Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong vụ án kinh te, những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.82 KB, 13 trang )

Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
Lời Mở Đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động trong lĩnh
vực kinh tế cũng diễn ra sôi động và phát triển vượt bậc. Để tồn tại và phát triển,
mọi chủ thể của hoạt động kinh tế cũng phải không ngừng tự nâng cao khả năng
thích ứng về trình độ tri thức, khả năng hội nhập của mình để đáp ứng những
nhu cầu thực tế đặt ra. Các luật sư, những người giữ vai trò cố vấn pháp lý, giúp
đỡ các doanh nghiệp, các doanh nhân và những chủ thể khác hoạt động trong
phạm vi pháp luật cho phép để đạt được những hiệu quả kinh tế cao nhất và
tránh được những rủi ro trong kinh doanh, cũng không nằm ngoài yêu cầu tất
yếu này.
Một trong những hoạt động tư vấn phức tạp nhất của các luật sư trong
lĩnh vực tư vấn về kinh tế là tư vấn cho khách hàng trong các vụ tranh chấp kinh
tế, đặc biệt là tham gia tố tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của khách hàng mình khi có tranh chấp xảy ra. Để thực hiện tốt hoạt động này,
người luật sư cần phải có một số phẩm chất và kỹ năng nhất định. Chính vì vậy,
tác giả đã chọn đề tài “Kỹ năng của luật sư trong vụ án kinh te, những vấn đề
lý luận và thực tiễn” làm đề tài tiểu luận cho học phần Kỹ năng của Luật sư
trong vụ án Dân sự.
Trang 1
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
CHƯƠNG I
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VÀ
ĐƯA RA Ý KIẾN PHÁP LÝ TRONG CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ
1. Nghiên cứu hồ sơ
Thông thường, trong một tranh chấp kinh tế, khách hàng sẽ chọn một
trong hai phương pháp giải quyết là thương lượng hoà giải với phía bên kia hoặc
đưa vụ việc ra giải quyết theo con đường tố tụng tòa án hoặc trọng tài. Nhưng
dù khách hàng có lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào thì nhiệm vụ
đầu tiên và không thể thiếu của một luật sư là phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc


trước khi đưa ra bất cứ ý kiến tư vấn nào.
Tuỳ vào tính chất vụ việc mà việc nghiên cứu hồ sơ sẽ mất nhiều hoặc ít
thời gian. Tuy nhiên, nội dung chính của việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc tranh
chấp kinh tế vẫn là nghiên cứu toàn bộ các tài liệu liên quan đến nội dung tranh
chấp và nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan (trực tiếp và gián tiếp)
đến nội dung vụ tranh chấp kinh tế đó. Việc nghiên cứu hồ sơ và nghiên cứu văn
bản pháp luật không chỉ đơn thuần là nắm được nội dung vụ tranh chấp và quy
định pháp luật điều chỉnh quan hệ đó, việc quan trọng hơn cả là có thể nghiên
cứu và tìm ra những điểm có lợi cho khách hàng của mình cũng như những quy
định pháp luật nào có thể áp dụng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
khách hàng một cách tốt nhất có thể.
Có thể tuỳ nội dung từng vụ việc mà việc nghiên cứu hồ sơ sẽ theo những
trình tự khác nhau, từng loại chứng cứ sẽ được xem xét ở mức độ và góc cạnh
Trang 2
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
khác nhau, nhưng có một điều không thay đổi là việc nghiên cứu mỗi loại tài
liệu đều phải cẩn trọng và tỉ mỉ (đôi khi khả năng thắng lợi của vụ việc lại nằm
trong một chi tiết rất nhỏ). Luật sư nên yêu cầu cung cấp tất cả những tài liệu có
liên quan, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy thiếu bất kỳ tài liệu nào
luật sư phải yêu cầu khách hàng cung cấp ngay. Việc nghiên cứu và kết quả của
việc nghiên cứu hồ sơ sẽ định hướng cho các hoạt động tư vấn hay tranh tụng
của luật sư trong giai đoạn tiếp theo.
Thông thường, việc nghiên cứu một vụ tranh chấp kinh tế được thực hiện
theo thứ tự thời gian, đây là cách thức cơ bản để nắm được nội dung tổng quát
vụ việc. Trên cơ sở nắm được đại thể nội dung vụ tranh chấp đó, luật sư tiến
hành sắp xếp, phân loại các loại tài liệu để có biện pháp nghiên cứu cụ thể nhằm
tìm ra điểm mấu chốt quan trọng nhất của vụ việc.
Tuỳ thuộc vào vị trí của luật sư là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
nguyên đơn hay bị đơn, luật sư cần nghiên cứu thật kỹ những yêu cầu của phía
bên kia hoặc những yêu cầu họ có thể đưa ra trong quá trình thương lượng, hoà

