Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

giáo trình mô đun chuẩn bị đất và trồng khoai lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 82 trang )


1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN










GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ ĐẤT
VÀ TRỒNG KHOAI LANG
MÃ SỐ: MĐ02
NGHỀ: TRỒNG KHOAI LANG, SẮN
Trình độ: Sơ cấp nghề
















2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02

3
LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho nông dân. Trong khuôn khố
Dự án Dào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn giao cho Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề
Trồng khoai lang, sắn xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình dùng cho
đào tạo trình độ sơ cấp nghề đối với nghề Trồng khoai lang, sắn.
Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất và trồng khoai lang là một trong 6 giáo
trình được biên soạn sử dụng cho khoá học. Trên quan điểm đào tạo năng lực
thực hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn
thành khoá học là học viên có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ
bản nhấểntong việc lựa chọn đất, chuẩn bị đất trước khi trồng và trồng khoai
lang. Chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu
trên. Phần kiến thức lý thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ
để người học có thể lý giải được các biện pháp được thực hiện.
Kết cấu mô đun gồm 3 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa

kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: lựa chọn loại đất trồng khoai
lang; chuẩn bị đất, bón lót và trồng khoai lang.
Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho người học. Tuy nhiên
do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo
trình không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của
độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ
nghiêm túc tiếp thu và chỉnh sửa để giáo trình ngày càng hoàn thiện đáp ứng
yêu cầu của người học.
Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:
Chủ biên: TS. Nguyễn Bình Nhự






4
MỤC LỤC

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
MÃ TÀI LIỆU 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
MỤC LỤC 3
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIÊ
́
T TẮT 5
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ TRỒNG KHOAI LANG 6
Bài 1: Khảo sát đánh giá lựa chọn đất trồng khoai lang 7

Mục tiêu 7
A. Nội dung 7
1. Tìm hiểu một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm, tính chất đất 7
1.1. Thành phần cơ giới 7
1.1.1. Khái niệm về thành phần cơ giới đất 7
1.1.2. Đặc điểm của nhóm đất cát 9
1.1.3. Đặc điểm của nhóm đất sét 12
1.1.4. Đặc điểm của nhóm đất thịt 13
1.2. Kết cấu đất 14
1.3. Khả năng giữ dinh dưỡng của đất 17
1.4. Nước trong đất và độ ẩm đất 19
1.4.1.Các dạng nước trong đất 19
1.4.2. Độ ẩm đất 20
2. Tìm hiểu một số quá trình chi phối độ màu mỡ của đất 22
2.1. Quá trình biến đổi chất hữu cơ trong đất 22
2.2. Quá trình rửa trôi 25
2.3. Quá trình bạc màu 26
2.3.1. Khái niệm quá trình bạc màu và đất bạc màu 26
2.3.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu 26
2.3.3. Đặc điểm đất bạc màu 28
2.3.4. Sử dụng và cải tạođất bạc màu 29
3. Lựa chọn đất trồng khoai lang 31
3.1. Các chỉ tiêu sử dụng trong việc đánh giá lựa chọn đất trồng khoai lang 31
3.2. Khảo sát, lựa chọn đất trồng khoai lang 35
3.2.1. Lý do cần lựa chọn đất trồng khoai lang 35
3.2.2. Thực hiện việc khảo sát đánh giá lựa chọn đất trồng khoai lang 35
3.3. Thực hành bài 1: Khảo sát đánh giá lựa chọn đất trồng khoai lang 36
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 38
Bài 2: Chuẩn bị đất trồng khoai lang 39
Mục tiêu 39

A. Nội dung 39
1. Yêu cầu về đất cho việc trồng khoai lang 39
2. Vệ sinh đồng ruộng, xử lý tàn dư 41
2.1. Vệ sinh đồng ruộng 41
2.2. Xử lý tàn dư 44

5
3. Làm đất 45
3.1. Yêu cầu đối với việc làm đất trồng khoai lang 45
3.2. Kỹ thuật làm đất trồng khoai lang 46
4. Bón lót 49
4.1. Lý do cần bón lót trước khi trồng khoai lang 49
4.2. Xác định loại phân bón và tính lượng phân bón sử dụng cho bón lót trước
khi trồng khoai lang 49
4.2.1. Xác định loại phân sử dụng trong bón lót 49
4.2.2. Đặc điểm tính chất một số loại phân sử dụng trong bón lót 53
4.2.3. Lượng phân bón lót cho khoai lang 59
4.2.4. Phương pháp bón lót 60
4.3. Thực hành bài 2: Bón lót trước khi trồng khoai lang 60
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 62
Bài 3: Trồng khoai lang 63
Mục tiêu 63
A. Nội dung 63
1. Đặc điểm của các loại vật liệu sử dụng làm hom trồng đối với cây khoai lang 63
1.1. Hom dây 63
1.1.1. Đặc điểm của hom dây khoai lang 63
1.1.2. Cắt và bảo quản hom dây khoai lang 63
1.2 Hom củ 65
2. Tiêu chuẩn hom khoai lang sử dụng trồng 66
3. Xử lý hom trước khi trồng 67

