Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 230 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TỪ THÁI GIANG



NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN ðỊA BÀN TỈNH ðĂK LĂK






LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ




Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 62.31.10.01



Người hướng dẫn:
1. TS. NGUYỄN PHÚC THỌ
2. TS. NGUYỄN TẤT THẮNG





HÀ NỘI - 2012
i

LỜI CAM ðOAN

Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên ñịa
bàn tỉnh ðăk Lăk là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong luận án ñã sử
dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn ñã trích dẫn
rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả nghiên cứu ñã ñược trình bày trong luận
án là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học
vị nào, chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học
nào khác!

Tác giả luận án



Từ Thái Giang



ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi ñã nhận ñược sự

quan tâm giúp ñỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn sâu sắc ñến:
- Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn
Kinh tế, Viện ðào tạo Sau ñại học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình
giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này;
- TS. Nguyễn Phúc Thọ và TS. Nguyễn Tất Thắng – những người hướng dẫn
khoa học ñã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu và giúp tôi
trong quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận án;
- Lãnh ñạo UBND tỉnh ðăk Lăk, lãnh ñạo Văn phòng UBND tỉnh ðăk Lăk
và các Sở, ngành của tỉnh;
- Lãnh ñạo UBND huyện, các phòng, ban cấp huyện, người dân ở ñịa bàn
nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê ðăk Lăk ñã
giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình ñiều tra khảo sát thực ñịa và nghiên
cứu ñề tài;
- Bạn bè, ñồng nghiệp ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong việc thu thập tài
liệu và thông tin trong quá trình nghiên cứu.
- Gia ñình ñã ñộng viên và chia sẻ tinh thần những lúc tôi gặp khó khăn trong
quá trình nghiên cứu cho ñến khi tôi hoàn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp ñỡ quý báu của các tập
thể và cá nhân ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi hoàn thành luận án này.

Tác giả luận án



Từ Thái Giang
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i


LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC BIỂU ðỒ xi

DANH MỤC ðỒ THỊ xi

DANH MỤC SƠ ðỒ xi

DANH MỤC HÌNH xii

DANH MỤC HỘP xii

MỞ ðẦU 1

1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3


3.1 ðối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4. Những ñóng góp của luận án về học thuật lý luận và thực tiễn 4

4.1 Về lý luận 4

4.2 Về thực tiễn 4

5. Kết cấu của luận án 4

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CÀ PHÊ BỀN VỮNG 5

1.1

Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất cà phê bền vững 5

1.1.1

Khái niệm, bản chất của phát triển sản xuất cà phê bền vững 5

1.1.2

Vai trò phát triển sản xuất cà phê bền vững 8

1.1.3


ðặc ñiểm phát triển sản xuất cà phê bền vững 10

iv

1.1.4

Nội dung phát triển sản xuất cà phê bền vững 12

1.1.5

Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất cà phê bền vững 18

1.2

Cơ sở thực tiễn của phát triển sản xuất cà phê bền vững 22

1.2.1

Phát triển sản xuất cà phê của một số nước trên thế giới 22

1.2.2

Tình hình phát triển sản xuất cà phê ở Việt Nam 30

1.2.3

Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất cà phê bền
vững ở tỉnh ðăk Lăk 38

Tóm tắt Chương I 39


Chương II. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 41

2.1.1

ðiều kiện tự nhiên 41

2.1.2

ðiều kiện kinh tế, xã hội 47

2.1.3 Kết quả phát triển các ngành kinh tế của tỉnh ðăk Lăk 49

2.1.4

Những thuận lợi và khó khăn về ñiều kiện tự nhiên và kinh tế -
xã hội của tỉnh ðăk Lăk ñối với phát triển sản xuất cà phê của
tỉnh 51

2.2

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 54

2.2.1

Cách tiếp cận 54


2.2.2

Phương pháp nghiên cứu 55

2.3

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 58

2.3.1

Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung về kinh tế của phát triển sản
xuất cà phê bền vững 58

2.3.2

Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung về xã hội của phát triển sản
xuất cà phê bền vững 60

2.3.3

Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung về môi trường của phát triển
sản xuất cà phê bền vững 60

Tóm tắt Chương II 60

Chương III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ
TRÊN ðỊA BÀN TỈNH ðĂK LĂK 62

v


3.1

Thực trạng việc thực hiện các giải pháp cho phát triển sản xuất cà phê
ở tỉnh ðăk Lăk 62

3.1.1

Chủ trương, chính sách phát triển sản xuất cà phê 62

3.1.2

Quy hoạch phát triển sản xuất cà phê 66

3.1.3

ðầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất cà phê 69

3.1.4

Các khâu trong sản xuất cà phê 77

3.1.5

Liên kết và sự tham gia của các tác nhân trong sản xuất cà phê 98

3.1.6

Thị trường và tiêu thụ cà phê 102


3.2

Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 114

3.2.1

Diện tích cà phê 114

3.2.2

Kết quả và hiệu quả của sản xuất cà phê 116

3.2.3

Lao ñộng, việc làm, xóa ñói giảm nghèo và quốc phòng - an ninh 121

3.2.4

Sự thay ñổi, tác ñộng ñến môi trường 124

3.3

ðánh giá về những kết quả ñạt ñược và những tồn tại, hạn chế trong
phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 127

3.3.1

ðánh giá tính bền vững về kinh tế 128

3.3.2


ðánh giá tính bền vững về xã hội 131

3.3.3

ðánh giá tính bền vững về môi trường 131

3.4

Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất cà phê bền vững ở tỉnh
ðăk Lăk 132

