Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

giáo trình mô đun bảo tồn rừng nghề bảo tốn trồng và làm giàu rùng tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 171 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
BẢO TỒN RỪNG
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: BẢO TỒN, TRỒNG VÀ
LÀM GIÀU RỪNG TỰ NHIÊN
Trình độ: Sơ cấp nghề












TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành
mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01

























LỜI GIỚI THIỆU

Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ cách đào tạo
theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy
công việc. Chương trình Môđun “Bảo tồn rừng” là một trong các chương trình đào tạo theo kiểu
mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan đã bám sát yêu cầu đào tạo, sản
xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm

tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo nghề.
Giáo trình mô đun Bảo tồn rừng là một trong năm mô đun thuộc chương trình đào tạo nghề
”Bảo tồn, trồng làm giàu rừng tự nhiên”, được Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát và cho chỉnh sửa
lại trên cơ sở của hoạt động xây dựng chương trình đào tạo nghề cho nông dân nghề ”Kỹ thuật
Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên”
Tập tài liệu giáo trình được biên sọan trên cơ sở cung cấp các kiến thức cần thiết cho các bài
học của chương trình Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên tự nhiên và hướng dẫn thực hiện
công việc. Chúng tôi tin rằng giáo trình này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn Việt Nam.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các đơn vị: Dự án Voctech, Bộ Nông nghiệp & PTNT,
Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, các chuyên gia phát triển chương trình, và các
bạn đồng nghiệp tại các trường dạy nghề khác đã đóng góp ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn
thành được tập tài liệu này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song giáo trình được biên soạn trong một thời gian ngắn nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, bạn đọc để tập
giáo trình được hoàn chỉnh hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
2. Tham gia: Ngô Thị Hồng Ngát




MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
1. Lời giới thiệu 3
2. Mục lục 4

3. Bài 1 Thực trạng rừng Việt Nam 6
4. Bài 2: Phân loại rừng 12
5. Bà 3: Điều tra rừng 24
6. Bài 4: Chọn loài cây bảo tồn 28
7. Bài 5: Khái quát về bảo tồn, nuôi dưỡng rừng 59
8. Hướng dẫn giảng dạy mô đun 69
9. Tài liệu tham khảo 75


















MÔ ĐUN: BẢO TỒN RỪNG
Mã số mô đun: MĐ 01

Giới thiệu mô đun:
Mô đun Bảo tồn rừng là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ

năng thực hành bảo tồn rừng; nội dung mô đun trình bày thực trạng rừng Việt Nam, phân loại
rừng, phương pháp điều tra và tính trữ lượng rừng, đặc điểm chung của thực vật, một số loài cây
có giá trị bảo tồn, khái quát về bảo tồn, nuôi dưỡng rừng, các hình thức bảo tồn và các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh nuôi dưỡng rừng tự nhiên phục hồi. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống
các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô
đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về điều tra, phân loại rừng, nuôi dưỡng và bảo
tồn rừng.





















Bài 1: THỰC TRẠNG RỪNG VIỆT NAM


Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được thực trạng rừng ở Việt Nam
- Trình bày được giá trị của đa dạng sinh học, suy thoái đa dạng sinh học và nguyên nhân của
sự suy thoái đa dạng sinh học.
A. Nội dung:
1. Thực trạng rừng ở Việt Nam
Việt Nam đã được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng
sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng
với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có
tính đa dạng sinh học cao. Nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau,
như các rừng thông, rừng hổn loại lá kim và lá rộng, rừng khộp cây họ dầu ở các tỉnh vùng cao
Tây Nguyên, rừng ngặp mặn chiếm ưu thế ở các đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và sông
Hồng, rừng tràm ở đồng bằng Nam bộ và rừng hỗn loại tre nứa ở nhiều nơi.
1.1. Hệ thực vật
Hệ thực vật nước ta gồm khoảng 15.986 loài, trong đó có 11.458 loài thực vật bậc cao và
4.528 loài thực vật bậc thấp.
Thực vật được sử dụng làm lương thực và thực phẩm, dược phẩm, làm thức ăn gia súc, lấy
gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác hay làm củi đun.
Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây làm thuốc như
Hoàng liên chân gà, Ba kích, Có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng như
Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu,




1.2. Hệ động vật
Khoảng 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, khoảng 700 loài cá
nước ngọt, 2.458 loài cá biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước
ngọt.

