Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.33 KB, 23 trang )

Chương 6.
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Mục tiêu:
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến 4 số thông số dược động học của KS: sinh
khả dụng (F%), thể tích phân bố (Vd), hệ số thanh thải (Cl), thời gian bán thải (t
1/2
);
nêu được ý nghĩa của sự biến đổi này trong lâm sàng .
- Trình bày được kháI niệm về KS phụ thuộc thời gian và KS phụ thuộc nồng độ, về
tác dụng hậu KS (PAE); nêu được ứng dụng của các trị số này trong điều trị.
- Trình bày được các nguyên tắc phối hợp kháng sinh và liệt kê được các cặp phối hợp
khuyến cáo.
- Trình bày được định nghĩa kháng kháng sinh và phân biệt được kháng giả và kháng
thật. Nêu được các biện pháp hạn chế kháng kháng sinh.
MỞ ĐẦU
Kháng sinh (KS) là một loại thuốc được sử dụng với tỷ trọng cao ở mọi bệnh viện.
Bên cạnh những khó khăn do thiếu kiến thức liên quan đến việc có quá nhiều hoạt chất
mới, quan điểm về sử dụng KS trong thập kỷ gần đây cũng thay đổi nhiều, đặc biệt là
khoảng cách đưa thuốc, phối hợp kháng sinh và giám sát điều trị. Để phục vụ cho công
tác tư vấn của dược sĩ lâm sàng, chuyên đề này tập trung vào các nội dung sau:
- Các đặc tính dược động học và dược lực học của KS và ứng dụng vào lựa chọn và
sử dụng KS trong điều trị.
- Phối hợp kháng sinh: nguyên tắc và khuyến cáo.
- Các nguyên tắc và các bước cần làm khi hiệu chỉnh liều kháng sinh ở bệnh nhân suy
giảm chức năng gan và/hoặc thận,
Đây là những kiến thức liên quan đến thực hành điều trị, giúp cho thầy thuốc lâm
sàng và dược sĩ lâm sàng có thể lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý hơn với mục
tiêu nâng cao hiệu quả và độ an toàn trong điều trị.
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG KHÁNG
SINH
Việc đánh giá hoạt tính của của kháng sinh trên vi khuẩn đơn giản nhất được


thực hiện ngoài cơ thể, trên các môi trường nuôi cấy vi khuẩn (in vitro) ở điều kiện
nhiệt độ thích hợp (thường khoảng 28
0
C đến 37
0
C).
Sau đây là một số khái niệm liên quan đến hoạt tính kháng khuẩn của kháng sinh
in vitro:
185
- Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu:
Gọi tắt theo tiếng Anh là MIC (Minimum Inhibitory Concentration): là mức nồng
độ làm cho vi khuẩn không nhân lên được, số lượng tế bào vi khuẩn không thay đổi kể
từ khi tiếp xúc với kháng sinh nhưng vi khuẩn không chết; để vi khuẩn chết cần phải
tăng nồng độ (nếu có thể) hoặc có sự tham gia của cơ thể (in vivo nếu cơ thể có đủ sưc
đề kháng).
- Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu:
Gọi tắt theo tiếng Anh là MBC (Minimum Bactericid Concentration): là nồng độ
thấp nhất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Số lượng tế bào vi khuẩn sẽ giảm dần theo
thời gian tiếo xúc giữa kháng sinh với vi khuẩn.
Từ các giá trị MIC và MBC, nhà sản xuất sẽ đưa ra các mức liều và khoảng cách
đưa thuốc phù hợp (liều khuyến cáo) sao cho nồng độ kháng sinh đạt được trong huyết
tương sau khi sử dụng phải đạt ở mức lớn hơn MIC và khoảng thời gian để duy trì ở
mức trên MIC là bao nhiêu tuỳ thuộc loại kháng sinh.
- Kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn:
Khi tỷ lệ MBC/MIC > 4, kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn, còn khi tỷ lệ này
bằng 1, kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn.
Kháng sinh kìm khuẩn thường được sử dụng trong những trường hợp nhiễm
khuẩn nhẹ và trung bình, trên cơ địa bệnh nhân có đủ sức đề kháng. Các nhóm kháng
sinh có tác dụng kìm khuẩn là: macrolid, tetracyclin, phenicol, lincosamid.
Kháng sinh diệt khuẩn được dùng cho các nhiễm khuẩn nặng, trên những bệnh

nhân yếu, suy giảm miễn dịch. các nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn là: beta-
lactamin, aminosid, fluoroquinolon, 5-nitro-imidazol, co-trimoxazol.
- Kháng sinh đồ:
Kháng sinh đồ là phương pháp đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với
kháng sinh trên thử nghiệm in vitro.
Kháng sinh đồ thường được làm khi điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn
nặng, với tác nhân gây bệnh có độ kháng kháng sinh cao, đã kháng với nhiều loại
kháng sinh thông dụng. Kháng sinh đồ giúp ta lựa chọn được kháng sinh phù hợp với
vi khuẩn gây bệnh trên một bệnh nhân cụ thể.
2. MỘT SỐ THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC CẦN LƯU Ý KHI LỰA CHỌN
VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
2.1. Sinh khả dụng
Sinh khả dụng (SKD) biểu thị tỷ lệ KS ở dạng còn hoạt tính vào được vòng tuần
hoàn chung, tốc độ và mức độ KS thâm nhập vào vòng tuần hoàn. Trị số này đặc biệt
quan trọng khi lựa chọn kháng sinh đường uống.
186
2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng
Sinh khả dụng của kháng sinh phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Đặc tính lý hóa của phân tử:
Những chất dễ tan trong nước (hydrosoluble) thường khó vượt qua hàng rào
sinh học của niêm mạc tiêu hóa nên khó hấp thu, do đó SKD thấp, ví dụ: các kháng
sinh nhóm aminosid là những chất phân cực, dễ tan trong nước nên SKD khi uống
thực tế bằng 0%, loại này không dùng đường uống với mục đích tác dụng toàn thân;
ampicilin cũng là chất tan tốt trong nước nên khả năng qua màng sinh học kém và
SKD chỉ ~ 30%. Để cải thiện SKD thì cần tăng hệ số lipid/nước; việc tạo ra các ester
của ampicilin như bacampicilin, pivampicilin hoặc của cefuroxim như cefuroxim
acetyl đã đạt được mục đích này.
- Ảnh hưởng của pH trong ống tiêu hoá:
Nhiều KS rất kém bền trong môi trường dịch vị, ví dụ: benzyl penicilin (Pen.G)
có SKD chỉ ~ 10% khi uống, do đó chất này chỉ dùng để tiêm; tuy nhiên khi thay gốc

