Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

giáo trình mô đun nuôi tôm trong rùng đước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 126 trang )




BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI TÔM
TRONG RỪNG ĐƢỚC
Mã số: MĐ02

NGHỀ TRỒNG RỪNG ĐƢỚC
KẾT HỢP NUÔI TÔM
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ


2




TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ02

























3



LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Nuôi tôm trong rừng đước cung cấp cho học viên những kiến
thức cơ bản về một số đặc điểm sinh học tôm nuôi, lựa chọn vùng nuôi, xây
dựng ao tôm, chọn và thả giống, cách cho tôm ăn và quản lý môi trường nuôi
tôm; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng

trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh
thực tế của địa phương.
Giáo trình Nuôi tôm trong rừng đước được biên soạn dựa trên chương trình
chi tiết mô đun Nuôi tôm trong rừng đước, giới thiệu về kiến thức và kỹ năng
nuôi tôm trong rừng đước. Nội dung giáo trình gồm 5 bài:
Bài 1. Đặc điểm sinh học tôm nuôi
Bài 2. Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm
Bài 3. Chọn và thả giống
Bài 4. Cho ăn và kiểm tra tôm
Bài 5: Quản lý môi trường nước
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực tế
tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, đồng nghiệp
tại các đơn vị. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người nuôi tôm cũng như
bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.
Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng nghề Công
nghệ Nông Lâm Nam bộ, trường Trung học thủy sản, các chuyên gia và các
đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo
trình này.

Tham gia biên soạn:
Hoàng Minh Trường
Lê Tiến Dũng

4



MỤC LỤC


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
Bài 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM NUÔI 10
A. Nội dung 10
1. Hình thái cấu tạo ngoài của tôm 10
1.1. Tôm sú Penaeus monodon 10
1.2. Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei hay Penaeus vannamei 11
2. Đặc điểm dinh dưỡng của tôm 11
2.1. Hệ tiêu hóa 11
2.2. Tính ăn 12
3. Đặc điểm sinh trưởng của tôm 13
3.1. Quá trình lột xác 13
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác 13
3.3. Các giai đoạn phát triển 14
4. Đặc điểm sinh thái của tôm 15
4.1. Phân bố 15
4.2. Đặc điểm môi trường sống 15
4.3. Vòng đời của tôm 17
B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên 18
C. Ghi nhớ 18
Bài 2. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI TÔM 19
A. Nội dung 19
5



1. Thiết kế hệ thống ao nuôi 19
1.1. Mô hình ao nuôi tôm dưới tán rừng (rừng - ao kết hợp): 19

1.2. Mô hình rừng đước - ao nuôi tôm tách biệt 20
2. Xây dựng ao 21
2.1. Đắp bờ ao 21
2.2. Lắp đặt cống 24
2.3. San đáy ao 28
3. Chuẩn bị ao 28
3.1. Chuẩn bị ao mới 28
3.2. Cải tạo ao cũ 32
4. Chuẩn bị nước nuôi tôm 34
4.1. Kiểm tra nguồn nước cấp 34
4.2. Cấp nước 34
4.3. Xử lý nước (diệt cá tạp) 36
4.4. Gây màu nước 38
4.5. Kiểm tra môi trường nước ao nuôi 40
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 57
C. Ghi nhớ 57
Bài 3. CHỌN VÀ THẢ TÔM GIỐNG 58
A. Nội dung 58
1. Chọn tôm giống P15 58
1.1. Yêu cầu kỹ thuật của tôm sú và tôm thẻ chân trắng giống 58
1.2. Cách kiểm tra cảm quan tôm giống 59
1.3. Kiểm tra sức khỏe đàn tôm 62
2. Vận chuyển tôm giống 65
6