Động vật Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọc vá, Voọc
xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm.
Trong vùng phụ Đông dương có 25 loài thú linh trưởng thì ở Việt Nam có 16 loài, trong đó
có 4 loài đặc hữu của Việt Nam.




Hình 1.2. Cây Pơ mu


Hình 1.3. Cây thông

Hình 1.1. Cây ba kích














2. Giá trị của đa dạng sinh học Việt Nam
Là cơ sở vững chắc của sự tồn tại và phát triển của nhân dân Việt Nam

Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống, bảo đảm sự lưu chuyển của các chu trình vật
chất và dòng năng lượng, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, giảm nhẹ tác hại ô nhiễm và
thiên tai.
Đa dạng sinh học đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực của đất nước, duy
trì nguồn gen, tạo giống vật nuôi cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn
nhiên liệu, dược liệu.
Tạo nên các cảnh quan thiên nhiên, là cội nguồn của nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của
người dân Việt Nam.
Cung cấp giá trị vô cùng to lớn với các loại hình du lịch sinh thái, đem lại nhiều giá trị kinh
tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của đa
dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.
3. Suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam
Sự mất đi chỗ ở của nhiều loài động, thực vật nhất là rừng nhiệt đới và vùng đất ngập nước
là nguyên nhân chính về sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Theo danh sách đỏ của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) năm 2004, Việt Nam có
289 loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu.
Sách đỏ Việt Nam (2004) cũng đã liệt kê 1.056 động vật và thực vật bị đe dọa ở mức quốc
gia. So sánh với số liệu thống kê của lần biên soạn sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên (Phần Động vật
1992, phần thực vật 1996), vào thời điểm hiện tại số lượng loài được các nhà khoa học đề xuất đưa
vào sách cần được bảo vệ của Việt Nam tăng lên đáng kể: 1065 loài so với 721 loài.
Bảng 1.1. Thống kê các loài bị đe dọa
Loài
Năm 1992, 1998
Năm 2004
Liên minh bảo
tồn quốc tế,
1996, 1998
Sách đỏ 1992, 1996
Liên minh

bảo tồn
quốc tế
Sách đỏ
Thú
38
78
41
94
Chim
47
83
41
76
Bò sát
12
43
24
39
Thực vật bậc cao
125
337
145
605
Nấm

7

16
Tảo


12

18

Theo liên minh bảo tồn quốc tế, số loài bị đe dọa toàn cầu ở Việt Nam không chỉ tăng về số
lượng từ 229 lên 289 loài, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Nếu trong danh lục năm 1996 liệt kê 25
loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2004, con số này đã lên đến 46 loài.
Trong số những loài mới bị xếp hạng này có những loài như Bò rừng, Sói đỏ, Voọc vá chân
nâu và Voọc vá chân đen. Quần thể của hầu hết các loài bị đe dọa toàn cầu tại Việt Nam đều bị
đánh giá là đang có chiều hướng suy giảm.
Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao lắm trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa
ở mức rất cao ở Việt Nam. Ví dụ như Hạc cổ trắng không có tên trong IUCN 2004, nhưng lại là
loài sẽ nguy cấp ở Việt Nam do mất sinh cảnh và thức ăn bị ô nhiễm.
Bảng 1.2. Thống kê số lượng bị đe dọa toàn cầu của Việt Nam
theo danh lục đỏ của Liên minh bảo tồn quốc tế 1996, 1998 và 2004.

