Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Mức độ Đạm và kali với chế phẩm vi sinh Dasvila cho hiệu quả cao trên lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
_______________





ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG



MỨC ĐỘ ĐẠM VÀ KALI VỚI CHẾ PHẨM VI SINH MỨC ĐỘ ĐẠM VÀ KALI VỚI CHẾ PHẨM VI SINH
DASVILA CHO HIỆU QUẢ CAO TRÊN LÚA DASVILA CHO HIỆU QUẢ CAO TRÊN LÚA
VỤ HÈ THU XÃ VĨNH NHUẬN VỤ HÈ THU XÃ VĨNH NHUẬN
HUYỆN CHÂU THÀNH HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH AN GIANG TỈNH AN GIANG









CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ĐOÀN VĂN HỔ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ĐOÀN VĂN HỔ










Năm 2010

Năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
_______________




ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG



MỨC ĐỘ ĐẠM VÀ KALI VỚI CHẾ PHẨM VI SINH MỨC ĐỘ ĐẠM VÀ KALI VỚI CHẾ PHẨM VI SINH
DASVILA CHO HIỆU QUẢ CAO TRÊN LÚA DASVILA CHO HIỆU QUẢ CAO TRÊN LÚA
VỤ HÈ THU XÃ VĨNH NHUẬN VỤ HÈ THU XÃ VĨNH NHUẬN
HUYỆN CHÂU THÀNH HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH AN GIANG TỈNH AN GIANG











BAN GIÁM HIỆU KHOA NN- TNTN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI BAN GIÁM HIỆU KHOA NN- TNTN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI





Đoàn Văn Hổ Đoàn Văn Hổ




Năm 2010

Năm 2010


TÓM LƯỢC


Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Hè Thu 2010 tại ấp Vĩnh Hiệp 1 thuộc xã Vĩnh
Nhuận, huyện Châu Thành, An Giang; Trên loại hình thổ nhưỡng Humi Umbric
Gleysols (ký hiệu GLuh, đất glây, đọng mùn, dinh dưỡng kém). Bố trí thí nghiệm 2
nhân tố (4 mức độ N: 00, 40, 80 và 120kg/ha và 4 mức độ Kali: 0, 20, 40, 60kg
K
2
O/ha) theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 18 nghiệm thức (trong đó có nghiệm
thức đối chứng: sản xuất như nông dân (không xử lý DASVILA, sử dụng công thức
phân 120- 50- 40) và (không xử lý DASVILA, sử dụng công thức phân 00-00-00), 3
lần lập lại. Giống được sử dụng là OM 4218 NC, ngoại trừ đối chứng sản xuất theo
nông dân có bón Lân, các nghiệm thức khác không bón Lân. Nhân tố Kali và tương
tác Kali với N không có ý nghĩa. Đối với nhân tố N năng suất thực tế giữa các
nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa, các nghiệm thức không bón N có năng suất
thấp từ 4,516 – 4,791 tấn/ha khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức có bón N
năng suất 5,366 – 6.213 tấn/ ha; năng suất trung bình ở các mức độ N và so với đối
chứng sản xuất theo nông dân (không xử lý DASVILA, sử dụng công thức phân
120- 50- 40) khác biệt không ý nghĩa; năng suất trung bình: ở các mức độ 00N là
4,678 tấn/ha, 40 N là 5,558 tấn/ha, 120 N là 5,698 tấn/ha và 80N cao nhất là 5,979
tấn/ha. Các số liệu quan sát được phân tích tương quan hồi quy bằng mô hình toán
Với hệ số tương quan rất chặt chẽ (R
2
=1), từ phương trình hồi quy và hạch toán
kinh tế có thể ước lượng nếu áp dụng mức độ phân 80-00-60 sẽ đạt năng suất 6,213
tấn/ha có lợi nhuận quy lúa cao nhất: 3,397 tấn/ha, hiệu quả đồng vốn là 117%
(không tính chi phí cơ hội) hoặc 27% (có tính chi phí cơ hội); còn nếu áp dụng mức
độ 70-00-00 sẽ đạt năng suất 5,908 tấn/ha, lợi nhuận quy lúa đạt 3.311kg/ha nhưng
hiệu quả đồng vốn đạt cao nhất là 127% (không tính chi phí cơ hội) hoặc 28% (có
tính chi phí cơ hội). Đề nghị áp dụng công thức phân 70-00-00 trong điều kiện có
xử lý DASVILA, trên giống OM 4218 vụ Hè Thu.
Từ khoá: Đạm, Kali, DASVILA.



i
MỤC LỤC
Tóm lược Trang i
Mục lục ii
Những chữ viết tắt iii
Danh sách bảng iv
Danh sách hình iv
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4. Nội dung, phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3
2.2 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa huyện Châu Thành, An Giang 9
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Phương tiện 11
3.1.1 Địa bàn thí nghiệm 11
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm 11
3.1.3 Kỹ thuật canh tác 14
3.2 Phương pháp 14
3.2.1 Nghiệm thức thí nghiệm 14
3.2.2 Bố trí thí nghiệm 16
3.2.3 Thu thập và phân tích số liệu 17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Ghi nhận tổng quát 19
4.1.1 Tình hình thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm 19
4.1.2 Kỹ thuật canh tác 20