giải hoặc giải quyết bằng con đường trọng tài hay tòa án. Bởi lẽ, nhiệm vụ của
luật sư không chỉ là bảo vệ cho được những yêu cầu của thân chủ mình mà còn
phải phản bác hiệu quả những yêu cầu của phía bên kia.
Việc nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan là rất phức tạp, đòi
hỏi luật sư không chỉ khả năng nghiên cứu, phân tích vấn đề mà còn là ở việc
luật sư có thể cập nhật được đầy đủ và nhanh nhất những văn bản cần thiết hay
không.
Trang 3
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
Ngoài ra, trong những vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, như là xu
hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế, cũng đòi hỏi luật sư
không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải giỏi cả ngoại ngữ. Luật sư không thể
nghiên cứu hiệu quả hồ sơ vụ việc qua một bản dịch của người khác.
2. Đưa ra ý kiến pháp lý
Trên cơ sở việc nghiên cứu hồ sơ và các văn bản pháp luật liên quan, luật
sư phải đưa ra cho kách hàng được những ý kiến tư vấn cho khách hàng. Những
tranh chấp kinh tế thường rất phức tạp và chứa đựng rủi ro cao đòi hỏi khách
hàng cần những ý kiến tư vấn pháp lý của luật sư. Đó có thể là ý kiến pháp lý
cho toàn bộ việc giải quyết vụ tranh chấp nhưng đôi khi là ý kiến cho từng bước
mà khách hàng cần tiến hành để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Ý kiến pháp lý của luật sư không chỉ là tư vấn chính xác về mặt pháp lý cho
trường hợp cụ thể của khách hàng mà nó còn phải chính xác cả về phương diện
chuyên môn khác trong vụ tranh chấp đó. Do vậy, luật sư muốn tư vấn về lĩnh
vực kinh tế cần am hiểu sâu rộng về pháp luật và về cả kinh tế cũng như kiến
thức xã hội khác. Có như vậy, ý kiến pháp lý mới đảm bảo đạt được hiệu quả
cao nhất. Yêu cầu cụ thể đối với luật sư trong việc cho ý kiến tư vấn là:
- Nắm vững và hiểu rõ nội dung tranh chấp;
- Nghiên cứu kỹ các hồ sơ, tài liệu có liên quan, bất kể tài liệu đó là
lớn hay nhỏ;
Trang 4

Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
- Trao đổi với khách hàng để: yêu cầu khách hàng cung cấp thêm
thông tin, tài liệu nếu cần thiết và khẳng định lại một cách chắc chắn yêu
cầu của khách hàng;
- Nghiên cứu, phân tích các tình tiết, diễn biến của tranh chấp,
nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, các hành vi vi phạm, trách nhiệm của
các bên tranh chấp;
- Tra cứu các văn bản pháp luật và tài liệu khác (nếu có) có liên
quan;
- Nghiên cứu, đối chiếu tranh chấp với các tài liệu, văn bản pháp luật
có liên quan để làm cơ sở cho việc đưa ra các ý kiến tư vấn, áp dụng quy
định nào để phản bác yêu cầu bên kia và bảo vệ được tốt nhất quyền lợi
của khách hàng mình;
- Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn khi vụ việc tranh chấp
có liên quan đến những lĩnh vực chuyên môn khác (ngân hàng, thuế, xây
dựng, dầu khí, chứng khoán…)
Sau khi thực hiện tất cả các xông việc cần thiết nêu trên, luật sư sẽ soạn
thư tư vấn với bố cụ chủ yếu như sau:
- Tóm tắt nội dung vụ việc theo trình tự thời gian và logic;
- Các văn bản pháp luật có liên quan áp dụng để tư vấn và nội dung áp
dụng cụ thể của những văn bản đó vào vụ việc tranh chấp này;
Trang 5
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
- Nêu quan điểm của luật sư về những hướng giải quyết cũng với những
mặt được và mặt hạn chế của mỗi phương pháp giải quyết để khách hàng
lựa chọn;
CHƯƠNG II
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC THƯƠNG LƯỢNG, HÒA
GIẢI VÀ GIẢI QUYẾT THÔNG QUA TRỌNG TÀI ĐỐI VỚI CÁC
TRANH CHẤP KINH TẾ

Trên thực tế, hầu hết các tranh chấp đều có thể và nên được giải quyết
thông qua con đường thương lượng hoà giải. Việc các bên tự tìm cách giải quyết
những tranh chấp của mình trên cở sở tôn trọng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp
của mỗi bên sẽ giúp cho các bên bảo đảm được ở mức cao nhất có thể lợi ích
của mình, giữ được mối quan hệ hoà hiếu (rất quan trọng trong quan hệ trên
thương trường), tránh được sự tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc khi
giải quyết tranh chấp tại tòa án hay trọng tài.
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp của các bên mà không
cần vai trò trung gian của người thứ ba. Điều quan trọng là các bên sẽ gặp nhau,
Trang 6
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
trình bày quan điểm và yêu cầu của mình, cùng bàn bạc và đi đến giải pháp
thích hợp. Biện pháp này thực sự hiệu quả, đỡ tốn kém nhưng chỉ có thể áp
dụng khi các bên còn có thể duy trì một mối quan hệ tương đối tốt và có thiện
chí trong việc giải quyết tranh chấp vơí nhau.
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp tiếp theo, trong quá trình
thương lượng có sự tham gia của người thứ ba, một người có uy tín đối với các
bên và thực sự độc lập.
Khi tư vấn cho khách hàng về việc giải quyết tranh chấp kinh tế, luật sư
nên tư vấn cho khách hàng ưu tiện lựa chọn giải quyết bằng thương lượng, hoà
giải. Điều này xuất phát trước hết và cao nhất là vì lợi ích của khách hàng. Dù
khách hàng là bên nguyên đơn hay bị đơn, dù khách hàng có nhiều khả năng
thắng kiện hay không thì việc giải quyết bằng thương lượng, hoà giải vẫn là giải
pháp tốt đẹp và ít tốn kém nhất. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, khi mà lợi ích
lớn nhất của một doanh nghiệp không phải là một số tiền cụ thể mà là việc
không ngừng luân chuyển để số tiền ấy sinh lợi nhuận. Việc phải mất thời gian
khá dài, mất nhiều công sức và chi phí để thu lại một số tiền từ quyết định của
tòa án là một việc chỉ nên thực hiện khi không còn cách nào khác, khi mà việc
giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải là thất bại hoặc không thể
thực hiện do nguyên nhân khách quan hoặc do bên kia hoàn toàn không có thiện

chí giải quyết.
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu và văn bản pháp luật có liên
quan, luật sư sẽ phân tích cho khách hàng của mình những điểm được, mất,
những rủi ro của việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Nếu khách hàng
Trang 7
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
đồng ý, luật sư sẽ chuẩn bị thư và liên hệ với phía bên kia, nhân danh và bằng sự
uỷ quyền của khách hàng, để đề đạt yêu cầu của khách hàng mình trong việc
giải quyết tranh chấp.

