Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại địa bàn xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.56 KB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trong bài này hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Đặng Thị Yến
1
1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân tập thể. Tôi xin có lời cảm ơn chân
thành nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
đề tài nghiên cứu này.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Th.S Ngô Minh
Hải, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành thực
hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, các thầy giáo, cô giáo
đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ UBND xã, Chủ nhiệm HTX
Nông Nghiệp xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và những hộ nông
dân trên địa bàn xã Mỹ Hương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực
tập.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt
nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự


thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các độc giả để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Đặng Thị Yến
2
2
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại địa bàn xã Mỹ
Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
Đề tài được nghiên cứu với bốn mục tiêu cụ thể là: (1) Hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp. (2) Đánh giá thực trạng
phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
khoai tây ở các hộ nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
(4) Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất khoai tây tại xã Mỹ Hương, huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng nghiên cứu là tình hình sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả kinh tế
của khoai tây tại địa bàn xã. Để làm rõ hơn các nội dung trong phần kết quả nghiên
cứu, trong phần cơ sở lý luận chúng tôi đã làm rõ các vấn đề: khái niệm về sản
xuất, phát triển sản xuất, giới thiệu về cây khoai tây, đặc điểm sinh thái của cây
khoai tây, vai trò, nội dung của phát triển sản xuất khoai tây, các tác nhân tham gia
và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất khoai tây. Trong phần cơ sở thực
tiễn chúng tôi tiến hành tìm hiểu nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất khoai tây
trên thế giới, Châu Âu, Châu Á và một số chính sách phát triển khoai tây ở Việt
Nam.
Đề tài nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu 60 hộ nông dân,
chọn mẫu hộ mang tính đại diện: 20 hộ quy mô lớn (> 3 sào), 30 hộ quy mô trung

bình (2-3 sào), 10 hộ quy mô nhỏ (< 2 sào). Phương pháp được sử dụng trong đề
tài: thu thập nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp tổng hợp và xử lý thông
tin, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh. Đồng thời
chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất, chỉ tiêu phản ánh kết
3
3
quả, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, chỉ tiêu phản ánh tiêu thụ tại địa bàn xã Mỹ
Hương.
Qua điều tra thấy rằng tuổi trung bình của chủ hộ là 46,27 tuổi, trình độ
văn hóa của chủ hộ trung bình là có trình độ cấp 2, không có chủ nào là không biết
chữ. Trong ba năm qua (2012-2014), tổng diện tích trồng khoai tây trên địa bàn xã
có xu hướng tăng năm 2012 tổng diện tích trồng khoai tây là 19,5 ha tăng lên 22,45
ha năm 2014 tốc độ phát triển bình quân đạt 107,34%. Tuy nhiên không chỉ có diện
tích mà cả sản lượng và năng suất đều tăng, sản lượng năm 2012 đạt 3505,5 tấn
tăng lên 364,62 tấn vào năm 2014. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên địa bàn xã vẫn
còn nhiều hạn chế: giá thành nông sản chưa ổn định, chưa liên hệ được với nhiều
doanh nghiệp.
Kết quả sản xuất khoai tây tại các hộ là khá cao: đối với quy mô lớn bình
quân 1 ha sản xuất đem lại giá trị sản xuất là 5600 nghìn đồng, chi phí trung
gian bình quân là 1296,4 nghìn đồng, giá trị tăng thêm là 4303,6 nghìn đồng, thu
nhập hỗn hợp bình quân là 4153,6 nghìn đồng. Đối với quy mô trung bình bình
quân 1 sào sản xuất đem lại giá trị sản xuất là 5480 nghìn đồng, chi phí trung
gian bình quân là 1220,4 nghìn đồng, giá trị tăng thêm là 4259,6 nghìn đồng, thu
nhập hỗn hợp bình quân là 4109,6 nghìn đồng. Đối với quy mô nhỏ bình quân 1
sào sản xuất đem lại giá trị sản xuất là 5424 nghìn đồng, chi phí trung gian bình
quân là 1165,3 nghìn đồng, giá trị tăng thêm là 4258,7 nghìn đồng thu nhập hỗn
hợp bình quân là 4258,7 nghìn đồng.
Các giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sản xuất cây khoai
tây tại xã Mỹ Hương.
• Giải pháp về khoa học kỹ thuật

