nếu là nam, bằng 0 nếu là nữ).
- E2L: là biến giả, bằng 1 nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngũ đầu tiên.
- Biến RGSC: là bảy birns giả thể hiện cho các lọa nghề nghiệp đặtc trưng trong xã hội.
- Region: là biến khu vực để thấy sự ảnh hưởng của các khu vực khác nhau đến tiền lường.
Honest Zhou (2002) trong bài nghiên cứu “các yếu tố quyết định đến thu nhập của

thanh niên: trường hợp của Harare” đã chỉ ra vốn con người là yếu tố quyết định quan
trọng đến thu nhập của thanh niên, chúng bao gồm số năm đi học, trình độ học vấn cao
nhất đạt được. Nghiên cứu cho thấy người đi học đại học có thu nhập cao hơn người
không có bằng đại học là 46%. Tuy nhiên trong nghiên cứu này thì biến kinh nghiệm làm
việc và biến nhân khẩu học, kinh tế xã hội lại không có ý nghĩa thống kê.
Trang 13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chương này tác giả đã trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu đó là
khái niệm về thu nhập. Các lý thuyết của Mankiw, Robert S.Pindyck và Daniel
L.Rubinfed, của Mincer và các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước như Keshab
Bhattarail và Tomasz Wisniewski (2001), Honest Zhou (2002), Phan Thị Hữu Nghĩa
(2011) và Đặng Anh Tuấn (2011) cũng đã được tổng hợp đầy đủ. Những lý thuyết này
được đưa ra nhằm mục đích đem lại cho tác gải một cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên
cứu, những gì đã được nghiên cứu và những gì chưa được nghiên cứu để từ đó tác giả
đưa ra mô hình và đề xuất nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của mình.
CHƯƠNG 2
KHUNG PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày khung phân và mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất trên
cơ sở tham khao lý thuyết, các nghiên trước.
2.1. Khung phân tích.
Qua sự tổng hợp lý thuyết của các nhà kinh tế về các yếu tố tác động đến thu nhập
và nghiên cứu của các tác giả đã trình bày ở chương trước, chúng ta có thể tổng hợp lại
các nhân tố tác động đến thu nhập cá nhân gồm các nhóm nhân tố: tuổi tác, giới tính,
kinh nghiệm làm việc, giáo dục đào tạo, kỹ năng; Nhóm biến liên quan đến đặc điểm
nghề nghiệp, biến lĩnh vực nghề nghiệp và biến khu vực.
Như vậy tác giả đề xuất khung phân tích như sau:
Thu nhập của người dân tp.HCM sẽ bị tác động bởi hai nhóm yếu tố đó là nhóm
yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân (vốn con người) và nhóm yếu tố liên quan đến
nghề nghiệp.
Trang 14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.2. Mô hình nghiên cứu.
2.2.1. Biến phụ thuộc: Ln(Y).
Là biến Loganepe(Ln) của thu nhập cá nhân ở thành phố HCM. Ở đây tác giả giả
sử biến thu nhập là Ln(Y) chứ không phải Y vì sử dụng Ln thu nhập để đo lường sự thay
đổi tương đối (phần trăm) của thu nhập khi các biến độc lập thay đổi sẽ chính xác hơn
theo như hàm thu nhập của Mincer (1974).
Thu nhập của các cá nhân ở tp.HCM sẽ được tính bằng tổng tiền lương, tiền công
trong 12 tháng qua của cá nhân cộng với tiền lễ tết (nếu có) và các khoản khác.Dữ liệu
được lấy từ VHLSS năm 2010.
2.2.2. Biến độc lập.
Cuộc khảo sát mức sống dân cư khảo sát về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia
đình, trong đó thu nhập của các hộ gia đình được định nghĩa như sau:
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập của
hộ và chia cho 12 tháng.
Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và gái trị hiện vật quy quy thành tiền sau khi đã
trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận dduwwocj một thời gian nhất
định, thường là 1 năm.
Thu nhập của hộ bao gồm:
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương;
- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế
sản xuất);
- Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ
chi phí và thuế suất);
- Thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Trang 15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản,
vay nợ, tạm ững và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết
trong quá trình sản xuất kinh doanh…

