Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

giáo trình thu hoạch vận chuyển và bảo quản sản phẩm nghề nuôi ba ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 39 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH
THU HOẠCH, VẬN CHUYỂN VÀ
BẢO QUẢN SẢN PHẨM
MÃ SỐ: MĐ 06
NGHỀ: NUÔI BA BA
Trình độ: Sơ cấp nghề







1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06




2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi ba
ba ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề nuôi ba ba đã được xây dựng trên cơ
sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên
soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện
nay.
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Nuôi ba ba cho lao động
nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số
31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội.
Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm là một mô đun chuyên
môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này người học có
thể hành nghề việc chuẩn bị, thu ba ba, vận chuyển, bảo quản sản phẩm sau thu
hoạch và đánh giá kết quả. Mô đun này được học cuối cùng trong chương trình
nghề nuôi ba ba.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn
1. Chủ biên : ThS. Lê Văn Thắng

2. ThS. Nguyễn Thanh Hoa

3. ThS. Ngô Chí Phương
4. ThS. Đỗ Văn Sơn
5. TS. Bùi Quang Tề

3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 2
MÔ ĐUN THU HOẠCH 4
Bài mở đầu: 5
1. Tầm quan trọng của mô đun: 5
2. Nội dung chương trình mô đun: 5
3. Những yêu cầu chính với học viên: 5
Bài 1: Chuẩn bị 6
1. Chuẩn bị dụng cụ: 6
2. Chuẩn bị vật liệu, phương tiện vận chuyển: 8
3. Chuẩn bị nhân lực: 10
4. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ: 10
Bài 2: Thu hoạch ba ba 12
1. Xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch: 12
2. Thu ba ba: 13
Bài 3: Vận chuyển ba ba 15
1.Chuẩn bị ba ba: 15
2. Đưa ba ba vào dụng cụ vận chuyển: 16
3. Xử lý trong quá trình vận chuyển: 19
Bài 4: Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch 21
1. Làm sạch sản phẩm: 21
1.1. Làm sạch thô sơ: 21
1.2. Làm sạch bằng hóa chất: 21

2. Phân loại sản phẩm: 22
2.1. Phân loại kích cỡ ba ba: 22
2.2. Phân loại đực, cái 23
2.2. Phân loại đực, cái 24
3. Giữ sống sản phẩm: 24
3.1. Lưu giữ sản phẩm 24
3.2. Đánh giá sức khỏe của ba ba 25
Bài 5: Đánh giá kết quả 26
1. Xác định tỷ lệ sống: 26
2. Xác định năng suất: 27
3. Đánh giá hiệu quả kinh tế: 28
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 30
VI. Tài liệu tham khảo 36

4
MÔ ĐUN THU HOẠCH
Mã mô đun: MĐ 06
Giới thiệu:
Mô đun thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm là mô đun chuyên
môn của nghề nuôi ba ba.
Mô đun thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm nhằm giúp cho học
viên sau khi học hiểu được những công việc chuẩn bị, thu hoạch ba ba, vận
chuyển, bảo quản sản phẩm và đánh giá kết quả của cả một chu kỳ nuôi.
Mô đun thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm được viết dưới
dạng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Người học tiếp thu chủ yếu thông
qua thực hành thao tác và đánh giá kết quả học tập của mô đun qua thao tác
thực hành.

