Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

giáo trình mô đun dịch hại cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 101 trang )



1



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN








GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP

Trình độ: Sơ cấp nghề











2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 01



3

LỜI GIỚI THIỆU
Trước thực trạng dạy nghề, định hướng đổi mới và phát triển dạy nghề
của nước ta đến năm 2020. Để đạt được mục tiêu tăng cường các điều kiện đảm
bảo chất lượng dạy nghề, việc xây dựng giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là
rất quan trọng. Giáo trình mô đun “Dịch hại cây trồng” của “Nghề quản lý dịch
hại tổng hợp” trình độ sơ cấp nghề được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt
được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.
Mô đun dịch hại cây trồng là một mô đun cơ sở quan trọng của chương
trình đào tạo nghề quản lý dịch hại tổng hợp. Mô đun dịch hại cây trồng cung
cấp những kiến thức cơ bản về triệu chứng, đặc điểm sinh học, phát sinh, phát
triển gây hại của các loài dịch hại chủ yếu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
năng suất và phẩm chất cây trồng. Trên cơ sở đó người học nhận biết, chẩn đoán
các loài dịch hại để đề xuất biện pháp quản lý dịch hại hợp lý, hiệu quả. Xuất
phát từ mục tiêu đào tạo và vị trí mô đun, trong quá trình biên soạn giáo trình
chúng tôi đã cố gắng trình bày ngắn gọn để người học tiếp thu tốt hơn.

Trong mô đun dịch hại cây trồng, chúng tôi muốn giới thiệu cho người
học và bạn đọc các nội dung chính như sau:
- Sâu hại cây trồng
- Bệnh hại cây trồng
- Cỏ dại hại cây trồng
- Sinh vật khác cây trồng
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng biên soạn những phần hướng dẫn chi tiết để
giúp người học rèn luyện các thao tác, kỹ năng nghề gồm các câu hỏi, bài tập
theo từng bài học.
Thay mặt những người tham gia biên soạn chương trình, giáo trình,
chúng tôi chân thành cảm ơn Vụ Tổ Chức Cán Bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Bộ, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia. Ban Giám Hiệu trường
Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ. Cán bộ Trung tâm bảo vệ thực vật phía
Nam, các Chi cục bảo vệ thực vật Tiền Giang, Long An, Bến Tre. Cán bộ,
Giảng viên, Giáo viên trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã tạo điều


4

kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm
định và Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình.
Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và
người lao động trực tiếp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật để chương trình, giáo trình
được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.
TM nhóm tác giả

Tiền Giang, ngày tháng 8 năm 2011
1. Chủ biên: Nguyễn Thanh Bình
2. Hiệu chỉnh: Ngô Hoàng Duyệt


5

MỤC LỤC
Contents
MÔ ĐUN DỊCH HẠI CÂY TRỒNG 6
Bài 1: SÂU HẠI CÂY TRỒNG 6
1. Khái niệm chung về sâu hại cây trồng 6
2. Nhóm sâu chích hút 7
3. Nhóm sâu ăn lá, bông 21
4. Nhóm sâu đục thân, đục trái 30
BÀI 2: BỆNH HẠI CÂY TRỒNG 42
1. Khái niệm chung về bệnh hại cây trồng 42
2. Bệnh hại do nấm 43
3. Bệnh hại do vi khuẩn 56
4. Bệnh hại do tác nhân khác 61
Bài 3: CỎ DẠI HẠI CÂY TRỒNG 68
1. Khái niệm chung về cỏ dại 68
2. Nhóm cỏ họ hòa bản 70
3. Nhóm cỏ chác, lác 76
4. Nhóm cỏ lá rộng 79
Bài 4: SINH VẬT KHÁC HẠI CÂY TRỒNG 83
1. Nhện hại cây trồng 83
2. Chuột hại cây trồng 87
3. Ốc hại cây trồng 91
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 97

I. Vị trí, tính chất của mô đun: 97
II. Mục tiêu: 97
III. Nội dung chính của mô đun: 97
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 98
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 99
VI. Tài liệu tham khảo 100





6

MÔ ĐUN DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
Mã mô đun: MĐ 01

Giới thiệu mô đun
Mô đun này nhằm mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức cơ
bản về dịch hại như triệu chứng gây hại, đặc điểm hình thái, sinh học và sự phát
sinh phát triển của loài dịch hại. Trên cơ sở đó, người học xác định được thành
phần dịch hại chủ yếu, nhận biết hoặc chẩn đoán được loài dịch hại trên đồng
ruộng thông qua triệu chứng, hình thái của chúng.
Để học tốt mô đun này, người học cần phải tham khảo giáo trình, học lý
thuyết và thực hiện đầy đủ các bài thực hành để có được kỹ năng nhận biết hoặc
chẩn đoán được loài dịch hại trên đồng ruộng.

Bài 1: SÂU HẠI CÂY TRỒNG
Mã bài:MĐ01-1
Mục tiêu:
+ Về kiến thức:

- Hiểu được các khái niệm về sâu hại, thành phần sâu hại, loài sâu hại chủ yếu;
- Mô tả được đặc điểm cơ bản về ký chủ, đặc điểm hình thái, sinh học,
cách gây hại và sự phát sinh phát triển của sâu hại.
+ Về kỹ năng:
- Xác định được thành phần, loài sâu hại chủ yếu thông qua triệu chứng,
hình thái;
- Nhận biết được các pha phát dục của sâu trên đồng ruộng.
A. Nội dung:
1. Khái niệm chung về sâu hại cây trồng
1.1. Khái niệm về sâu hại cây trồng
Sâu hại là những động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp
chuyên gây hại trên cây trồng. Cơ thể chúng gồm 3 phần rỏ rệt: đầu, ngực, bụng.
Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.
1.2. Tác hại của sâu hại cây trồng
1.2.1. Thiệt hại do sự ăn phá trực tiếp
Hầu hết sự thiệt hại trên cây trồng được gây ra là do sự ăn phá trực tiếp
trên cây trồng của côn trùng. Sự thiệt hại thay đổi tùy theo nhóm côn trùng, tùy
theo các đặc tính nội tại của côn trùng cũng như các điều kiện môi trường. Sự
thiệt hại có thể từ rất nhẹ đến gây chết toàn bộ.
1.2.2. Thiệt hại do đẻ trứng
Một số côn trùng có tập quán đẻ trứng trong các bộ phận của cây, tập
quán này đã ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây trồng, một
số loài ve sầu khi đẻ trứng vào cành thường làm cho cành dễ bị gãy, một số loại
khác đẻ trứng vào lá, vào trái làm cho lá và trái không phát triển bình thường và
làm trái kém chất lượng.


