Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Đánh giá quản lí tài nguyên đất và rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 122 trang )

Lời cám ơn
* *
*
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thái Bạt tận tình hớng dẫn tôi
thực hiện luận văn, cũng nh các thày cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
trong khoá học này.
Tôi xin cảm ơn các thày, các cô và các anh chị em trong phòng Đào tạo
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam, các đồng chí lãnh đạo Viện
Điều tra Qui hoạch rừng, Phân viện Viện Điều tra Qui hoạch rừng Tây Bắc bộ
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ và bà con nông dân huyện Tủa chùa tỉnh
Lai châu đã cộng tác, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình điều tra thu thập
số liệu, thông tin, mẫu vật tại địa phơng.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn Đồng giám đốc Dự án Phát triển Nông thôn
Sơn La- Lai Châu, Cố vấn trởng Dự án Lâm nghiệp xã Hội Sông Đà, các bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình luôn giúp đỡ động viên tôi trong hai năm học qua.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2003
K.S Phạm Văn Việt
1
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và cha từng đợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
K.S Phạm văn Việt
2
Mục lục
Mở đầu 8
1. Tính cấp thiết của đề tài 8
2. Mục đích của đề tài 10
3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10
4. Phạm vi nghiên cứu 10


Chơng I: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài
1.1 Khái niệm về cộng đồng và các hình thức tổ chức cộng đồng 11
1.2 Tính bền vững 12
1.3 Nghiên cứu nớc ngoài 14
1.3.1 Du canh truyền thống và du canh cải tiến 14
1.3.2 Định canh và những phơng thức định canh 16
1.3.3 Nghiên cứu kiến thức bản địa ở vùng cao 18
1.4 Nghiên cứu trong nớc 20
1.4.1 Tiềm năng và đặc điểm đất dốc Việt Nam 20
1.4.2 Nghiên cứu sử dụng bền vững đất dốc 22
1.4.2.1 Nghiên cứu biện pháp tổng hợp sử dụng hiệu quả đất dốc
trên cơ sở sinh thái bền vững 22
1.4.2.2 Sử dụng đất theo kiểu nông lâm kết hợp 24
1.4.3 Nghiên cứu và áp dụng kiến thức bản địa ở Việt Nam 25
Chuơng 2 Đối tợng, Nội dung và Phơng pháp nghiên cứu
2.1 Đối tợng nghiên cứu 27
2.2 Nội dung nghiên cứu 27
3
2.3 Phơng pháp nghiên cứu 27
Chơng 3. kết quả nghiên cứu và thảo luận 34
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tủa Chùa Tỉnh Lai Châu 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và lịch sử vùng nghiên cứu 34
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
3.1.1.2 Lịch sử vùng nghiên cứu 38
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Tủa Chùa 40
3.2 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng năm 2002 của
xã Trung Thu, xã Sính Phình huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu 43
3.3 Nghiên cứu nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất và rừng 47
3.3.1 Đánh giá canh tác nông nghiệp có sự tham gia 47
3.3.2 Nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất và rừng 49

3.3.3 Giải pháp theo kết quả PRA 49
3.3.4 Đánh giá công tác quản lý rừng có sự tham gia 50
3.3.5 Nguyên nhân suy thoái rừng 52
3.3.6 Các vấn đề của phụ nữ 52
3.4 ảnh hởng khách quan đến sử dụng tài nguyên đất và rừng 53
3.5 Các hình thức quản lý và sử dụng tài nguyên đất và rừng
của ngời H'Mông 55
3.5.1 Ngời quản lý và sử dụng tài nguyên đất và rừng 55
3.5.2 Hệ thống quản lý tài nguyên đất và rừng 62
3.6 Khả năng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật từ bên ngoài
của cộng đồng ngời H'Mông 65
3.6.1 Các hoạt động thử nghiệm nông nghiệp tại Sính Phình và
4
Trung thu của Dự án Phát triển Lâm nghiệp Xã hội Sông Đà 65
3.6.2 Một số hoạt động lâm nghiệp tại Sính Phình và Trung Thu
của Dự án Phát triển Lâm nghiệp Xã hội Sông Đà từ 1996-1999 68
3.7 Các phơng án quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất và
rừng bền vững 69
3.7.1 Mục tiêu 69
3.7.2 Các phơng án quản lý tài nguyên đất và rừng bền vững 70
3.7.2.1 Các hoạt động công việc u tiên dựa vào kết quả đánh giá
nông thôn có sự tham gia xã Trung Thu 70
3.7.2.2 Các hoạt động công việc u tiên dựa vào kết quả đánh giá
nông thôn có sự tham gia xã Sính Phình 71
3.7.2.3 Lựa chọn các hình thức quản lý đất và rừng có triển vọng 72
Kết luận và Đề nghị
1 Kết luận 87
2 Đề nghị 89
Phụ lục và tài liệu tham khảo 103
5

Chữ viết tắt
1.SP: xã Sính Phình,
2. TT: Xã Trung Thu,
MB: Xã Mờng Báng,
3. THKT: Tập huấn kỹ thuật.
4. CP: Chính Phủ
5. DTTN: Diện tích tự nhiên
6. VASI: Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam
7. Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn
8. NĐ: Nghị đinh
9. IPM: Biện pháp phòng trừ sâu hại
tổng hợp
10. VDP: Kế hoạch phát triển thôn
bản
11. BĐ: Bắt đầu
12. KT: kết thức
13. UBND: Uỷ ban nhân dân
14. QL&SD: Quản lý và sử dụng
15: PRA: Công cụ đánh giá nông thôn
có sự tham gia của dân
16.HTX: Hợp tác xã
17. PTCS: Phổ thông cơ sở
18. QĐ-TCĐC: Quyết định - Tổng
20. BVTV: Bảo vệ thực vật
21. THKT: tập huấn kỹ thuật
22. KTNN: Kỹ thuật Nông nghiệp
23. TH: Tập huấn
24. TN: Thử nghiệm

