Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

giáo trình mô đun xác định nhu cầu và lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 70 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN







GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN


XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ LẬP KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG LÂM

MÃ SỐ: MĐ 02
NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM
Trình độ: Sơ cấp nghề


2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02



























3
LỜI GIỚI THIỆU

Hệ thống khuyến nông đƣợc hình thành và phát triển từ Trung ƣơng tới tận cơ
sở. Các hoạt động khuyến nông đã góp phần và sự nghiệp phát triển bền vững nông

nghiệp và nông thôn. Nội dung chƣơng trình đào tạo đã và đang đƣợc xây dựng để
đƣa vào đào tạo tại các trƣờng với các cấp trình độ khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác khuyến nông ngày càng hoàn thiện cả về tổ
chức, nội dung và phƣơng pháp. Nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nghiệp vụ
cho cán bộ khuyến nông lâm các cấp. Giáo trình nghề khuyến nông lâm đƣợc biên
soạn trên cơ sở chƣơng trình khung dạy ngắn hạn nghề khuyến nông lâm do Trƣờng
Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam bộ biên soạn năm 2009, đƣợc chỉnh sửa,
bổ sung và tham khảo trên 20 tài liệu đƣợc cập nhật trong và ngoài nƣớc và đƣợc tổng
kết từ những kinh nghiệm đào tạo khuyến nông lâm của đội ngũ sƣ phạm Trƣờng Cao
đẳng nghề công nghệ và Nông lâm Đông Bắc trong những năm qua.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề đào tạo,
cập nhật những tiến bộ kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các cơ sở, địa phƣơng. Trên
cơ sở sơ đồ phân tích nghề, xác định nhiệm vụ của từng bƣớc công việc để xây
dựng nên nội dung của giáo trình.
Để hoàn thành bộ giáo trình chúng tôi nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của
Vụ tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tổng cục dạy nghề Bộ
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Trung tâm khuyến nông Quốc gia. Đồng thời
nhận đƣợc những ý kiến có hiệu quả tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý khuyến nông
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
học tập của học viên học nghề Khuyến nông lâm và là tài liệu tham khảo cho các
cán bộ kỹ thuật khuyến nông lâm.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Ban chủ
nghiệm và các tác giả mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn
Xin chân thành cám ơn/

Tham gia biên soạn:
1. Đặng Minh Tuấn (Chủ biên)
2. Trần Quang Minh

3. Hà Thị Minh Thu


4
MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
Bài 1: Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA) 10
Mục tiêu: 10
A. Nội dung: 10
1. Khái niệm về phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA) 10
1.1. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là gì? 10
1.2. Khi nào cần thực hiện phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia? 11
1.4. Ƣu điểm của phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 11
2. Quá trình phát triển phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
và thực tế áp dụng tại Việt Nam 11
2.1. Quá trình phát triển phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham
gia trên thế giới 11
2.2. Thực tế áp dụng ở Việt Nam 12
3. Bộ công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia - Một số nguyên tắc
và kỹ thuật cơ bản khi sử dụng 13
3.1. Bộ công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là gì? 13
3.2. Một số chỉ dẫn khi sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. . 13
3.3. Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có
ngƣời dân tham gia 14
3.3.1. Thu thập tài liệu có sẵn 14
3.3.2. Tạo lập mối quan hệ 15
3.3.3. Làm việc với nhóm sở thích 15
3.3.4. Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn linh hoạt 16

3.3.5. Họp dân 17
4. Giới thiệu và hƣớng dẫn sử dụng một số công cụ đánh giá nông thôn có
ngƣời dân tham gia trong hoạt động khuyến nông 18
4.1. Công cụ Lƣợc sử thôn, bản 18
4.1.1. Mục đích và ý nghĩa 18
4.1.2. Nội dung 18
4.1.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành 18
4.1.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 19
4.2. Công cụ vẽ sơ đồ thôn, bản 20
4.2.1. Mục đích, ý nghĩa 20
4.2.2. Nội dung 20

5
4.2.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành: 20
4.3. Công cụ xây dựng biểu đồ hƣớng thời gian 22
4.3.1. Mục đích, ý nghĩa 22
4.3.2. Nội dung 22
4.3.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành 22
4.3.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 23
4.4. Công cụ điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt 23
4.4.1. Mục đích và ý nghĩa 23
4.4.2. Nội dung 24
4.4.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành 24
4.4.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 25
4.5. Công cụ phân tích lịch mùa vụ 26
4.5.1. Mục đích và ý nghĩa 26
4.5.2. Nội dung 26
4.5.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành 27
4.6. Công cụ phân tích kinh tế hộ gia đình 28
4.6.1. Mục đích 28

4.6.2. Nội dung của phỏng vấn HGĐ 28
4.6.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành 29
4.7. Công cụ phân loại, xếp hạng cho điểm 30
4.7.1. Mục đích của phân loại, xếp hạng và cho điểm 30
4.7.2. Một số nguyên tắc của công cụ phân loại, xếp hạng và cho điểm 31
4.7.3. Các đối tƣợng phân loại, xếp hạng và cho điểm 31
4.7.4. Phƣơng pháp chủ yếu trong phân loại, xếp hạng và cho điểm 31
4.7.5. Thời gian và các bƣớc tiến hành 33
4.8. Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức (sơ
đồ VENN) với cộng đồng thôn bản 34
4.8.1. Mục đích 34
4.8.2. Nội dung 34
4.8.3. Phƣơng pháp thực hiện công cụ 34
5. Phân tích, tổng hợp kết quả PRA và viết báo cáo 38
5.1. Kết quả đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 38
5.1.1. Kết quả thực hiện các công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân. 38
5.1.2. Kết quả phân tích tổng hợp. 38
5.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp kết quả PRA 39
5.2.1. Thành lập tổ phân tích tổng hợp 39

6
5.2.2. Chuẩn bị 39
5.2.3. Các bƣớc tiến hành 39
5.3.1. Mục đích 41
5.3.2. Tập báo cáo kết quả đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. 41
5.3.3. Nội dung và phƣơng pháp viết báo cáo 41
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 42
C. Ghi nhớ 43
Bài 2: Xác định, thu thập thông tin có sẵn 44
Mục tiêu: 44