7

1.2.3. Thiệt hại do truyền bệnh cho cây trồng

Trong thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rõ vai
trò của côn trùng trong việc truyền bệnh cho cây trồng, khoảng 200 loại bệnh
trên cây trồng là do côn trùng truyền, và đa số bệnh này là bệnh siêu vi khuẩn.
Côn trùng có thể truyền bệnh cho cây bằng 3 cách:
- Khi côn trùng chích hút cây trồng để lấy thức ăn, vết chích là cửa ngõ
cho mầm bệnh xâm nhập vào cây trồng. Nhiều loại mầm bệnh đã xâm nhập vào
cây bằng phương thức này.
- Mầm bệnh có thể được mang trên hay trong cơ thể côn trùng và được
côn trùng truyền từ cây nầy sang cây khác. Các loài ruồi và ong là tác nhân chủ
yếu để truyền bệnh theo phương thức này.
- Mầm bệnh có thể được tích trữ trên cơ thể côn trùng trong một thời gian
ngắn hoặc trong cơ thể côn trùng trong một thời gian dài và được tiêm vào cây
trồng khi côn trùng chích hút. Các loài côn trùng chích hút như rầy mềm, rầy
nâu, rầy xanh, rầy chổng cánh là tác nhân truyền bệnh chủ yếu của phương
thức này, hầu hết các bệnh được truyền là bệnh siêu vi khuẩn, vi khuẩn,
mycoplasma, như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa được truyền bởi rầy nâu,
bệnh khảm trên mía được truyền bởi rầy mềm, bệnh vàng lá gân xanh trên cam
quít được truyền bởi rầy chổng cánh, bệnh Mycoplasma chủ yếu được truyền
bởi rầy lá.
- Sự thiệt hại gây ra do sự ăn phá trực tiếp của côn trùng có thể rất quan
trọng, nhưng một tác nhân truyền bệnh, dù chỉ một vài cá thể cũng có thể làm
giảm năng suất cây trồng một cách trầm trọng và có thể giết hàng loạt cây trồng
và khi cây đã bị nhiễm các loại bệnh nầy thì rất khó trị.
2. Nhóm sâu chích hút
2.1. Nhóm sâu chích hút trên cây lƣơng thực
2.1.1 Bù lạch (bọ trĩ) (Stenchaetothrips oryzae Bagnall) hại lúa
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bù lạch rất nhỏ, dài từ 1-1,5 mm, màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ. Hai đôi
cánh hẹp, mang nhiều lông như lông chim trĩ nên còn có tên là "bọ trĩ", xếp dọc
trên lưng khi nghỉ.

- Trứng hình bầu dục, dài từ 0,20-0,25 mm, màu trắng trong, chuyển sang
vàng khi sắp nở, thời gian ủ trứng từ 3-5 ngày.
- Sâu non có màu vàng nhạt, lớn đủ sức dài khoảng 1 mm, hình dạng giống
sâu trưởng thành nhưng không cánh.



8

Hình 1.1.1: Bọ trĩ hại lúa - a: Sâu trưởng thành; b: trứng;
c: sâu non (nguồn: Reissig và ctv., 1986)
- Sâu trưởng thành màu nâu đậm, rất linh hoạt, có thể bay một khoảng xa
vào ban ngày để tìm ruộng lúa mới. Khi bị khuấy động sâu trưởng thành thường
nhanh nhẹn nhảy đi chỗ khác lẫn trốn hay rơi xuống đất.
- Bù lạch thích hoạt động vào những ngày trời râm mát hoặc ban đêm, trời
nắng thường ẩn trong lá non hay chóp lá cuốn lại. Sâu trưởng thành cái thích đẻ
trứng ở những đám lúa, mạ hoặc cỏ dại xanh tốt.
- Sâu non sau khi nở thường sống tập trung nhiều con trong lá non. Khi lá
nở ra hoàn toàn, sâu non chuyển vào đầu chóp lá non còn cuốn lại. Với mật độ
từ 1-2 con trên một cây, chóp lá non có thể bị cuốn; 5 con trên một cây, chóp lá
có thể bị cuốn từ 1-3 cm và nếu mật độ nhiều hơn 10 con trên một cây lá có thể
bị cuốn toàn bộ và héo khô.
- Sâu trưởng thành và sâu non đều chích hút nhựa lá lúa, nhất là lá non. Lá
lúa bị bù lạch gây hại thường có sọc trắng bạc dọc theo gân, chóp bị cuốn lại và
bù lạch sống bên trong chóp lá cuốn lại, trời mát mới bò ra ngoài.
- Với đặc tính sinh sống là thường ẩn mình trong chóp lá cuốn lại nên bù
lạch chỉ thích tấn công trên các ruộng lúa bị khô, lá lúa cuốn lại; nếu ruộng đầy
đủ nước, lá lúa mở ra, bù lạch không còn chỗ trú ẩn nên dễ bị chết.
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác: Cho ruộng ngập nước cao hơn ngọn lá lúa khoảng 2

ngày, sau đó bón thêm phân, cây lúa sẽ vượt qua được. Không để ruộng khô.
- Biện pháp hóa học:
Khi mật độ cao kết hợp ruộng thiếu nước, chúng ta có thể sử dụng một
trong các loại thuốc sau thuốc có hoạt chất sau: Imidaclorid, Fipronil,
Abamectin,… để phun.
2.1.2 Rầy nâu (Nilapavata lugens ) hại lúa
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Rầy nâu có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Cánh trong
suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh trước có một đốm đen, khi hai cánh xếp lại hai
đốm này chồng lên nhau tạo thành một đốm đen to trên lưng.

Hình 1.1.2: Rầy nâu hại lúa
- Rầy đực có cơ thể dài từ 3,6-4,0 mm. Rầy cái màu nâu nhạt và kích
thước cơ thể to hơn rầy đực; chiều dài cơ thể từ 4 đến 5 mm, bụng to tròn, ở
khoảng giữa mặt dưới bụng có bộ phận đẻ trứng bén nhọn màu đen.


9

- Rầy trưởng thành rầy nâu có 2 dạng cánh:
+ Cánh dài che phủ cả thân và chủ yếu dùng để phát tán.
+ Cánh ngắn phát sinh nhiều khi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp, và có
khả năng đẻ trứng rất cao (300-400 trứng).
- Trứng rầy nâu được đẻ thành từng hàng
vào bên trong bẹ cây lúa, mỗi hàng có từ 8-30
trứng. Trứng rầy giống hình hạt gạo, dài từ 0,3-
0,4 mm, mới đẻ màu trắng trong, sắp nở màu
vàng. Thời gian ủ trứng từ 5-14 ngày.