3.4.1

ðiều kiện tự nhiên 132

3.4.2

Chính sách phát triển sản xuất cà phê 133

3.4.3

Lao ñộng và chất lượng nguồn lao ñộng sản xuất cà phê 135

3.4.4

Yếu tố ñầu tư cho phát triển sản xuất cà phê 136

3.4.5


Công nghệ sản xuất cà phê 139

3.4.6

Việc tổ chức, liên kết và tham gia của các tác nhân trong sản xuất
cà phê 140

3.4.7

Thị trường, tiêu thụ sản phẩm cà phê 141

Tóm tắt chương III 144

vi

Chương IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤ
T
CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN ðỊA BÀN TỈNH ðĂK LĂK 146

4.1

ðịnh hướng và quan ñiểm phát triển sản xuất cà phê bền vững trên ñịa
bàn tỉnh ðăk Lăk 146

4.1.1

ðịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất cà phê của tỉnh
ðăk Lăk ñến năm 2020 146

4.1.2


Quan ñiểm cho phát triển sản xuất cà phê bền vững ở tỉnh
ðăk Lăk 147

4.2

Một số giải pháp phát triển sản xuất cà phê bền vững trên ñịa bàn tỉnh
ðăk Lăk 148

4.2.1

Bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, chính sách cho phát triển
sản xuất cà phê bền vững 148

4.2.2

Giải pháp về quy hoạch diện tích ñất trồng cà phê 151

4.2.3

Giải pháp về ñầu tư cơ sở hạ tầng 152

4.2.4

Giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chất lượng của nguồn
lao ñộng 154

4.2.5

Giải pháp nhằm củng cố, sắp xếp tổ chức sản xuất 155


4.2.6

Giải pháp cho các khâu trong sản xuất cà phê 157

4.2.7

Giải pháp về ñầu tư công nghệ sản xuất cà phê 164

4.2.8

Giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết, tham gia của các tác
nhân trong sản xuất cà phê 166

4.2.9

Giải pháp về thị trường 167

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 171

1. Kết luận 171

2.

Kiến nghị 172

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ðà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ðẾN
LUẬN ÁN 174

TÀI LIỆU THAM KHẢO 175


PHỤ LỤC 175

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV Bảo vệ thực vật
CFBV Cà phê bền vững
CNH Công nghiệp hóa
CP Chính phủ
ðBDTTS ðồng bào dân tộc thiểu số
FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hiệp quốc
GCN Giấy chứng nhận
GLOBALGAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
HQKT Hiệu quả kinh tế
HTX Hợp tác xã
IPM Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp
KHKT Khoa học kỹ thuật
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
NLN Nông lâm nghiệp
NQTW Nghị quyết Trung ương
NXB Nhà xuất bản
NXBNN Nhà xuất bản Nông nghiệp
NXBTK Nhà xuất bản Thống kê
PTNT Phát triển nông thôn
Qð Quyết ñịnh
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TP.BMT Thành phố Buôn Ma Thuột

TSL Tổng sản lượng
TSSPHH Tỷ suất sản phẩm hàng hóa
TW Trung ương
ViCoFa Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
VietGAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
viii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

1.1. Sản lượng cà phê của một số nước xuất khẩu chính trên thế giới 23

1.2. Sản lượng tiêu thụ của 10 nước tiêu thụ cà phê nhiều nhất

thế giới năm 2008 27

1.3. Chi phí trồng mới và ñầu tư hàng năm cây cà phê và một số cây trồng
khác tại Việt Nam năm 2009 33

1.4. Thị phần xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại 20 nước 36

1.5. So sánh hiệu quả kinh tế cây cà phê với một số cây trồng khác 38

2.1. Tình hình ñất ñai và sử dụng ñất ñai của tỉnh ðăk Lăk 44

2.2. Dân số và lao ñộng của tỉnh ðăk Lăk 47

2.3. Cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ðăk Lăk 48


2.4. Tốc ñộ phát triển và cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh ðăk Lăk (Tính
theo giá so sánh năm 1994) 50

2.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh ðăk Lăk (Tính theo giá
hiện hành) 50

2.6. ðiểm nghiên cứu và ñối tượng ñiều tra 56

2.7. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 57

3.1. Quy họach phát triển sản xuất cà phê tỉnh ðăk Lăk ñến 2010 68

3.2. Nguồn vốn ñầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất cà phê tỉnh ðăk Lăk 70

3.3a. Kết quả ñầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 71

3.3b. Hệ thống thủy lợi cho sản xuất cà phê ở ñịa bàn nghiên cứu 73

3.3c. Hệ thống giao thông ở ñịa bàn nghiên cứu năm 2010 74

3.4. Các dự án ñầu tư chế biến cà phê của tỉnh ðăk Lăk ñến 2010 76

3.5. Tỷ lệ gieo trồng các loại giống cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 78

3.6. Mức sử dụng các loại phân bón cho sản xuất cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 79

3.7. Tỷ lệ cà phê có trồng cây che bóng và trồng xen ở tỉnh ðăk Lăk 81

3.8. Hiệu quả các mô hình trồng xen của tỉnh ðăk Lăk năm 2010 82


3.9. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 84

ix

3.10. Các hình thức tưới nước và nguồn nước tưới cho cà phê ở tỉnh
ðăk Lăk 86

3.11a. Tình hình triển khai chương trình khuyến nông và chuyển giao kỹ
thuật ở tỉnh ðăk Lăk ñến 2010 89

3.11b. Xây dựng vườn nhân chồi và chương trình ghép chồi cải tạo ở tỉnh
ðăk Lăk ñến 2010 90

