Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

giáo trình mô đun chuẩn bị đất trồng cây cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 48 trang )

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG CÂY CAO SU
Mã số: MĐ02
NGHỀ TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC MỦ CAO SU
Trình độ: Sơ cấp nghề









2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình cho nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng mục đích kinh doanh thiếu lành
mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ02



















3

LỜI GIỚI THIỆU
Nghề “Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su” đã giải quyết rất nhiều việc
làm cho người lao động và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Thị trường cao su
toàn cầu và trong nước có nhiều triển vọng mở rộng theo đà phát triển kinh tế và xã hội
của thế giới và Việt Nam. Ở nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển nhất là từ
khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành cao su đã có những
chuyển biến quan trọng cả về tổ chức quản lý và phương thức hoạt động, đã nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời góp phần
đáng kể trong công tác cải thiện điều kiện xã hội, an ninh và môi trường. Đảng và nhà
nước luôn đánh giá cao và đặc biệt quan tâm đến việc phát triển cây cao su và coi đó là
một ngành kinh tế bán công, bán nông có tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội, an ninh quốc phòng và ổn định chính trị.
Hiện nay, có rất nhiều sách và tài liệu viết về Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao

su Hevea brasilensis, nhưng với tinh thần trách nhiệm và tham vọng: Cô đọng – bổ
sung những tiến bộ kỹ thuật cập nhật phục vụ được nhiều đối tượng tham khảo, học
hỏi, Ban Xây dựng chương trình dạy nghề cho Nông dân phối hợp với Viện Giáo dục
và dạy nghề Trung ương, biên soạn tập tài liệu này để phổ biến trong các lớp nghề
“Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su” trình độ sơ cấp, góp phần trang bị đầy
đủ cho các đối tượng tham gia, để tự giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo,
chủ động.
Để phục vụ công tác đào tạo công nhân trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
cho các công ty, Nông trường cao su Quốc doanh cũng như các hộ làm cao su tiểu điền.
Chúng tôi đã biên soạn và cho phát hành giáo trình “Chuẩn bị đất trồng cây cao su”
theo mô đun. Mô đun này gồm có 6 bài:
Bài mở đầu
Bài 1: Đất trồng cao su
Bài 2: Đào phẫu diện đất
Bài 3: Khai hoang
Bài 4: Thiết kế hàng trồng cao su
Bài 5: Đào hố và bón lót
Cần có quá trình phổ biến, áp dụng cho mọi đối tượng quan tâm đến nghề
“Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cây cao su”, sau đó bổ sung, hoàn thiện dần, để tập
tài liệu này trở thành cuốn “Giáo trình chuẩn bị đất trồng cây cao su” trình độ sơ cấp,
do đó chúng tôi rất tha thiết mong nhận được góp ý của quý độc giả. Lần xuất bản đầu
4

tiên không tránh khỏi thiếu sót, chân thành biết ơn và tiếp thu mọi ý kiến xây dựng của
quý vị.
Tài liệu được biên soạn tham khảo trên các tư liệu chuyên môn, trong đó có
những phần kỹ thuật chính xác phải trích nguyên đoạn (đặc biệt Quy trình kỹ thuật của
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam), do vậy kính mong được sự cảm thông chấp
thuận của tác giả các tài liệu tham khảo.
Trong quá trình biên soạn chương trình và giáo trình xin cám ơn Thầy Châu Kim

Lang đã hướng dẫn và tập huấn để hoàn thành giáo trình này.
Xin cám ơn Ban lãnh đạo các công ty đã tạo điều kiện và cử các chuyên gia từ
các cán bộ kỹ thuật: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước, Công ty cổ phần cao su
Đồng Phú đã tham gia xây dựng chương trình và giáo trình.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự khích lệ, động viên của lãnh đạo các cấp, và sự
cộng tác nhiệt tình của các đồng nghiệp, đã giúp hoàn thành tập tài liệu này trong một
thời gian ngắn ngủi.
Hà Nội, ngày 01tháng07 năm 2011

Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Thành Công - Chủ biên
2. Phạm Văn Nha
3. Bùi Đình Ninh
4. Lưu Thị Thanh Thất
5. Lê Quang Vịnh
6. Nguyễn Văn Cường
7. Nguyễn Văn Ân
8. Trần Thị Lan
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su
1428 Đường Phú Riềng Đỏ - TX. Đồng Xoài – Bình Phước
Email: ; Website: www.ric.edu.vn;
5