4.1.3 Cỏ dại, sâu, bệnh 20
4.2 Chiều cao cây
21
4.3 Số chồi
24
4.4 Thành phần năng suất, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế 27
4.4.1 Số bông/m
2
27
4.4.2 Số hạt / bông 27
4.4.3 Tỷ lệ hạt chắc 29
4.4.4 Trọng lượng 1.000 hạt 29
4.4.5 Năng suất lý thuyết 29
4.4.6 Năng suất thực tế 30
4.5
Tương quan năng suất với mức độ N

30
4.6
Tương quan lợi nhuận với mức độ N

32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ CHƯƠNG 41

ii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
CLC: Chất lượng cao

Cty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐX : Đông Xuân
HT : Hè Thu
N : Đạm
NNPTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn
NSG: Ngày sau gieo
K : Kali
KH&CN TP: Sở khoa học công nghệ Thành phố
P : Lân
TĐ : Thu Đông
TBNN: Trung bình nhiều năm

iii

iv
DANH SÁCH BẢNG

Tựa bảng Trang
Bảng 2.1 : Các loại cây có sự hiện diện của các loài vi khuẩn Azospirillum 4
Bảng 2.2 : Một số triệu chứng của cây do thiếu chất 9
Bảng 3.1: Nghiệm thức thí nghiệm 15
Bảng 4.1 Nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa các tháng tại An Giang 19
Bảng 4.2: Diễn biến chiều cao của các nghiệm thức 21
Bảng 4.3: Diễn biến số chồi của các nghiệm thức theo thời gian 25
Bảng 4.4 : Thành phần năng suất, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế các nghiệm thức 28
Bảng 4.5: Hạch toán kinh tế (1) 35
Bảng 4.6: Hạch toán kinh tế (2) 36
Bảng 4.7: Bảng thuyết minh chi phí


37




DANH SÁCH HÌNH

Tựa hình Trang
Hình 2.1: Vi khuẩn Rhizobium trong nốt sần của cây điền thanh 3
Hình 2.2: Vi sinh vật cố định nitơ trên rễ cây 3
Hình 2.3: Vi khuẩn Azospirillum phóng đại lên 1500 lần 3
Hình 3.1: Bản đồ đất tỉnh An Giang 13
Hình 3.2: Sơ đồ thí nghiệm 16
Hình 4.1: Diễn biến chiều cao theo thời gian sinh trưởng của các nghiệm thức 23
Hình 4.2: Diễn biến số chồi theo thời gian của các nghiệm thức 26
Hình 4.3: Đồ thị phương trình hồi quy năng suất với mức độ Đạm 32
Hình 4.4: Đồ thị phương trình hồi quy lợi nhuận với mức độ Đạm
33

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến,
thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản
xuất nông nghiệp. Chế độ bón phân hợp lý và cân đối đảm bảo không ngừng cải
thiện các đặc tính vật lý và sinh học của đất. Đất tốt nói chung, là loại đất giàu các
chất dinh dưỡng, có kết cấu vật lý tốt, và có hoạt động sinh học cao.
Nghiên cứu của Dobermann & Fairhurst cho thấy, để có năng suất 6T/ha, cây
lúa cần 162kg N/ha, trong đó có 115kg N từ phân bón, 2kg N từ nước mưa, 5kg N từ
nước tưới và 40kg N từ cố định khí N

2
. Tuy nhiên cây chỉ sử dụng 63kg N cho hạt
lúa, 40kg N cho rơm rạ, còn lại 60kg N bị thất thoát do trực di 10kg và bay hơi 50kg
(Báo Nông Nghiệp 04.11.2009).
Lượng đạm bị khử và bốc hơi làm ô nhiễm môi trường không khí (Reeves và
ctv, 2002). Đạm rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước (Shrestha và Ladha, 1998). Để
giải quyết các vấn đề trên, việc nghiên cứu cố định đạm cho cây lúa đóng vai trò
quan trọng nhằm thay thế nguồn đạm hoá học, giảm ô nhiễm môi trường và không
làm cạn kiệt nguồn chất hữu cơ của đất trồng lúa (Jey1abal và Kuppuswamy, 2001)
(Trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Hiệp, Tạp chí Sở KH&CN TP Cần Thơ số 2-2005).
“Dasvila” là tên gọi loại phân bón vi sinh được Hội đồng Khoa học công nghệ
Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT nghiệm thu công nhận vào đầu năm 2009. Sản phẩm
do Cty TNHH một thành viên dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp (Dasco)
triển khai từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Cần Thơ. Tại Hội
thảo đánh giá kết quả khảo nghiệm phân vi sinh Dasvila tổ chức tại huyện Lấp Vò
(Đồng Tháp) vào tháng 9/2008 (sau vụ hè thu) cho thấy, ruộng lúa bón phân vi sinh
bằng cách trộn dịch vi khuẩn với hạt giống trước khi sạ, vi khuẩn này sẽ sống cộng
sinh trong rễ, lá và thân lúa, giúp cố định đạm và hòa tan lân. Nhờ vậy, nông dân tiết
kiệm được 30-50% phân đạm hóa học và 100% lân. Tính ra, mỗi hecta lúa bón phân
vi sinh Dasvila, nông dân tiết kiệm từ 1-3 triệu đồng (TTXVN 18/03/2009)