3.1. Mục đích của việc xử lý hom 67
3.2. Phương pháp xử lý hom trước khi trồng 67
3.3. Thực hành bài 3: Cắt và xử lý hon dây khoai lang 68
4. Trồng khoai lang 69
4.1. Các phương pháp trồng khoai lang 69
4.2. Trồng khoai lang và chăm sóc sau trồng 70
B. Câu hỏi và bài tập 75
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 76
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun 76
II. Mục tiêu của mô đun 76
III. Nội dung chính của mô đun 77
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, thực hành 77
4.1. Nguồn lực cần thiết cho việc giảng dạy môđun 77
4.2. Phạm vi áp dung chương trình 78
4.3. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun 78
4.4. Những trọng tâm chương trình cần chú ý 78
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 79
VI. Tài liệu tham khảo 80
Danh sách BCN XDCT và biên soạn GT nghề trồng khoai lang, sắn ….……81
Danh sách HĐ nghiệm thu chương trình GT nghề trồng khoa lang, sắn… …81


6
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ
̃
VIÊ
́
T TĂ
́
T


Hom Đoạn thân (dây) hay củ khoai lang dùng để trồng
Thổ nhưỡng Đặc tính điểm tính chất đất trồng
Phẫu diện Hố đào từ trên mặt đất xuống để khảo sát đất
BVTV Bảo vệ thực vật
NPK – S Phân hỗn hợp đạm, lân ka li, lươu huỳnh
SA Phân đạm sun phát amôn

7
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ TRỒNG KHOAI LANG
Mã mô đun: MĐ02

Giới thiệu về mô đun

Chuẩn bị đất và trồng khoai lang là mô đun thứ hai trong các mô đun của
nghề Trồng khoai lang, sắn. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng
cần thiết trong việc lựa chọn, chuẩn bị đất và trồng khoai lang.


8
Bài 1: Khảo sát đánh giá lựa chọn đất trồng khoai lang
Mã bài: MĐ02-01
Mục tiêu

- Hiểu được một số chỉ tiêu phản ánh đặc điểm, tính chất đất. Các quá trình
chi phối độ phì nhiêu (độ màu mỡ) của đất.
- Xác định được các chỉ tiêu phù hợp trong việc lựa chọn xác định đất trồng
khoai lang và giải thích được ý nghĩa của các chỉ tiêu đó.
- Thực hiện được việc khảo sát đánh giá xác định loại đất thích hợp cho việc
trồng khoai lang.

A. Nội dung
1. Tìm hiểu một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm, tính chất đất
1.1. Thành phần cơ giới
1.1.1. Khái niệm về thành phần cơ giới đất
Trong đất bao gồm các hạt đất (gọi là phần tử cơ giới đất) có kích thước
khác nhau và do đó cũng có tính chất khác nhau.

















Hình 1: Đất bao gồm nhiều loại hạt đất
có kích thƣớc khác nhau

9














- Căn cứ vào kích thước của các phần tử cơ giới đất, người ta phân chia
thành các nhóm hạt. Mỗi nhóm là tập hợp của các hạt đất có kích thước nằm
trong một khoảng nhất định. Tỷ lệ tương đối giữa các nhóm hạt này được gọi là
thành phần cơ giới đất.