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 3
BÀI MỞ ĐẦU 6
1. Vai trò của công tác chuẩn bị đất trồng cao su 6

2. Tiêu chuẩn của loại đất thích hợp trồng cao su 6
3. Giới thiệu về mô đun 7
Bài 1: ĐẤT TRỒNG CAO SU 8
1. Đất xám bạc màu 8
1.1 Đặc điểm của đất xám bạc màu 9
1.2 Hướng sử dụng đất xám bạc màu 10
2. Đất đỏ vàng 11
2.1 Đặc điểm đất đỏ vàng 13
2.2 Hướng sử dụng và cải tạo đất đỏ vàng 13
3. Phân hạng đất trồng cây cao su 15
4 Đặc điểm của vùng đất trồng cao su 20
4.1 Vùng Đông Nam Bộ 20
4.2 Vùng Tây nguyên 20
4.3 Vùng Duyên hải miền trung 21
4.4 Vùng Tây Bắc 21
BÀI 2 : ĐÀO PHẪU DIỆN ĐẤT 23
6

1. Nguyên tắc đào phẫu diện 23
2. Đào phẫu diện 24
3. Mô tả phẫu diện 24
Bài 3: KHAI HOANG 27
1. Cưa đốn 27
2. Dọn mặt bằng 28
3. Cày bừa 29
Bài 4: THIẾT KẾ HÀNG TRỒNG CAO SU 31
1. Chuẩn bị dụng cụ 31
2. Thiết kế hàng cây cao su trên đất bằng 34
3. Thiết kế trên đất dốc (thiết kế đường đồng mức) 35
Bài 5: ĐÀO HỐ, BÓN LÓT 38

1. Đào hố 38
2. Bón phân lót 40
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 42
7

MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG CAO SU
Mã mô đun: MĐ 02
Giới thiệu mô đun:
Sau khi học viên học xong mô đun này, học viên có thể làm được:
- Lựa chọn được các loại đất thích hợp để trồng cao su.
- Thiết kế được hàng trồng cây cao su đúng yêu cầu kỹ thuật và tận dụng đất tối đa.
- Chuẩn bị được hố trồng cây cao su đúng kích thước và đủ lượng loại phân bón lót.
Phương pháp học tập mô đun này: các bài học theo lối tích hợp giữa lý thuyết và thực
hành. Có thể dạy lý thuyết ở ngoài vườn thực địa, kết hợp với phân công giao việc cho
nhóm học viên thực hiện các nội dung của bài học.
Đánh giá kết quả của học viên dựa trên sản phẩm của từng bài học cụ thể.

8

BÀI MỞ ĐẦU
Mã bài: MB2-01
Mục tiêu
- Hiểu được ý nghĩa và vai trò của mô đun trong việc đầu tư sản xuất trồng cây cao su;
- Giới thiệu về mô đun;
A. Nội dung
1. Vai trò của công tác chuẩn bị đất trồng cao su
- Nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính chất quyết định hiệu quả kinh tế
vườn cây và là một yếu tố khó sửa đổi nhất;
- Việc chọn đất nhằm mục tiêu xác định và xếp hạng các diện tích có khả năng trồng
cao su và nhất là loại bỏ ngay từ đầu các diện tích không thích hợp cho cây cao su;

- Việc chọn đất cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp trồng trên đất mới. Trước khi trồng
cần triển khai công tác khảo sát đất và quy hoạch cụ thể toàn bộ diện tích trồng.
2. Tiêu chuẩn của loại đất thích hợp trồng cao su
- Tính chất đất:
+ Đất cao, thoáng, không bị ngập hay úng nước;
+ Độ sâu tầng đất tổi thiểu 80 cm, kết cấu tơi xốp, chế độ nước, nhiệt điều hòa;
- Tình trạng đất:
+ Nên chọn vùng đất liền khoảnh tránh manh mún nhỏ lẻ;
+ Cao trình (độ cao tương đối so với mực nước biển) dưới 700 mét;
+ Có đường giao thông thuận tiện để dễ dàng thực hiện việc vận chuyển các vật
tư cần thiết và thương mại hóa sản phẩm;
+ Khả năng cung cấp lao động của vùng trồng;

