Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

giáo trình môn học an toàn lao động nghề chế biến tôm xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 43 trang )


1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THUỶ SẢN MIỀN BẮC






GIÁO TRÌNH
Môn h ọc: AN TO ÀN LAO ĐỘNG
Mã số:02
NGHỀ CHẾ BIẾN TÔM XUẤT KHẨU

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
















TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN








GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
ANTOÀN LAO ĐỘNG
Mã số: MH 02
NGHỀ CHẾ BIẾN TÔM XUẤT KHẨU

Trình độ: Sơ cấp nghề


























2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo hoặc
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sủ dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MH 02
























3
LỜI GIỚI THIỆU

Thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu đã và đang phát triển mạnh ở nhiều nƣớc
trên thế giới, trong đó có Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nƣớc ta hằng
năm tăng không ngừng với tỷ lệ cao.
Trong cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thì tôm xuất khẩu luôn đƣợc
xem là sản phẩm cao cấp, đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng thế giới. Do đó chế
biến tôm đông lạnh là một lĩnh vực không thể thiếu trong ngành chế biến thuỷ
sản Việt Nam.
Bên cạnh đó thị trƣờng nhập khẩu tôm ngày càng đòi hỏi khắt khe, đặc
biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm do đó đòi hỏi nhà chế biến phải đổi
mới công nghệ, nhạy bén cơ chế thị trƣờng để có thể đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của các nƣớc nhập khẩu. Vì thế đẩy mạnh và phát triển nghề Chế biến
tôm xuất khẩu là góp phần tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu

của các nƣớc nhập khẩu.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Bộ
giáo trình gồm 6 quyển:
1) Giáo trình môn học An toàn vệ sinh thực phẩm
2) Giáo trình môn học An toàn lao động
3) Giáo trình mô đun Tiếp nhận nguyên liệu
4) Giáo trình mô đun Chế biến tôm lạnh đông
5) Giáo trình mô đun Chế biến tôm khô
6) Giáo trình mô đun Bảo quản thành phẩm
Giáo trình An toàn lao động đƣợc phân bố giảng dạy trong thời gian 20h
và bao gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về BHLĐ và công tác BHLĐ trong
ngành chế biến thuỷ sản
Chƣơng 2: Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất tôm
xuất khẩu
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ đạo,
hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy
nghề- Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn giáo

4
trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế ở nhiều địa phƣơng, nhiều nhà máy
chế biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra còn cập nhật những Qui
chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc tế. Đối tƣợng học là những lao động nông
thôn với khả năng nhận thức và tƣ duy chậm nên cách viết ngắn gọn, dễ dàng
tiếp thu, sử dụng cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng
thực hành.
Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “ Chế biến tôm lạnh đông ”
Tuy nhiên thực tế sản xuất luôn biến động, những quy trình công nghệ
thì liên tục thay đổi vì vậy khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn

nhất định. Xong tập thể biên soạn cũng đã cố gắng để biên soạn giáo trình này
bám sát chƣơng trình đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền
đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để ngƣời học củng cố kiến
thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất.
Xin chân thành cảm ơn Tập thể ban lãnh đạo Công ty Chế biến và xuất
khẩu Thủy sản Hải Phòng, Công ty XNH Thủy sản II Quảng Ninh, Công ty
Chế biến thủy sản Nam Hà Tĩnh, Công ty XNH Thủy sản Minh Hải- Cà Mau,
Công ty Dịch vụ và XNK Hạ long, Công ty CP XNK thuỷ sản Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Công nghệ Thủy sản
Trƣờng THKT Thủy sản II, Trƣờng Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc, Viện
nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.

Tham gia biên soạn:
1.Chủ biên: Đinh Thị Tuyết










5
MC LC


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU 3

MC LU
̣
C 5
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 6
MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG 7
BÀI MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ
CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ
SẢN 9
1. Những vấn đề chung về bảo hộ lao động 9
1.1. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động 9
1.2. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 11
1.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động 13
2. Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động 14
2.1. Ngƣời lao động có nghĩa vụ 14
2.2. Ngƣời lao động có quyền 14
3. Công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản 15
3.1. BHLĐ trong ngành chế biến 15
3.1. Những vấn đề chung về an toàn lao động trong cơ sở chế biến thuỷ
sản 18
3.2. An toàn cho ngƣời lao động 19
CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG
CƠ SỞ SẢN XUẤT TÔM XUẤT KHẨU 20
1. Kỹ thuật an toàn lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất khẩu 21
1.1. Kỹ thuật sử dụng an toàn các dụng cụ, thiết bị: Máy xay đá, tủ đông, kho
đông, thiết bị gia nhiệt 21
1.2. Kỹ thuật an toàn điện 28
1.3. Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy 32
2. Kỹ thuật vệ sinh lao động. 37
2.1. Những yếu tố độc hại của nghề chế biến tôm đông lạnh 37