25. BVR: Bảo vệ rừng
26. CT/TW: Chỉ thị/ Trung Ương
27. SP: xã Sính Phình
28. MB: xã Mờng Báng
29. TT: xã Trung Thu
30. MH: Mô hình
31. NL: Nông lâm
32: DT: diện tích
33. HT: hỗ trợ
34. LNXH: lâm nghiệp xã hội
35. SX: Sản xuất
36. TTNCLN Phù Ninh: Trung tâm
nghiên cứu lâm nghiệp Phù Ninh
37. CĐ: Cộng đồng
38. CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa
39. CHLB: Cộng hoà liên bang
40. GCNQSD Đ: Giấy chứng nhận
6
Côc §Þa ChÝnh
19. KT IPM: kü thuËt phßng trõ s©u
h¹i tæng hîp
quyÒn sö dông ®Êt
41. TT-LT: Th«ng t liªn tÞch
42. Q§-TTg: quyÕt ®Þnh-Thñ Tíng
ChÝnh Phñ
7
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của Đề tài:
Hiện nay ở Việt Nam đất chật ngời đông, bình quân diện tích đất tự nhiên

và tính trên đầu ngời so với thế giới thấp đứng thứ: 58/200 (đất tự nhiên ),
158/200 đất nông nghiệp.
Sử dụng tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật cha hợp lý đã dấn đến đất
đai và tài nguyên rừng bị thoái hóa nghiêm trọng, đặc biệt là ở các vùng sâu,
vùng xa, vùng đồi núi nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu sổ với trình
độ còn rất thấp.
Việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật nói chung có
ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phơng.
Đất đai và rừng là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, đất là t liệu
sản xuất đặc biệt, là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn xây
dựng và phát triển dân sinh, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Bác Hồ kính
yêu của chúng ta đã từng nói "Rừng là vàng". Thật vậy nó là nơi cung cấp gỗ,
củi lâm đặc sản phục vụ đời sống hàng ngày của con ngời, là lá phổi bảo vệ môi
trờng, là nơi giữ nớc và điều hoà dòng chảy, bảo vệ lu vực, hạn chế xói mòi rửa
trôi đất do ma.
Rừng nhiệt đới trên thế giới nói chung và rừng nhiệt đới ở Việt Nam nói
riêng trong thời gian qua đang bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn tới sự thay đổi
môi trờng theo chiều hớng tiêu cực đã và đang ảnh hởng xấu đến điều kiện sống
của con ngời. Do vậy việc tìm kiếm giải pháp để quản lý sử dụng rừng bền vững
là một vấn đề bức xúc.
Trên đờng tìm kiếm các giải pháp sử dụng bền vững rừng, sử dụng đất
bền vững theo những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến là hết sức quan
8
trọng. Đồng thời kết hợp những kiến thức quản lý và sử dụng tài nguyên đất và
rừng theo truyền thống cũng cần nghiên cứu và phát huy những thuần phong mỹ
tục của ngời dân địa phơng là cách làm bền vững và mang lại hiệu quả cao cho
nguời dân địa phơng.
Huyện Tủa Chùa là một trong các huyện nằm trong lu vực sông Đà nơi
cung cấp nớc phục vụ cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, và đập thuỷ điện Tạ Bú
trong tơng lai. ở đây dân tộc HMông là một trong các dân tộc thiểu số có số

dân chiếm 73% dân trong huyện, cũng là một trong các dân tộc chính tại vùng
Tây Bắc. Là dân tộc sống chủ yếu bằng hệ canh tác nơng rãy truyền thống từ
nhiều năm nay và sẽ còn tồn tại trong tơng lai. Mối quan hệ giữa sử dụng đất n-
ơng rãy và rừng có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hởng lẫn nhau. Phát triển
rừng nhiều thì diện tích canh tác nơng rãy luân canh bị thu hẹp lại và ngợc lại
đất luân canh càng nhiều thì chứng tỏ rừng càng bị phá nhiều. Hài hoà 2 nguồn
tài nguyên trên nhằm ổn định và không ngừng phát triển rừng đồng thời ổn định
đờì sống kinh tế của đồng bào dân tộc là một câu hỏi lớn cho các nhà khoa học,
các nhà quản lý.
Đánh giá quản lý và sử dụng tài nguyên của họ nhằm phát huy những
truyền thống tốt về quản lý tài nguyên và vận dụng hợp lý linh hoạt các tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất lơng thực, quản lý và bảo vệ, sử dụng rừng
nhằm nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc HMông đồng thời giữ vững và
phát triển nguồn tài nguyên quí giá.
Trong bối cảnh nền kinh tế nớc ta đang chuyển sang kinh tế thị trờng
định hớng xã hội chủ nghiã, sự phát triển kinh tế xã hội trên lãnh thổ vùng Tây
Bắc có những biến đổi rõ rệt. Thông qua sự vận động của ngời dân trong vùng,
sự hỗ trợ từ bên ngoài qua các chơng trình phát triển nông thôn Miền núi của
Chính Phủ và các chơng trình viện trợ không hoàn lại từ nhiều nớc trên thế giới
đã tạo cơ hội cho các ngành giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho
dân H'Mông tiếp xúc với nền văn minh, dẫn tới nhu cầu vật chất và văn hoá
ngày càng lớn. Nếu không đánh giá đúng hiện trạng quản lý tài nguyên đất và
9
rừng của họ dân sẽ dẫn tới sự đầu t kém hiệu quả, nảy sinh mâu thuẫn, nhân dân
mất lòng tin vào Đảng và Nhà Nớc, làm cản trở sự phát triển của vùng.
Do đó chúng tôi đã Đánh giá quản lý tài nguyên đất và rừng của ng -
ời H Mông tại huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu, góp phần đ a ra giải pháp
quản lý và sử dụng tài nguyên đất, rừng hợp lý có sự tham gia của ngời dân
của cộng đồng ngời H Mông tại 2 xã Trung Thu và xã Sính Phình huyện
Tủa Chùa tỉnh Lai Châu .