Mức độ đe dọa
Động vật
Thực vật
1996, 1998
2004
1996, 1998
2004
Hiếm
17
17
23
25
Nguy cấp
25

46
33
37
Sẽ nguy cấp
59
81
69
83
Tổng
101
144
125
145
4. Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học
4.1. Sự giảm sút độ che phủ và chất lƣợng của rừng
Suy giảm độ che phủ của rừng và chất lượng của rừng (năm 1945 rừng chiếm 43% thì đến
năm 1990 chỉ còn 27,8% tổng diện tích, năm 2004: 36,7%)
4.2. Nguyên nhân trực tiếp
- Sự mở rộng đất nông nghiệp
- Khai thác gỗ, củi
- Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ
- Cháy rừng
- Xây dựng cơ bản
- Chiến tranh
- Buôn bán các loài động thực vật quý hiếm
- Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm sinh học
4.3. Nguyên nhân sâu xa
- Tăng dân số
- Sự di dân

- Sự nghèo đói
- Chính sách kinh tế vĩ mô
- Chính sách kinh tế cộng đồng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Trình bày được thực trạng rừng Việt Nam?
Bài tập 2: Giá trị đa dạng sinh học, suy giảm đa dạng sinh học và nguyên nhân?

C. Ghi nhớ:
- Thực trạng rừng Việt Nam

















Bài 2: PHÂN LOẠI RỪNG

Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng

- Trình bày được khái niệm về các loại rừng.
- Liệt kê các loại rừng cơ bản ở Việt Nam.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của các loại rừng ở Việt Nam.
- Phân loại được một số loại rừng ở ngòai thực tế bằng phương pháp đơn giản như: cảm
quan
- Rèn luyện tính trung thực, chính xác
A. Nội dung:
1. Phân loại rừng
1.1. Phân loại rừng theo mục đích sử dụng
- Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường.
- Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái
của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá,
danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường.
- Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ
và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.
1.2. Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành
1.2.1. Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
- Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai; Cấu trúc của rừng
còn tương đối ổn định.
- Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị
thay đổi.
 Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương
rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
 Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.
1.2.2. Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:
- Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
- Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;
- Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng,

khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
1.3. Phân loại rừng theo điều kiện lập địa
- Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.
- Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc
có rất ít đất trên bề mặt.
- Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập nước hoặc định kỳ
ngập nước.
 Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có nước triều mặn ngập
thường xuyên hoặc định kỳ.
 Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừng Tràm ở Nam Bộ.
 Rừng ngập nước ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thường xuyên hoặc định kỳ.
- Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.
1.4. Phân loại rừng theo loài cây
1.4.1. Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.
- Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây.
 Rừng lá rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm;
 Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm 75% số cây trở
lên;
 Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng có các loài cây thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ
hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.
- Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây.
- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo số cây của mỗi loại từ
25% đến 75%.
1.4.2. Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre, mai, diễn, nứa,
luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v….
1.4.3. Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.
1.4.4. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che;
- Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che
1.5. Phân loại rừng theo trữ lƣợng

- Đối với rừng gỗ
 Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m
3
/ha;
 Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m
3
/ha;
 Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m
3
/ha;
 Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m
3
/ha;
 đ) Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10
m
3
/ha.
- Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ
+ Nứa
Trạng thái
D (cm)
N (cây/ha)
Nứa to
≥ 5

- Rừng giàu (dày)

≥ 8.000
- Rừng trung bình


5.000 - 8.000
- Rừng nghèo (thưa)

< 5.000
Nứa nhỏ
< 5

- Rừng giàu (dày)

≥ 10.000
- Rừng trung bình

6.000 - 10.000
- Rừng nghèo (thưa)

< 6.000




+ Vầu
Trạng thái
D (cm)
N (cây/ha)
Vầu to
≥ 6

- Rừng giàu (dày)

≥ 3.000

- Rừng trung bình

1.000 – 3.000
- Rừng nghèo (thưa)

< 1.000
Vầu nhỏ
< 6

- Rừng giàu (dày)

≥ 5.000
- Rừng trung bình

2.000 - 5.000
- Rừng nghèo (thưa)

< 2.000
+ Tre, luồng
Trạng thái
D (cm)
N (cây/ha)
Tre, luồng to
≥ 6

- Rừng giàu (dày)