3.12a. Tỷ lệ quả cà phê chín khi thu hoạch ở tỉnh ðăk Lăk 91

3.12b. Tỷ lệ quả cà phê chín khi thu hoạch tại ñịa bàn nghiên cứu 91

3.13a. Diện tích cà phê cần phải chuyển ñổi, tái canh ở tỉnh ðắk Lắk 94

3.13b. Diện tích cà phê ñã chuyển ñổi và tái canh của tỉnh ðắk Lắk 95

3.14a. Tình hình triển khai chương trình cà phê có chứng nhận ở tỉnh ðăk
Lăk ñến 2010 97

3.14b. Ví dụ về lợi ích sản xuất cà phê theo UTZ 97

3.15. Mức ñộ tham gia liên kết của các tác nhân trong sản xuất cà phê ở
tỉnh ðăk Lăk 99

3.16. ðánh giá ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức của các tác

nhân sản xuất cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 101

3.17. Tình hình thu mua cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 103

3.18. Tình hình thu mua cà phê xuất khẩu của các doanh nghiệp ở tỉnh ðăk
Lăk năm 2010 106

3.19. Thị trường các nước xuất khẩu cà phê chủ yếu của tỉnh ðăk Lăk
năm 2010 107

3.20. Tình hình xuất khẩu cà phê của tỉnh ðắk Lắk 108

3.21. Các loại cà phê xuất khẩu của tỉnh ðăk Lăk 108

3.22. Tình hình tiêu thụ cà phê nội ñịa của tỉnh ðắk Lắk 109

3.23. Giá bán bình quân cà phê nhân của tỉnh ðăk Lăk 111

3.24a. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của tỉnh ðăk Lăk 114

3.24b. Diện tích cà phê tại ñịa bàn nghiên cứu 115

3.25. Diện tích và năng suất cà phê ở các nhóm hộ ñiều tra năm 2010 116

x

3.26. Hiệu quả kinh tế hộ sản xuất cà phê theo quy mô diện tích năm 2010 118

3.27. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của doanh nghiệp ở tỉnh
ðăk Lăk 120


3.28. Tình hình lao ñộng, việc làm trong sản xuất cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 122

3.29. Tình hình hộ nghèo ở tỉnh ðăk Lăk 123

3.30. Tỷ lệ hộ nghèo của hộ sản xuất cà phê tại ñịa bàn nghiên cứu năm 2010 124

3.31a. Nguồn phát sinh chất thải trong sản xuất cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 125

3.31b. Nguồn gây tác ñộng không có liên quan ñến chất thải trong sản xuất
cà phê ở tỉnh ðăk Lăk 126

3.32. Mức ñộ ảnh hưởng của ñiều kiện tự nhiên ñến sản xuất cà phê 133

3.33. Trình ñộ học vấn của các hộ sản xuất cà phê 136

xi

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT
Tên biểu ñồ
Trang


1.1. Sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 1990 ñến 2010 32

1.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam 35

2.1. Lượng mưa và nhiệt ñộ theo tháng (năm 2010) 46


3.1. Diện tích cà phê thanh lý và trồng mới ñến năm 2010 96

3.2. Tỷ lệ thu mua sản phẩm của các ñối tượng thu mua 104

3.3. Thực hiện chính sách tạm trữ cà phê của ðăk Lăk vụ 2009 - 2010 134

3.4. Nhận ñịnh bên mua hay ép giá mua cà phê 142



DANH MỤC ðỒ THỊ

STT
Tên ñồ thị
Trang


1.1. Giá cà phê Robusta Việt Nam từ năm 1990 ñến 2010 34

3.1. Diễn biến giá xuất khẩu cà phê tỉnh ðăk Lăk và Việt Nam 113



DANH MỤC SƠ ðỒ

STT
Tên sơ ñồ
Trang



2.1. Khung phân tích phát triển sản xuất cà phê bền vững ở tỉnh ðăk Lăk 55

3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm cà phê của tỉnh ðăk Lăk 110







xii

DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang


2.1. Vị trí của tỉnh ðắk Lắk tại Việt Nam và vùng Tây Nguyên 41

2.2. Bản ñồ hành chính tỉnh ðăk Lăk năm 2010 42

2.3. Bản ñồ phân loại ñất của tỉnh ðắk Lắk năm 2010 45



DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang


1.1. Vai trò của thị trường nội ñịa tiêu thụ cà phê 28


3.1. Cho dù lúc thu hoạch giá cả cao hay thấp, nông dân chúng tôi ñều
phải bán cho các ñại lý, lái buôn 103

3.2. Hiện nhà tôi chỉ còn 5 sào, do diện tích nhỏ nên tôi không ñầu tư các
phương tiện cho việc sản xuất chế biến cà phê 116

3.3. Nhờ áp dụng chăm sóc hợp lý, ñầu tư ñầy ñủ cùng với trồng xen sầu
riêng, hàng năm thu về khoảnng 40-80 triệu ñồng 117

3.4. Chỉ có 01 ha, nhưng năm nào gia ñình cũng thu ñược trên 3,5 tấn cà phê 117

3.5. Doanh nghiệp sản xuất cà phê phải ñảm nhận trách nhiệm xã hội 121

3.6. Số vụ mất trộm tăng nhanh chóng, gây thiệt hại khá nghiêm trọng
cho bà con nông dân 124

3.7. Ngân hàng chỉ cho vay 20 triệu ñồng, không ñủ mua phân bón, thuốc
sâu v.v nên ảnh hưởng ñến sản xuất của hộ 138

3.8. Cần có cơ chế ñặc thù về vốn vay cho các doanh nghiệp trong nước
ñủ sức cạnh tranh trong việc thu mua xuất khẩu cà phê 139