5
Bài mở đầu:

1. Tầm quan trọng của mô đun:
Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm là một trong khâu quan
trọng trong nghề nuôi ba ba hiện nay. Việc thu hoạch và vận chuyển sản phẩm
giúp cho người học biết và thực hiện được những công việc sau:
Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị phục vụ thu hoạch và vận chuyển sản
phẩm đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng.
Thu hoạch ba ba là công việc trong nghề nuôi ba ba thương phẩm thương
phẩm. Nhằm mục đích xác định kích cỡ thu hoạch, phương pháp thu ba ba và
bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
Vận chuyển sản phẩm nhằm biết được trình tự các bước vận chuyển ba
ba thương phẩm trong nghề nuôi ba ba.
Bảo quản sản phẩm nhằm tăng hiệu quả trong nghề nuôi ba ba thương
phẩm hiện nay.
Đánh giá kết quả nhằm xác định tỷ lệ sống, năng suất ba ba và hoạch
toán đánh giá hiệu quả trong cả chu trình nuôi.
2. Nội dung chương trình mô đun:
Mô đun gồm 5 bài:
+ Bài mở đầu
+ Bài 1. Chuẩn bị
+ Bài 2. Thu hoạch ba ba
+ Bài 3. Vận chuyển ba ba
+ Bài 4. Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch
+ Bài 5: Đánh giá kết quả
3. Những yêu cầu chính với học viên:
- Học viên cần tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ
thực hành của mô đun.
- Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc.
- Sau khi học xong mô đun học viên hiểu được phương pháp thu hoạch
ba ba, vận chuyển sản phẩm và đánh giá kết quả.


6
Bài 1: Chuẩn bị
Mục tiêu:
- Mô tả được công tác chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, nhân lực và thị
trường tiêu thụ sản phẩm ba ba thương phẩm.
- Chuẩn bị được dụng cụ, phương tiện, nhân lực và thị trường tiêu thụ
sản phẩm.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị dụng cụ:
1.1. Chuẩn bị dụng cụ bắt ba ba:
- Yêu cầu dụng cụ bắt ba ba
+ Dụng cụ bắt ba ba phải đảm bảo an toàn cho người và ba ba trong suốt
quá trình bắt ba ba. Tuỳ theo phương thức bắt ba ba cũng như qui mô bắt ba ba
mà dụng cụ bao gồm vợt, lưới, chài, găng tay…
+ Dụng cụ bắt ba ba phải đảm bảo yêu cầu thực hiện ba ba tại ao dễ
dàng, thuận tiện và an toàn trong quá trình thu hoạch.
- Số lượng và chất lượng dụng cụ
+ Số lượng dụng cụ phải đảm bảo đầy đủ số lượng cần thiết để thực hiện
bắt ba ba. Số lượng dụng cụ này tùy thuộc vào phương thức thu hoạch cũng
như trữ lượng ba ba cần thu hoạch mà có kế hoạch tính toán đầy đủ.
+ Dụng cụ phải đảm bảo chất lượng tốt, để quá trình bắt ba ba được an
toàn và hiệu quả. Dụng cụ cần được kiểm tra trước khi đưa vào thu hoạch ba ba
trong ao.
1.2. Chuẩn dụng cụ chứa ba ba
- Yêu cầu dụng cụ chứa ba ba
+ Dụng cụ chứa ba ba phải đảm bảo an toàn cho người và ba ba trong
suốt quá trình bắt, giữ ba ba. Tuỳ theo từng kích cỡ và đối tượng ba ba cần thu
hoạch mà dụng cụ bao gồm xô, chậu, lồ, thuyền, bể.
+ Dụng cụ bắt ba ba phải đảm bảo yêu cầu chứa ba ba an toàn không thất
thoát ra ngoài trong quá trình bắt và chứa ba ba bắt trong ao.

- Số lượng và chất lượng dụng cụ
+ Số lượng dụng cụ phải đảm bảo đầy đủ số lượng cần thiết để thực hiện
bắt ba ba. Số lượng dụng cụ này tùy thuộc vào phương thức thu hoạch cũng
như trữ lượng ba ba cần thu hoạch mà có kế hoạch tính toán đầy đủ.