≥ 3.000
- Rừng trung bình


1.000 – 3.000
- Rừng nghèo (thưa)

< 1.000
Tre, luồng nhỏ
< 6

- Rừng giàu (dày)

≥ 5.000
- Rừng trung bình

2.000 - 5.000
- Rừng nghèo (thưa)

< 2.000


+ Lồ ô
Trạng thái
D (cm)
N (cây/ha)
Lồ ô to
≥ 5

- Rừng giàu (dày)

≥ 4.000
- Rừng trung bình


2.000 - 4.000
- Rừng nghèo (thưa)

< 2.000
Lồ ô nhỏ
< 5

- Rừng giàu (dày)

≥ 6.000
- Rừng trung bình

3.000 - 6.000
- Rừng nghèo (thưa)

< 3.000
2. Các hệ sinh thái rừng Việt Nam
2.1. Rừng ngập mặn
- Thành phần loài cây chủ yếu là: Sú, Vẹt, Bần, Đước … là những loài cây chịu mặn tốt.
- Dưới tán rừng ngập mặn là thế giới động vật đa dạng và vô cùng sôi động mà không một hệ
sinh thái nào sánh được .
- Khí hậu ấm áp và nguồn thức ăn động thực vật phong phú đã hấp dẫn và trở thành nơi di trú
của nhiều loài chim từ mọi nơi về đây sinh sống.
- Rừng ngập mặn dễ gây trồng và cho năng suất cao. Tăng trưởng rừng Đước tốt có thể vượt
qua 10-15m
3
/ha/năm. Gỗ Đước dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng. Củi và than Đước rất
chắc, nhiệt lượng cao là nguồn nguyên liệu quan trọng.



2.2. Rừng phèn

Hình 1.5. Hệ sinh thái rừng ngập mặn

- Thực vật chủ yếu là Tràm. Là cây dễ trồng, lớn nhanh, có năng suất cao, có giá trị trong xây
dựng và đồ gia dụng, làm than củi và nhiều tác dụng khác.
- Động vật ở rừng Tràm rất phong phú và đa dạng đặc biêt là đàn ong phát triển mạnh mẽ.
Động vật dưới lòng đất (giun, nhuyễn thể) hoạt động sôi nổi vào mùa nước và lắng đi vào mùa
khô.

2.3. Rừng khộp
(Rừng nhiệt đới mùa mƣa, rừng thƣa nhiêt đới, rừng nhiệt đới lá rụng).
- Thường thấy ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Nam tại các vùng có độ cao dưới 1000m
gồm nhiều mức độ nghèo hoặc giầu với cây rụng lá xen cây thường xanh ở các mức độ khác nhau.
- Rừng khộp nghèo có nền đất lầy, khô, đất xấu. Loài cây thường gặp là cỏ tranh, một vài cây
họ dầu mọc thưa thớt, sinh trưởng chậm, ánh nắng luôn chan hòa mặt đất.
- Rừng khộp giầu thường nằm trên sườn dốc, nơi có chế độ nước thuận lợi hơn hoặc tầng đất
sâu hơn đặc biệt là trên đất đỏ ba zan và ven sông suối. Thành phần loài phong phú, mọc dầy
thành nhiều tầng xanh tươi hơn. Rừng khộp giầu sản xuất ra nhiều loại gỗ cứng, gỗ quý như: Gụ,
Trắc, Cẩm lai, Giáng hương, Vên vên, Sao, Dầu…
- Động vật khá nghèo nàn nhưng đây là nơi hội tụ của nhiều loài thú nổi tiếng của vùng nhiệt
đới như; Voi, Hổ, Hươu, Nai, Khỉ, Vượn …
- Rừng khộp nghèo dễ cải thiện thành đồng cỏ chăn nuôi hoặc đồng lúa có năng suất cao. Rừng
khộp giầu dễ phát triển Hồ tiêu, Cà phê, Ca cao, cây ăn quả, cây lương thực có giá trị kinh tế cao.
Phương thức canh tác nông lâm kết hợp rất có triển vọng áp dụng rộng rãi và đạt kết quả tốt ở kiểu
rừng này.



