BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ: NUÔI CUA BIỂN
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cua
biển thương phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung nghề nuôi cua biển đã được xây dựng trên cơ sở
phân tích nghề, phần nghề nuôi cua biển được kết cấu theo môđun. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn
giáo trình nghề nuôi cua biển theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện
nay.
Giáo trình Mô đun: Phòng và trị bệnh là mô đun đào tạo nghề được biên
soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn
theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội.
Giáo trình là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài
trong chương trình dạy nghề Nuôi cua biển trình độ sơ cấp. Các thông tin trong
giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một
cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung
được phân bổ giảng dạy trong thời gian 46 giờ và bao gồm 03 bài:
Bài mở đầu
Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển
Bài 2: Chẩn đoán bệnh thông thường ở cua biển
Bài 3: Trị bệnh thông thường ở cua biển
Nhóm biên soạn xin được cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng Thủy sản, các
chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho
nhóm thực hiện cuốn giáo trình này.
Trong quá trình biên soạn do nhiều nguyên nhân cho nên chắc chắn cuốn
giáo trình còn có nhiều khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để tài liệu thêm hoàn chỉnh.
Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình
2. KS. Đinh Quang Thuấn
3. ThS. Trương Văn Thượng
4. TS. Bùi Quang Tề
4. TS. Bùi Quag Tề
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
1.
Lời giới thiệu………………………………………………
2
2.
Mục lục……………………………………………………
4
3.
MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH…………………………
5
4.
Giới thiệu mô đun…………………………………………….
5
5.
Bài mở đầu
6
6.
Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển
9
7.
Bài 2: Chẩn đoán bệnh thông thường ở cua biển
24
8.
Bài 3: Trị bệnh thông thường ở cua biển
32
9.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
39
4
MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Mã mô đun: MĐ 04
Giới thiệu mô đun:
- Mục tiêu:
+ Nêu được việc các bệnh thường gặp trong cua biển.
+ Chẩn đoán được một số bệnh thông thường ở cua biển
+ Thực hiện được biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
+ Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật phòng và trị bệnh.
- Nội dung mô đun:
+ Bài mở đầu
+ Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển
+ Bài 2: Chẩn đoán bệnh thông thường ở cua biển
+ Bài 3: Trị bệnh thông thường ở cua biển
+ Kiê
̉
m tra kết thu
́
c mô đun
- Phƣơng pháp học tập:
+ Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun
+ Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà
+ Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài
được thực hiện tại ao nuôi cua của các cơ sở nuôi hoặc ao nuôi hộ gia đinh
- Phƣơng pháp đánh giá:
+ Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức
viết (tự luận, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát
đánh giá mức độ thành thạo thao tác.
+ Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả
năng thực hiện.
5
Bài mở đầu:
Mã bài: M4-01
Giới thiệu:
Bài mở đầu khái quát về chương trình của mô đun cho người học hiểu
biết được các nội dung cần đạt được. Nêu nên tầm quan trọng của mô đun đối
với nghề nuôi cua biển thương phẩm, các nội dung chính, mối quan hệ với các
mô đun/môn học khác trong chương trình nghề và những yêu cầu cần thiết đối
với người học trong quá trình học tập mô đun và sau khi kết thúc mô đun.
Mục tiêu:
Hiểu biết tầm quan trọng, các nội dung chính, mối liên hệ với các mô
đun khác và những yêu cầu chính với người học để xác định thái độ đúng đắn
giúp người học tiếp thu kiến thức mô đun tốt nhất.
Nội dung:
1. Tầm quan trọng của mô đun
- Mô đun Phòng và trị bệnh giúp người nuôi cua xác định được các bệnh
thường gặp, chẩn đoán được một số bệnh thông thường để từ đó đưa ra các biện
pháp phòng bệnh tổng hợp và trị một số bệnh thông thường. Đây là những khâu
kỹ thuật then chốt nhằm nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Cua biển là loài sống trong nước, nên rất dễ nhiễm bệnh và bệnh lan
truyền trầm trọng.
- Nhiều bệnh nguy hiểm đã tiêu diệt hàng loạt đối tượng nuôi, ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất sản lượng nuôi.
Điều kiện thực tế nước ta hiện nay: Ao, đầm, phá, biển, ruộng rất rộng;
biện pháp kỹ thuật nuôi, chăm sóc quá thô sơ; thuốc chữa bệnh đắt; động vật
thuỷ sản sống dưới nước khó phát hiện bệnh và khó chữa khỏi.
Vấn đề cấp bách của nghề nuôi trồng thuỷ sản:
- Muốn nuôi các đối tượng đạt năng suất, sản lượng cao phải phòng
bệnh.
- Việc phòng bệnh phải được đặt lên hàng đầu, ngay từ khi đặt nền móng
xây dựng các trạm trại nuôi trồng thuỷ sản.
- Việc thực hiện đầy đủ và chính xác các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh,
biện pháp kỹ thuật nuôi, động vật thuỷ sản sinh trưởng và phát triển nhanh, làm
tăng năng suất sản lượng, hạ giá thành sản phẩm, hạn chế bệnh.
