Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Những vấn đề cơ bản về đội TNTP Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.61 KB, 14 trang )

1. Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh là lĩnh
vực thuộc khoa học giáo dục.
- Công tác Đội là một môn khoa học nghiên
cứu về tổ chức và hoạt động của Đội. Môn
học này chỉ ra các nguyên tắc, phương pháp,
nội dung, hình thức hoạt động của tổ chức
Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Đội TNTP.HCM là một lực lượng giáo dục,
cùng với nhà trường thực hiện các mục tiêu
đào tạo, bồi dưỡng thiếu nhi thành những
con người mới phát triển toàn diện:
+ Mục tiêu: Con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công
dân tốt, phấn đấu trở thành Đoàn viên TNCS
Hồ Chí Minh.
+ Nội dung giáo dục: 5 điều Bác Hồ dạy.
BÀI 1
NHẬP MÔN CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
2. Đặc điểm môn học.
- Khoa học:
+ Môn công tác Đội là một phân môn của giáo dục học -> phải
tuân thủ những nguyên tắc, phương pháp, hình thức, nội
dung… của lý luận giáo dục học.
+ Hoạt động Đội bao giờ cũng phải tính đến đặc điểm lứa tuổi,
tâm sinh lý, đặc điểm cá nhân… của thiếu nhi và tập thể Đội. Đó
chính là khoa học tâm lý.
+ Lĩnh vực khoa học về công tác Đội có mối liên hệ với nhiều
môn khoa học tự nhiên, xã hội
Tuy nhiên, công tác Đội có đặc thù riêng, vì vậy không máy móc
thực hiện theo những lý luận, nguyên tắc, phương pháp… của
khoa học giáo dục, của khoa học tâm lý, mà phải vận dụng phù
hợp với mục tiêu giáo dục, nguyên tắc hoạt động, phương pháp


công tác…của chức Đội TNTP.
BÀI 1
NHẬP MÔN CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
2. Đặc điểm môn học.
- Nghệ thuật:
+ Hoạt động Đội rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, do
các em tự quản, tự giác, chủ động thực hiện, có sự phụ trách của Đoàn
thanh niên và hướng dẫn của người lớn -> hoạt động Đội khác với
hoạt động dạy học trong nhà trường: Phụ trách và các nhà sư phạm
định hướng, hướng dẫn, thiếu nhi chủ động sáng tạo, tự quản. + Hoạt
động Đội luôn mang tính lãng mạn và màu sắc vui chơi, thu hút đông
đảo thiếu nhi ở các lứa tuổi, không phân biệt dân tộc, giới tính, hoàn
cảnh…cùng tham gia. Vì vậy, hoạt động Đội phải luôn đổi mới hình
thức, luôn phát triển về nội dung và tổ chức với đủ loại quy mô thì
mới đáp ứng yêu cầu của thiếu nhi.
+ Hoạt động đội mang tính xã hội, cần sự phối hợp của nhiều nhiều
LLXH , phải có nghệ thuật vận động, lôi cuốn các LLGD xã hội cùng
tham gia.
BÀI 1
NHẬP MÔN CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
3. Một số khái niệm cơ bản:
- Công tác Đội TNTP: Là khái niệm chỉ quá trình hai mặt của hoạt
động đội bao gồm hoạt động của thiếu niên, nhi đồng do tổ chức Đội
TNTP tổ chức và thực hiện và hoạt động của người lớn có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chức Đội TNTP và bản thân các em
thông qua tổ chức Đội.
- Phong trào thiếu nhi: Là khái niệm chỉ những hoạt động có qui mô
lớn với đông đảo thiếu nhi tham gia, dưới sự chỉ đạo của Đội
TNTP.HCM,nhằm góp phần vào phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc XHCN.