2.2. Các biện pháp phòng chống 38
B. Câu hỏi và bài tập: 39
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC 40







6


CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

BHLĐ: Bảo hộ lao động
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam



























7

MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG
Mã số môn học: MH 02
Giới thiệu môn học:
Môn học an toàn lao động là môn cơ sở trong trƣơng trình đào tạo sơ cấp
nghề Chế biến tôm xuất khẩu. Môn học này trang bị cho ngƣời học những kiến
thức cơ bản về bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động, công tác
bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản.
Môn học có thời lƣợng 20 giờ, gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề
chung về bảo hộ lao động và công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến
thuỷ sản; Chƣơng 2: Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất
tôm xuất khẩu.
Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập: Thực hiện theo Quy chế thi, kiểm
tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo
Quyết định số 14/2007QĐ – BLĐTBXH, ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ
trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.




BÀI MỞ ĐẦU

Vị trí: Môn học này là môn cơ sở trong chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề Chế
biến tôm xuất khẩu. Môn học này đƣợc bố trí học trƣớc các mô đun tiếp nhận
nguyên liệu, Chế biến tôm lạnh đông, Chế biến tôm khô, Bảo quản thành phẩm.
Tính chất: Môn học này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về bảo
hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động, công tác bảo hộ lao động
trong ngành chế biến thủy sản. Môn học này mang tính kỹ thuật vừa có tính
pháp luật trong bảo vệ ngƣời lao động.
Mục tiêu môn học:
Học xong môn học này người học có khả năng:
- Nhận biết đƣợc những vấn đề chung về bảo hộ lao động, quyền lợi và
nghĩa vụ của ngƣời lao động theo luật lao động của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

8
- Trình bày đƣợc kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết
bị, dụng cụ ( Máy xay đá, Tủ đông, Thiết bị sấy, Kho đông ).
- Nhận biết đƣợc những yếu tố độc hại của môi trƣờng sản xuất tới ngƣời
lao động và biện pháp kỹ thuật vệ sinh.
- Thực hiện đƣợc các nội quy, quy định về an toàn lao động trong nhà máy
sản xuất tôm xuất khẩu và các cơ sở thu mua, sơ chế tôm nguyên liệu.
- Tuân thủ đúng kỹ thuật lao động, rèn luyện tính cẩn thận, tác phong công
nghiệp trong lao động sản xuất.
Nội dung môn học: 20 giờ, gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về bảo hộ lao động và công tác bảo hộ lao
động trong ngành chế biến thuỷ sản

1. Những vấn đề chung về bảo hộ lao động
2. Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động
3. Công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản
Chƣơng 2: Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất
khẩu
1. Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong nhà máy sản xuất tôm xuất
khẩu
1. Kỹ thuật vệ sinh lao động














9
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
VÀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN
THUỶ SẢN
Giới thiệu:
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời, nó tạo ra của cải
vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Trong quá trình lao động tạo ra của
cải vật chất cho xã hội, con ngƣời luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết

bị, công cụ và môi trƣờng Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng
và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro làm cho
ngƣời lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế đƣợc tai nạn lao động đến mức
thấp nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo
hộ lao động cho mọi ngƣời và làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc mục đích, ý nghĩa
của công tác bảo hộ lao động; quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động.
Mục tiêu:
- Nêu đƣợc mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.Quyền lợi và
nghĩa vụ của ngƣời lao động theo luật lao động của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Biết các quy định để thực hiện tốt nghĩa vụ của ngƣời lao động.
- Tuân thủ, chấp hành luật pháp về BHLĐ.
A. Nội dung:
1. Những vấn đề chung về bảo hộ lao động
Theo TCVN 3153 – 79 bảo hộ lao động đƣợc định nghĩa là: hệ thống các
văn bản luật pháp và các biện pháp tƣơng ứng về tổ chức kinh tế xã hội, kỹ
thuật vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của
con ngƣời trong quá trình lao động.
1.1. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động
1.1.1. Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ
thuật, tự nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tƣợng
lao động, môi trƣờng lao động, con ngƣời lao động và sự tác động qua lại giữa
chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con ngƣời trong quá trình sản
xuất.