1
An Giang có diện tích, sản lượng lúa lớn nhất cả nước (diện tích gieo trồng
566.525 ha sản lượng khoảng 3,46 triệu tấn, năm 2009). Với nhiều vùng lúa thâm
canh 2 vụ và một số vùng sản xuất 3 vụ lúa trong năm. Do yêu cầu thâm canh, tăng
vụ cho lúa phải sử dụng nhiều phân bón, nhưng người nông dân sử dụng chủ yếu
phân hóa học nên chi phí phân bón cao, ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho nông dân sản xuất lúa, giảm ô nhiễm môi
trường…Việc nghiên cứu ứng dụng phân vi sinh DASVILA để giảm sử dụng phân
hóa học và xác định mức độ N, Kali thích hợp cho năng suất hiệu quả kinh tế cao

nhất là cần thiết trong tình hình hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra mức độ Đạm và Kali cho hiệu quả cao khi sử dụng chế phẩm vi sinh
DASVILA cho lúa trong vụ Hè Thu
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Khi sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm và phân giải lân (chủng chế phẩm vi
sinh vào rể lúa giảm lượng đạm và lân cho lúa) là xây dựng “các nhà máy phân tí
hon” cho cây lúa. Vậy công suất làm việc của các nhà máy này đã thỏa mản bao
nhiêu cho cây lúa? (Đối với Lân theo khuyến cáo đã đủ trong nghiên cứu này không
đề cập đến).
- Cây lúa cần thêm bao nhiêu Đạm và Kali để đủ cho nhu cầu (không thừa không
thiếu) để vừa đạt năng suất, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao?
1.4. Nội dung, phạm vi nghiên cứu
- Nhằm giải quyết các câu hỏi đặt ra trên đây nội dung nghiên cứu chỉ giới hạn trong
phạm vi xác định mức độ Đạm và Kali áp dụng cho năng suất và hiệu quả cao nhất,
không nghiên cứu các biến động về dinh dưỡng, độ phì trong đất …
- Bố trí thí nghiệm (có đối chứng với điều kiện sản xuất của nông dân), chăm sóc,
theo dõi tình hình sâu bệnh, đo đếm các chỉ tiêu nông học cây lúa (chiều cao, số
chồi, thu hoạch đo đếm thành phần năng suất, tính toán năng suất lý thuyết, năng
suất thực tế). Phân tích thống kê các chỉ tiêu theo dõi. Trên cơ sở đó có những kết
luận và khuyến nghị nhân rộng nghiệm thức tối ưu cho sản xuất lúa tại địa bàn

2
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phân đạm ( tên khoa học là nitơ - N
2
) là thức ăn không thể thiếu của cây trồng.
Các nguồn phân đạm chủ yếu được bón cho cây là phân chuồng và phân đạm vô cơ

(urê). Trong không khí có rất nhiều đạm (78%), nhưng cây trồng không hấp thụ trực
tiếp được. Tuy nhiên một số vi sinh vật có khả năng sử dụng nguồn đạm trong
không khí được gọi là Vi Sinh Vật Cố Định Nitơ. Ví dụ Rhizobium sống trong các
nốt sần của các cây họ đậu và điền thanh, hay Azospirillum, Azotobacter,... sống ở
vùng rễ của các loại cây khác trong đất. Các vi sinh vật này hút đạm ( N
2
) trong
không khí và biến đạm từ dạng cây trồng không hấp thụ được (N
2
) thành dạng đạm
mà cây trồng hấp thụ được (NH
3
). Như vậy là cây trồng có thể sử dụng nguồn đạm
vô tận trong không khí nhờ có sự giúp đỡ của các vi sinh vật cố định nitơ. Các vi
sinh vật này hoạt động giống như các nhà máy phân đạm tí hon. (Nguyễn Thanh
Hiền, 2009)


Hình 2.1: Vi khuẩn Rhizobium trong Hình 2.2: Vi sinh vật cố định nitơ Hình 2.3: Vi khuẩn Azospirillum
nốt sần của cây điền thanh trên rễ cây phóng đại lên 1500 l
ần

Azospirillum
Giống Azospirillum gồm các vi khuẩn có khả năng cố định đạm, có dạng hình
que thẳng hay hơi cong, đường kính khoảng 1µm, dài 2,1-3,8 µm. Tế bào có chứa
chất dự trữ poly- hydroxybutyrate (PHB). Tế bào giống Azospirillum thuộc gram âm
hay thay đổi, có thể chuyển động trong môi trường lỏng nhờ có một chiên mao ở
một đầu tế bào. Nhiệt độ tốt nhất để phát triển là 35-37
0
C. Trên môi trường khoai

tây agar khuẩn lạc có màu đỏ nhạt hay đậm và thường nhăn nheo và không nhầy. Vi

3
khuẩn phát triển tốt trên nguồn muối các acid hữu cơ như malate, succinate, lactate
hay pyruvate. Tế bào có thể sử dụng fructose và một số đường khác. Nguồn đạm
thích hợp là muối ammonium. Vi khuẩn không thể sử dụng đường đôi. Một số dòng
cần biotin. Tế bào vi khuẩn sống tự do trong đất hay cộng sinh với rễ của các loại
ngũ cốc, các loại cỏ và cây có củ.
Bảng 2.1 : Các loại cây có sự hiện diện của các loài vi khuẩn Azospirillum
Vi khuẩn Loại cây Bộ phận của cây
Ngũ cốc Rễ, thân, hạt
Cỏ Rễ, than
Mía Rễ, thân, lá
Azospirillum brasilense
Cây cọ dầu Rễ, thân, trái
Ngũ cốc Rễ, thân, hạt, nhựa nguyên
Cỏ Rễ, lá
Mía Rễ, thân, lá
Cây có củ Củ, rễ
Azospirillum lipoferum
Cây cọ dầu Rễ, thân, trái
Ngũ cốc Rễ, thân, hạt
Mía Rễ, than
Azospirillum amazonense
Cây cọ dầu Rễ, thân, trái
Azospirillum irakense
Lúa Rễ
Nguồn: Döbereiner và ctv (1995)
Trong vòng 2 thập niên trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm
tìm ra các nguồn vi sinh vật có khả năng cố định đạm cho lúa và một số cây họ hòa