9

3. Giới thiệu về mô đun
- Mô đun Chuẩn bị đất trồng cao su gồm 05 (năm) bài, được sắp xếp một cách logic &
khoa học, giúp cho người học thấy rõ được tầm quan trọng tiên quyết trong việc đầu tư
sản xuất trồng cây cao su, cụ thể như sau:
Bài 1: Các loại đất trồng cao su (1tiết + 5 TH)
Bài 2: Đào phẫu diện đất (1LT + 14TH + 1KT)
Bài 3: Khai hoang tái canh – trồng mới (1 LT + 7TH)
Bài 4: Thiết kế hàng trồng (2 LT + 21 TH + 1 KT)
Bài 5: Chuẩn bị hố trồng (2 LT + 114 TH)
Kiểm tra hết mô đun










10

Bài 1: ĐẤT TRỒNG CAO SU
Mã bài: MB2-02
Mục tiêu:
Nhận biết một số loại đất trồng cao su chủ yếu.
Trình bày được cơ sở và phương pháp phân hạng đất trồng cao su
Xác định được một số phương pháp và loại phân bón cho từng loại đất trồng cao su.
Nhận biết được tính chất, cách sử dụng, bảo vệ, nâng cao độ phì cho một số loại đất
trồng cao su.
Trình bày được tính chất, cách sử dụng, bảo vệ và cải tạo một số loại đất trồng cao.
A. Nội dung:
1. Đất xám bạc màu
Đất xám bạc màu gồm 3 loại: đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám bạc màu glây
trên phù sa cổ và đất xám bạc màu phát triển trên đá cát và macma axit. Có diện tích
gần 2 triệu ha, được phân bố ở trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây
Nguyên, Ðông Nam Bộ.
Đất xám bạc màu phát triển trên đá cát và
macma axit


11

Loại đất này thường nằm ở vị trí trung gian giữa vùng đồi gò và vùng đất phù sa, hoặc
xen giữa vùng đồi gò và vùng bán sơn địa;
Địa hình của loại đất này dốc tương đối rõ, thường có khí hậu hanh khô kéo dài, mưa ít

nhưng tập trung theo mùa, gây rửa trôi mạnh keo sét và chất dinh dưỡng;
Vị trí đất xám bạc màu (b & c)


1.1 Đặc điểm của đất xám bạc màu
Lớp đất canh tác có thành phần cơ giới là cát mịn pha bụi hay cát pha;
Kết cấu đất rất xấu, rời rạc, chóng bị gí, dẽ;
Chế độ nhiệt không ổn định, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá cao, ảnh hưởng xáu
đến cây trồng;
Chất hữu cơ tích lũy ít, thấm nước và giữ nước kém, cây trồng dễ bị hạn và dễ bị úng
nước;
Nghèo dinh dưỡng, chua hay rất chua;
Đất bị gí, dẽ, đóng váng sau khi tưới hay
mưa, và bị nứt nẻ khi khô


12

1.2 Hƣớng sử dụng đất xám bạc màu
Bón vôi cải tạo đất chua, bón phân hữu cơ để cải thiện tích chất vật lý của đất
Rắc vôi bằng máy cày để cải tạo đất chua


Dùng phân hữu cơ để cải thiện tính chất
vật lý, hóa học, sinh học của đất

Bón đầy đủ và cân đối các loại phân hóa học: đạm, lân, kali
Ba loại phân hóa học thường
được sử dụng để bón cho cây
cao su, gồm có đạm Urea, lân

Văn Điển, kali đỏ

13

Xen canh cây họ đậu giữa hai hàng cây cao su
Trồng xen cây đậu xanh giữa hai hàng cây
cao su, cách mỗi bên gốc cây cao su tối
thiểu 1 mét.



Trồng xen cây đậu phộng (lạc) giữa hai
hàng cây cao su, cách mỗi bên gốc cây cao
su tối thiểu 1 mét.


2. Đất đỏ vàng
Là nhóm đất đồi núi, gồm 8 loại đất khác nhau, nhưng trong đó có 3 loại thích hợp
trồng cây cao su, đó là:
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất, có gần 7 triệu ha, thường gặp ở các tỉnh
miền núi phía Bắc.
14

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất


Đất vàng đỏ trên đá macma axit có diện tích hơn 4 triệu ha, tập trung ở các tỉnh Lào
Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị
Đất vàng đỏ trên đá macma axit




15

Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính có diện tích hơn 2 triệu ha, tập trung ở các
tỉnh Tây Nguyên, Nghệ An, Sơn La
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung
tính