10
Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá,
phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố

trên.
1.1.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong lao động
Yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động là các yếu tố có tác động gây
chấn thƣơng hoặc gây bệnh cho ngƣời lao động trong sản xuất.
Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố
vật chất có ảnh hƣởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề
nghiệp cho ngƣời lao động. Cụ thể là:
- Các yếu tố vật lý nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ
có hại, bụi.
Ví dụ: Ngƣời lao động làm việc trong các cơ sở chế biến thƣờng xuyên tiếp xúc
với nƣớc, nƣớc đá và độ ẩm không khí cao làm cho ngƣời lao động dễ mắc một
số bệnh: viêm khớp, viêm phế quản và một số bệnh mãn tính khác.














Hình 1.1 Công nhân phân cỡ tôm
- Các yếu tố hoá học nhƣ các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất
phóng xạ.


Nƣớc đá

11
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật nhƣ các loại vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn.
- Các yếu tố bất lợi về tƣ thế lao động, không gian chỗ làm việc, nhà
xƣởng chật hẹp, mất vệ sinh. Các yếu tố tâm lý không thuận lợi
Ví dụ: Ngƣời lao động làm việc trong các cơ sở chế biến làm việc ở tƣ thế đứng













Hình 1.2 Công nhân làm việc ở tƣ thế bất lợi
1.2. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
1.2.1. Mục đích
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm,
có hại. Nếu không đƣợc phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con
ngƣời gây chấn thƣơng, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng
lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động,
đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu
để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.

Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi
đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể ngƣời lao động, hạn chế đến mức thấp nhất
hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thƣơng, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao
động.


12
- Bảo đảm cho ngƣời lao động mạnh khoẻ, không mắc bệnh nghề
nghiệp hoặc các tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dƣỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho
ngƣời lao động.
Công tác bảo hộ lao động có vị trí hết sức quan trọng và là một trong
những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh do đó việc cải
thiện điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động là một trong những nhiệm
vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
1.2.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xác định là một chính
sách lớn. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về an toàn
vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản suất,
tăng năng suất lao động xã hội. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem
lại ý nghĩa to lớn về các mặt: chính trị, kinh tế và xã hội.
a. Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm con ngƣời vừa là động lực, vừa là mục
tiêu của sự phát triển. Một đất nƣớc có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, ngƣời lao
động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con
ngƣời là vốn quý nhất, sức lao động, lực lƣợng lao động luôn đƣợc bảo vệ và
phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo
vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống ngƣời lao động, biểu hiện quan điểm coi
con ngƣời vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Vai trò của con

ngƣời trong xã hội đƣợc tôn trọng.
Ngƣợc lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động
không đƣợc cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín
của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
b.Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi ngƣời
lao động đƣợc sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng
đáng trong xã hội, làm chủ xà hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ
thuật.
Tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ ngƣời lao động đƣợc đảm bảo,
Nhà nƣớc và xã hội sẽ giảm bớt đƣợc những tổn thất trong việc khắc phục hậu
quả và tập trung đầu tƣ cho các công trình phúc lợi xã hội.

13
Mặt khác việc chăm lo sức khoẻ cho ngƣời lao động, mang lại
hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo.
c. Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ
rệt.Trong sản xuất nếu ngƣời lao động đƣợc bảo vệ tốt, có sức khoẻ, không bị
ốm đau bệnh tật, điều kiện lao động thoải mái, không lo sợ bị tai nạn lao động
hoặc mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm sản xuất. Phấn đấu tăng năng suất lao
động và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản
suất. Do vậy phúc lợi tập thể đƣợc tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của cá nhân ngƣời lao động và tập thể lao động.
Tai nạn lao động, ốm đau xảy ra dù ít hay nhiều đều dẫn tới sự thiệt hại
về ngƣời và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất vì vậy thực hiện tốt công tác bảo
hộ lao động sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động có 3 tính chất:
a. Tính pháp lý

Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nƣớc về
bảo hộ lao động đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động đƣợc
nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con ngƣời trong sản xuất, nó là cơ sở pháp
lý bắt buộc các tổ chức nhà nƣớc, các tổ chức xã hội , các tổ chức kinh tế và
mọi ngƣời tham gia lao động phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện.
b. Tính khoa học - kỹ thuật
Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều
kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hƣởng của
chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải
pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và
thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp
nhiều chuyên ngành.
Ví dụ: - Muốn chống tiến ồn phải có kiến thức về âm học.
- Muốn cải thiện điều kiện lao động phải tổng hợp các kiến thức liên
quan đến nhiều lĩnh vực nhƣ thông gió, chiếu sáng, tâm lý học lao động
- Muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ đƣợc tính mạng, sức khoẻ, an
toàn cho bản thân thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động.