bezyl bằng phenoxymetyl, ta có penicilin V với SKD cải thiện hơn hẳn (~ 50%).
Ampicilin, erythromycin có SKD thấp cũng liên quan đến độ bền kém trong môi
trường acid dịch vị.
Những thuốc uống đồng thời với KS có bản chất acid (như acid ascorbic) hoặc
kiềm (các antacid) cũng ảnh hưởng đến độ bền vững của một số KS.
- Các yếu tố thuộc sinh lý:
Trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) và người cao tuổi có những khác biệt về độ pH
dịch vị so với thanh niên (pH cao hơn), điều này đã làm tăng SKD của những KS kém
bền ở môi trường acid. Khác biệt về cấu tạo của niêm mạc ruột, nhu động ruột so với
người trưởng thành của các đối tượng này cũng là nguyên nhân thay đổi SKD của KS
đường uống.
- Các yếu tố bệnh lý:
Cắt đoạn dạ dày hoặc ruột non, bệnh Crohn là những trạng thái bệnh lý làm
giảm khả năng hấp thu KS khi uống và làm giảm SKD của KS.
- Thức ăn:
Bữa ăn có thể cản trở hấp thu KS theo cơ chế cơ học, ngược lại cũng có thể
tăng khả năng hấp thu với một số KS có độ tan thấp. Ví dụ: thức ăn cản trở mạnh hấp
thu ampicilin nhưng lại làm tăng SKD của griseofulvin.
- Nước để uống thuốc:
Nói chung nên uống nhiều nước (~ 200 ml) khi dùng KS vì nước sẽ giúp rửa
sạch thuốc đọng ở ống tiêu hóa, nhờ đó giảm được các tác dụng phụ như buồn nôn,
loét; nước còn giúp tăng SKD của những thuốc có độ tan thấp, ví dụ: amoxicilin.
187
Lượng nước nhiều có thể hòa loãng dịch vị, nhờ đó tăng sinh khả dụng của các KS
kém bền trong môi trường acid như erythromycin hoặc một số KS beta lactam. Cần
lưu ý tránh các loại nước có pH quá thấp (nước trái cây) hoặc quá cao (soda) vì có
thể ảnh hưởng đến độ bền vững của KS.
- Tương tác thuốc:
Các antacid cản trở hấp thu nhiều KS, đáng kể nhất là KS nhóm cyclin và
fluoroquinolon vì các chất này dễ tạo chelat với các ion kim loại hóa trị cao trong

thành phần của antacid với hậu quả gây giảm SKD.
2.1.2. Lựa chọn và sử dụng
 SKD dưới 40% được coi là thấp.
Xử trí:
- Tránh các nguyên nhân làm giảm thêm SKD, ví dụ: lincomycin có SKD 30%, nếu
uống khi ăn SKD bị giảm đến một nửa, vì vậy nên uống thuốc này cách xa bữa ăn.
- Thay bằng các dẫn chất cùng nhóm có SKD cao hơn, ví dụ: thay ampicilin bằng
amoxicilin hoặc các ester của ampicilin như bacampicilin, pivampicilin, sultamicin;
thay lincomycin bằng clindamycin, thay tetracyclin bằng doxycyclin
- Chọn chỉ định thích hợp, ví dụ những kháng sinh loại này chỉ được sử dụng
đường uống cho những trường hợp nhiễm trùng nhẹ, nếu bệnh nặng phải dùng theo
đường tiêm.
Nói chung nên cố gắng tránh dùng các kháng sinh có F < 40% vì kết quả điều
trị rất thất thường, lại hay gặp tác dụng phụ do loạn khuẩn ruột (do kém hấp thu), có
thể dẫn đến viêm ruột kết giả mạc trầm trọng, thậm chí tử vong như trường hợp dùng
lincomycin đường uống.
 SKD ~ 50 - 70% được coi là trung bình.
Đa phần kháng sinh đường uống có SKD trung bình, ví dụ: SKD của
tetracyclin, erythromycin đều ~ 50%.
 SKD trên 70% là lý tưởng nhất.
Các kháng sinh nhóm fluoroquinolon dạng uống thuốc loại này. Đây là các
kháng sinh được ưu tiên dùng đường uống; chỉ dùng đường tiêm nếu bệnh nhân không
thể uống được do nôn nhiều, tắc ruột, rối loạn hấp thu, hôn mê
2.2. Thể tích phân bố
2 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng
188
Thể tích phân bố (Vd) cho biết khả năng khuyếch tán và/hoặc gắn kết của KS
với protein huyết tương hoặc tổ chức. Vd của KS trong cơ thể phụ thuộc vào các yếu
tố sau:
- Bản chất của phân tử thuốc:

Những chất tan trong nước khó khuyếch tán qua màng sinh học, điều này đồng
nghĩa với sự phân bố kém đến các tổ chức. ví dụ: các KS nhóm aminosid đều có Vd
nhỏ (0,2 - 0,3 L/kg); trong khi đó các fluoroquinolon lại có Vd rất lớn (1,5 - 3 L/kg).
Bảng 1. Thể tích phân bố của một số nhóm kháng sinh
Nhóm kháng sinh Vd (L/ kg)
Aminosid
Cephalosporin
Penicilin
Tetracyclin
Macrolid
Fluoroquinolon
0,20 - 0,30
0,15 - 0,30
0,20 - 0,50
0,80 - 1,20
1,00 - 2,00
1,50 - 3,00
- Tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương:
Tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương không phải là một yếu tố quan trọng
liên quan đến khả năng phân bố của KS trong cơ thể như với các thuốc khác. Ví dụ:
Các Fluoroquinolon (FQ) có tỷ lệ liên kết với protein huyết tương thấp (10 - 40%) và
Vd rất cao (2 - 3 L/kg); điều này là đúng quy luật. Tuy nhiên, các aminosid (AM) có tỷ
lệ liên kết với protein huyết tương rất thấp (khoảng 10%) nhưng Vd lại cũng rất thấp
(0,2 - 0,3 L/kg); trong kgi các tetracyclin có tỷ lệ liên kết với protein huyết tương cao
(55 - 80%) và Vd cũng rất cao (0,80 - 1,20 L/kg). Như vậy khả năng phân bố không
chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương mà còn nhiều yếu tố
khác, ví dụ vào mức độ ion hoá (pK) và hệ số lipid/nước. Do đó khó tiên đoán được
khả năng phân bố của thuốc nếu chỉ dựa vào một yếu tố. Ví dụ ở bảng 2 về 2 KS cùng
nhóm cephalosporin thế hệ 3 cho thấy tính phức tạp của sự phân bố KS trong cơ thể.
Bảng 2. So sánh khả năng phân bố của cefotaxim và ceftriaxon

trong 1 số tổ chức ở mức liều 2g, tiêm tĩnh mạch
Kháng sinh
Thể tích
phân bố
(l/kg)
Tỷ lệ liên
kết protein
HT (%)
Nồng độ trong tổ chức
(mcg/mL)
Dịch não tủy Phổi Xương
Cefotaxim 0,26 - 0,35 30 6 -11 1 8
189
Ceftriaxon 0,13-0,16 90 1,5 - 40 60 25
Chính sự khác nhau về khả năng phân bố mà 2 KS này đạt tương đương điều trị ở
mức liều 3 g cefotaxim tương đương 1,5 g ceftriaxon.
- Thay đổi về sinh lý và bệnh lý:
Cấu tạo cơ thể trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ < 1 năm có tỷ lệ nước lớn hơn
người bình thường, do đó thể tích phân bố của những KS tan nhiều trong nước cũng
lớn hơn. Ví dụ: ampicilin có thể tích phân bố ở trẻ sơ sinh đủ tháng là 0,5 L/kg trong
khi đó chỉ số này ở người lớn là 0,2L/kg. Chính vì vậy khi trẻ em bị mất nước, thể tích
phân bố giảm đáng kể dẫn đến tăng nồng dộ kháng sinh trong máu, có thể dẫn đến
tăng độc tính.
Một số trạng thái bệnh lý làm thay đổi tỷ lệ lipid/nước của tổ chức so với bình
thường cũng dẫn đến thay đổi thể tích phân bố của KS, ví dụ:
- Bỏng hoặc mất dịch ngoại bào do ỉa chảy nặng làm giảm Vd của KS nhóm
aminosid, trái lại các trạng thái ứ dịch như phù, cổ trướng lại làm tăng Vd của nóm KS
này.
- Bệnh nhân béo phì: tỷ lệ lipid cao so với tổ chức cơ dẫn đến Vd của thuốc giảm
và Cp tăng, nếu liều lượng thuốc (mg/kg) không điều chỉnh lại sẽ dễ dẫn đến quá liều.

2.2.2 Lựa chọn và sử dụng
Kháng sinh cũng như các thuốc khác chỉ phânbố được trong pha lỏng của cơ thể.
Pha lỏng của cơ thể bao gồm huyết tương, dịch kẽ tế bào (hai phần này gọi là dịch
ngoại bào) và dịch nội bào. Tổng lượng chất lỏng của cơ thể khoảng 42 lít (tính cho
người có trọng lượng cơ thể khoảng 70 kg). Phần dịch ngoại bào khoảng 14 lít trong
đó huyết tương chiếm 3,5 lít và dịch kẽ tế bào 10,5 lít. Phần dịch nội bào khoảng 28
lít.
- Thể tích phân bố < 0,2 L/kg được coi là nhỏ: trường hợp này thuốc hầu như
chỉ phân bố trong dịch ngoại bào.
- Thể tích phân bố 0,5 - 1 L/kg được coi là trung bình, trường hợp này thuốc
khuyếch tán hầu khắp cơ thể.
- Thể tích phân bố > 1 L/kg là rất lớn. Trường hợp này thể tích tính toán vượt
quá thể tích thực có của cơ thể. Điều này xẩy ra khi thuốc có ái lực mạnh với protein
tại tổ chức và khuyếch tán mạnh vào trong té bào.
Kháng sinh có thể tích phân bố nhỏ ít khuyếch tán xa ngăn trung tâm, có nồng
độ cao trong máu và dịch ngoại bào. Kháng sinh nhóm aminosid và beta- lactamin là
một điển hình cho kháng sinh loại này. Nồng độ kháng sinh trong dịch ngoại bào
thường gấp > 5 lần so với nồng độ trong tổ chức. Loại này thuận lợi cho việc điều trị
190
nhiếm khuẩn huyết, các nhiễm khuẩn do vi khuẩn ngoại bào gây ra như S. aureus, S.
pyogenes. P. aeruginosa, Ancinetobacter spp.
Kháng sinh có thể tích phân bố lớn thấm tốt vào trong tế bào và tổ chức nên
thuận lợi cho điều trị các nhiễm khuẩn nội bào, các nhiễm khuẩn ở các tổ chức xa ngăn
trung tâm như xương, khớp, tuyến tiền liệt Các KS nhóm macrolid, fluoroquinolon
là những đại diện điển hình của các KS loại này. Nồng độ KS trong té bào thường gấp
hàng chục lần nồng độ ngoài tế bào.
Bảng 3. Thể tích phân bố và Cpeak của một số kháng sinh thông dụng
Nhóm
KS
Tên

