Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.3 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
**************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG HÓA, HUYỆN KIM BẢNG,
TỈNH HÀ NAM
Tên sinh viên : LÊ THỊ HƯƠNG
Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ
Lớp : K56 - KTC
Niên khóa : 2011-2015
Giáo viên hướng dẫn : TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ
Hà Nội – 2015
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin khẳng định rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại
địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực
hiện đề tài.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật, các Bộ, các Ban,
các Ngành chủ quản, cơ sở đào tạo và hội đồng đánh giá khoa học của trường
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam về kết quả nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Hương
ii


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, Quý thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế & Phát triển
nông thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành chương trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS.Quyền Đình Hà, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện
khóa luận.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam, cùng các cá nhân, tổ chức khác đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung
cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân
thành cảm ơn các hộ sản xuất dưa chuột bao tử tại xã đã cung cấp thông tin số
liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người
thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Hương
iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Xã Đồng Hóa có trục đường chính của huyện chạy qua, với lợi thế về
giao thông nên xã rất có lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tổng diện
tích đất tự nhiên của xã là 910,56 ha trong đó đất SXNN có 599,12 ha, với số
nhân khẩu là 10.874 nhân khẩu trong đó số nhân khẩu nông nghiệp có tới
7.985 nhân khẩu cho thấy nông nghiệp vẫn luôn là nguồn thu chính của người
dân ở xã. Từ khi cây dưa chuột bao tử được đưa vào gieo trồng, dưa chuột
bao tử luôn là cây xuất khẩu ngắn ngày mang lại thu nhập cao cho người dân

tại xã giúp các hộ nông nghèo thì thoát nghèo đủ ăn đủ mặc, còn những hộ đủ
ăn đủ mặc trở lên khá giả và có đồng tiền dư thừa nhiều hơn. Cho thấy việc
phát triển sản xuất dưa chuột bao tử đã đạt được những thành công nhất đinh.
Đóng góp lớn trong nền kinh tế của xã cũng như mang lại thu nhập cao hơn
cho người nông dân giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên phát triển
sản xuất dưa chuột bao tử của xã vần còn những tồn tại và hạn chế nhất định.
Xuất phát từ vấn đề đó, tôi tiến hànnh nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất
dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”
với mục tiêu: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề
về phát triển sản xuất dưa chuột bao tử; (2) Đánh giá thực trạng phát triển sản
xuất dưa chuột bao tử tại xã Đồng Hóa; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử tại xã Đồng Hóa; (4) Đề xuất giải
pháp nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở xã Đồng Hóa, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở
xã Đồng Hóa cho thấy:
Với tổng diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử là 116 ha năm 2014
chiếm 28,50% tỷ trọng cây trồng. Ta thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng
iv
của sản xuất dưa chuột bao tử trong tỷ trọng ngành cây trồng của xã là không
hề nhỏ. Nó đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã.
Diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột bao tử có xu hướng tăng dần
trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012 với diện tích gieo trồng, năng suất và
chất lượng giảm là do biến động của thiên tai gây ra. Lý do có được kết quả
như trên là: Người dân tích cực đầu tư nhiều hơn về chi phí, lao động cho sản
xuất dưa chuột bao tử,xã thực hiện tốt các công tác khuyến nông chuyển giao
kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiến bộ cho người nông dân
Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử chủ yếu dựa vào mức độ
đầu tư nguồn lực của các hộ sản xuất. Nhóm hộ đầu tư nguồn lực lớn hơn đạt
được hiệu quả sản xuất cao hơn, ngược lại nhóm hộ đầu tư ít hơn hiệu quả sản

xuất thấp hơn
Sản xuất dưa chuột bao tử ảnh hưởng bởi các yếu tố: điều kiện thời tiết
khí hậu, sâu bệnh, khoa học công nghệ, thị trường
Từ những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử của
xã Đồng Hóa, đề xuất một số giải pháp: nâng cao năng lực sản xuất dưa chuột
bao tử của hộ, khuyến khích dồn điền đổi thửa tâp trung sản xuất, thực hiện
đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bênh, các giải pháp về chính sách hỗ trợ vốn,
chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Tóm tắt khóa luận
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hộp
Danh mục từ viết tắt
Trang
i
ii
iii
v
ix
x
x
xi