A. Nội dung: 44
1. Thông tin là gì? 44
2. Các loại thông tin 44
3. Các nguồn cung cấp thông tin 44
4. Quy trình và cách thức thực hiện công việc 44
4.1. Liệt kê các thông tin có liên quan đến các hoạt động khuyến nông lâm
xã/thôn 44
4.2. Thu thập thông tin theo chủ đề có liên quan đến hoạt động khuyến nông
lâm ở địa phƣơng? 46
B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 46
C. Ghi nhớ 46
Bài 3: Xác định mục tiêu lập kế hoạch và những hoạt động ƣu tiên 47
Mục tiêu: 47
A. Nội dung: 47
1. Viết mục tiêu 47
1.1. Khái niệm 47
1.2. Các phƣơng pháp xác định mục tiêu. 47
2. Xác định mục tiêu lập kế hoạch 48
3. Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm 48
3.1. Tầm quan trọng của lập kế hoạch khuyến nông lâm 48
3.2.Tại sao xây dựng chƣơng trình khuyến nông cần có sự tham gia của ngƣời
dân 49
3.3. Các bƣớc tiến hành xây dựng hoạt động khuyến nông lâm 49
3.3.1. Điều tra khảo sát nông dân 49
3.3.2. Thu thập thông tin 50
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 51
C. Ghi nhớ 52

7
Bài 4: Lập kế hoạch tiến độ và lựa chọn phƣơng pháp thực hiện trong khuyến

nông lâm 53
Mục tiêu: 53
A. Nội dung: 53
1. Lập kế hoạch tiến độ 53
1.1. Liệt kê các hoạt động theo kế hoạch. 53
1.2. Phân tích các hạng mục công việc trong mỗi hoạt động ƣu tiên. 53
1.3. Lập bảng kế hoạch tiến độ. 54
2. Lựa chọn phƣơng pháp thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm 54
2.1. Liệt kê các hoạt động khuyến nông lâm theo kế hoạch 54
2.2. Chọn phƣơng pháp thực hiện cho hoạt động khuyến nông lâm 54
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 55
C. Ghi nhớ 55
Bài 5: Họp dân thông qua kế hoạch và viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự
tham gia 56
Mục tiêu: 56
A. Nội dung: 56
1.Tổ chức họp dân thông qua kế hoạch trình duyệt 56
1.1. Khái niệm 56
1.2. Xây dựng khung chƣơng trình họp . 56
2. Viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia 57
2.1. Xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu theo chủ đề 57
2.2 Viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia 59
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 60
C. Ghi nhớ 61
Bài 6: Thúc đẩy, lôi cuốn sự tham gia của ngƣời dân trong lập kế hoạch 62
Mục tiêu: 62
A. Nội dung 62
1.Thúc đẩy là gì? 62
1.1. Khái niệm 62
1.2. Ý nghĩa thúc đẩy trong hoạt động: 62

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình thúc đẩy 62
2. Một số kỹ năng thúc đẩy 62
2.1. Kỹ năng đặt câu hỏi 62
2.2. Tổ chức não công. 63
2.3. Kỹ năng quan sát 63

8
2.4. Tổ chức làm việc theo nhóm. 63
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 65
C. Ghi nhớ 65
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 66
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 66
II. Mục tiêu của mô đun: 66
III. Nội dung chính của mô đun : 66
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 67
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 67
VI. Tài liệu tham khảo 69



9
CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN NÔNG LÂM
Mã mô đun: MĐ 02

Giới thiệu mô đun:
Chƣơng trình mô đun nhằm trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản
về phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia, trình tự các bƣớc lập
kế hoạch có ngƣời dân tham gia. Từ những thông tin thu thập đƣợc là cơ sở cho

việc lập kế hoạch phát triển thôn bản. Thông qua mô đun giúp cho ngƣời học
hiểu rõ hơn về nông thôn, nông nghiệp và nông dân từ đó có thái độ đúng trong
công tác khuyến nông lâm.
Nội dung mô đun dƣợc chia làm 6 bài
Bài 1: Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
Bài 2: Xác định, thu thập thông tin có sẵn
Bài 3: Xác định mục tiêu lập kế hoạch và những hoạt động ƣu tiên
Bài 4: Lập kế hoạch tiến độ và lựa chọn phƣơng pháp thực hiện trong
khuyến nông lâm
Bài 5: Họp dân thông qua kế hoạch và viết cáo cáo đánh giá nông thôn có
sự tham gia
Bài 6: Thúc đẩy lôi cuốn ngƣời dân tham gia lập kế hoạch khuyến nông
lâm
Trong quá trình giảng dạy và học tập môn học giáo viên nêu vấn đề, ngƣời
học chủ động lĩnh hội kiến thức vã vận dụng ngày vào tình hình thực tế ở địa
phƣơng nơi minh sinh sống

10
Bài 1: Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA)
Mục tiêu:
- Giải thích đƣợc vai trò, đặc điểm và ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp
đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia.
- Sử dụng đƣợc một số công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
để thu thập số liệu về dân sinh, kinh tế và quản lý tài nguyên rừng phục vụ lập
kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm.
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc, đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm,
khiêm tốn học hỏi lẫn nhau.

A. Nội dung:
1. Khái niệm về phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA)

1.1. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là gì?
PRA là chữ viết tắt của ba từ tiếng Anh: Participatory Rural Appraisal,
nghĩa là phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân.
PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phƣơng pháp khuyến khích, lôi
cuốn ngƣời dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến
thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện.
PRA giúp cho cán bộ khuyến nông:
- Học hỏi từ ngƣời dân, cùng ngƣời dân và bằng ngƣời dân.
- Là ngƣời thúc đẩy để giúp ngƣời dân địa phƣơng tự phân tích, lập kế hoạch
và thực hiện.
Những đặc điểm chủ yếu của của phương pháp đánh giá nông thôn có
người dân tham gia (PRA)
- Phƣơng pháp luận PRA đƣợc xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực vốn
có của nông dân về xác định vấn đề, ra quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức
thực hiện để cùng phát triển cộng đồng.
- PRA sử dụng các kỹ thuật thu hút sự tham gia của ngƣời dân và kỹ năng
thúc đẩy và tạo điều kiện của cán bộ khuyến nông.
- PRA tạo điều kiện cho ngƣời dân địa phƣơng tham gia tự nguyện, sáng tạo
vào mọi quá trình xác định vấn đề, xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện,
giám sát và đánh giá.
- Các hoạt động của PRA chủ yếu tập trung vào phát triển cộng đồng một
cách bền vững thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng.
- PRA luôn đề cao thái độ học hỏi, chia sẻ, trao đổi và thúc đẩy của cán bộ
khuyến nông.
1.2. Khi nào cần thực hiện phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia?