7
+ Dụng cụ phải đảm bảo chất lượng tốt, để quá trình bắt ba ba được an
toàn và hiệu quả. Dụng cụ cần được kiểm tra trước khi đưa vào thu hoạch ba ba
trong ao.
1.3. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển:
- Dụng cụ chuẩn bị đảm bảo đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất
lượng.
- Thùng xốp dùng để vận chuyển ba ba














Hình6.1: Thùng xốp vận chuyển ba ba
- Khay nhựa phục vụ vận chuyển ba ba











Hình6.2: Khay nhựa vận chuyển ba ba



8
2. Chuẩn bị vật liệu, phương tiện vận chuyển:
2.1. Chuẩn bị vật liệu giữ ẩm:
- Vật liệu giữ ẩm có nguồn gốc tự nhiên: là những loại vật liệu có nguồn
gốc tự nhiện phổ biến như rong, bèo, xơ dừa… Đây là những loại được sử dụng
phổ biến, dễ kiếm, rẻ tiền.













Hình6. 3: Bèo tây làm vật liệu giữ ẩm
- Vật liệu có nguồn gốc nhân tạo: vải, nilong…
2.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển:
- Phương tiện giản đơn:
Phương tiện phục vụ vận chuyển đơn giản là phương tiện vận chuyển với
khoảng cách và quãng đường ngắn, trong bán kính trong cùng địa phương hoặc
trong vùng có khoảng cách không quá xa. Loại phương tiện này chủ yếu vận
chuyển với số lượng ba ba thường ít.
Số lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào lượng ba ba thu hoạch
và phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển thô sơ, khả năng chuyên
chở ít thì số lượng phương tiện vận chuyển nhiều.
Phương tiện đơn giản là: xe đạp, xe cải tiến, xe kéo, xe máy…







9













Hình6.4: Xe mày dùng vận chuyển ba ba
- Phương tiện chuyên dụng:
Đây là loại phương tiện chuyên phục vụ vận chuyển ba ba như ô tô
chuyên dụng với đầy đủ thiết bị kèm theo để phục vụ vận chuyển an toàn.
Số lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào lượng ba ba thu hoạch
và phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển chuyên chở hiện đại, khả
năng chuyên chở với số lượng nhiều thì số lượng phương tiện vận chuyển ít.
Chất lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường vận
chuyển đi tiêu thụ xa hay gần. Chất lượng các phương tiện vận chuyển phải
đảm bảo không được hư hỏng trong quá trình vận chuyển, có dụng cụ hạ nhiệt
nếu vận chuyển quãng đường xa.
Phương tiện chuyên dụng là là ô tô, tàu hoả.










Hình6.5: Vận chuyển ba ba bằng ô tô

10
3. Chuẩn bị nhân lực:
3.1. Chuẩn bị nhân lực thu hoạch:

- Nhân lực bắt ba ba là những người trực tiếp thực hiện bắt ba ba trong
ao
- Số lượng nhân lực phục vụ cho công tác bắt ba ba tùy thuộc vào qui mô
cũng như số lượng ba ba cần thu hoạch.
- Nhân lực gồm có công nhân kỹ thuật và nhân công thủ công phục vụ
bắt ba ba.
3.2. Chuẩn bị nhân lực vận chuyển:
- Nhân lực vận chuyển ba ba là những người trực tiếp thực hiện vận
chuyể ba ba.
- Số lượng nhân lực phục vụ cho công tác vận chuyển tùy thuộc vào qui
mô cũng như số lượng ba ba cần vận chuyển.
- Nhân lực gồm có công nhân kỹ thuật và nhân công thủ công phục vụ
vận chuyển.
3.3. Chuẩn bị nhân lực khác
- Nhân lực vận hành máy móc phục vụ cho thu hoạch ba ba là những
người trực tiếp thực hiện vận hành máy móc trên ao.
- Nhân lực phục vụ cho cônng tác vận chuyển ba ba từ nơi thu hoạch đến
nơi lưu giữ ba ba
- Nhân lực quản lý chung cho toàn bộ quá trình công nhân kỹ thuật tiến
hành thu hoạch
4. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ:
4.1. Tìm hiểu sức tiêu thụ:
- Thị trường trong nước: ba ba là sản phẩm thủy sản có giá trị dinh
dưỡng cũng như giá trị y học. Nhiều nghiên cứu cho rằng mỗi người một năm
nên ăn từ 2- 3 con ba ba có trọng lượng khoảng 1kg sẽ luôn giữ được sức khỏe
tốt. Đây là một trong những sản phẩm chức năng quý trong y học khuyến cáo.
Thị trường ba ba được sử dụng rộng khắp trên cả nước và thường có xu thế cao
vào cuối năm, vào dịp tết cổ truyền dân tộc.
- Thị trường ngoài nước: ba ba là sản phẩm thủy sản quý nên có thị
trường ở nhiều nước trên thê giới với giá cả cao. Thị trường ngoài nước hiện