6
Tóm lại, động vật thuỷ sản sống trong nước nên vấn đề phòng bệnh
không giống gia súc trên cạn. Mỗi khi trong ao động vật thuỷ sản bị bệnh,
không thể chữa từng con mà phải tính cả ao hay trọng lượng cả đàn để chữa
bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều, các loại thuốc chữa
bệnh ngoài da cho động vật thuỷ sản thường té trực tiếp xuống nước chỉ áp
dụng với các ao diện tích nhỏ, còn các thuỷ vực có diện tích mặt nước lớn
không sử dụng được. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thuỷ
sản thường phải trộn vào thức ăn, nhưng lúc bị bệnh, động vật thuỷ sản không
ăn, nên dù có sử dụng loại thuốc tốt sẽ không có hiệu quả. Có một số thuốc khi
chữa bệnh cho động vật thuỷ sản có thể tiêu diệt được nguồn gốc gây bệnh
nhưng kèm theo phản ứng phụ. Đặc biệt những con khoẻ mạnh cũng phải dùng
thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Vì vậy chúng ta luôn phải xác định
phòng bệnh cho động vật thuỷ sản lên hàng đầu hay nói một cách khác phòng
bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết.
2. Nội dung chƣơng trình mô đun
Bài mở đầu
Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển
Bài 2: Chẩn đoán bệnh thông thường ở cua biển
Bài 3: Trị bệnh thông thường ở cua biển
3. Mối quan hệ với các mô đun khác
Mô đun phòng trị bệnh có liên quan chặt chẽ với các mô đun học khác:
- Chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo,
chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho cua sinh trưởng phát
triển, thuận lợi cho công tác phòng bệnh cho cua.
- Chọn và thả giống là mô đun cung cấp kiến thức về cách chọn con
giống có chất lượng tốt, phương pháp thả giống nâng cao tỷ lệ sống cho cua.
- Mô đun quản lý môi trường có mối quan hệ chặt chẽ tới công tác phòng
trị bệnh cho cua. Trong quá trình nuôi phải đảm bảo môi trường ao nuôi luôn
sạch hạn chế mầm bệnh phát triển, quyết định đến việc bệnh bùng phát trong ao
thành dịch bệnh hay ở dạng tiềm ẩn.
4. Những yêu cầu đối với ngƣời học
- Học viên tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ
thực hành của mô đun.
- Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc.
- Học viên hiểu biết kiến thức đại cương về bệnh động vật thủy sản.
7
- Học viên hiểu biết kiến thức cơ bản về sinh vật ký sinh, vi rút, vi
khuẩn, các yếu tố liên quan đến sức khỏe và bệnh của động vật thủy sản, nhằm
phục vụ cho công tác phòng và trị bệnh sinh vật ký sinh, vi rút, vi khuẩn gây ra
trên cua biển.
- Sau khi học xong học viên phải thực hiện được các biện pháp phòng
bệnh cho cua, chẩn đoán bệnh nhanh bừng cảm quan và trị một số bệnh thường
gặp trên cua biển.
8
Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cua biển
Mục tiêu:
- Nêu được phương pháp phòng bệnh tổng hợp cho cua biển.
- Thực hiện được thao tác phòng bệnh và hạn chế sự ảnh hưởng của các
tác nhân gây bệnh cho cua biển.
- Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh cho cua biển.
A. Nội dung:
1. Phương pháp ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh
1.1. Phương pháp ngăn chặn động vật hoang dã
1.1.1. Lựa chọn vật liệu
Lựa chọn các vật liệu ngăn chặn động vật hoang rã như: cua, còng,
rắn,… vào trong ao, nên lựa chọn các vật liệu có độ bền cao, rẻ tiền.
+ Cọc tre
+ Gỗ
+ Lưới cước: mắt lưới 2a = 0,2 - 0,5cm
+ Bạt nhựa
+ Dao
+ Kéo
+ Cưa: 01 cái
+ Thước đo 3m
+ Búa
+ Dây buộc: dây thép, dây cước,
+ Đinh thép
+ Dụng cụ bảo hộ: gang tay, ủng, khẩu trang,
1.1.2. Cách làm khung lưới chắn động vật hoang dã
Bước 1: Đo chiều dài, rộng của cửa cống
+ Lấy thước đo chiều rộng, chiều cao của cống.
+ Dùng dao hay cưa cắt các đoạn tre hoặc gỗ với chiều dài tương ướng
với kích thước của cống.
Bước 2: Làm khung lưới
9
+ Dùng dây thép, đinh đóng ghép các thanh gỗ, tre lại với nhau tạo thành
khung lưới.
+ Lắp ghép thành khung.
Bước 3: Ghép lưới vào khung
+ Dùng kéo cắt lưới có kích thước bằng hoặc lớn hơn khung lưới.
+ Cho lưới vào khung.
+ Dùng các thanh tre, gỗ có chiều dài tương đương với khung lưới để
nẹp cố định lưới với khung lưới.
+ Dùng đinh đóng hoặc dây thép buộc cố định khung lưới và lưới lại với
nhau.
