Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

giáo trình mô đun chuẩn bị ao nuôi nghề nuôi ba ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 54 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN












GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ AO
MÃ SỐ: MĐ 02
NGHỀ: NUÔI BA BA
Trình độ: Sơ cấp nghề







1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh


doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02



2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi ba
ba ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề nuôi ba ba đã được xây dựng trên cơ
sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên
soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện
nay.
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Nuôi ba ba cho lao động
nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số
31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội.
Chuẩn bị ao là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc
lập, sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề chuẩn bị ao nuôi ba ba
thương phẩm. Mô đun này được học sau các môn học và mô đun: Xây dựng ao
nuôi.
Giáo trình có 4 nội dung: Làm cạn nước, Tu sửa ao và công trình phụ trợ,
Xử lý đáy ao, Cấp nước và kiểm tra môi trường.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được
hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn
1. Chủ biên :

2………………………………
3………………………………
4………………………………

3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu
2
Mục lục
3
Bài mở đầu
5
Bài 1: Làm cạn nước
8
Bài 2: Tu sửa ao và công trình phụ trợ
14
Bài 3: Xử lý đáy ao
27
Bài 4: Cấp nước và kiểm tra môi trường
36
Hướng dẫn giảng dạy mô đun
48
Tài liệu tham khảo

51

4
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO NUÔI
Mã mô đun: MĐ 02

Giới thiệu mô đun:
* Mục tiêu của mô đun:
- Nêu được kỹ thuật làm cạn nước, tu sửa ao và công trình phụ trợ, xử lý
đáy ao và chuẩn bị môi trường nuôi ba ba.
- Thực hiện được thao tác làm cạn ao, sửa các công trình phụ trợ, xử lý
đáy, , xác định một số yếu tố môi trường ao nuôi.
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật.
* Nội dung của mô đun:
Bài mở đầu
Bài 1: Làm cạn nước
Bài 2: Tu sửa ao và công trình phụ trợ
Bài 3: Xử lý đáy ao
Bài 4: Cấp nước và kiểm tra môi trường
* Phương pháp học tập:
- Học tập lý thuyết: học các nội dung lý thuyết tại phòng học
- Tự nghiên cứu: học sinh tự nghiên cứu các nội dung ở nhà theo yêu cầu
của giáo viên
- Học tập thực hành: thực hành các kỹ năng tại phòng học, ao nuôi ba ba
hoặc hộ gia đình nuôi ba ba.
* Phương pháp đánh giá:
- Phương pháp đánh giá:
+ Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành
thạo thao tác;
+ Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực

hiện các kỹ năng.
- Nội dung đánh giá:
+ Bón vôi
+ Kiểm tra các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ trong- màu nước, pH,
hàm lượng ôxy hòa tan)

5
Bài mở đầu:

Giới thiệu:
Chuẩn bị ao nuôi là một trong những khâu quan trọng để khởi đầu cho
một chu kỳ nuôi ba ba thành công. Chuẩn bị ao nhằm mục tiêu tạo điều kiện về
nền đáy ao, các công trình nuôi và yếu tố môi trường ban đầu tốt nhất cho một
chu kỳ nuôi ba ba.
Mục tiêu:
Hiểu biết tầm quan trọng, các nội dung chính, mối liên hệ với các mô
đun khác và những yêu cầu chính với người học để xác định thái độ đúng đắn
giúp người học tiếp thu kiến thức mô đun tốt nhất.
Nội dung:
1. Tầm quan trọng của mô đun
Mô đun Chuẩn bị ao nuôi giúp người nuôi ba ba trong việc cải tạo nền
đáy ao nuôi tốt, sửa chữa các công trình nuôi, cấp nước và đảm bảo chất lượng
nước trước khi thả ba ba.
Trong quá trình thực hiện cần làm đúng trình tự các bước kỹ thuật từ làm
cạn nước ao, xử lý nền đáy, tu sửa các công trình nuôi và cấp nước vào ao.
Làm cạn nước để tạo điều kiện cho việc thực hiện các công việc như: tu
sửa các công trình nuôi, xử lý nền đáy ao, làm cạn nước ao là công việc không
phức tạp nhưng đòi hỏi phải làm đúng thời gian để hoàn thành các công việc
khác đúng trình.
Tu sửa các công trình nuôi là công việc phải tiến hành thường xuyên