14
c. Tính chất quần chúng
Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt:
Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi ngƣời tham gia sản
xuất, họ là ngƣời vận hành, sử dụng các dụng cụ, máy thiết bị, nguyên vật liệu
nên có thể phát hiện đƣợc những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động.
Ngƣời lao động tham gia đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng
góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, các quy phạm an toàn vệ sinh.
Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao
động có đầy đủ dến đâu, nhƣng mọi ngƣời (từ lãnh đạo, quản lý, ngƣời sử dụng
lao động đến ngƣời lao đông) chƣa thấy rõ lợi ích thiết thực, chƣa tự giác chấp
hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt đƣợc kết quả mong

muốn. Vì vậy ngoài những biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp hành chính,
việc giác ngộ nhận thức cho ngƣời lao động hiểu rõ và thực hiện tốt công tác
bảo hộ lao động là cần thiết.
2. Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động
2.1. Ngƣời lao động có nghĩa vụ
Điều 15 chƣơng IV Nghị định 06/CP quy định ngƣời lao động có 3 nghĩa vụ
sau:
- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động có liên quan đến
công việc, nhiệm vụ đƣợc giao.
- Phải sử dụng và bảo quản các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đã đƣợc cấp,
trang bị, nếu làm mất hoặc hƣ hỏng thì phải bồi thƣờng.
- Phải báo cáo kịp thời với ngƣời có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm,
tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của ngƣời
sử dụng lao động.
2.2. Ngƣời lao động có quyền
Điều 16 chƣơng IV Nghị định 06/CP quy định ngƣời lao động có 3 quyền sau
đây:
- Yêu cầu ngƣời sử dụng lao động đảm bảo điều kiện lao động an toàn,
vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang bị đầy đủ phƣơng tiện bảo vệ cá
nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

15
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy
cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình
và phải báo ngay với ngƣời phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói
trên nếu những nguy cơ đó chƣa đƣợc khắc phục.
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khi ngƣời
sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nƣớc hoặc không thực hiện đúng
các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động.

3. Công tác bảo hộ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản
3.1. BHLĐ trong ngành chế biến
+ Quần áo: Công nhân chế biến sản phẩm chƣa bao gói phải mặc bảo hộ
sáng màu. Thƣờng là quần áo vải mầu trắng.
Công nhân ra vào kho lạnh phải mặc quần áo bông







Hình 1.3 Quần áo bông







Hình 1.4 Quần áo vải
+ Mũ: Mũ lƣới đội phía trong để giữ tóc và trùm kín không để tóc rơi ra
ngoài
Mũ vải đội ra ngoài che kín tóc
Mũ bông đội khi vào kho lạnh






Hình 1.5 Mũ vải





Hình 1.6 Mũ lƣới





Hình 1.7 Mũ bông






16
+ Găng tay: Găng tay cao su dùng để thực hiện các công đoạn
trong quy trình sản xuất
Găng tay sợi dùng khi ra tủ, vào kho lạnh để chống lạnh










Hình 1.8 Găng tay sợi







Hình 1.9 Găng tay cao su
+ Khẩu trang: Dùng để che kín
miệng, mũi
Có thể dùng khẩu trang vải
hoặc khẩu trang giấy dùng 1 lần






Hình 1.10 Khẩu trang
+ Ủng: dùng để tránh cho chân
tiếp xúc với nƣớc
Thƣờng dùng ủng cao su hoặc
ủng nhựa mầu sáng
Yêu cầu ủng không ngấm nƣớc








Hình 1.10 Ủng cao su







17




















Hình1.11 BHLĐ đủ trƣớc khi vào xƣởng














18


Hình 1.12 BHLĐ khi vào kho lạnh


3.1. Những vấn đề chung về an toàn lao động trong cơ sở chế biến thuỷ sản
- Tất cả ngƣời lao động đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy an
toàn đã đƣợc hƣớng dẫn, công bố ở nơi làm việc.
Ví dụ: . Nội quy phòng cháy chữa cháy












