Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Chương IV pháp luật về giải quyết tranh chấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.98 KB, 57 trang )



CHƯƠNG IV
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
II. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. THƯƠNG LƯỢNG
2. HÒA GIẢI
3. TÒA ÁN
4. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh
1.1. Định nghĩa:
Tranh chấp trong kinh doanh là những mâu thuẫn hay
xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa
các bên chủ thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh
hoặc có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
1. Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh
1.2. Các đặc điểm cơ bản:
 Chủ thể thông thường của các tranh chấp trong
kinh doanh là các chủ thể kinh doanh.
 Tranh chấp trong kinh doanh luôn gắn liền với hoạt
động kinh doanh.
 Phản ánh xung đột về mặt lợi ích kinh tế giữa các
bên chủ thể.

1.3. Phân loại tranh chấp trong kinh doanh


a/ Căn cứ vào hình thức pháp lý:
 Tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh với nhau
 Tranh chấp giữa chủ thể kinh doanh với cá nhân, tổ
chức khác.

CHỦ
THỂ
KINH
DOANH

CHỦ
THỂ
KINH
DOANH

NHÂN
TỔ
CHỨC
KHÁC
CHỦ
THỂ
KINH
DOANH
1.3. Phân loại tranh chấp trong kinh doanh
b/ Căn cứ vào nội dung
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương
mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau
và đều có mục đích lợi nhuận;
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi

nhuận;
- Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty, giữa các
thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập,
hoạt động, tổ chức lại và giải thể công ty;
- Các tranh chấp khác về kinh doanh thương mại mà pháp
luật có quy định.
I. KHÁI QUÁT CHUNG
2. Khái niệm giải quyết tranh chấp
2.1. Định nghĩa
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là việc sử dụng các
biện pháp cần thiết nhằm chấm dứt xung đột, bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, đảm bảo sự bình
đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, góp phần thiết lập sự công
bằng, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.
II. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
Thương
lượng
Hòa giải
Thông qua
Tòa án
Thông qua
trọng tài
II. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
1. Thương lượng
1.1 Khái niệm
a. Định nghĩa
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp, trong đó các
bên tranh chấp tự đưa ra giải pháp và thỏa hiệp với nhau để giải

quyết các bất đồng mà không có sự tham gia của bất cứ một bên
thứ ba nào.
1. Thương lượng
 b. Đặc điểm
 Thượng lượng đươc thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết.
 Không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay
khuôn mẫu nào.
 Việc thực thi kết quả thương lượng phụ thuộc vào sự tự
nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế
pháp lý nào đảm bảo việc thực thi.

1. Thương lượng
c. Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm:
 Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu
quả và ít tốn kém;
 Bảo vệ được uu tín cho các bên tranh chấp cũng như
bí mật trong kinh doanh của họ;
 Không làm phương hại đến quan hệ hợp tác giữa các
bên.

1. Thương lượng
c. Ưu điểm và hạn chế
* Hạn chế:
 Hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và
thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp.
 Kết quả thương lượng không được bảo đảm bằng cơ
chế pháp lý mang tính chất bắt buộc.

2. Hoà giải

2.1 Khái niệm
a. Định nghĩa
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp, trong đó có sự tham
gia của bên thứ ba độc lập giữ vai trò là trung gian để hỗ trợ cho
các bên tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc chấm dứt
những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các bên.
2.1. Khái niệm
b. Đặc điểm
- Việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải đã có sự xuất
hiện của bên thứ ba;
- Quá trình hoà giải của các bên cũng không chịu sự chi
phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của
pháp luật về thủ tục hoà giải;
- Kết quả hoà giải thành được thực thi cũng hoàn toàn
phụ thuộc và sự tự nguyện của các bên tranh chấp.

c. Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm:
- Đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém;
- Có sự tham gia của người thứ ba – người có kinh
nghiệm, uy tín, am hiểu vấn đề tranh chấp.
- Kết quả hoà giải được ghi nhận và chứng kiến bởi
người thứ ba nên mức độ tuân thủ các cam kêt cao hơn.

c. Ưu điểm và hạn chế
* Hạn chế:
- Kết quả hoà giải và thực hiện kết quả vẫn phụ thuộc
vào thiện chí và sự tự nguyện của các bên.
- Do có sự tham gia của trung gian nên ảnh hưởng đến
uy tín và bí mật kinh doanh của các bên.

- Chi phí tốn kém hơn thương lượng do phải trả dịch vụ
cho bên trung gian.

3. Toà án
* Định nghĩa
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức giải
quyết tranh chấp thông qua một cơ quan tài phán của
Nhà nước theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ. Bản án,
quyết định của Tòa án gắn liền với quyền lực nhà nước,
nhân danh nhà nước.
3. Toà án
Đặc điểm
 Bản án, quyết định của Tòa án gắn liền với quyền lực
nhà nước được nhà nước đảm bảo thực hiện.
 Trình tự, thủ tục của việc giải quyết tranh chấp được
pháp luật quy định rất chặt chẽ.
 Là phương thức giải quyết tranh chấp có tính khả thi
cao, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
3. Toà án
3.1 Thẩm quyền của toà án
a. Thẩm quyền theo vụ việc (Đ29, BLTTDS2004)
- Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa cá nhân,
tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau đều có mục đích lợi nhuận.
- Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa
cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức
tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại khác mà pháp luật có

quy định.
b. Thẩm quyền theo cấp

* TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết:
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương
mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau
và đều có mục đích lợi nhuận.
(Đ33 BLTTDS 2004)
TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết
* Thủ tục sơ thẩm
+ Những tranh chấp thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện mà
TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
+ Những tranh chấp thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện có yếu
tố nước ngoài.
+ Những tranh chấp không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
(Đ34 – BLTTDS 2004)
* Thủ tục phúc thẩm:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ
án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật do Tòa án
cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
* Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao
+ Phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết
định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án
cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
+ Xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật: Giám đốc thẩm, tái thẩm.
c. Thẩm quyền theo lãnh thổ
 Nếu bị đơn là tổ chức thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là
tòa án nơi bị đơn có trụ sở.
 Nếu bị đơn là cá nhân thì tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc

của bị đơn có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
 Nếu nội dung của tranh chấp là về bất động sản thì tòa án nơi
có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết.
 Trong trường hợp đối tượng của tranh chấp không phải là bất
động sản thì các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản về việc
xác định tòa án nơi cư trú, làm việc (hoặc nơi có trụ sở) của
nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết.
d. Thẩm quyền theo sự lựa chọn

 Nếu không biết nơi cư trú làm việc của bị đơn thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có
trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giả quyết.
 Nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh của tổ chức thì
nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở
hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết.
 Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt
nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư
trú, làm việc giải quyết.

d. Thẩm quyền theo sự lựa chọn (tiếp)
 Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên
đơn có thể yêu cầu tòa án nơi thực hiện hợp đồng giải
quyết
 Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi
khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một
trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết
 Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều
địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa
án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.


×