Quốc tế
Liều
1 lần
Cpeak
(mg/ml)
Vd
(L/kg)
Penicilin
Pen. G
Ampicilin
Amoxicilin
Cloxacilin
Ticarcilin
Azlocilin
Piperacilin
5 triệu UI
1 g
1 g
1 g
5 g
5 g
4 g
300-400 UI
60-80
180
50-80
250-300
430- 470
250
0,35

0,2-0,3
0,3-0,35
0,1
0,22
0,22
0,3
C1G
Cephalothin
Cefazolin
Cephalexin
Cefapirin
1 g
1 g
1 g
1g
30-50
80-140
50-60
70
0,26
0,12
0,26
0,13
C2G
Cefamandol
Cefoxiltin
Cefuroxim
Cefotiam
Cefonicid
1,5 g

1 g
1,5 g
1 g
1 g
160
125
100-160
125
220
0,16
0,16
0,23
0,5
0,11
C3G Cefotaxim
Ceftriaxon
Ceftazidim
Cefotetan
Cefoperazol
1 g
1 g
1 g
1 g
1 g
100
145
110
140
160
0,25-0,35

0,13-0,16
0,22
0,18
0,18
Aminosid
Gentamicin
Tobramycin
Netilmicin
Amikacin
3 mg/kg
3 mg/kg
3 mg/kg
15 mg/kg
4 - 5
4 - 5
10
20 - 25
0,24-0,32
0,28-0,32
0,20-0,32
0,24-0,35
Fluoro-
quinolon
Pefloxacin
Ofloxacin
Ciprofloxacin
400 mg
200 mg
200 mg
4,2 - 5,0

5,2 - 5,9
1,9 - 4,4
1,2-1,8
1,5-1,8
2-3
191
Macrolid Erythromycin
Clarithromycin
Azithromycin
Spiramycin
1 g
500 mg
500 mg
6 Triệu UI
30
2,1
0,40
3,3
0,7
2-4
75
100
Phenicol Cloramphenicol
Thiamphenicol
1 g
1,5 g
9 - 11
53
0,5-0,9
0,3-0,6

Imidazol Metronidazol
Ornidazol
500 mg
1 g
15 - 19
17,7
0,76-0,85
0,86
Một số
nhóm khác
Vancomycin
Teicoplanin
1 g
400 mg
20-30
112
0,4-0,9
0,6-1,2

Ghi chú: C1G, C2G, C3G là cephalosporin thế hệ 1, 2, 3.
2.3. Hệ số thanh thải (Clearance, Cl)
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng
Hệ số thanh thải cho biết khả năng bài xuất thuốc ra khỏi cơ thể. Bình thường
có 2 con đường loại trừ thuốc ra khỏi cơ thể:
- Chuyển hoá qua gan thành dạng bất hoạt rồi thải ra ngoài theo nước tiểu.
- Không chuyển hoá khi qua gan mà bài xuất nguyên vẹn ở dạng còn hoạt tính
qua thận.
Bài xuất theo kiểu 1 thường xẩy ra với những kháng sinh tan nhiều trong lipid
(liposoluble); quá trình chuyển hoá sẽ tạo ra dạng tan nhiều trong nước để thải dễ dàng
ra nước tiểu. Nếu thuốc bài xuất theo kiểu 1, gan phải làm việc nhiều và do đó gây độc

cho gan nhưng lại không ảnh hưởng đến thận.
Bài xuất theo kiểu 2 thường xẩy ra với các thuốc tan nhiều trong nước
(hydrosoluble); nếu thuốc thải nguyên vẹn ở dạng còn hoạt tính qua thận thì khả năng
gây độc với thận cao.
Tuy nhiên, rất ít có thuốc chỉ thải trừ theo 1 kiểu mà thường kết hợp cả 2.
2.3.2. Lựa chọn và sử dụng
2.3.2.1. Hiệu chỉnh liều khi suy giảm chức năng của cơ quan bài xuất
Tuỳ theo tỷ lệ thải trừ ở dạng còn hoạt tính cao hay thấp mà cơ quan chịu trách
nhiệm loại trừ thuốc phải chịu độc nhiều hoặc ít. Hiệu chỉnh liều KS sẽ phải thực hiện
khi cơ quan chịu trách nhiệm bài xuất KS bị suy giảm chức năng (Xem mục 4)
2.3.2.2. Tương tác thuốc
- Tương tác thuốc ở giai đoạn chuyển hoá qua gan:
192
Những kháng sinh bị chuyển hoá mạnh qua gan thường có ảnh hưởng lên hệ
thống enzym gan chịu trách nhiệm chuyển hoá thuốc đó. Tương tác thuốc do kháng
sinh gây ra thường là tương tác do kìm hãm hệ men cytocrom P450, hậu quả là làm
tăng nồng độ của thuốc phối hợp.
Ví dụ:
Trong nhóm quinolon, enoxacin và pefloxacin là những chất có tác dụng kìm
hãm cyt.P450 mạnh nhất, do đó có thể gặp nhiều tương tác bất lợi, thậm chí nguy hiểm
khi phối hợp với những thuốc có phạm vi điều trị hẹp như theophylin, trong khi đó
ofloxacin không gặp tương tác loại này.
Ciprofloxacin và sparfloxacin cùng bị chuỷen hoá qua gan khoảng 25% nhưng
theo 2 kiểu khác nhau: ciprofloxacin qua cyt.P450 còn sparfloxacin lại qua con đường
liên hợp glucuronic, do đó chỉ có ciprofloxacin có gây tương tác.
- Tương tác ở giai đoạn bài xuất qua thận:
Những kháng sinh thải nhiều ở dạng còn hoạt tính qua thận sẽ gặp các tương tác
kiểu này.
Ví dụ: Các kháng sinh nhóm aminosid thường gặp các tương tác bất lợi khi
phối hợp với các chất cùng có độc tính cao trên thận như cephaloridin, cephalexin,