Hình 1.1.3: Trứng rầy nâu
- Rầy non hay còn gọi là rầy cám, khi mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, càng
lớn rầy càng chuyển thành màu nâu nhạt. Sâu non rầy nâu tuổi lớn rất giống Sâu
trưởng thành cánh ngắn nhưng cánh ngắn hơn và đục, trong khi cánh của sâu
trưởng thành cánh ngắn thì trong suốt với các gân màu đậm. Sâu non rầy nâu có
5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 14 - 20 ngày.
- Cả rầy trưởng thành và rầy non đều thích sống dưới gốc cây lúa và có
tập quán bò quanh thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước hay nhảy lên tán lá để lẩn
tránh khi bị khuấy động. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật
độ cao có thể gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa
Cả rầy trưởng thành và rầy non rầy nâu đều chích hút cây lúa bằng cách
cho vòi chích hút vào bó mạch dẫn hút nhựa. Trong khi chích hút rầy tiết nước
bọt phân hủy mô cây, tạo thành một bao chung quanh vòi chích hút, cản trở sự
di chuyển nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô
héo, gây nên hiện tượng "cháy rầy".
Ngoài ảnh hưởng gây hại trực tiếp như trên, rầy nâu còn gây hại gián tiếp
cho cây lúa như:
- Mô cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư
do sự xâm nhập của một số loài nấm, vi khuẩn.
- Phân rầy tiết ra có chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh gốc lúa,
cản trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.
- Rầy nâu thường truyền các bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá cho cây lúa, trầm
trọng nhất là bệnh lùn xoắn lá. Triệu chứng để nhận diện bệnh này là bụi lúa vẫn
giữ màu xanh dù đã đến lúc thu hoạch, chóp lá xoắn lại, lá rách dọc theo bìa, cây
đâm thêm chồi ở các đốt phía trên. Nhìn chung, cả bụi lúa lùn hẳn và lá có màu
xanh đậm. Mức độ lùn của cây lúa còn tùy thuộc vào thời gian lúa bị nhiễm
bệnh:
+ Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh sớm, trong tháng đầu sau khi sạ, bụi lúa lùn
hẳn và thất thu hoàn toàn.
+ Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, bụi lúa bị lùn ít và có thể trổ

bông nhưng rất ít hoặc đòng lúa không thoát ra được, hạt bị lép nhiều, năng suất
thất thu khoảng 70%.


10

+ Nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn nữa, từ khi lúa tròn mình trở về
sau, bụi lúa sẽ không lùn và có thể trổ bông nhưng bông lúa bị lép nhiều và có
thể thất thu đến 30%.
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp sử dụng giống: Nên trồng nhiều giống lúa có tính kháng trung bình
trên đồng ruộng cùng một lúc để tránh tình trạng rầy quen thức ăn và để tránh áp
lực của rầy khi rầy bộc phát.
- Biện pháp canh tác:
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Sạ lúa, gieo mạ, cấy lúa đúng thời vụ, gọn, tránh mùa vụ gối nhau làm
lúa hiện diện liên tục trên đồng ruộng.
+ Mật độ sạ: Không nên sạ, cấy dày.
+ Gieo sạ lúa theo lịch né rầy.
+ Nên bón phân theo bảng so màu lá.
- Biện pháp sinh học:
+ Cho vịt con, cá vào ruộng lúa.
+ Bảo vệ thiên địch
+ Dùng chế phẩm sinh học: nấm xanh, nấm trắng, Buprofezin,
- Biện pháp hoá học: Thăm ruộng thường xuyên để ghi nhận mật độ của rầy
cũng như thành phần và số lượng thiên địch hiện diện trên đồng ruộng để quyết
định việc áp dụng thuốc trừ rầy.
2.1.3 Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta) hại lúa
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Sâu trưởng thành có màu xanh hơi pha nâu

ở trên lưng và màu vàng nâu ở mặt bụng,
dài từ 14-18 mm. Đời sống của sâu trưởng
thành có thể đến 2-3 tháng, trong thời gian
này một sâu trưởng thành cái có khả năng
đẻ từ 250-300 trứng trong vòng khoảng 8
tuần.

Hình 1.1.4: Bọ xít hôi hại lúa
- Trứng được đẻ thành nhiều hàng trên phiến lá, ở cả hai mặt, hoặc bẹ lá,
mỗi ổ có từ 10-30 trứng.
- Trứng hình bầu dục, hơi dẹp, dài từ 1,2-1,4 mm, mới đẻ màu trắng đục,
sắp nở màu nâu đen bóng. Thời gian ủ trứng là 5-8 ngày. Trứng được đẻ thành
từng hàng song song trên phiến lá từ 10-20 trứng, dọc gân chính, ở mặt trên lá.
Sâu non có 5 tuổi, màu xanh lá cây nhạt, râu màu nâu đậm, mới nở dài khoảng 2
mm, tuổi lớn nhất dài từ 12-14 mm. Thời gian phát triển của giai đoạn sâu non
từ 15-22 ngày.
- Vòng đời bọ xít hôi từ 31- 40 ngày.


11

- Sâu non và sâu trưởng thành thường tập trung trên bông lúa, chích hút
hạt lúa đang ngậm sữa bằng cách dùng vòi chọc vào giữa 2 vỏ trấu, chích hút hạt
lúa, làm hạt bị lép hoặc lửng, rất dễ vở khi xay.
Vết chích hút do bọ xít để lại là một đốm nâu trên hạt lúa do nấm bệnh tấn công.
Khi cây lúa còn non, bọ xít có thể chích hút trên lá và đọt non
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác:
+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ (nhất là cỏ lồng vực).
+ Gieo sạ đồng loạt, không sạ muộn.

- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.
- Biện pháp hóa học: Khi mật độ bọ xít cao dùng thuốc Dimethoate,
Chlopyrofos ethyl…
2.1.4 Bọ xít đen (Scotinophara sp.) hại lúa
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Trưởng thành màu đen hoặc nâu đen,
dài 8-10 mm, rộng 5-6 mm, hai bên đốt ngực
có gai nhọn, khi bị động nó tiết ra mùi hôi.
- Trứng được đẻ thành từng ổ 15-20
trứng xếp thành 3-4 hàng dọc trên các bẹ lá,
phiến lá gần mặt nước ruộng. Trứng có dạng
hình trụ (giống như cái trống), màu hồng hơi
xanh. Một con cái có thể đẻ đến 200 trứng.