Hình 1.6. Hệ sinh thái rừng phèn


2.4. Rừng lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới (Rừng mƣa, Rừng nhiệt đới ẩm)
- Thường gặp trên các vùng đồi núi cao dưới 800m ở phía Bắc và cao trên 1000m ở phía Nam, khí
hậu nhiệt đới với lượng mưa ẩm cao, mùa khô ngắn và ít khắc nghiệt.
- Thành phần loài cây đa dạng, chúng phát triển tươi tốt thành nhiều tầng lớp với nhiều lứa tuổi
khác nhau. Ở kiểu rừng này còn có rất nhiều thực vật phụ sinh như Phong lan, dây leo thân cỏ,
thân gỗ, thường là những thực vật đòi hỏi cao với chế độ nhiệt và ẩm. Ở đây cỏ cây chen chúc,
dường như mọi tia nắng, mọi tấc đất đều được tận dụng, mọi không gian đều được cây xanh lấp
kín.
- Rừng lá rộng thường xanh có năng suất sinh học rất cao
- Sự thuận lợi về môi trường, phong phú về thức ăn đã tạo ra một thế giới động vật phong phú cả
về chủng loại lẫn số lượng.







Hình 1.7. Hệ sinh thái rừng khộp giầu


2.5. Rừng thƣờng xanh lá rộng á nhiệt đới núi cao.
Thường gặp trên các vùng núi cao trên 800m ở phía Bắc, nhiệt độ hơi thấp hơn nhưng lượng
mưa ẩm cao hơn rừng nhiệt đới vùng núi thấp.
Loài cây thường gặp là họ Sồi dẻ, họ Long lão… và một số loài cây đặc trưng cho á nhiệt
đới như: Quyết thân gỗ, Đỗ quyên, Tre nứa… các loài thực vật phụ sinh như: Phong lan, Tổ điều,
Cốt toái bổ…
Nơi cao trên 1200m, nhiệt độ càng thấp, dễ ngưng tụ hơi nước trên lá cây, mặt đất luôn ẩm,
sình lầy nên nhiều loài cây gỗ không tồn tại được ta chỉ thấy thảm cỏ lầy núi cao.

Ở rừng vùng này thuận lợi cho việc trồng các loài cây thuốc như Đỗ trọng, Quế, Tam thất…















Hình 1.8. Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới












2.6. Rừng lá kim

Gặp trên các vùng núi cao ở phía Nam (khoảng trên 1000m) mùa khô khắc nghiệt và kéo
dài phù hợp với các loài thực vật lá kim như: Tùng, Bách, Thông hai lá và Thông ba lá…
Gỗ Thông dùng trong xây dựng, gỗ bóc, gỗ gia dụng, làm bột giấy sợi dài. Nhựa Thông
dùng để chế biến Cô-lô-phan, dầu thông và các loại hóa chất khác.









Hình 1.10. Rừng lá kim
2.7. Rừng lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới trên đá vôi
Đất trên đá vôi giầu Canxi, thường không thiếu lân, ít chua thậm chí hơi kiềm.
Thành phần loài cây rất đặc hữu như: Nghiến, Hoàng đàn, Trai lý… là những loài cây ưa
canxi, kém chịu chua và đặc biệt rất chịu hạn.
Thành phần thực vật rất phong phú, cây rụng lá chiếm tỷ lệ nhỏ, rừng trên đá vôi là rừng
thường xanh.