11
PRA cần được thực hiện khi:
- Ngƣời dân cần có các giải pháp thực tiễn, cùng tham gia để phát triển cộng
đồng của họ.

- Cần xác định lại các nhiệm vụ và nội dung hoạt động của công tác khuyến nông.
- Cần có các chủ đề, đề tài nghiên cứu phát triển có sự tham gia của ngƣời dân.
- Cần có các biện pháp để khắc phục những khó khăn sẽ xảy ra hoặc kế
hoạch của các hoạt động tiếp theo.
Tóm lại: PRA cần dùng cho nhiều lĩnh vực có cùng điểm xuất phát từ
ngƣời dân lấy dân làm gốc, lấy cộng đồng thôn bản làm cơ sở.
1.3. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia đƣợc áp dụng
vào lĩnh vực nào?
PRA có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến phát triển nông
thôn nhƣ: trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, y tế, giáo dục, giới, an toàn
lƣơng thực, tín dụng, kế hoạch hoá gia đình
1.4. Ƣu điểm của phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
- PRA làm thay đổi thái độ và phƣơng pháp luận về đánh giá và phát triển
nông thôn trƣớc đây.
- PRA tạo ra quá trình cùng học hỏi của cả hai phía: cán bộ khuyến nông và
ngƣời dân.
- PRA cho phép mỗi nhóm ngƣời sống trong làng bản tự đề ra các giải pháp
phù hợp với chính họ để có thể thực hiện và đạt đƣợc lợi ích.
- Thông qua PRA, mỗi thành viên trong làng bản nhận thấy tiếng nói của
mình đƣợc lắng nghe và ghi nhận để cùng thúc đẩy sự đóng góp chung.
- Thông qua PRA cả ngƣời dân và cán bộ khuyến nông đều đƣợc thử thách
để cùng phát triển thôn bản.
- Những ngƣời nghèo, ít đƣợc học hành hoặc những nhóm ngƣời "thấp kém"
trong thôn, bản đƣợc thu hút một cách tích cực tham gia vào lập kế hoạch, thực
hiện, giám sát và đánh giá, tạo ra sự công bằng dân chủ trong việc tham gia phát
triển nông thôn.
2. Quá trình phát triển phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham
gia và thực tế áp dụng tại Việt Nam
2.1. Quá trình phát triển phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân
tham gia trên thế giới

Vào giữa thập kỷ 80, phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) đƣợc
sử dụng rộng rãi vào các chƣơng trình phát triển nông thôn. Nhƣng phƣơng
pháp này đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản là:

12
- Cán bộ phát triển nông thôn thu thập thông tin từ ngƣời dân thông qua một
loạt các bài tập và phỏng vấn. Các số liệu thu đƣợc họ tự xử lý, lƣu giữ,
không chia sẻ cùng với ngƣời dân.
- Cán bộ phát triển nông thôn dùng kết quả RRA cho mục đích lập kế hoạch
thôn, bản theo kiểu can thiệp từ bên ngoài bằng các dự án hay chƣơng
trình nghiên cứu. Ngƣời ta nhận thấy cần phải thay đổi thái độ và cách ứng
xử trong cách tiếp cận hƣớng tới ngƣời dân trong RRA sang quá trình học
hỏi từ ngƣời dân để thu thập thông tin và cùng ngƣời dân phân tích và lập
kế hoạch.
Từ nhận thức trên, vào cuối thập kỷ 80, Gordon Conway, Robert Chambers
và nhiều ngƣời khác đã xây dựng phƣơng pháp PRA từ các phƣơng pháp RRA
nhƣ: RRA thăm dò, RRA chủ đề, RRA giám sát, RRA cùng tham gia. RRA
cùng tham gia là nhịp cầu nối giữa RRA sang PRA và lần đầu tiên áp dụng ở
Kenya và Ấn Độ vào năm 1988.
Vào đầu những năm 90 là cuộc bùng nổ sử dụng PRA ở ấ n Độ và các nƣớc
khác ở châu á, châu Phi vào các dự án phát triển nông thôn. Tiếp sau đó là sự
tiếp nhận PRA của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ của các chƣơng trình,
dự án tại các nƣớc phát triển.
2.2. Thực tế áp dụng ở Việt Nam
Thực tế áp dụng PRA ở Việt Nam trong những năm qua như sau:
- PRA đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng pháp chủ yếu của cán bộ khuyến
nông để tìm kiếm và hiểu biết điều kiện thôn, bản trƣớc khi họ thực hiện các
hoạt động hỗ trợ. Cán bộ khuyến nông cùng nông dân học sử dụng PRA và họ
sẽ có đƣợc sự hiểu biết cao hơn sau mỗi lần nhƣ vậy.
- Cuối mỗi đợt PRA, một bản kế hoạch phát triển thôn, bản đƣợc xây dựng

dựa trên điều kiện thực tế và mong muốn của cộng đồng. Điều này tạo cho
ngƣời dân cảm nhận sâu sắc về nghĩa vụ và lợi ích của họ trong thực hiện.
- PRA đƣợc sử dụng cho phân tích chủ đề của từng lĩnh vực cụ thể nhƣ:
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tín dụng, thị trƣờng PRA còn đƣợc sử dụng
nhƣ là các yếu tố gián tiếp làm thay đổi cách suy nghĩ của mỗi cá nhân hay tổ
chức cộng đồng nhƣ phải làm gì và làm thế nào cho thôn, bản.
- PRA đƣợc sử dụng cho giám sát và đánh giá hàng năm để chỉ ra điểm
mạnh, điểm yếu của hoạt động tại thôn, bản, từ đó điều chỉnh và lập các hoạt
động chi tiết trong năm sau.
- PRA đƣợc sử dụng nhƣ một quá trình học hỏi của ngƣời dân thôn, bản. Quá
trình này tạo ra khả năng tự quản lý, điều hành và thực hiện bằng chính năng lực
của cộng đồng.
Tuy nhiên, PRA cũng có một số khó khăn khi tổ chức thực hiện như sau:
- Thời gian thực hiện PRA tƣơng đối dài kể từ khi chuẩn bị, thực hiện dƣới
thôn, bản đến khi tổng hợp và viết báo cáo.