Hình 1.1.5: Bọ xít đen hại lúa
- Sâu non hình dạng giống trưởng thành, không cánh, màu vàng rơm, trên
đó có những chấm đen, bò chậm chạp và có 5 tuổi.
- Bọ xít đen tập trung trên thân cây lúa hút nhựa (như rầy nâu) để lại
những đốm màu vàng, dần dần làm cho cây lúa bị vàng lá chân. Nếu bị hại nhẹ
cây phát triển kém, còi cọc, cây vàng dần, trổ không thoát, nếu bị hại nặng cây
khô héo, chết từng khóm, từng chòm giống như bị cháy rầy. Nếu bị hại ở thời kỳ
trổ thì bông lúa dễ bị lép, hoặc bạc trắng làm thiệt hại năng suất rất nhiều.
- Bọ xít đen có thể phát sinh gây hại các vụ lúa trong năm, tác hại thường
cao trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Mưa nhiều thích hợp chọ bọ xít đen
phát triển. Trong vụ lúa, bọ xít đen thường phát sinh gây hại khi lúa ở giai đoạn
đẻ nhánh rộ đến có đòng.
Biện pháp quản lý:

- Biện pháp canh tác:
+ Gieo cấy mật độ vừa phải, sạ thưa, sạ hàng làm giảm tác hại của bọ xít
đen.
+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, diệt lúa chét, đốt rơm rạ diệt ổ trứng, cày
diệt bọ xít trú ẩn dưới đất.


12

+ Làm sạch cỏ dại trong ruộng và bờ bao.
+ Dùng bẫy đèn để bắt bọ xít trưởng thành.
+ Bơm nước vào ruộng trước khi phun thuốc để dồn bọ xít lên phía trên,
khi phun hướng vòi xuống phần thân lúa và phun vào chiều mát là lúc bọ xít có
xu hướng bò lên thân gây hại.
- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.
- Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc Dimethoate, Chlopyrofos ethyl…
2.2. Nhóm sâu chích hút trên cây rau
2.2.1 Bù lạch (bọ trĩ) (Thrips palmi Karny) hại cây họ bầu, bí, dƣa
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bù lạch có cơ thể rất nhỏ, khoảng 1 mm, màu vàng hơi nâu, hai mắt đen.
Sâu trưởng thành có thể sống đến 2 tháng và đẻ khoảng 200 trứng.
- Sâu non rất giống sâu trưởng thành nhưng màu nhạt hơn, gồm 2 tuổi kéo
dài độ 3-4 ngày. Nhộng phát triển trong từ 3-4 ngày.
- Bù lạch thường đẻ trứng trong mô lá.
Cả sâu non và sâu trưởng thành bù lạch
thường sống, Gây hại ở mặt dưới lá và
hay chui vào gần gân để trốn.


Hình 1.1.6: Bù lạch hại lá dưa
- Bù lạch thường chích cho nhựa cây
chảy ra để hút ăn, đôi khi còn cạp cả
mô lá hoặc cây. Lá cây bị bù lạch gây
hại sẽ có dạng quăn queo, lá non biến
dạng và bị cong xuống phía dưới. Đọt
non bị bù lạch tấn công không phát
triển dài ra được mà chùn lại và cất cao
lên, nên nông dân thường gọi là hiện
tượng "đầu lân" hay "bắn máy bay"
trên dưa hấu.

Hình 1.1.7: Bù lạch hại đọt dưa
- Bù lạch còn truyền bệnh khảm do vi rút làm vàng và xoăn lá, cây không
chết nhưng ra hoa mà không cho trái.
Biện pháp quản lý:
a- Biện pháp canh tác:
- Đốt tàn dư thực vật
- Dùng màng phủ nông nghiệp.
- Kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện sớm.


13

- Dùng bẫy màu vàng đặt vào rẫy từ khi cây con đến lúc trổ hoa để xác định
mật độ và quyết định khi nào áp dụng thuốc.
b- Biện pháp hóa học: Nên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh bù lạch quen
thuốc. có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc sau Abamectin, Imidachlorid,
Fipronil…
2.2.2 Rầy mềm (Aphis gossypii)

Đây là loài có phân bố rất rộng và đa ký chủ, tấn công nhiều loại rau màu
như cà chua, thuốc lá, bầu bí dưa, ớt
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
Sâu trưởng thành có hai dạng:
- Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5-
1,9 mm và rộng từ 0,6-0,8 mm. Toàn thân
màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp; một
ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
- Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2-1,8
mm, rộng từ 0,4-0,7 mm. Đầu và ngực màu
nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có
khi xanh đậm

Hình 1.1.8: Rầy mềm hại cây rau
- Rầy tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho
các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá.
- Trên cây dưa, rầy gây hại trầm
trọng nếu tấn công các dây chèo hay
đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm thường tập
trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá
bị quăn queo và phân tiết ra thu hút
nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của trái.


Hình 1.1.9: Rầy mềm hại cây rau
- Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật
độ cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng
trái hay trái bị méo mó.
- Trên cây bông vải, những dịch mật do rầy tiết ra rơi vào quả nang và lá

đang mở ra sẽ là môi trường cho nấm mốc phát triển và gây khó khăn cho việc
thu hoạch bông vải.
Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây
bị mất sức, lùn và chết.
Biện pháp quản lý:
a- Biện pháp canh tác:
- Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại.
- Phủ rơm lên líp từ khi có cây con đến khi cây trổ hoa.
- Không nên bón nhiều phân đạm.


14

b- Biện pháp hóa học:
- Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị như: Abamectin,
Emamectin, Imidachlorid, Fipronil…
- Sử dụng thuốc trừ sâu nên để ý đến quần thể thiên địch của rầy mềm.
2.3. Nhóm sâu chích hút trên cây ăn trái
2.3.1 Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayama) hại cây có múi
Đặc điểm và hình thái, sinh học và gây hại:
- Đây là loài rầy rất nhỏ, sâu trưởng thành
dài từ 2,5-3 mm, có cánh dài, màu xám đen với
vệt trắng lớn chạy từ đầu đến cuối cánh, lúc đậu
cánh và bụng nhô cao hơn khỏi đầu. Rầy cái có
bụng to màu vàng cam trong khi bụng của rầy
đực nhỏ màu xám xanh. Vài ngày sau khi vũ hóa
rầy bắt cặp và đẻ trứng.


Hình 1.1.10: Rầy trưởng

thành
- Trứng rất nhỏ, màu vàng, hình bầu dục,
dài khoảng 0,3 mm có đầu nhọn và được đẻ
đính thẳng vào mặt lá non thành từng chùm từ
3-5 cái, hoặc đôi khi đẻ rải rác trên chồi. Thời
gian ủ trứng từ 3-7 ngày.

Hình 1.1.11: Trứng rầy
- Sâu non hình bầu dục dẹp, màu xanh lục
ngả vàng, di chuyển chậm chạp. Sâu non có 5
tuổi, phát triển trong thời gian từ 11-25 ngày.
Vòng đời của rầy chổng cánh từ 18-40
ngày.