vancomycin, furosemid
2.4. Thời gian bán thải (t
1/2
)
2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng
Thời gian bán thải hay còn gọi là nửa đời thải trừ là thời gian cần thiết để nồng độ
kháng sinh trong máu giảm đi một nửa. Như vậy các yếu tố làm thay đổi tốc độ bài
xuất thuốc (nhanh lên hoặc chậm lại so với bình thường) sẽ làm thay đổi thông số này.
- Lứa tuổi:
+ Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi có chức năng gan thận chưa hoàn
chỉnh, do đó khả năng thải trừ kháng sinh có thể bị chậm hơn bình thường. Ví dụ:
amikacin có t
1/2
ở người lớn là 2h nhưng ở trẻ sơ sinh là 6h; amoxicilin cũng vậy: 1h ở
người lớn so với 4h ở trẻ sơ sinh. Bảng 4 là ví dụ về ảnh hưởng lứa tuổi và t
1/2
của một
kháng sinh nhóm beta lactam.
Bảng 4 . Sự liên quan giữa Cl và t
1/2
ở một số nhóm tuổi khi sử dụng Azlocillin
(tĩnh mạch )
Nhóm tuổi Liều
( mg/kg )
t
1/2
( h )
Trẻ đẻ thiếu tháng 50 4,2
Trẻ sơ sinh đủ tháng 100 2,7
193

Trẻ dưới 3 tháng 100 1,9
Trẻ trên 3 tháng 100 1,0
Trẻ trên 5 tuổi 75 0,9
+ Người cao tuổi (thường tính thì từ lứa tuổi > 60): ở lứa tuổi này, số lượng
nephron giảm đi còn một nửa, do đó với các kháng sinh có độc tính cao trên thận, việc
hiệu chỉnh lại liều lượng là cần thiết để tránh sự quá liều: thông thường nên giảm liều
hoặc nới rộng khoảng cách đưa thuốc cho phù hợp.
- Bênh lý gan - thận:
Gan và thận là 2 cơ quan chính bài xuất thuốc, do đó khi chức năng 2 cơ quan này
bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng thải trừ thuốc như đã nêu ở phần hệ số thanh
thải. Thời gian bán thải phụ thuộc chặt chẽ với độ thanh thải theo quy tắc nghịch đảo:
độ thanh thải giảm thì thời gian bán thải tăng, nghĩa là thuốc tích luỹ. Tuy nhiên quy
luật này chỉ xẩy ra rõ rệt với các thuốc thải trừ nhiều ở dạng còn hoạt tính qua thận:
Hình 1 cho thấy sự liên quan của Clcr (đánh giá chức năng lọc của cầu thận) với t
1/2
.
Hai thuốc có t
1/2
không đổi theo sự thay đổi Clcr là 2 thuốc chuyển hoá qua gan.
Hình 1. Sự thay đổi t
1
/
2
theo chức năng lọc của cầu thận
- Tương tác thuốc:
Các tương tác ở giai đoạn thải trừ có thể rút ngắn hoặc kéo dài thêm thời gian thải
trừ của kháng sinh. Ví dụ: khi phối hợp penicilin G với probenecid, t
1/2
của penicilin G
từ 45 phút sẽ lên đến 90 phút nghĩa là kéo dài gấp đôi. Tương tác loại

194
t
1/2
Clearance-Creatinin (ml/min)
này có thể được lợi dụng nhằm giảm khoảng cách đưa thuốc, giảm độ dài điều trị
(với penicilin, ampicilin) nhưng lại là tương tác cần tránh với các KS có độc tính cao
trên thận như một số cephalosporin.
2.4.2. Lựa chọn và sử dụng
- T
1/2
quyết định nhịp đưa thuốc:
Nhịp đưa thuốc của các kháng sinh nhóm beta lactam phụ thuộc t
1/2
: khoảng
cách giữa các liều thường từ 3 - 6 lần t
1/2
; khoảng cách này sẽ rút ngắn lại theo mức độ
nặng của bệnh. Ví dụ: cefotaxim có t
1/2
khoảng 1,5h, nhịp đưa thuốc có thể là 2 - 6 g
chia 2 - 3 lần/ 24h, cách nhau 12 - 8h, khi liều tăng lên 8 - 12g trong nhiếm khuẩn
nặng thì khoảng cách giữa các liều sẽ chỉ 6 - 4h.
Với trẻ dưới 1 tuổi, nhịp đưa thuốc thưa hơn so với người lớn vì khả năng thải
trừ thuốc chậm hơn (t
1/2
dài hơn).
Với kháng sinh phụ thuộc nồng độ, nhịp đưa thuốc không phụ thuộc t
1/2
.
- T