- Ý nghĩa của thành phần cơ giới đất
Thành phần cơ giới chi phối mạnh mẽ các tính chất vật lý cơ giới của đất.
Khi trong đất càng nhiều hạt mịn thì khả năng thấm nước càng kém, khả năng
giữ nước càng mạnh vv Đất nhiều hạt thô có tính chất ngược lại: khả năng

Hình 2: Hạt đất trong đất tự nhiên
Hình 3: Các loại hạt đất có kích thƣớc khác nhau

10
thấm nước mạnh những giữ nước kém, nhiệt độ đất biến động mạnh theo nhiệt
độ môi trường.
 Thông qua thành phần cơ giới có thể đánh giá được tính chất của đất.
 Là một trong các tiêu chí để phân loại đất.
- Dựa theo thành phần cơ giới người ta phân chia thành 3 nhóm với 9
loại đất:
Nhóm đất cát: gồm 3 loại:
Đất cát rời
Đất cát dính
Đất cát pha
Nhóm đất thịt: gồm 3 loại
Đất thịt nhẹ
Đất thịt trung bình
Đất thịt nặng
Nhóm đất sét: gồm 3 loại
Đất sét nhẹ
Đất sét trung bình
Đất sét nặng
1.1.2. Đặc điểm của nhóm đất cát
Đất cát là loại đất mà trong đó có rất ít hạt mịn, ngược lại các hạt cát chiếm
chủ yếu
Khi quan sát ta có thể dễ dàng nhận biết các hạt cát.














Hình 4: Đất cát

11
Vì trong đất chủ yếu là các hạt thô, nên đất cát có nhiều đặc điểm khác các
loại đát khác. Ưu nhược điểm của đất cát thể hiện trên những mặt sau:
- Tơi xốp, dễ làm đất thuận lợi cho quá trình canh tác các loại cây trồng cạn
như khoai lang, đậu đỗ, ngô vv












Tuy nhiên đất cát cũng có nhiều nhược điểm bất lợi cho cây trồng và quá
trĩnhcanh tác

- Khi ngập nước đất cát thường bị lắng rẽ nhanh gây tình trạng bí chặt. Nên
đất cát không thích hợp cho cây trồng nhất là cây trồng nước.
- Khi khô đất cát trở nên tơi vụn, mất kết cấu












Hình 6: Đất cát rời rạc tơi vụn khi khô
Hình 5: Đất tơi xốp dễ làm đất

12
 Đất cát hấp thu nhiệt, toả nhiệt nhanh. Khi nhiệt độ không khí thay đổi,
nhiệt độ đất cũng biến động rất mạnh. Đặc điểm này làm cho bề mặt đất cát rất
nóng vào mùa hè, nhưng rất lạnh vào mùa đông, không thuận lợi cho bộ rễ cây
trồng.
 Đất cất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, khả năng giữ dinh dưỡng kém do
các hạt đất thô hấp phụ chất dinh dưỡng rất kém. Trong đất cát chất dinh dưỡng
dễ bị rửa trôi, nhất là trong điều kiện mưa nhiều.
Do các đặc điểm trên, nên trong quá trình sử dụng và cải tạo cần lưu ý:
- Đất cát thích hợp với cây trồng cạn, đặc biệt là cây có củ. Đất cát rất
phù hợp với cây khoai lang.
Câu nói “Khoai lang đát cát đã ngon lại bùi” nói lên điều đó.

Thực tế cho thấy trồng khoai lang trên đất cát củ khoai phát triển mạnh,
mã đẹp, chất hượng tốt, thơm ngon hơn cùng giống đó nhưng trồng trên đất
khác.















- Vì khả năng giữ dinh dưỡng kén nên khi bón phân cần bón với lượng
lớn và chia thành nhiều lần bón để giảm tổn thất phân bón.
- Tăng cường bón phân hữu cơ và vôi nhằm tăng cường kết cấu của đất,
nhưng phân hữu cơ phải vùi sâu để giảm bớt tốc độ phân giải.
- Tăng cường bón phù sa và bùn ao, kết hợp cày sâu nhằm tăng hàm
lượng hạt mịn trong tầng đất canh tác
Hình 7: Ruộng khoai lang phát triển tốt trên đất
cát

13
1.1.3. Đặc điểm của nhóm đất sét
Trái ngược với đất cát, đất sét là loại đất có tỷ lệ hạt mịn cao (trên 60 %).

Trong đất rất ít hạt thô.
Do đặc điểm này nên đất sét thường rất cứng khi khô, nhưng khi đủ ẩm thì
dẻo quánh, rất khó làm đất.
























Đất sét có đặc điểm trái ngược so với đất cát:
 Khả năng thấm nước kém, giữ nước mạnh, Nước đã được thấm trong đất
sét rất khó thoát ra nên bộ rễ cây thường bị úng (úng đất).