CHƯƠNG III
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ THAM
GIA TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA
1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Sau khi không thể hoặc thất bại trong việc giải quyết tranh chấp bằng
thương lượng, hoà giải, các bên buộc phải tiến hành giải quyết tranh chấp tại tòa
án có thẩm quyền. Trong trường hợp luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của bên nguyên đơn, việc đầu tiên cần làm trong giai đoạn này là soạn đơn khởi
kiện gửi đến tòa án. Trong một số trường hợp, khách hàng tự viết đơn khởi kiện
và thường rơi vào trường hợp nội dung hoặc hình thưc đơn khởi kiện không đáp
ứng yêu cầu cần thiết của một đơn khởi kiện mà tòa án có thể chấp nhận và thụ
lý vụ án. Để đảm bảo đơn khởi kiện đúng và đủ về mặt hình thức lẫn nội dung,
luật sư cần phải nghiên cứu hồ sơ thật kỹ lưỡng, để trình bày được một đơn khởi
Trang 8
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
kiện rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ những nội dung cần thiết. Việc đưa ra những
yêu cầu cũng cần thật cụ thể nhưng phải hợp pháp và hợp lý, tránh những yêu
cầu không thể thực hiện hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật. Bởi lẽ, nếu
những yêu cầu vô lý không được chấp nhận thì khách hàng của mình sẽ phải
chịu án phí cho phần yêu cầu không được chấp nhận đó. Việc đưa ra một đơn

khởi kiện rõ ràng, mạch lạc và yêu cầu hợp lý, hợp pháp sẽ là một sự mở đầu tốt
cho việc tòa án thụ lý vụ kiện.
Một đơn khởi kiện tối thiểu phải đảm bảo những nội dung sau:
- Ngày tháng năm viết đơn;
- Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án;
- Họ tên và địa chỉ của nguyên đơn;
- Họ tên, địa chỉ của nguyên đơn, của người có quyền và nghĩa vụ
liên quan;
- Nội dung tranh chấp: tóm tắt nội dung vụ việc cùng với nội dung
một số tài liệu chính (chẳng hạn hợp đồng và phụ lục của hợp đồng);
- Tóm tắt quá trình vi phạm hợp đồng của bị đơn (nêu rõ những tài
liệu chứng minh việc vi phạm);
- Tóm tắt quá trình thương lượng của các bên cho đến thời điểm khởi
kiện ra tòa án;
- Các yêu cầu cảu nguyên đơn đề nghị tòa án xem xét giải quyết.
2. Chuẩn bị bản luận cứ và tranh tụng tại tòa án
Trang 9
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
Bản luận cứ cho việc tham gia tố tụng tại tòa án cần phải được chuẩn bị
kỹ lưỡng, tỉ mỉ và cụ thể bởi lẽ, các tranh chấp kinh tế là rất phức tạp và được
nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh. Việc chuẩn bị kỹ trước khi tham
gia tại phiên tào sẽ giúp cho luật sư nắm được thế chủ động, chủ động trong việc
trình bày và bảo vệ yêu cầu của bên thân chủ mình mà còn chủ động cả trong
việc tranh luận và phản bác yêu cầu của phía bên kia. Bản luận cứ tốt phải là
một bản luận cứ được chuẩn bị kỹ lưỡng, nội dung phải hợp lý và hợp pháp,
điều này sẽ tạo cơ sở cho những yêu cầu của thân chủ được tòa án chấp nhận.
Một bản luận cứ được kết cấu từ nhiều luận điểm với những diễn giải,
giải thích và chứng minh riêng biệt. Mỗi một luận cứ là một kết cấu độc lập,
nhưng tổng hợp tất cả những luận cứ đó lại phải là một chỉnh thể thống nhất và
đảm bảo tính logic để chứng minh cho một yêu cầu chung, cùng hướng tới bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình. Do vậy, mỗi một luận cứ đưa
ra cần được chứng minh và cơ cấu rõ ràng, dễ hiểu và tất cả chúng phải theo
một trình tự, một kết cấu nhất định để tạo thành một bản luận cứ sắc bén, có sức
thuyết phục.
Một bản luận cứ có sức thuyết phục như thế cần phải đáp ứng được
những yêu cầu sau:
- Về mặt nội dung, cần trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề liên
quan trực tiếp đến nội dung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân
chủ, tránh trình bày lan man, dài dòng những vấn đề không cần thiết. Tuỳ
thuộc vào tính chất mỗi vụ việc cụ thể và vị trí của thân chủ mà luật sư sẽ
có những cách tiếp cận khác nhau trong việc đưa ra các luận cứ bảo vệ;
Trang 10
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
- Cần đưa ra những luận cứ chứng minh được những yêu cầu của
thân chủ mình và sẽ phản bác được những yêu cầu từ phía bên kia, phải
chứng minh được tính có lỗi của bên kia trong tranh chấp đang được giải
quyết và chỉ rõ những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho tính hợp pháp
trong những yêu cầu củau mình và tính bất hợp pháp trong yêu cuầu của
bên kia. Nếu bảo vệ cho bị đơn, bản luận cứ cần phải chứng minh được
rằng bị đơn không có lỗi, không có những vi phạm như yêu cầu và quan
điểm của phía bên kia.
- Về mặt hình thức, bản luận cứ bào chữa cần có kết cấu, bố cục rõ
ràng, dễ hiểu, lời văn ngắn gọn, sắc sảo và có sức thuyết phục cao.
Phần chuẩn bị vẫn sẽ là chưa đủ nếu như luật sư không biết nghiên cứu, tìm tòi
và tự đặt ra cho mình những tình huống, kể cả những tình huống xấu nhất có thể
xảy ra, để kịp thời dự liệu và đối phó. Đồng thời với việc tự đặt ra nhữn tình
huống cần giải quyết đó, luật sư cũng cần phải nghiên cứu những quy định pháp
luật tương ứng với những tình huống đó và có giải pháp khắc phục. Việc chuẩn
bị thật kỹ cùng với việc nắm vững những quy định pháp luật và những kỹ năng
cần có của một luật sư sẽ giúp cho luật sư khi tham gia phiên tòa được chủ động