Hình 1.1.12: Sâu non
- Sâu trưởng thành ít khi bay hoặc chỉ bay một đoạn ngắn, đẻ trứng thành
từng nhóm trên đọt non.
- Ở tuổi nhỏ sâu non thường sống tập trung và tiết ra các sợi sáp trắng
quanh nơi sinh sống.
- Rầy tạo mật độ cao vào đầu mùa mưa, khi cây ra lá non và trổ hoa. Cả
sâu non và sâu trưởng thành tập trung chích hút nhựa của chồi, lá, trái non làm
chồi ngọn bị khô héo, các lá phía dưới bị vàng và quăn queo. Ngoài gây hại trực
tiếp như trên, rầy còn truyền vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh (Greening) cho
nhóm cây cam quýt.
Biện pháp quản lý:
a- Biện pháp canh tác:
Nên điều khiển cho cây ra hoa đồng loạt để dễ dàng phòng trị.
b- Biện pháp hóa học:



15

- Nếu mật độ rầy cao và để hạn chế sự lây lan của bệnh Greening, có thể
phun 1 hoặc 2 lần bằng các loại thuốc trừ rầy thông dụng khi cây ra đọt non.
- Đối với các vườn cây mới trồng, cây ra lá non thường xuyên thì cần theo
dõi kỹ để trừ rầy khi mật độ còn thấp, cây ít có khả năng bị bệnh vàng lá gân
xanh.
2.3.2 Các loài rầy mềm (rệp muội) (Toxoptera aurantii và Toxoptera
citricidus)
Hai loài này gây hại trên cây họ cam quýt và mảng cầu, mít. Riêng loài
Toxoptera aurantii còn có thể sống trên cây cacao, cây thuộc họ bầu ,bí, dưa
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:

Hình 1.1.13: Rầy mềm gây hại cây có múi
Sâu trưởng thành có hai dạng như các loài rầy mềm khác:
- Dạng có cánh: chân và râu đầu màu vàng nâu hơi nhạt. Cơ thể dài từ
1,44-1,80 mm.
- Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,70-1,80 mm, màu nâu đỏ.
- Cả sâu non và sâu trưởng thành đều gây hại cho cây bằng cách chích hút
nhựa lá và cành non làm giảm khả năng tăng trưởng của cây; lá non bị cong và
biến dạng. Đồng thời sự gây hại của rầy mềm cũng làm cho trái bị chín sớm và
giảm phẩm chất. Ngoài ra phân do rầy mềm thải ra có chứa đường sẽ thu hút
nấm đen tới đóng trên thân hay lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác: dùng vòi phun có áp lực mạnh phun trực tiếp lên đọt, trái
có rầy mềm.
- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.

- Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc hóa học Cypermethrin, Fipronil, delta-
cyhalothrin,…


16

2.3.3 Các loài rệp sáp
* Rệp sáp mềm xanh lục (Coccus viridis)
Gây hại trên cây họ cam quýt, ổi,…
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Rệp cái trưởng thành của loài
này có cơ thể hình bầu dục khá đều đặn,
màu xanh lục hơi ngã vàng, hơi dẹp so
với các loài rệp sáp khác, dài 3-4 mm.
- Con cái sinh sản mà không cần
bắt cặp. Trứng nở bên trong mai sáp
mỏng và sâu non tuổi 1 có chân để bò đi
tìm chổ cố định. Vòng đời vào khoảng
4-6 tuần.

Hình 1.1.14: Rệp sáp xanh lục
- Loài này có khả năng di chuyển không những ở thời kỳ rệp non mới nở
mà cả ở giai đoạn chuẩn bị đẻ trứng, nhưng chỉ phát tán một khoảng cách ngắn
đến các cành lá gần nơi sinh sống. Chúng tấn công chủ yếu là ở các chồi non, lá
non hoặc trái non.
- Rệp thường được các loài kiến chăm sóc để ăn mật, trong đó có cả kiến
vàng. Tài liệu cho biết kiến ăn mật có thể làm hạn chế tỉ lệ chết của sâu non tuổi
1 vì nếu mật tích luỹ nhiều quá có thể lây bệnh hoặc dính chân rệp non trong khi
di chuyển.
* Rệp sáp đỏ (Aonidiella aurantii)

Gây hại cây họ cam, quít, đu đủ, ổi,
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Sâu trưởng thành cái không
cánh, thân tròn màu đỏ, đường kính độ
1,8-2 mm, cơ thể được phủ bằng mai
sáp mỏng nhưng hoàn chỉnh và gắn
chặt trên thân cây, nhánh hoặc trên các
cành cây nhỏ. Sâu trưởng thành đực có
cánh và có thể bay đi tìm sâu trưởng
thành cái để bắt cặp.


Hình 1.1.15: Rệp sáp đỏ
- Cả sâu trưởng thành và sâu non đều chích hút nhựa cây hoặc cành làm
cho cành bị khô, cây nhỏ bị chết dễ dàng. Rệp còn tiết phân có chứa chất đường
bám quanh thân hay cành làm cản trở quang hợp, cây phát triển kém.
*Rệp sáp tím (Lepidosaphes beckii)
Gây hại cây xoài, ổi, nhãn,…


17


Hình 1.1.16: Rệp Sáp Tím
* Rầy bông (rệp sáp giả) (Planococcus citri)
- Sâu trưởng thành hình thon, dài khoảng 3 mm, màu vàng nhạt đến vàng
cam. Chất sáp chỉ bao phủ phần lưng của cơ thể.
- Trứng màu vàng, nằm trong một túi do rệp cái tiết ra. Trứng được đẻ trên
trái, lá hay chỗ nứt của vỏ. Thời gian ủ trứng từ 3-6 ngày.


Hình 1.1.17: Rầy bông (rệp sáp giả)
- Rệp gây hại bằng cách chích hút phần non của cây. Phân của rệp thu hút
nấm đen tới làm ảnh hưởng đến quang hợp.
Biện pháp quản lý các loài rệp sáp:
- Biện pháp canh tác: dùng vòi phun có áp lực mạnh phun trực tiếp lên đọt, trái
có rệp sáp.
- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.
- Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc hóa học.
2.3.4 Rầy bông xoài (Idiocerus niveosparsus)
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Rầy trưởng thành có thân dài khoảng
4 mm, cánh màu nâu, trên cánh phần giáp với
ngực có một băng trắng chạy ngang.
- Trứng màu trắng trong khi mới đẻ,
sắp nở chuyển sang màu vàng. Thời gian ủ
trứng từ 4-7 ngày.
- Sâu non khi mới nở có màu trắng
sữa, có 5 tuổi với thời gian phát triển từ 8 đến
10 ngày.