bản khác. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện được các nhóm vi
khuẩn có khả năng cố định đạm cho cây lúa và giúp tăng năng suất cây lúa từ 15 %
đến 54 % (Omar và ctv, 1989). Các nhóm vi khuẩn này đã và đang được phân lập tại
nhiều vùng sinh thái khác nhau để tìm các loài thích hợp cho điều kiện khí hậu, đất
đai của mỗi nước và các giống lúa sản xuất (Okon và ctv 1994; Baldani và
ctv.1997).

4
Döbereiner và Day (1975) phát hiện ra giống Azospirillum thì các nhà khoa
học mới thực sự quan tâm đến các vi khuẩn cố định đạm ở cây họ hòa bản. Trong
những năm gần đây, người ta phát hiện nhiều nhóm vi khuẩn sống ở trong vùng rễ,
trong rễ cây, thân cây và lá các cây không thuộc họ đậu như lúa, bắp, mía, sorghum,
và một số loại cỏ. Các vi khuẩn này giúp cây tăng trưởng tốt hơn và làm gia tăng
năng suất (Bashan và ctv, 2004), hòa tan lân dạng khoáng khó tan và các chất dinh
dưỡng khác (Seshadri và ctv, 2002; Richardson, 2003), sản xuất kích thích tố thực
vật (Vande Broek và Vanderleyden, 1995; Arshad và ctv, 1991; Tien và ctv, 1979);
hay kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng (Rangarajan và ctv, 2003). Các
loài vi khuẩn trên đã được nghiên cứu khá tường tận và mỗi loài giúp tăng năng suất
cây trồng khác nhau. Ví dụ, Azospirillum giúp tăng năng suất lúa từ 32-81% ở điều
kiện nhà lưới (Mirza và ctv, 2000; Malik và ctv, 2002). Nhưng ở điều kiện ngoài
đồng, vi khuẩn này chỉ làm tăng năng suất lúa được 10-30% (Kapulnik và ctv, 1981,
1987; Rao và ctv, 1983; Watanabe và Lin, 1984; Balandreau, 2002). Vi khuẩn
Burkholderia tăng năng suất lúa 13-22% (Tran Van và ctv, 2000). Vi khuẩn
Herbaspirillum tăng năng suất lúa 44-90% trong điều kiện nhà lưới (Mirza và ctv,
2000) (Trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Hiệp, Tạp chí Sở KH&CN TP Cần Thơ số 2-
2005).
Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các nghiên cứu bước đầu của Nguyễn
Hữu Hiệp và ctv.(2002, 2003) cho thấy khi chủng vi khuẩn cố định đạm và phân giải
lân cho cây đậu nành đã giúp gia tăng năng suất đậu nành một cách đáng kể.
Trong những năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản

xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước.
Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên,
các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân hoá học trên thị
trường phân bón.
Phân vi sinh vật cố định đạm. Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N
từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn
Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella.
(khucthuydu, 2007)
Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các cây họ
đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở

5
rễ cây. Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ
không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng. Tảo lam
cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích luỹ lại làm cho bèo hoa dâu có hàm
lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý.
Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà
khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có
nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Công nghệ
sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các
loài vi sinh vật trong đất. Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa
học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân
tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm
như vi khuẩn.
Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm được
bán dưới các tên thương phẩm: Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương;
Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc; Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự
do; Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại phân này
có thể trộn với hạt giống lúa.
Vi sinh vật hoà tan lân. Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan

trong dung dịch đất. Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất.
Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được. Vì vậy, có nhiều loại đất như đất
đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được
vì lân ở dưới dạng khó hoà tan. Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có
khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là
nhóm HTL (hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM
(phosphate solubilizing microorganisms). (khucthuydu 09.10.2007)
Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi
khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy
trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các
loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với
bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL
đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân.

6
Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung
cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan
phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng
huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA
mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA
mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện nay các chế phẩm có chứa
VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ. (khucthuydu,
2007)
Vai trò chất Đạm, Lân và Kali đối với cây: Có 13 chất dinh dưỡng khoáng thiết
yếu đối với sinh trưởng và phát triển của cây. Trong đó có 3 nguyên tố đa lượng là:
N, P, K; 3 nguyên tố trung lượng là: Ca, Mg, S và 7 nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Zn,
Cu, Mo, B, Cl. Ngoài ra, còn một số nguyên tố khác cần thiết cho từng loại cây như:
Na, Si, Co, Al…
Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là
nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các

enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của
cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to,
màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây
trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong
số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp v.v..
Tuy nhiên khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép
nhiều, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm (Phân vô cơ đa lượng. Cục
Trồng trọt, 2007)
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần
của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham
gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit
amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng
ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân
kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều.
Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống
rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v… Thiếu
lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của

