Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Giải pháp thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.16 KB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Khoa kinh tÕ Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N
***
ĐÀO KIỀU TRÂM
GIẢI PHÁP THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUỲNH KHÊ,
HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI - 2015
2
2
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Khoa kinh tÕ Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUỲNH KHÊ, HUYỆN QUỲNH PHỤ,
TỈNH THÁI BÌNH
Tên sinh viên : ĐÀO KIỀU TRÂM
Chuyên ngành : KINH TẾ
Lớp
:
K56 – KTA
Niên khóa
:
2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào.


Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đào Kiều Trâm
5
5
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được
bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc nhất tới
giảng viên PGS.TS Ngô Thị Thuận đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi
trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn cùng các thầy cô giáo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dạy
dỗ, chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và
quá trình thực hiện khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND xã Quỳnh Khê và các hộ
nông dân trên địa bàn xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập và
thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đào Kiều Trâm
6

6
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh trong thời gian gần đây là
sự hình thành các thành phố lớn, các khu đô thị và khu công nghiệp tập
trung. Nhưng mặt trái của nó là khả năng phát sinh các vấn đề về môi trường
tại các khu vực này cũng khá lớn. Tuy nhiên, công tác thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu
quả. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra giải pháp thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt để phù hợp với đặc điểm các huyện, xã của nước ta và phù hợp với khả
năng đầu tư, nguồn vốn đầu tư là hết sức quan trọng và cấp bách trong thời
điểm hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Giải pháp thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã
Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
Xã Quỳnh Khê là xã đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, với
tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5% năm 2014. Với dân số là 5.002 người,
tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 1,25% đã gây áp lực rất lớn đến môi trường,
đặc biệt là sự gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Nguồn gây ra rác thải trên địa
bàn xã chủ yếu từ 4 khu dân cư với tổng số 1.385 hộ, 5.002 người dân, 5 cơ
quan công sở, 3 trường học, 1 trạm y tế, các chợ, hàng quán và các công trình
văn hóa, phúc lợi trên địa bàn xã. Với tổng khối lựợng rác thải sinh hoạt ở xã
Quỳnh Khê mỗi ngày trung bình khoảng 1 tấn rác thải, trong đó nguồn gây
rác thải sinh hoạt cao nhất từ các hộ gia đình, trung bình là 900kg/ngày, rác
thải thành phần hữu cơ chiếm 63,1%.
Qua đánh giá sơ bộ tình hình ô nhiễm rác thải và ảnh hưởng của rác
thải sinh hoạt đến môi trường sống trên địa bàn xã ở mức quản lý khá tốt,
chưa có hiện tượng ô nhiễm nhiều và ảnh hưởng lớn đến môi trường, cuộc
sống của người dân. Cảnh quan đường làng ngõ xóm tương đối sạch sẽ. Tình
hình quản lý rác thải sinh hoạt tại xã hiện nay tương đối tốt, tỷ lệ thu gom rác
7
7

thải trung bình tại xã Quỳnh Khê đạt 95%, tỷ lệ này tương đối cao so với
lượng rác thải ra, trong quá trình quản lý thu gom cũng đạt hiệu quả cao, ít
gây ô nhiễm môi trường xung quanh bãi rác và trên đường xã. Có được điều
này là do công tác quản lý đã được thống nhất từ cấp chình quyền đến nhân
dân và sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân và tổ vệ sinh môi trường. Người
dân có ý thức khá tốt về vệ sinh môi trường và thu gom rác thải sinh hoạt. Tuy
nhiên công tác phân loại rác thải chưa đạt hiệu quả thực sự cao.
Tình hình đầu tư cơ sở kĩ thuật, hạ tầng, máy móc thiết bị, công cụ
dụng cụ thu gom rác thải còn hạn chế, chưa phục vụ tốt nhu cầu thu gom, xử
lý rác thải sinh hoạt trong xã. Tình hình thu lệ phí vệ sinh, thu rác thải cũng
đạt tỷ lệ rất cao, 100% hộ gia đình, các cơ quan công sở, các đơn vị sản xuất
kinh doanh đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn quy định. Phương pháp xử lý rác
thải tại xã Quỳnh Khê còn thô sơ, chủ yếu là phương pháp đốt và chôn lấp.
Nhưng xử lý rác đã được tập trung và ít gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân.
Qua quá trình nghiên cứu về tình hình quản lý thu gom và xử lý rác thải
trên địa bàn xã Quỳnh Khê, kết hợp cùng việc dự báo phát triển kinh tế - xã
hội của xã trong những năm tới, phương hướng và mục tiêu quản lý thu gom
và xử lý rác thải của xã. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác trên, với mong muốn góp phần giúp công tác vệ sinh môi
trường trên địa bàn xã đạt hiêu quả cao như : giải pháp về chính sách và cơ
chế quản lý ; giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
về môi trường của người dân ; giải pháp về công tác phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt ; giải pháp về kỹ thuật ; giải pháp về tài chính
và giải pháp về nhân lực.
8
8
MỤC LỤC
9
9