13
- Khi thực hiện PRA tại thôn, bản đòi hỏi nhiều nông dân tham gia có thể
làm ảnh hƣởng đến sản xuất nếu PRA đƣợc tổ chức vào đúng mùa vụ gieo trồng
hay thu hoạch.
- Tổ cán bộ PRA gồm nhiều ngƣời cho nên gặp khó khăn trong việc tổ chức
thực hiện PRA dƣới thôn, bản.
- Thời tiết, mùa vụ, những sự kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán trong
thôn, bản luôn là những trở ngại khi thực hiện PRA tại thôn, bản.
3. Bộ công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia - Một số nguyên
tắc và kỹ thuật cơ bản khi sử dụng
3.1. Bộ công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là gì?
Công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là cách làm hay kỹ
năng sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhằm thu hút ngƣời dân vào quá trình
đánh giá, phân tích và lập kế hoạch phát triển cộng đồng. Cho đến nay có

khoảng gần 20 công cụ khác nhau thƣờng đƣợc cùng sử dụng khi thực hiện đánh
giá nông thôn có ngƣời dân tham gia gọi là bộ công cụ của đánh giá nông thôn
có ngƣời dân tham gia. Mỗi công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
thƣờng bao gồm 1 hay nhiều phƣơng pháp khác nhau, Ví dụ: công cụ điều tra
tuyến hay đi lát cắt là sự kết hợp nhiều phƣơng pháp trong cùng thời gian và địa
điểm nhƣ khảo sát hiện trƣờng , phỏng vấn, thảo luận nhóm Đây chính là đặc
điểm của công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia đòi hỏi ngƣời sử
dụng phải có kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có
ngƣời dân tham gia.
Có thể phân chia các công cụ đánh giá nông thôn có người dân tham gia
như sau:
- Các công cụ phân tích về không gian: xây dựng sa bàn, vẽ sơ đồ thôn, bản,
điều tra tuyến (đi lát cắt),
- Các công cụ phân tích theo thời gian: lập các biểu đồ hƣớng thời gian (biểu
đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ dạng đồ thị ), lập bảng lƣợc sử thôn, bản
- Các công cụ phân tích ảnh hƣởng và quan hệ: lập biểu đồ hình cây, biểu đồ
quan hệ, xây dựng lịch mùa vụ, sơ đồ VENN, sơ đồ cơ hội
- Các công cụ phân tích quyết định: thảo luận nhóm, họp dân,
3.2. Một số chỉ dẫn khi sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia.
Cán bộ khuyến nông sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân
tham gia để cùng ngƣời dân học hỏi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Vai trò
của cán bộ khuyến nông khi sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân
tham gia là thực hiện chức năng thúc đẩy và tạo điều kiện năng lực của ngƣời
dân địa phƣơng trong thu thập thông tin, phân tích, lập kế hoạch và thực hiện. Vì
vậy cán bộ khuyến nông cần hiểu rõ và thấm nhuần những nguyên tắc sau đây
khi sử dụng các công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia:

14
- Học hỏi trực tiếp từ ngƣời dân địa phƣơng về kiến thức, kinh nghiệm điều
kiện sống và sản xuất của chính họ.

- Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các
phƣơng pháp, tạo cơ hội, tạo quan hệ và kiểm tra chéo.
- Loại bỏ các thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự
thăm dò thay thế cho sự bỏ qua, quan tâm đến ngƣời nghèo và phụ nữ và
học hỏi từ họ những quan tâm và ƣu tiên.
- Sử dụng tối ƣu các phƣơng pháp và công cụ, tức là phải cân nhắc giữa số
lƣợng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian.
- Sử dụng phép kiểm tra chéo thông tin.
- Luôn tìm kiếm mọi mặt từ phía ngƣời dân, nghĩa là tìm tòi và học hỏi từ
những điểm không hợp lý, những ngƣời không ủng hộ, những ngƣời đứng
ngoài cuộc ở mọi tình huống.
- Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho ngƣời dân địa phƣơng tự
điều tra, phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đƣa ra kết quả và là chủ
sở hữu của các kết quả đó.
- Hãy tự phê bình, nghĩa là cán bộ khuyến nông thôn tự kiểm tra mình và tự
phê bình về thái độ, phong cách và cách ứng xử khi cùng làm việc với
ngƣời dân địa phƣơng.
- Hãy chịu trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi cán bộ khuyến nông phải tự
chịu trách nhiệm với chính công việc mình làm, không đổ lỗi cho ngƣời
khác
- Cùng chia sẻ, nghĩa là tạo ra cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, chia
sẻ suy nghĩ, tình cảm, tâm tƣ giữa ngƣời dân với nhau, giữa ngƣời dân với
cán bộ khuyến nông.
- Sử dụng các công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia một cách
mền dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa là không lựa chọn và sử dụng các
công cụ một cách máy móc cho mọi nơi mọi lúc, bởi vì các phƣơng pháp
và công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia không phải là công
thức bất di bất dịch. Chính vì vậy cán bộ khuyến nông phải học hỏi để có
kinh nghiệm khi sử dụng các công cụ PRA vào công việc của mình có hiệu
quả.

3.3. Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn
có ngƣời dân tham gia
3.3.1. Thu thập tài liệu có sẵn
Tài liệu có sẵn bao gồm hệ thống thông tin, dữ liệu cơ bản của địa phƣơng,
các kết quả nghiên cứu, hoạt động của dự án tại địa phƣơng. Tài liệu có sẵn là
cơ sở dữ liệu ban đầu cho các hoạt động đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham
gia và là nguồn thông tin định hƣớng và kiểm tra chéo.
- Các nguồn cung cấp tài liệu:

15
+ Các cơ quan chính quyền địa phƣơng (xã, huyện).
+ Các cơ quan chuyên môn liên quan cấp huyện.
+ Các tổ chức, dự án, chƣơng trình đã có các hoạt động tại địa phƣơng
(thôn, bản, xã)
+ Các tài liệu xuất bản liên quan đến địa phƣơng.
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu:
+ Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa
theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung
cấp thông tin.
+ Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin.
+ Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.
+ Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và
kiểm tra chéo.
3.3.2. Tạo lập mối quan hệ
Các hoạt động đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia đều thông qua
quá trình giao tiếp. Vì vậy việc tạo lập mối quan hệ với ngƣời dân là cần thiết và
đƣợc xem nhƣ là sự trao đổi tƣơng quan bình đẳng giữa cán bộ khuyến nông với
ngƣời dân địa phƣơng và có sự thông hiểu nhau. Do vậy tạo lập mối quan hệ để
đạt đƣợc sự tin tƣởng, sự liên kết, hoà hợp và cùng chung một số điểm tƣơng
đồng. Để tạo lập mối quan hệ cần có các kỹ năng giao tiếp nhƣ: chú ý, quan sát,

lắng nghe, phản ảnh, trao đổi và thu thập thông tin. Sau đây là một số kỹ năng
cơ bản trong tạo lập mối quan hệ khi thực hiện đánh giá nông thôn có ngƣời dân
tham gia:
- Gặp lãnh đạo thôn và các nhà chức trách địa phƣơng khi bắt đầu công việc
tại địa phƣơng để giải toả mọi nghi ngờ.
- Hãy bắt đầu công việc với những ngƣời dân có khả năng tiếp cận nhanh và
ít mặc cảm với ngƣời ngoài cộng đồng.
- Giải thích thật rõ cho mọi ngƣời dân lý do đoàn đánh giá nông thôn có
ngƣời dân tham gia đến thôn, bản và công việc mà đoàn sẽ cùng làm với
dân.
- Hãy tự chỉ ra sự chân thành của mình đối với thôn, bản.
- Lựa chọn thời gian và địa điểm mà ngƣời dân làm việc thuận tiện.
3.3.3. Làm việc với nhóm sở thích
Nhóm sở thích bao gồm một số nông dân có cùng nguyện vọng đƣợc làm
việc hay hợp tác về một hoạt động hay lĩnh vực nào đó nhƣ: làm vƣờn, trồng
cây ăn quả, chăn nuôi, trồng cây Nhóm sở thích còn có thể đƣợc xây dựng trên
sự tự nguyện dựa trên tuổi tác, giới tính, nhóm dân tộc, sự giầu nghèo, tôn giáo

16
Mục đích của làm việc với các nhóm sở thích là để thu thập thông tin và có
đƣợc sự thấu hiểu cần thiết về nhu cầu sở thích và những vấn đề của họ. Khi làm
việc với các nhóm sở thích cán bộ khuyến nông cần:
- Chuẩn bị bảng danh sách về các nhóm sở thích có thể thành lập.
- Ghi rõ các tên nhóm sở thích, tên và địa chỉ của các cá nhân để liên hệ.
- Tập trung vào quá trình tạo mối quan hệ với các nhóm sở thích.
- Sắp đặt các thành viên của các nhóm sở thích vào việc thực hiện các công
cụ RRA.
- Thu hút họ vào việc kiểm tra tính thực tiễn của thông tin đã đƣợc thu thập
thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
3.3.4. Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn linh hoạt

Phỏng vấn linh hoạt là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực
hiện các công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Phƣơng pháp này
đƣợc sử dụng với cá nhân nông dân, với các thông tin viên chính từ thôn, bản, với
các nhóm sở thích hay với các nhóm nông dân khác Kỹ năng của phỏng vấn linh
hoạt là đặt ngƣời dân vào quá trình đàm thoại thông qua một loạt các câu hỏi mở và
thích hợp giữa cán bộ khuyến nông với ngƣời dân. Trong phỏng vấn linh hoạt cán
bộ khuyến nông phải sử dụng thành thạo 7 dạng câu hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào,
tại sao, nhƣ thế nào và bao nhiêu? Để thực hiện phỏng vấn linh hoạt cán bộ khuyến
nông cần:
- Chuẩn bị danh mục chủ đề để phỏng vấn và ghi rõ từng chủ đề vào sổ theo
dõi công việc hiện trƣờng
- Lựa chọn cá nhân, thông tin viên chính, nhóm sở thích hay các nhóm nông
dân để phỏng vấn. Phải đảm bảo rằng những ngƣời này có khả năng cung
cấp thông tin sâu rộng và có quan điểm rõ ràng.
- Lựa chọn thời gian và địa điểm để cuộc phỏng vấn ít bị ảnh hƣởng vì
những lý do ngoại cảnh.
- Sử dụng danh mục chủ đề và danh sách kiểm tra, nhƣng cho phép mềm dẻo
trong đàm thoại từ đó có thể khám phá ra những vấn đề mới hay những ý
tƣởng mới đƣợc xuất hiện.
- Hỏi những câu hỏi thích hợp với từng cá nhân hay nhóm đang đƣợc phỏng
vấn.
- Sử dụng câu hỏi mở để đạt đƣợc giải thích và quan điểm của nông dân hơn
là câu hỏi: có hoặc không ?
- Ghi chép chi tiết các cuộc phỏng vấn lên sổ theo dõi công việc hiện trƣờng
.
- Hãy điều chỉnh danh mục và câu hỏi để nổi lên những vấn đề mới.
- Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm
tra chéo.

17

3.3.5. Họp dân
Họp dân thể hiện sự tham gia đóng góp đầy đủ nhất của ngƣời dân trong
quá trình thực hiện các đợt đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Trong
đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia nhiều cuộc họp dân đƣợc tổ chức
nhằm:
- Kiểm tra lại thông tin và bổ sung thông tin. 19
- Bổ sung và thống nhất các giải pháp cho thôn bản.
- Thống nhất chƣơng trình hành động và cam kết thực hiện.
- Trong một đợt đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia phải tổ chức
nhiều cuộc họp dân. Có thể tổ chức các cuộc họp sau:
Họp dân lần 1: Cuộc họp này thƣờng đƣợc tổ chức vào tối ngày thứ nhất
của đợt PRA dƣới thôn bản nhằm mục đích:
+ Giới thiệu chung về đợt đánh giá tại thôn, bản: Lý do, mục đích, kế
hoạch làm việc phƣơng pháp và kêu gọi sự tham gia.
+ Trình bày và thảo luận kết quả làm việc của ngày 1.
+ Thông báo kế hoạch làm việc ngày 2.
Họp dân lần 2: (có thể bao gồm 2 đến 3 cuộc họp) Cuộc họp này thƣờng
đƣợc tổ chức vào tối ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của đợt đánh giá nông thôn có
ngƣời dân tham gia nhằm mục đích:
+ Trình bày và thảo luận kết quả làm việc hàng ngày.
+ Thống nhất định hƣớng cho kế hoạch hành động.
Họp dân lần 3: Cuộc họp đƣợc tổ chức vào ngày cuối của đợt PRA nhằm
mục đích.
+ Trình bày dự thảo kết quả đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
+ Đóng góp bổ, sung và thảo luận.
+ Thống nhất kế hoạch hành động.
Để tổ chức cuộc họp dân thành công cần thực hiện các bước sau:
- Chuẩn bị:
+ Xác định mục tiêu cuộc họp dân.
+ Chuẩn bị nội dung: Các kết quả đánh giá cần viết lên giấy khổ to, chữ

to rõ ràng để mọi ngƣời có thể đọc.
+ Chuẩn bị địa điểm, và ánh sáng.
+ Thông báo rõ về thời gian họp cho mọi ngƣời.
- Tiến hành cuộc họp
+ Giới thiệu, nêu mục đích cuộc họp, giới hạn nội dung thảo luận.