7
phân đạm. Bón quá nhiều phân lân trong nhiều trường hợp có thể làm cho cây bị
thiếu một số nguyên tố vi lượng. Vì vậy, cần bón thêm phân vi lượng, nhất là Zn
(Phân vô cơ đa lượng. Cục Trồng trọt, 2007)
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng
hoá các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối
với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali
tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali
làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây. Kali làm tăng
hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả
thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai,
làm tăng hàm lượng đường trong mía. Trên phương diện khối lượng, cây trồng cần

nhiều K hơn N. Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N và P, cho nên người
ta ít chú ý đến việc bón K cho cây. Trong cây K được dự trữ nhiều ở thân lá, rơm rạ,
cho nên sau khi thu hoạch kali được trả lại cho đất một lượng lớn. Kali có nhiều
trong nước ngầm, nước tưới, trong đất phù sa được bồi hàng năm. Vì vậy, việc bón
phân kali cho cây không được chú ý đến nhiều. Hiện nay, trong sản xuất nông
nghiệp càng ngày người ta càng sử dụng nhiều giống cây trồng có năng suất cao.
Những giống cây trồng này thường hút nhiều K từ đất, do đó lượng K trong đất
không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, vì vậy muốn có năng suất cao và chất lượng
nông sản tốt, thì phải chú ý bón phân kali cho cây. Mặt khác, các bộ phận thân lá
cây, rơm rạ, v.v.. sau khi thu hoạch sản phẩm chính của nông nghiệp, hiện nay được
sử dụng nhiều để nuôi trồng nấm, làm vật liệu độn chuồng, làm chất đốt, v.v.. và bị
đưa ra khỏi đồng ruộng, vì vậy, việc bón kali cho cây càng trở nên cần thiết. Bón
quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa
phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê. (Phân vô cơ
đa lượng. Cục Trồng trọt, 2007)
Bón phân hợp lý không những chỉ chú ý đến việc cung cấp thêm các chất dinh
dưỡng cho cây mà còn làm tốt thêm các đặc tính vật lý và sinh học của đất. Bón
phân vô cơ hợp lý tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật tăng
cường hoạt động. Thay vì có hệ số sử dụng phân bón hiện nay là 40 - 50%, bón phân
hợp lý có thể nâng cao số sử dụng này lên 60 - 70% và cao hơn. Trong điều kiện chi
phí cho phân bón chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất, thì việc tiết kiệm

8
trong sử dụng phân bón mang lại cho nông dân khoản tiền không nhỏ. Vì vây, bón
phân hợp lý cho cây là bón vừa đủ lượng phân theo nhu cầu của cây ở từng thời
điểm (Bón phân hợp lý cho cây trồng. Cục Trồng trọt, 2007)
Bảng 2.2 : Một số triệu chứng của cây do thiếu chất
Stt Triệu chứng Thiếu chất
1 Lá úa vàng bắt đầu từ đỉnh N
2 Mép lá bị héo chết K

3 Các gân lá úa vàng khi lá còn xanh Mg
4 Trên lá ngũ cốc xuất hiện các đốm màu hơi nâu, hơi xám, hoặc
hơi trắng
Mn
5 Trên lá hoặc thân xuất hiện màu hơi đỏ trên nền xanh P
6 Lá non có những đốm xanh vàng với gân lá màu hơi vàng S
7 Lá non có những đốm xanh vàng với gân lá màu xanh Fe
8 Lá non nhất có đỉnh màu trắng Cu
9 Lá non nhất có màu hơi nâu hoặc chết B
Nguồn: Cục trồng trọt (2007)
2.2 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa huyện Châu Thành, An Giang
Phía Bắc của Châu Thành giáp huyện Châu Phú; Phía Đông – Đông Bắc giáp
với huyện Chợ Mới; Phía Đông – Đông Nam giáp với TP Long Xuyên; Phía Nam
giáp với huyện Thoại Sơn; Phía Tây giáp với huyện Tri Tôn; Phía Tây Bắc giáp với
huyện Tịnh Biên. Huyện nằm trên trục chính giao thông quốc lộ 91, chợ lớn nhất
của huyện là chợ An Châu, bệnh xá và trường học khá đồ sộ tập trung trên tuyến
quốc lộ chính. Diện tích tự nhiên 35.506 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp
30.863 ha. Thuận lợi của huyện là được phù sa của sông Hậu bồi đắp hàng năm và
cũng là nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Huyện nằm trong vành đai
nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, hàng năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt đặc biệt có mùa
nước nổi giúp cho đất đai màu mỡ hơn sau mỗi mùa nước rút. Tổng diện tích gieo
trồng của cả năm 2010 là 65.499,35 ha; tăng 1.614,56 ha so 2009, trong đó cây lúa

9
năm 2010 là 63.566,2 ha chiếm trên 97% (ĐX: 29.486,8 ha; HT: 29.468,7
ha; TĐ: 4.610,7 ha) tăng 1.551,7 ha so 2009, trong đó xã Vĩnh Nhuận 7.648 ha
chiếm 12% toàn huyện (ĐX: 3.349 ha; HT: 3.349 ha; TĐ: 950 ha). Năng suất bình
quân cả năm đạt 6,51 tấn/ha (ĐX: 7,58 tấn/ha; HT: 5,59 tấn/ha) tăng 0,12 tấn/ha so
2009, trong đó xã Vĩnh Nhuận năng suất ĐX:7,41 tấn/ha; HT:5,30 tấn/ha thấp hơn
năng suất trung bình của huyện.