PHẦN1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
1.4.2 Phạm vi về không gian
1.4.3 Phạm vi về thời gian
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.2 Giới thiệu chung về dưa chuột bao tử và phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
2.1.3 Nội dung phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất sản xuất kinh doanh dưa chuột
bao tử
2.2 CƠ SỞ THỤC TIỄN
1
1
4
4
4
4
4
5
5
5
6
6
6
10

15
19
23
vi
2.2.1 Tình hình phát triển ngành hàng rau quả và dưa chuột bao tử trên thế giới
2.2.2 Tình hình phát triển dưa chuột bao tử ở Việt Nam
2.2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Đồng Hóa
3.1.2 Điều kiện dân số xã hội của xã Đồng Hóa
3.1.3 Tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh của các ngành kinh tế của xã Đồng
Hóa
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
ĐỒNG HÓA
4.1.1 Thực trạng chung về sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa
4.1.1.1 Diện tích sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa
4.1.1.2 Sản lượng và năng suất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa
4.1.2 Thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ điều tra
4.1.2.1 Đặc điểm của một số yếu tố đầu vào sử dụng trong sản xuất dưa chuột bao tử
4.1.2.2 Cơ cấu, diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột bao tử của các nhóm hộ
4.1.2.3 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất dưa chuột bao tử của hộ
4.1.2.4 Về kết quả và hiệu quả trong sản xuất dưa chuột bao tử của hộ nông dân

4.1.2.5 Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
4.1.2.6 Những khó khăn trong sản xuất dưa chuột bao tử của hộ nông dân
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA CHUỘT
23
25
28
32
32
32
33
42
44
44
44
46
47
48
51
51
51
51
54
58
58
60
61
68
72
73
vii

BAO TỬ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG HÓA
4.2.1 Điều kiện tự nhiên
4.2.1.1 Đất
4.2.1.2 Thời tiết khí hậu và nước
4.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.2.2.1 Nguồn lực
4.2.2.2 Trình độ năng lực và kỹ thuật trong sản xuất của người nông dân
4.2.2.3 Tiến bộ khoa học và công nghệ
4.2.2.4 Chủ trương chính sách của địa phương và của nhà nước trong việc phát triển
sản xuất dưa chuột bao tử
4.2.2.5 Thị trường
4.2.3 Nhóm nhân tố kỹ thuật và công nghệ
4.2.3.1 Giống
4.2.3.2 Thời vụ gieo trồng
4.2.3.3 Kỹ thuật sản xuất hay chăm sóc
4.2.4 Kết quả điều tra thống kê những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất của
hộ
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA
CHUỘT BAO TỬ Ở XÃ ĐỒNG HÓA
4.3.1 Nâng cao trình độ năng lực và kỹ thuật sản xuất cho người dân
4.3.2 Áp dụng đúng kỹ thuật sản xuất và chăm sóc
4.3.3 Làm tốt khâu chọn giống
4.3.4 Có những biện pháp phòng trừ sâu bênh hại cây trồng
4.3.5 Giải pháp về chính sách
4.3.5.1 Chính sách đất đai
4.3.5.2 Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
4.3.5.3 Chính sách về giá
4.3.6 Một số nhóm giải pháp khác
4.3.6.1 Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho người dân
4.3.6.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng


75
75
75
76
76
76
78
79
79
80
80
80
81
81
81
83
83
84
84
85
86
86
86
87
87
87
87
viii
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với nhà nước
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương
5.2.3 Đối với các hộ sản xuất dưa chuột bao tử
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



89
89
91
91
91
92
93
95

DANH MỤC BẢNG
ix
Bảng
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
4.1
4.2
4.3

4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2014
Tình hình sử dụng đất đai của xã Đồng Hóa qua 3 năm 2012-2014
Tình hình dân số và lao động tại xã Đồng Hóa qua 3 năm 2012-2014
Kết quả sản xuất-kinh doanh của xã Đồng Hóa 3 năm 2012-2014
Các thông tin thứ cấp đã thu thập
Diện tích dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa giai đoạn 2012-
2014
Diện tích dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ trên địa bàn xã Đồng Hóa
giai đoạn 2012-2014
Sản lượng dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa giai đoạn 2012-
2014
Năng suất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa giai đoạn 2012-
2014
Diện tích sản lượng và năng suất dưa chuột bao tử của các hộ điều tra
trên địa bàn xã Đồng Hóa năm 2014
Thông tin chung về hộ điều tra năm 2015
Chi phí sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ điều tra
Chi phí sản xuất dưa chuột bao tử của các nhóm hộ
Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra năm 2014
Giá trị sản xuất dưa chuột bao tử của xã giai đoạn 2012-2014

Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ điều tra
Kết quả và hiệu quả snar xuất dưa chuột bao tử của các nhóm hộ
Bảng cho thấy những đánh giá của hộ về những khó khăn ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
Trang
27
35
41
43
44
51
53
54
55
61
62
64
66
67
68
69
70
82
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
x
Biểu đồ
4.1
4.2
Biểu đồ thể hiện sản lượng dưa chuột bao tử theo mùa vụ giai đoạn
năm 2012- 2014

Biểu đồ thể hiện năng suất dưa chuột bao tử theo mùa vụ giai đoạn
2012- 2014
Trang
57
58
DANH MỤC HỘP
Hộp
4.1
4.2
4.3
4.4
Ý kiến về chi phí đầu tư đầu vào
Ý kiến về lực lượng lao động gia đình
Ý kiến về tập huấn
Ý kiến về giống
Trang
77
77
79
81
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
xi
BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
CC Cơ cấu
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
CN-TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
GO Tổng giá trị sản xuất

GTSX Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
IC Chi phí trung gian
KHKT Khoa học kỹ thuật
L Công lao động
MI Thu nhập hỗn hợp
NN Nông nghiệp
NSXK Nông sản xuất khẩu
NTTS Nuôi trồng thủy sản
NXB Nhà xuất bản
PTBV Phát triển bền vững
PTBVNN Phát triển bền vững nông nghiệp
PTSX Phát triển sản xuất
SL Sản lượng
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TB Trung bình
UBND Ủy ban nhân dân
xii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam được tạo hóa ưu đãi với sự đa dạng về điều kiện sinh thái, cả
về tài nguyên đất cũng như thời tiết, khí hậu và sự phong phú về nguồn quỹ
gen bản địa và kinh nghiệm truyền thống của từng địa phương và đặc biệt là
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên việc sản xuất rau quả ở Việt Nam nói
chung và các vùng sản xuất rau quả truyền thống nói riêng có một số thuận lợi
rất cơ bản, diện tích và sản lượng những năm gần đây có sự gia tăng nhanh
chóng, bình quân tiêu thụ tính trên đầu người đạt và vượt kế hoạch đề ra thậm
chí ngang bằng với các nước tiên tiến trên toàn thếgiới. Tuy nhiên, kết quả
sản xuất rau quả của nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, kim
ngạch xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp và thiếu sự ổn định, chất lượng hàng hoá

cũng như giá trị thu được còn khá thấp và đặc biệt việc áp dụng các công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến sau thu hoạch theo hướng công nghiệp hoá còn bị hạn
chế.
Dưa chuột bao tử là loại rau quả thuộc họ bầu bí có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới ẩm thuộc nam Châu Á. Trong quả dưa chuột bao tử có chứa một
hàm lượng nước rất cao, có tác dụng giải khát, lợi tiểu và cung cấp nhiều
vitamin nên thường được sử dụng trong các món ăn nhẹ như salát, khai vị
hoặc đồ muối chua, đặc biệt nó chứa ít calo nên cũng rất thích hợp cho những
người ăn kiêng, ăn chay. Dưa chuột bao tử giòn, có vị ngọt mát nên kích thích
sự ngon miệng và giúp dễ tiêu hoá, bởi vậy nó là món ăn được ưa thích ở các
nước Nga, Mỹ, châu Âu và Úc. Đặc biệt, đây là loại cây trồng có thời gian
sinh trưởng ngắn 50 - 60 ngày, cho thu hoạch năng suất cao, kỹ thuật trồng
đơn giản. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưa chuột bao tử là cây có giá trị dinh
dưỡng cao, trong quả chứa nhiều vitamin A, B, B6, E… và đặc biệt có nhiều
men tiêu hóa có lợi cho quá trình đồng hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Quy
1
trình chế biến dưa chuột bao tử cũng không phức tạp, có thể tạo ra nhiều loại
sản phẩm khác nhau để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Thêm vào đó nhu
cầu về dưa chuột bao tử rất lớn và ngày càng tăng đã khiến nhiều công ty
quan tâm đến việc kinh doanh loại rau quả này, biến thị trường dưa chuột bao
tử trở thành thị trường cạnh tranh hấp dẫn. Nhận thấy được vai trò của dưa
chuột bao tử nên hơn trục năm trở lại đây đã có nhiều cơ quan, doanh nghiệp
trong và ngoài nước khảo sát nghiên cứu và chọn Việt Nam là nơi sản xuất
dưa chuột bao tử làm nguyên liệu để chế biến cho xuất khẩu sang các nước
như Nhật, Mỹ, Nga và một số nước Đông Âu. Nắm bắt được nhu cầu xuất
khẩu đó Việt Nam đã mạnh dạn trồng loại cây này cho năng suất cao, thị
trường ổn định, và thu được hiệu quả cao hơn so với việc trồng lúa, tăng thu
nhập, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người nông dân. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (2008), hiện
tại dưa chuột bao tử là loại rau quả được trồng nhiều thứ 4 trên thế giới sau cà