2. Mục đích của đề tài:
- Đánh giá sự quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất và rừng hiện có của
ngời HMông.
- Đa ra những đề xuất về giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên đất
và rừng phù hợp với điều kiện cụ thể xã Trung Thu, xã Sính Phình, huyện Tủa
Chùa tỉnh Lai Châu
3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
Mối quan hệ giữa quản lý, đất và rừng luôn ở trạng thái động, đan xen
nhau, có tác động qua lại mật thiết, vừa bị chi phối, vừa bị khống chế bởi các
qui luật tự nhiên, qui luật kinh tế. Con ngời có thể căn cứ vào mục đích kinh tế
và mục đích phòng hộ để lựa chọn phơng thức quản lý sử dụng nguồn tài
nguyên đất và rừng theo nhiều cách khác nhau, nhng đồng thời cũng bị điều
kiện tự nhiên và qui luật tự nhiên khống chế. Do đó trong thực tiễn quản lý và
sử dụng tài nguyên đất và rừng cần chú ý đến yếu tố con ngời và xã hội, tuân
thủ các qui luật khách quan, bao gồm cả qui luật kinh tế, qui luật tự nhiên để
quản lý và sử dụng một cách hợp lý nhất.
Quản lý và sử dụng đất và rừng hợp lý là tập hợp nhiều hệ thống quản lý
sản xuất nơng rãy và rừng để điều hoà mối quan hệ giữa yêu cầu đáp ứng lơng
thực đáp ứng yêu cầu cung cấp gỗ, củi, lâm đặc sản cho cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày của ngời dân địa phơng, nhằm đạt tới hiệu quả kính tế, xã hội, sinh
thái cao nhất.
10
Xã Sính Phình, xã Trung Thu huyện Tủa Chùa đất chật, ngời đông, các
ngành kinh tế khác cha phát triển, điều kiện canh tác nơng rẫy trên địa hình cao,
dốc, sự luân canh nơng rãy ngày càng thu hẹp. Việc quản lý, sử dụng đất nơng
rãy, rừng không hợp lý sẽ dẫn tới lãng phí trong việc sử dụng đất, nguồn tài
nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, gây ảnh hởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung của huyện Tủa Chùa.
Vì vậy, nghiên cứu đánh giá quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất,
rừng nhằm phát huy thuần phong mỹ tục của Ngời HMông đồng thời áp dụng

các phơng án quản lý tài nguyên hợp lý có một ý nghĩa khoa học, đồng thời là
mô hình cho các xã nguời HMông lân cận học tập là việc làm cấp bách hiện
nay. Đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các Dự án tài Tủa Chùa đầu t đúng
theo yêu cầu nguyện vọng của dân.
4. Phạm vi nghiên cứu : Xã Trung Thu, xã Sính Phình huyện Tủa Chùa tỉnh
Lai Châu.
11
Chơng 1
Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Khái niệm về cộng đồng và các hình thức tổ chức của cộng đồng:
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng
Theo ( Dr. Nguyễn Hồng Quân - Mr. Tô Đình Mai ) [01], Từ ngữ "cộng
đồng" theo thực tế xã hội nớc ta có thể đợc định nghĩa chung nhất là: "Cộng
đồng bao gồm toàn thể những ngời sống thành một xã hội có những điểm
giống nhau và có các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau". Nh vậy tính chất
giống nhau về một đặc điểm hoặc một điểm nào đó là yếu tố hình thành nên
những quan hệ cộng đồng trong xã hội.
Có nhiều loại cộng đồng khác nhau: cộng đồng sắc tộc, cộng đồng làng
(thôn, bản), xã, cộng đồng tôn giáo... Sự gắn bó của một cộng đồng thờng thể
hiện qua các lệ tục, các qui ớc thành văn bản hoặc không thành văn bản nhiều
hơn là thể hiện bằng một hình thức tổ chức của một pháp nhân kinh tế.
Do đó, để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững, không
thể bỏ qua việc phát huy vai trò của cộng đồng ngời dân sống gần rừng trong
việc bảo vệ và phát triển rừng.
b. Hình thức tổ chức cộng đồng
Theo báo cáo đánh giá sơ bộ về hiện trạng quản lý rừng cộng đồng ở
Việt Nam - Hà công Tuấn - Cục Kiểm lâm thì hình thức tổ chức của cộng đồng
cũng rất đa dạng, với qui mô khác nhau, có thể đợc phân thành 2 nhóm chủ yếu
sau:
Cộng đồng hình thành theo tổ chức dòng tộc (dòng họ), nhóm dân tộc