• Giải pháp về tiêu thụ
• Giải pháp về nâng cao năng suất khoai tây
• Giải pháp về công tác bảo quản
4
4
Để thực hiện hiệu quả các giải pháp trên cần sự nỗ lực của của các hộ
trồng khoai tây với các cấp chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông.
Chúng tôi có một số kiến nghị:
Đối với cơ quan Nhà nước: tăng cường công tác quản lý Nhà nước về
giống, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất giống không đạt tiêu chuẩn quy định,
hỗ trợ tín dụng khuyến nông, xây dựng thương hiệu tiêu thụ sản phẩm, khuyến
khích các nhà khoa học đầu tư vào nhân giống, chọn lọc, lai tạo giống.
Đối với địa phương: hỗ trợ vốn cho những hộ nông dân còn khó khăn,
tạo điều kiện cho người dân mua chịu giống. Nâng cao vai trò của cán bộ
khuyến nông để hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cho khoai tây một
cách thường xuyên.
Đối với người dân: tích cực, chủ động học hỏi, nâng cao kiến thức về kỹ
thuật chăm sóc khoai tây, kiến thức về thị trường.
5
5
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
6
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. PTSX : Phát triển sản xuất
2. BVTV : Bảo vệ thực vật
3. CIP : Trung tâm Khoai tây Quốc tế
4. TBKT : Tiến bộ kỹ thuật

5. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
6. LĐ : Lao động
7. TB : Trung bình
8. HTX : Hợp tác xã
9. CN : Công nghiệp
10. TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
11. XD : Xây dựng
12. UBND : Ủy ban nhân dân
13. QML : Quy mô lớn
14. QMTB : Quy mô trung bình
15. QMN : Quy mô nhỏ
7
7

8
8
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành
bốn mùa rõ rệt rất thích hợp cho cây lương thực. Lương thực giữ một vai trò rất
quan trọng trong đời sống của con người. Trên 75% năng lượng hàng ngày của
cơ thể là do lương thực cung cấp. Khoai tây chính là một trong những loại lương
thực quan trọng và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp
sau lúa, lúa mì và ngô. Loại cây này được người Pháp mang đến Việt Nam hơn
100 năm trước đây (1890). ( />Cây khoai tây là một trong những loại cây trồng quen thuộc với diện tích
22,45 ha tương đương với sản lượng là 364,62 tấn năm 2014 của xã Mỹ Hương,
có vai trò kinh tế quan trọng trong sản xuất của người dân, sản xuất cây khoai
cây trong vụ đông có vai trò quan trọng trong luân canh cây trồng, qua đó người
nông dân còn tận dụng được nguồn đất đai, phân bón từ hoạt động chăn nuôi và

nguồn lao động nhàn rỗi, mặt khác sản xuất khoai tây trong vụ đông có tác dụng
cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh, giảm lượng phân bón. Ngoài ra sản xuất khoai tây
còn cung cấp lương thực thực phẩm, tạo thu nhập cho người dân, làm nền tảng
cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Huyện Lương Tài nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi
sông Thái Bình, địa hình khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về
sông Thái Bình. Xã Mỹ Hương là một trong những xã của huyện Lương Tài
được bao bọc bởi hệ thống sông Thái Bình nên thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp. Hiện nay, diện tích đất tự nhiên của xã là 450,28 ha, đất chưa sử dụng
của xã là 5 ha. Do đó, việc tăng sản lượng bằng cách tăng quy mô, mở rộng diện
tích là điều không thể, thay vào đó là việc xem xét đến các yếu tố đầu tư thâm
9
9
canh cũng như các chính sách để phát triển sản xuất như đầu tư về giống, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển vào sản xuất.
Khoai tây là cây trồng chủ lực, chiếm 60% diện tích cây vụ đông của xã.
Vụ đông năm 2014 năng suất trung bình đạt 7 tạ/sào, giá bán thời điểm đó ở
mức 10.000 - 12.000 đồng/kg. Khoai tây là loại cây trồng phù hợp đất đai, điều
kiện và kỹ thuật thâm canh của nông dân, mặt khác cũng là loại cây trồng có
hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định. Hiệu quả trồng khoai tây vụ
đông đã có tác động lớn trong phát triển sản xuất, kinh doanh của nông dân.
Trong những năm gần đây, cây khoai tây trên địa bàn có khuynh hướng tăng
giảm không đồng đều, bên cạnh chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thì còn
chịu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón dẫn đến năng suất
và sản lượng của nó vẫn còn thấp, hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông
dân không cao… Do đó việc đánh giá đúng thực trạng phát triển sản xuất cây
khoai tây có ý nghĩa rất quan trọng để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất khoai tây trên địa bàn.
Dựa vào nguồn lợi tự nhiên đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội của

xã và để trả lời cho câu hỏi thực trạng sản xuất khoai tây diễn ra như thế nào?
Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất khoai tây trong giai đoạn hiện
nay? Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Phát triển sản xuất khoai tây ở các
hộ nông dân tại địa bàn xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao thu nhập và phát triển sản xuất khoai tây của các hộ nông dân tại xã
Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp.
10
10
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ nông dân tại xã
Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây ở các hộ
nông dân tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuât khoai tây tại xã Mỹ Hương,
huyện Lương Tài. tỉnh Bắc Ninh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình sản xuất khoai tây nói chung. Nghiên cứu tình hình sản xuất,
tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của khoai tây tại xã Mỹ Hương, huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
• Tập trung nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.
• Tổ chức quản lý trong sản xuất khoai tây với chủ thể là các hộ sản xuất khoai
tây.
• Những đối tượng tham gia bảo quản, tiêu thụ khoai tây trên địa bàn xã.