chua, rau họ cải bắp và hành tây, Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản
lượng dưa chuột bao tử với tỷ trọng 61% tổng sản lượng dưa chuột bao
tử toàn thế giới. Đứng thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ với tỷ trọng 4,9%, tiếp đó
là Iran (3,8%), Mỹ (3,0%) và Nhật Bản (2,1%).
Hà Nam vốn là một cùng quê nghèo người dân sống chủ yếu từ việc sản
xuất lúa nhưng từ khi cây dưa chuột bao tử được đưa vào trồng thêm vào vụ
đông cuộc sống người dân đã cải thiện hơn rất nhiều vì dưa chuột bao tử đem
lại năng xuất rất cao, thị trường lại luôn được ổn định chứ không giống như
mặt hàng lúa, gạo. Hiện nay cây dưa chuột bao tử được rất nhiều huyện trong
tỉnh lựa chọn làm cây trồng hàng hóa như Lý Nhân, Kim Bảng và Duy Tiên.
Cây dưa chuột bao tử không những giúp người dân trong tỉnh thoát nghèo mà
còn giúp cho người dân trở nên khá giả hơn. Điển hình là huyện Kim Bảng,
cây dưa chuột bao tử đã được gieo trồng ở hầu hết các xã của Huyện, nó đã
2
đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân, đặc biệt là nó đã mang lại
niềm tin, hi vọng mới cho người dân nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Xã Đồng Hóa là xã có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất trong huyện
Kim Bảng với 132 ha và đạt 2.750 tấn dưa chuột bao tử năm 2014 và đã có
những kết quả rất khả quan về trồng dưa chuột bao tử. Tuy dưa chuột bao tử
chỉ được xã đưa vào thử nghiệm gieo trồng được hơn trục năm trở lại đây
nhưng nó đã trở thành cây hàng hóa chủ lực của xã,tổng giá trị sản xuất của
dưa chuột bao tử chiếm 48,49% trong tỷ trọng giá trị sản xuất trong ngành
trồng trọt năm 2014. Cây dưa chuột bao tử đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho người dân và khẳng định vai trò của nó trong nền kinh tế của xã. Chính vì
thế dưa chuột bao tử đã trở thành cây trồng chính trong vụ đông và tiếp tục
mở rộng diện tích gieo trồng cũng như tăng thêm vụ xuân. Đến nay cây dưa
chuột bao tử vẫn được người dân ưa chuộng lựa chọn làm cây trồng chính
trong 2 vụ đông và vụ xuân bởi hiệu quả kinh tế của nó đem lại lớn hơn các
loại cây trồng hàng hóa khác đã được đưa vào thử nghiệm ở xã như: cây ngô
bao tử, cây ớt bao tử và giúp người dân của xã có cuộc sống khá giả hơn. So