12
Hình thức tổ chức cộng đồng này, các hoạt động sinh hoạt, tổ chức sản
xuất kinh doanh cũng nh tổ chức quản lý bảo vệ rừng gắn bó chặt chẽ với những
tập quán truyền thống và hệ t tởng của cộng đồng, vai trò của ngời trởng tộc
hoặc già làng là rất quan trọng. Hầu hết các công việc quản lý rừng của họ đều
có sự phân công, các thành viên thực hiện tự giác và nghiêm túc.
Cộng đồng đợc tổ chức theo làng (bản, thôn, xóm, buôn, ấp)
Đây là hình thức tổ chức cộng đồng chủ yếu hiện nay. Hình thức tổ chức
này dựa trên cơ sở địa lý và khu vực ngời dân sinh sống, thờng thì mỗi thôn có
một dòng họ thuộc một dân tộc chủ yếu. Ngoài ra, còn có những ngời thuộc
dòng họ khác hoặc dân tộc khác cùng sinh sống.
Phơng thức quản lý của cộng đồng thông qua sự thống nhất của hội nghị
toàn thể các thành viên, dới sự chủ trì của trởng thôn. Trởng thôn điều hành các
công việc chung của cộng đồng.
1.2. Tính bền vững:
Trong những năm gần đây tính bền vững đã trở thành một mối quan tâm
lớn trong phát triển Nông Lâm nghiệp. Vấn đề tính bền vững đòi hỏi một định
nghĩa khác về một hệ thống nông nghiệp thành công chỉ dựa trên việc hạch toán
là thu hoạch đợc bao nhiêu thùng đấu.
Nó đòi hỏi một hớng nhìn về tơng lai. Năng xuất cây trồng có thể tiếp tục
kéo dài đợc bao lâu và với bao nhiêu đầu t? ảnh hởng tơng lai tới môi trờng
của các kỹ thuật nông nghiệp ngày nay sẽ là những gì ? Những đề nghị cải tiến
của chúng ta sẽ làm lợi cho tầng lớp nào và gây thiệt hại cho những ai ?
Việc phát triển hệ thống nông nghiệp sinh thái tự túc, đa dạng, có tính
chất kinh tế bền vững và qui mô nhỏ... thích ứng cho môi trờng địa phơng, vừa
tầm với các nguồn lực của nông dân sẽ không dễ.
Phát triển bền vững
Các quan điểm
13
Phát triển bền vững là sự phát triển đem lại lợi ích lâu dài về mặt kinh tế,

xã hội và môi trờng mà nó quan tâm đến nhu cầu của thế hệ tơng lai. Uỷ ban
môi trờng và phát triển thế giới đã định nghĩ là:' Sự phát triển nhằm thoả mãn
những nhu cầu mà thế hệ hiện tại không làm tổn thơng đến khả năng thoả mãn
nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Nh vậy việc làm thoả mãn những nhu cầu và ớc vọng của con ngời là
mục tiêu chính của sự phát triển. Sự phát triển bền vững quan tâm đến tài
nguyên thiên nhiên, chú ý đến chọn lựa và bảo vệ kế hoạch hành động thoả mãn
nhu cầu cho mọi đối tợng. Nó cho phép sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên có
thể bị suy thoái, và chú ý đến việc dùng thay thế bằng một tài nguyên khác
đúng lúc. Sự phát triển bền vững kêu gọi hơn nữa việc bảo vệ hệ thống nhiên
nhiên và nguồn tài nguyên cơ sở mà mọi sự phát triển đều phải dựa vào nó.
Quan điểm phát triển bền vững là sự phát triển trớc mắt và lâu dài không
mâu thuẫn, phát triển trớc mắt phải tạo cơ sở cho phát triển lâu dài. Phát triển là
sự biến đổi theo thời gian, theo nhịp điệu và theo luỹ tiến, các quá trình của các
giai đoạn phát triển đều đợc biểu thị bởi véc tơ định hớng bền vững, hài hoà
giữa mục tiêu sinh thái và mục tiêu kinh tế, véc tơ định hớng đó đợc đo bằng
véc tơ tổng hợp GDP, các tiêu chuẩn chất lợng cuộc sống và tiêu chuẩn môi trờng.
Tuy nhiên mọi sự phát triển đều có tính mâu thuẫn, nó diễn ra đấu tranh
giữa các xu thế đối lập. Trong sinh thái học, đó là mâu thuẫn giữa sinh vật thích
nghi với môi trờng, giữa phát triển với bảo vệ môi trờng.
Phát triển bền vững là mục tiêu, là phơng châm cho các hoạt động phát triển
xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Phát triển bền vững là quan hệ tổng hợp giữa kinh tế, xã hội và môi trờng
trong đó tài nguyên thiên nhiên là cơ sở cho sự phát triển kinh tế. Tăng trởng
kinh tế phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, vào tổ chức, vào thể chế quản lý và
nguồn lực trong xã hội. Tăng trởng kinh tế cha phải là phát triển kinh tế, còn
phát triển kinh tế là tăng trởng của hệ thống kinh tế theo qui mô và trạng thái
cân đối giữa thành phần kinh tế của hệ thống kinh tế.
14
1.3. Tình hình nghiên cứu nớc ngoài

1.3.1. Du canh truyền thống và du canh cải tiến.
Du canh là phơng thức canh tác rất phổ biến ở các nớc nghiệt đới ẩm và
gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong sử dụng đất. Du canh là một kiểu canh
tác đất rừng hoặc cây bụi đợc phát quang để trồng trọt vài năm với cây hàng
năm hoặc cây bán lu niên, sau đó bỏ hoá trong một thời gian dài. (Dale
V.H.1993)[67].
Coinlin (1957)[65] thì định nghĩa du canh đợc coi là những hệ thống
nông nghiệp, trong đó đất đợc phát quang để canh tác trong thời gian ngắn hơn
là thời gian bỏ hoá.
Kyuma.K (1993)[81] coi du canh nh là một hệ thống luân canh gồm
canh tác cây trồng + rừng bỏ hoá. Rừng thứ cấp hay cây bụi đợc chặt vào đầu
mùa khô và đốt vào cuối mùa khô để đảm bảo giải phóng đợc tối đa nguyên tố
dinh dỡng trong tro. Thời kỳ bỏ hoá nhằm giúp tái tạo lại độ phì đất.
Dù tên gọi khác nhau nhng du canh có những đặc điểm chung là: canh
tác dựa vào độ phì nhiêu tự nhiên, do đó sau khi kết thúc thời kỳ canh canh tác
cần có một thời kỳ bỏ hóa để phục hồi độ phì đất tự nhiên.
Thời kỳ bỏ hoá đất trống đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình du
canh. Theo Sanchez (1976)[92] thì những canh tác gây giảm năng xuất nh sự
suy thoái độ phì đất, nạn cỏ dại, sâu bệnh xuất hiện sẽ đợc khắc phục trong thời
gian bỏ hoá. Chừng nào mà mật độ dân số cha cao, thời gian bỏ hoá còn đủ dài
để phục hồi năng xuất thì phơng thức canh tác này còn thích ứng vì còn đáp ứng
với nhu cầu lơng thực và các nhu cầu tự cấp khác của c dân bản địa.
Lorri Ann Thripp và Cs (1997)[83] tổng kết các kết quả nghiên cứu và
quan điểm về nông nghiệp du canh truyền thống cho rằng: du canh truyền thống
theo kiểu quay vòng là một trong những hình thái sử dụng, quản lý tài nguyên
rừng và đất một cách khôn ngoan của ngời dân bản địa. Thực chất đây là hình
15
thức sử dụng đất tơng đối hợp lý bằng cách quản lý chu trình dinh dỡng đất ( độ
phì) vùng nhiệt đới thông qua quản lý thảm thực vật.
Theo Kynma. K và Pairitra C. (1983)[80] thì với thời kỳ bỏ hoá còn đủ dài