2.1. Hạ độ mặn ở trại giống 65
2.2. Đóng bao tôm 66
2.3. Chuyển tôm giống về ao 71

3. Thả giống tôm 73
3.1. Xác định mùa vụ và mật độ thả giống 73
3.2. Thả tôm giống vào ao 74
B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên 77
C. Ghi nhớ: 78
Bài 4. CHO TÔM ĂN VÀ KIỂM TRA TÔM 79
A. Nội dung 79
1. Cho tôm ăn 79
1.1. Yêu cầu về thức ăn viên cho tôm 79
1.2. Cách tính lượng thức ăn 80
1.3. Trộn chất bổ sung vào thức ăn 82
1.4. Cho thức ăn xuống ao và kiểm tra lượng thừa-thiếu 85
2. Kiểm tra tôm 87
2.1. Lấy mẫu tôm 87
2.2. Kiểm tra tỷ lệ sống 88
2.3. Kiểm tra tốc độ tăng trưởng 89
2.4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm 91
B. Câu hỏi và thực hành cho học viên 95
C. Ghi nhớ 95
Bài 5. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI 96
A. Nội dung 96
7



1. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường nước tác động đến tôm và cách
xử lý 96
1.1. pH 96
1.2. Oxy hòa tan 99
1.3. Độ kiềm 100

1.4. Ammoniac (NH
3
) 101
1.5. Độ mặn 101
1.6. Nhiệt độ 101
1.7. Độ trong 102
2. Quản lý môi trường nước ở ao nuôi quảng canh 104
2.1. Lấy nước vào ao nuôi quảng canh 104
2.2. Quản lý nước ao nuôi quảng canh khi trời mưa 108
3. Quản lý môi trường nước ở ao nuôi có cho ăn 110
3.1. Thay nước 110
3.2. Xử lý khi trời mưa 111
4. Diệt cá tạp 112
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 114
C. Ghi nhớ 114
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 115
I. Vị trí, tính chất của mô đun 115
II. Mục tiêu 115
III. Nội dung chính của mô đun 116
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 116
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
8



DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM 127
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 128
9




MÔ ĐUN
NUÔI TÔM TRONG RỪNG ĐƢỚC
Mã mô đun: MĐ02
Giới thiệu mô đun
Mô đun Nuôi tôm trong rừng đước là mô đun chuyên môn nghề , mang tính
tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trong việc nuôi tôm trong rừng
đước.
Nội dung mô đun trình bày một số đặc điểm sinh học tôm nuôi, lựa chọn
vùng nuôi, xây dựng ao tôm, chọn và thả giống, cách cho tôm ăn và quản lý
môi trường nuôi tôm. Đồng thời, mô đun cũng trình bày hệ thống bài tập, bài
thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun.
Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ
năng thực hành các bước công việc, lựa chọn vùng nuôi, xây dựng ao tôm,
chọn và thả giống, cách cho tôm ăn và quản lý môi trường nước ao nuôi tôm
theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn.




















10



Bài 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM NUÔI
Mã bài: MĐ 02-1

Để nuôi tôm hiệu quả, việc hiểu biết đặc điểm sinh học tôm nuôi là rất cần
thiết. Kiến thức về đặc điểm sinh học tôm nuôi sẽ giúp người nuôi có những
quyết định đúng đắn khi xây dựng ao nuôi, chăm sóc và quản lý tôm nuôi,
quản lý môi trường nước ao nuôi để tôm khỏe, phát triển tốt.
Mục tiêu

- Biết được một số đặc điểm dinh dưỡng, tăng trưởng và sinh thái của tôm
sú, tôm thẻ chân trắng;
- Giải phẫu và nhận biết được bộ phận bên ngoài và nội tạng của tôm.
A. Nội dung
1. Hình thái cấu tạo ngoài của tôm
1.1. Tôm sú Penaeus monodon


Hình 1.1. Tôm sú
Trên các đốt thân của tôm sú có sọc màu xanh đậm, vàng.
Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận:

- Chủy hình lưỡi kiếm, cứng, có nhiều gai dạng răng cưa. Phía trên chủy có
7-8 gai và dưới chủy có 3 gai.
11



- Có 2 đôi râu là cơ quan khứu giác, nhận biết thức ăn, môi trường và giữ
thăng bằng cho tôm.
- Chân ngực: phần đầu của tôm có 5 đôi chân ngực để bò, tự vệ và lấy thức
ăn. Các cặp chân ngực 1-3 có mang kẹp (càng).
- Chân bụng: 5 đốt bụng trước, mỗi đốt có 1 đôi chân bụng để tôm bơi.
- Chân đuôi: đốt bụng 6 có 1 cặp chân đuôi, hợp với đốt đuôi (đốt 7) để tôm
có thể nhảy xa, điều chỉnh hướng bơi, lên cao hay xuống thấp.
1.2. Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei hay Penaeus vannamei