với các cây trồng ngắn ngày khác, cây dưa chuột bao tử có nhiều ưu thế như
chi phí cho sản xuất không cao, vòng quay thu hồi vốn nhanh, thời gian thu
hoạch ngắn, bình quân 35 – 40 ngày có thể cho thu hoạch và thời gian thu
hoạch kéo dài từ 60 – 80 ngày. Tuy nhiên cây dưa chuột bao tử cũng không
thể tránh khỏi những khó khăn trong quá trình sản xuất. Đó là những khó
khăn về thời tiết khí hậu- đây là một trong những khó khăn mang yếu tố
khách quan mà đến tận bây giờ vẫn chưa có biện pháp khắc phục hoàn toàn.
Thời tiết khắc nghiệt chính là một trong những nguyên nhân hình thành của
những loại sâu bệnh hại cây trồng vì thế sâu bệnh cũng là một mối đe dọa đến
sự hình thành và phát triển của dưa chuột bao tử. Trình độ năng lực và kỹ
thuật của người nông dân còn thấp cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất dưa chuột bao tử cụ thể như trong các công tác chọn đất và
3
chuẩn bị đất trồng, cách trồng, khoảng cách làm bầu, xử lý hạt, thời điểm phát
bệnh và phun thuốc hóa học. Và còn một số khó khăn của người dân trong
việc tiếp xúc với thông tin về thị trường, khó khăn khi giá cả dưa chuột bao tử
không ổn định… Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; từ đó đề xuất giải
pháp phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trong những năm tới đạt hiệu quả
tốt nhất.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề về phát
triển sản xuất dưa chuột bao tử;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử tại xã
Đồng Hóa;

(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột
bao tử tại xã Đồng Hóa;
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
ở xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên trực tiếp của đề tài là các nông hộ sản xuất dưa
chuột bao tử tại xã Đồng Hóa.
4
- Đối tượng nghiên cứu gián tiếp của đề tài là vấn đề liên quan đến việc
phát triển sản xuất ở xã Đồng Hóa để làm rõ tính lý luận và thực tiễn cho quá
trình hình thành và phát triển sản xuất dưa chuôt bao tử của địa phương.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
- Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa
huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
- Nghiên cứu tình hình thu gom nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu rau quả
ở một số công ty xuất khẩu rau quả của công ty hợp tác với xã.
1.4.2 Phạm vi về không gian
- Đề tài được thực hiện ở các hộ nông dân sản xuất dưa chuột bao tử tại
xã Đồng Hóa, điểm nghiên cứu được thực hiện khảo sát trong 5 thôn của xã
là: Yên Lạc, Lạc Nhuế, Phương Lâm, Đồng Lạc, Phương Xá.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu, tài liệu thứ cấp thu nhập qua 3 năm
(2012– 2014). Số liệu sơ cấp tiến hành điều tra từ tháng 01/ 2015 đến 05/2015
- Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2015 đến
5/2016
5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1.1 Khái niệm phát triển
Theo Torado and Smith (2003): Phát triển được hiểu là một quá trình
nhiều mặt liên quan đến những thay đổi cơ bản trong kết cấu xã hội, những
quan điểm phổ thông thể chế quốc gia cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh,
giảm bất công và giảm nghèo đói. Phát triển về bản chất phải thay đổi về
đồng bộ, trong đó xã hội đảm bảo những những nhu cầu cơ bản, những mong
muốn của cá nhân, các nhóm dân cư trong xã hội đó, chuyển từ trạng thái mà
người dân phải đối mặt với sự thiếu thốn, không thỏa mãn sang trạng thái mà
dân được hưởng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần tốt hơn (Dẫn theo
Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2011)
Theo ngân hàng thế giới thì phát triển bao gồm thuộc tính có liên quan
đến hệ thống giá trị của con người, đó là “Sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về
chính trị và các quyền tự do công nhân để củng cố niềm tin trong cuộc sống
của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng”.
Theo Dương Văn Hiểu và cộng sự (2010): Phát triển bao hàm nghĩa
rộng hơn tăng trưởng, gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Phát triển bao hàm cả
sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế.
Đối với một quốc gia, phát triển được hiểu là ngoài sự tăng lên của sản phẩm
quốc dân do các ngành kinh tế tạo ra mà còn bao hàm cả sự đô thi hóa, sự
tham gia của một dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra sự thay đổi
đó. Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, sự
cải thiện về giáo dục, sức khỏe, đảm bảo sự bình đẳng và quyền của mọi công
dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về tiêu chuẩn
sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường.
6
Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển của xã hội có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái gia tăng về quy mô sản
lượng của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất lượng của
nền kinh tế xã hội đề phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội.