Hình 1.13 Nội quy phòng cháy chữa cháy
- Ngƣời lao động đƣợc phân công sử dụng các máy thiết bị phải có
nghiệp vụ, đã đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn và có khả năng sử dụng các thiết bị đó.
- Ngƣời lao động phải chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo hộ lao
động, vệ sinh an toàn lao động. Nghiêm cấm làm bừa, làm ẩu, thiếu trang bị
phòng hộ lao động. Nghiêm cấm mang chất dễ cháy nổ, hoá chất độc hại vào
nơi sản xuất.
- Công nhân sản xuất trong thời gian làm việc phải: Mặc trang phục bảo
hộ lao động và đi ủng; Đội mũ bảo hộ che kín tóc; Tại những nơi xử lý sản
phẩm yêu cầu vệ sinh cao, công nhân phải đeo khẩu trang che kín miệng và
mũi; Nếu sử dụng găng tay, phải đảm bảo găng tay sạch, hợp vệ sinh và không
bị thủng.


19
- Không tự ý đi từ khu vực này sang khu vực khác khi chƣa có sự
phân công, điều động của ngƣời quản lý. Khi đƣợc điều chuyển từ khu vực
nguyên liệu sang khu vực thành phẩm phải thay bảo hộ lao động mới.
3.2. An toàn cho ngƣời lao động
Trƣớc khi vào sản xuất phải kiểm tra và đảm bảo an toàn điện trong toàn
bộ khu vực sản xuất.
Trong xƣởng phải đảm bảo đủ ánh sáng. Hệ thống thông gió phải đảm

bảo thải đƣợc không khí nóng, hơi nƣớc ra ngoài.
Tất cả các hoá chất dùng để vệ sinh, khử trùng trong sản xuất phải đƣợc
để trong thùng chứa kín, để đúng nơi quy định, có nhãn mác và chỉ những
ngƣời đƣợc hƣớng dẫn mới đƣợc sử dụng.
Đối với công nhân khi tham gia sản xuất không đƣợc uống rƣợu, bia.
Đối với công nhân chế biến phải có đầy đủ trang phục bảo hộ lao động.
Công nhân khi vào kho lạnh để xuất hay nhập hàng phải có áo bông, mũ bông,
găng tay dày, ủng. Không đƣợc ở trong kho lạnh quá lâu.
Công nhân chế biến phải đƣợc khám sức khoẻ định kỳ tối thiểu 1 năm
một lần.
B. Câu hỏi và bài tập:
1. Anh/chị hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của công tác BHLĐ?
2. Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động?
3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động?
4. Công tác BHLĐ trong ngành chế biến thuỷ sản?
5. Anh ( chị ) hãy chọn và mặc trang phục vào xƣởng sản xuất/ vào kho
lạnh?
C. Ghi nhớ:
Cần ghi nhớ một số nội dung trọng tâm:
- Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động
- An toàn lao động trong cơ sở chế biến





20





CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG
CƠ SỞ SẢN XUẤT TÔM XUẤT KHẨU
Mã môn học: MH02
Giới thiệu:
Hiện nay nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng
phát triển, sử dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc vật tƣ rất đa dạng về
chủng loại. Nên các nhân tố có thể gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
ngày càng gia tăng.
Trong khu vực chế biến tôm đông lạnh, lao động nữ chiếm tới 83% và
luôn sử dụng các hoá chất sát trùng, độ lạnh chênh lệch giữa môi trƣờng sản
xuất với nhiệt độ cơ thể rất lớn. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ, mà
về lâu dài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh: tai – mũi - họng, hô hấp, da
liễu
Vì vậy, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ cho ngƣời lao động là một
yêu cầu rất cấp thiết.
Mục tiêu:
- Trình bày đƣợc kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết
bị, dụng cụ ( Máy xay đá, Tủ đông, Thiết bị gia nhiệt, Kho đông ).
- Nhận biết đƣợc những yếu tố độc hại của môi trƣờng sản xuất tới ngƣời
lao động và biện pháp kỹ thuật vệ sinh.
- Thực hiện đƣợc kỹ thuật sử dụng an toàn các thiết bị, dụng cụ trong cơ
sở sản xuất.
- Tuân thủ quy định, cẩn thận, nghiêm túc.
A. Nội dung:
1. Kỹ thuật an toàn lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất khẩu

21

Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phƣơng tiện về tổ
chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với
ngƣời lao động.
Để đạt đƣợc mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm
trong sản xuất đối với ngƣời lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải
thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an
toàn và các thao tác khi làm việc thích ứng.
1.1. Kỹ thuật sử dụng an toàn các dụng cụ, thiết bị: Máy xay đá, tủ đông,
kho đông, thiết bị gia nhiệt
1.1.1. Kỹ thuật sử dụng an toàn thiết bị gia nhiệt











Hình 2.1 Thiết bị hấp liên tục
- Ngƣời không có nhiệm vụ (không đƣợc hƣớng dẫn) không đƣợc sử
dụng máy
- Không đƣợc phun nƣớc vào bảng điều khiển, động cơ điện.