nay đang cần cung cấp với số lượng lớn đó là Trung Quốc và một số thị trường
các nước khác.
4.2. Tìm hiểu giá cả thị trường:

11
- Đối với ba ba trơn giá thương phẩm trên thị trường dao động từ
300.000- 500.000 đồng/kg, ba ba gai giá trên thị trường dao động từ 1.000.000-
1.500.000 đồng/kg. Giá cả này còn tùy thuộc vào từng loại kích cỡ thương
phẩm, giá cả này được tính theo kích cỡ thương phẩm sau:
- Đối với ba ba trơn:
Loại 1: kích cỡ > 1,0kg
Loại 2: kích cỡ từ 0,5- 1,0kg
Loại 3: kích cỡ ≤ 0,5kg
- Đối với ba ba gai:
Loại 1: kích cỡ > 2,0kg
Loại 2: kích cỡ từ 1,0- 2,0kg
Loại 3: kích cỡ ≤ 1,0kg
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ
+ Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển
C. Ghi nhớ:
Dụng cụ tương ứng với mục đích sử dụng.

12
Bài 2: Thu hoạch ba ba
Mục tiêu:
- Mô tả phương pháp xác định thời điểm, kích cỡ ba ba, thu hoạch và bảo
quản sản phẩm sau thu hoạch
- Thực hiện xác định được thời điểm, kích cỡ ba ba, thu hoạch và bảo

quản sản phẩm sau thu hoạch
- Tuân thủ trình tự qui trình kỹ thuật
A. Nội dung:
1. Xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch:
1.1. Xác định thời điểm:
- Thời điểm thu hoạch ba ba thương phẩm phần lớn phụ thuộc vào chu kỳ
nuôi. Hiện nay trong thực tế các qui trình nuôi ba ba thương phẩm có chu kỳ
nuôi khá dài từ 1- 2 năm, tuy nhiên cũng nhiều cơ sở đã rút được chu kỳ ngắn
hơn do kỹ thuật chăm sóc tốt. Khả năng lựa chọn đối tượng chủ yếu là ba ba
gai có tốc độ tăng trưởng nhanh đồng thời con giống thả ban đầu lớn. Cho nên
việc thu hoạch dựa hoàn toàn vào việc lựa chọn chu kỳ nuôi dài hay ngắn và
thường là đầu năm thả, cuối năm thu hoạch.
- Thời điểm thu hoạch cũng tùy thuộc vào từng vùng miền cũng như tập
tính nuôi ba ba của từng địa phương. Đối với các tỉnh phía Bắc vì có mùa đông
thời tiết lạnh ba ba hầu như tăng trưởng chậm đồng thời chu kỳ nuôi, kích cỡ
thương phẩm đáp ứng nên tập trung thu hoạch vào từ tháng 11 và kết thúc vào
30/12 dương lịch hàng năm (thu trước thời điểm rét đậm – tùy vào từng năm
mà thời gian này có thể chênh nhau 30 ngày). Thu hoạch ba ba có thể thu tỉa
hoặc thu toàn bộ trong ao sau đó có kế hoạch tát cạn vét bùn khử trùng ao nuôi
tiếp vụ khác.
1.2. Xác định kích cỡ thu hoạch:
- Kích cỡ ba ba thu hoạch phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch, thị trường
tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng. Đối với ba ba gai, kích cỡ thu hoạch phổ biến từ
1,0 kg trở nên. Đối với ba ba trơn, kích cỡ thu hoạch phổ biến từ 0,5 kg trở lên.
Tuy nhiên, thực tế nhiều cơ sở nuôi hiện nay thường nuôi với kích cỡ ba ba
thương phẩm rất lớn và thời gian kéo dài.
Kích cỡ ba ba thu hoạch hiện nay như sau:
- Đối với ba ba trơn:
Loại 1: kích cỡ > 1,0kg
Loại 2: kích cỡ từ 0,5- 1,0kg