Tuy nhiên trong mục tiêu nghiên cứu của tác giả, thu nhập ở đây tác gải chỉ tính
những khaorn thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản trợ cấp trong một năm
(M4ac10 + M4ac11a + M4ac11b)
Có hai nhóm biến tác động đến thu nhập cá nhân trong mô hình nghiên cứu là:
Nhóm liên quan đến cá nhân như :giới tính, kinh nghiệm làm việc, giáo dục đào
tạo.
Nhóm liên quan đến đặc điểm nghề nghiệp : liên quan đến sự khác biệt giữa các
nhóm nghề nghiệp. Ở đây tác giả đưa ra các biến giả để xác định sự khác biệt giữa 6
nhóm lao động đó là:
Lao động kỹ thuật cao (ktcao) tức là các nhà chuyên môn có trình độ kỹ thuật bậc
cao trong các lĩnh vực.
Lao động kỹ thuật trung (kttrung) là những nhà chuyên môn có trình độ bậc trung
trong các lĩnh vực.
Lãnh đạo (lanhdao) là những người giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan tổ
chức.
Lao động có kỹ thuật (ldckt) là những người lao động có kỹ thuật trong các lĩnh
vực.
Lao động giản đơn (ldgiandon) là những người lao động chủ yếu là lao động chân
tay, không có kỹ thuật.
Trang 16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nhân viên (nhanvien) là những nhân viên chuyên môn sơ cấp, nhân viên làm việc
tại văn phòng, bàn giấy, nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ và nhân viên bán hàng.
Để tránh hiện tượng đa cộng tuyến trong hồi quy, tác giả sẽ hồi quy năm biến giả
đó là Lao động kỹ thuật cao (ktcao), Lao động kỹ thuật trung (kttrung), Lãnh đạo
(lanhdao), Lao động có kỹ thuật (ldckt), Lao động giản đơn (ldgiandon).
Mô hình tổng quát như sau:
ln(Y) = β0 + β1Si + β2Expi + β3Expi^2 + β4Sexi + β5posi + εi^w.
Trong đó:
Sbiểu thị cho số năm đi học.Được tác giả tính toán từ giữ liệu trên cơ sở thông tin

về số lớp đã học hết, bằng cấp cao đạt được phổ thông và nghề nghiệp.Nó bằng số lớp
phổ thông cá nhân tham gia học cộng với số năm học đại học cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ
hay học nghề.
Exp đại diện cho kinh nghiệm làm việc được tính bằng tuổi hiện taijquan sát được
trừ đi số năm đi học và tuổi bắt đầu đi học : Exp = A – S – b. Ở đây A là tuổi hiện tại và b
là tuổi bắt đầu đi học (6 tuổi).
Exp^2 là bình phương của biến kinh nghiệm làm việc, ở đây qua hàm thu nhập
Mincer (1974) cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa biến kinh nghiệm và thu nhập không
tuyến tính mà có dạng đường cong, nên tác giả đưa ra mô hình như vậy.
Gender là biến giả thể hiện giới tính cá nhân (bằng 1 nếu là nam, bằng 0 nếu là
nữ).
Pos là năm biến giả thể hiện cho biến liên quan đến đặc trưng nghề nghiệp đó là là
lao động kỹ thuật cao (ktcao), lao động kỹ thuật trung (kttrung), lãnh đạo (lanhdao), lao
Trang 17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
động có kỹ thuật (ldckt), lao động giản đơn (ldgiandon). Biến này đo lường sự khác biệt
giữa các đặc trưng công việc khác nhau.
Mô hình tác giả đưa ra đều trên trên cơ sở hàm thu nhập của Mincer(1974) và mô
hình của tác giả đã nghiên cứu trước như đã trình bày ở phần trên. Trên cơ sở dữ liệu thu
nhập được tác giả sẽ nghiên cứu xem những nhân tố nào thực sự có ảnh hưởng đến thu
nhập ở thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.3. Xác định dấu kỳ vọng của các biến.
Dấu kỳ vọng của các biến được xác định như sau:
Ký hiệu Tên biến Dấu kỳ vọng Ý nghĩa
S Số năm đi học
+
Số năm đi học càng nhiều
thu nhập càng cao
Exp
Exp^2