và có ưu thế nhất định.
Không phải bất cứ trường hợp nào, bất cứ vụ việc nào, luật sư cũng được
khách hàng yêu cầu thực hiện tất cả các giai đoạn cần có để giải quyết một vụ
án kinh tế (mà đôi khi thực tế diễn biến của vụ việc cũng không cho phép luật
sư có thể thực hiện hết, ví dụ: hoà giải thành không phải đưa tranh chấp ra giải
quyết tại tòa án, khách hàng không muốn tiếp tục đưa vụ việc ra giải quyết, …).
Trang 11
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
Do vậy, một luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về kinh tế sẽ
phải nắm vững tất cả những kỹ năng để tư vấn và tham gia giải quyết tranh chấp
kinh tế theo yêu cầu của khách hàng và biết ứng dụng những kỹ năng đó linh
hoạt theo từng vụ việc, từng giai đoạn của vụ việc đó.
Kết Luận
Tranh chấp kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra ngày càng nhiều ở mức
độ và quy mô ngày một cao hơn. Điều này đòi hỏi người luật sư phải không
ngừng học hỏi, nghiên cứu, nâng cao khả năng và kiến thức của mình để đáp
ứng yêu cầu của thực tế. Tham gia tư vấn hay tranh tụng, dù ở bất cứ loại vụ
việc nào, hình sự hay phi hình sự, luôn đòi hỏi luật sư phải linh hoạt, năng động
và sáng tạo mà không được rập khuôn, máy móc tuân thủ những gì đã có sẵn.
Kỹ năng lớn nhất của một luật sư chính là khả năng nghiên cứu, tiếp nhận và
xử lý thông tin từ hồ sơ của khách hàng cũng như từ những văn bản pháp luật
có liên quan đồng thời phải biết ứng dụng những thông tịn có được đó vào thực
Trang 12
Học Viện Tư Pháp Học viên Hồ Phương Luận
tế từng vụ việc cụ thể như thế nào nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, bảo đảm
được quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình.
Trang 13

×