Hình 1.2. Tôm chân trắng
Tôm chân trắng có màu trắng trong.
Chủy: Phía trên chủy có 8-9 gai và dưới chủy có 2 gai.
Các bộ phận khác như tôm sú.
2. Đặc điểm dinh dƣỡng của tôm
2.1. Hệ tiêu hóa
- Các bộ phận bên ngoài bao gồm:
Râu để ngửi, phát hiện mùi thức ăn, gồm đôi râu A1 ngắn và đôi râu A2 rất
phát triển.
Kẹp (càng) do đốt cuối các đôi chân ngực 1, 2 và 3 biến đổi thành để bắt
mồi và tự vệ.
Các chân hàm (phụ bộ miệng) để nghiền thức ăn.
12




- Các bộ phận bên trong gồm thực quản, dạ dày, tuyến gan tụy nằm ở phần
đầu ngực. Ruột thẳng, nằm ở phần thân. Tận cùng của ruột là hậu môn.

Hình 1.3. Hình dạng ngoài và cơ quan tiêu hóa của tôm
2.2. Tính ăn
- Phổ thức ăn:
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác
thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước,
mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự
nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại
15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ
bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù
hợp từ mùn bã hữu cơ đến các động, thực vật thủy sinh.
- Tính ăn:
Tôm kiếm ăn bằng cách dùng râu dò tìm xung quanh. Khi gặp mồi, chúng
dùng kẹp bắt lấy và đưa vào miệng nghiền.
Cường độ bắt mồi lớn nhất vào lúc sáng sớm và chiều tối.
Tôm sú nhỏ cần tỷ lệ đạm trong thức ăn hơn 40%, thời gian ăn no sau hai
giờ.
Tôm sú lớn cần thức ăn có tỷ lệ đạm khoảng 35-38%, thời gian ăn no sau
một giờ.
13



Nhiệt độ tăng hay giảm quá mức thích hợp (> 33
0
C hay < 25

0
C) đều làm
tôm giảm hoặc ngừng ăn.
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm chân trắng (20-35%),
thấp hơn so với các loài tôm nuôi khác (36-42%)
Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân trắng rất cao. Trong điều kiện
nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) dao động từ 1,1-1,3.
3. Đặc điểm sinh trƣởng của tôm
3.1. Quá trình lột xác
Tôm tăng trưởng liên tục về khối lượng trong khi kích cỡ tăng lên khi lột
xác.
Trong quá trình tăng trưởng, khi khối lượng tăng lên mức độ nhất định, tôm
phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác đi đôi với việc tăng kích thước cơ
thể.
Khi tôm cái lột xác tiền giao vĩ, khối lượng cơ thể không gia tăng.
Quan sát tôm nuôi trong bể, sự lột xác thường diễn ra vào ban đêm như sau:
Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần thân nứt ra.
Các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, tiếp theo là phần thân và các phần
phụ phía sau được rút ra khỏi lớp vỏ cũ với động tác uốn cong toàn cơ thể.
Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm
lớn.
Tôm mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay
đổi đột ngột và dễ bị sinh vật khác tấn công.
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lột xác
Sự lột xác chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ,
thức ăn, sự trong sạch của môi trường…
Cường độ và thời gian chiếu sáng gia tăng làm gia tăng hoạt động lột xác và
ngược lại. Thời kỳ trăng rằm cũng là thời kỳ tôm lột xác nhiều.
Nhiệt độ cao trong phạm vi thích hợp làm tăng hoạt động lột xác do tôm gia
tăng hoạt động trao đổi chất.