Bước 4: Lắp khung lưới chắn động vật hoang dã vào cửa cống
Hình 1.1: Lưới chắn cống
1.1.3. Chắn lưới xung quanh ao
- Quanh bờ ao nuôi cua cần phải rào lưới, chôn sâu chân lưới xuống đất
khoảng 20 - 30cm và chiều cao khoảng 50 - 80cm và ngả vào phía trong ao
nuôi để tránh gây thất thoát cua.
* Thao tác thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị cọc tre
+ Lấy những cây tre, đước làm cọc
+ Chẻ thành các cọc có kích thước: (2-3)x(2-3)cm, chiều dài: 80-100cm.
10
+ Dùng dao chặt một đầu nhọn để cắm xuống đất.
Bước 2: Cắm cọ
+ Dùng búa đóng các cọc xuống đất khoảng 20 - 30cm.
+ Khoảng cách giữa các cọc từ 1 - 1,2m.
+ Cắm cọc hơi nghiêng vào phía trong ao.
Bước 3: Đào rãnh chôn lưới
+ Dùng cuốc, xẻng đào rãnh sâu 15 - 20cm.
Bước 4: Cắng lưới và cố định lưới vào cọc
+ Căng lưới xung quanh ao
+ Dùng dây nylon hay dây thép buộc lưới vào cọc tre
+ Lưới được chôn sâu xuống đất khoảng 15 - 20cm.
+ Tiến hành lấp đất chân lưới thật chắc
Hình 1.2: Rào lưới quanh bờ ao
1.2. Kiểm dịch con giống
1.2.1. Xác định nguồn gốc con giống
- Cua giống phải xác định nguồn gốc rõ ràng trước khi mua về nuôi tại hộ
gia đình, cơ sở nuôi thủy sản.
- Xuất xứ cua bố mẹ cho sản xuất tại cơ sở sinh sản nhân tạo.
- Quy trình sản xuất cua giống.
11
- Thức ăn sử dụng trong quá trình ương nuôi.
- Các loại hóa chất xử lý trong quá trình ương cua giống.
- Mầm bệnh
- Chọn mua cua giống tại các cơ sở sản xuất có uy tín như: Trạm nghiên
cứu, viện nghiên cứu, trung tâm thủy sản các tỉnh, các trường nghiên cứu về
thủy sản,…
1.2.2. Kiểm tra chất lượng
- Chất lượng con giống đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của vụ
nuôi. Con giống có chất lượng tốt tốc độ tăng trưởng nhanh, không có mầm
bệnh, sức đề kháng cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
- Do vậy, việc kiểm dịch nguồn giống trước khi thả nuôi đóng vai trò quan
trọng góp phần nâng cao tỷ lệ sống sau khi thả nuôi, nâng cao sản lượng và
chất lượng sản phẩm. Để mua cua giống chất lượng tốt chúng ta dựa vào các
tiêu chí sau:
- Chọn mua con giống tại các cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Lựa chọn cua giống có cỡ đồng đều, không dị hình, dị tật.
- Con giống phải được kiểm dịch không có mầm bệnh: vi rút, vi khuẩn,
tránh lây lan ra ao và khu vực nuôi.
2. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh
2.1. Khử trùng ao
2.1.1. Khử trùng bờ ao
- Sau mỗi vụ nuôi, nên tiến hành tu sửa lại bờ ao tránh rò rỉ và lấp các
hang hốc. Đồng thời, dùng vôi bột rải quanh bờ ao hoặc phun Chlorine để diệt
các mầm bệnh.
* Thao tác khử trùng bờ ao:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất
+ Vôi củ: tưới nước cho vôi tả ra thành bột
+ Hòa Chlorine với nước
+ Găng tay
+ Khẩu trang
Bước 2: Khử trùng bờ ao
+ Dùng vôi rải đều quanh bờ ao nuôi với liều lượng 7 - 10kg/100m
2
.
12
+ Rắc vôi dọc theo bờ ao, trên mái bờ đến mép nước.
+ Dùng máy bơm phun Chlorine quanh bờ ao với liều lượng 60 - 70 g/m
3
.
+ Phun toàn bộ mái bờ ao nuôi.
2.1.2. Khử trùng đáy ao
- Địa điểm xây dựng ao nuôi trước tiên phải có nguồn nước sạch quanh
năm.
- Không có các nguồn nước thải đổ vào, nhất là nguồn nước thải các nhà
máy công nghiệp, nếu có phải tính đến khả năng cải tạo để tránh cua nuôi khỏi
bị dịch bệnh và chết ngạt bởi thiếu oxy.
- Xây dựng ao nuôi phải có hệ thống mương dẫn nước và thoát nước độc
lập. Nên sử dụng một diện tích nhất định để chứa và xử lý chất thải sau mỗi chu
kỳ nuôi, ngăn chặn các mầm bệnh lan truyền ra xung quanh.