Loại 3: kích cỡ ≤ 0,5kg

13
- Đối với ba ba gai:
Loại 1: kích cỡ > 2,0kg
Loại 2: kích cỡ từ 1,0- 2,0kg
Loại 3: kích cỡ ≤ 1,0kg
2. Thu ba ba:
2.1. Thu tỉa:
Trình tự thu ba ba được tiến hành như sau:
- Kiểm tra hướng ba ba di chuyển thông qua tăm nổi trên mặt nước
- Dùng tay bắt ba ba thông qua mò trực tiếp ba ba dưới ao nuôi.
- Đưa ba ba vào dụng cụ lưu giữ.















Hình 6.6: Thu tỉa ba ba trong ao
2.2. Thu toàn bộ:

Trình tự thu ba ba được tiến hành như sau:
Bước 1: Làm cạn ao
- Làm cạn thủ công: Điều chỉnh cao trình cống phù hợp với điều kiện
thoát nước của ao nuôi, tùy theo nhu cầu của việc thu hoạch ba ba mà lượng
nước cạn có thể nhưng thông thường điều chỉnh ở khả năng tháo được nhiều
nước nhất có thể.
- Làm cạn bằng máy bơm:

14
+ Lắp đặt máy bơm tại vị trí cống thoát nước của ao (rốn ao)
+ Tiếp nhiên liệu
+ Bơm nước: cử người trực máy bơm liên tục để xử lý công việc và sự
cố xảy ra khi cần thiết (khơi dòng nước, điều chỉnh đăng lưới chắn )
Bước 2: Thu ba ba
- Thu ba ba bằng cách đồng loạt mò bằng tay thủ công khi ao đã cạn
hoàn toàn. Khi bắt lưu ý phải sử dụng bảo hộ lao động để an toàn cho người khi
thực hiện mò, bắt ba ba thu hoạch.










Hình6.7: Tiến hành thu ba ba toàn bộ trong ao
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi:

+ Nêu phương pháp thu hoạch ba ba?
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Thu ba ba thương phẩm trong ao.
C. Ghi nhớ:
Thao tác bắt ba ba trong ao đảm bảo an toàn cho học viên thực hiện.

15
Bài 3: Vận chuyển ba ba
Mục tiêu:
- Trình bày được công tác chuẩn bị ba ba, đưa ba ba vào dụng cụ vận
chuyển và xử lý trong quá trình vận chuyển
- Thực hiện được thao tác chuẩn bị ba ba, đưa ba ba vào dụng cụ vận
chuyển và xử lý trong quá trình vận chuyển
- Tuân thủ đúng kỹ thuật vận chuyển.
A. Nội dung:
1.Chuẩn bị ba ba:
1.1. Phân loại ba ba:
- Đây là công việc được thực hiện trước khi vận chuyển ba ba nhằm phân
loại được những kích cỡ, giới tính ba ba khác nhau.
- Tiến hành phân loại:
+ Phân loại bằng cảm quan: chọn ba đực riêng, cái riêng. Chọn những cá
thể quan sát thấy tương đối đồng đều nhau.
+ Phân loại bằng cân: Cân ba ba để phân loại chính xác về mặt khối lựng
cá thể ba ba
+ Phân loại được ba ba theo 3 loại về mặt kích cỡ: Loại 1, loại 2 và loại 3