Nói tóm lại: Phạm trù của phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh
thần, phạm trù về hệ thống giá trị con người. Mục tiêu chung của phát triển là
nâng cao các quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công
nhân của mọi người dân.
Phân biệt tăng trưởng với phát triển:
Theo Todaro and Smith (2003): Tăng trưởng là sự gia tăng được thể
hiện ở quy mô và tốc độ. Bản chất của tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về
lượng. Còn phát triển được hiểu là một quá trình nhiều mặt liên quan đến
những thay đổi cơ bản trong kết cấu xã hội, những qua điểm phổ thông, thể
chế quốc gia cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, giảm bất công và giảm
nghèo đói. Về bản chất phát triển phải thể hiện được sự thay đổi đồng bộ,
trong đó xã hội đảm bảo những nhu cầu cơ bản, những mong muốn của các
nhân, các nhóm dân cư trong xã hội đó, chuyển từ trạng thái mà người dân
phải đối mặt với sự thiếu thốn, không thỏa mãn sang trạng thái mà người dân
được hưởng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần tốt hơn (Dẫn theo Nguyễn
Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2011).
Tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng
trưởng có thể là điều kiện cần đối với sự phát triển, nhưng nó chưa phải là
điều kiện đủ. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến suy thoái cả về
kinh tế và xã hội, ngược lại phát triển mà không tăng trưởng thì không tồn tại
trong thực tế (Todaro and Smith, 2003).
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất
Theo quan niệm phổ biến nhất trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá
trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản
7
xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ đầu ra. Trong sản xuất con người
đâu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra
lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải phục vụ cho cuộc
sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ vào trình độ phát triển của lưc

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui cùng cộng sự (1994) thì cho
rằng: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra
của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Theo Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997): Sản xuất là quá trình
phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất)
để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra).
Dương Văn Hiểu và cộng sự (2010) cho rằng: Sản xuất là hoạt động của
con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động
nhằm tạo ra sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Hay nói
cách khác sản xuất là quá trình sử dụng kết hợp các tài nguyên nhằm tạo ra
các sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản xuất
thường bao gồm một hay một số hoạt động như sau:
Hoạt động làm thay đổi hình thái vật chất ở các giai đoạn từ nguyên liệu
thô/ bán thành phẩm đến hoàn thiện.
Hoạt động thay đổi trạng thái của sản phẩm: thông thường đây là quá
trình làm đa dạng sản phẩm thông qua chế biến. Trong nông nghiệp sản phẩm
cuối cùng là nông sản thông qua quá trình chế biến sẽ tạo thành nhiều loại sản
phẩm khác nhau như từ quả dưa chuột bao tử có thể chế biến thành dưa chuột
bao tử đóng hộp…
8
Hoạt động làm thay đổi vị trí sản phẩm qua một giai đoạn thời gian:
thông thường đây là quá trình lưu giữ và bảo quản sản phẩm nhằm làm tăng
giá trị của sản phẩm.
Hoạt động cung cấp dịch vụ: đây là hoạt động vô cùng quan trọng và
không thể thiếu đối với sản xuất. Hoạt động này có tác dụng thúc đẩy sản xuất
phát triển bằn việc thực hiện truyền thông kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất
thông qua hệ thống khuyến nông và khuyến công.
Theo Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân và Tô Đức Hạnh (2007) thì có 3

yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là: sức lao động, đối tượng lao động và
tư liệu lao động.
Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng
trong quá trình lao động. Sức lao động chỉ là khả năng lao động của con
người còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.
Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà con người tác động
vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có hai
loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như khoáng sản, đất, đá, thủy sản
Các đối tượng lao động kiểu này liên quan đến ngành công nghiệp khai thác.
Loại thứ 2 đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó,
ví dụ như thép, phôi, sợi dệt, bông… Loại này là đối tượng lao động của các
ngành công nghiệp chế biến.
Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm đáp ứng nhu cầu con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực
tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là
công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất,và bộ phận trực tiếp hay gián
tiếp cho quá trình sản xuất nhưu nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương
tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết
định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
9
2.1.1.3 Khái niệm về phát triển sản xuất
Dựa trên cơ sở lý luận về sự phát triển kinh tế, chúng ta có thể quan
niệm phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã
hội (dẫn theo Nguyễn Thị Vân Anh, 2013)
Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trò quan trọng
hơn nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng được nâng