trong quá trình nuôi nhưng khi kết thúc chu kỳ nuôi công việc này cần được
tiến hành tổng thể. Mục tiêu đạt tới là các công trình nuôi đảm bảo tiêu chuẩn
để nuôi ba ba thương phẩm.
Cấp nước và kiểm tra môi trường trước khi thả giống là công việc cuối
cùng của quá trình chuẩn bị ao nuôi ba ba. Cấp nước cần đảm bảo nguồn nước
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến ba ba. Công
việc này thực hiện được đòi hỏi người nuôi cần có kỹ năng kiểm tra các yếu tố
môi trường để xác định các điều kiện ao nuôi đủ tiêu chuẩn nuôi ba ba.
2. Nội dung chương trình mô đun
Bài mở đầu

6
Bài 1: Làm cạn nước
Bài 2: Tu sửa ao và công trình phụ trợ
Bài 3: Xử lý đáy ao
Bài 4: Cấp nước và kiểm tra môi trường
Kiê
̉
m tra kết thu
́
c mô đun
3. Mối quan hệ với các mô đun khác
Mô đun Chuẩn bị ao nuôi có liên quan chặt chẽ với mô đun trước đó
như:
Xây dựng ao nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác thiết kế và
xây dựng nơi nuôi ba ba thương phẩm, xây dựng công trình phụ trợ cho nuôi ba
ba.
Là tiền đề để tiếp thu các kiến thức mô đun tiếp theo như:
Chọn giống và thả giống là mô đun cung cấp kiến thức về lựa chọn giống
tốt và kỹ thuật thả giống nhằm có đàn giống thuần và giống thả thích nghi tốt

với môi trường nuôi để ba ba sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng là mô đun cung cấp cho người học những
kiến thức về kỹ thuật chuẩn bị thức ăn, thao tác cho ăn và kiểm tra đánh giá tốc
độ sinh trưởng của ba ba.
Quản lý môi trường và dịch bệnh là mô đun trang bị cho người học kiến
thức về biện pháp xác định các yếu tố môi trường cơ bản trong ao nuôi ba ba,
từ đó đề ra những biện pháp để quản lý các yếu tố môi trường hiệu quả, ngoài
ra người nuôi còn được trang bị kiến thức về nhận biết, phòng và trị bệnh cho
ba ba.
4. Những yêu cầu đối với người học
- Thời gian học tập: học viên tham gia tối thiểu
+ 80% số giờ lý thuyết
+ 100% số giờ thực hành
- Học viên phải được trang bị những kiến thức đại cương về đặc điểm sinh
học của ba ba và kỹ thuật thiết kế và xây dựng ao nuôi.

7
- Sau khi học xong học viên phải hiểu biết kiến thức về biện pháp làm cạn
nước ao, tu sửa ao và các công trình phụ trợ, kỹ thuật xử lý đáy, biện pháp cấp
nước và kiểm tra môi trường nước trước khi thả.
- Thực hiện chính xác những kỹ năng theo hướng dẫn như: thao tác tháo
cạn nước, tu sửa các công trình nuôi và phụ trợ, bón vôi, cấp nước và xử lý các
yếu tố môi trường.

8
BÀI 1: LÀM CẠN NƢỚC
Mục tiêu:
- Mô tả được kỹ thuật làm cạn nước ao;
- Làm cạn nước ao nuôi qua cống thoát và bơm nước khỏi ao nuôi.
A. Nội dung:

Làm cạn nước ao nuôi là công việc tiến hành ngay sau khi thu hoạch ba
ba, công việc này phải được tiến hành nhanh đảm bảo các nội dung chuẩn bị
khác. Yêu cầu đảm bảo tháo cạn toàn bộ nước trong ao (trơ đáy).
1. Chuẩn bị:
1.1. Nhân lực:
+ Nhân lực kỹ thuật để vận hành máy bơm nước
+ Nhân công để thực hiện thao tác bơm và tháo nước (vận chuyển máy
bơm, tháo lặp máy, làm đăng chắn, làm cống)
1.2. Dụng cụ, trang thiết bị
- Chuẩn bị máy bơm nước:
+ Loại máy bơm (bơm xăng dầu, bơm điện)
+ Công suất: 4kw
+ Cao trình: ≥ 8m













Hình 2.01: máy bơm nước
- Ống dẫn: ống nhựa cứng, mềm; đường kính 110mm; chiều dài phù hợp
điều kiện ao
- Cọc tre: cắm đăng; đăng lưới



9
- Nhiên liệu: theo yêu cầu loại máy bơm sử dụng
+ Xăng, dầu
+ Điện: dây dẫn, máy phát điện












Hình 2.02: chuẩn bị nhiên liệu
2. Tháo nước
Tháo nước trong ao được tiến hành ngay sau khi kết thúc quy trình nuôi
trước (sau khi thu hoạch ba ba).
- Bước 1: Điều chỉnh cao trình cống để tháo được nhiều nước nhất.