Hình 8: Đất sét có đặc tính quánh dẻo
Hình 9: Đất sét nặng

14
 Lượng không khí trong đất ít. Sự trao đổi không khí với bên ngoài khó khăn,
đất thường xuyên thiếu ô xy, các vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh, các chất khí
độc được tích luỹ trong đất gây độc cho bộ cho bộ rễ.
 Chế độ nhiệt trong đất tương đối ổn định, ít thay đổi khi nhiệt độ không
khí thay đổi. Đặc điểm này có lợi cho bộ rễ.
 Đất sét thường chúa nhiều chất dinh dưỡng lớn, khả năng giữ dinh dưỡng
tốt. Đây là những đặc điểm thuận lợi cho cây.
Do các đặc điểm trên nên đất sét không phù hợp cho cây khoai lang. Khi
khi sử dụng đất sét cần chú ý:
- Tiêu nước kịp thời (đối với cây trồng cạn).
- Tăng cường bón phân hữu cơ tạo cho đất tơi xốp, có kết cấu. Không
nên bón phân hữu cơ vào tầng quá sâu.
- Giảm lượng bón phân hoá học, bón tập trung, không cần bón nhiều lần,
mỗi lần với số lượng lớn.
- Chọn thời điểm làm đất và xới xáo ở độ ẩm đất thích hợp. Tránh làm
đất, xới xáo khi đất quá khô hoặc khi đất đang trong trạng thái quánh, dẻo
1.1.4. Đặc điểm của nhóm đất thịt
Đất thịt là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nghjí là
hàm lượng các hạt mịn cao hơn đất cát nhưng ít hơn so với đất sét.
Do thành phần cấp hạt ở mức độ trung gian nên đất thịt cũng có tính chất
trung gian giữa đất cát và đất sét.
Đất thịt được đánh giá là loại đất tốt, độ phì nhiêu cao, rất phù hợp với
nhiều loại cây trồng.
Trong 3 loại đất thịt thì đất thịt nhẹ có đặc điểm gần với đất cát hơn và là
loại đất phù hợp đối với cây khoai lang.











Hình 10: Đất thịt trung bình

15













1.2. Kết cấu đất
Đất bao gồm nhiều hạt đất. Trong thực tế các hạt này thường gắn kết với
nhau bằng các lực liên kết rất đa dạng tạo thành tập hợp và được gọi là hạt kết
cấu của đất (gọi tắt là hạt kết). Giữa các tập hợp đó tồn tại các khoảng trống
(hay khe hở). Khi ngập nước các khe hở này chứa đày nước. Khi lượng nước

trong các khe hở giảm đi, khoảng không gian không chứa nước trong các khe
được choán bởi không khí.
Đất tồn tại ở trạng thái các hạt kết nói trên được gọi là đất có kết cấu. Đất
không ở trạng thái trên gọi là đất không có kết cấu












Hình 11: Đất thịt nặng
Hình 12: Đất có kết cấu tốt

16


























Tùy theo loại đất, điều kiện tồn tại mà hạt kết cấu có nhiều dạng khác
nhau. Các dạng hạt kết phổ biến bao gồm: Kết cấu viên; Kết cấu hạt; Kết cấu
cột (trụ); Kết cấu phiến; Kết cấu tảng
Dưới đây giới thiệu một số dạng hạt kết của đất




Hình 13: Hạt kết cấu đất
Hình 14: Đất cát tơi vụn không có kết cấu

17
























Đất có kết cấu tốt phù hợp cho cây trồng nói chung, cây khoai lang nói
riêng sinh trưởng phát triển, vì:
 Đất có kết cấu tốt sẽ tơi xốp. Bộ rễ phát triển tốt, thuận lợi cho củ
phình to.
 Đất thấm nước nhanh làm cho cây không bị úng khi mưa. Nhưng
lượng nước chứa trong các khe hở lớn nên cây trồng được cung
cấp nước thuận lợi
 Lượng ôxy trong đất cao, các chất khí độc dễ có điều kiện thoát ra
ngoài không gây gại cho bộ rễ.
 Nhiệt độ đất ổn định không gây tác động xấu tới bộ rễ.