Phong trào thiếu nhi Việt Nam là một bộ phận hợp thành phong trào
trẻ em và thanh niên dân chủ thế giới.
- Tự quản của Đội: Là khái niệm thuộc phạm trù nguyên tắc hoạt
động Đội, chỉ sự tự nguyện tự giác, chủ động tham gia các hoạt động
của đội viên và tập thể Đội, có sự phụ trách của Đoàn TNCS và sự
hướng dẫn sư phạm của người lớn, chỉ rõ tính chất chính trị quần
chúng của tổ chức Đội.
BÀI 1
NHẬP MÔN CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
I. Sự quan tâm của Đảng cộng sản Việt Nam, của Bác Hồ và của
nhà nước ta với thiếu nhi Việt Nam và tổ chức Đội TNTP Hồ Chí
Minh.
1. Trẻ em là tương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc của mỗi
gia đình.
- “Con hơn cha là nhà có phúc”, “Tre già măng mọc”
- Xây dựng “Một nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục phát triển
hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu” và “Chăm lo dạy dỗ con
em nhân dân thành người cán bộ tốt của nước nhà”.
- “Vì lợi ích mười năm trồng cây; vì lợi ích trăm năm trồng người”
2. Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam và
tổ chức Đội TNTP HCM
- Ngày 15/5/1941 Đảng cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Đội
TNTP cho trẻ em từ 13 - 16 tuổi và thành lập Hội nhi đồng cứu vong
cho trẻ em từ 9 - 12 tuổi và giao cho Đoàn TNCS phụ trách.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV nhấn mạnh “Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh, chăm lo
giáo dục thiếu niên, nhi đồng theo năm điều Bác Hồ dạy”.
BÀI 2
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI

I. Sự quan tâm của Đảng cộng sản Việt Nam, của Bác Hồ và của
nhà nước ta với thiếu nhi Việt Nam và tổ chức Đội TNTP Hồ Chí
Minh.
3. Việt Nam với việc thực hiện Công ước của LHQ về quyền trẻ
em.
- Việt Nam tham gia thực hiện công ước ngày 20/2/1990, là nước thứ
hai trên thế giới, nước đầu tiên của châu Á đã phê chuẩn công ước.
- Ngày 5/3/1991, tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã
kí “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em”
do Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em thông qua năm 1990 ở Mỹ. Việt
Nam đã đề ra chương trình hành động quốc gia “Vì trẻ em Việt Nam”.
- Tháng 8 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (Khóa VII, kì họp thứ 9) đã thông qua 2 bộ luật quan trọng đó là:
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật phổ cập Giáo dục Tiểu
học. thông qua ngày 12/8/1991 và có hiệu lực ngày 16/8/1991
BÀI 2
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI
II. Sơ lược lịch sử Đội.
1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thành lập Đội TNTP HCM
- Đội TNTP HCM được thành lập theo nhu cầu tất yếu của lịch sử đất
nước. Bởi lẽ lịch sử Đội TNTP HCM và phong trào thiếu nhi Việt Nam
là bộ phận hữu cơ trong lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam và lịch sử Đoàn TNCS HCM.
- Đội TNTP HCM được thành lập cho thấy thiếu niên nhi đồng đã có
tổ chức của mình, có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách của thiếu niên nhi đồng.
- Việc thành lập Đội TNTP HCM còn có tầm quan trọng vì tập hợp các
em trong cùng độ tuổi thiếu niên nhi đồng như vậy các em có cùng
chung về mặt tâm lý, ý thức hoạt động cùng nhau học hỏi, được rèn
luyện và trưởng thành.