10
10
Sơ đồ 2.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải
Sơ đồ 2.2: Tác động của rác thải lên sức khoẻ con người và động vật
Sơ đồ 2.3: Công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex
Sơ đồ 4.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ VENT sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rác thải
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HỘP

11
11
Từ viết tắt Diễn giải nội dung
BQ Bình quân
BVMT Bảo vệ môi trường
CC Cơ cấu
CNH – HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
CTR Chất thải rắn
ĐVT Đơn vị tính
KL Khối lượng
RTSH Rác thải sinh hoạt
SL Số lượng
TL Tỷ lệ
TTV Tuyên truyền viên
UBND Uỷ ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
12
12
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau ngày đất nước thống nhất cho đến nay, Việt Nam đã và đang từng
bước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực. Quá trình CNH – HĐH
đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh trong thời gian gần đây
là sự hình thành các thành phố lớn, các khu đô thị và khu công nghiệp tập
trung. Đời sống của người dân từ đó đã được nâng cao rõ rệt, đặc biệt ở các
thành phố lớn và các khu đô thị. Nhưng mặt trái của nó là khả năng phát sinh
các vấn đề về môi trường tại các khu vực này cũng khá lớn…mức sống của
người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng của các sản phẩm xã hội càng cao,
người dân ngày càng sử dụng nhiều hơn những sản phẩm nhân tạo, chế biến
sẵn… và thải ra môi trường những phế, phụ phẩm, vì thế rác thải cũng ngày
một thay đổi về cả số lượng và thành phần.
Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con
người được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm
sạch của môi trường, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Theo báo cáo của
Tổng cục Môi trường, hiện nay, mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn rác thải
phát sinh trong cả nước, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng địa
phương và dao động từ 0,35 – 0,8 kg/người/ngày; và theo dự báo thì số lượng
rác thải sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. So với các nước khác
trên thế giới, lượng rác thải của Việt Nam không lớn. Tuy nhiên, công tác
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào cuộc
sống và phát huy hiệu quả. Đây là vấn đề đặt ra cho những nhà quản lý môi
trường một yêu cầu cấp bách trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt. Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố
13
13
gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Báo cáo của Tổng cục Môi
trường cũng nêu rõ, hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi

chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông
ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu
gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh,
mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải
thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết
bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn
còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có
các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi
trường và con người. Quản lý rác thải sinh hoạt khá khó khăn và phức tạp
bởi tính đặc thù của nó, do rác thải bao gồm nhiều thành phần, có một lượng
lớn chất hữu cơ dễ phân huỷ, tuy nhiên lại được thải ra một cách không tập
trung và không thể thu gom thường xuyên. Các đô thị và thành phố công
nghiệp Việt Nam có sự khác nhau về quy mô dân số, điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội nên việc đầu tư và quản lý vận hành hệ thống thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt ở đô thị được thực hiện bởi chính quyền đô thị. Hiện nay,
nước ta đang chú trọng việc thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt, gần đây
nhất là chương trình 3 R đang được thử nghiệm và nhân rộng trên toàn phạm
vi quốc gia.
Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng tìm ra giải pháp thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt để phù hợp với đặc điểm các huyện, xã của nước ta và phù hợp
với khả năng đầu tư, nguồn vốn đầu tư là hết sức quan trọng và cấp bách
trong thời điểm hiện nay. Các giải pháp thu gom và xử lý rác thải với chi phí
thấp và bền vững phù hợp với điều kiện của Việt Nam phải được coi là một
phương thức tiếp cận. Đã có 1 số nghiên cứu về vấn đề này như: GS.TS. Trần
Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái nghiên cứu về
Quản lý chất thải rắn, 2001; TS. Nguyễn Quốc Cường, Nghiên cứu phương án
14
14
quản lý rác thải tại trường Đại học Lâm Nghiệp, Báo cáo NCKH; Võ Thị
Huế, Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải

sinh hoạt ở Thành phố Hà Tĩnh, Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2007
Xã Quỳnh Khê là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nền
kinh tế tại đây đang từng bước phát triển. Mật độ dân cư tập trung đông, các
cơ quan, trường học, nhiều ngành nghề được mở rộng, xuất hiện nhiều ngành
nghề phi nông nghiệp, dịch vụ phát triển. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các
ngành nghề và dịch vụ đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
bức xúc, ảnh hưởng đến cảnh quan – vệ sinh môi trường và sức khoẻ của
người dân. Trong đó vấn đề thu gom và xử lý rác thải đang là một điểm nóng
trong quá trình phát triển toàn diện kinh tế xã hội của xã, huyện cũng như của
toàn tỉnh.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em chọn đề tài: “Giải pháp thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ,
tỉnh Thái Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường thu gom,
xử lý rác thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã
Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình những năm qua.
- Đề xuất giải pháp tăng cường thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của xã trong các năm tiếp theo.
15
15
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu gom và xử lý rác
thải, những vấn đề kinh tế - tổ chức liên quan đến thu gom và xử lý rác thải,
được cụ thể hoá ở các đối tượng sau:
- Các loại rác thải sinh hoạt;
- Các hộ dân sinh sống trên địa bàn xã;
- Đơn vị phụ trách thu gom và xử lý rác thải;
- Các cơ chế, chính sách có liên quan;
- Các Hiệp hội, Kinh tế - xã hội có liên quan.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn tình hình thu
gom và xử lý rác thải rắn; Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý rác thải tại
địa phương; Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý rác
thải.
• Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình.
• Phạm vi về thời gian:
- Dữ liệu thứ cấp thu thập để nghiên cứu, phân tích trong 5 năm gần đây (2010
– 2014);
- Dữ liệu sơ cấp được tiến hành điều tra phỏng vấn từ 2/2015 đến
4/2015;
- Các giải pháp đề xuất cho những năm tiếp theo (2016 – 2020).
16
16
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU GOM VÀ
XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm, nguồn gốc và phân loại rác thải
2.1.1.1 Các khái niệm
a Khái niệm về chất thải rắn (CTR)
Chất thải (rác thải) là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các

hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác như
khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người.
Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà
không được tiếp tục sử dụng như ban đầu.
Rác thải rắn là các loại rác thải không ở dạng lỏng, không hoà tan, được
thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp. Rác thải còn bao gồm cả bùn
cặn, phế phẩm nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ
Rác thải rắn là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con
người và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng
hoặc ít có ích, do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải
có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và
trong tiêu dùng.
Rác thải và chất gây ô nhiễm không phải từ đồng nghĩa. Rác thải trở
thành chất gây ô nhiễm khi nó gây tác hại đến thành phần sống và không sống
của môi trường (Ouano, 1988). Hiểu một cách khác, không phải tất cả rác thải
thải vào môi trường đều gây ô nhiễm. Chỉ khi nào rác thải có tác động tiêu
cực hơn tích cực cho môi trường thì nó mới trở thành ô nhiễm. Như vậy, sự
khác nhau cơ bản giữa chất gây ô nhiễm và rác thải là do đặc trưng của môi
trường, do tính chất, chất lượng rác thải và thời điểm thải.
17
17
b Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt (RTSH) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sinh
hoạt của con người và động vật.
Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường
đi, tại nơi công cộng , đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ
yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường
sống. Cho nên, rác thải sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn
tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn
được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.

Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao
gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực
phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông
vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v
2.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh rác thải
Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của
các ngành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người
ngày càng tăng lên, cùng với đó là lượng rác thải sinh hoạt của các hoạt động
này cũng gia tăng.
RTSH được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong
đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu
dân cư và các nhà máy, xí nghiệp.
Cơ quan trường học
Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải
Rác thải
Nơi vui chơi, giải trí
Bệnh viện, cơ sở y tế
Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
18
18
Nhà dân, khu dân cư.
Chợ, bến xe, nhà ga
Giao thông, xây dựng.
Sơ đồ 2.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải
- Hộ gia đình: rác thải phát sinh từ những thực phẩm thừa, vải, da, gỗ vụn, thuỷ
tinh, kim loại, các chất thải từ đồ điện, điện tử hỏng, lốp xe, và các chất độc
hại.
- Các cơ quan như trường học, trạm y tế, cơ quan hành chính: rác thải là giấy,

nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải nguy hại.
- Dịch vụ buôn bán thương mại: rác từ các quán ăn, chợ, cửa hàng, đại lý chủ
yếu là đồ ăn thừa, giấy báo.
- Bệnh viện, y tế: rác thải của các sản phẩm y tế sau sử dụng, các vật dụng
trong y tế: bông gạc, vỏ thuốc, kim tiêm
- Công nghiệp: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ đều phát sinh rác thải như:
giấy vụn, hoá chất
- Nông nghiệp: từ các hoạt động nông nghiệp như: các rau quả thừa, thuốc bảo
vệ thực vật, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật
- Xây dựng: các công trình mới tu sửa từ nhà ở đến công viên, trường học, bệnh
viện, chủ yếu là vôi vữa, bê tông, gạch thép, cốt pha
- Chợ: vỏ đựng bánh kẹo, đồ ăn nhanh, rau quả hư hỏng
2.1.1.3 Phân loại rác thải
Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách:
 Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác thải sinh hoạt trong hộ gia đình,
ngoài hộ gia đình, trên đường phố, chợ, công viên, khu dịch vụ, khu công
nghiệp
 Theo thành phần hoá học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ
vụn, cao su, chất dẻo,
 Theo nguồn gốc phát sinh
19
19
 Rác thải sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học
Có thể phân biệt các loại rác thải sinh hoạt sau:
Rác thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả, loại này mang
bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra mùi khó chịu, đặc
biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ hộ

gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các nhà bếp ăn tập thể, các nhà hàng,
khách sạn, ký túc xá, chợ
Chất thải từ con người và động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân
người và phân của các động vật khác.
Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các
khu vực sinh hoạt của dân cư.
Tro và các chất dư thừa thải bỏ bao gồm: các loại vật liệu sau khi đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các loại xỉ than.
 Rác thải công nghiệp: là chất thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp. Các nguồn phát sinh rác thải công nghiệp bao gồm:
Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ
trong các nhà máy nhiệt điện.
Các phế thải nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
Bao bì đóng gói sản phẩm.
 Rác thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình rác thải xây dựng bao gồm:
Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
Đất đá do việc đào móng trong quá trình xây dựng.
Các vật liệu như kim loại, chất dẻo
 Rác thải nông nghiệp: là những rác thải và những mẩu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm
thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ
 Theo mức độ độc hại:
- Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất
thải nhiễm khuẩn, lây lan có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ con người, động
vật và cây cỏ.
- Rác thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
20
20

trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với chất khác gây
nguy hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu
thuật và các chất thải trong bệnh viện bao gồm:
Các loại kim tiêm, ống tiêm
Các phần cơ thể cắt bỏ, chất thải sinh hoạt của bệnh nhân
Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thuỷ ngân,
Cadimi, Arsen, Xianua
- Rác thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần với các chất khác.
21
21
2.1.2 Thành phần và tác hại của rác thải
2.1.2.1 Thành phần của rác thải
 Thành phần hoá học của rác thải
Thành phần hoá học của rác thải chủ yếu là: Cacbon (C), Oxy (O),
Hidro (H), Nito (N), Lưu huỳnh (S) và các chất tro. Tuỳ thuộc vào các thành
phần hữu cơ mà hàm lượng các nguyên tố trên dao động khác nhau.
Bảng 2.1: Thành phần hoá học các chất hữu cơ có trong rác thải
Các loại chất thải
Thành phần các nguyên tố(%)
C H O N S
Nguyên
tố trơ
Thực phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0
Giấy vụn 34,4 6,0 44,0 0,3 0,2 6,0
Bìa cac-ton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0
Chất dẻo 60,0 7,2 2,8 0,0 0,0 10,0
Vải 55,0 6,6 31,2 1,6 0,15 0,0

Cao su 78,0 10,0 0,0 2,0 0,0 10,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Rác vườn 47,8 6,0 3,8 3,4 0,3 4,5
Gỗ vụn 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5
Nguồn: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình Công nghệ vi sinh vật
trong xử lý ô nhiễm môi trường, NXB Nông nghiệp, 2004
Qua bảng số liệu trên cho thấy: các thành phần trong rác thải sinh hoạt
chủ yếu là Cacbon và Oxy. Tỷ lệ Cacbon rất lớn, dao động từ 41,0% - 78,0%,
còn Oxy 11,6% - 42,7%, còn lại là các thành phần khác. Các chất khác nhau
sẽ có thành phần hoá học khác nhau. Độ trơ của chất dẻo, cao su, da là cao
nhất (10%), độ trơ của gỗ là thấp nhất (1,5%).
 Thành phần lý học của rác thải
Thành phần lý học của rác thải rất khác nhau, tuỳ thuộc vào các mùa
22
22
khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Khối lượng, độ ẩm của chất thải rắn (tính bình quân/1m
2
)
Hợp phần
Khối lượng (%) Độ ẩm (%)
Khối lượng riêng
(kg/m
3
)
Khoảng giá
trị (KGT)
Trung
bình
(%)