Hình6.8: Phân loại ba ba bằng cân

16
1.2. Lựa chọn ba ba:
- Ba ba thương phẩm sau khi được thu hoạch từ ao lên. Tiến hành lựa
chọn trước khi vận chuyển đến nơi lưu giữ hoặc tiêu thụ sản phẩm.
- Lựa chọn ba ba theo giớ tính: căn cứ vào đặc điểm sinh học để lựa chọn
ba ba đực, cái. Căn cứ chủ yếu hiện nay để lựa chọn là dựa vào đuôi ba ba.
- Lựa chọn dựa vào tình trạng sức khỏe của ba ba:
+ Ba có dấu hiệu yếu thì lựa chọn riêng ra để tiến hành xử lý tại chỗ
+ Ba ba khỏe mạnh hoàn toàn được tiến hành lựa chọn để vận chuyển
đén nơi tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Thuần hóa ba ba:
Ba ba được tiến hành vận chuyển bằng phương pháp giữ ẩm là chủ yếu.
Trước khi tiến hành vận chuyển ba ba được tách hoàn toàn ra khỏi bể nước mà
để vào dụng cụ lưu giữ khô như bể cát, sỏi, đồng thời tiến hành giữ ẩm thuần
hóa để ba ba quen với môi trường khô trong quá trình vận chuyển.
















Hình6.9: Thuần hóa ba ba trong bể trước khi vận chuyển
2. Đưa ba ba vào dụng cụ vận chuyển:
2.1. Đưa ba ba vào thùng:
- Trước khi đưa ba ba vào thùng vận chuyển cần để một lớp mỏng cát
mịn ở đáy thùng, độ dày của lớp cát khoảng 1 - 1,5 cm. Độ dày của cát tùy

17
thuộc vào kích cỡ của ba ba cũng như số lượng ba ba cần vận chuyển trong
thùng.
- Cố định ba ba vào từng túi lưới hoặc túi vải riêng để tránh ba ba bò ra
ngoài trong quá trình vận chuyển.
- Sắp xếp ba ba vào thùng: Thùng vận chuyển ba ba có thể kín hoặc hở
tùy từng loại ba ba cần vận chuyển cũng như quãng đường vận chuyển.
Đối vớ vận chuyển xa thường dùng thùng được thiết kế các ngăn và các
ngăn này có tác dụng ngăn các cá thể ba ba lớn với nhau.
Đối với vận chuyển gần thì dùng thùng không ngăn và tiến hành xếp ba
ba thành nhiều lớp trong thùng.
- Ba ba được tiến hành đưa vào các ngăn trong thùng theo mật độ đã xác
định. Khi đưa ba ba vào đảm bảo nhẹ nhàng, thường kết hợp việc đưa ba ba vào

là các vật liệu giữ ẩm của ba ba cũng được ghép đồng thời.
















Hình6.10: Xếp ba ba vào thùng vận chuyển
2.2. Xếp vật liệu giữ ẩm:
- Vật liệu giữ ẩm được xếp vào dụng cụ vận chuyển ở hai dạng:
+ Dạng thứ nhất: Vật liệu giữ ẩm được xếp lót ở dưới dụng cụ để vừa tạo
độ ẩm và làm đệm cho ba ba trong quá trình vận chuyển.

18
+ Dạng thứ hai: Vật liệu giữ ẩm xếp chèn vào giữa các cá thể ba ba xếp
trong thùng và phủ để ba ba được giữ ẩm và giữ chặt. Vật liệu và ba ba được
xếp chặt chẽ để ba ba không bị dao động mạnh trong quá trình vận chuyển.
















Hình6.11: Xếp giá thể giữ ẩm vào thùng xốp
2.3. Cố định dụng cụ:
- Cố định dụng cụ bằng hệ thống dây buộc, băng dính…
- Cố định dụng cụ vào hệ thống phương tiện vận chuyển
- Cố định dụng cụ chủ yếu bằng hệ thống dây buộc, quá trình cố định
dụng cụ vừa phải đảm báo chắc chắn cho ba ba trong quá trình vận chuyển vừa
phải đảm bảo an toàn cho ba ba.
- Khi cố định tránh ẩu thả mà cố định không đảm bảo an toàn cũng như
cố định không đúng kỹ thuật. Dẫn đến ba ba bị tổn thương và gây chết ngay sau
khi cố định.