- Tẩy dọn ao trước khi ương nuôi cua biển gồm các bước: tháo cạn, nạo
vét bùn dưới đáy ao, tu sửa lại bờ mương máng, dọn cỏ rác, phơi khô đáy ao,
sau đó dùng các loại hoá chất để khử trùng ao với mục đích:
- Diệt địch hại và sinh vật là vật chủ trung gian, sinh vật cạnh tranh thức
ăn của cua biển, như các loài cá dữ, cá tạp, côn trùng, sinh vật đáy.
- Diệt sinh vật gây bệnh cho cua như các giống loài vi sinh vật: vi khuẩn,
nấm, tảo đơn bào và các ký sinh trùng.
- Cải tạo chất đáy làm tăng các muối dinh dưỡng giảm chất độc tích tụ ở
đáy ao.
Các biện pháp khử trùng:
- Dùng vôi nung CaO: thông thường dùng 10 - 15 kg/100m
2
, nếu ao quá
trũng không tháo cạn (nước sâu 1m trở lên) dùng 20 - 25 kg/100m
2
; Trong quá
trình nuôi thường xuyên hoà tan té đều: vôi 2 tuần 1 lần với liều lượng 1 - 2
kg/100m
2
.
- Dùng Chlorua vôi - (Ca(OCl)
2
: liều dùng căn cứ vào khối nước trong ao,
thường dùng 50 g/m
3
nước cho vào thùng gỗ khuấy tan đều, cho vào thuyền
vừa đi vừa vãi khắp ao, vừa lắc thuyền đưa nước, sau 1 tuần thả nuôi.
- Dùng vôi đen Dolomite.
- Dùng Chlorine, Formaline để tẩy trùng tiêu diệt tất cả các sinh vật.
- Dùng quả bồ hòn, rễ cây thuốc cá, bột hạt trà diệt cá tạp: (thuốc diệt tạp).
+ Với quả bồ hòn ao cạn dùng 40 kg/ha, ao sâu 1m dùng 60 - 75 kg/ha.
+ Với rễ cây thuốc cá: dùng 4 g khô/m
3
nước.
13
Bảng 1.1: Lượng vôi cải tạo và khử trùng đáy ao
Độ pH của đất
Bột đá vôi (CaCO
3
)
(kg/ha)
Vôi nung (CaO)
(kg/ha)
> 6
1.000 – 1.500
500 - 1.000
5 – 6
3.000 – 3.500
1.500 – 2.000
4 – 5
5.000 – 8.000
2.500 – 4.000
<3
12.000 – 14.000
8.000 - 10.000
Hình 1.3: Bón vôi cải tạo ao
2.2. Khử trùng nguồn nước
2.2.1. Khử trùng nước ao lắng
Tại các cơ sở sản xuất, hộ gia đình nuôi thủy sản nên xây dựng hệ thống
ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi, hạn chế mầm bệnh xảy ra.
* Thao tác khử trùng nước ao lắng:
Bước 1: Cấp nước vào ao lắng
+ Dùng máy bơm hay mở cống khi thủy triều lên cấp nước vào ao lắng.
+ Cấp đủ lượng nước cho hệ thống ao nuôi.
14
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất
+ Vôi xử lý 3 - 5kg/100m
3
nước
+ Chlorine A: 15 - 20 g/m
3
nước.
+ Gang tay
+ Khẩu trang
+ Thuyền
+ Xô nhựa 20 - 50 lít.
+ Ca nhựa 2 lít.
+ Máy quạt nước
Bước 3: Xử lý
+ Xử lý bằng vôi bột với liều lượng 3 - 5kg/100m
2
để lắng các chất lơ lửng
trong ao nuôi.
+ Vôi bột được hòa vào nước, dùng thuyền té đều khắp mặt ao lắng.
+ Sau 1-2 ngày, tiến hành xử lý bằng Chlorine A 15-20 g/m
3
nước, diệt các
mầm bệnh trong nước.
+ Hòa Chlorine vào nước và té đều khắp mặt ao lắng.
+ Vận hành máy quạt nước
2.2.2. Khử trùng nước trong ao nuôi
Sauk hi tiến hành cấp nước vào ao nuôi, nên xử lý lại nguồn nước trước
khi thả giống nhằm diệt các mầm bệnh và cá tạp trong ao.
* Thao tác khử trùng nước ao nuôi:
Bước 1: Cấp nước vào ao nuôi
+ Dùng máy bơm cấp nước vào ao nuôi.
+ Cấp nước khoảng 30 - 40cm.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất
+ Chlorine A: 15 - 20 g/m
3
nước.
+ Saponine: 15 - 20 g/m
3
.
+ Gang tay
+ Khẩu trang
+ Thuyền
+ Xô nhựa 20 - 50 lít.
15
+ Ca nhựa 2 lít.
+ Máy quạt nước
Bước 3: Xử lý
+ Sau 1-2 ngày, tiến hành xử lý bằng Chlorine A với liều lượng 15 - 20
g/m
3
nước, diệt các mầm bệnh trong nước.
+ Hòa Chlorine vào nước và té đều khắp mặt ao lắng.