Hình 15: Kết cấu dạng hạt
Hình 16: Kết cấu dạng viên
Hình 11: Kết cấu dạng trụ
Hình 12: Kết cấu dạng phiến
(tấm)
Hình 18: Kết cấu dạng tảng
Hình 17: Kết cấu dạng cục (khối)

18
 Trong đất chứa nhiều sinh vật có lợi chuyển hoá các chất thành
dinh dưỡng cho cây hút.
Mặt khác đất có kết cấu tốt thuận lợi cho con người trong quá trình canh
tác, thể hiện:
 Dễ làm đất, đỡ tốn công và chi phí cho việc làm đất
 Việc chăm sóc như làm cỏ, vun, xới, bón phân điều tiết nước đều
diễn ra thuận lợi
 Đất có khả năng giữ phân bón tốt nên có thể giảm số lần bón phân.
Trạng thái kết cấu đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố
thuộc về bản thân các loại đất nhưng cũng chịu sự chi phối lớn của các yếu tố
bên ngoài. Các yếu tố đó bao gồm:
Điều kiện khí hậu của vùng, kỹ thuật làm đất, bón phân, điều tiết nước,
chế độ canh tác. Đây cũng chính là cơ sở của việc tiến hành các hoạt động canh
tác hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho cây khoai lang sinh trưởng phát triển.
1.3. Khả năng giữ dinh dưỡng của đất
Như chúng ta đã biết đất có vai trò quyết định trong việc cung cấp dinh
dưỡng (thức ăn) cho cây. Để có thể cung cấp dinh dưỡng tốt cho cây trồng nói
chung và cây khoai lang nói riêng, đòi hỏi đất phải có khả năng giữ dinh dưỡng
tốt. Khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là phụ thuộc vào
tính hấp phụ của đất. Vì thế để đánh giá khả năng giữ dinh dưỡng của đất cần
xem xét về tính hấp phụ của đất.

Đất có nhiều dạng hấp phụ khác nhau và có vai trò ý nghĩa khác nhau:
* Hấp phụ cơ học
Là khả năng của đất có thể giữ lại vật chất trong tầng đất khi các vật chất
này di chuyển trong các khe hở của đất.
Hấp phụ cơ học có ý nghĩa: nhờ khả năng này mà sự rửa trôi các hạt đất
nhỏ mịn từ tầng trên xuống các tầng sâu hơn được hạn chế. Khi cày bừa để
trồng trọt vụ kế tiếp, các hạt đất nhỏ min lại được đưa lên xáo trộn với các loại
hạt khác làm cho tỷ lệ các hạt nhỏ mịn này không bị giảm đi. Vì thế cấu trúc
đất ít bi thay đổi.
Tuy nhiên hấp phụ cơ học cũng thể hiện ý nghĩa tiêu cực ở chỗ: các khe
hở trong đất bị lấp dần bởi các hạt mịn bị trôi từ các tầng trên xuống làm cho
đất bị bí chặt.
* Hấp phụ lý học
Là khả năng đất có thể giữ lại phân tử của các vật chất khác trên bề mặt
của các hạt đất.
Nhờ khả năng này mà đất có thể giữ được nước (H
2
O) ở thể hơi và
đạm ở dạng khí (NH
3
).

19
* Hấp phụ hoá học
Là khả năng hấp phụ của đất gắn liền với việc tạo thành các hợp chất kết
tủa nằm lẫn trong phần rắn của đất.
Hay nói cách khác: hấp phụ hoá học làm cho một số chất trong đất từ
dạng tan trở thành dạng kết tủa. Quá trình này có tác dụng làm giảm nồng độ
một số chất độc dưới dạng ion trong đất. Tuy nhiên cũng làm cho một số chất
dinh dưỡng bị đất giữ chặt (đặc biệt dinh dưỡng lân), nghĩa là cây không hút

được các chất dinh dưỡng đó.
* Hấp phụ sinh học
Là khả năng hấp phụ của đất được thực hiện bởi các yếu tố sinh vật.
Ta có thể nêu một số ví dụ: vi khuẩn nối sần có khả năng cố định nit tơ
tự do (dạng phân tử) trong không khí thành đạm dạng sinh học mà cây trồng có
thể sử dụng được. Nhờ các vi khuẩn này trong đất sẽ có thêm được một lượng
đạm đạm kể. Như vậy ta có thể nói đất đã hấp phụ đạm từ không khí, chỉ có
điều khả năng hấp phụ đó được thực hiện thông qua vi khuẩn cố định đạm.
Nhờ hấp phụ sinh học mà có thể giảm được chi phí sản xuất do việc
giảm lượng bón sử dụng.
* Hấp phụ lý - hoá học (còn được gọi là hấp phụ trao đổi)
Là khả năng hấp phụ của đất được thực hiện thông qua quá trình trao đổi
ion giữa keo đất với dung dịch đất.
Trong đất có các hạt rất nhỏ được gọi keo đất. Đồng thời trong đất cũng
có nước. Nước trong đất không phải là nước tinh khiết mà thực chất là một
dạng dung dịch (vì trong đó chứa nhiều chất hòa tan). Giữa hạt keo đất và dung
dịch đất luôn xảy ra quá trình trao đổi theo hai chiều. Vật chất được trao đổi là
các ion. Ta có thể hình dung quá trình trao đổi đó qua sơ đồ mô tả sau đây:








Đây là dạng hấp phụ quan trọng nhất và phổ biến nhất của đất. Nhờ khả
năng này khi ta bón phân một phần phân bón sẽ được đất giữ lại. Khi lượng
dinh dưỡng trong dung dịch đất (phần nước trong đất) giảm dần thì dinh dưỡng
được giữ trong đất sẽ được đưa vào dung dịch đất một cách từ từ và đều đặn để

cung cấp cho cây.

Keo đất

Dung dịch đất
K
+
NH
4
+
Sơ đồ 1: Quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất

20
Dù đất có nhiều dạng hấp phụ như đã nêu trên, tuy nhiên trong thực tế
chỉ có khả năng hấp phụ trao đổi là đáng kể nhất và có vai trò lớn nhất đối với
quá trình canh tác của con người. Để đánh giá khả năng hấp phụ người ta sử
dụng chỉ tiêu dung tích hấp phụ.
Dung tích hấp phụ là chỉ tiêu đánh giá khả năng hấp phụ của đất. Đất có
dung tích hấp phụ cao thì khả năng giữ dinh dưỡng càng lớn. Do đó càng có
khả năng giữ được nhiều phân bón khi bón phân và càng cung cấp dinh dưỡng
lâu dài cho. Vì thế, đối với các loại đất này cây trồng được bảo đảm tốt hơn về
dich dưỡng, mặt khác cũng cho phép giảm số lần bón phân.
1.4. Nước trong đất và độ ẩm đất
Trong đất nước tồn tại trên các hạt đất và trong các khe hở của đất. Nước
có vai trò rất quan trọng thậm chí là yếu tố quyết định quá trình sinh trưởng
phát triển và năng sýât cây trồng nói chung, cây khoai lang nói riêng
1.4.1.Các dạng nước trong đất
Căn cứ vào vị trí tồn tại và đặc điểm của nó, nước trong đất được mô tả
bao gồm các dạng theo sơ đồ sau:









* Nước liên kết.









Nước trong
đất
Nước liên kết
Nước tự do
Nước hấp
phụ
Hơi nước
Nước ở thẻ
rắn
Nước kết
tinh
Nước mao
quản

Nước ngầm
Nước trọng
lực
Nước mao
quản leo
Nước mao
quản treo
Sơ đồ 2: Các dạng nƣớc trong đất

21
- Nước liên kết là dạng nước được đất giữa với một lực rất lớn, khó có
thể di chuyển tự do ra ngoài. Vì thế nước liên kết ít có ý nghĩa đối với cây
trồng.
* Nước tự do
Là các dạng nước có thể di chuyển tự do trong đất. Nước tự do bao gồm
các dạng sau đây:
- Nước mao quản:
Nước mao quản là phần nước được giữ trong các khe hở mao quản của
đất, nó không bị di chuyển xuống các lớp đất dưới. Do len lỏi trong các khe hở
nhỏ, đây cũng chính là nơi phân bố của bộ rễ nên đây là dạng nước cây có thể
dễ dàng hấp thu.
So với các dạng nước khác nước mao quản có vai trò quan trọng nhất
trong việc cung cấp nước cho cây.
- Nước trọng lực và nước ngầm
+ Nước trọng lực là phần nước chứa trong các khe hở lớn giữa các hạt
đất. Dạng nước này rất linh động dễ dàng di chuyển từ lớp đất trên xuống lớp
đất sâu hơn theo tác dụng của trọng lực. Vì thế dạng nước này chỉ có sau khi
mưa hay sau khi tưới, ít có tác dung cung cấp nước lâu dài cho cây
+ Nước ngầm khi nước trọng lực ngấm xuống sâu, gặp tầng đất có khả
năng thấm kém, bị đọng lại tạo thành nước ngầm. Độ cao của mực nước ngầm