- Phạm vi không gian
• Đề tài được thực hiện tại xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian
• Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015.
• Thời gian nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các thông tin qua 3 năm từ 2012-2014.
11
11
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Về sản xuất
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội
loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân
con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau,
trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của
cải vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những của cải vật chất
khác phục vụ cuộc sống.
Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,
quá trình này thể hiện trình độ sản xuất thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm
sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ,
không có sản phẩm dư thừa cung cấp ra thị trường.
Sản xuất cho thị trường là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Các sản phẩm mang tính tập trung chuyên
canh cao, tỷ lệ hàng hóa cao. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và
tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng

cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba
câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng
sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
12
12
phục vụ đời sống con người.( PGS, TS. Nguyễn Văn Thông (Tổng chủ biên).
2010).
2.1.1.2. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số
lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời
sống ngày càng cao của con người.
Phát triển sản xuất chính là một quá trình tăng tiến về quy mô (sản lượng)
và hoàn thiện về cơ cấu. Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái
sản xuất mở rộng, trong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước
trên cơ sở thị trường chấp nhận. Phát triển sản xuất có thể diễn ra theo hai xu
hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện
tích tăng trồng với cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho PTSX không đổi, sử dụng
kỹ thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng
diện tích và độ phì của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên. PTSX theo
chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao gồm tăng số hộ
dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân hoặc cả hai.
PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều
kiện sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng, chất
lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích trên một mùa vụ
hay một thời gian nhất định bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao
động.

Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về
sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về quy mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Là quá trình hoàn thiện dần từng
bước về cơ cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo.
13
13
Trong PTSX cần chú ý đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn
đầu vào, đầu ra sao cho đạt hiệu quả năng suất cao nhất mà không làm ảnh
hưởng đến các hoạt động sau này.
Vậy phát triển sản xuất là sự tăng trưởng trong sản xuất về quy mô sản
lượng sản phẩm sản xuất trong một thời gian nhất định là sự tăng hiệu quả sản
xuất so với các hoạt động sản xuất trước đó sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản
phẩm hàng hóa. (Phạm Đăng Tiến, 2011).
2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất
+ Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các
phương tiện vận tải, kho hàng, cơ sở hạ tầng và kĩ thuật. Vốn đối với quá trình
phát triển sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động
không thay đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm
hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nữa, như yếu tố về đất đai, chất lượng lao động, trình độ
khoa học kỹ thuật v.v…
+ Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình phát
triển sản xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết
định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao
động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả của quá trình
phát triển sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành
nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai là yếu tố
cố định lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao
động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại

tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài
nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển
sản xuất.
14
14
+ Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong
sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và
tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội
và đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Các hình thức tổ chức sản xuất, mối
quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành phần
kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển sản
xuất… cũng có quyết định đến quá trình phát triển sản xuất.
2.1.2. Giới thiệu về cây khoai tây
Khoai tây (Solanum tuberosum) của họ Solanaceae (họ cà dược) là một
trong những loại rau củ được sử dụng rộng rãi nhất ở vùng khí hậu ôn đới
phương Tây. Cây khoai tây xuất hiện trên trái đất trong khoảng 500 năm trước
công nguyên. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha là những người mang khoai tây
từ Peru vào Tây Ban Nha từ thế kỷ 16. Từ đó nó được phổ biến rộng khắp châu
Âu. Nó được cư dân châu Âu mang đến Bắc Mỹ vào những năm 1600. Tức là,
cũng giống như cà chua, khoai tây là loại thức ăn được tái “định cư” vào châu
Mỹ. Thời kỳ đầu, khoai tây được thu hoạch với khối lượng lớn ở quần đảo Anh.
Nó trở thành thức ăn chính ở Ireland trong thế kỷ 18 và do đó được gọi là khoai
tây Ireland để phân biệt với khoai lang. Ireland cũng phụ thuộc vào khoai tây
nhiều đến nỗi vụ thất thu (do bệnh tàn rụi của cây cối) vào những năm 1845-
1846 dẫn đến bệnh dịch, tử vong và di cư lan rộng. Khoai tây cũng đóng vai trò
quan trọng trong lịch sử thế kỷ 20 ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức. Nó đã giúp cho
nước Đức sống sót trong suốt hai cuộc thế chiến.Với hàm lượng carbohydrate