18
+ Đại diện cộng tác viên thôn trình bày và điều hành thảo luận theo từng
nội dung
+ Tạo điều kiện cho ngƣời dân thảo luận, đóng góp, bổ sung ý kiến.
+ Tổng hợp các ý kiến, thống nhất các kết luận và chốt lại các vấn đề
trƣớc dân.
+ Kết thúc cuộc họp.
Cuộc họp dân lần 1 và 2 không kéo dài quá 2 giờ.
Cuộc họp dân thông qua kế hoạch hành động có thể kéo dài 2-3 giờ. 20
4. Giới thiệu và hƣớng dẫn sử dụng một số công cụ đánh giá nông thôn có
ngƣời dân tham gia trong hoạt động khuyến nông
4.1. Công cụ Lƣợc sử thôn, bản
4.1.1. Mục đích và ý nghĩa
Lƣợc sử thôn, bản là 1 công cụ đƣợc dùng chủ yếu trong đánh giá nông
thôn có ngƣời dân tham gia. Đây là một trong những công cụ để tìm hiểu chung
về thôn, bản. Thông qua công cụ này, ngƣời dân tự nhìn nhận những sự kiện
xảy ra trong quá khứ và ảnh hƣởngcủa nó đến đời sống, tình hình sản xuất, sử
dụng các nguồn nhân tài vật lực , từ đó có thể đề ra đƣợc những giải pháp trong
tƣơng lai phù hợp với địa phƣơng mình (còn gọi là công cụ "phá băng" hoặc
"làm quen" giữa ngƣời trong cộng đồng và ngƣời ngoài cộng đồng).
4.1.2. Nội dung
Ngƣời dân đƣợc cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia Họ tự
trao đổi, phân tích, đánh giá các sự kiện đó cuối cùng đƣa ra một bảng lƣợc sử
thôn, bản.

4.1.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành
Xây dựng biểu đồ lƣợc sử thôn, bản do một nhóm nông dân thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Quá trình
thực hiện công cụ này bao gồm các bƣớc sau:
- Thành lập nhóm nông dân ít nhất 5-7 ngƣời để thực hiện công cụ. Họ phải
là những ngƣời sống lâu năm ở thôn bản, có hiểu biết sâu sắc về địa
phƣơng mình
- Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi đi lại thuận lợi, nhiều ngƣời có
khả năng tham gia.
- Các vật liệu nhƣ: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần
đƣợc chuẩn bị đầy đủ.
- Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia giải thích thật rõ mục
đích, ý nghĩa và các bƣớc tiến hành thực hiện công cụ nhƣ sau:
+ Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia hƣớng dẫn khung
mô tả lịch sử thôn, bản trên mặt đất và đề nghị họ thực hiện công việc.

19
+ Nông dân tự tiến hành liệt kê từng sự kiện, trao đổi, thảo luận, phân
tích và đánh giá để đƣa ra những thuận lợi, khó khăn, ảnh hƣởngvà
nguyên nhân của từng sự kiện chính.
+ Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia có thể tiến hành
phỏng vấn hoặc yêu cầu nông dân làm rõ hơn những điểm cần thiết và
ghi chép.
+ Kết quả của công cụ này đƣợc sao chép vào giấy khổ lớn.
Công cụ này thƣờng đƣợc thực hiện ngày thứ nhất, ngay sau khi đoàn đánh
giá nông thôn có ngƣời dân tham gia xuống thôn, bản và thƣờng kéo dài từ 1,5
đến 2 giờ.
4.1.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
Nhóm công tác đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia gồm 2-3 ngƣời
đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể với vai trò chính là hƣớng dẫn nông dân cách

làm, thúc đẩy và tạo điều kiện cho nông dân tự đánh giá và ghi chép đầy đủ
những ý kiến thảo luận của nông dân sau đó hệ thống hoá lại.
Năm
Những sự kiện ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất của bản
1900-1905
Một vài hộ từ Giàng Ngâu chuyển đến Tặc Tè sinh sống lập thành
bản Tặc Tè
1920
Bản có 8 - 9 hộ sinh sống. Rừng nguyên sinh còn nhiều, có nhiều
loài cây gỗ quý hiếm nhƣ Lát hoa, Lim, Giổi, Vàng Tâm, Sến,
Táu động vật còn nhiều nhƣ khỉ, Hổ, Báo, Hƣơu, Nai, Vƣợn,
Sóc, Chồn
1949-1950
Bản có 14-15 hộ, giặc Pháp chiếm, dồn dân ở tập trung, bắt
nhiều ngƣời đi phu, đi lính, bản bị đốt phá. Rừng vẫn còn nhiều.
1960
Dịch chuột rừng gây mất mùa, dân bị đói trầm trọng, xuất hiện
nhiều bệnh tật
1966
Thành lập HTX, bắt đầu khai phá ruộng nƣớc và đi vào làm ăn
tập thể
1969-1970
Bệnh sốt rét làm chết nhiều ngƣời
1971
Tổ chức phong trào diệt giặc dốt. GV về tận bản dạy học để xoá
mù chữ.
1972-1981
Nhân dận hạ sơn, định canh định cƣ ở vùng đất thấp. Bản mới có
19 hộ. Rừng bắt đầu bị nhân dân ở các bản khác chặt phá mạnh
để làm nƣơng rẫy.