Kinh nghiệm làm
việc
+
-
Càng có kinh nghiệm làm
việc thu nhập càng cao
tuy nhiên mức tăng giảm
dần và đến một mức nào
đó sẽ giảm xuống.
Gender Giới tính + Nam có thu nhập cao hơn
nữ
Theo lý thuyết đã trình bày cũng như kết qur nghiên cứu của các tác giả trên thế
giới đều cho thấy: số năm đi học càng nhiều thì thu nhập càng cao do thu nhập này sẽ bù
đắp cho chi phí đào tạo và chi phí cho quá trình đi học. Bên cạnh đó những người có trình
độ cao hơn có năng lực và năng suất làm việc cao hơn nên thu nhập họ cũng cao hơn.
Trang 18
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Về kinh nghiệm làm việc, theo hàm thu nhập của Mincer tương quan giữa số năm
làm việc và thu nhập là hàm số bậc hai, điều này thể hiện làm việc càng lâu năm thì thu
nhập càng tăng nhưng mức tăng giảm xuống khi tuối càng lớn.
Đối với giới tính của người lao động các nghiên cứu cũng đã chứng minh được sự
khác biệt về thu nhập giữa nam và nữ. Do có sự khác nhau về các đặc điểm sinh lý và
quan niệm xã hội nên thu nhập lao động nữ thường thấp hơn so với lao động nam. Tuy
nhiên khoảng cách này ngày càng thu hẹp lại do dự tự do trong quá trìn phát triển kinh tế
xã hội. Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ giảm
khi trình độ học vấn của nữ tăng. Điều này lý giải phần nào tại sao số nữ đi học đại học
nhiều hơn nam giới.
Tóm tắt chương 2.
Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết tác giả cũng đã đề xuất khung phân tích và mô hình
cho nghiên cứu định lượng của mình. Tác giả đã nêu ra có hai nhóm nhân tố chính tác

động đến thu nhập của những người thuộc tp.HCM đó là nhóm nhân tố liên quan đến đặc
điểm cá nhân (vốn con người) và nhóm nhân tố liên qua đến đặc điểm nghề nghiệp. Mô
hình nghiên cứu cũng được ra với các biến số là số năm đi học, kinh nghiệm làm việc,
giới tính và năm biến giả liên quan đến đặc điểm nghề nghiệp. Mô hình được đưa ra chủ
yếu dựa vào hàm thu nhập của Mincer và kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu được
trình bày trong chương 1.
CHƯƠNG 3
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỪNG BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH VỚI
BIẾN THU NHẬP THEO PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MÔ TẢ.
Chương này sẽ khái quát cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa biến thu nhập
và từng biến độc lập qua thống kê mô tả.
Trang 19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
3.1. Bộ dữ liệu, cách khảo sát và câu hỏi của VHLSS.
3.1.1. Tổng quan về VHLSS.
Để đánh giá mức sống phục vụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội, tổng cục thống kê (TCTK) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra mức sống dân
cư. Đặc biết từ năm 2002 đến 2010, TCTK tiến hành kháo sát mức sống dân cư Việt Nam
(VHLSS) 2 năm một lần vào những năm chẵn nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ
thống mức sống các tần lớp dân cư Việt Nam; giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến
lược toàn diện tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo; góp phần đánh giá kết quả thực hiện
các mục tieu phát triên thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam.
VHLSS2010 đó được tiến hành căn cứ quyết định số 320/QĐ-TCTK ngày
26/5/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
VHLSS2010 được triển khai trên phạm vi cả nước với quy mô mẫu 69.360 hộ ở
3.133 xã/phường, đại diện cho cả nước, các vùng khu vục thành thị, nông thôn và
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Trong 69.360 hộ được hảo sát năm 2010 có
22.365 hộ chỉ điều tra thu nhập, 37.596 hộ điều tra thu nhậ và các chủ để khác, 9.399 hộ
điều tra thu nhập, chi tiêu và các chủ đề khác. Cuộc khảo sát tu thập thông tin theo 4 kỳ,