cao, khoai tây là thực phẩm chính của người phương Tây hiện nay. Nó phát triển
tốt nhất ở khí hậu lạnh và ẩm. Đức, Nga và Ba Lan là những nước sản xuất
nhiều khoai tây nhất châu Âu. Trong suốt cơn sốt tìm vàng Alaskan Klondike
15
15
(1897 -1898), giá trị của khoai tây được tính bằng vàng. Hàm lượng vitamin C
cao của khoai tây được đánh giá cao bởi những người thợ mỏ khi họ đổi vàng
lấy khoai tây. Ở phía Nam đảo Atlantic của Tristan de Cunha, khoai tây từng
được sử dụng như một loại tiền tệ không chính thức vì sự xa xôi cách trở về mặt
địa lý của vùngđảo này đã khiến cho thức ăn trở thành quan trọng nhất. Ở Việt
Nam khoai tây là cây trồng mới nhập nội từ châu Âu. N ăm 1890, một người
Pháp là Giám đốc Vườn bách thảo Hà Nội đem hạt khoai tây trồng thử ở nước
ta. Do khoai tây dễ trồng, củ ăn ngon, nó mau chóng được trồng ở nhiều địa
phương. Người Pháp là người phương Tây di thực và phổ biến cách trồng cây
này, nên nhân dân ta gọi loại củ đó là “khoai tây”. Cũng như bánh mì một thời
gọi là “bánh tây” Vì muốn bỏ chữ “tây”, vào khoảng n ăm 1956 - 1957, nhà
văn Phan Khôi (1887 - 1960) đã có lần đề nghị (viết trên báo) nên gọi khoai tây
là “khoai nhạc ngựa” vì có nhiều củ nhỏ na ná như cái nhạc đeo ở cổ ngựa.
Trước năm 1970, diện tích trồng khoai chỉ khoảng 2000 ha, sau đó tăng dần lên
tới 102.000 ha ở năm 1979 – 1980 và cho đến nay đạt 180.000 ha. Năng suất
khoai tây tăng rõ rệt từ 15 – 20 tấn/ha đến 35 – 40 tấn/ha. Khoai tây tập trung ở
đồng bằng sông Hồng (độ cao 5m ), sau đó ở một số vùng trung du và miền núi.
Đà Lạt và Lâm Đồng là nơi trồng khoai tây để cung cấp cho miền Trung và miền
Nam Ở đồng bằng bắc bộ. khoai tây được trồng vào vụ đông từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau và thường thu hoạch vào tháng 2 sau từ 60 đến hơn 100 ngày
tùy giống. Ngày nay khoai tây trở thành loại cây lương thực chủ lực, đứng đầu
trong các loại củ trên toàn thế giới và đứng thứ 4 trong số các cây lương thực nói
chung (chỉ sau lúa, lúa mì, ngô) với sản lượng 322 triệu tấn vào năm 2005.
(Trương Văn Hộ, 2005).
2.1.3. Đặc điểm sinh thái của cây khoai tây

- Đặc điểm: Cây khoai tây là cây lưu niên thân thảo phát triển khoảng
60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa. Khoai tây là cây nông nghiệp ngắn
ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột, là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và
16
16
là loại cây phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi (sau lúa, lúa mì và ngô). Đời
sống của cây khoai tây có thể chia thành 4 thời kì: ngủ, nẩy mầm, hình thành
thân của và thân củ phát triển. Rễ khoai tây phân bố chủ yếu ở tầng đất sâu
30cm.Thân cây khoai tây là loại thân bò, có giống có thân đứng. Thân dài 50-60
cm. Trên thân có thể mọc các nhánh. Lá kép gồm 1 số đôi lá chét, thường là 3-4
đôi. Hoa màu trắng, phớt tím, có 5-7 cánh hoa lưỡng tính, tự thụ phấn. Củ khoai
tây tròn hoặc hơi dẹt, nhỏ, màu xanh nhạt hay tím. Cây con sau khi mọc khỏi
mặt đất 7-10 ngày thì trên các đốt đoạn thân, nằm trong đất xuất hiện những
nhánh con. Đó là những đoạn thân địa sinh. Các thân địa sinh này phát triển
được dồn về tập trung ở đầu mút, ở đây thân phình to dần lên và phát triển thành
củ, trên thân củ có nhiều mắt.
- Phân loại: Có khoảng 5.000 giống khoai tây trên toàn Thế giới. Trong
đó ba ngàn giống khoai tây được tìm thấy chỉ ở riêng Andes, chủ yếu ở Peru,
Bolivia, Ecuador, Chile và Colombia. Ngoài 5.000 giống trồng, còn có khoảng
200 giống hoang dã, trong đó có thể có giống đã qua nhân giống với các giống
được trồng. Việc này diễn ra liên tục giúp chuyển gen kháng sâu bệnh giữa
khoai tây hoang dã với khoai tây trồng.
Các loài chính phát triển trên Thế giới là Solanum tuberosum (thể tứ bội với
48 nhiễm sắc thể), các giống hiện đại của loài này được trồng rộng rãi nhất.
Ngoài ra còn có bốn loài lưỡng bội (24 nhiễm sắc thể) là S.stenotomum, S.phureja,
S.goniocalyx và S.ajanhuiri. Có hai loài tam bội (36 nhiễm sắc thể) là S.chaucha
và S.juzwpczukii.
Trung tâm khoai tây quốc tế, có trụ sở ở Lima, Peru, nắm giữ một bộ sưu
tập tiêu chuẩn ISO giống khoai tây.
- Giá trị dinh dưỡng: Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và