phụ thuộc vào địa hình, mùa trong năm và thảm thực vật che phủ. Khi đất bị
hạn, nước ngầm thấm dần lên các tầng đất trên làm giảm bớt mức độ hạn hán.
Nhưng khi tồn tại quá nông, nước ngầm ảnh hưởng xấu tới cây trồng cạn, đặc
biệt đối với các loại cây trồng cạn có bộ rễ ăn sâu.
1.4.2. Độ ẩm đất
Độ ẩm đất là chỉ tiêu được sử dụng để phản ánh mức độ chứa nước trong
đất. Độ ẩm đất cao nghĩa là trong đất chứa nhiều nước, cây trồng được cung
cấp nước một cách tốt hơn, nhưng cũng rất có thể bị ảnh hưởng xấu vì lượng
nước trong đất quá nhiều không thích hợp cho cây.
Xác định độ ẩm đất là việc làm rất cần thiết cho việc lựa chọn thời điểm
làm đất, xới xáo thích hợp nhất, đồng thời cũng là căn cứ để quyết định việc
tưới tiêu.
Để xác định độ ẩm đất người ta sử dụng các thiết bị đo nhanh độ ẩm đất
ngoài thực địa. Với các thiết bị này chỉ cần vài phút ta đã có thể có được số liệu
về độ ẩm đất. Để chính xác hơn cần lấy mẫu đất phân tích trong phòng thí
nghiệm.



22





















Trong sản xuất người ta thườn dùng các loại độ ẩm sau đây để đánh giá
lượng chứa nước trong đất:
* Độ ẩm tuyệt đối
Độ ẩm tuyệt đối là đại lượng được biểu thị bằng tỷ lệ % giữa lượng nước
hiện có trong đất so với trọng lượng đất khô kiệt.
W
t
(%) =
P
n

x 100
P
ĐK

Trong đó: W
t
là độ ẩm tuyệt đối của đất.
P
n

là trọng lượng nước trong đất ở thời điểm nghiên cứu.
P
ĐK
là trọng lượng đất khô kiệt.
* Độ ẩm tương đối
Đây là loại độ ẩm thường được sử dụng trong sản xuất trồng trọt.
Hình 19: Một số thiết bị đo nhanh độ ẩm đất ngoài đồng
ruộng
Hình 20: Đo độ ẩm ở các tầng đất khác nhau

23
Độ ẩm tương đối là đại lượng được biểu thị bằng tỷ lệ % giữa độ ẩm
tuyệt đối của đất với sức chứa ẩm đồng ruộng lớn nhất
W(%) =
W
t

x 100
W
ĐK

Trong đó: W là độ ẩm đất tính theo sức giữ ẩm đồng ruộng lớn nhất.
W
t
là độ ẩm tuyệt đối của đất đất ở thời điểm nghiên cứu.
P
ĐR
là sức giữ ẩm đồng ruộng lớn nhất.
* Độ ẩm cây héo.
Độ ẩm cây héo là độ ẩm thấp nhất của đất mà tại đó lực giữ nước của đất

đất lớn hơn sức hút nước của cây làm cho cây không hút được nước.
Để xác định độ ẩm tuyệt đối của đất đối với một loại cây trồng nào đó
người ta chọn thời điểm thiếu nước bị héo qua 1 đêm không phục hồi. Độ ẩm
đất được xác định ở thời điểm đó chính là độ ẩm cây héo.
2. Tìm hiểu một số quá trình chi phối độ màu mỡ của đất
2.1. Quá trình biến đổi chất hữu cơ trong đất
- Chất hữu cơ là thành phần tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (vài %) trong đất
nhưng có vai trò rất quan trọng chi phối các đặc tính của đất đồng thời ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng và hoạt độ
canh tác.
Chất hữu cơ trong đất có được là do các tàn tích sinh vật, mà chủ yếu là
thực vật cung cấp vào đất. Đối với đất trồng trọt nói chung đất trồng vải, nhãn
nói riêng ngoài nguồn chất hữu cơ tự nhiên còn có chất hữu cơ do con người
cung cấp bằng cách bón các loại phân hữu cơ vào đất.
Thành phần của chất hữu cơ trong đất bao gồm: xác hữu cơ và chất mùn
trong đất.
Chất hữu cơ nói chung và chất mùn trong đất nói riêng đất có vai trò
quan trọng đối với các tính chất của đất, đời sống cây trồng và quá trình canh
tác của con người.
Đất giàu chất hữu cơ sẽ kết cấu tốt, độ xốp lớn, chế độ nước, nhiệt và
không khí trong đất thuận lợi cho cây trồng.
Đất giàu chất hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng giữ phân
bón tốt thuận lợi cho cây trồng.
Đất giàu chất hữu cơ hệ sinh vật đất phong phú, hoạt động mạnh thúc đẩy
quá trình chuyển hoá các chất trong đất và quá trình cố định đạm, thuận lợi cho
cây trồng trong quá trình dinh dưỡng.
Căn cứ vào hàm lượng chất mùn trong đất, người ta phân loại đất như sau:

24
+ Đất rất giàu mùn: hàm lượng mùn > 8%.