B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Thực hiện phân loại rừng theo mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành, điều kiện lập
địa, loài cây và theo trữ lượng gỗ?
Bài tập 2: Phân biệt các hệ sinh thái rừng Việt Nam?
C. Ghi nhớ:
- Phân loại rừng
- Các hệ sinh thái rừng Việt nam















Hình 1.11. Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên đá vôi













Bài 3: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG RỪNG

Mục tiêu:
Sau khi học xong bài nay, người học có khả năng
- Trình bày được nội dung các bước lập ô tiêu chuẩn điều tra.
- Trình bày các yếu tố cần điều tra
- Lập được ô tiêu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Điều tra loài cây trong ô tiêu chuẩn
- Thống kê được số lượng loài cây cần bảo tồn bằng phương pháp thống kê đơn giản.
- Đánh giá mức độ bảo tồn
- Rèn luyện tính trung thực, chính xác

A. Nội dung:
1. Giới thiệu một số chỉ tiêu trong điều tra rừng
1.1. Chiều cao vút ngọn ( H
vn
)
Là chiều cao toàn thân cây tính từ mặt đất lên vút ngọn cây
1.2. Chiều cao dƣới cành ( H
dc
)
Ở cây đứng có chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành. Chiều cao dưới cành đóng vai trò
quyết định trong việc tính toán sản phẩm thực của cây. ( Từ mặt đất lên nơi có cành gần nhất có
tính quyết định cho sản phẩm)
1.3. Đƣờng kính ngang ngực (D

1.3
)
D
1.3
đường kính ngang ngực là đường kính thân cây tại vị trí 1,3m được tính từ mặt đất trở
lên.
D
1.3
được thống nhất trong Lâm nghiệp cả nước. D
1.3
là một nhân tố quan trọng trong chỉ
tiêu đo tính trữ lượng rừng.
1.4. Tiết diện ngang ( G)
Là tiết diện ngang thân cây có công thức : G = ח/4.d
2

1.5. Thể tích cây đứng ( V)
Thể tích thân cây là một nhân tố tổng hợp đóng 1 vai trò quan trọng trong nghiên cứu cũng
như quản lý kinh doanh lâm nghiệp. Nó biểu thị cho khả năng sản xuất của cây rừng cũng như sản
lượng của rừng và nó được ảnh hưởng rất nhiều từ những yếu tố nội tại, cũng như ảnh hưởng của
môi trường và các biện pháp tác động. Do vậy việc đo tính V của cây đứng đóng vai trò quan
trọng nhất trong công việc đo tính trữ, sản lượng rừng
- Tính thể tích thân cây bình quân
Thân cây là một thể khối viên trụ tròn xoay.


Như vậy trong việc tính V bình quân trong rừng không thể không có 3 yếu tố là: d, h, f. Tuy
nhiên ta cần quan tâm trong khi tính V đứng trong rừng ta cần tính toán V có vỏ và V không có
vỏ. Thực chất số lượng của rừng được thể hiện qua cây không vỏ
1.6. Trữ lƣợng rừng (M)