- Vụ đông xuân: xuống giống ngày 23/11/2009, dứt điểm ngày 30/12/2009.
Cơ cấu giống: Jasmine 5.611,4ha (chiếm 19%); lúa CLC 20.121,7 ha (OM 4218,
OM 4900, OM 6161, OM 6162, OM 6561, OM 5472, OM 2395, … chiếm 68,3%);
IR 50404: 3.753,8 ha (chiếm 12,7%).
- Vụ hè thu: xuống giống ngày 01/4/2010, dứt điểm ngày 10/5/2010. Cơ cấu
giống: Jasmine: 4.076,6 ha (chiếm 13,83%); lúa CLC: 22.351,25 ha (OM 4218, OM
4900, OM 6161, OM 6162, OM 6561, OM 5472, OM 2395, …chiếm 75,85%);
IR50404: 2.711,9 ha (chiếm 9,2%); nếp 328,9 ha (chiếm 1,12%).
- Vụ thu đông: xuống giống ngày 01/8/2010, dứt điểm ngày 31/8/2010. Cơ
cấu giống: Jasmine: 413,7 ha (chiếm 9%); lúa CLC: 3.551 ha (OM 4218, OM 4900,
OM 6161, OM 6162, OM 6561, OM 5472, OM 2395, …chiếm 77%); IR50404:
159,4 ha (chiếm 3%); nếp 486,8 ha (chiếm 11%).
* Tình hình dịch hại trên lúa:
Tổng số lượt diện tích nhiễm dịch hại trên lúa trong 02 vụ đông xuân và hè
thu là 5.084 ha; giảm 11.071,5 ha so 2009. Các đối tượng gây hại trong các vụ lúa
chủ yếu như sau: sâu cuốn lá, rầy nâu, chuột, đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá, lem lép
hạt …(Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Châu Thành. Báo cáo tổng kết hoạt
động nông nghiệp 2010)



10
Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện
3.1.1 Địa bàn thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí trên nền đất 2 vụ lúa/ năm tại ấp Vĩnh Hiệp 1, thuộc xã
Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, An Giang. Trên loại hình thổ nhưỡng Humi
Umbric Gleysols (ký hiệu GLuh, đất glây, đọng mùn, dinh dưỡng kém) phân bố tập
trung thành vùng lớn ở các huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn, và rãi rác

với diện tích nhỏ ở huyện Tri Tôn và thị xã Châu Đốc. Tổng diện tích biểu loại đất
này trên toàn tỉnh là 87.887,26 ha (hay 25,80% tổng diện tích đất toàn tỉnh). Đây là
loại đất có đặc tính glây xuất hiện trong vòng 50 cm lớp đất mặt. Do đặc tính nêu
trên, biểu loại đất này thường được phân bố trên những vùng có địa hình tương đối
thấp trũng. có tầng mặt tương đối dày, thường là >= 25 cm. Tầng mặt này có màu
sậm do tích tụ chất hữu cơ, có ít nhất là một tầng đất bên dưới nghèo dinh dưỡng,
cộng với sự thấp trũng của phẫu diện có thể là các yếu tố cơ bản không có lợi lắm
cho việc trồng các loại cây trồng cạn. Ngoài ra độ bảo hòa base < 50% là dấu hiệu
chứng tỏ độ phì tiềm tàng thấp, không có lợi cho cây trồng. Tuy nhiên, có thể được
cải thiện trong quá trình canh tác thông qua việc bón các loại phân chứa nhiều
nguyên tố base.
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm
+ Phân vi sinh DASVILA

Thành phần:- Azospirillum sp 10
9
cfu/ml
- Pseudomonas sp 10
9
cfu/ml
- Phụ gia vừa đủ
Dạng sản phẩm đóng gói: Chai 1 lít,
Chai 5 lít


11
DASVILA có chứa vi khuẩn cộng sinh hoạt động trong cây lúa, sẽ cố định đạm tự
do (N
2
) trong không khí chuyển hóa thành đạm hữu dụng cung cấp cho cây lúa trong

suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, tiết kiệm 50% nhu cầu đạm cần thiết của
cây lúa. DASVILA nhờ chứa vi khuẩn cộng sinh hoạt động trong cây lúa, sẽ phân
giải lân khó tan (CaHPO
4
¬
, Ca
3
PO
4
, Ca
5
OHPO
4
, AlPO
4
, FePO
4
) trong đất thành
dạng dễ hấp thu (H
3
PO
4
) cung cấp 100% lượng lân giúp cây lúa hấp thụ tốt trong
suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Không cần phải bón thêm lân. DASVILA
chứa vi khuẩn hoạt động tạo ra kích thích tố tăng trưởng (IAA) giúp cho bộ rễ phát
triển mạnh, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tạo dạng hình cây lúa khỏe, hạn chế được
đổ ngã và sâu bệnh. DASVILA tăng năng suất – chất lượng hiệu quả kinh tế cao.
Tiết kiệm chi phí sản xuất. DASVILA an toàn cho môi trường, không gây độc cho
người, động vật và thủy sản. Sản phẩm do Cty dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng
Tháp (Dasco.) triển khai từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Cần

Thơ. (Hội đồng Khoa học công nghệ Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT nghiệm thu công
nhận vào đầu năm 2009)
+ Phân hóa học: URÊ, KCL, DAP
+ Lúa giống OM 4218 nguyên chủng (OM 4218 được chọn từ tổ hợp lai OM 2031/
MTL 250). Thời gian sinh trưởng: 90 - 95 ngày. Chiều cao cây: 90- 95 cm, đẻ nhánh
khá, thân rạ cứng; bông dài, khoe, lá cờ nhỏ, ngắn, chịu phèn nhẹ. Năng suất đông
xuân 6-8 t/ha, hè thu 5-6 t/ha. Ít đỗ ngã, chống chịu vàng lùn-lùn xoắn lá tốt. Hơi
nhiễm bệnh cháy lá (cấp 3), nhiễm rầy nâu (cấp 5 - 7).Trọng lượng 1.000 hạt: 25,1
gram. Hạt gạo dài, trong, mềm cơm vỏ trấu mỏng.
+ Nylon chống chuột
+ Tre , dây chì….