+ Đất giàu mùn: hàm lượng mùn từ 8-4%.
+ Đất mùn trung bình: hàm lượng mùn từ 4-2%.
+ Đất nghèo mùn: hàm lượng mùn từ 2-1 %.
+ Đất rất nghèo mùn: hàm lượng mùn < 1%.
Về vị trí tồn tại: chất hữu cơ chủ yếu ở các tầng trên cùng của đất (tầng
thảm mục và tầng đất mặt).















- Trong đất, chất hữu cơ thường xuyên bị biến đổi theo hai chiều hướng:
chiều hướng bị phân huỷ; chiều hướng tổng hợp
* Chiều hướng bị phân huỷ (quá trình khoáng hoá)
Đó là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất
khoáng, nước và CO
2
dưới tác động của các vi sinh vật phân giải.
Tốc độ của quá trình khoáng hoá phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
+ Điều kiện khí hậu: nhiệt độ thích hợp cho quá trình khoáng hoá từ 25-

30
0
C. Độ ẩm 70-80%. Trong diều kiện đất thường xuyên bị ngập nước quá
trình khoáng hoá xảy ra chậm và tạo thành nhiều chất độc hại cho cây.
+ Đất: Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, thoáng khí. Không
bị đọng nước quá trình khoáng hoá xảy ra mạnh.
Tầng thảm mục

Tầng đất mặt

Tầng tích tụ
Tầng mẫu chất
Tầng đá mẹ
Sơ đồ 3: Phân bố chất hữu cơ trong các tầng đất

25
+ Bản chất của chất hữu cơ: chất hữu cơ càng giàu protein, tinh bột quá
trình khoáng hoá xảy ra càng nhanh và ngược lại chất hữu cơ chứa nhiều xơ
như rơm, rạ, trấu quá trình khoáng hoá xảy ra chậm.
Quá trình khoáng hoá tạo ra dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng,
nhưng cũng làm suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Như vậy quá trình
này có ý nghĩa 2 mặt, trong đó mặt tiêu cực là làm làm cho chất hữu cơ trong
đất bị mất dần độ phì nhiêu của đất giảm.
* Chiều hướng tổng hợp (quá trình mùn hoá)
Đó là quá trình tổng hợp nên một loại chất hữu cơ đặc biệt trong đất -
chất mùn.
Bản thân chất mùn trong đất là nguồn dự trữ dinh dưỡng cho cây, có vai
trò rất quan trọng đối với đời sống cây trồng. Mặt khác mùn là yếu tố quyết
định độ phì nhiêu của đất.
Nguyên liệu cho quá trình mùn hoá là các chất trung gian được tạo ra

trong quá trình phân giải chất hữu cơ đã đề cập trên.
- Quá trình mùn hoá chịu sự chi phối của các yếu tố:
+ Điều kiện khí hậu: nhiệt độ thích hợp cho quá trình mùn hoá 25-30
0
C,
độ ẩm 70-80%. Trong điều kiện có mùa nóng ẩm, khô hanh xen kẽ, mùn được
hình thành nhiều.
+ Đất: đất tơi xốp, có phản ứng trung tính thuận lợi cho quá trình mùn hoá.
+ Thành phần tàn dư hữu cơ trong đất: đất giàu chất hữu cơ chứa đạm, sẽ
tạo ra mùn nhuyễn, Chất hữu cơ chứa nhiều xellulo quá trình mùn hoá xảy ra
chậm và tạo thành chủ yếu là mùn thô.







* Biện pháp bảo vệ và nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất
- Sử dụng phân hữu cơ: phân chuồng, phân rác, phân xanh. Trả lại phụ phẩm
cây trồng cho đất, tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình hình thành mùn.
- Bón vôi cho đất: nhằm cải tạo chua tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo
thành mùn.
Tàn tích hữu

Chất khoáng, và
các chất khác
Chất trung gian
đơn giản hơn
Chất trung

gian đơn giản
Chất mùn
Các liên kết
hóa học
Sơ đồ 4: Mối quan hệ giữa quá trình mùn hóa và khoáng hóa

×