3.9. Tổ chức liên kết các hộ sản xuất lại với nhau ñể sản xuất… 140

3.10. Nếu muốn xuất khẩu thì phải chấp nhận lỗ… 142

3.11. Phải có sự hợp tác giữa các nước trồng cà phê lớn 143

3.12. Sản lượng cà phê tiêu thụ tại Việt Nam khá thấp 144


1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cà phê ñược ñánh giá là một trong những cây trồng chủ ñạo của nông
nghiệp Việt Nam. Sản xuất cà phê ñóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội của một số ñịa phương, ñặc biệt là ñối với các tỉnh vùng Tây Nguyên.
Về lịch sử phát triển về sản xuất cà phê ở Việt Nam thì cây cà phê ñầu tiên ñược
ñưa vào Việt Nam từ năm 1870 và cho ñến ñầu thế kỷ 20 mới ñược trồng ở một
số ñồn ñiền của người Pháp. Trong khoảng 20 năm gần ñây, ngành cà phê nước
ta ñã có những bước phát triển nhanh vượt bậc cả về diện tích, năng suất và sản
lượng. Sự phát triển ñó ñược thể hiện từ chỗ không có tên trên bản ñồ cà phê thế
giới, ngày nay Việt Nam ñã có tới trên 500.000 ha diện tích trồng cà phê, sản
lượng xuất khẩu ñạt hơn 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu ñạt xấp xỉ 2 tỷ
USD/năm và giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao ñộng.
ðắk Lắk ñược xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam, với diện tích trồng cà
phê lớn nhất so với các tỉnh trong cả nước (ñến năm 2010 có hơn 190.000 ha, chiếm
khoảng 40% tổng diện tích cà phê của cả nước), sản lượng trung bình ñạt khoảng
400 ngàn tấn/năm (chiếm trên 30% sản lượng cà phê cả nước), kim ngạch xuất khẩu
cà phê ñạt xấp xỉ 600 triệu USD/năm (chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của
toàn tỉnh). Cà phê giữ vị trí ñặc biệt quan trọng ñối với phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh (hàng năm ñóng góp trên 40% GDP).
Bên cạnh những thành tựu, ñóng góp ở trên thì sản xuất cà phê của Việt
Nam, cụ thể là sản xuất cà phê của tỉnh ðăk Lăk cũng còn nhiều tồn tại và hạn chế
ñó là: Quy hoạch phát triển sản xuất cà phê còn chưa tốt, vẫn còn nhiều nơi trồng
cà phê phân tán, nhỏ lẻ, khó khăn cho quản lý chỉ ñạo sản xuất; Cơ sở hạ tầng,
máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, chế biến yếu kém, lạc hậu; Trình ñộ của
lao ñộng sản xuất cà phê thấp, không ñồng ñều; Một số nội dung về sản xuất chưa

ñược quan tâm; Việc tổ chức, quản lý sản xuất còn nhiều bất cập; Sự liên kết giữa
các tác nhân trong quá trình sản xuất còn kém bền vững, kém hiệu quả; Chất
2

lượng sản phẩm cà phê kém so với yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước;
Hiệu quả kinh tế còn thấp; Khi nhu cầu tiêu dùng cà phê tăng thì người sản xuất
mở rộng diện tích, và ngược lại thì họ phá bỏ cây cà phê ñể chuyển sang cây trồng
khác; ðời sống của người sản xuất cà phê còn bấp bênh; Môi trường sinh thái bị
tàn phá nghiêm trọng v.v Vì vậy, làm thế nào ñể phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh
ðăk Lăk ñược bền vững là câu hỏi cần ñược trả lời. ðây cũng là ñòi hỏi bức xúc
của các Bộ ngành, ðảng bộ, Ủy ban nhân dân, các ban ngành của tỉnh ðăk Lăk và
các nhà nghiên cứu cần quan tâm giải quyết.
Từ trước ñến giờ ñã có nhiều nghiên cứu liên quan ñến phát triển bền
vững, sản xuất cà phê. United Nation, 2007 [83] ñã chỉ ra một số vấn ñề lý luận
về phát triển bền vững. Một số các nhà khoa học trong và ngoài nước như Gerard
Greenfield, 2002 [75], Nestor Osorio, 2010 [78], World Bank, 1998 [85] Brian
Martell, 2003 [72], Erin Sue Smith, 2010 [73], Dave D’Haeze, 2005 [18], Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009 [8], Trần Thị Quỳnh Chi, 2006 [11],
Nguyễn Văn Hoàng, 2005 [25], Vân Thành Huy, 2008 [26], Phí Văn Kỷ và cộng
sự, 2000 [27]… cũng ñã nghiên cứu, phân tích về một số nội dung cụ thể trong
sản xuất cà phê ở trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh ñó, cũng ñã có những
nghiên cứu về giải pháp cho phát triển sản xuất cà phê như của Lê Ngọc Báu,
2008 [4], Bùi Quang Bình, 2006 [5], Cục Trồng trọt, 2010 [16], Nguyễn Duy
Thịnh, 2008 [50], Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, 2010 [69]…Tóm
lại, hầu hết các nghiên cứu ở trong và ngoài nước ñều mới chỉ tập trung vào làm
rõ một số vấn ñề lý luận về phát triển bền vững, những vấn ñề cụ thể về sản xuất,
giải pháp cho phát triển cà phê ở một số nơi trong và ngoài nước, mà chưa
nghiên cứu nào ñề cập, phân tích, trả lời câu hỏi làm thế nào ñể phát triển sản
xuất cà phê ở tỉnh ðăk Lăk ñược bền vững, qua ñó nhằm nâng cao vị thế của sản
xuất cà phê Việt Nam trên thế giới.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài
“Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên ñịa bàn tỉnh ðăk Lăk”.
3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng phát triển sản xuất cà phê bền vững trên ñịa bàn tỉnh
ðăk Lăk, chỉ ra những kết quả ñạt ñược và những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở phân
tích ñó, ñề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên
ñịa bàn tỉnh ðăk Lăk trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn ñề lý luận và thực tiễn về
phát triển sản xuất cà phê bền vững.
- Phân tích thực trạng, chỉ ra những kết quả ñạt ñược và những tồn tại, hạn
chế, những yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất cà phê bền vững ở ñịa bàn tỉnh
ðăk Lăk.
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên
ñịa bàn tỉnh ðăk Lăk trong thời gian tới.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là các giải pháp phát triển sản xuất cà phê
bền vững, tập trung chủ yếu vào các nội dung về kinh tế, xã hội, môi trường trong
sản xuất cà phê trên ñịa bàn tỉnh ðăk Lăk.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
ðề tài nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê (giới hạn ở cà phê nhân) bền
vững trên ñịa bàn tỉnh ðăk Lăk.
- Phạm vi không gian:
ðề tài nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên ñịa bàn tỉnh
ðăk Lăk.