Thông thường đầu con nước thủy triều, tôm lột xác rộ.
Môi trường tốt, thức ăn đầy đủ, tôm tăng trọng nhanh, mau lột xác.
Môi trường xấu, thức ăn xấu hoặc thiếu, tôm không lột xác được, dễ bị
đóng rong.
Sử dụng hóa chất kích thích để thúc đẩy sự lột xác tăng trọng sẽ không đạt
hiệu quả mong muốn vì động lực chính của tăng trọng là dinh dưỡng.
14




Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa khối lượng tôm với thời gian lột xác
Cỡ tôm
(g)
Thời gian giữa 2 lần lột xác
(ngày)
2 - 3
8 - 9
3 - 5
9 - 10
5 - 10
10 - 11
10 - 15
11 - 12
15 - 20
12 - 13
20 - 40
14 - 15
Kỹ thuật nuôi tôm sú - Trung tâm Khuyến ngư, Sở Thủy sản Sóc Trăng - 2004
3.3. Các giai đoạn phát triển

- Thời kỳ ấu trùng:
Sáu giai đoạn Nauplius kéo dài trong khoảng 1,5-2 ngày, ấu trùng di chuyển
bằng lực đẩy của râu, không ăn thức ăn ngoài mà tự dưỡng bằng noãn hoàng.
Ba giai đoạn phụ Zoea trong khoảng 3-4 ngày, ấu trùng di chuyển bằng râu
và phụ bộ ngực, ăn tảo.
Ba giai đoạn Mysis trong khoảng 3-4 ngày, ấu trùng di chuyển bằng phụ bộ
ngực, ăn tảo và động vật phiêu sinh.
Ấu trùng nở ra ở ngoài khơi và di chuyển dần vào bờ.
- Thời kỳ hậu ấu trùng:
Hậu ấu trùng di chuyển dần vào vùng cửa sông, bãi triều để phát triển. Đây
là nơi tiếp giáp giữa nguồn nước ngọt từ các sông nội địa đổ ra và nguồn nước
mặn từ biển khơi đưa vào.
Ở đây, động thực vật trên cạn và thủy sinh rất đa dạng, phong phú, là nguồn
thức ăn dồi dào và cung cấp nơi trú ẩn cho tôm thời kỳ đầu tôm háu ăn và
thường xuyên lột xác.
Sự di chuyển của hậu ấu trùng chủ yếu do dòng nước và gió đưa vào bờ vì
giai đoạn đầu các cơ quan vận động còn yếu.
Khi triều thấp, lượng nước sông đổ ra nhiều hơn nước biển vào, độ mặn
giảm, hậu ấu trùng tôm chìm xuống đáy, bám vào các giá thể.
15



Khi triều cao, độ mặn tăng, hậu ấu trùng tôm hoạt động trở lại và theo dòng
nước triều xâm nhập sâu hơn.
Hậu ấu trùng 1 ngày tuổi gọi là Post 1 (P1), 2 ngày tuổi gọi là Post 2 (P2)…
Chúng được gọi là tôm bột khi đạt giai đoạn Post 5.
- Thời kỳ ấu niên:
Tôm đã có gai chủy đầy đủ, hệ thống mang phát triển hoàn chỉnh. Sắc tố
ngày càng nhiều, râu A2 phát triển. Tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò

bằng chân ngực và bơi bằng chân bụng.
Thời kỳ này là cuối giai đoạn tôm bột và sau đó được gọi là tôm giống.
Trong sản xuất tôm giống, đây là khoảng từ Post 5 đến Post 20.
- Thời kỳ sắp trưởng thành:
Giai đoạn sắp trưởng thành, tôm chín sinh dục, thực hiện giao vĩ lần đầu,
con đực có tinh trùng trong túi tinh, con cái có tinh trùng trong thelycum.
Chúng bắt đầu rời khỏi vùng của sông, rừng sác nước lợ ra biển khơi để thực
sự trưởng thành.
- Thời kỳ trưởng thành:
Giai đoạn trưởng thành đặc trưng bởi sự chín sinh dục hoàn toàn, tôm sống
và đẻ trứng ở vùng biển khơi nước trong, độ mặn cao và ổn định.
Trong tự nhiên, từ trứng phát triển đến tôm trưởng thành tham gia sinh sản
cần khoảng 9-10 tháng.
4. Đặc điểm sinh thái của tôm
4.1. Phân bố
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật
Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi.
Nhìn chung, tôm sú phân bố xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là
Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam.
Ở nước ta, tôm sú phân bố tự nhiên tập trung ở vùng duyên hải miền Trung
và vùng biển Kiên Giang. Miền Bắc và Nam khá hiếm.
Tôm bột, tôm giống và tôm sắp trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển
và rừng ngập mặn ven bờ.
Khi trưởng thành, tôm di chuyển xa bờ vì chúng sống, sinh sản ở vùng nước
sâu hơn.
4.2. Đặc điểm môi trƣờng sống
- Nhiệt độ nước:
Nhiệt độ nước thích hợp nhất để nuôi tôm sú thương phẩm là 28-30°C.
16