phân loại của chất phytichemical như carotenoids và phenol tự nhiên. Axít
chlorogenic cấu thành đến 90% của phenol trong khoai tây. Trong một củ khoai
tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C (45% giá
17
17
trị hàng ngày), 620 mg kali (18%), 0.2 mg vitamin B6(10%) và một lượng rất
nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.
Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbonhydrattrong một củ trung bình. Các hình
thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có khả
năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng này
được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: là chống
ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất
béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm
chất béo tích trữ trong cơ thể. Các cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi
đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột
khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.
Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số glycemic(GI) cao, do đó nó
thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ ăn
uống với GI thấp. Trong thực tế chỉ số GI tùy thuộc mỗi loại khoai tây khác
nhau là khác nhau.
Do chứa nhiều cacbonhydrat, khoai tây được cho là khiến cho người bị béo
phì dư thừa nhiều hơn chất béo. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học California,
Davis và Trung tâm Quốc gia về An toàn Thực phẩm và Công nghệ, Viện Công
nghệ Illinois chứng minh rằng mọi người có thể đưa khoai tây vào chế độ ăn
uống của họ và vẫn giảm cân.
18
18
Bảng 2.1: Năng suất năng lượng và protein của một số cây lương thực
Loại cây
trồng

Kcal/100g Năng suất
(Kcal*ngày/ha)
Tỷ lệ Protein
(%)
Năng suất
Protein
(kg/ngày/ha)
Khoai tây 90,82 48,64 2,0 1,1
Sắn 185,87 45,12 0,7 0,2
Khoai lang 138,30 48,93 1,5 0,5
Đậu tương 400,24 11,72 22,0 0,6
Lúa 420,90 35,10 7,0 0,6
Ngô 138,91 38,97 9.5 0,8
Nguồn: P. Vander Zaag, 1976
- Sâu bệnh:
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh ở mức thấp nhất việc cung ứng khoai tây
sạch bệnh phải được coi trọng hàng đầu. Ở châu Âu, Pháp, Hà Lan đang áp dụng
phương pháp chọn lọc dòng và xây dựng hệ thống sản xuất giống từ in-vitro.
Cuba áp dụng phương pháp chọn lọc quần thể, Hàn Quốc, áp dụng phương pháp
in-vitro và công nghệ thuỷ canh. Ở Việt Nam Viện Công nghệ sinh học nông
nghiệp, trường Đại học Nông Nghiệp I mới xây dựng hệ thống sản xuất giống
khoai tây sạch bệnh từ sản xuất cây in-vitro đến sản xuất giống xác nhận. Một
trong những điều kiện quan trọng để sản xuất ra củ giống sạch bệnh là phải tìm
ra vùng cách ly với nguồn bệnh cũng như môi giới truyền bệnh. Nhân các giống
mới trong điều kiện không có vùng cách ly đã làm lô giống bị nhiễm bệnh và
thoái hóa nhanh chóng. Để tạo ra vùng cách ly, nhiều nước đã thành lập các
Trung tâm nhân giống tại các vùng cách xa khu vực trồng khoai hàng chục km.
Đối với hệ thống nhân giống đơn giản một số tác giả cho rằng vùng cách ly ít
nhất là 100m và tốt nhất là 2000m. Ở Việt Nam, giai đoạn 1985 – 1989 sản xuất
khoai tây giống sạch bệnh bằng phương pháp chọn lọc vệ sinh trên vùng cách ly