2.1 Đặc điểm của đất đỏ vàng
Chua hay rất chua, tích lũy nhiều sắt & nhôm, có màu đỏ hay vàng toàn phẫu diện;
Tầng đất dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, có kết cấu khá;
Đất khá giàu chất hữu cơ và dinh dưỡng khi đất mới sử dụng;
Đất dốc, dễ bị rửa trôi;

2.2 Hƣớng sử dụng và cải tạo đất đỏ vàng
Loại đất thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhưng thường được dùng để trồng cây có
giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cà phê, cao su.
Bón đầy đủ và cân đối các loại phân: bón vôi, phân hữu cơ, phân khoáng;
16

Ba loại phân hóa học thường được sử dụng
để bón cho cây cao su, gồm có đạm Urea,
lân Văn Điển, kali đỏ


Trồng cây cao su theo đường đồng mức



Tạo mương, đắp bờ chống xói mòn trong
vườn cây cao su


17

Bón phân cho cây cao su bằng hố tích
mùn


Trồng thảm phủ đậu kudzu trong vườn
cây cao su để hạn chế xói mòn, rửa trôi


3. Phân hạng đất trồng cây cao su
Phân hạng đất trồng cây cao su chúng ta thường dựa vào một số chỉ tiêu như: độ sâu
tầng đất, thành phần cơ giới đất, tỷ lệ đá sỏi, độ dốc của đất;

18

Mỗi hạng đất khác nhau chúng ta thường xây dựng công thức bón phân khác nhau;
Độ sâu tầng đất dày tối thiểu là 80 cm,
thích hợp để trồng cây cao su


Độ sâu tầng đất mỏng, < 50 cm, không
thích hợp để trồng cây cao su

19



Đất cát (thành phần cơ giới nhẹ), không
thích hợp để trồng cao su


Đất đỏ bazan (thành phần cơ giới trung
bình), rất thích hợp để trồng cao su

20

Tỷ lệ đá sỏi tối đa 70% theo thể tích,
không có đá bàn, có thể trồng cây cao su











Tầng đất có đá bàn, không thích hợp trồng
cây cao su


21

Đất có độ dốc 1-2% (4-8 độ), tương đối

bằng phẳng, rất thích hợp để trồng cây cao
su


Đất có độ dốc tối đa 15% (45 độ), ít
thích hợp để trồng cây cao su


22

4. Đặc điểm của các vùng đất trồng cao su
4.1 Vùng Đông Nam Bộ
Đất đai gồm 2 loại đó là đất đỏ bazan và đất xám phù sa cổ;
Cao trình từ 50 – 350 mét so với mặt nước biển;
Nhiệt độ bình quân 26 – 27 độ C;
Mùa mưa kéo từ tháng 5 DL – 11 DL, lượng mưa bình quân 1800-2000mm nước/năm,
mưa tập trung tháng 7, 8,9 DL;
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 – 4 DL, lượng mưa chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả
năm;
Vận tốc gió TB 2-3m/giây, hầu như không có bão, thỉnh thoảng có cơn lốc xoáy cục bộ;
Đây là vùng đất rất thích hợp để trồng cao, ở nơi đây vườn cao su kiến thiến cơ bản sinh
trưởng rất nhanh (5-6 năm sau trồng cho khai thác mủ), vườn cây cao su kinh doanh có sản
lượng cao (bình quân đạt 2,2 – 2,5 tấn cao su khô/ha).
4.2 Vùng Tây nguyên
Địa hình phức tạp, vùng đất thoai thoải với độ dốc 5-7 %, vùng dốc & đồi bát úp 8-
18%, vùng đất dốc nhiều > 18%; Cao trình, thấp nhất 300-350 m đến 700-800 m svmb
(Mangyang, Pleicần của Kontum, Delaya của KrongBuk);
Chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng canh tác dày > 1,5m (>10m), tơi xốp, kết cấu khá;
Nhiệt độ hàng năm 18 -24 độ C. Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm > 10 độ C  trở
ngại cho tăng trưởng của cây cao su;

Mua mưa bắt đầu tư tháng 4-10 DL, lượng bq 2200-2300mm nước/năm, tập trung tháng
7, 8,9 DL. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 – 4DL, lượng bốc hơi cao, BXMT mạnh, ĐA
kk thấp;
Vận tốc gió TB 4-6 m/giây, gió Tây Nguyên làm cao su non rách lá, thân uốn
cong/nghiêng theo chiều gió;
Đây là vùng đất khá thích hợp để trồng cao, ở nơi đây vườn cao su kiến thiến cơ bản sinh
trưởng tốt (6-7 năm sau trồng cho khai thác mủ), vườn cây cao su kinh doanh có sản lượng
cao (bình quân đạt 1,8 – 2,0 tấn cao su khô/ha).
23