Nhiệt độ chênh lệch 5°C/ngày có thể làm tôm sốc và chết.
Tốt nhất không để nhiệt độ chênh lệch quá 3°C/ngày.
- Độ mặn:
Tôm sú sống tốt ở giới hạn độ mặn 3-31‰ và chúng có thể sống ở nước
ngọt vài tháng.
Tôm có khả năng thích nghị độ mặn thấp hoặc cao hơn nếu thay đổi từ từ.
Trong ao nuôi độ mặn biến đổi nhỏ hơn 5‰/ngày là tốt nhất.
- Oxy hòa tan:
Nhu cầu oxy hòa tan trong nước tối thiểu đối với tôm là 5 mg/l.
Oxy hòa tan thấp làm tôm bị sốc, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng và
phát dục.
Giới hạn gây chết của oxy hòa tan cho tôm sú từ 1,17-1,21mg/l.
- pH:
Phạm vi thích ứng độ pH của tôm tương đối rộng.
Phần lớn các loài tôm phát triển được ở pH từ 6,5-9.
Trong ao nuôi tôm, pH tốt nhất từ 7,5-8,5 và biến thiên trong ngày không
quá 0,5 đơn vị.
- Khí ammoniac NH
3:
Khí ammoniac NH
3
được hình thành do sự phân giải các chất hữu cơ trong
nước và sản phẩm trao đổi chất của sinh vật nói chung và tôm nuôi nói riêng.
Trong môi trường kiềm, NH
3
càng gia tăng và gây độc cho tôm.
Hàm lượng NH
3

giới hạn an toàn trong ao nuôi là 0,13 mg/l.
- Khí H
2
S:
Khí H
2
S sinh ra do vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh.
Khí H
2
S ảnh hưởng đến tôm nuôi phụ thuộc vào pH của nước, nếu pH nước
thấp H
2
S sẽ rất độc.
Hàm lượng khí H
2
S trong ao nuôi cho phép là 0,02 mg/l.
Nhìn chung, tôm sú thường sống ở đáy ao trong khi tôm thẻ chân trắng hoạt
động ở các tầng nước ao nên mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thường cao hơn
tôm sú.

Bảng 1.2. So sánh mức độ tối ưu các yếu tố môi trường nước giữa tôm thẻ
chân trắng với tôm sú
17



Các thông số
Mức độ tối ƣu
Tôm thẻ chân trắng
Tôm sú

Nhiệt độ (
0
C)
27-30
28-30
pH
7,0-9,0
7,5-8,0
Độ mặn (‰)
5-35
10-25
Ôxy (mg/lít)
> 4
5-6
Độ kiềm (mg CaCO
3
/lít)
50-150
> 80
Độ trong (cm)
20-50
30-40
4.3. Vòng đời của tôm
Tôm thành thục sinh dục sống và đẻ trứng ở ngoài khơi.
Trứng thụ tinh phát triển qua các giai đoạn ấu trùng Nauplius, Zoea, Mysis
ở biển khơi.
Đến giai đoạn hậu ấu trùng Post larvae, chúng di chuyển dần vào vùng cửa
sông, bãi triều để phát triển.
Tôm phát triển đến giai đoạn sắp trưởng thành bắt đầu chín sinh dục, thực
hiện giao vĩ lần đầu, con đực có tinh trùng trong túi tinh, con cái có tinh trùng

trong thelycum.
Chúng bắt đầu rời khỏi vùng của sông, rừng sác nước lợ ra biển khơi để
thực sự trưởng thành.
18




Hình 1.4. Vòng đời tôm sú
B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm dinh dưỡng và sinh thái của tôm sú và tôm thẻ
chân trắng
Bài thực hành: Quan sát hình dạng ngoài và cơ quan tiêu hóa của tôm sú
và tôm thẻ chân trắng.
C. Ghi nhớ
- Tôm thẻ chân trắng chịu đựng sự bất lợi của môi trường tốt hơn tôm sú.
- Tôm ăn nhiều lần trong ngày, cường độ bắt mồi cao vào sáng sớm và chiều
tối. Sức ăn của tôm bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nước và các yếu tố môi
trường khác.
- Tôm phải lột xác để tăng kích thước cơ thể và tăng trọng bằng dinh dưỡng.