1/2
cho biết thời gian để kháng sinh đạt đến trạng thái cân bằng:
Hình 2. Thời gian để thuốc đạt đến trạng thái cân bằng
khi dùng liều lặp lại
Cũng như các thuốc khác, thời gian này là 5 lần t
1/2
. Đây chính là thời điểm cho
phép lấy mẫu máu để xác định nồng độ, kiểm tra hiệu quả điều trị và giám sát độc
tính khi điều trị kéo dài. Ví dụ: amikacin có t
1/2
là 0,5 đến 3h đối với người lớn dưới
30 tuổi, thời gian để thuốc đạt đến trạng thái cân bằng do đó sẽ là 2,5h đến 15h, với
trẻ sơ sinh, t
1/2
là 2 - 9h nên thời gian để thuốc đạt đến trạng thái cân bằng sẽ là 10h -
45h.
195
Bảng 5. trình bày một số thông số dược động học liên quan đến kháng sinh.
196
Bảng 5. Một số thông số dược động học của kháng sinh
Tên
Quốc tế
SKD
(%)
T
1/2
(h)
Vd
(l/kg)
Vị trí

bài xuất
Ảnh hưởng
thức ăn
Ampicilin
Amoxicilin
40
90
1
1
0,3
0,3
Thận
Thận

±
Lincomycin
Clindamycin
30
90
2,4
2,4
1,1
1,1
Gan
Gan

±
Erythromycin
Azithromycin
50

40
2
80
0,8
70
Gan
Gan


Tetracyclin
Doxycyclin
50
90
8
20
1,5
0,75
Thận
Gan

±
Pefloxacin
Ofloxacin
90
80
10
7
1,4
2,0
Gan

Thận
±
±
3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DƯỢC ĐỘNG HỌC VÀ DƯỢC LỰC HỌC CẦN
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH
3.1. Kháng sinh phụ thuộc thời gian hay nồng độ ?
Kháng sinh có thể được phân làm 2 loại theo đặc tính dược động học:
3.1.1. Kháng sinh phụ thuộc thời gian
(Time-dependent bactericidal activity)
Tiêu biểu cho kháng sinh loại này là các beta-lactam bao gồm các penicilin, các
cephalosporin, monobactam, carbapenem. Ngoài ra các kháng sinh nhóm macrolid,
lincosamid cũng thuộc loại này nhưng không điển hình.
Đặc tính diệt khuẩn của loại kháng sinh này phụ thuộc thời gian duy trì nồng độ
trên MIC trong 24h (T
> MIC
) nghĩa là thời gian vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh càng
lâu càng tốt. Tuy nhiên, nồng độ kháng sinh trong huyết tương (Cp) đạt hiệu quả diệt
khuẩn tối đa chỉ cần gấp 4 lần MIC (Cp/MIC ≤ 4), nếu tăng nồng độ lên > 4 thì khả
năng diệt khuẩn cũng không tăng. Mức mức duy trì là 2MIC, mức thấp nhất cần có là
Cp = MIC, khi Cp < MIC thì tác dụng diệt khuẩn không còn.
3.1.2. Kháng sinh phụ thuộc nồng độ
(Concentration-dependent bactericidal activity)
Tiêu biểu cho kháng sinh loại này là các anminosid, ngoài ra các imidazol,
fluoroquinolon cũng có đặc tính này với một số chủng vi khuẩn.
Đặc tính diệt khuẩn tăng tỷ lệ thuận với Cpeak (hoặc Cmax) nghĩa là phụ thuộc
tỷ số Cpeak/MIC hoặc Cmax/MIC. Tỷ lệ này phải > 10. Tuy nhiên, nếu tăng > 40
thì không có lợi vì hiệu quả không tăng thêm mà lại tăng độc tính.
197
Hình 3. Một số thông số dược động học cần lưu ý khi sử dụngKS
Bảng 6. Phân loại kháng sinh theo đặc tính dược động học

KS phụ thuộc thời gian
T
>MIC
KS phụ thuộc nồng độ
Cpeak / MIC
Penicilin
Cephalosporin
Carbapenem
Monobactam
Macrolid
Lincosamid
Oxazolidion
Aminosid
Fluoroquinolon
Metronidazol
Glycopeptid
Tetracyclin
Azithromycin
Streptogamin
Rifampicin
3.2. Tác dụng hậu kháng sinh (PAE)
Tác dụng hậu kháng sinh (PAE, Post Antibiotic Effect) là một thông số dược
lực học của kháng sinh; đó là thời gian kháng sinh tiếp tục ức chế sự phát triển của
vi khuẩn sau khi nồng độ kháng sinh đã ở mức dưới MIC. Đơn vị của PAE được
tính theo đơn vị thời gian (giờ hoặc phút). PAE được xác định ngoài cơ thể (in
vitro).
PAE dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính của kháng sinh và loại vi khuẩn. Độ
dài của PAE còn phụ thuộc khả năng phân bố của kháng sinh vào tổ chức nhiễm
khuẩn: các kháng sinh phân bố nhiều vào tổ chức sẽ tiếp tục phát huy tác dụng cả
198

mic
auc
t
ime>MIC
peak
c
T
hêi gian
N
ång ®é
sau khi nồng độ trong huyết tương đã ở mức dưới MIC, azithromycin là một điển
hình.
Một số loại kháng sinh có thể làm tăng khả năng thực bào của các đại thực bào
trong cơ thể vật chủ, làm cho vi khuẩn dễ bị tiêu diệt hơn (các macrolid, penem,
fluoroquinolon), điều này cũng làm tăng PAE. Đặc tính này còn được gọi là PALE
(Post-Antibiotic Leucocyt Enhancement Effect). Chính vì vậy, PAE in vitro thường
ngắn hơn PAE in vivo.
Thực tế thì tất cả các kháng sinh đều có PAE nhưng nếu thời gian kéo dài
không đáng kể ở in vitro và không có lợi thế về liên kết mạnh với protein huyết
tương hoặc có PALE thì có thể coi như không có PAE.
Theo đặc tính dược lực học, kháng sinh được chia làm 2 loại:
3.2.1. Loại không có PAE:
Tiêu biểu cho loại này các kháng sinh betalactam. Người ta cho rằng sở dĩ
betalactam có đặc tính này vì cơ chế tác dụng diệt khuẩn liên quan đến sự biến
dạng và vỡ vỏ tế bào vi khuẩn: tác dụng này chỉ xẩy ra khi vi khuẩn có tiếp xúc với
kháng sinh.
3.2.2. Loại có PAE:
Tiêu biểu cho loại có PAE dài là các kháng sinh nhóm aminosid, rifampicin,
fluoroquinolon, glycopeptid, teracyclin và imidazol. Một số kháng sinh khác cũng
có đặc tính này là các macrolid, imipenem, lincosamid,