Hình 1.1.18: Rầy bông xoài


18

- Rầy trưởng thành mới vũ hóa rất linh động và liền sau đó di chuyển tới
chồi, lá non, bắt đầu đẻ trứng, ngay cả trên chồi non còn cuốn lại, hoặc trên gân
chính của lá, chúng còn đẻ trứng trên từng hoa nhỏ hay trên cành nhỏ.

- Cả sâu trưởng thành và sâu non đều sống trong lá xoài và nhảy xào xạc
khi bị động đến. Khi xoài trổ bông thì rầy tập trung chích hút trên bông, chồi
non. Rầy cái dùng bộ phận đẻ trừng nhọn ở cuối bụng đẻ trứng rải rác vào bên
trong cuống của chồi non. Rầy đẻ trứng và chích hút nhiều gây ra hai hiện tượng
như sau:
+ Số lượng trứng đẻ nhiều trên các bộ phận trên cành non, bông gây vết
thương làm cho các phần trên bị khô, héo và có thể rụng.
+ Sự tập trung chích hút của sâu trưởng thành và sâu non làm cây bị suy
yếu. Rầy còn tiết ra chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh nơi rầy bám
hoặc các tầng lá phía dưới làm cản trở quang hợp của cây.
- Nếu mật độ rầy cao thì xoài sẽ không đậu bông và rụng trái
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác: Sau khi thu hoạch trái nên tỉa bớt cành cây để giảm nơi trú
ẩn của rầy.
- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học như Fenobucarb (Bassa, Bascide,
Bassan), Buprofezin (Applaud), Dimethoate (Bi 58, Bian), tốt nhất là nên ngừa
sớm khi xoài vừa có nụ hoa nếu quan sát thấy có nhiều rầy trú trong lá. Khi mật
độ khoảng 5 con/phát hoa có thể làm hoa rụng. Khi xoài đang ra hoa nếu áp
dụng thuốc thì nên thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến các côn trùng thụ phấn
hoa. Sau đó nên áp dụng lại nếu mật độ rầy còn cao vào giai đoạn tượng trái.
2.3.5 Bọ xít năm cạnh (Tessaratoma papillosa) hại nhãn, vải, chôm chôm
- Bọ xít trưởng thành là loài bọ xít lớn, dài từ 25-28 mm và ngang từ 13-
18 mm, thân hình lục giác, màu nâu vàng, chân và râu trung bình. Đặc biệt là
chúng tiết ra mùi hôi rất khó chịu và có thể gây phỏng da nếu tiếp xúc phải. Sâu
trưởng thành cái đẻ trứng thành từng hàng màu nâu trên lá hoặc đọt non. Âu
trùng nở ra sống tập trung và chích hút nhựa trên các phần non của cây.


Sâu non Sâu trưởng thành
Hình 1.1.19: Bọ xít hại nhãn, vãi
- Cả bọ xít non và trưởng thành đều chích hút đọt non, cuống hoa và trái
làm trái bị rụng, hoa bị khô.


19

Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác: Dùng vòi phun có áp lực mạnh phun trực tiếp lên đọt, trái
có rầy mềm.
- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.
- Biện pháp hóa học: Loài này rất khó trị vì bay rất nhanh và cơ thể to, khoẻ nên
rất khó trị.
2.4. Nhóm sâu chích hút trên cây công nghiệp
2.4.1 Bọ xít muỗi (Helopeltis sp.) hại cây ca cao, cây chè
Hình thái, tác hại :
- Bọ xít trưởng thành giống con muỗi lớn, màu xanh, con cái dài 4-5 mm,
con đực nhỏ hơn.

Hình 1.1.20: Bọ xít muỗi hại trái ca cao
- Bọ xít tuổi nhỏ màu vàng nhạt.
- Hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, ngày âm u hoạt động cả ngày.
- Đẻ trứng rải rác hoặc từng cụm 2-4 quả trên búp hoặc trên gân lá, trứng
đẻ sâu trong biểu bì để lộ ra 2 sợi lông dài.
- Bọ xít trưởng thành và bọ xít non chích hút nhựa trái, chồi non, cành
non. Các vết chích bị thâm đen, các trái non bị chích thường héo khô, trái lớn bị
chích có nhiều vết thâm phát triển dị dạng, ít hạt và nhiều nguy cơ bị nấm hại

xâm nhập
- Bọ xít muỗi thường gây hại nặng trong mùa mưa, vườn rợp bóng, ẩm
thấp bị hại nặng hơn.
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bỏ các cành nhánh không
cần thiết.
- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.
+ Nuôi kiến đen (loài Dolichoderus thoradicus) trong vườn ca cao có khả
năng làm giảm sự tác hại của bọ xít muỗi.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học như Fenobucarb, Diazinon,
Dimethoate, Phun thuốc vào sáng sớm lúc côn trùng di chuyển chậm chạp.


20

2.4.2 Rệp sáp (Pseudococcus sp) hại cây tiêu
- Rệp sáp có hình bầu dục dài khoảng
4 mm, ngang 2-3 mm, thân có phủ lớp sáp
trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắng
xốp. Rệp càng lớn càng ít di chuyển, di
chuyển từ nơi này sang nơi khác chủ yếu
nhờ kiến cộng sinh.
- Rệp cái đẻ trứng thành bọc có hàng
trăm trứng, bên ngoài có lớp sáp trắng bao
phủ.


Hình 1.1.21: Rệp sáp hại rễ tiêu

- Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần
mật độ, là loài sâu hại nguy hiểm cho cây tiêu, cà phê làm cho cây còi cọc, suy
nhược, bị hại nặng có thể làm vườn cây lụi tàn và chết.
- Sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, gié
bông, chùm trái, kẽ cành hoặc mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá và quả héo
khô, rụng non. Sau thời gian rệp phát sinh thường có nấm bồ hóng đen phát triển
trên chất thải do rệp tiết ra làm đen vỏ quả, mặt lá gây trở ngại khả năng quang
hợp của cây.
- Rệp còn chui xuống đất bám vào hút dịch ở gốc thân, cổ rễ. Khi rệp phá
hại rễ, các loài tuyến trùng, nấm bệnh cũng theo các vết thương xâm nhập gây
tác hại trầm trọng hơn. Khi rễ bị hại nặng cây rất cằn cỗi, lá vàng rồi héo dần và
chết do bộ rễ bị phá hủy không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi
cây.
Biện pháp quản lý:
- Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán lá để
vườn cây thông thoáng.
- Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để phá
vỡ nơi trú ngụ của kiến.
- Dùng máy bơm xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám.
- Rệp sáp trên lá và chùm quả: phun thuốc kỹ ướt đều cây, phun hai lần
cách nhau 7-10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non mới nở.
- Rệp sáp hại rễ:
+ Oncol 20EC: Pha 50 ml/10 lít nước, tưới vào vùng rễ 4-8 lít dung dịch thuốc
cho một gốc tùy theo cây lớn nhỏ. Nếu đất khô, tưới nước một ngày trước khi
tưới thuốc để đất có đủ ẩm độ giúp cho thuốc dễ khuếch tán xuống tới vùng rễ bị
rệp sáp gây hại.
+ Lorsban 15G: xới quanh gốc sâu 10 cm, rắc thuốc 20-30 g/gốc, sau đó phủ đất
và tưới nước cho cây.