- Phạm vi về thời gian
+ Thời gian nghiên cứu: từ 2009 - 2011
+ Thời gian lấy số liệu: từ 2000 - 2010
4

4. Những ñóng góp của luận án về học thuật lý luận và thực tiễn
4.1 Về lý luận
Luận án ñã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn ñề lý luận về phát triển
sản xuất cà phê bền vững trên các khía cạnh: khái niệm và bản chất phát triển sản xuất cà
phê bền vững, vai trò của phát triển sản xuất cà phê bền vững, ñặc ñiểm phát triển sản
xuất cà phê bền vững, nội dung phát triển sản xuất cà phê bền vững, các yếu tố ảnh
hưởng ñến phát triển sản xuất cà phê bền vững và vận dụng vào nghiên cứu phát triển
sản xuất cà phê bền vững tại tỉnh ðăk Lăk.
Luận án phân tích thực trạng việc thực hiện các giải pháp cho phát triển sản
xuất cà phê ở tỉnh ðăk Lăk theo các nội dung phát triển bền vững; ñánh giá tính bền
vững về kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển sản xuất cà phê; và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất cà phê bền vững ở tỉnh ðăk Lăk. Từ ñó ñề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cà phê bền vững ở tỉnh ðăk Lăk phù
hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.
4.2 Về thực tiễn
Luận án ñã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung phát triển
bền vững của các nước Brazil, Ấn ðộ, Kenya, Colombia, Uganda, cũng như của Việt
Nam nói chung và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất cà phê bền
vững ở tỉnh ðăk Lăk.

5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và kiến nghị luận án ñược phân thành 4 chương
với nội dung như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cà phê bền vững.
Chương II: ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu.

Chương III: Thực trạng phát triển sản xuất cà phê trên ñịa bàn tỉnh ðăk Lăk.
Chương IV: Một số giải pháp phát triển sản xuất cà phê bền vững trên ñịa bàn tỉnh
ðăk Lăk.

5

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG

1.1 Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất cà phê bền vững
1.1.1 Khái niệm, bản chất của phát triển sản xuất cà phê bền vững
1.1.1.1 Khái niệm phát triển sản xuất cà phê bền vững
* Khái niệm về phát triển
Phát triển ñược hiểu là một phạm trù triết học dùng ñể chỉ quá trình vận
ñộng tiến lên từ thấp ñến cao, từ ñơn giản ñến phức tạp, từ kém hoàn thiện ñến
hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình ñó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, ñưa tới
sự ra ñời của cái mới thay thế cái cũ. Quan ñiểm này cũng cho rằng, sự phát triển
là kết quả của quá trình thay ñổi dần dần về lượng dẫn ñến sự thay ñổi về chất, là
quá trình diễn ra theo ñường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự
vật ban ñầu nhưng ở cấp ñộ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và cộng sự, 2009[31]).
* Khái niệm về phát triển sản xuất
Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất:
Phát triển sản xuất là quá trình vận ñộng của ñối tượng sản xuất tiến lên từ thấp
ñến cao, từ ñơn giản ñến phức tạp, từ kém hoàn thiện ñến hoàn thiện hơn, nó cũng
bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt chất của sản xuất”.
* Khái niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế ñược hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế ñược xem như là quá trình biến ñổi cả về lượng và về chất; nó là

sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn ñề về kinh tế và xã
hội ở mỗi quốc gia (Phạm Ngọc Linh, 2008 [32]).
Quá trình biến ñổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế
và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một ñầu người; Sự biến ñổi về chất kinh tế
là sự biến ñổi theo ñúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến ñổi ngày càng tốt hơn
trong các vấn ñề xã hội.
6

Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là
tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo ñói, suy dinh
dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận ñến các dịch vụ y tế,
nước sạch, trình ñộ dân trí giáo dục của quảng ñại quần chúng nhân dân v.v Hoàn
thiện các tiêu chí trên là sự thay ñổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
* Khái niệm về phát triển bền vững
Vào những năm cuối của thế kỷ XX do sự bùng nổ về dân số, sự phát
triển vượt bậc về kinh tế, nên con người khai thác và sử dụng quá mức làm
cạn kiệt nguồn lực, hủy hoại môi trường ñến mức báo ñộng. Trước bối cảnh ñó
cụm từ “Phát triển bền vững” ra ñời. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện
lần ñầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn Thế giới” (công
bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế -
IUCN) với nội dung rất ñơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ
chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu
của xã hội và sự tác ñộng ñến môi trường sinh thái học”. Quan ñiểm, khái
niệm này (chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên và bảo ñảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát
triển) ñược phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là
báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế
giới - WCED của Liên Hợp Quốc. Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là
sự phát triển có thể ñáp ứng ñược những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại ñến những khả năng ñáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương

lai”(WCED, 1987 [84]).
Nhìn nhận về phát triển bền vững dưới góc ñộ kinh tế - xã hội thuần túy,
Robert Goodland và George Ledec, 1987 [81] ñã khẳng ñịnh phát triển bền vững là
“mô hình chuyển ñổi kinh tế - xã hội và cấu trúc nhằm tối ưu hoá các lợi ích có giá
trị ở hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng của nó trong tương lai”.
Nhìn nhận phát triển bền vững dưới góc ñộ chung, phát triển bền vững là
nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.
7