12



























Hình 3.1: Bản đồ đất tỉnh An Giang

13
3.1.3 Kỹ thuật canh tác
+ Chuẩn bị, gieo sạ
- Làm đê bao, làm đường nước tưới tiêu, phân lô thí nghiệm
- Vệ sinh đồng ruộng, bơm nước, làm đất
- Giống (Mật độ 160 kg giống/ha) được ngâm, ủ ra mầm 1-2 mm xử lý phun đều
DASVILA vào hạt giống trước gieo sạ tối thiểu 3 giờ (Không xử lý DASVI LA đối
với nghiệm thức O và P).
- Gieo sạ sau chuẩn bị hoàn tất khu thí nghiệm
+ Bón phân (Tùy theo từng nghiệm thức)
- Lần 1 (10 NSG): 30% URÊ (riêng nghiệm thức P bón 30% URÊ + 100% DAP)
- Lần 2 (20 NSG): 40 % URÊ + 50% KCL
- Lấn 3 (35-45 NSG): 30% URÊ + 50% KCL
+ Chăm sóc, thu hoạch
- Xịt cỏ 07 ngày sau sạ (NSG)
- Cấy dậm (18- 20 NSG)
- Tưới tiêu, làm cỏ bằng tay
- Phun thuốc BVTV (giai đoạn 40 NSG đến trước thu hoạch 15 ngày): Quan sát, ghi

nhận và đánh giá các loại sâu, bệnh tiến hành phun xịt khi cần thiết
- Thu hoạch khi lúa chín trên 80%
3.2 Phương pháp
3.2.1 Nghiệm thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 18 nghiệm thức được ký hiệu và mô tả ở Bảng 3.1






14

Bảng 3.1: Nghiệm thức thí nghiệm

Số TT
Ký hiệu (Nghiệm thức) Công thức phân áp dụng (Kg/ha)
Có xử lý DASVILA
N P2O5 K2O
1 A 00 - 00 - 00 (đối chứng )
2 B 40 - 00 - 00
3 C 80 - 00 - 00
4 D 120 - 00 - 00
5 E 00 - 00 - 20
6 F 40 - 00 - 20
7 G 80 - 00 - 20
8 H 120 - 00 - 20
9 K 00 - 00 - 40
10 L 40 - 00 - 40
11 M 80 - 00 - 40

12 N 120 - 00 - 40
13 Q 00 - 00 - 60
14 R 40 - 00 - 60
15 S 80 - 00 - 60
16 T 120 - 00 - 60
Không xử lý DASVILA
17 O 00 - 00 - 00 (đối chứng )
18 P 120 - 50 - 40 (mức nông dân sử dụng)




15
3.2.2 Bố trí thí nghiệm:
Bố trí thí nghiệm 2 nhân tố Đạm (N) và Kali (K
2
O) theo khối hoàn toàn ngẫu
nhiên với 18 nghiệm thức (trong đó có nghiệm thức đối chứng không xử lý
DASVILA sản xuất như nông dân với công thức phân 120-50-40 và công thức phân
00-00-00, 3 lần lập lại, diện tích mỗi lô 16m2 (4m x 4m) theo sơ đồ Hình 3.2

REP I REP II REP III
S

O L K E F
M

H T C S Q
A


C S M B H
F

N F A T D
G

D R D O R
Q

K H P A C
R

E E G L G
P

L O Q P N
Đ
Ư

N
G

N
Ư

C

T
Ư


I

T
I
Ê
U
B T
Đ
Ư

N
G

N
Ư

C

T
Ư

I

T
I
Ê
U
N B
Đ
Ư


N
G

N
Ư

C

T
Ư

I

T
I
Ê
U
M K
Đ
Ư

N
G

N
Ư

C


T
Ư

I

T
I
Ê
U

Hình 3.2: Sơ đồ thí nghiệm


16

3.2.3 Thu thập và phân tích số liệu
- Các số liệu thứ cấp tại vùng nghiên cứu: báo cáo kinh tế xã hội của xã, huyện, tỉnh,
số liệu về Thổ nhưỡng, thời tiết và số liệu niên giám thống kê.
- Thời gian sinh trưởng: Ghi nhận ngày sạ, ngày trổ 5%, trổ hoàn toàn và ngày thu
hoạch. Thời gian sinh trường được tính từ lúc gieo lúa cho đến khi thu hoạch lúa.
- Chỉ tiêu nông học: (Theo Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI) Đếm số chồi và
đo chiều cao mỗi lô chọn 2 điểm đại diện (kích thước 0,25m x 0,4m/điểm) lấy chỉ
tiêu lần 1: 10 NSG (Ngày sau gieo); lần 2: 25 NSG; lần 3: 40 NSG; lần 4: Thu hoạch
- Chiều cao cây: Chiều cao cây được tính từ gốc lúa sát mặt đất đến chóp lá cao nhất
của cây lúa. Chọn và đo ngẫu nhiên 30 cây trong 2 khung
- Số chồi: Số chồi được tính là phần thân chính và phần nhánh đẻ ra từ thân chính
của cây lúa có chiều cao từ 2 cm trở lên.
- Các thành phần năng suất lúa: Thu thập mẫu lúa trong 2 khung (0,2 m
2
):