+ Vận hành máy quạt nước
+ Diệt tạp bằng Saponine với liều lượng 15 - 20 g/m
3
nước, đánh vào buổi
sáng và ngâm trong khoảng 7 ngày.
+ Sau ddoss, tiến hành thả cua giống vào nuôi.
2.3. Xử lý phòng bệnh cua giống
- Mặc dù ao đã được tẩy dọn sạch sẽ và khử trùng đáy ao, nước mới tháo
vào ao cũng đã lọc kỹ nhưng cua giống cũng có thể mang mầm bệnh vào ao hồ.
- Do vậy nguồn cua giống thả vào thuỷ vực cần tiến hành kiểm dịch, nếu
có sinh vật gây bệnh ký sinh trên cơ thể cua giống thì tuỳ theo kết quả kiểm tra
mà chọn thuốc trị bệnh cho thích hợp.
Thường người ta dùng phương pháp tắm cho cua giống bằng các loại
thuốc sau:
2.3.1. Tắm nước ngọt
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
+ Nước ngọt phải được lọc sạch qua lưới có kích thước nhỏ.
+ Nước biển lọc sạch
+ Sục khí.
+ Cua giống
+ Xô nhựa
+ Bể composite 100-500 lít
Bước 2: Thao tác tắm cho cua giống
+ Cho cua vào trong xô nhựa, bể composite có chứa nước ngọt lọc sạch.
+ Tắm cua giống khoảng 10-15 phút.
+ Quan sát hoạt động của cua, nếu thấy cua yếu thì ngưng không tắm tiếp
chuyển vào bể chứa nước biển sạch.
2.3.2. Tắm thuốc tím
16
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
+ Nước biển sạch
+ Sục khí.
+ Cua giống
+ Xô nhựa
+ Bể composite 100-500 lít
+ Thuốc tím
Bước 2: Tính lượng thuốc cần tắm
+ Liều lượng tắm cho cua giống: 15-20g/m
3
.
+ Xác định thể tích nước trong xô nhựa, bể composite chứa cua giống.
+ Cân lượng thuốc cần tắm.
Bước 3: Tắm cho cua.
+ Hòa thuốc tím với nước và tạt đều trên mặt xô, bể.
+ Thời gian tắm 10-15 phút
+ Có sục khí đều
+ Quan sát hoạt động của cua, nếu thấy cua yếu thì ngưng không tắm tiếp
chuyển vào bể chứa nước biển sạch.
2.3.3. Tắm formaline
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
+ Nước biển sạch
+ Sục khí.
+ Cua giống
+ Xô nhựa
+ Bể composite 100-500 lít
+ Formaline
Bước 2: Tính lượng thuốc cần tắm
+ Liều lượng tắm cho cua giống: 10-15g/m
3
.
+ Xác định thể tích nước trong xô nhựa, bể composite chứa cua giống.
+ Cân lượng thuốc cần tắm.
Bước 3: Tắm cho cua.
17
+ Tạt Formaline trên mặt xô, bể.
+ Thời gian tắm 5 - 10 phút
+ Có sục khí đều
+ Quan sát hoạt động của cua, nếu thấy cua yếu thì ngưng không tắm tiếp
chuyển vào bể chứa nước biển sạch.
3. Biện pháp hạn chế sự phát triển của mầm bệnh
3.1. Hạn chế mầm bệnh từ môi trường
Hàng ngày chúng ta nên thăm ao theo dõi hoạt động của của cua để kịp
thời phát hiện bệnh và xử lý bệnh. Cần quan sát biến đổi chất nước, bổ sung
nguồn nước mới đảm bảo đầy đủ oxy và hạn chế các chất độc. Để tạo môi
trường cua sống sạch sẽ cần dọn sạch cỏ tạp, tiêu trừ địch hại và vật chủ trung
gian, vớt bỏ xác sinh vật và cá chết, các thức ăn thừa thải, tiêu độc nơi cá đến
ăn đề hạn chế sinh vật gây bệnh sinh sản và lây truyền bệnh.
Xung quanh nơi cho cua ăn, thức ăn thừa thối rữa gây nhiễm bẩn, tạo điều
kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển. Do đó thức ăn thừa phải vớt bỏ, rửa sạch
máng ăn và thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn. Khử trùng nơi cua đến ăn
dùng loại thuốc nào hay số lượng nhiều ít còn tuỳ thuộc vào chất nước, độ sâu,
nhiệt độ nước, diện tích nơi cho cua ăn và tình hình phát sinh bệnh cua của ao
nuôi trong mấy năm gần đây. Tốt hơn hết thường xuyên dùng vôi nung hoặc
TCCA treo 2 - 3 túi xung quanh chỗ cho ăn để tẩy trùng. Liều lượng 2 - 4 kg
vôi nung/túi hoặc 10 - 20g TCCA/ túi.
3.2. Hạn chế mầm bệnh từ nguồn nước
Để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh trong môi trường nước cần phải
quản lý tốt môi trường ao nuôi.
Trước khi thả cua giống, phải cấp nước sạch qua hệ thống túi lọc lưới và
nước phải được xử lý kỹ hạn chế mầm bệnh phát triển.