4.3 Vùng Duyên hải miền trung
Tính chất đất, có 4 dạng địa hình chính: vùng ven biển, đồng bằng, gò đồi & vùng núi.
Trong vùng gò đồi có cao trình 200 mét so với mặt biển, có độ dốc từ 3-35
o
được chọn
để trồng cao su;
Đất vùng DHMT khá thích hợp với cây cao su, nhưng điều kiện khí hậu có nhiều yếu tố
không thuận: nhiệt độ thấp (10-11
o
C), gió Tây Nam khô nóng kéo dài & nhất là gió bão
có thể gây thiệt hại lớn đến cao su;
Lượng mưa bq 2000 mm (TH), 2700 mm (QT)  lượng mưa tăng từ bắc vào Nam;
Khu vực phía bắc mưa tập trung từ tháng 5 – 10 DL (60% lượng nước); Khu vực phía
nam mùa mưa chia làm 2 thời kỳ: từ tháng 9- 11DL với lượng mưa chiếm 40 – 60% và
từ tháng 4 – 6DL với lượng mưa 30-40%. Giữa 2 thời kỳ trên là mùa khô hạn;
Bão thường xuyên xảy ra từ tháng 6 – 11 DL, cao điểm là các tháng 9, 10 DL;
Đây là vùng đất thích hợp trung bình để trồng cao, ở nơi đây vườn cao su kiến thiến cơ bản
sinh trưởng khá (7- 8 năm sau trồng cho khai thác mủ), vườn cây cao su kinh doanh có sản
lượng cao (bình quân đạt 1,8 – 2,0 tấn cao su khô/ha).
4.4 Vùng Tây Bắc

Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam;
Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800
đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m;
Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông
Đà); Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng
lưu sông Mã;
Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ
đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản.
Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh;
Đây là vùng đất mới (so với các vùng trồng cao su khác), địa hình đồi dốc, đa số đất có độ
dốc trên 20 độ, đường đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Hàng năm thường phải húng chịu các
đợt gió mùa Đông Bắc rất lạnh, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cao su.
24

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Bài tập: + Kiểm tra thông qua câu hỏi và trả lời vấn đáp
+ Khảo sát thực địa thực tế và nhận diện hạng đất của lô (vườn);
+ Xây dựng các biện pháp bảo vệ và nâng cao độ phì cho lô (vườn);
- Nguồn lực thực hiện:
+ Bài giảng, giáo án
+ Qui trình kỹ thuật cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam
+ Giáo trình chuẩn bị đất trồng cao su
+ Máy chiếu Projecter, máy tính xách tay
C. Ghi nhớ:
Đất thích hợp trồng cây cao su là loại đất có độ sâu tầng đất dày tối thiểu 80cm,
không có đá bàn, không có lẫn sỏi đá, đất tương đối bằng phẳng

25


BÀI 2 : ĐÀO PHẪU DIỆN ĐẤT
Mã bài: MB2-03
Mục tiêu:
Trình bày được kỹ thuật đào phẫu diện đất.
Mô tả được phẫu diện đất, nhận diện được loại đất nghiên cứu
Lấy được mẫu đất để nghiên cứu một phẫu diện đất.
A. Nội dung:
1. Nguyên tắc đào phẫu diện
- Vị trí đào phẫu diện: nơi còn giữ nguyên trạng thái của đất (mặt ruộng hay trong lô
cao su)
Đào phẫu diện
đất trong vườn
cây cao su kinh
doanh










- Hướng của phẫu diện
+ Theo hươ
́
ng Đông – Tây;
+ Mă
̣

t tha
̀
nh cu
̉
a phâ
̃
u diê
̣
n pha
̉
i hươ
́
ng đối diê
̣
n mă
̣
t trơ
̀
i hoă
̣
c cắ t ngang hươ
́
ng
dốc (đất dốc);
- Kích thước của phẫu diện
+ Chiều rô
̣
ng : 1m
+ Chiều da
̀

i: 1,5m
+ Chiều sâu: 1,4m


1,5 m
1,0 m
1,4 m

×