để đảm bảo cho du canh truyền thống đạt đợc những hiệu quả sau đây:
- Chất dinh dỡng nh ( P,K) từ tro đốt rãy và từ phân giải chất hữu cơ đất
(nh N) đủ cung cấp cho cây trồng không cần đến phân bón.
- Hạn chế xói mòn, giúp cây bụi dễ mọc trở lại nhờ thời kỳ canh tác ngắn
so với thời kỳ bỏ hoá.
Thông thờng ngời ta phân biệt 3 kiểu nông nghiệp du canh:
- Nông nghiệp du canh quay vòng.
- Nông nghiệp du canh cải tiến.
- Nông nghiệp du canh hỗ trợ.
Theo Chorlay và Kennedy (1971)[63] thì du canh là phơng thức canh tác
tự cấp tốt nhất mà sự đầu t duy nhất chỉ là lao động. Nó giữ đợc gần nh bền
vững khi mật độ dân số còn thấp, nhng không phù hợp với mật độ dân số tăng
nhanh.
Du canh là phơng thức cổ truyền của nhân dân ở nhiều vùng rừng núi
thuộc Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ. Đó là các hệ thống sử dụng đất rất đa dạng
và phức tạp đợc phổ biến rộng rãi từ 10.000 năm trớc công nguyên ở nhiều vùng
sinh thái khác nhau từ vùng rừng núi đến vùng đồng bằng, từ rừng nhiệt đới đến
đồng cỏ Savan.
Hệ thống nông nghiệp theo kiểu du canh và du mục ở vùng Tiểu á có từ
cách đây 7000 năm, ở lục địa Trung Hoa và Trung Mỹ từ 3000 năm đến 4000
năm, sau đó lan tràn ra vùng núi Địa Trung Hải, lục địa Châu Âu, Châu á
(Dufunier, 1992)[12], (Phạm Chí Thành, Trần văn Diễn và CS , 1993)[46].
Theo Ota keizaburo, tanaka Ichir và CS (1981)[33], Nhật Bản, đến triều
đại Nawabun trớc công nguyên khoảng 200 năm mới có nền móng nông nghiệp
16
ruộng nớc, truớc đó đã có nông nghiệp nơng rãy theo kiểu sử dụng đất: phát đốt,
chọc lỗ bỏ hạt.
Về tính phổ biến thì cho đến ngày nay du canh còn khá phổ biến ở miền
núi các nớc nhiệt đới, các nớc đang phát triển mặc dù về lịch sử đó là phơng
thức canh tác cổ xa.

ở Đông Bắc ấn Độ thời gian bỏ hoá trớc kia dài 40 năm, nay rút xuống
chỉ còn 5 năm thấp hơn nhiều so với yêu cầu ( 10 năm) để đất có khả năng phục
hồi bằng con đờng tái sinh tự nhiên (Goswami, 1985)[76] và Rama Krisma,
1992) [90].
Nghiên cứu ở Zambia, Cludumayo (1987)[64] cho thấy rằng: ngời dân du
canh ở đây đã rút ngắn thời gian bỏ hoá từ 25 năm trớc kia còn 12 năm.
Do rút ngắn thời kỳ bỏ hoá nên phải đối mặt với thách thức mới; độ phì
của đất cha đợc phục hồi, đất bị xói mòn nên bị chua, xuất hiện nhiều độc tố
trong đất, các chất dinh dỡng bị suy giảm nhiều và cỏ dại phát triển.
Kiểu du canh rút ngắn thời kỳ bỏ hoá và sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ kèm
theo để duy trì canh tác đợc gọi chung là:du canh cải tiến hay "du canh
chuyển tiếp".
Điều khác biệt giữa du canh truyền thống và du canh cải tiến là không
chỉ ở chỗ rút ngắn thời gian bỏ hoá mà còn ở cách bỏ hoá: cách bỏ hoá tự nhiên
thay thế bằng cách bỏ hoá có quản lý.
Bỏ hoá quản lý đợc gọi là bỏ hoá tích cực là cách bỏ hoá làm sao súc tiến
nhanh sự phục hồi chất dinh dỡng trong đất.
Ví dụ trồng các cây họ đậu làm phân xanh và phủ đất trong thời kỳ bỏ hoá.
1.3.2. Định canh và những phơng thức định canh.
Chuyển từ du canh truyền thống sang du canh cải tiến sang định canh với
nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau ở miền núi chẳng những phải đối mặt với
17
nhiều thách thức với điều kiện tự nhiên mà còn phải lựa chọn giải pháp phù hợp
hệ kinh tế - xã hội của từng vùng.
Dale (1993)[67] trình bày quá trình này nh là quá trình tăng tiến đầu t lao
động dẫn đến tăng hệ số canh tác và đợc diễn giải theo sơ đồ sau:
Hệ số canh tác
120% v Định canh đa canh
100 %
80% Định canh cây hàng năm