1980
Dịch sởi làm chết 20 trẻ em trong bản

20
1983-1994
Trồng quế, HTX quản lý rừng quế nhƣng không thành công, bị
tàn phá. Nhân dân vẫn phá rừng làm nƣơng rẫy.
1990 đến
nay
Rừng đƣợc khoanh nuôi bảo vệ. Các hộ gia đình nhận khoán
trông coi.Rừng giang đƣợc bảo vệ tốt. Nhân dân bắt đầu trồng
cây ăn quả và quế.
Bảng 1: Lược sử bản Tặc tè, xã Nậm Lành, Văn Chấn, Yên Bái
4.2. Công cụ vẽ sơ đồ thôn, bản
4.2.1. Mục đích, ý nghĩa
Vẽ sơ đồ thôn, bản là một công cụ quan trọng của đánh giá nông thôn có
ngƣời dân tham gia nhằm đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn, bản, đặc
biệt là hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng để đƣa ra đƣợc những
khó khăn giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn, bản từ đó phục vụ cho việc xây
dựng kế hoạch thôn, bản trong tƣơng lai nhất là trong quá trình lập quy hoạch sử
dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của ngƣời dân, là tài liệu quan
trọng làm cơ sở thảo luận trong hội nghị toàn thôn.
4.2.2. Nội dung
Ngƣời dân
đƣợc cán bộ đánh
giá nông thôn có
ngƣời dân tham gia
hƣớng dẫn để tự
phác họa hiện trạng
thôn, bản. Sơ đồ này

mô tả đầy đủ hiện
trạng sử dụng đất
đai, vật nuôi cây
trồng, điều kiện cơ
sở vật chất và kinh
tế xã hội của thôn,
bản để họ cùng nhau
thảo luận, phân tích
những thuận lợi, khó
khăn để có thể đề ra
các giải pháp của
thôn, bản trong tƣơng lai.
4.2.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành:
Vẽ sơ đồ thôn, bản do một nhóm nông dân thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn, thúc
đẩy của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Quá trình thực hiện
công cụ này bao gồm các bƣớc sau:
- Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 ngƣời
Hình 1: Nông dân thực hiên việc đắp sa bàn thôn bản

21
- Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi cao trong thôn, bản dễ quan sát
toàn thôn, bản, đi lại thuận lợi để có nhiều ngƣời có khả năng tham gia. 23
- Các vật liệu nhƣ: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần
đƣợc chuẩn bị đầy đủ.
- Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia giải thích thật rõ mục
đích, ý nghĩa và các bƣớc tiến hành thực hiện nhƣ sau:
+ Đề nghị nông dân phác họa sơ đồ lên mặt đất.
+ Tạo điều kiện thúc đẩy ngƣời dân trao đổi, thảo luận, tranh luận trong
quá trình vẽ sơ đồ.
+ Chuyển sơ đồ đã đƣợc phác hoạ trên mặt đất vào giấy khổ lớn.

+ Tiến hành thảo luận: khó khăn, cơ hội và giải pháp chung cho cả thôn, bản.

Sơ đồ 1: Sơ đồ bản Giàng Cài, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

22

Sơ đồ thôn, bản thƣờng đƣợc vẽ vào ngày đầu tiên khi đoàn đánh giá nông thôn
có ngƣời dân tham gia xuống thôn, bản và thời gian cần thiết để vẽ từ 2-3 giờ (ngoài
quan sát hiện trƣờng, sa bàn là cơ sở quan trọng để vẽ sơ đồ thôn bản).
4.2.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
Nhóm công tác đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia bao gồm 2 - 3
ngƣời có nhiệm vụ chính là giải thích rõ mục đích yêu cầu của vẽ sơ đồ, cách
tiến hành và thúc đẩy quá trình vẽ, thảo luận của nông dân, nghi chép những ý
kiến thảo luận Trong trƣờng hợp cần thiết cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời
dân tham gia có thể làm mẫu. Nếu nông dân gặp khó khăn khi chuyển sơ đồ đã
vẽ vào giấy khổ lớn, cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia có thể
giúp họ.
4.3. Công cụ xây dựng biểu đồ hƣớng thời gian
4.3.1. Mục đích, ý nghĩa
Xây dựng các biểu đồ hƣớng thời gian là một công cụ chủ yếu dùng trong
đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia nhằm mục đích phân tích tình hình,
sự kiện, hiện tƣợng của thôn, bản theo thời gian. Thông qua sự phân tích này
cho thấy sự biến động của các thành phần trong các hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp theo thời gian và những ảnh hƣởng của các sự kiện, hiện
tƣợng trong thôn, bản đối với các hoạt động đó. Kết quả của xây dựng các biểu
đồ hƣớng thời gian làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, định hƣớng kế hoạch
thôn, bản, và còn là tài liệu cho việc giám sát, đánh giá sau này.
4.3.2. Nội dung
Các loại biểu đổ có thể sử dụng: biểu đồ tròn, biểu đồ cột, đƣờng biểu diễn
kiểu đổ thị Thông thƣờng các biểu đồ đƣợc mô tả nhƣ sau: ứng với mỗi mốc

thời gian mô tả nội dung của sự kiện, hiện tƣợng hay số lƣợng, chất lƣợng và
nguyên nhân cũng nhƣ các ảnh hƣởng. Nội dung mô tả thƣởngđƣợc ngƣời dân
quyết định nhƣ:
- Sự biến động tình hình sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng.
- Sự thay đổi về số hộ gia đình hay nhân khẩu.
- Sự thay đổi về năng suất cây trồng hay thu nhập.
- Sự thay đổi về các loại bệnh dịch
Mỗi nội dung mô tả cần đƣợc nông dân thảo luận kỹ và đƣa ra đƣợc: khó
khăn, nguyên nhân và giải pháp.
4.3.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành
Đây cũng là một công cụ PRA đƣợc tổ chức thực hiện vào ngày đầu khi
nhóm công tác đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia xuống thôn. Thời gian
thực hiện công cụ này thƣờng kéo dài 3 giờ. Quá trình thực hiện công cụ này
gồm những bƣớc chủ yếu sau:

23
- Thành lập các nhóm nông dân thực hiện công cụ. Mỗi nhóm nông dân ít
nhất 5-7 ngƣời cả nam và nữ đƣợc huy động vào xây dựng các biểu đồ
hƣớng thời gian. Họ là những ngƣời sống lâu năm ở thôn, bản, hiểu biết
sâu sắc về tình hình đời sống, xã hội và sản xuất.
- Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi rộng rãi đi lại thuận lợi để có
nhiều ngƣời có khả năng tham gia.
- Các vật liệu nhƣ: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần
đƣợc chuẩn bị đầy đủ. Huy động nông dân thu lƣợm các vật liệu có sẵn nhƣ
các viên sỏi, đá, hạt cây, các que nhỏ để phục vụ cho đánh giá.
- Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia giải thích thật rõ mục
đích, ý nghĩa và các bƣớc tiến hành thực hiện nhƣ sau:
+ Tạo điều kiện cho nông dân thảo luận lựa chọn nội dung đánh giá.
+ Tạo điều kiện (có thể gợi ý, giải thích nếu cần) cho nông dân thảo luận
lựa chọn loại biểu đồ để mô tả.

+ Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia hƣớng dẫn nông
dân sử dụng loại biểu đồ đã chọn (có thể làm mẫu nếu cần thiết)
+ Nông dân tiến hành đánh giá mô tả từng nội dung lên trên nền đất
bằng vật liệu có sẵn và thảo luận, tranh luận.
+ Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia tạo điều kiện, thúc
đẩy nông dân thảo luận, phỏng vấn, ghi chép những ý kiến của nông
dân.
+ Yêu cầu nông dân đƣa ra những khó khăn và giải pháp cho từng nội
dung đánh giá.
+ Yêu cầu nông dân chốt lại nhƣng vấn đề chính và chuyển các biểu đồ
lên giấy khổ lớn.
+ Yêu cầu nhóm nông dân chọn ngƣời chuẩn bị trình bày kết quả đánh
giá trƣớc cuộc họp toàn thôn, bản.
4.3.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
Nhóm công tác đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia gồm 2-3 ngƣời
đƣợc phân công giải thích, hƣớng dẫn, tạo điều kiện, thúc đẩy, phỏng vấn và ghi
chép. Đây là một công cụ yêu cầu cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham
gia phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hƣớng dẫn nông dân để đảm bảo các
thông tin cả về số lƣợng và chất lƣợng.
4.4. Công cụ điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt
4.4.1. Mục đích và ý nghĩa
Điều tra theo tuyến hay đi lát cắt là công cụ quan trọng của đánh giá nông
thôn có ngƣời dân tham gia dùng để đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên
thiên nhiên của thôn, bản. Xây dựng các tuyến đi lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh
sâu sắc về tiềm năng đất đai và cộng đồng dân cƣ sẽ sử dụng nhƣ thế nào trong

24
kế hoạch phát triển thôn, bản. Đây là kỹ thuật điều tra nhằm đánh giá chi tiết tại
từng khu vực về đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nội bộ cộng đồng từ
đó lập kế hoạch cho các hoạt động trong tƣơng lai.

4.4.2. Nội dung
- Đi lát cắt là công cụ khảo sát hiện trƣờng ở từng khu vực đặc trƣng của
thôn, bản đƣợc sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận, quan sát trực
tiếp và điều tra.
- Xây dựng sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn, bản: thông tin từ các tuyến lát cắt
đƣợc tập hợp lại để lên sơ đồ mặt cắt. Sơ đồ mặt cắt bao gồm 2 phần
chính:
+ Mô tả hiện trạng bề mặt theo độ cao trong đó mô tả các hình ảnh
chung về các phƣơng thức canh tác, sử dụng đất và vật nuôi cây trồng.
+ Phần dƣới mô tả trong các ô vuông ứng với từng khu vực nhƣ: điều
kiện tự nhiên, các phƣơng thức canh tác, vật nuôi cây trồng, tổ chức
sản xuất, khó khăn và giải pháp.
- Xây dựng sơ đồ mặt cắt trong tƣơng lai: đây là sơ đồ mặt cắt thể hiện mong
muốn cũng nhƣ những giải pháp của thôn, bản trong thời gian tới.
4.4.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành
Đi lắt cắt đƣợc thực hiện sau khi thực hiện các công cụ đắp sa bàn và vẽ sơ
đồ. Thông thƣờng, tổ chức 2-3 tuyến đi lát cắt để có thể đến tất cả các khu vực
chủ yếu của thôn, bản. Thời gian thực hiện cho công cụ này thƣờng kéo dài từ 3
giờ. Quá trình thực hiện đi lát cắt và xây dựng sơ đồ mặt cắt gồm các bƣớc chủ
yếu sau:
- Thảo luận trên sa bàn hoặc trên sơ đồ để xác định các hƣớng đi lát cắt
- Thành lập các nhóm đi lát cắt: mỗi tuyến đi lát cắt thành lập một nhóm
gồm: một số nông dân (5-7 ngƣời) cả nam, nữ và các cán bộ đánh giá nông
thôn có ngƣời dân tham gia có chuyên môn khác nhau (3-4 ngƣời): nông
nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi
- Chuẩn bị công cụ: bản đồ, địa bàn, dụng cụ quan sát, đo đếm, giấy bút.
- Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích đi lát cắt, yêu cầu nông dân dẫn
đƣờng và sẵn sàng thảo luận.
Tiến hành đi lắt cắt
Thông thƣờng đi từ vùng thấp đến vùng cao. Đến mỗi vùng đặc trƣng cho

cả khu vực dừng lại thảo luận. Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
phác họa nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó. Tạo điều kiện cho nông dân
thảo luận với nhau hoặc tiến hành phỏng vấn.
Trong trƣờng hợp cần thiết cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
cùng với nông dân khảo sát kỹ, đo đếm hoặc lấy mẫu vật. Nên tập trung trao đổi và
phỏng vấn vào các nội dung sau:

25
- Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nƣớc, lịch sử sử dụng đất đai
- Các loài cây trồng vật nuôi chính và kỹ thuật canh tác, năng suất
- Tình hình tổ chức quản lý.
- Những khó khăn đang gặp phải
- Những định hƣớng và giải pháp.
Vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn, bản
Sau khi đi lát cắt, kết quả của các nhóm đƣợc củng cố lại, thống nhất và
đƣa ra đƣợc một sơ đồ mặt cắt đặc trƣng cho thôn, bản.
Xây dựng sơ đồ mặt cắt tƣơng lai
Từ những khó khăn và giải pháp đƣợc tìm ra trong quá trình đi lát cắt và vẽ
sơ đồ mặt cắt hiện tại, cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia tạo điều
kiện cho ngƣời dân thảo luận những dự kiến hoạt động trong tƣơng lai và mô tả
lên sơ đồ mặt cắt trong tƣơng lai.
Thông thƣờng sơ đồ mặt cắt tƣơng lai thể hiện thay đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi các phƣơng thức canh tác sẽ đƣợc thực hiện trong tƣơng lai. Nông dân
cũng cần phải chỉ ra những sức ép và cơ hội nội tại cho việc hiện thực hoá dự
định của họ.

Sơ đồ 2: Sơ đồ lát cắt thôn bản
4.4.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia

×