KGT TB KGT TB
Chất thải thực phẩm 6-25 15 50-80 70 128-80 228
Giấy 25-45 40 4-10 6 32-128 81,6
Catton 3-15 4 4-8 5 38-80 49,6
Chất dẻo 2-8 3 1-4 2 32-128 64
Vải vụn 0-4 2 6-15 10 32-96 64
Cao su 0-2 0,5 1-4 2 96-192 128
Da vụn 0-2 0,5 8-12 10 96-256 160
Sản phẩm vườn 0-20 12 30-80 60 84-224 104
Gỗ 1-4 2 15-40 20 128-20 240
Thuỷ tinh 4-16 8 1-4 2 160-480 193,6
Can hộp 2-8 6 2-4 3 48-160 88
Kim loại không thép 0-1 1 2-4 2 64-240 160
Kim loại thép 1-4 2 2-6 3 128-1120 320
Bụi, tro, gạch 0-10 4 6-12 8 320-960 480
Tổng hợp 100 15-40 20 180-420 300
Nguồn: GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ưng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị
Kim Thái, Quản lý chất thải rắn, Nhà xuất bản xây dựng, 2001
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Khối lượng của các thành phần RTSH là rất khác nhau, chiếm tỷ lệ
23
23
cao nhất là giấy (40%), thấp nhất là cao su và da vụn (0,5%).
- Độ ẩm của thành phần RTSH là khác nhau, độ ẩm cao nhất là của chất
thải thực phẩm (70%), thấp nhất là chất dẻo, cao su, thuỷ tinh, kim loại không
thép (2%).
- Khối lượng riêng cao nhất là bụi, tro, gạch (480kg/m
3
), thấp nhất là
chất dẻo và vải vụn (64kg/m

3
).
 Thành phần của rác thải sinh hoạt
Khác với rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một hỗn hợp không
đồng nhất. Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính rất khác biệt trong
thành phần RTSH.
Qua điều tra đánh giá bình quân thì RTSH có các đặc trưng điển hình
như sau:
Bảng 2.3: Thành phần rác thải sinh hoạt
(Tính bình quân/1m
2
rác thải)
Thành phần chất thải Khối Lượng (%)
1. Rau, thực phẩm thừa, chất hưu cơ dễ phân hủy 64,7
2. Cây gỗ 6,6
3. Giấy, bao bì giấy 2,1
4. Plastic khó tái chế 9,1
5. Cao su, đế giầy dép 6,3
6. Vải sợi, vật liệu sợi 4,2
7. Đất đá, beton 1,6
8. Thành phần khác 5,4
Nguồn: Số liệu HOWADICO, tháng 6 – 2002
Qua bảng trên ta thấy, lượng rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ rất cao
(64,7%) và chiếm tỷ lên thấp nhất là đất đá, beton (1,6%) và giấy, bao bì giấy
(2,1%). Điều này rất có lợi cho việc phân loại và phương pháp xử lý, đặc biệt
là sử dụng công nghệ vi sinh.
24
24
2.1.2.2 Tác hại của chất thải rắn
 Tác động lên môi trường

- Môi trường không khí:
Các loại RTSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi
làm ô nhiễm không khí. Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa
phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác thải trong điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (35
o
C và độ ảm 70 – 80%) sẽ có quá trình
biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm môi trường không khí.
Trong RTSH có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của
nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, rác thải hữu cơ phân huỷ và sinh sản ra các
chất khí (CH
4
63,8%, CO
2
33,6% và một số khí khác). Trong đó, CH
4
và CO
2
chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 – 19%) đặc biệt tại các bãi
rác lộ thiên và các khu chôn lấp.
Khối lượng khí phát sinh chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không
khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng
khí phát thải mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp ước tính
30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân huỷ rác mà có thể thoát lên
trên mặt đất mà không chịu bất cứ tác động nào. Bên cạnh hoạt động chôn lấp
việc xử lý rác bằng biện pháp tiêu huỷ cũng làm tăng tình trạng ô nhiễm
không khí.
- Môi trường nước:
Các loại RTSH nếu là rác hữu cơ, trong môi trường nước sẽ được
phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình

khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó là những
sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước.
Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các
hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH
4
, H
2
S,
H
2
O, CO
2
. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc nhất. Bên
cạnh đó còn có rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Các loại RTSH phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong đất
và chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng này.
25
25

×