địa hình đã đạt năng suất cao 21 tấn/ha với 50 ha thực nghiệm và 16 tấn/ha với
600 ha thực nghiệm. Tổ chức nhân và chọn lọc các giống mới ở khu tập
trungcách ly kết hợp với chọn lọc vệ sinh quần thể để loại thải cây bệnh, hạn chế
19
19
mức độ nhiễm bệnh (11,56% so với 28,57%) cho phép sản xuất khoai tây giống
có chất lượng tốt với khối lượng lớn, năng suất khoai tây thương phẩm tăng
31,52%. Biện pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng (meristem) có thể tạo cây hoàn
toàn sạch bệnh. Nếu cây sạch bệnh được trồng liên tiếp ở môi trường không
cách ly thì khoai tây bị nhiễm virus rất nhanh. Khoai tây sạch bệnh nhập nội chỉ
sau 1 vụ trồng, tùy từng giống mà tỷ lệ nhiễm virus biến động từ 1 – 10%. Ngoài
ra tốc độ tái nhiễm cao, hệ số nhân giống thấp. Trồng khoai tây bằng hạt cũng là
biện pháp hạn chế sự lan truyền bệnh virus. Hầu hết các loại bệnh, đặc biệt là
bệnh nguy hiểm không truyền qua hạt khoai tây. Các triệu chứng bệnh trên
câythực sinh chủ yếu là khảm lá và nhăn lá nhọn, đến đời vô tính mới xuất hiện
triệu chứng như khảm nặng, cuốn lá và xoắn lùn. Mức độ nhiễm bệnh của khoai
tây trồng bằng hạt thấp hơn nhiều so với trồng bằng củ vô tính. Ở đời thực sinh
tỷ lệ bệnh 6,06 – 8,38%, đời vô tính 15,7 –18,76%. Tốt nhất chỉ nên dùng củ
giống từ hạt lai để trồng một chu kỳ ngắn là 2 – 3 vụ. Tuổi sinh lý của củ cũng
tác động rõ đến hạn chế bệnh khoai tây, thu hoạch sớm (70 -80 ngày sau trồng)
nguồn bệnh từ thân lá chưa kịp lan truyền xuống củ giống để gây thối củ trong
kho. Nếu sử dụng phân hữu cơ tươi còn tàng trữ nguồn bệnh và trong những
điều kiện nhất định bệnh sẽ phát triển và truyền vào củ ngoài đồng và gây thối
củ trong kho.
Nguyễn Văn Viết đề xuất phương án phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại
khoai tây hạt lai theo các bước sau: Chọn vùng trồng khoai tây thuần và tập
trung có luân canh với 2 vụ lúa nước để sản xuất củ giống to. Không trồng khoai
tây lẫn với các cây vụ đông khác. Nên trồng khoai tây đúng thời vụ và đồng loạt,
tưới giữ ẩm thường xuyên, bón phân chăm sóc kịp thời. Phát hiện sâu bệnh sớm,
sâu xám có thể bắt bằng tay vào buổi sáng, khi xuất hiện nhện trắng phun thuốc

Kenthan hoặc Danitol. Đối với bọ trĩ sử dụng Bassa, Trebon phun từ 1 – 2 lần,
mỗi lần cách nhau 5 ngày, phun đồng loạt cả cây trồng khác.
20
20
Bệnh Phytophthora infestans (bệnh giá sương mai) vẫn tàn phá nặng ngành
công nghiệp khoai tây ở châu Âu và Hoa Kỳ. Một số bệnh khoai tây khác như
Rhizoctonia, Sclerotinia, chân đen, nấm mốc bột, vảy bột, virus leafroll và đầu
màu tím.
Côn trùng thường là nguyên nhân truyền bệnh khoai tây và trực tiếp phá hoại
thân cây như bọ khoai tây Colorado, sâu bướm khoai tây, đào rệp xanh, rệp
khoai tây, bọ trĩ, bọ ve. Tuyến rễ khoai tây có một loài vi trùng phát triển mạnh
làm héo cây, loài này có thể tồn tại trong đất nhiều năm, nên việc trồng luân
canh được khuyến khích.
2.1.4. Vai trò của sản xuất khoai tây trong nền kinh tế
Khoai tây là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế khá cao
thích ứng với nhiều vùng sinh thái nên được trồng ở rất nhiều quốc gia trên thế
giới. Những công trình nghiên cứu trên chỉ rõ rằng khoai tây có tiềm năng năng
suất cao tuy nhiên sự chênh lệch giữa năng suất tiềm năng với năng suất thực tế
cũng như chênh lệch về năng suất giữa các vùng, giữa các vụ…là khá lớn vì nó
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện khí hậu, đất đai, dinh dưỡng,
biện pháp kỹ thuật…Để trồng khoai tây đạt hiệu quả kinh tế cao thì mỗi vùng
sinh thái cần nghiên cứu để tìm ra bộ giống tốt và biện pháp canh tác phù hợp. Ở
Việt Nam, khoai tây đã được trồng từ lâu, hiện nay khoai tây đã trở thành cây vụ
Đông chủ lực ở nhiều vùng. Do điều kiện thời tiết khí hậu ít thuận lợi nên năng
suất khoai tây ở nước ta còn thấp hơn rất nhiều so năng suất bình quân của thế
giới, đặc biệt là các nước châu Âu, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất khoai tây. Tuy nhiên các công
trình nghiên cứu về khoai tây ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng
Khoai tây đã và đang khẳng định được vai trò của nó trong việc nâng cao đời
sống của nhân dân, nhưng tốc độ mở rộng diện tích còn chậm do nhiều nguyên