19



Bài 2. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI TÔM
Mã bài: MĐ02-2
Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm gồm xây dựng hệ thống ao nuôi, cải tạo ao
nuôi, chuẩn bị môi trường nước ao trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu hay
trước mỗi vụ nuôi.
Mục đích của việc chuẩn bị điều kiện nuôi tôm là chuẩn bị cho tôm nuôi có
được một môi trường sống phù hợp: chất lượng nước thích hợp và ổn định,
ngăn ngừa hay hạn chế được dịch bệnh, các sinh vật địch hại xâm nhập và phát
triển trong ao nuôi.
Mục tiêu

- Biết được cách bố trí hệ thống ao nuôi tôm trong rừng đước;
- Chuẩn bị, cải tạo được ao nuôi tôm đúng cách;
- Cấp nước, kiểm tra môi trường nước ao nuôi trước khi thả giống.
A. Nội dung
1. Thiết kế hệ thống ao nuôi
Do việc nuôi tôm trong diện tích trồng rừng nên chỉ được tiến hành thiết kế,
cải tạo diện tích nuôi tôm khi đã được nông lâm trường qui định.
Tùy theo địa thế khu vực đất mà quyết định xây dựng mô hình rừng - ao kết
hợp hay mô hình rừng - ao tách biệt.
1.1. Mô hình ao nuôi tôm dƣới tán rừng (rừng - ao kết hợp):
Mô hình được xây dựng khi vị trí đất nằm ở vùng thấp.
Hệ thống ao ở mô hình rừng - ao kết hợp bao gồm:
- Ao nuôi quảng canh đồng thời là ao lắng;
- Ao nuôi có cho ăn;
- Ao chứa;

- Hệ thống cống.
20




Hình 2.1. Hệ thống ao trong mô hình rừng - ao kết hợp
1.2. Mô hình rừng đƣớc - ao nuôi tôm tách biệt
Mô hình được xây dựng khi có một phần đất nằm ở vùng cao triều không
thể trồng đước, chỉ có thể dùng để xây dựng ao nuôi tôm.
Hệ thống ao nuôi tôm trong mô hình rừng – ao tách biệt bao gồm:
- Ao quảng canh – ao lắng;
- Ao chứa;
- Ao nuôi có cho ăn;
- Ao xử lý chất thải.


21




Hình 2.2. Hệ thống ao nuôi trong mô hình rừng đước– ao nuôi tách biệt
- Ao nuôi có cho ăn cần có kích thước phù hợp để dễ quản lý và có hiệu quả
kinh tế, ao nhỏ thì dễ quản lý hơn ao lớn, nhưng chi phí vận hành và xây
dựng cao.
Ao nuôi nên có diện tích từ 0,3-1ha. Tốt nhất là 0,3-0,5ha sẽ dễ dàng cho
việc chăm sóc và quản lý cũng như việc vận hành các trang thiết bị trong sản
xuất.
- Hình dạng ao phổ biến hiện nay là ao hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng không quá lớn, nên < 2 để thuận tiện cho việc thu
hoạch. Ao hình vuông sẽ tiện lợi cho việc thu gom chất thải.
Không nên xây dựng ao hình chữ nhật có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn vì
chất thải không gom tụ ở giữa ao. Có thể cải thiện tình trạng này bằng cách đào
một rãnh ở giữa ao để tập trung chất thải và dẫn về cống thoát ở cuối ao.
2. Xây dựng ao
2.1. Đắp bờ ao
22