BÀI 2
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI
II. Sơ lược lịch sử Đội.
2. Các mốc son tiêu biểu của Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Ngày 15/5/1941: Đội Nhi đồng cứu quốc chính thức được thành lập
tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập gồm 5 đội viên đầu tiên: Nông
Văn Dền bí danh là Kim Đồng, Nông Văn Thàn bí danh là Cao Sơn, Lý
Văn Tinh bí danh là Thanh Minh, Lý Thị Nì bí danh là Thủy Tiên, Lý
Thị Xậu bí danh là Thanh Thủy. Anh Kim Đồng được bầu làm đội
trưởng. Đội Nhi đồng cứu quốc được mặt trận Việt Minh coi là một
thành viên của mình.
- Giữa năm 1946, hai tổ chức Đội TNTP và Hội Nhi đồng cứu vong sát
nhập lấy tên là Đội Thiếu nhi cứu quốc.
- Tháng 3/1951, Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Cứu quốc đã quyết
định đổi tên Đội thiếu nhi cứu quốc thành Đội Thiếu nhi tháng Tám
và thống nhất một số chủ trương mới như thiếu nhi đeo khăn quàng
đỏ, bài ca chính thức, khẩu hiệu, cấp hiệu, phiên chế tổ chức của đội.
BÀI 2
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI
II. Sơ lược lịch sử Đội.
2. Các mốc son tiêu biểu của Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Ngày 1/6/1954, tại chiến khu Việt Bắc, tờ báo đầu tiên của tổ chức Đội
ra đời với tên gọi “Tiền phong Thiếu niên”, tiền thân của tờ báo “Thiếu
niên Tiền phong” ngày nay.
- Tháng 11/1956, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II đã quyết định đổi
tên Đội Thiếu nhi tháng Tám thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt
Nam. Đại hội đã quyết định trao cho tổ chức Đội TNTP Việt nam khẩu
hiệu: “Vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và thống nhất Tổ quốc, sẵn sàng!”.
- Năm 1961, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Đội TNTP Việt

Nam, Bác hồ đã gửi thư cho thiếu nhi cả nước và căn dặn các em 5
điều.
- 15/5/1966, nhân kỉ niệm 25 năm ngày thành lập Đội TNTP Việt Nam,
Bác Tôn Đức Thắng, thay mặt Đảng và Nhà nước đã trao cho Đội lá cờ
thêu 16 chữ vàng: “Vâng lời Bác dạy, làm nghìn việc tốt, chống Mỹ, cứu
nước, thiếu niên sẵn sàng”.
BÀI 2
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI
II. Sơ lược lịch sử Đội.
2. Các mốc son tiêu biểu của Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Ngày 30/1/1970, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho Đội
được mang tên Bác Hồ vĩ đại: Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Tháng 6/1976, Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã trao cho Đội
khẩu hiệu mới: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ
đại, hãy sẵn sàng!”
- Tháng 5/2001, nhân kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Đội, Đảng và
Nhà nước ta trao tặng Huân chương Sao vàng – huân chương cao quý
nhất cho tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt
Nam vì đã có nhiều công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng
của Đảng và dân tộc.

BÀI 2
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI
Nêu những hiểu biết về tổ chức Đội TNTP
Hồ Chí Minh
Thời gian thảo luận: 30 phút.
Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
THẢO LUẬN NHÓM
Sơ lược
lịch sử Đội

Mục đích, tính chất
Vai trò, vị trí
nhiệm vụ
Hệ thống tổ
chức
Những vấn
đề chung về
Đội TNTP Hồ
Chí Minh
- Gồm các cấp: Liên đội, Chi đội và Hội đồng đội các cấp từ xã
phường đến Trung ương.
- Liên đội là cấp cao nhất của tổ chức cơ sở Đội (Cấp dưới là
Chi đội và phân đội)
- Hội đồng đội do Đoàn TN cùng cấp lập ra.
Hoạt động giáo
dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức
Hoạt động
phục vụ học
tập văn hóa
Hoạt động
lao động và
sáng tạo
Hoạt động
của Đội
Hoạt động giáo
dục tinh thần
đoàn kết, hữu
nghị quốc tế
Hoạt động

vui chơi
giải trí
Hoạt động giáo
dục thẩm mỹ
Phương pháp
hoạt động tập thể
mang tính xã hội
Phương pháp
trò chơi
Phương pháp
thuyết phục
Phương
pháp công
tác Đội
Phương pháp
khen thưởng
và khiển trách
Phương pháp
giao nhiệm vụ
Phương pháp
thi đua

×