19














Hình6.12: Cố định bằng băng dính
3. Xử lý trong quá trình vận chuyển:
3.1. Thời điểm xử lý:
- Vận chuyển ba ba được thực hiện bằng phương pháp vận chuyển giữ
ẩm, cho nên sau một thời gian nhất định chúng ta phải tiến hành xử lý độ ẩm
của ba ba để cho ba ba luôn giữ được khả năng hô hấp và sống bình thường. Để
giữ độ ẩm tốt cho ba ba sau khoảng 30- 60 phút chúng ta tiến hành phun nước
giữ ẩm một lần. Nếu thời tiết tốt, dụng cụ, phương tiện vận chuyển cũng như
vật liệu giữ ẩm tốt thời gian này có thể dài hơn.
- Để an toàn cho ba ba nên vận chuyển trong vòng 24 giờ đồng hồ, nếu
quá thời gian trên thì phải tiến hành cho ba ba nghỉ sau 24 giờ vận chuyển rồi
mới tiến hành vận chuyển tiếp.
- Việc xác định thời điểm chỉ mang tính chất tương đối để kịp thời xử lý
ba ba an toàn.
3.2. Xử lý dụng cụ vận chuyển:

- Kiểm tra độ an toàn:
+ Để đảm bảo không bị thất thoát ba ba trong quá trình vận chuyển, vì ba
ba có thể dùng răng cắn dụng cụ, thiết bị vận chuyển. Nên thường xuyên kiểm
tra độ an toàn của dụng cụ để có phương án gia cố, thay thế…
+ Sau thời gian vận chuyển từ 6- 8 giờ chúng ta tiến hành nghỉ vận
chuyển và kiểm tra một lần độ an toàn của dụng cụ cũng như ba ba.

20
- Thay thế dụng cụ:
+ Dụng cụ vận chuyển chủ yếu là dây buộc mà trong quá trình vận
chuyển gây hư hại, cũng như một số dụng cụ khác như hộp xốp bị vỡ hoặc
khay bị rách.
+ Vật liệu giữ ẩm được thay thế để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho ba ba
cũng như loại bỏ những vật liệu kém. Trong quá trình vận chuyển dưới nhiệt độ
không đảm bảo cũng như khả năng gây hư hại của ba ba trong quá trình vận
chuyển, nên cần thay thế khi vật liệu bị rập nát.
3.3. Xử lý ba ba:
- Giữ ẩm cho ba ba thường xuyên trong quá trình vận chuyển.
- Thời tiết quá nóng phải tiến hành làm giảm nhiệt độ (làm mát) cho ba
ba bằng cách dung đá lạnh xay nhỏ trộn chung với mùn cưa làm vật liệu giữ ẩm
cho ba ba.
- Tưới nước nước giữ ẩm cho ba ba với nhiệt độ nước thấp. Chủ yếu tưới
nước lên các vật dụng giữ ẩm như: rong, bèo. Hoặc thay thể vật liệu giữ ẩm
mới khi vật liệu vật liệu bị khô héo.
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe ba ba: Trong quá trình vận chuyển phải
thường xuyên kiểm tra ba ba, sau thời gian 30 - 60 phút tiến hành kiểm tra một
lần. Để xử lý kịp thời khi ba ba yếu hoặc chết.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi:
+ Nêu phương pháp xử lý ba ba trong quá trình vận chuyển?

- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Đưa ba ba vào thùng vận chuyển
+ Bài tâp 2: Xếp vật liệu giữ ẩm
+ Bài tâp 3: Cố định thùng vận chuyển
C. Ghi nhớ:
Thao tác đưa ba ba vào thùng xốp phục vụ vận chuyển.