60% Du canh cải tiến
40% Du canh cây bụi
20% Du canh rừng
Đầu t lao động/diện tích
Đồ thị I.1 Tiến triển các loại hình sử dụng đất theo sự gia tăng dần đầu t
lao động/diện tích.
Santoso và Sukristiyonubowo (1996)[95] cho rằng: hai yêu cầu cơ bản để
canh tác bền vững trên đất dốc là quản lý độ phì và kiểm soát xói mòn. Về kiểm
soát độ phì đã nhấn mạnh vai trò cây họ đậu và bón liều cao quặng phốt phát
nghiền. Hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác có ý nghĩa rất lớn đối với các
yêu cầu trên.
Hệ thống cây trồng đợc bố trí sao cho độ che phủ mặt đất để đảm bảo
hạn chế xói mòn mặt đất trong mùa ma đồng thời vẫn đạt năng xuất khá đảm
bảo đợc an toàn lơng thực. Hệ thống cây trồng tổ hợp giữa Ngô và Đậu, Ngô -
Lạc là rất hứa hẹn vừa cho năng xuất cao, thu nhập khá và lại có phụ phẩm bón
cho đất hoặc chăn nuôi.
Nghiên cứu hệ thống canh tác ở Sumatra (Inđônêxia) cho thấy hệ thống
canh tác kết hợp giữa cây lơng thực, cây lu niên và chăn nuôi đại gia súc cho lợi
nhuận cao nhất, chăn nuôi có thể đóng góp đến 24% tổng thu nhập.
Chọn các cây trồng và giống cây chống chịu chua (Von uex kiill, 1986)
[103] cũng là một giải pháp sinh học. Dứa, sắn, một số cây lúa nơng, một số
18
Vờn nhà
Cây lu niên
giống Mía là những cây chịu chua, Ngô, Đậu Tơng là cây nhạy cảm với độ chua
đất.
Để lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp theo hớng định canh thì cần
dựa vào hệ thống "phân loại khả năng đất" "land capability classification"
nghĩa là tuỳ theo độ dốc, tầng dày đất và các tính chất khác của đất mà lựa chọn
cây trồng thích hợp.

Nghiên cứu sử dụng đất ở Jamaica, Sheng (1989)[97] đã giới thiệu một
hệ thống phân loại khả năng đất gồm 24 nhóm, căn cứ vào độ dốc (6 cấp độ
dốc: <7, 7-15, 15-20, 20-25, 25- 30, >30) và tầng dày đất ( 4 cấp).
Căn cứ vào đó tác giả sắp xếp thành 7 nhóm loại hình sử dụng đất:
- Đất canh tác C: 4 loại C1, C2, C3, C4, đất tốt nhất dành cho C1.
- Đất đồng cỏ.
- Đất cây lu niên (FT).
- Đất lâm nghiệp (F).
Theo Santoso và Sukristiyonubowo (1996)[95] ở Sumatra (Inđônêxia) cơ
cấu cây trồng đợc bố trí nh sau:
Cây lu niên độ dốc 45%
Cây lu niên kết hợp cây hàng năm
Rừng gỗ độ dốc > 45%,
Phân bón đặc biệt là phân lân và vôi là một biện pháp hoá học để duy trì
canh tác lâu bên trên đất dốc.
Ví dụ dới đây của Von Uexkiill (1986)[103] so sánh đất canh tác trớc
phát quang và sau quá trình canh tác 8 năm (20 vụ thu hoạch) áp dụng chế độ
luân canh lúa - ngô - đậu tơng và bón phân đầy đủ thì độ phì đất đợc duy trì và
một số mặt đợc cải thiện.
19
Tính chất đất Ban đầu cha phát quang Sau 8 năm canh tác
(độ sâu 0-15 cm)
PH nớc 4,0 5,7
Chất hữu cơ % 2,13 1,55
Al trao đổi meq/ 100g đất 2,27 0,06
Ca trao đổi meq/100g đất 0,26 4,98
K trao đổi meq/100g đất 0,10 0,11
Bón phân hữu cơ và tận dụng phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch vùi vào
đất là một biện pháp duy trì và cải thiện chất hữu cơ trong đất. Ngay cả khi
dùng phân hoá học khi đảm bảo cân đối giữa phân hữu cơ và khoáng là một yêu

cầu cấp thiết để canh tác lâu bền.
Những biện pháp nêu trên nhằm góp phần vào việc định canh trên đất
dốc đợc bền vững. Tuy nhiên đối với cây hàng năm việc liên tục canh tác là một
thách thức lớn đối với đất dốc. Xu hớng định canh là trồng cây lu niên hoặc cây
hàng hoá lu niên hoặc theo xu hớng nông lâm kết hợp.
1.3.3. Nghiên cứu kiến thức bản địa ở vùng cao.
Kiến thức bản địa (Indigenouse knowledge) còn gọi tắt là kiến thức địa
phơng (local knowledge) các nhà khoa học đã coi thuật ngữ trên là đồng nghĩa
và khái niệm nh sau:
Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của
một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó nó tồn tại và phát triển trong
những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng
đồng (ngời già, trẻ, đàn ông, phụ nữ) tại một vùng địa lý xác định (Gr.
Louise .G) [1996].
Khái niệm về kiến thức bản địa bao hàm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến
đời sống sản xuất nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và quản lý cộng đồng.
20
Thí dụ: Kiến thức về trồng trọt: Các giống cây trồng bản địa, kinh
nghiệm xác định đất nào cây ấy, lịch thời vụ và dự đoán thời tiết, các kinh
nghiệm về tới tiêu, sử dụng phân bón, cách thu hoạch và cất trữ lơng thực, các
kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc, luân canh nơng dãy.
Kiến thức quản lý về rừng cộng đồng: khai thác chế biến lâm sản, quản
lý rừng để phục vụ nguồn nớc sinh hoạt, nớc tới tiêu đồng ruộng.
Kinh nghiệm về săn bắt thú rừng
Kiến thức về chăn nuôi: kinh nghiệm chọn giống gia súc, quản lý đất
đai, bãi chăn thả theo mùa, các cây làm thức ăn cho gia súc. Cây lấy thuốc gia
súc truyền thống.
Kiến thức về tổ chức cộng đồng và kinh nghiệm truyền thụ kinh nghiệm
cho con cháu thông qua các hoạt động văn hoá tín ngỡng, tập tục dân c.
Câu hỏi cần đạt ra là tại sao cần quan tâm đến kiến thức bản địa ?