mỗi kỳ một quý từ quý 2 đến quý 4 năm 2010 và một kỳ vào quý 1 năm 2011, bằng
phương pháp điều tra viên phóng vấn trực tiếp chủ hộ và cán bộ chủ chốt của xã có địa
bàn khảo sát. (theo khảo sát kết quả mức sống dân cư năm 2010 của tổng cục thống kê)
VHLSS2010 khảo sát hộ dân và xã. Đối với hộ dân, thu thập các thông tin phản
ánh mức sống của hộ gồm: thu nhập của hộ, chi tiêu của hộ và một số thông tin khác của
hộ để phân tích nguyên nhân sự khác biệt của mức sống như đặc điểm chính về nhân
khẩu học, trình độ học vấn.v.v Đối với xã, thu thập các thông tin phản ánh điề kiến sống
trong phạm vi xã ảnh hưởng đến mức sống dân cư như: tình hình chung vè nhân khâu,
dân tộc; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu; tình trạng kinh tế và một số thông tin về
Trang 20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
trật tự an toàn xã hội. cuộc khảo sát này sử dụng hai loại phiếu phỏng vấn: phiếu phỏng
vấn hộ và phỏng vấn xã. Phiếu phỏng vấn hộ gồm phiếu phỏng vấn thu nhập và chi tiêu
(áp dụng cho mẫu thu nhập chi tiêu) bao gồm tất cả các thông tin của nội dung khảo sát
và phiếu phỏng vấn thu nhập (áp dụng cho mẫu thu nhập) gồm thông tin của nội dung
khảo sát trừ các thông tin về chi tiêu của hộ. Phiếu phỏng vấn được thiết kế tương đối chi
tiết, giúp điều tra viên ghi chép thuận lợi, đồng thời tránh bỏ sót các khoản mục và tăng
tính thống nhất giữa các điều tra viên, từ đó nâng cao chất lượng số liệu khảo sát.
VHLSS2010 sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến hộ ,gặp
chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan đến phỏng vấn và ghi thông tin vào
phiếu phỏng vấn hộ. Đội trưởng đội khảo sát phỏng vấn lãnh đạo xã. Để đảm bảo chất
lượng thông tin thu thập cuộc khảo sát không chấp nhận phương pháp khảo sát giám tiếp
hay sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu phỏng vấn. Tất cả các
phiếu khảo sát sau khi được các cục thống kê tỉnh/thành phố nghiệm thu đạt yêu cầu thì
được đưa vào nhập tin, làm sạch và tổng kết kết quả.
3.2. Các thống kê mô tả
3.2.1. Thu nhập giữa thành thị và nông thôn qua các năm.
Thu nhập giữa thành thị và nông thôn trên cả nước và thu nhập giữa các vùng
được thể hiện qua bẳng sau:
Bảng 3.1.thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị nông