Trữ lượng của rừng là tổng thể tích của những cây rừng trên một diện tích nhất định. Trữ
lượng tre nứa của rừng là tổng số cây hoặc tổng khối lượng tre nứa trên một diện tích nhất định.
Để đánh giá được rừng giàu hay nghèo (Tức trữ lượng cao hay thấp), người ta tính trữ lượng
trung bình cho 1 ha và có đơn vị là m
3
/ha (gỗ), Tấn/ha (tre nứa).
- Các bước đo tính trữ lượng rừng bằng phương pháp cây bình quân
 Lập ô tiêu chuẩn
Có nhiều cách lập ô tiêu chuẩn như: Ngẫu nhiên, cố định, ngẫu nhiên song song… hình vuông,
hình chữ nhật, hình tròn. Tùy theo diện tích lô mà ta có số lượng ô, diện tích ô tiêu chuẩn. (Thông
thường đối với rừng trồng diện tích ô = 1- 5% diện tích lô…)
 Đo tính đường kính thân cây
Ta tiến hành đo từ cây một trong ô tiêu chuẩn đã chọn tại vị trí 1,3m bằng thước dây, sau khi đo
xong hết các ô tiêu chuẩn đã chọn về nhà ta làm công tác nội nghiệp.
 Đo tính chiều cao thân cây
Đối với cây đứng thì chiều cao của nó chỉ có thể đo đạc được các dụng cụ với 1 độ chín xác
nhất định nào thôi. Chiều cao cây đứng rất quan trọng trong việc tính trữ lượng rừng, là một nhân
tố cấu tạo thành thân cây cũng là 1 chỉ tiêu đánh giá mức độ thích hợp của 1 loại cây trên một
dạng lập địa cụ thể nào đó.
Ta dùng thước Blumeleiss để xác định chiều cao vút ngọn
 Chọn cây bình quân
Sau khi có các chỉ tiêu về chiều cao thân cây, ta chọn các chỉ tiêu bình quân thành cây bình quân
và tiến hành tính toán.
 Xác định hình số thân cây
Là độ thon K của thân cây đặc trưng cho (thân cây) , hình dạng tốt f. Nó không cho phép ta
chuyển một thể tích viên trụ sang thể tích thân cây. Hình số f thực chất là hệ số giảm từ thể tích
viên trụ qua thể tích thân cây. Công thức f =Vcây/ Viên trụ (có cùng chiều cao, đáy).
Hình số f có từ thế kỷ 19 cùng với sự phát triển khoa học về điều tra đo cây nó trở thành cơ
sở quan trọng để tính thể tích thân cây và cơ sở để lập biểu thể tích thân cây.
Công thức: V (m

3
) = ח/4.d
1.3
x h x f
1.3

2. Các bƣớc đo tính chỉ tiêu điều tra rừng bằng phƣơng pháp cây bình quân
2.1. Lập ô tiêu chuẩn
Có nhiều cách lập ô tiêu chuẩn như: Ngẫu nhiên, cố định, ngẫu nhiên song song…Hình
vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Tùy theo diện tích lô mà ta có số lượng ô, diện tích ô tiêu chuẩn.
(Thông thường đối với rừng trồng diện tích ô = 1- 5% diện tích lô…)
2.2. Đo tính đƣờng kính thân cây
Ta tiến hành đo từ cây một trong ô tiêu chuẩn đã chọn tại vị trí 1,3m bằng thước dây, sau
khi đo xong hết các ô tiêu chuẩn đã chọn về nhà ta làm công tác nội nghiệp.
2.3. Đo tính chiều cao thân cây
Đối với cây đứng thì chiều cao của nó chỉ có thể đo đạc được các dụng cụ với 1 độ chín xác
nhất định nào thôi. Chiều cao cây đứng rất quan trọng trong việc tính trữ lượng rừng, là một nhân
tố cấu tạo thành thân cây cũng là 1 chỉ tiêu đánh giá mức độ thích hợp của 1 loại cây trên một
dạng lập địa cụ thể nào đó.
Dùng thước Blumeleiss để xác định chiều cao vút ngọn






Bảng 1.3. Điều tra thống kê tầng cây gỗ
Số hiệu OĐTCB:……. Tàn che:…………… Độ cao:…… Ngày điều tra:…
Địa điểm:……………. Tiểu khu:…………… Độ dốc:…… Người điều tra:.
Số hiệu OTC

Tên cây
D
(cm)
H
VN
(m)
H
dc
(m)
Phẩm chất
Ghi chú























B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1. Thực hiện điều tra và tính trữ lượng rừng cho 1 ô tiêu chuẩn diện tích 1000 m
2
?
C. Ghi nhớ:
- Một số chỉ tiêu trong điều tra rừng
- Các bước đo tính chỉ tiêu điều tra rừng bằng phương pháp cây bình quân














Bài 4: CHỌN LOÀI CÂY BẢO TỒN

Mục tiêu:
Sau khi học xong bài nay, người học có khả năng
- Trình bày được tiêu chuẩn của loài cây bảo tồn.
- Trình bày được mục tiêu của bảo tồn.