Khi thay nước cho ao nuôi cua cần phải chọn con nước sạch (vào kỳ nước
cường), không lấy nước có chứa các chất độc hại, ô nhiễm vào ao nuôi.
Trong quá trình nuôi định kỳ sử dụng vôi, mem vi sinh cải thiện môi
trường nước trong ao hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.
4. Tăng cường sức đề kháng cho cua
4.1. Sử dụng thức ăn
Nguyên nhân gây bệnh xâm nhập vào những cơ thể và phát sinh ra bệnh
hay không còn tuỳ thuộc vào yếu tố môi trường và bản thân cơ thể cua biển.
18
Nếu cua biển có sức đề kháng tốt có khả năng chống chịu với các yếu tố
gây bệnh nên không mắc bệnh hoặc bệnh nhẹ. Ngược lại khả năng chống chịu
yếu, dễ dàng nhiễm bệnh.
Do đó một trong những khâu quan trọng để phòng bệnh cho cua biển phải
tăng cường sức đề kháng cho cua nuôi.
4.1.1. Khử trùng thức ăn
Thức ăn là động vật nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, không bị chết,
thối rữa.
* Thao tác khử trùng thức ăn:
Bước 1: Chuẩn bị thức ăn
+ Cá tạp còn tươi
+ Động vật thân mềm còn sống
Bước 2: Rửa thức ăn
+ Dùng nước sạch rửa cá, động vật thân mềm,
+ Rửa hết đất, máu trên cá, động vật thân mềm,
+ Thao tác vệ sinh sạch sẽ
+ Thức ăn được băm nhỏ, dập nát cho cua ăn.
4.1.2. Cho ăn theo phương pháp “4 định”
Thực hiện biện pháp kỹ thuật cho cua biển ăn theo “4 định”, cua ít bệnh
tật, nuôi cua sẽ đạt năng suất cao.
- Định chất lượng thức ăn: Thức ăn dùng cho cua ăn phải tươi, sạch sẽ
không bị mốc meo, hôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh
dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể cá trong các giai đoạn.
- Định số lượng thức ăn: Dựa vào trọng lượng cua để tính lượng thức ăn,
thường sau khi cho ăn từ 3 - 4 h cua ăn hết là lượng vừa phải. Cua ăn thừa nên
vớt bỏ đi để tránh hiện tượng thức ăn phân huỷ làm ô nhiễm môi trường sống.
- Định vị trí để cho ăn: Muốn cho cua ăn một nơi cố định cần tập cho cua
có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho cua ăn theo vị trí vừa
tránh lãng phí thức ăn lại quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý
sinh thái của cơ thể cua. Ngoài ra để phòng bệnh cho cua trước các mùa vụ phát
sinh bệnh có thể treo các túi thuốc ở nơi cua đến ăn, có thể tiêu diệt nguồn gốc
gây bệnh.
- Định thời gian cho ăn: hàng ngày cho cua ăn 2 - 3 lần, tuỳ theo kích cỡ
cua giống và giai đoạn phát triển của cua biển.
19
Phân bón phải ủ kỹ với 1% vôi nung và bón liều lượng thích hợp nếu
không sẽ làm xấu môi trường nước ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể cua.
Thực hiện biện pháp kỹ thuật cho cá tôm ăn theo “4 định” tuỳ từng mùa vụ,
chất nước, điều kiện môi trường và trạng thái cơ thể cua, mà có sự thay đổi
cho thích hợp.
4.2. Nâng cao chất lượng môi trường
4.2.1. Biện pháp quản lý thức ăn
* Xác định lượng thức ăn:
- Khẩu phần thức ăn của cua hàng ngày khoảng từ 7 - 10% trọng lượng
cua.
- Lượng thức ăn cho cua được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thời tiết,
môi trường ao nuôi.
- Khi có mưa lớn, điều kiện thời thay đổi thì cũng giảm lượng thức ăn
xuống từ 20-30% tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí.
- Thao tác xác định lượng thức ăn:
Bước 1: Lựa chọn khẩu phần thức ăn
+ Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho cua ăn khoảng 7 - 10% trọng lượng
thân.
+ Để thúc đẩy cua nhanh lên gạch cho cua ăn với khẩu phần thức ăn cao.
+ Dựa vào loại thức ăn để xác định khẩu phần thức ăn, thức ăn có hàm
lượng đạm cao thì cho ăn với khẩu phần thức ăn thấp, thức ăn có hàm lượng
đạm thấp thì cho ăn với khẩu phần thức ăn cao hơn để cung cấp đủ chất dinh
dưỡng cho cua sinh trowngr và phát triển tốt.
Bước 2: Tính khối lượng cua nuôi
+ Dựa vào sổ nhật ký, xác định tổng số cua giống thả nuôi.
+ Dựa vào sổ nhật ký xác định khối lượng trung bình của cua giống.