Hình 2.03: tháo nước bằng cống



10
- Bước 2: Làm đục nước trong ao để tháo nước kết hợp với tháo lượng
bùn lỏng đáy ao












Hình 2.04: đảo bùn
- Bước 3: tháo cạn nước bằng cống













Hình 2.05: tháo cạn nước
3. Bơm nước
Đối với những ao nuôi thiết kế có hệ thống cống phù hợp thì việc tháo
cạn một phần nguồn nước trong ao là có thể thực hiện được, tuy nhiên việc này
thường chỉ giúp một phần công việc, lượng nước còn lại trong ao sẽ phải sử
dụng máy bơm.
- Bước 1: Lắp đặt máy bơm:



11
+ Thời điểm lắp đặt: ngay sau khi không còn khả năng tháo nước bằng
cống.
+ Địa điểm lắp máy: khu vực sâu nhất của ao (rốn ao).
+ Làm đăng chắn ở khu vực đặt ống bơm nước: không để rác, động vật
thủy sinh vào khu vực ỗng bơm (chõ)












Hình 2.06: lắp máy bơm nước
- Bước 2: Bơm nước khỏi ao: Trong quá trình bơm cần bố trí người trực
máy:
+ Liên tục khơi dòng chảy để đảm bảo lưu lượng nước bơm
+ Tiếp thêm nhiên liệu trong khi bơm (nếu cần),
+ Xử lý những trường hợp bất thường xảy ra (hỏng ống bơm nước, vỡ bờ
bao, hỏng đăng chắn )











Hình 2.07: Bơm nước ra khỏi ao nuôi ba ba



12
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Bài thực hành 1: tháo nước bằng cống thoát (3 giờ)

1.1. Bối cảnh:
- Trang trại nuôi ba ba, trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Hộ gia đình học viên nuôi ba ba đủ điều kiện (có cống thoát nước tự
chảy).
1.2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thiết bị
Bảng 2.01. Vật tư thiết bị phục vụ thực hành
TT
Tên vật tƣ, thiết bị
Quy cỡ/ đơn vị
Số lƣợng
Ghi chú
1.
Dụng cụ bảo hộ lao động
Bộ
10

2.
Sổ ghi chép, bút
Bộ
5

1.3. Cách thức tổ chức:
- Chia lớp thành các nhóm: 5- 7 học viên/ nhóm
- Giáo viên (chuyên gia hướng dẫn) giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực
hiện và yêu cầu công việc
1.4. Tổ chức thực hiện:
- Các nhóm nhận vật tư dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu bài tập:
- Thực hiện tháo nước qua cống thoát :
+ Điều chỉnh cao trình cửa cống
+ Làm đục nước ao

- Ghi kết quả: xác định những hư hỏng của hệ thống nuôi, xác định nhu
cầu và chọn vật tư phù hợp, thao tác sửa chữa hệ thống nuôi ba ba thương
phẩm.
2. Bài thực hành 2: bơm nước (7 giờ)
2.1. Bối cảnh:
- Trang trại nuôi ba ba, trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Hộ gia đình học viên nuôi ba ba.
2.2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thiết bị
Bảng 2.02. Vật tư thiết bị phục vụ thực hành
TT
Tên vật tƣ, thiết bị
Quy cỡ/ đơn vị
Số lƣợng
Ghi chú
1.
Máy bơm nước
4kw
3

2.
Đăng chắn
10m
3

3.
Cọc tre
4m




13
4.
Xăng
Lít
3

5.