21

3. Nhóm sâu ăn lá, bông
3.1. Nhóm sâu ăn lá, bông trên cây lƣơng thực
3.1.1 Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphlocrosis medinalis) hại lúa
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bướm có chiều dài thân từ 8-12 mm, sải
cánh rộng từ 19-23 mm, nền cánh màu vàng
rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm,
giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc
giữa ngắn. Bướm sống từ 5-10 ngày. Một bướm
cái có thể đẻ đến 300 trứng. Trứng được đẻ rải
rác hay thành từng nhóm dọc gân chính của lá,
nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn.
- Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,5 mm,
màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp
nở. Giai đoạn trứng từ 3-7 ngày.

Bướm Trứng
Hình 1.1.22: Sâu cuốn lá lúa
- Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình. Sâu lớn đủ
sức dài khoảng 19-22 mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng. Sâu có từ
5-6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15-28 ngày.
- Thời gian nhộng từ 6-10 ngày.
- Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa từ 25-36 ngày.
- Ban ngày bướm trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại, khi bị động thì bay
một đoạn ngắn trên lá lúa. Tất cả các hoạt động như bắt cặp, đẻ trứng đều xảy ra
ban đêm. Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, nhất là bướm cái.
- Bướm thích cái đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm
rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở, gần vườn

hoặc đường đi có bóng mát.
- Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò
khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non,
mặt trong của bẹ lá ăn phần xanh, chừa lại
lớp màng trắng mỏng trên lá lúa. Sang tuổi
2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2 bìa lá lúa
khoảng giữa lá, sợi tơ gặp không khí sẽ khô
và rút hai bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên
trong thành một cái bao theo chiều dọc lá
lúa, sâu ẩn trong đó và cạp ăn phần xanh của
lá để sinh sống.

Sâu non Lá bị hại
Hình 1.1.23: Sâu cuốn lá lúa
- Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nếu trong ngày trời mưa hoặc râm
mát thì sâu có thể di chuyển bất cứ lúc nào.
- Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt hai đầu lá và bịt lại thành bao kín để hóa
nhộng bên trong. Lá lúa bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là
khi sâu tấn công lá cờ.
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác:


22

+ Làm cỏ trong và xung quanh ruộng lúa.
+ Khi mật độ bướm cao có thể dùng bẫy đèn để thu hút.
- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.

- Biện pháp hóa học: Giai đoạn đầu của cây lúa không cần phun thuốc.
Khi sâu có mật độ cao có thể sử dụng thuốc hóa học Cypermethrin, Fipronil,
Cartap,…
3.1.2 Sâu đàn (sâu keo) (Spodoptera mauritia Boisduval) hại lúa
Ngoài lúa, sâu còn có thể tấn công bắp, lúa miến, mía, đậu xanh, thuốc lá, đay
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bướm có cơ thể dài từ 14-20 mm, sải cánh
rộng từ 30-35 mm, thân màu nâu xám. Cánh trước
màu đen xám với nhiều đốm và vân không rõ nét,
gần cạnh ngoài có một đường gợn sóng đậm, đường
vân phụ cạnh ngoài có màu trắng xám hình gợn
sóng, bên trong có một vân cũng màu xám chạy song
song và giữa cánh có một đốm đen to, dưới đốm này
có một số đốm trắng nhỏ. Bướm cái sống trung bình
từ 7-12 ngày, đẻ trứng ở mặt dưới lá.


Hình 1.1.24: Bướm sâu
keo hại lúa
- Trứng hình tròn hơi dẹp, rộng từ 0,4-0,6 mm,
mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở chuyển sang màu vàng
xám và sau cùng là xám đen, được đẻ thành từng ổ
hình bầu dục, có lông màu vàng xám bao phủ. Thời
gian ủ trứng từ 3-7 ngày.


Hình 1.1.25: Trứng sâu
keo hại lúa
- Khi mới nở sâu non màu xanh lục, càng lớn sâu càng chuyển sang màu
nâu, phần bụng có màu nhạt hơn phần lưng. Lớn đủ sức sâu dài từ 35-40 mm.

Giữa thân có một sọc màu lợt, mỗi bên thân có 3 sọc màu nâu và màu xanh lục.
Sâu có 5 tuổi và phát triển từ khi nở đến lớn hoàn toàn từ 15-24 ngày.
- Nhộng dài 12-14 mm, màu nâu đậm, có hai gai nhỏ ở cuối bụng. Thời
gian nhộng từ 7-15 ngày.
- Vòng đời sâu keo từ 30-55 ngày.
- Bướm hoạt động về đêm, nhất là đầu đêm và bị thu hút nhiều bởi ánh
sáng đèn. Ban ngày bướm thường trốn ở mặt dưới lá hoặc trong cỏ ven bờ
ruộng.
- Sâu có tập quán sống tập trung thành từng đàn, sức phá
hại rất nhiều và ăn lá lúa rất mạnh. Lúc nhỏ sâu chỉ ăn
khuyết phiến lá từ ngoài vào, khi lớn sâu cắn đứt cả phiến
lá, do đó sâu thường bị thiếu thức ăn và phải di chuyển từ
ruộng này sang ruộng khác thành từng đàn lớn nên có tên
là "sâu đàn".