cao, đặc biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm
(dẫn theo Nguyễn Thị Vân Anh, 2013)
Trong phát triển sản xuất thì sản xuất hàng hóa là quan trọng nhất. Tuy
vậy không phải bất cứ địa phương nào cũng có điều kiện sản xuất hàng hóa
mà phải tạo ra hoặc lựa chọn những sản phẩm nhất định có thể sản xuất hàng
hóa (dẫn theo Nguyễn Thị Vân Anh, 2013)
2.1.2. Giới thiệu chung về dưa chuột bao tử và phát triển sản xuất dưa
chuột bao tử
2.1.2.1. Giới thiệu vài nét về cây dưa chuột bao tử
Cây dưa chuột ( Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí và là một loại rau
truyền thống. Cây dưa chuột được các nhà khoa học xác nhận có nguồn ngốc
ở Việt Nam, tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm nay. Trong quá trình giao lưu
buôn bán nó được trồng phổ biến sang Trung Quốc và từ đây chúng được
phát triển sang Nhật Bản và châu Âu hình thành dưa chuột quả dài, gai trắng
màu xanh đậm. Nhóm thứ hai mang đặc trưng của vùng nguyên sản được phát
triển sang lục địa Ấn Độ hơn 2000 năm trước. Hiện nay dưa chuột được trồng
khắp nơi, từ xích đạo tới 630 vĩ Bắc (dẫn theo Nguyễn Thực Huy, 2009).
10
Dưa chuột bao tử là loại rau ăn quả, cây rau, nó được trồng nhiều ở
các nước trên thế giới và trở thành loại thực phẩm thông dụng của nhiều
nước. Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX dưa chuột bao tử là cây chiếm vị trí
quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng
cục Hải Quan (2014) Những nước đang dẫn đầu về diện tích gieo trồng và
năng xuất dưa chuột bao tử là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Ai Cập,
Dưa chuột bao tử là một trong những loại dưa chuột nói chung. Dưa
chuột được dùng trong bữa ăn dưới dạng quả tươi, salat, trộn, sào, cắt lát
Còn dưa chuột bao tử không chỉ là có những công dụng như dưa chuột bình
thường mà nó được sản xuất chủ yếu để xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn.
Giống dưa chuột bao tử có rất nhiều loại khác nhau, nhưng mấy năm trở
lại đây giống dưa chuột được sử dụng nhiều nhất là giống dưa Mimoza. Đây

là loại cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, khả năng chống chịu bênh, đặc
biệt là bệnh sương mai, đốm vàng trên lá tố hơn nhiều giống dưa chuột bao tử
cùng loại. Ưu điểm nổi bật của giống Mimoza là quả đồng đều và kích cỡ cho
từng lứa nên dễ thu hái đạt chất lượng cao. Quả dưa màu xanh, thuôn đều nên
ít bị thải loại, không biến màu sau vài ngày thu hoạch như giống Marinda
trước đây; vỏ dầy, đặc ruột, nhiều gai vẫn giữ được sau khi rửa, ăn giòn. Quả
của Mimoza dễ chế biến, mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm sau chế biến cao,
giòn giữ được hương vị đặc trưng, thích hợp cho cả dưa dầm dấm đóng lọ và
dưa muối. Giống đã được nông dân và nhiều nhà máy chế biến chấp nhận
gieo trồng.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây dưa chuột bao tử
Dưa chuột bao tử là cây rau ngắn ngày, một năm có thể trồng 2-3 vụ.
Đây là cây trồng cung cấp nguyên liệu cho chế biến dưa muối đóng lọ xuất
khẩu mang lại HQKT cho cả người sản xuất và người chế biến (dẫn theo
Nguyễn Thực Huy, 2009)
11
Dưa chuột bao tử là một loại cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, khả
năng chống chịu bệnh khá tốt, sức cây bền. Tính từ lúc trồng, đến ngày thứ 30
là cây đã cho thu hoạch, thời gian cho thu hoạch từ 60-80 ngày. Thực tế 3 vụ
sản xuất vừa qua cho thấy năng suất trung bình đạt từ 1,5-1,6 tấn/sào, có hộ
chăm sóc tốt, thu hái kịp thờ đã đạt tới 2,4 tấn/sào. Cây dưa chuột rất khoẻ và
sinh trưởng nhanh, các loại sâu bệnh thường gặp chỉ là sâu đơn thuần như sâu
xám, sâu xanh, sâu vẽ bùa; bệnh thì chỉ phòng ngừa sương mai, chết yểu,
bệnh chết xanh. Kỹ thuật trồng cũng tương đối đơn giản, mọi người dân đều
có thể làm được từ khâu xử lý hạt giống, ngâm ủ hạt, làm bầu, tra hạt vào bầu
và đưa bầu ra ruộng.
2.1.2.3 Tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột bao tử
Dưa chuột bao tử được sản xuất dưới sự kết hợp chặt chẽ giữa hộ nông
dân, cán bộ khuyến nông và nhà thu mua trong việc tập huấn kỹ thuật, triển
khai công nghệ, thông tin tuyên truyền và bao tiêu sản phẩm.