+ Từ đó tính tổng khối lượng cua nuôi:
Khối lượng cua nuôi = tổng số cua nuôi (con) x khối lượng trung bình (kg/con)
Bước 3: Tính lượng thức ăn cho cua
+ Xác định được khẩu phần thức ăn
+ Xác định được khối lượng cua nuôi
Từ đó, suy ra: Lượng thức ăn = khẩu phần thức ăn (%) x khối lượng cua (kg)
* Phương pháp cho ăn:
20
- Mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần vào sáng sớm và chiều tối.
- Thức ăn nên rãi trên sàng cho ăn và bố trí đều ao.
- Không nên để cua đói vì chúng rất dễ sát hại nhau nhất là khi nuôi với
mật độ cao.
- Cho ăn lúc nước lớn để không gây đục nước.
- Dọn sạch thức ăn thừa hàng ngày.
* Thao tác cho cua ăn
Bước 1: Chuẩn bị thức ăn
+ Thức ăn là các loại cá tạp, động vật thân mềm, tôm, phải được rửa
sạch.
+ Thức ăn cá lớn được băm thành các miếng nhỏ để cua dễ bắt mồi.
+ Thức ăn là động vật thân mềm thì chỉ cần dập nát.
Bước 2: Cho cua ăn
+ Cho thức ăn vào các sàng ăn và được bố trí đều khắp ao, cho ăn khi nước
lớn.
+ Hoặc rải thức ăn xung quanh ao để cua bắt mồi.
Bước 3: Kiểm tra thức ăn
+ Sau khi cho ăn khoảng 2 - 3 giờ thì tiến hành kiểm tra xem cua đã ăn hết
thức ăn chưa.
+ Nếu cua ăn không hết thức ăn thì giảm lượng thức ăn xuống.
+ Kiểm tra khoảng 2 - 3 ngày cua ăn hết thức ăn thì tăng lượng thức ăn
lên.
Bước 4: Vệ sinh: Lấy sàng ăn lên loại bỏ thức ăn thừa và tiến hành rửa vệ
sinh và phơi khô.
- Hàng ngày cần kiểm tra cường độ bắt mồi của cua để điều chỉnh lượng
thức ăn cho phù hợp theo từng lần cho ăn trong ngày (dựa vào thức ăn trong
sàng còn nhiều hay hết). Đặc biệt cua đang trong thời kỳ lột xác, thời gian thay
nước, hoặc khí hậu, thời tiết thay đổi, môi trường ao nuôi có sự thay đổi cần
giảm lượng thức ăn tránh hiện tượng dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường
ao nuôi.
4.2.2. Định kỳ xử lý môi trường
- Đây là khâu quan trọng và khó khăn nhất, đòi hỏi phải thường xuyên
theo dõi, điều chỉnh, thể hiện trình độ và kinh nghiệm của người nuôi.
21
- Hàng ngày kiểm tra vào buổi sáng, khi cho cua ăn để phát hiện những bất
thường của cua nuôi, từ đó tìm ra những phương pháp xử lý kịp thời.
- Kiểm tra ao bằng cách ta quan sát màu sắc của nước, đánh giá độ trong,
xem xét độ tăng trưởng của cua, tình hình cua bắt mồi, bằng trực quan để
nhận biết cua khoẻ.
- Quan sát màu của đáy ao, mùi của nước.
- Hàng ngày đo pH, định kỳ kiểm tra nhiệt độ, hàm lượng Oxy hoà tan,
độ mặn.
- Định kỳ 10 - 15 ngày xử lý vôi với liều lượng 1-2 kg/100m
3
nước.
- Thay nước hàng ngày nếu nguồn nước sạch và qua lưới lọc kích thước
nhỏ.
4.3. Bổ sung kháng chất
Đại bộ phận các loại bệnh của cua phát triển mạnh trong các mùa vụ nhất
định, thường mạnh nhất vào mùa xuân đầu hè, mùa thu đối với miền Bắc, mùa
mưa đối với miền Nam bệnh của cua phát triển, do đó phải có biện pháp dùng
thuốc phòng ngừa dịch bệnh hạn chế được tổn thất.
Dùng thuốc để phòng các bệnh ngoại ký sinh: Trước mùa phát sinh bệnh
dùng thuốc rắc khắp ao để phòng ngừa thường đạt kết quả tốt. Ngoài ra còn có
thể treo túi thuốc xung quanh nơi cho ăn hình thành một vùng khử trùng các
sinh vật gây bệnh.
Để đạt hiệu quả cao cần chú ý: Nồng độ thuốc xung quanh nơi cho cua ăn
vừa phải, nếu quá cao cua sẽ không đến ăn nhưng ngược lại nếu nồng độ quá
thấp cua đến ăn nhưng không tiêu diệt được sinh vật gây bệnh. Do đó sau khi
treo túi thuốc cần theo dõi, nếu không thấy cua đến ăn chứng tỏ nồng độ quá
cao cần giảm xuống hoặc bớt túi thuốc.