Phát triển bền vững cần ñược ñề cập một cách ñầy ñủ hơn. Bên cạnh yếu tố môi
trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội ñược ñặt ra với ý nghĩa
quan trọng. Tại hội nghị Thượng ñỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 các nhà khoa học ñã thống nhất xác
ñịnh: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý,
hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn
ñề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí ñể ñánh giá sự phát triển bền vững là sự
tăng trưởng kinh tế ổn ñịnh; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường sống”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: “phát triển bền vững là quá trình phát
triển cần sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với
thực hiện tốt các vấn ñề xã hội và môi trường. Sự phát triển ñó ñòi hỏi phải ñáp
ứng ñược những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại ñến những khả
năng ñáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
* Khái niệm về phát triển sản xuất cà phê bền vững
Từ khái niệm về phát triển bền vững ở trên, kết hợp với ñặc ñiểm của phát
triển sản xuất cà phê, chúng ta có thể ñưa ra khái niệm về phát triển sản xuất cà phê
bền vững như sau: “Phát triển sản xuất cà phê bền vững là quá trình phát triển cần
sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện
tốt các vấn ñề xã hội và môi trường trong sản xuất cà phê. Sự phát triển ñó ñòi hỏi

phải ñáp ứng ñược những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại ñến những
khả năng ñáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai của sản xuất cà phê”.
1.1.1.2 Bản chất của phát triển sản xuất cà phê bền vững
Từ khái niệm về phát triển sản xuất cà phê bền vững, chúng ta có thể hiểu
bản chất của phát triển sản xuất cà phê bền vững là phát triển sản xuất cà phê phải
ñảm bảo sự ổn ñịnh về kinh tế, xã hội, môi trường, ñòi hỏi phải ñáp ứng ñược
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại ñến những khả năng ñáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai của sản xuất cà phê.
8

1.1.2 Vai trò phát triển sản xuất cà phê bền vững
1.1.2.1 Giúp cho sản xuất kinh doanh cà phê ñược ổn ñịnh
Sản xuất kinh doanh cà phê ñóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
ñặc biệt là ñối với những vùng chuyên canh cà phê, ñiều ñó ñược thể hiện qua giá
trị kinh tế của nó. Phát triển sản xuất cà phê bền vững sẽ ñem lại hiệu quả kinh tế
ngày càng cao cho các tác nhân tham gia, ñể từ ñó ổn ñịnh và phát triển sản xuất
kinh doanh cà phê, ñóng góp vào sự phát triển cho kinh tế của ñịa phương và cả
nước (Gerard Greenfield, 2002 [75]).
1.1.2.2 Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh cà phê
Mục ñích cuối cùng của sản xuất kinh doanh cà phê là ñem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất, trong khi ñó quá trình sản xuất kinh doanh cà phê chịu sự tác ñộng của nhiều
yếu tố, trong ñó thị trường tiêu thụ và giá cà phê tác ñộng rất lớn. ðiều kiện thuận lợi là
khi người sản xuất sau khi thu hoạch vẫn giữ ñược sản phẩm ñể chờ bán trong những
thời ñiểm giá cà phê tăng cao sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất, và ngược lại do ñiều kiện
khó khăn nên người sản xuất phải lo bán vội sản phẩm khi giá còn ở mức thấp, từ ñó sẽ
làm giảm thu nhập của người sản xuất. Do ñó, phát triển sản xuất cà phê ổn ñịnh và bền
vững sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh cà phê.
1.1.2.3 Giúp cho hộ sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê có thu
nhập ổn ñịnh
Giá trị tạo ra từ cây cà phê là nguồn thu nhập chính của các hộ sản xuất và

các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kinh doanh cà phê và nguồn thu ngoại tệ từ
xuất khẩu cà phê là nguồn thu rất quan trọng ñối với các ñịa phương có diện tích
trồng cà phê lớn (trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh vùng Tây Nguyên thì
giá trị xuất khẩu của cà phê luôn chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của
vùng) (ðinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa, 2009 [2]; Bùi Quang Bình, 2006 [5];
Nguyễn Hồng Cử, 2010 [17]). Do ñó, phát triển sản xuất cà phê bền vững sẽ có vai
trò tạo nguồn thu nhập ổn ñịnh cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh cà phê. Tuy nhiên, ñiều ñó cũng cho thấy nền kinh tế của các ñịa phương này
phụ thuộc quá nhiều vào ngành sản xuất này và sự phát triển sản xuất cà phê bền
9