Trong khoa học kỹ thuật hiện đại, bằng chứng ở các nớc đang phát triển
ở Châu á và Châu Phi trong vài thập kỷ qua cho thấy rằng: công nghệ mới và
cách mạng xanh tại nhiều khu vực đã dẫn tới sự suy thoái môi trờng và kinh tế,
cách tiếp cận khoa học và công nghệ của phơng tây, không đủ để đáp ứng
những quan niệm phức tạp và đa dạng của nông dân cũng nh những thách thức
về xã hội, kinh tế, chính trị và môi trờng mà ngày nay chúng ta đang phải đơng
đầu (Gr. Louise .G )[1996].
Việc kế hoạch hoá ở tầm vĩ mô cho quốc gia thờng bị thất bại trong quá
trình thực thi và quản lý ở cấp địa phơng. Sự phát triển theo các kế hoạch áp đặt
không có ngời dân tham gia đã tạo ra những áp lực cha từng thấy đối với tài
nguyên đất, nớc, rừng và các tài nguyên khác trên hành tinh chúng ta. Tình
trạng đó sẽ làm tăng nạn đói và suy thoái môi trờng. (WC ED)[ 1987].
Các giải pháp kỹ thuật đợc xây dựng từ nớc ngoài, đặc biệt ở các nớc
phát triển không có khả năng khả thi về mặt kinh tế và khó chấp nhận về văn
hoá, do đó có thể bị dân địa phơng từ chối.
21
Ngợc lại rất nhiều kỹ thuật truyền thống đã đa lại hiệu quả cao, đợc thử
thách qua hàng thế kỷ, có sẵn ở địa phơng, rẻ tiền và phù hợp về văn hoá, xã
hội.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nớc:
1.4.1 Tiềm năng và đặc điểm đất dốc Việt Nam.
Theo Nguyễn tử Siêm, Thái Phiên (1999)[43] đất đồi núi Việt Nam
chiếm 3:4 diện tích toàn quốc. Trong số 12,087 triệu ha đất cha sử dụng thì đất
đồi chiếm 8,548 triệu ha (70,72% đất cha sử dụng của cả nớc).
Theo Bùi Quang Toản (1991) [52], đất dốc đang sử dụng cho nông
nghiệp Việt nam là 1,55 triệu ha, cho lâm nghiệp là 9,6 triệu ha. Tối đa nớc ta
có thể mở rộng thêm cho đất sản xuất nông nghiệp là 4,15 triệu ha, đa tổng diện
tích đất nông nghiệp lên 11 triệu ha.
Còn theo số liệu của Tổng cục Địa Chính (1995)[55], năm 1994 quĩ đất
cha sử dụng của cả nớc còn tới 13,98 triệu ha trong đó đất đồi núi là 10,05 triệu

ha. Số liệu thống kê năm 2000 [56] cả nớc có tổng diện tích là 32,924100 ha
trong đó đất nông nghiệp chiếm 9,345,400 ha; đất lâm nghiệp có rừng
11,575,400 ha đất chuyên dùng: 1,532,800 ha, đất ở 443,200 ha nh vậy đất cha
sử dụng : 10,027,300 ha.
Riêng tỉnh Lai châu có tổng diện tích tự nhiên: 1.691.923,00 ha, trong đó
đất nông nghiệp: 91.873,66 ha, đất có rừng: 459.926,88 ha, đất chuyên dùng:
6.731,31ha, đất ở: 3.049,10 ha, đất cha sử dụng: 1.130.342,05 ha
Theo Tôn gia Huyên (1992)[16], ở Việt Nam chỉ số bình quân đất đai
theo đầu ngời: m2/ngời rất thấp và có su hớng giảm dần, đặc biệt là đất nông
nghiệp. Năm 1999 có 1080 m2/ ngời giảm 232 m2/ngời so với năm 1980.
Dự báo của tổng cục Địa Chính (1995)[55] đến năm 2020 dân số nớc ta
sẽ có 126 triệu ngời khi đó bình quân đất nông nghiệp theo đầu ngời chỉ còn
793 m
2
/ngời.
22
Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999)[43] ở miền núi và cao
nguyên nớc ta có 10 nhóm đất chính:
- Nhóm đất mùn alit và mùn thô than bùn núi cao phân bố ở độ cao trên
2000 m.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (16,14%) diên tích tự nhiên phân bố ở
độ cao từ 900-2000m, gồm 5 đơn vị đất:
+ Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (Hv): đất ít dốc, dày, tơi xốp, cấu tợng tốt,
tầng mùn khá dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Đất thích hợp
nhiều loại cây trồng.
+ Đất mùn nâu đỏ trên đá Macma Bazơ và trung tính (Hk): tầng mặt có
lớp mùn dày 20 -30 cm, màu đen, tầng đất sâu từ 1,0 -1,5 m. Hàm lợng hữu cơ
cao ở tầng mặt 8-10%, đất chua, lân tổng số trung bình nhng lân dễ tiêu nghèo,
thành phần cơ giới nặng đến sét.
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Hs) chất hữu cơ tầng mặt