Hình 1.1.26: Sâu
keo hại lúa


23

- Sâu có tập quán cuộn tròn mình khi đụng đến.
- Sâu thường ăn lá lúa vào ban đêm, hay ban ngày nếu trời âm u, có mưa
nhỏ, làm hư phiến lá. Cây lúa non bị sâu tấn công nhiều sẽ trụi hết lá, phát triển
không tốt và chết. Sâu làm nhộng dưới đất.
Biện pháp quản lý:
a/ Biện pháp canh tác
- Làm sạch cỏ quanh ruộng.
- Làm nương mạ xa nơi có cỏ.
b/ Biện pháp sinh học

- Vì sâu có kích thước lớn và xuất hiện thành đàn nên dễ bị chim, chuột,
cá và các loại thiên địch khác tấn công. Nếu sâu xuất hiện với mật độ cao có thể
thả vịt con vào ruộng để ăn hoặc cho nước vào ngập lá lúa trong ruộng để sâu bị
trôi đi.
- Trứng, sâu non của loài này thường bị ký sinh.
- Bướm thường bị nhện ăn thịt.
c/ Biện pháp hóa học: Áp dụng thuốc hoá học khi sâu đạt mật độ cao.
3.1.3 Sâu phao mới đục bẹ lúa
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:

Hình 1.1.27: Sâu phao mới đục bẹ lúa
Trứng được đẻ thành cụm hoặc thành hàng ở ngay phần bẹ của lá lúa.
Thời gian trứng từ 4-5 ngày.
Sâu có 5 tuổi. Sâu non tuổi 1-2 chỉ ăn lá là chủ yếu, nhưng từ tuổi 3 trở đi
thì vừa ăn lá vừa đục vào thân cây lúa, làm lúa chậm phát triển và chết nhanh
sau đó.
Sâu thường tấn công rất sớm trên những ruộng bị ngập nước.
Sâu tuổi nhỏ cạp nhu mô và cắn thủng lá lúa nhiều chổ làm lá lúa bị rách răng
cưa ở 2 bên mép lá, lá lúa dễ bị gãy nằm dài xuống mặt nước. Sâu từ tuổi 3 trở
đi sẽ đục vào thân lúa nhiều chổ làm lá lúa bị héo vàng hoặc thân lúa bị chết đọt,
lúa bị lùn, chậm phát triển và sẽ chết nhanh sau đó.
Biện pháp quản lý:
a- Biện pháp canh tác:
Tránh để nước ngập sâu trong giai đoạn đầu của ruộng lúa để hạn chế sự
phát triển mật độ của sâu.
Khi phát hiện sâu gây hại thì nên rút cạn nước trong ruộng ra để hạn chế
sự lây lan của sâu, vì khi mực nước trong ruộng lúa càng cao thì sự xuất hiện và
gây hại của SPM càng nặng.



24

b- Biện pháp hóa học: Các loại thuốc trừ sâu Decis 2,5EC, Pace 75SP, Regent
800WG và Vibasu 40ND, đều có thể phòng trị được đối tượng này.
3.2. Nhóm sâu ăn lá, bông trên cây rau
3.2.1 Sâu tơ (Plutella xylostella)
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bướm dài từ 6-10 mm. Sải cánh rộng
từ 10-15 mm. Cánh trước màu nâu xám. Khi
đậu cánh xếp xuôi theo thân và dựng đứng
phía trên thân mình, đuôi cánh hơi nhô lên
cao.
- Bướm ít bị quyến rủ bởi ánh sáng
đèn. Ban ngày bướm thường ẩn ở mặt dưới
lá rau cải, khi bị động mới bay lên một
quảng ngắn. Chiều tối bướm bay ra bắt cặp
và đẻ trứng.

Hình 1.1.28: Bướm âu tơ hại rau
- Trứng được đẻ phân tán hay thành từng khóm từ 3-5 cái ở mặt dưới lá,
gần gân hay chỗ lõm trên lá.
- Sâu tuổi 1 đục một lổ nhỏ ở mặt dưới lá,
xong chui đầu vào ăn nhu mô lá, chỉ chừa
lại biểu bì. Sâu tuổi 2 gặm ăn mặt dưới lá để
lại lớp biểu bì mặt trên lá tạo thành những
đốm trong mờ. Cuối tuổi 2 trở đi sâu gặm
lủng lá. Khi bị động đến sâu thường nhả tơ
buông mình xuống đất nên loài sâu này còn
có tên gọi là " Sâu Dù".


Hình 1.1.29: Sâu tơ hại rau
Biện pháp quản lý:
- Thu gom thật sạch tàn dư của cây cải sau khi thu hoạch.
- Xen canh.
- Sử dụng các loại bẫy màu vàng cũng thu hút bướm sâu tơ tới và diệt
được số lớn bướm trước khi đẻ trứng.
- Bảo tồn thiên địch.
- Sâu tơ sâu kháng thuốc rất mạnh, do đó việc phòng trị rất khó. Có thể sử
dụng các loại thuốc gốc vi khuẩn BT lẫn thuốc hóa học nhưng phải sử dụng luân
phiên các loại thuốc để tránh sâu quen thuốc.
3.2.2 Bọ nhảy (Phyllotreta striolata)
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Sâu trưởng thành có chiều dài thân từ 1,8-2,4
mm, hình bầu dục, toàn thân màu đen bóng.
Trên cánh trước có 8 hàng chấm đen lõm dọc
cánh và hai vân sọc cong có hình dáng tương tự
vỏ đậu phộng màu vàng nhạt Đời sống của sâu
trưởng thành rất dài, có thể đến 1 năm.

Hình 1.1.30: Bọ trưởng thành


25

- Trứng màu trắng sữa, hình bầu dục, dài khoảng 3 mm.
- Sâu non lớn đủ sức dài khoảng 4 mm, hình ống tròn, mìmh màu vàng
nhạt.

Sâu non Nhộng
Hình 1.1.31: Bọ nhảy hại rau

- Sâu trưởng thành thường ẩn vào nơi râm mát, mặt dưới các lá gần mặt
đất khi trời nắng, có khả năng nhảy xa và bay rất nhanh, thường bò lên mặt lá ăn
phá vào lúc sáng sớm và chiều tối, cắn lủng lá cải thành những lổ đều đặn trên
khắp mặt lá rất dễ nhận diện, làm lá có thể bị vàng và rụng.
- Sâu trưởng thành đẻ trứng trong đất. Sâu non ăn rễ cây làm cây bị còi
cọc, đôi khi héo hoặc thối.
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác:
+ Vệ sinh vườn trồng cải sau khi thu hoạch, thu gom các cây cải hoặc lá
cải hư vào một nơi và tiêu diệt.
+ Luân canh với các loại cây khác không phải là ký chủ của bọ nhảy.
- Biện pháp sinh học:
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học Diazinon, Fipronil,…
3.2.3 Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)
- Sâu ăn tạp là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế
giới.
- Sâu ăn tạp là loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc
99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây
lương thực,
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
- Bướm có chiều dài thân khoảng 20-25mm,
bướm có đời sống trung bình từ 1-2 tuần tuỳ
điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có
thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp
bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng. Thời gian đẻ
trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày
đôi khi đến 10 - 12 ngày.


Hình 1.1.32: Bướm sâu ăn tạp
- Bướm vũ hoá vào buổi chiều, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc
trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm.

×