vững cũng ảnh hưởng trực tiếp ñến sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của
toàn vùng (Trường ðại học Kinh tế quốc dân, 2006 [60]; Trần Thị Bích Hằng,
2009 [21]; Phan Sỹ Hiếu, 2004 [24]).
1.1.2.4 Tạo ra, ổn ñịnh công ăn việc làm cho lao ñộng nông nghiệp và góp phần
xóa ñói giảm nghèo một cách bền vững
Một trong những nhiệm vụ ñược ưu tiên hàng ñầu ở các tỉnh Tây Nguyên là
phát triển cây cà phê, cây trồng có lợi thế, thế mạnh của vùng. Phát triển sản xuất cà
phê bền vững góp phần ñịnh canh ñịnh cư cho ñồng bào dân tộc thiểu số, tạo và giải
quyết việc làm cho người lao ñộng, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá ñói
giảm nghèo… (Nguyễn ðình Long, Nguyễn Tiến Mạnh và cộng sự, 1999 [30]).
Thực tế phát triển sản xuất cà phê không những tạo việc làm ổn ñịnh cho lao ñộng
trực tiếp sản xuất cà phê, mà còn giải quyết việc làm cho hàng loạt lao ñộng trong
vùng (ñến năm 2010, ngành hàng cà phê ñã tạo việc làm cho gần 300 nghìn lao
ñộng trực tiếp và 200 nghìn lao ñộng gián tiếp của tỉnh ðăk Lăk). Tuy nhiên có một
số nơi cây cà phê ñã không mang lại kết quả như mong muốn. Người sản xuất
không ñủ vốn và cả kỹ thuật chăm sóc, vườn cà phê còi cọc không cho năng suất,
kết quả và hiệu quả như mục tiêu kế hoạch ñề ra, thậm chí cũng có những nơi cà
phê phải hủy bỏ hàng loạt. Vì vậy, phát triển sản xuất cà phê bền vững sẽ tạo ra và
ổn ñịnh công ăn việc làm cho lao ñộng nông nghiệp và góp phần xoá ñói giảm

nghèo bền vững (Ủy ban Nhân dân tỉnh ðăk Lăk, 2007, 2011 [66] [67]).
1.1.2.5 Góp phần cải thiện môi trường
Một yếu tố hết sức quan trọng và là ñiều kiện cần thiết trong phát triển sản
xuất cà phê là nguồn nước ñể tưới cà phê vào mùa khô. ðảm bảo nguồn nước tưới
và lượng nước tưới hợp lý, kết hợp với các biện pháp canh tác, bón phân và sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật ñúng quy trình kỹ thuật… sẽ là những ñiều kiện cần thiết, cơ
bản ñể cây cà phê cho năng suất, chất lượng cao. Phát triển sản xuất cà phê bền
vững sẽ góp phần làm tăng ñộ che phủ ñất, chống xói mòn ñất, tái tạo và duy trì
nguồn nước, cải thiện môi trường ñất, nước, không khí và góp phần ñiều tiết tiểu
vùng khí hậu (Trần Văn Chử, 2004 [12]) .
10

1.1.2.6 Góp phần ổn ñịnh trật tự an toàn xã hội và an ninh – quốc phòng
Cà phê là cây trồng chỉ thích nghi ñối với những vùng nhất ñịnh, có thể trồng
ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Nghệ An nhưng ñặc biệt phù hợp ñối với các tỉnh
Tây Nguyên. Các tỉnh này có chung ñường biên giới với nhiều quốc gia láng giềng,
an ninh - quốc phòng khá phức tạp. Dân cư sống ở vùng này chủ yếu là ñồng bào
dân tộc thiểu số và dân di cư từ mọi miền ñất nước. Nhận thức và sự hiểu biết của
các tộc người rất khác nhau, dân tộc thiếu số thường trình ñộ dân trí thấp, trình ñộ
canh tác lạc hậu, mức sống thường thấp hơn so với người kinh di cư từ nơi khác
ñến. Do vậy, họ dễ bị kẻ xấu kích ñộng gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội. Phát triển sản xuất cà phê bền vững, nhất là ở các tỉnh thuộc vùng biên giới
thì bên cạnh các vấn ñề kinh tế, xã hội, môi trường cũng cần phải quan tâm ñặc biệt
ñến việc ổn ñịnh trật tự ATXH và an ninh - quốc phòng biên giới phía Tây nước ta
(Tỉnh ủy ðăk Lăk, 2008 [55]).
1.1.3 ðặc ñiểm phát triển sản xuất cà phê bền vững
1.1.3.1 Phát triển sản xuất cà phê bền vững gắn với ñặc ñiểm phát triển cây công
nghiệp dài ngày
Cà phê là cây trồng công nghiệp dài ngày, có chu kỳ sinh trưởng và phát
triển khá dài (khoảng từ 20 - 25 năm), 4 năm ñầu là thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Cây cà phê thích nghi trồng ở những vùng ñất ñỏ Bazan, tầng canh tác dày và
chịu chi phối chặt chẽ bởi nhiều yếu tố về ñịa hình, thời tiết, khí hậu. Không
giống như một số cây trồng công nghiệp khác, cây cà phê chỉ cho trái thu hoạch
mỗi năm một lần, diễn ra vào khoảng ñầu tháng 11 ñến cuối tháng 12. Mặt
khác, cây cà phê rất mẫn cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi biến ñộng của thời tiết
như hạn hán, sâu bệnh,… Một ñặc ñiểm khác nữa là thông thường thì cây cà
phê cứ năm này cho năng suất cao thì năm sau cho năng suất thấp xen kẽ nhau
(Lê Ngọc Báu, 2005 [3]). Do vậy, việc phát triển sản xuất cà phê bền vững
ngoài yếu tố về thời tiết, khí hậu, ñất ñai thì phát triển sản xuất cà phê muốn
bền vững hay không thì cần phải ñặc biệt chú ý ñến chu kỳ sinh trưởng và phát
triển của cây cà phê.
11