nhân trong đó có nguyên nhân về giống. Sở dĩ như vậy là vì hầu hết các giống
khoai tây trồng ở vùng này đều được chọn lọc từ vùng Đồng bằng hoặc nhập từ
21
21
Trung quốc có điều kiện sinh thái, đất đai khác với vùng miền núi. Hơn nữa
chưa có công trình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật riêng cho từng vùng sinh
thái cũng như từng giống, đặt biệt là tỉnh Bắc Ninh.
Khoai tây không những là một loại thực phẩm tốt, mà còn có rất nhiều các
tác dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực như: sinh học, dược phẩm, mỹ phẩm,
những mẹo vặt trong gia đình… sau đây là một vài công dụng khác của khoai
tây ngoài sử dụng làm thức ăn.
* Tác dụng về sinh học
- Chất dẻo sinh học:
Một nghiên cứu mới của Đại học Maine’s Margaret Chase Smith Policy
(University of Maine’s Margaret Chase Smith Policy) cho thấy bên cạnh các mặt
hàng như khoai tây rán và khoai tây nghiền, các công ty có thể bắt tay vào công
việc sản xuất chất dẻo sinh học được làm từ tinh bột khoai tây, thay cho các loại
chất dẻo hóa nhựa đi từ sản phẩm dầu thô. Chất dẻo mới này có thể sẽ được ứng
dụng một cách rộng rãi, như làm các chai nhựa có thể tái chế được, làm thảm,
làm nệm ghế. Ở nhiều nước, như Nhật Bản và Vương quốc Anh, họ còn sản xuất
bộ đồ ăn (dao, đĩa, thìa…) bằng nhựa làm từ khoai tây. Các đại diện nông
nghiệp, các nhà hoạt động vì môi trường và các nhà khoa học hầu hết đều nhất
trí rằng việc dùng khoai tây chế tạo chất dẻo là việc làm có ý nghĩa về mặt công
nghệ và kinh tế, đặc biệt đối với các nhà sản xuất và những người trồng khoai
tây ở tiểu bang Maine, Mĩ. Tuy nhiên, chế tạo chất dẻo sinh học từ khoai tây
cũng có mặt trái của nó đối với môi trường. Đó là việc trồng khoai tây đòi hỏi
yêu cầu về năng lượng trong quá trình sản xuất như sử dụng máy móc trong
canh tác, cô ng tác tưới tiêu, sản xuất phân bón và các loại thuốc trừ sâu…đều
cần dùng đến nhiên liệu hóa thạch. Chi phí xây dựng một nhà máy sản xuất chất
dẻo sinh học ước tính là khoảng 50 triệu đôla, nhưng vẫn còn một số vấn đề kĩ

thuật cần phải hoàn chỉnh.(Nguyễn Thị Thương, 2013).
- Bao bì tự hủy từ khoai tây:
22
22
Một loại bao bì mới với chất liệu từ bột khoai tây đang được một nhà máy
nhỏ tại Ambrumesnil (Pháp) sản xuất. Loại bao bì này có thể tự hủy trong vòng
từ 5-6 tháng sau khi sử dụng xong. Để sản xuất ra loại bao bì đặc biệt này công
nhân cho các hạt khoai tây thay vì hạt nhựa vào máy ép. Sau đó chế phẩm được
đi qua nhiều công đoạn xử lý trước khi thành những bao bì đựng rác hay đông
lạnh trông giống hệt các loại bao bì nhựa nhưng với chất liệu mịn hơn. Theo anh
Renault - Giám đốc Công ty Plastiqueset Tissages de Luneray, sản xuất ra lạibao
bì đặc biệt này - thì bao bì “sinh học” hầu như chỉ có thuận lợi. “Chúng giúp tiết
kiệm về năng lượng vì chỉ được đun nóng đến 140 độ C thay vì 180 độ C, ít tốn
nguyên liệu, bền hơn nhờ độ đặc của bột khoai tây. Chúng tạo thị trường tiêu thụ
mới cho người nông dân và tự hủy trong vòng 5 hay 6 tháng thay vì 400 năm
như ở các loại bao bì nhựa”. Tuy nhiên, có một tiêu chuẩn mà bao bì làm từ
khoai tây hiện nay không thể cạnh tranh với bao bì nhựa là giá cả mắc gấp đôi.
Tuy nhiên theo anh Renault, khuyết điểm này sẽ được giải quyết nhanh. “Giá
của bao bì nhựa sẽ tăng theo giá dầu, trong khi bao bì làm từ khoai tây sẽ hạ giá
khi sản lượng tăng”. (Nguyễn Thị Thương, 2013).
* Tác dụng về dược phẩm
- Chữa đau và viêm dạ dày: Củ khoai tây mới thu hoạch rửa sạch, gọt vỏ, lấy 100
g, ép kiệt lấy nước uống trước bữa ăn nửa giờ. Ngày 2-3 lần.
- Thuốc nhuận tràng: Khoai tây luộc chín, ăn 100g hoặc hơn. Có thể phối hợp với
bài thuốc chữa đau viêm dạ dày ở trên.
- Chữa đau bụng: Vỏ củ khoai tây sống rửa sạch (10-20g) sắc nước uống.
- Chữa say nắng, nhức đầu, sốt: Củ khoai tây gọt vỏ, giã nát hoặc thái lát mỏng,
đặt lên trán hoặc thái dương.+ Chữa bỏng nhẹ, vết thương, eczema: Củ khoai tây
rửa sạch, để cả vỏ hoặc gọt vỏ, thái lát mỏng, dán lên vết th ương hoặc giã nát
đắp bỏng. Nếu bỏng nhẹ, có thể bóc lấy vỏ từ củ khoai tây đã luộc, giã nát rồi