Dùng thuốc phòng các bệnh nội ký sinh: Thuốc để phòng ngừa các loại
bệnh bên trong cơ thể cua phải qua đường miệng vào ống tiêu hoá. Nhưng với
cua không thể cưỡng bức nên trộn vào thức ăn để cho ăn tuỳ theo yêu cầu
phòng ngừa từng loại bệnh mà tính số lượng thuốc. Số lần cho ăn và chọn loại
thuốc nào cho thích hợp để có hiệu quả cao. Dùng thuốc để phòng ngừa các
bệnh bên trong cơ thể cần lưu ý:
- Thức ăn nên chọn loại cua thích ăn, nghiền thành bột trộn thuốc vào, tuỳ
theo tính ăn của cua mà chế tạo loại thức ăn phù hợp.
- Độ dính thích hợp, nếu thức ăn ít độ dính thuốc vào nước sẽ tan ngay
nhưng ngược lại độ dính quá cao thức ăn vào ruột chỉ dừng lại thời gian ngắn
thuốc chưa kịp hấp thu đã bài tiết ra ngoài đều không có hiệu quả.
22
- Kích thước thức ăn lớn nhỏ theo cỡ miệng bắt mồi của cua.
- Tính số lượng thức ăn cho chính xác, thường bỏ thức ăn xuống ao căn cứ
theo trọng lượng cua nên tính số lượng tất cả các loài ăn cùng thức ăn đó trong
ao nuôi.
- Cho ăn số lượng ít hơn bình thường để ngày nào hết ngày đó sau đó tăng
dần để cua sử dụng thuốc hiệu quả nhất.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Hãy tính lượng vôi cần bón trong quá trình cải tạo và bón định
kỳ vào ao nuôi cua có diện tích 5000 m
2
, độ sâu mực nước trung bình là 1m.
Biết rằng khi cải tạo ao bón với lượng 10 kg/100m
2
và bón định kỳ với lượng
1,5 kg/100m
3
nước. Thực hiện bón vôi vào ao nuôi.
Bài tập 2: Tính lượng thuốc tím cần dùng để tắm cho cua giống trong
thùng nhựa với thể tích nước là 100lít. Biết rằng nồng độ thuốc tím dùng để
tắm là 15g/m
3
nước. Thực hiện biện pháp tắm cho cua nuôi.
C. Ghi nhớ:
Để phòng bệnh cho cua cần hạn chế và tiêu diệt tác nhân gây bệnh và tăng
cường sức đề kháng.
23
Bài 2: Chẩn đoán bệnh thông thƣờng ở cua biển
Mục tiêu:
- Mô tả được các bước chẩn đoán bệnh sinh vật bám, đen mang, và hoa mu
ở cua biển;
- Thực hiện được thao tác thu mẫu cua bị bệnh;
- Hiểu được các dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể cua;
- Thực hiện được các kỹ thuật chẩn đoán bệnh cua biển.
A. Nội dung:
1. Thu mẫu cua bệnh
1.1. Chuẩn bị dụng cụ thu mẫu
Trước khi tiến hành thu mẫu cua bị bệnh tiến hành chuẩn bị đầy đủ các
dụng cụ cần thiết cho công tác thu mẫu cua, dụng cụ bao gồm:
- Lồng lưới
- Vợt
- Xô nhựa
- panh
- Kéo
- Túi nilon
- Cua
- Đèn
- Cồn 70% dùng để bảo quản mẫu
- Dụng cụ bảo hộ
- Sổ ghi chép
1.2. Quan sát trạng thái của cua trong ao
- Quan sát cơ thể cua bị bệnh
+ Biểu hiện bệnh lý trên vỏ, thân, mang, phần phụ cua;
+ Sinh vật bám trên các bộ phận cơ thể.
+ Xác định sinh vật gây bệnh.
+ Quan sát hoạt động bắt mồi của cua
+ Quan sát hoạt động của cua hàng ngày vào buổi sáng, buổi tối.
24
- Kết luận
+ Xác định được cua bị bệnh là do vi khuẩn, vi rút, sinh vật ký sinh hay do
môi trường ao nuôi;
+ Xác định được sinh vật bám là tác nhân gây bệnh.
1.3. Thu mẫu cua bệnh
Bước 1: Chọn điểm thu cua
+ Xác định vị trí thu mẫu cua đại diện.
+ Chọn 5 điểm để thu mẫu cua kiểm tra.
Hình 2.1: Sơ đồ thu mẫu cua
Bước 2: Đặt sàng ăn (vó) thu mẫu cua
+ Đặt sàng ăn (vó) có thức ăn tại các vị trí đã xác định để thu mẫu cua.
+ Sau khoảng 1 giờ tiến hành nhấc sàng ăn (vó) thu mẫu cua.
Bước 3: Thu mẫu cua
+ Bắt cua trong sàng ăn (vó).
+ Bắt khoảng 30 con cua để tiến hành kiểm tra.
+ Dùng đèn soi xung quanh ao kiểm tra cua và bắt những con có dâu hiệu
khác thường.
2. Quan sát dấu hiệu bệnh lý
2.1. Quan sát hoạt động của cua
- Bệnh nổi hạt đốm trắng - đen:
Cua bị bệnh bỏ ăn, yếu, không lột xác được, rêu và tảo bám trên mai, yếu
dần rồi chết.
1
4
2
5
3