Người ta giải thích rằng sở dĩ aminosid có PAE dài là do cơ chế ức chế tổng
hợp protein của vi khuẩn kéo dài nên kháng sinh có khả năng ngăn cản sự phát
triển trở lại của vi khuẩn sau khi không còn tiếp xúc với kháng sinh nữa. Với một
số kháng sinh khác thì PAE có được là nhờ có PALE hoặc nhờ khả năng gắn mạnh
với protein tại tổ chức hoặc trong tế bào vi khuẩn.
Bảng 7. Các đặc tính dược lực họcliên quan đến tác dụng của KS
Không có PAE Có PAE
Các Penicilin
Các Cephalosporin
Monobactam (Aztreonam)
Aminosid
Imidazol
Fluoroquinolon
Glycopeptid
Macrolid
Tetracyclin
Carbapenem (Imipenem)
Lincosamid
3. 3 . Điều gì quyết định nhịp đưa thuốc ?
Số lần đưa kháng sinh trong ngày phụ thuộc 2 yếu tố:
199
- Đặc tính dược động học: Kháng sinh sử dụng là loại phụ thuộc thời gian (yếu tố
quyết định hiệu quả là T
>MIC
) hay phụ thuộc nồng độ (yếu tố quyết định hiệu quả diệt
khuẩn là Cpeak/ MIC) ?
- Đặc tính dược lực học: Kháng sinh sử dụng có PAE hay không có PAE?
Từ các đặc tính này sẽ có 3 cách đưa thuốc:
3.3.1. Đưa nhiều lần/24h hoặc truyền tĩnh mạch kéo dài:
Với loại kháng sinh mà hiệu lực điều trị phụ thuộc T

>MIC
, không có PAE thì nhịp
đưa thuốc là nhiều lần trong ngày để giữ cho mức nồng độ trong máu luôn lớn hơn
MIC. Những trường hợp cần sử dụng liều cao loại KS này thì có thể truyền kéo dài.
Đại diện: Penicilin, Cephalosporin, Monobactam (Aztreonam)
3.3.2. Đưa 1- 2 lần/24h, không được truyền tĩnh mạch kéo dài:
Đưa thuốc theo kiểu này được áp dụng cho nhóm kháng sinh mà hiệu lực điều
trị phụ thuộc Cpeak/MIC, có PAE dài. Loại này không nên chia nhỏ ra nhiều lần và
tuyệt đối không truyền kéo dài vì vừa làm giảm hiệu quả, vừa tăng độc tính.
Đại diện: nhóm aminosid, imidazol, fluoroquinolon, glycopeptid,
azithromycin.
3.3.2. Đưa 2-3 lần/24h, không truyền tĩnh mạch kéo dài:
Với các kháng sinh mà hiệu quả phụ thuộc thời gian T
>MIC
và có PAE vừa phải:
nhịp đưa thuốc không cần quá dày vì có PAE nhưng cũng không nên chỉ đưa 1 lần/24h
vì hiệu quả phụ thuộc T
>MIC
.
Đại diện: macrolid, lincosamid, cyclin, carbapenem.
4. PHỐI HỢP KHÁNG SINH
4.1. Mục đích phối hợp kháng sinh
4.1.1. Tăng tác dụng lên các chủng vi khuẩn đề kháng mạnh
Ưu điểm của phối hợp kháng sinh là giảm được MIC và giảm tỷ lệ vi khuẩn
kháng kháng sinh (Bảng 8). Điều này tạo thuận lợi cho việc tiêu diệt các vi khuẩn
kháng thuốc.
200
Bảng 8. So sánh hiệu quả của kháng sính phối hợp trên vi khẩn kháng thuốc
Kháng sinh
S. aureus B. fragilis

MIC
mg/L
Kháng
%
MIC
mg/L
Kháng
%
Ampicilin (AMP) 32 88 128 70
Amoxicilin (AMOX) 32 88 128 70
AMP / Sulbactam 2 / 1 0 4 / 2 0
AMOX/Sulbactam 2/ 1 0 4 / 2 0
AMOX/Clavulanic 1 / 0,5 0 16 / 8 0
Phối hợp nhằm tăng tác dụng thường được sử dụng cho điều trị nhiếm khuẩn
mắc phải ở bệnh viện hoặc những trường hợp bệnh đã chuyển thành mạn tính do điều
trị nhiều lần không khỏi (vi khuẩn kháng thuốc).
Ví dụ:
- Phối hợp oxacillin với gentamicin trong điều trị S.aureus.
- Phối hợp amikacin với ciprofloxacin trong điều trị P.aeruginosa.
- Phối hợp Pen A với các chất ức chế men beta-lactamase (acid clavulanic,
sulbactam, tazobactam ) để tăng tác dụng lên các chủng vi khuẩn đề kháng tiết beta-
lactamase.
Bảng 9. Phối hợp KS beta lactam với chất kháng beta-lactamase
Tên
Quốc tế
Liều
(g)
T
1/2
(h)