thôn .
Đơn vị tính: 1000đ
Trang 21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nguồn: kết quả khảo sát sơ bộ - tổng cục thống kê
Qua bảng trên chúng ta thấy rằng thu nhập bình quân một nhân khẩu trong một
tháng đã tang lên qua các năm. Năm 2002 là 356,1 ngàn đồng/người/tháng thì đến năm
2010 đã tang lên 1387,2 ngàn đồng/người/tháng. Tuy nhiên mức thu nhập của nông thôn
so với thành thị rất thấp. Tuy nhiên tỷ lệ đó qua các năm tăng lên. Năm 2002 tỷ lệ đó là
44,22% thì đến 2010 thu nhập nông thon đã tang lên bằng 50,27% thu nhập của thành thị.
Qua đó cho chúng ta thấy được khoảng cách giàu nghèo giữa hai vùng đang dần được thu
hẹp lại.
3.2.2. thu nhập giữa các vùng và nhóm thu nhập trong cả nước qua các năm.
Thu nhậpgiữa các vùng trên cả nước cũng có sự phân biệt rõ rết. Sự khác biệt đó
được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2.thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo 8 vùng
Đơn vị tính 1000đ
Nguồn: kết quả khảo sát sơ bộ - tổng cục thống kê.
Qua bảng trên cho chúng ta thấy có sự chênh lệch về thu nhập trung bình giữa các
vùng trên cả nước. Trong đó vùng Đông Nam Bộ có thu nhập cao nhất trong các vùng và
vùng Tây Bắc có thu nhập thấp nhất. Sự chênh lệch giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất
còn kahs lớn. Thu nhập trung bình vùng Đông Nam Bộ năm 2010 là 2165 ngàn đồng
trong khi vùng Tây Bắc chỉ là 741,1 ngàn đồng, chỉ bằng 34,23 của vùng Đông Nam Bộ.
Điều đó thể hiện được sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong thu nhập giữa các
vùng trong nước rất lớn. Điều này có thể do đặc điểm địa lý, điều kieenjt ự nhiên và đặc
điểm dân cư của các vùng không giống nhau.
Trang 22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Để thấy chênh lệch thu nhập giữa các nhómthu nhập trong cả nước qua các năm
chúng ta đi tìm hiểu số liệu về thu nhập phân theo nhóm thu nhập sau:

Cách phân chia theo nhóm đó là chia số hộ điều tra thành 5 nhóm thu nhập từ thấp
đến cao với số hộ bằng nhau, mỗi nhóm số hộ chiếm 20% trong tổng số hộ, nhóm 1 là
nhóm 20% hộ có thu nhập thấp nhất và nhóm 5 là nhóm 20% hộ có thu nhập cao nhất.
Qua bảng điều tả trên chúng ta thấy rằng sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm người
giàu và nhóm người nghèo vẫn rất cao. Nhóm người giàu nhất có thu nhập trung bình vào
năm 2002 là 872,9 ngàn đồng/người/tháng trong khi nhóm có thu nhập thấp nhất chỉ đạt
107,7 ngàn đồng/người/tháng chỉ bằng 12,34% thu nhập của người giàu. Điều này cho
thấy sự bất bình đẳng trong thu nhập alf có tồn tại và khoảng cách ngày càng xa. Nếu như
năm 2002 thu nhập nhóm người nghèo nhất bằng 12,34% so với nhóm người giàu nhất
thì đến năm 2010 thỷ lệ này chỉ còn lại 10,83%. Sự bất bình đẳng càng cao trong xã hội
cho thấy khoảng cách giàu nghèo càng nới nới rộng ra.Người giàu càng giàu và nghười
nghèo càng nghèo.Nếu xã hội không giải quyết tốt tình trạng này thì việc phát triển kinh
tế vùng vô cùng khó khan. Có thể những người nghèo này không có điều kiện để tiếp cận
vốn, không có điều kiện để học hành tích lũy kiến thức nên không có cơ hội cải thiện thu
nhập. Đây là điều mà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới điều quan tâm.
3.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình.
3.3.1. thu nhập trong vùng phân tích theo giới tính.
Thu nhập trung bình của Nam và của Nữ trong vùng là khác nhau.Điều này phù
hợp với những nghiên cứu trước của các tác gải trên thế giới cũng nhu ở Việt Nam. Điều
này được lý giải là do quan niệm xã hội cũng như tâm sinh lý, Nam giới có nhiều cơ hội
để xin việc làm hơn và điều kiện tham gai công tác tốt hơn nữ giới nên thu nhập của họ
cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Sự khác biệt thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4.thu nhập trung bình theo giới tính ở tp.HCM
Trang 23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đơn vị tính:1000đ
Nguồn: tính toán của tác gải từ bộ số liệu
Chúng ta thấy thu nhập của Nam giới cao hơn nữ giới. Trung bình thu nhập Nam
giới là 29989,917 ngàn đông/người/năm trong khi thu nhập nữ giới chỉ đạt 23980,426
ngàn đồng/người /năm. Ta thấy thu nhập của nữ bằng 80 5 thu nhập cuat Nam. Điều này