21
Bài 4: Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch
Mục tiêu:
- Mô tả được công tác làm sạch, phân loại và giữ sống sản phẩm sau thu
hoạch.
- Thực hiện được công tác làm sạch, phân loại và giữ sống sản phẩm sau
thu hoạch.
- Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Làm sạch sản phẩm:
1.1. Làm sạch thô sơ:
Ba ba sau khi được bắt từ ao nuôi về sẽ được làm sạch sản phẩm trước
khi cho bảo quản hoặc vận chuyển đi nơi khác
Thực hiện trình tự làm sạch:
Bước 1: Cho ba ba vào nước sạch trên thùng hoặc bể xi măng
Bước 2: Rũ ba ba sạch hết những vết bẩn trên cơ thể.
Bước 3: Dùng bàn chải hoặc vải mền đánh rửa ba ba sạch sẽ trước khi
tiến hành bảo quản trong thùng, bể.












Hình6.13: Làm sạch ba ba bằng nước sạch
1.2. Làm sạch bằng hóa chất:
Làm sạch bằng hóa chất mục đích để ba ba tráng nhiểm bẩn do các vật
bám, ký sinh trùng, nấm bệnh bám trên cơ thể ba ba thương phẩm.
Hóa chất làm sạch chủ yếu là những hóa chất đơn giản, an toàn cho
người sử dụng sản phẩm ba ba thương phẩm.

22
Thông thường hiện nay thường sử dụng muối ăn pha loãng nồng độ 2-
4% để tẩy rửa vật bám cũng như những ký sinh trùng trên cơ thể ba ba để sản
phẩm an toàn, thẩm mỹ.
Tiến hành làm sạch:
Bước 1: Tạo dung dịch nước muối nồng độ 4%
Bước 2: Cho ba ba vào dịch nước muối nồng độ 4%
Bước 3: Dùng bàn chải hoặc vải mền đánh rửa ba ba sạch sẽ bằng dung
dịch nước muối.















Hình6.14: Làm sạch ba ba bằng dung dịch nước muối
2. Phân loại sản phẩm:
2.1. Phân loại kích cỡ ba ba:
- Đối với ba ba trơn:
Loại 1: kích cỡ > 1,0kg
Loại 2: kích cỡ từ 0,5- 1,0kg
Loại 3: kích cỡ ≤ 0,5kg






23
















Hình 6.15: Ba ba trơn thương phẩm loại 1
- Đối với ba ba gai:
Loại 1: kích cỡ > 2,0kg
Loại 2: kích cỡ từ 1,0- 2,0kg
Loại 3: kích cỡ ≤ 1,0kg
Hình 6.16: Ba ba gai thương phẩm loại
1

24
2.2. Phân loại đực, cái
- Phân loại đực cái dựa vào đặc điểm sinh học của ba ba, ba ba cái cùng
độ tuổi thường có trọng lượng lớn hơn và giá thành trên thị trường tiêu thụ
thường cao hơn.
- Nhận dạng ba ba đực, cái dựa vào một số đặc điểm sau:
+ Con đực thường có đuôi dài vượt thân.
+ Thân con cái thường không có hình ovan như con đực.
+ Mùa sinh sản ba ba cái có bề dày thân tăng so với ngoài mùa sinh sản.
+ Khoảng cách giữa hai chân sau ba ba cái rộng hơn ba ba đực.
3. Giữ sống sản phẩm:
3.1. Lưu giữ sản phẩm
- Sản phẩm sau khi làm sạch thường được cho vào bể để tiến hành lưu
giữ sản phẩm.
- Tiến hành lưu giữ:
+ Đưa ba ba vào bể xi măng hoặc composite

+ Sếp ba ba trong bể vớ mật độ khoảng 5- 10 con/ m
2

+ Tạo điều kiện thuận lợi bằng cách để bể ở nơi thoáng mát. Lưu ý chọn
ba ba lưu giữ trong bể phải đồng đều tránh sự cắn nhau trong bể.



















Hình 6.17: Lưu giữ ba ba trong bể

×