- Nhiệm vụ chủ yếu của bờ là giữ được nước, giữ được tôm và hoạt động đi
lại của người nuôi tôm, phương tiện vận chuyển hay để máy móc, dụng cụ
khi thao tác nên bờ ao phải vững chắc, không sụp lở, rò rỉ.
- Bờ ao phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Cao hơn mực nước cao nhất 0,3-0,5m để tránh tràn bờ, ngăn chặn sự phá
hoại của nước trong mùa mưa lũ.
Độ dốc của bờ phụ thuộc vào tính chất đất:
Ao được xây dựng trên đất cát pha thịt, tỷ lệ độ cao bờ (h)/chiều rộng chân
bờ (l) = 1/1,5
Ao được xây dựng ở vùng đất thịt, sét, ít bị xói mòn, h/l = 1/1
Ở những vùng đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ, bờ ao nên gia cố,
đầm nén chặt để hạn chế rò rỉ, kéo phèn từ bờ vào ao, xói mòn bờ.

Hình 2.3. Mặt cắt bờ ao


Với những ao có chênh lệch độ
cao từ mặt bờ đến mực nước ao
lớn, nên làm lưu không rộng 0,5-

1m, khoảng cách từ mặt bờ đến
không lưu khoảng 0,5-1,0m để dễ
dàng đi lại, chăm sóc tôm.


Hình 2.4. Lưu không của ao
23



Lƣu ý khi xây dựng bờ ao
- Ở vùng đất lầy thụt
Bờ được đắp lên thành lớp
cao 30-50cm, chờ cho khô chắc
rồi mới đắp lên lớp tiếp theo.
- Ở vùng đất phèn
Bóc lớp đất mặt để riêng.
Sau khi hoàn thành, đắp lớp
đất mặt lên trên để ngăn sự tạo
phèn

Hình 2.5. Đào ao ở vùng đất phèn


- Ở vùng đất
nhiều mùn bã hữu
cơ, rễ cây, lá mục:
Làm lõi (tim) bờ
bằng đất thịt (sét)


Có thể làm bờ 2
lõi hoặc 1 lõi

Hình 2.6. Bờ ao có 2 lõi bằng đất sét

Hình 2.7. Bờ ao có 1 lõi bằng đất sét
24



2.2. Lắp đặt cống
Ao phải có cống cấp nước và thoát nước riêng biệt, chủ động cấp thoát
nước, đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ, thao tác dễ dàng.
Khẩu độ cống tùy thuộc lượng nước của ao và yêu cầu thời gian cấp tiêu
nước. Thông thường thời gian tiêu cạn một ao mất khoảng 2-3 giờ.
Cống cấp nước
Cống đơn giản
Cống đơn giản thường sử dụng ở ao nuôi hộ gia đình và ao nhỏ.

Hình 2.8. Ống cống

cấp nước
Cống được đặt xuyên qua bờ ao ở độ cao ngang với mực nước yêu cầu thấp
nhất trong ao.
Vật liệu làm cống: ống nhựa, ống sành hoặc bê tông.
Đường kính ống cống tùy thuộc vào lượng nước và thời gian cấp nước,
thường từ 30-60cm.

Hình 2.10. Ống nhựa


Hình 2.11. Ống cống bê tông
Hai đầu cống nhô ra khỏi bờ ao 30-50cm để tránh xói lở bờ.
25



Miệng cống phía ngoài ao luôn gắn một tấm lưới ngăn rác làm nghẹt cống.
Nắp cống đóng mở được để điều chỉnh mực nước trong ao.
Ưu điểm: chi phí thấp, dễ thi công, phù hợp với ao nhỏ.
Nhược điểm: dễ hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn, phải sửa thường xuyên.
Ống cống bằng sành, bê tông dài 0,8-1,2m nên thường phải nối nhiều ống
lại với nhau khi đặt xuyên qua bờ ao.
Các ống được đặt đúng chiều để các khớp nối kín.
Xây một lớp gạch thẻ theo chiều ngang bao quanh các khớp nối để cố định
ống và không rò rỉ nước gây sụp cống.

Hình 2.12. Gạch thẻ

Hình 2.12. Sơ đồ xếp gạch
xây bao khớp nối
Cống ván phai lộ thiên
Được lắp đặt ở những ao có diện tích lớn.
Sử dụng cống bê tông đúc sẵn, có bệ đỡ vững chắc và cửa cống có thiết bị
đóng mở.

Hình 2.13. Cống ván phai lộ thiên

×