Cái
3

6.
Dụng cụ bảo hộ lao động
Bộ
6

7.
Sổ ghi chép, bút
Bộ
3

2.3. Cách thức tổ chức:
- Chia lớp thành các nhóm: 10- 15 học viên/ nhóm
- Giáo viên (chuyên gia hướng dẫn) giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực
hiện và yêu cầu công việc
2.4. Tổ chức thực hiện:
- Các nhóm nhận vật tư dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu bài tập:
- Bơm nước:
+ Lắp đặt máy bơm nước, đăng chăn
+ Vận hành máy bơm nước

+ Bơm nước, xử lý máy bơm trong quá trình bơm nước
- Viết báo cáo tổng kết
+ Trình bày kết quả thực hành: xác định những hư hỏng của hệ thống
nuôi, xác định nhu cầu và chọn vật tư phù hợp, thao tác sửa chữa hệ thống nuôi
ba ba thương phẩm.
+ Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện thao tác, ghi chép các sai hỏng,
lỗi thường gặp trong quá trình thực hiện
C. Ghi nhớ
- Làm cạn nước ao theo đúng trình tự: tháo nước bằng cống  bơm cạn
nước bằng máy bơm.
- Lắp đặt máy bơm đúng vị trí để bơm toàn bộ nước ao
- Tiếp nhiên liệu cho máy bơm trong khi bơm
- Khơi dòng chảy lấy nước cho máy bơm



14
BÀI 2: TU SỬA AO VÀ CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ

Mục tiêu
- Mô tả được kỹ thuật tu sửa các hạng mục công trình nuôi.
- Thực hiện được công việc tu sửa các hạng mục công trình nuôi
A. Nội dung:
Tu sửa hạng mục công trình nuôi là khâu quan trọng trong quy trình nuôi
ba ba thương phẩm. Sau mỗi chu kỳ nuôi quá trình thực hiện các thao tác nuôi
và hoạt động của ba ba nuôi trong ao sẽ làm biến đổi (hư hỏng) một số hạng
mục công trình nuôi, điều này không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả trong chu kỳ nuôi mới. Do vậy mục đích của việc tu sửa các
hạng mục công trình ao nuôi là tạo ra một hệ thống các công trình nuôi phù hợp
cho việc tiến hành nuôi ba ba thương phẩm.

1. Tu sửa hệ thống bờ ao:
1.1. Xác định nội dung cần sửa chữa:
1.1.1. Tiêu chuẩn bờ:
- Bờ xây:
+ Độ rộng mặt bờ 0,5- 0,8m
+ Độ cao an toàn bờ: > 0,5m













Hình 2.08: bờ ao xây


15
- Bờ đắp đất:
+ Độ rộng mặt bờ: 3- 5m
+ Chiều cao an toàn: > 0,8m
+ Hệ số mái: > 1













Hình 2.09: bờ ao đắp đất
- Bờ đất có rào bằng phên tre:













Hình 2.10: bờ ao đất có hàng rào tre






16
- Bờ ngăn giữa 2 ao làm bằng tấm fibroximang, bằng lưới:












Hình 2.11: bờ ao làm bằng tấm fibroximang
1.1.2. Tiêu chuẩn tường rào:
- Tường xây: chiều cao >1m, trát nhẵn, sơn màu tối (xanh lá cây, đen),
trên đỉnh tường có gờ chống ba ba bò thoát.
- Lưới bảo vệ: lưới sắt, lưới nylon, phên tre; chiều cao lưới ngăn > 1m.
- Tấm fibroximang: chiều cao >1m; dựng theo chiều dọc; nghiêng về
phía trong của ao; có nẹp 2 bên để chịu lực.
1.1.3. Xác định những nội dung cần sửa chữa:













Hình 2.12: tường bao bị đổ



17













Hình 2.13: tường ngăn bị sạt lở
Căn cứ theo tiêu chuẩn bờ và tường bao người học xác định những biến
đổi cần tu sửa theo mẫu sau:
Bảng 2.03: Xác định nội dung sửa chữa và yêu cầu kinh phí
TT
Nội dung thay đổi
Yêu cầu sửa
chữa

Dự trù kinh
phí
Ghi chú
1.
Bờ ao bị sạt, lở
Sửa chữa


3.
Lưới hỏng
Thay mới


4.
Tấm fibroximang hỏng
Thay mới


5.




6.