khoảng 5-6%, PHkcl : 4,1 4,2. Đạm và lâm tổng số khá đến giàu. Lân dễ tiêu
nghèo, kali tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến khá, thành phần cơ giới trung bình
đến nặng, cấu tợng bền, độ phì tự nhiên khá.
+ Đất vàng đỏ trên đá Macma Axit (Ha), đất có quá trình phong hoá yếu,
bào mòn và rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng, đá lộ đầu nhiều, đất chua, hàm lợng
đạm tổng số khá cao, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, cation trao đổi và độ no
Bazơ thấp.
+ Đất mùn vàng nhạt trên đá Cát (Hq): hình thành trên địa hình cao, hiểm trở.
- Nhóm đất đỏ vàng (72,6% DTTN và 78,6 % đất đỏ vàng toàn quốc)
nằm ở độ cao địa hình 500 -1000m. Diện tích đất dốc trên 25 độ chiếm 64,3 %.
Đặc tính chung của nhóm đất: Chua, độ nobazơ thấp, khả năng hấp thu không
cao, khoáng sét chủ yếu là kaolimit, các chất dễ hoà tan nh kim loại kiềm, kiềm
thổ bị rửa trôi, tích luỹ sắt, nhôm, đa số đất có cấu trúc tốt.
Nhóm đất này có 8 đơn vị đất:
23
+ Đất đỏ nâu trên đá Vôi (Hv).
+ Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá Macmabazơ và trung tính (Fk,Fu).
+ Đất đỏ vàng trên đá Sét và Biến Chất (Fs).
+ Đất đỏ vàng trên đá Macma Axit (Fa).
+ Đất vàng nhạt trên đá Cát (Fq).
+ Đất nâu vàng trên Phù Sa Cổ ( Fp).
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nớc (Fl).
- Nhóm đất đen (0,8% DTTN) có độ phì cao, ít dốc, rất thích hợp với cây
trồng Ngô, Đậu Đỗ và cây lơng thực phẩm khác. Có 3 đơn vị đất:
+ Đất nâu sẫm trên đá Macmabazơ và trung tính (Ru).
+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Macmabazơ và trung tính (Rk)
+ Đất đen cacbonat (Rv).
- Nhóm đất xám bạc màu ( 3,9%DTTN) là nhóm đất giữa núi và đồng
bằng thung lũng. Đất chua, nghèo mùn, đạm lân tổng số thấp, nghèo kation
kiềm. Trồng cây Cao Su, Điều, Mía có hiệu quả kinh tế cao. Có thể trồng rau,

đậu, củ nếu thâm canh hợp lý.
- Nhóm đất đỏ và xám nâu vàng bán khô hạn (0,6% DTTN) đất ít chua,
trung tính, nghèo mùn đạm và lân tổng số, tổng lợng cation kiềm trao đổi khá,
thành phần cơ giới từ thịt năng đến sét nhẹ. Trồng cây ăn quả chịu hạn thích
hợp.
- Nhóm đất phù sa và nhóm đất thung lũng dốc tụ (2,5%DTTN) tầng đất
mịn dày, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đồ phì từ khá đến giàu. Thích
hợp trồng Đậu Đỗ và những cây ngắn ngày khác.
- Nhóm đất phèn và đất lầy thụt (0,4% DTTN) nằm lọt trong ranh giới
vùng núi cao.
- Nhóm đất Cát biển ( C ) 0,25% DTTN.
24
- Nhóm đất Xói mòn mạnh trơ xỏi đá ( E ) mất sức sản xuất nông nghiệp.
Ngoài các nhóm đất Phù Sa, đất Dốc Tụ thung lũng, đất Cát, các nhóm
đất và đơn vị đất vùng đồi, núi dốc đều có những đặc điểm chung:
- Hình thành trên địa hình bị chia cắt, môi trờng sinh thái không ổn định,
thực bì bị thoái hoá nhiều, nguy cơ xói mòn, rửa trôi đất nghiêm trọng.
- Có sự đa dạng về tầng dầy đất, về độ phì nhiêu tiềm tàng và độ phì
nhiêu thực tế, về độ dốc.
- Đất chua, chất hữu cơ mất nhiều, năng lực cố định đạm cao, chất dễ tiêu
nghèo, khả năng hoàn trả dinh dỡng thấp.
- Khả năng thấm và giữ nớc thấp dễ bị khô hạn.
1.4.2 Nghiên cứu sử dụng bền vững đất dốc.
Đất dốc là quĩ đất chính để sản xuất nông nghiệp ở vùng núi. Nếu không
có những giải pháp thích hợp sẽ làm cho đất bị thoái hoá, bị rửa trôi nhanh và
dẫn đến mất khả năng sản xuất của đất. Chính vì vậy, các nhà khoa học trên thế
giới và Việt Nam đã, đang tập trung nghiên cứu tìm ra các giải pháp canh tác
bền vững trên đất dốc.
1.4.2.1. Nghiên cứu biện pháp tổng hợp sử dụng hiệu quả đất dốc trên cơ sở
sinh thái bền vững.

Bố trí hệ thống cây trồng, áp dụng các phơng thức canh tác hợp lý để tạo
nên một hệ thống hợp lý có ý nghĩa quyết định làm tăng sản lợng cây trồng trên
một đơn vị diên tích và bảo vệ độ phì nhiêu của đất, đặc biệt đối với đất dốc-
nơi có hệ môi trờng sinh thái dễ bị tác động. Để hạn chế đợc sự xói mòn đất,
khi bố trí cây trồng trên đất dốc cần đảm bảo những yêu cầu:
- Tăng độ che phủ đất.
- Ngăn chặn và cắt các dòng chảy.
- Tăng cờng khả năng chống xói mòn đất.
25

×