+ Đếm tổng số bông lúa trong 2 khung (P)
+ Tách hạt chắc và hạt lép.
+ Đếm hạt lép trong 2 khung (U)
+ Đếm và cân trọng lượng 1000 hạt. (W
1000 hạt
)
+ Cân trọng lượng hạt chắc trong 2 khung (W
0,20m
2
)
Tất cả trọng lượng được qui về ẩm độ 14 % theo công thức sau:
W
14%
= W
0
(100 – H
0
)/86
Với: W
0
là trọng lượng mẫu lúc cân
H
0
là ẩm độ mẫu lúc cân
+ Số hạt chắc trong 2 khung (0,20 m
2
) (R)= (1000 x W
0,20m
2
)/W

1000 hạt
(Trọng lượng đã được qui về ẩm độ 14 %)


17
Năng suất lý thuyết được tính theo các công thức sau:
- Năng suất lý thuyết (Tấn/ha) = số bông/m
2
* số hạt/bông * % hạt chắc * W
1000 hạt
*10
-5
+ Số bông/m
2
= P x 5
+ Số hạt/bông = (R + U)/P
+ Hạt chắc/bông = R/P
+ % hạt chắc = {R/(R+U)}*100
+ W
1000 hạt
ẩm độ 14% (gam)
- Năng suất thực tế: Bỏ hàng bìa 0,5m. Gặt toàn bộ lúa còn lại S= 9m
2
(3m x 3m)
trong lô thí nghiệm cắt sát gốc, tuốt lấy hạt, phơi khô, giê sạch, đem cân và đo ẩm
độ hạt rồi qui về 14%. theo công thức sau:
W
14%
= (W
0

(100-H
0
))/86
Trong đó: W
0
là trọng lượng mẫu lúa cân (KG)
H
0
là ẩm độ mẫu lúc cân (%).
Năng suất thực tế được tính bằng công thức:
Năng suất thực tế (T/ha) = (W
14%
x 10)/S
S: diện tích thu hoạch thực tế (m
2
)
Tính các chỉ tiêu về kinh tế, lợi nhuận và hiệu quả của từng nghiệm thức
- Tổng chi (TC): ghi nhận tổng chi phí của từng lô thí nghiệm
- Tổng thu (TR): ghi nhận giá trị sản phẩm bán được của mỗi lô thí nghiệm.
- Lợi nhuận: Tổng thu (TR) - Tổng chi (TC)
- Hiệu quả đồng vốn/vụ: (TR-TC)/TC
Phân tích số liệu
- Sử dụng MS Excel, SPSS, Graph phân tích phương sai (Anova), kiểm định
Duncan, thiết lập phương trình và vẽ biểu đồ hồi qui tương quan để so sánh đánh giá
ảnh hưởng của đặc tính nông học, năng suất, hiệu quả kinh tế các nghiệm thức...

18
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ghi nhận tổng quát

Cỏ dại xuất hiện nhiều và thời gian trổ trể hơn ở các nghiệm thức không bón
N (O, A, E, K, Q). Phần lớn các nghiệm thức trổ 5% vào 52NSG, ngoại trừ các
nghiệm thức O, A, E, K, Q chưa trổ do không được bón Đạm so với các nghiệm
thức khác; Thời gian trổ hoàn toàn: 57NSG ngoại trừ các nghiệm thức O, A, E, K, Q
trổ hoàn toàn 60NSG; Thời gian thu hoạch: 87NSG không nghiệm thức nào bị ngã
có lẽ do đặc điểm giống OM 4218 cứng cây, về màu sắc lá nghiệm thức P, H, N
xanh hơn các nghiệm thức khác và có sâu cuốn lá tấn công có lẽ do bón Đạm
(120N) cao hơn các nghiệm thức khác
4.1.1 Tình hình thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm
Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm ngoài đồng từ tháng 4 – 8/2010
theo số liệu được ghi nhận từ Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn An Giang,
Bảng 4.1 Nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa các tháng tại An Giang
Tháng

Nhiệt
độ

TB (°C)
Nhiệt độ
tối cao
(°C)
Ngày
xuất
hiện

Nhiệt độ
tối thấp
(°C)
Ngày
xuất

hiện
Lượng
mưa
(mm)
độ ẩm
(%)
4 30 37 22 25 10 - 74
5 30.4 37 9 25 22 96.4 78
6 28.6 36.5 01 24.3 14 203.8 84
7 27.5 35.2 20 23.6 7 269.8 87
8 27.8 34.8 17 23.3 6 197.2 84
Nguồn Trung tâm Khí tượng Thủy văn An Giang 2010
Nhìn chung về nhiệt độ trong thời gian thực hiện thí nghiệm không dao động
lớn, nhiệt độ trung bình giữa các tháng chỉ biến động từ 27,5 – 30,4
0
C. Tuy nhiên,
tháng 4, 5 là tháng có nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp cao hơn các tháng khác từ
0,5- 2,2
0
C đạt cao nhất ở 37
0
C và thấp nhất là 25
0
C. Về lượng mưa trong tháng 4
nắng hạn không có mưa, lượng mưa cao nhất xuất hiện tháng 6, 7 trung bình là 203-

19

×