1.2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
- Chuẩn bị dụng cụ:

+ Cuốc, xẻng, bay, dao xây, bàn xoa
+ Xô, chậu
+ Dụng cụ bảo hộ lao động
- Chuẩn bị vật tư:
+ Vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, cát, tấm fibroximang )
+ Lưới sắt, lưới nylon, dây thép
+ Sơn, dung môi pha (nếu cần)
1.3. Thực hiện sửa hệ thống bờ


18
- Đắp bờ:
+ Bước 1: Lấp hang hốc dò rỉ trên bờ
+ Bước 2: Đắp lại bờ đảm bảo độ cao an toàn
- Sửa lại hệ thống tường rào chắn:
+ Bước 1: Sửa chữa tường rào xây: vá, xây thêm, trát, sơn
+ Bước 2: Sửa tường rào bằng tấm fibroximang: nẹp đỡ, thay tấm hỏng,
gia cố chân móng.
+ Bước 3: Thay mới lưới ngăn, phên tre
2. Tu sửa hệ thống cống:
2.1. Xác định nội dung cần tu sửa
2.1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật
- Cống bậc thang:
+ Nền cống và ống cống thiết kế theo hình bậc thang để lên xuống thao
tác dễ dàng và có thể khống chế mực nước trong ao. Theo độ sâu thích hợp. Số
lượng bậc cống có thể thay đổi từ 3 - 5 bậc.
+ Thân cống có thể làm bằng gạch xây hay đúc bê tông, cường độ chịu
lực không nhỏ hơn 100 kg/cm
2
.

+ Nắp cống thiết kế theo hình nón cụt để giữ được nước. Nắp cống được
đúc bằng bê tông trên nắp có khuyên sắt để dễ mở.












Hình 2.14: Cống bậc thang
- Cống thoát:
+ Thân cống: dạng ống (ống nhựa, bê tông), cao trình thoát có thể điều
chỉnh.


19
+ Nắp cống: làm bằng nhựa, bê tông có thể đóng mở dễ dàng













Hình 2.15: Cống thoát nước
- Cống cấp: nhựa, bê tông (như hình dưới)









Hình 2.16: cống cấp
2.1.2. Xác định những sai hỏng cần sửa chữa
Căn cứ theo tiêu cống người học xác định những biến đổi cần tu sửa của
hệ thống cống và yêu cầu tu sửa theo mẫu sau:
Bảng 2.04: Xác định nội dung sửa chữa và yêu cầu kinh phí
TT
Nội dung thay đổi
Yêu cầu sửa
chữa
Dự trù kinh
phí
Ghi chú
1.
Hỏng đăng chắn
Thay mới



3.
Sạt lở nền cống
Sửa chữa


4.




5.







20
2.2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Cuốc, xẻng, bay, dao xây, bàn xoa
+ Xô, chậu
+ Dụng cụ bảo hộ lao động
- Chuẩn bị vật tư:
+ Vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, cát )
+ Đăng chắn, dây thép
2.3. Thực hiện sửa hệ thống cống

- Sửa cống cấp:
+ Bước 1: Gia cố những điểm rò rỉ thân cống
+ Bước 2: Sửa lại đăng chắn
- Sửa cống thoát:
+ Bước 1: Sửa chữa rò rỉ thân cống
+ Bước 2: Sửa nắp cống
3. Tu sửa bè nổi, máng ăn:
3.1. Xác định nội dung cần sửa chữa
3.1.1. Tiêu chuẩn bè nổi, máng ăn
- Máng ăn kết hợp bè nổi:
+ Vật liệu: tre, gỗ; chiều cao so với mặt nước: ≥ 0,2m
+ Diện tích: 5- 10% diện tích ao; Số lượng: 3- 5 điểm trên ao
+ Neo giữ cố định









Hình 2.17: bè nổi kết hợp máng ăn cho ba ba


21
- Bè nổi bằng phên tre:
+ Vật liệu: tre
+ Neo cố định
+ Số lượng: 3- 5 cái/ ao












Hình 2.18: bè nổi bằng phên tre
- Máng ăn cố định:
+ Vật liệu: gỗ, tre, bê tông
+ Vị trí: mép nước, nghiêng góc 45
o

+ Số lượng: 1- 3 cái/ ao













Hình 2.19: máng ăn cố định trên bờ




22
- Máng di động:
+ Vật liệu: lưới, khung sắt hình tròn
+ Vị trí: trong nước
+ Số lượng 3- 5 cái/ ao












Hình 2.20: máng ăn di động dạng vó (nhá)
3.1.2. Xác định những sai hỏng cần sửa chữa
Căn cứ theo tiêu chuẩn bè nổi, máng ăn người học xác định những biến
đổi cần tu sửa theo mẫu sau:
Bảng 2.05: Xác định nội dung sửa chữa và yêu cầu kinh phí
TT
Nội dung thay đổi
Yêu cầu sửa chữa

Dự trù kinh phí
Ghi chú
1.
Bè nổi đã mục nát
Thay mới


2.
Máng ăn vỡ
Sửa


3.