Nóng, nguy
hiểm
Bảng điều khiển
Băng tải


22



Hình 2.2 Thiết bị hấp liên tục
- Vệ sinh máy trƣớc và sau khi sử dụng.
- Không đƣợc đứng chân lên băng tải
- Kiểm tra nguồn điện, độ an toàn cho máy trƣớc khi vận hành
- Khi phát hiện máy có tiếng kêu hay hoạt động không bình thƣờng phải
tắt máy, ngắt nguồn điện và báo ngay cho ngƣời phụ trách
1.1.2. Kỹ thuật sử dụng an toàn máy xay đá











`
Hình 2.3 Máy xay đá
- Máy phải đƣợc đặt thăng bằng, ổn định
- Không đƣợc tự ý di chuyển, đặt đồ vật lên máy, không tỳ hay dựa
ngƣời vào máy gồm cả khi máy không hoạt động.
- Kiểm tra nguồn điện, độ an toàn cho máy trƣớc khi vận hành
- Ngƣời không nhiệm vụ không đƣợc tự ý vận hành
- Khi phát hiện máy có tiếng kêu hay hoạt động không bình thƣờng phải
tắt máy, ngắt nguồn điện và báo ngay cho ngƣời phụ trách
- Không đƣợc phun nƣớc vào bảng điều khiển, động cơ điện.
- Máy xay đá phải có nắp che các bộ phận chuyển động

Nguy hiểm,
không cho
tay vào

23















Hình 2.4 Máy xay đá
- Không dùng trực tiếp tay đẩy nƣớc đá vào máy
- Vệ sinh máy trƣớc và sau khi sử dụng.
1.1.3. Kỹ thuật sử dụng an toàn tủ đông















Bảng điều khiển
Bộ phận chuyển
động
Động cơ điện

24


Hình 2.5 Tủ đông tiếp xúc


- Ngƣời không nhiệm vụ không đƣợc tự ý vận hành tủ
- Khi ra tủ phải sử dụng găng tay để tránh bị bỏng lạnh
- Kiểm tra nguồn điện, độ an toàn cho máy trƣớc khi vận hành
- Không dùng những vật cứng để bậy sản phẩm ra khỏi ben tủ
- Khi nâng , hạ ben tủ cần kiểm tra bề mặt tiếp xúc của 2 ben tủ. Tránh
để hàng trong ben lộn xộn, không phẳng hoặc có các vật cứng trên bề mặt ben
khi ép xuống gây biến dạng bề mặt ben hoặc làm hƣ hỏng các thiết bị phụ trợ
- Trong quá trình vận hành tủ cấp đông nếu thấy thiết bị của tủ hoạt
động không bình thƣờng phải ngừng hoạt động thiết bị báo ngay cho ngƣời phụ
trách để xử lý
- Không đƣợc phun nƣớc vào tủ điện, động cơ. Vệ sinh máy trƣớc và sau
khi sử dụng
1.1.4. Kỹ thuật sử dụng an toàn máy dò kim loại












Hình 2.6 Máy dò kim loại
- Máy phải đƣợc đặt thăng bằng, ổn định

Mặt máy


25
- Không đƣợc tự ý di chuyển, đặt đồ vật lên máy, không tỳ hay dựa
ngƣời vào máy gồm cả khi máy không hoạt động.
- Tránh va đập và gây rung mạnh trong bán kính tính từ nơi đặt máy ≤ 1
mét
- Kiểm tra nguồn điện, độ an toàn cho máy trƣớc khi vận hành
- Ngƣời không nhiệm vụ không đƣợc tự ý vận hành
- Khi phát hiện máy có tiếng kêu hay hoạt động không bình thƣờng phải
tắt máy, ngắt nguồn điện và báo ngay cho ngƣời phụ trách
- Khởi động máy trƣớc 30 phút thực hiện công tác dò kiểm tra sản phẩm
- Không đƣợc phun nƣớc trực tiếp vào máy, phần mặt máy (chứa mạch
điện tử) chỉ đƣợc vệ sinh bằng khăn nhúng nƣớc clorin hay cồn vắt kiệt
1.1.5. Kỹ thuật sử dụng an toàn xe nâng















Hình 2.7 Xe nâng đẩy tay





×