1.1.3.2 Phát triển sản xuất cà phê bền vững gắn với ñặc ñiểm của sản phẩm mang
tính hàng hóa cao
ðể ñảm bảo tính ổn ñịnh, chắc chắn trên thị trường thì phải xác ñịnh ñược
chính xác nhu cầu của thị trường và biến ñộng của giá cả. Tình trạng bị ñộng về sản
xuất cũng như tiêu thụ là một ñặc ñiểm chưa khắc phục ñược của ngành cà phê:
Người sản xuất chỉ biết sản xuất mà không biết ñược ñược khả năng tiêu thụ; người
kinh doanh chỉ biết ñến mùa vụ là thu mua mà không biết ñược xu thế diễn biến của
giá cả. Trong khi ñó, phần lớn sản phẩm cà phê sản xuất ra là ñể bán, ñể xuất khẩu.
Do ñó, phát triển sản xuất cà phê bền vững phải gắn với ñặc ñiểm của sản phẩm
mang tính hàng hóa cao, và có tính cạnh tranh mạnh trước sự biến ñộng của thị
trường (Phí Văn Kỷ và cộng sự, 2000 [27]).
1.1.3.3 Phát triển sản xuất cà phê bền vững cần phải gắn kết chặt chẽ giữa sản
xuất, chế biến và tiêu thụ
Các hoạt ñộng tạo ra sản phẩm cà phê (cà phê nhân) bao gồm cung cấp ñầu
vào, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cà phê là một ngành có tính thương
mại hóa cao nên phát triển sản xuất cà phê bền vững phụ thuộc lớn vào khả năng
tham gia chuỗi giá trị của các tác nhân tham gia trong các khâu sản xuất, chế biến

cho ñến tiêu thụ. Thực hiện sản xuất tốt nhưng các khâu chế biến và tiêu thụ thiếu
gắn kết và yếu kém sẽ làm giảm chất lượng và giá trị sản phẩm cà phê, hiệu quả
kinh tế thấp, làm giảm tính bền vững trong quá trình phát triển sản xuất cà phê. Do
ñó, ñể phát triển sản xuất cà phê bền vững, cần phải tăng cường sự gắn kết giữa
những người sản xuất với nhau và với nhà thu mua, chế biến, kinh doanh trong sản
xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
1.1.3.4 Phát triển sản xuất cà phê bền vững cần phải gắn kết với ñiều kiện, ñặc
ñiểm kinh tế, chính trị - xã hội và môi trường của ñịa bàn nghiên cứu
Nét ñặc trưng trong sản xuất cà phê là ñòi hỏi thâm canh cao ñộ, ñược ñầu tư
cao về phân bón, nước tưới và kỹ thuật chăm sóc vườn cây… ðể ñạt ñược năng suất
cao, tuy nhiên cần phải ñạt ñược tính ổn ñịnh. Bên cạnh ñó, sản xuất cà phê không
chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về chính trị - xã hội, sự sụt
giảm trong sản xuất cà phê sẽ ảnh hưởng ñến thu nhập của người dân, tăng tỷ lệ
12

nghèo, bất bình ñẳng, phần nào ảnh hưởng ñến môi trường, kể cả các vấn ñề về trật
tự ATXH và an ninh - quốc phòng, và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Do ñó, phát
triển sản xuất cà phê bền vững cần phải gắn kết với ñiều kiện, ñặc ñiểm kinh tế,
chính trị - xã hội và môi trường trên ñịa bàn.
1.1.4 Nội dung phát triển sản xuất cà phê bền vững
Từ khái niệm, bản chất, vai trò và ñặc ñiểm, cũng như xuất phát từ các vấn
ñề thuộc nội dung kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển sản xuất cà phê bền
vững sẽ cung cấp cho chúng ta nội dung của phát triển sản xuất cà phê bền vững.
Nội dung cụ thể của phát triển sản xuất cà phê bền vững bao gồm: Về kinh tế: Chủ
trương, chính sách cho phát triển sản xuất cà phê, Quy hoạch và quản lý quy hoạch,
ñầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, liên kết và sự tham gia của các tác nhân, thị trường
và tiêu thụ, kết quả và hiệu quả về kinh tế trong phát triển sản xuất cà phê; Về xã
hội: Kết quả và hiệu quả về xã hội của phát triển sản xuất cà phê; Về môi trường:
Kết quả và hiệu quả về môi trường của phát triển sản xuất cà phê.
1.1.4.1 Chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất cà phê

Các chủ trương, chính sách như về nông nghiệp, ñầu tư, khuyến nông, liên
kết, thị trường … của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương ñến ñịa
phương có tác ñộng trực tiếp và sâu sắc ñến ngành nông nghiệp nói chung, trong ñó
có ngành cà phê. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, ñồng bộ, ñáp ứng
ñược yêu cầu sẽ tạo ñiều kiện thúc ñẩy các hộ/trang trại và các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh cà phê phát triển. Chủ trương, chính sách ñúng sẽ tạo sự tin tưởng
cho người sản xuất kinh doanh cà phê yên tâm ñầu tư, ñem lại kết quả, hiệu quả sản
xuất kinh doanh ngày càng cao và ổn ñịnh.
Các chủ trương, chính sách quan trọng, chủ yếu ở trên sẽ tác ñộng trực tiếp
tới sản xuất cà phê nói chung, sự ổn ñịnh, bền vững của phát triển sản xuất cà phê
bền vững nói riêng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Chính sách ñất ñai phù hợp,
ổn ñịnh sẽ giúp người sản xuất cà phê yên tâm sản xuất, ñầu tư từ ñó góp phần ổn
ñịnh sản xuất. Chính sách ñầu tư, hỗ trợ cho người nông dân, doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh cà phê cũng góp phần quan trọng trợ giúp, hỗ trợ các ñối tượng sản xuất

×