Nguồn dưa bao tử để chế biến chủ yếu lấy từ các hộ nông dân, các trang
trại ở các vùng sản xuất tập trung. Ngoài ra, các công ty tư nhân, tư thương
cũng tham gia tổ chức thu gom nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ dưa bao tử, còn
gọi là xuất khẩu tiểu ngạch.
Trước đây dưa chuột được dùng như loại hoa quả tươi để giải khát là
chủ yếu. Khi thị trường trong nước và thế giới mở rộng, nhu cầu tiêu dùng
ngày càng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay
dưa chuột được dùng trong bữa ăn dưới dạng quả tươi, salát, trộn, sào, cắt lát,
muối chua, đóng hộp trong đó dưa bao tử được đưa vào chế biến rộng rãi ở
các doanh nghiệp chế biến mà sản phẩm chế biến chủ yếu là dưa bao tử muối
đóng lọ thủy tinh xuất khẩu sang các nước như Hà Lan, Bồ Đào Nha,
Campuchia, Singapore. Có thể nói đây là sản phẩm không chỉ mang lại giá trị
kinh tế cao cho ngành chế biến nông sản mà còn là cây đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho ngành trồng trọt giúp người dân có thu nhập cao hơn, cải thiện
12
cuộc sống cho người dân. Hơn nữa, ưu điểm vượt trội của trồng dưa chuột
bao tử là có thể trồng quanh năm đặc biệt là vụ đông muộn, giúp giải quyết
được việc làm thường xuyên khi nông nhàn. Ngoài lợi ích kinh tế trước mắt,
việc trồng dưa bao tử đã giúp người dân quen hơn với sản xuất nông nghiệp
hàng hoá - một điều vô cùng cần thiết khi nông nghiệp nước ta hội nhập. Dưa
bao tử đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn kỹ thuật như kích thước, trọng lượng, màu
sắc… do vậy đỏi hỏi người nông dân phải luôn tuân thủ đúng quy trình canh
tác. Điều này là rất tốt cho những chương trình, dự án nông nghiệp hàng hoá
sẽ được triển khai ở xã trong thời gian tới.
2.1.2.4 Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển sản xuất, chúng ta có thể rút ra khái
niệm về phát triển sản xuất dưa chuột bao tử là sự tăng lên về quy mô, sản
lượng và chất lượng. Hay nói cách khác, phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
bao gồm sự tăng lên về số lượng và chất lượng.
- Sự tăng lên về số lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, khối

lượng sản phẩm.
- Sự tăng lên về chất đó là sự tăng lên về năng suất, chất lượng sản
phẩm, tổng giá trị sản xuất và tăng thu nhập/ đơn vị diện tích dưa chuột bao tử
Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ, phân công lại lao động, phát triển nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ngoài ra, phát triển sản
xuất dưa chuột bao tử còn có những thay đổi tích cực về mặt xã hội như tạo
việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay những
lợi ích về môi trường như cải tạo nguồn tài nguyên đất, không làm suy thoái,
ô nhiễm các nguồn tài nguyên như nước, không khí cũng là biểu hiện của sự
phát triển.
2.1.2.5 Vai trò của phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
13

×