đắp.
- Chữa viêm tuyến nước bọt: Củ khoai tây mài với giấm bôi vào chỗ sưng đau.
23
23
- Giảm sưng tấy khi tiêm: Các vết tiêm, nhất là tiêm phòng cho trẻ rất dễ bị sưng
tấy khiến bé đau và khó chịu. Vì vậy, sau khi tiêm, nên đắp một lát khoai tây lên
vết tiêm ấy để tránh cho trẻ nguy cơ trên.
- Chữa phù mặt: Người bị bệnh gan, mặt hay bị phù lên, gây đau đớn khó chịu.
Trong khi chờ đi bác sĩ, người nhà có thể chữa tạm thời bằng cách lấykhoai tây
giã nhỏ, gói trong miếng vải màn, đắp lên mặt trong 30 phút sẽ thấy dễ chịu
ngay.
- Chữa vết bỏng: Khi bị bỏng, hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên vùng da bị
tổn thương, để yên một lúc lâu và nên nhớ là trước khi đắp, không được rửa vết
bỏng.
- Chữa chứng sưng mắt: dùng lát khoai tây sống hoặc giã nhỏ để trên miếng vải
thưa, đắp lên mặt khoảng ba mươi phút, sẽ thấy dễ chịu ngay.
(nguồn://www.rasa.vn/cam-nang-gia-dinh/4197/Tac-dung-chua-benh-cua-
cu-khoai-tay.html)
* Tác dụng về mỹ phẩm
- Tác dụng chống viêm, xóa tan các nốt sần, làm chóng lành các vết bỏng và
làm tiêu tan các vết trũng ở khóe mắt: Củ khoai tây gọt sạch vỏ, mài thành bột
và ép lấy nước. Dùng nước ép khoai tây xoa lên da mặt hoặc tẩm bông thấm đắp
lên mặt hoặc các vết thương trên da. Có thể dùng nước ép củ khoai tây hòa lẫn
với bột mì, phết lên gạc mềm và đắp lên mặt 15-20 phút.
- Tác dụng dưỡng da, làm cho da căng và mịn, làm giảm nếp nhăn: Củ khoai tây
tươi gọt vỏ, xát thành bột và phất đều thành một lớp mỏng giữa hai lớp gạc mềm
và đắp lên mặt 15 - 20 phút. Sau đó rửa qua bằng nước ấm.
- Tác dụng làm tan biến các mụn trứng cá : Dùng gạc tẩm bột khoai tây tươi đắp
lên mặt 1 - 2 giờ. Có thể dùng kết hợp với lát khoai tây tươi thái mỏng xoa nhẹ
nhiều lần lên da, cổ và mặt.

- Dung dịch thay xà phòng để rửa mặt: Đối với loại da mặt rất nhạy cảm không
chịu được tác dụng của xà phòng, có thể dùng nước rửa mặt bằng dung dịch bao
24
24
gồm tinh bột khoai tây hòa lẫn với nước sạch theo tỷ lệ một thìa cà phê tinh bột
khoai tây hòa với một thìa canh nước sạch. Sau đó bỏ thêm một ít nước sôi và
khuấy đều thật nhanh. Khối lượng dung dịch đó pha loãng với một lít nước ấm.
- Gạc thẩm mỹ Thụy Điển: Củ khoai tây luộc chín, bóc vỏ, nghiền nát, cho thêm
1- 2 thìa con sữa nóng và một lòng đỏ trứng gà trộn đều. Dùng hỗn hợp đóxoa
lên mặt một lớp mỏng và phủ kín bằng khăn mặt ấm. Sau 20 phút rửa sạch làm
cho da mịn, tươi mát, và có độ căng đàn hồi như lúc trẻ trung.
- Gạc thẩm mỹ Ấn Độ: Dùng mật ong, sữa, tinh bột khoai tây, muối, mỗi thứ một
thìa cà phê trộn đều với nhau thành một dung dịch nhuyễn. Lấy gạc mỏng tẩm
dung dịch và đắp lên mặt theo lớp cho tới khi hết cả lượng dung dịch đó.
(Nguyễn Thị Thương, 2013).
2.1.5. Nội dung của phát triển sản xuất khoai tây
Phát triển sản xuất (PTSX) khoai tây có thể diễn ra theo hai xu hướng là
phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
PTSX khoai tây theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng khoai bằng cách
mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không
đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn, kết quả PTSX khoai tây theo chiều rộng chủ yếu
nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự
nhiên.
PTSX khoai tây theo chiều rộng bao gồm việc mở rộng diện tích khoai tây
trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ trồng khoai hoặc tăng quy mô
diện tích trồng khoai tây của mỗi hộ nông dân, hoặc cả hai.
PTSX khoai tây theo chiều sâu bao gồm đầu tư nhằm nâng cao năng suất
lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất, ứng dụng khoa học
kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng PTSX khoai tây phù hợp với
điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy PTSX khoai tây theo chiều sâu là làm tăng

sản lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây trên một đơn vị diện tích bằng
cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật, lao động.
25
25

×