- Chọn lựa được loài cây bảo tồn
- Rèn luyện tính trung thực, chính xác

A. Nội dung:
1. Đặc điểm của thực vật
1.1. Thân cây
- Khái niệm
Thân cây là một cơ quan sinh dưỡng ở trung gian giữa bộ rễ và lá làm nhiệm vụ nâng đỡ và
dẫn nhựa, gồm các phần: thân chính, cành và gốc thân.
- Cấu tạo hình thái của cây
- Thân chính
- Cành
- Gốc thân
Các dạng thân cây







1.1.1. Phân chia thân cây theo cấu tạo và kích thước
- Loại thân gỗ
 Cây gỗ lớn: là những cây có thể đạt chiều cao hơn 20m và đường kính hơn 60cm như cây Đa,
cây Gạo
 Cây gỗ nhỡ: là những cây có thể đạt chiều cao từ 12 – 20m và đường kính 25 – 60cm như cây
Sứa, cây Ngát
 Cây gỗ nhỏ: là những cây có chiều cao dưới 12m và đường kính dưới 25cm như cây Thường
Mực, cây Thẩu Tấu
 Cây bụi: thường có chiều cao dưới 6m không có thân chính, cành gần bằng nhau phần sát gốc

như cây Sim, cây Oi.
- Loại thân cỏ: là những cây thân không hoá gỗ hoặc hoá gỗ rất ít, đặc hoặc rỗng,
sống ngắn ngày ( một vài tháng, một vài năm )
- Thân tre: cây chia đốt, nhưng hoá gỗ nhiều và cứng.
1.1.2. Phân chia thân cây theo dạng sống
- Loại đứng: thân mọc vuông góc với mặt đất, vươn lên cao không cần dựa vào vật hoặc cây
khác. Loại này rất phổ biến như: Mít, Na, Bạch Đàn
- Loại thân bò: thân cây phát triển theo hướng gần song song với mặt đất. Từ các mấu có thể mọc
ra những rễ phụ đâm xuống đất như: Khoai Lang, Thài lài
- Loại thân leo: thân cây vươn lên cao dựa vào vật hoặc vào cây khác bằng tua cuốn hoặc rễ phụ
như: Mướp, Bầu

Hình 1.12. Hình thái thân cây
- Loại thân quấn (cuốn) thân cây vươn lên phải dựa vào cây khác hoặc vật khác bằng cách quấn
thân như: Củ Mỡ, Sắn Dây
1.2. Lá cây
- Khái niệm
Lá cây là cơ quan sinh dưỡng của cây thực hiện chức phận quang hợp, trao đổi khi và hô
hấp. Ngoài ra ở một số lá còn có thể làm nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng hoặc sinh sản
theo hình thức sinh sản sinh dưỡng.
- Cấu tạo hình thái lá
 Cuống lá.
 Phiến lá.
 Bẹ lá.
 Lá kèm, bẹ chìa.
- Các dạng lá
 Lá đơn
* Khái niệm: lá đơn là những lá chỉ có một phiến lá có cuống hoặc không, khi
rụng cả cuống lá và phiến lá cùng rụng một lúc.
* Các dạng lá đơn

- Lá đơn nguyên.
- Lá đơn chia thuỳ.
- Lá đơn chẻ thuỳ.
- Lá đơn xẻ thuỳ.


Hình 1.13. Cấu tạo hình thái lá


 Lá kép
* Khái niệm: là những lá có từ hai đến nhiều phiến lá, có cuống hoặc không, tất cả đều được
đính trên một cuống chung (cuống chính) nách cuống chung có chồi. Nách phiến lá không có chồi.
Mỗi phiến lá gọi là một lá chét. Khi rụng các các lá chét rụng trước, cuống lá rụng sau.
* Các dạng lá kép:
- Lá kép 1 thân: Bưởi…
- Lá kép lông chim (1,2,3 lần chẵn, lẻ )
- Lá kép chân vịt
- Lá kép 3 lá chét (lá có 3 lá chét)




Hình 1.14. Các dạng lá đơn
a. Lá đơn nguyên
b. Lá đơn chia thùy
c. Lá đơn xẻ thùy
d. Lá đơn chẻ thùy

×