4.




5.




3.2. Chuẩn bị
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Dao xây, bàn xoa, bay, xẻng

+ Dao, cưa, đục
+ Dụng cụ bảo hộ lao động
- Chuẩn bị vật tư:
+ Vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, cát )


23
+ Cọc tre, phên tre, ống nước Φ 27, lưới nylon, dây thép
3.3. Thực hiện tu sửa bè nổi, máng ăn
- Tập kết vật liệu, bề nổi, máng ăn cần sửa chữa
- Sửa chữa, làm bè nổi:
+ Gia cố bè nổi
+ Làm mới bè nổi
+ Cố định bè nổi
- Sửa chữa, làm máng ăn
+ Gia cố máng ăn
+ Làm mới máng ăn
+ Cố định máng ăn
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Bài thực hành 1: tu sửa hệ thống bờ, rào chắn (5 giờ)
1.1. Bối cảnh:
+ Ao nuôi ba ba đã hoàn thành công việc chuẩn bị ao; ao nuôi có hệ
thống bờ, tường rào
1.2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thiết bị
Bảng 2.06. Vật tư thiết bị phục vụ thực hành
TT
Tên vật tƣ, thiết bị
Quy cỡ/ đơn vị
Số lƣợng
Ghi chú

1.
Xi măng, vôi, cát
-
-
Theo yêu cầu
cụ thể
2.
Gạch đỏ
-
-
Nt
3.
Tấm fibroximang
-
-
Nt
4.
Cọc tre, phên tre
-
-
Nt
5.
Sơn ngoài trời
lít
3

6.
Dao xây, bàn xoa, bay
Bộ
3


7.
Dụng cụ bảo hộ lao động
Bộ
6

8.
Sổ ghi chép, bút
Bộ
3

1.3. Cách thức tổ chức:
- Chia lớp thành các nhóm: 7- 10 học viên/ nhóm
- Giáo viên (chuyên gia hướng dẫn) giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực
hiện và yêu cầu công việc

24
1.4. Tổ chức thực hiện:
- Các nhóm nhận vật tư dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu bài tập:
- Thực hiện sửa bờ ao:
+ Lấp hang hốc rò rỉ trên mái bờ
+ Gia cố chân móng của bờ
+ Sửa lại những chỗ hư hỏng
- Thực hiện sửa hệ thống rào chắn
+ Gia cố rào chắn (nẹp, chân móng)
+ Sửa chữa rào chắn
+ Thay mới (tấm fibroximang, lưới, phên tre)
- Ghi kết quả: xác định những hư hỏng của hệ thống nuôi, xác định nhu
cầu và chọn vật tư phù hợp, thao tác sửa chữa hệ thống nuôi ba ba thương
phẩm.

2. Bài thực hành 2: tu sửa hệ thống cống (3 giờ)
2.1. Bối cảnh:
- Trang trại nuôi ba ba, trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Hộ gia đình học viên nuôi ba ba.
2.2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thiết bị
Bảng 2.07. Vật tư thiết bị phục vụ thực hành
TT
Tên vật tƣ, thiết bị
Quy cỡ/ đơn vị
Số lƣợng
Ghi chú
1.
Xi măng, vôi, cát
-
-
Theo yêu cầu
cụ thể
2.
Gạch đỏ
-
-
Nt
3.
Cuốc, xẻng, dao xây, bay,
bàn xoa, xô
Bộ
3

4.
Dụng cụ bảo hộ lao động

Bộ
6

5.
Sổ ghi chép, bút
Bộ
3

2.3. Cách thức tổ chức:
- Chia lớp thành các nhóm: 7- 10 học viên/ nhóm
- Giáo viên (chuyên gia hướng dẫn) giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực
hiện và yêu cầu công việc
2.4. Tổ chức thực hiện:
- Các nhóm nhận vật tư dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu bài tập:

×