cho thấy sự bất bình đẳng trong thu nhập của Nam và Nũ trong vùng là có xảy ra.
3.3.2. Thu nhập trong vùng theo bằng cấp cao nhất và số năm đi học.
Sự khác biệt về bằng cấpthể hiện sự đầu tư cho đi học, trình độ cũng như kỹ năng
nghề nghiệp của cá nhân, vậy có sự khác biệt trong thu nhập giữa các bằng cấp với nhau
hay không chúng ta hãy xem bảng số liệu sau:
Bảng 3.5. Thu nhập phân theo bằng cấp cao nhất ở tp.HCM.

Đơn vị tính: 1000đ
Nguồn: tính toán của tác giả từ bộ số liệu.
Qua bảng số liệu chúng ta thấy được thu nhập của người dân tang dần khi bằng
cấp càng cao. Điều này cho chúng ta một bằng chứng rõ nét về mối quan hệ giữa thu
Trang 24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nhập và bằng cấp đạt được. Sự chênh lệch càng tăng lên khi bằng cấp càng cao. Đặc biệt
sự chênh lệch thu nhập giữa thạc sĩ và đại học là cao nhất 41973,677 ngàn đồng/năm cho
thấy sự coi trọng những người có trình độ cao trong vùng và phù hợp với xu hướng phát
triển nguồn nhân lực của vùng cũng như của Việt Nam. Sự phân phối thu nhập như vậy
đã tạo được động cơ để mọi người cố agwngs đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao
kiến thức cũng như kỹ năng của mình.
Tác động tương đương với bằng cấp đạt được là số năm đi hcoj của cá nhân.
Trong mô hình hồi quy đưa ra, tác gải cũng đưa ra giả thuyết là số năm đi học có ảnh
hưởng đến thu nhập của người lao động ở tp.HCM.
Tóm tắt chương 3:
Trong chương này tác giả đã tìm hiểu về cuộc điều tra mức sống dân cư
VHLSS20110, mục tiêu, cách thức cũng như bảng câu hỏi để điều tả mức sống. Trên cơ
sở dữ liệu đã thu thập từ bộ dữ liệu của tổng cục thống kê, tác giả trình bày tổng quan về
thu nhập của người dân trong vùng trên cả nước
CHƯƠNG 4
MÔ HÌNH HỒI QUY THỰC NGHIỆM
Qua thống kê mô tả của các biến ở chương trên, chúng ta thấy được mối quan hệ

giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Chương này sẽ sử dụng phần mềm SPSS 16
để thực hiện hồi quy và kiểm định để xác định sự tác động của số năm đi học lên thu
nhập.
4.1. Mô hình hồi quy.
4.1.1. Tính toán các biến trong mô hình.
Thông qua các nghiên cứu trước và tổng hợp các lý thuyết tác gải đã đưa ra
phương trình hồi quy như sau:
Trang 25

×