Kiểu
phối hợp
Ampicilin 1 1 ± 0,2
AMP / Sulbactam
AMP / Cloxacilin
Amoxicilin 1 1
AMOX / Clavulanat
AMOX / Sulbactam
Cefoperazon 1 1,7 CEFO / Sulbactam
Piperacilin 2 0,7 - 1,2 PIPER / Tazobactam
Bảng 10. Một số kiểu phối hợp KS nhằm tăng tác dụng trên vi khuẩn
MSSA Nafcilin / Gentamicin
201
MRSA
Vancomycin / Gentamicin
Vancomycin / Rifampicin
Pseudomonas aeruginosa Ciprofloxacin / Amikacin
Ceftazidim / Amikacin
Ceftazidim / Ciprofloxacin
Enterobacter
Klebsiella
E. coli
Ciprofloxacin / Amikacin
Imipenem / Amikacin
Fosfomycin / Amikacin
Ghi chú:
- MSSA: Tụ cầu nhạy cảm với Meticilin
- MRSA: Tụ cầu kháng Meticilin.
4.1.2. Giảm khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo những chủng vi khuẩn đề kháng
Phối hợp kháng sinh với mục đích này thường được áp dụng khi điều trị các

nhiễm khuẩn kéo dài.
Ví dụ:
- Phối hợp kháng sinh trong điều trị lao, viêm màng trong tim, viêm xương
4.1.3. Để nới rộng phổ tác dụng
Đa số các kháng sinh thông dụng không có tác dụng hoặc tác dụng yếu lên các
vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là các chủng kỵ khí G (-) như B. fragilis, do đó việc phối
hợp kháng sinh chủ yếu để diệt vi khuẩn kỵ khí với các nhiễm khuẩn có nguy cơ
nhiễm kỵ khí cao. Thuốc diệt kỵ khí mạnh điển hình hiện nay là nhóm 5 nitro-
imidazol. Ví dụ: Phối hợp metronidazol trong các nhiễm khuẩn vùng bụng, vùng
chậu.
Ngoài mục đích trên, việc nới rộng phổ thường không cần thiết vì:
- Đã có nhiều loại kháng sinh phổ rộng và các dạng chế phẩm phối hợp sẵn.
- Nếu tự ý phối hợp có thể gặp những tương tác bất lợi do không nắm vững cơ
chế tác dụng. Ví dụ: phối hợp erythromycin với lincomycin, erythromycin với
cloramphenicol hoặc streptomycin với tetracyclin đều dẫn tới giảm tác dụng kháng
khuẩn.
- Khi phối hợp các kháng sinh tiêm, xu hướng chung hay trộn lẫn thuốc trong
cùng một bơm tiêm, dễ dẫn tới tương kỵ Ví dụ: trộn lẫn Penicilin G hoặc ampicilin
với gentamicin, trộn lẫn lincomycin với gentamicin
4.2. Những trường hợp phối hợp cần tránh
Phối hợp cần tránh được coi là chống chỉ định. Trong trường hợp bắt buộc phải
phối hợp thì phải có các biện pháp theo dõi chặt chẽ để xử lý tai biến kịp thời (Bảng
11).
Bảng 11. Những tương tác bất lợi khi phối hợp kháng sinh
202
Kháng sinh ( A ) Thuốc phối hợp ( B ) Hậu quả
Aminosid
Amphotericin B Tăng độc tính trên thận
Cephalothin "
Cephaloridin "

Cyclosporin "
Vancomycin
Thuốc chống đông máu
"
Tăng thời gian prothrombin
Ete & thuốc mềm cơ cura Ngạt hoặc liệt hô hấp
Các NSAID Tăng độc tính trên thận
Furosemid,acid etacrinic Tăng độc tính trên tai
Các aminosid khác Tăng độc tính trên tai & thận
Cephaloridin Furosemid Tăng độc tính trên thận
Penicillin nhóm A Các chất chẹn beta Tăng nguy cơ choáng phản vệ
Allopurinol Tăng tỷ lệ dị ứng da
Macrolid
(trừ spiramycin)

Ergotamin & d/c Hoại tử chi
Astemisol, terfenadin Loạn nhịp thất, xoắn đỉnh
Thuốc tránh thai Viêm gan, ứ mật
Theophyllin Co giật, ngạt (quá liều B)
Thuốc chống đông máu
dạng uống (AVK )
Chảy máu (quá liều B)
Thuốc chống động kinh Co giật (quá liều B)
Erythromycin
lactobionat (I.V)
Thuốc chống loạn nhịp Loạn nhịp  tử vong
Cloramphenicol
Muối sắt, vit.B12 Giảm tác dụng tạo máu của B
Paracetamol Thận trọng với trẻ em ( A)
Sulfonamid Tăng độc tính trên hệ tạo máu

Lincosamid Thuốc mềm cơ cura Dễ ngạt hoặc liệt hô hấp
203
Theophyllin Ngạt, co giật ( B)
Fluoroquinolon :
(trừ ofloxacin )
Cimetidin B làm tăng nồng độ A
Theophyllin A làm tăng nồng độ B
Warfarin A làm tăng nồng độ B
Tetracyclin
Doxycyclin
Retinoid (tác dụng toàn
thân)
Nguy cơ tăng áp lực sọ não
Digoxin Tăng nồng độ digoxin
Rifampicin
Các chất chẹn beta A làm giảm tác dụng của B
Thuốc tránh thai uống A làm giảm tác dụng của B
Warfarin A làm gỉam tác dụng của B
Cyclin,
Fluoroquinolon
Kim loại đa hóa trị (Al
+++
,
Mg
++
, Fe
++
, Ca
++
)

B làm giảm hấp thu A
Kháng sinh
nói chung
Glucocorticoid Bội nhiễm nấm khi dùng kéo
dài
5. KHÁNG KHÁNG SINH CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ KHÁNG KHÁNG
SINH
5.1. Sự kháng kháng sinh
Những trường hợp sử dụng kháng sinh ở mức liều khuyến cáo thông thường
không đem lại kết quả được gọi là kháng kháng sinh.
Có 2 loại kháng thuốc:
Kháng giả: đây là trường hợp thường gặp khi dùng kháng sinh có tác dụng kìm
khuẩn. Với kháng sinh loại này, nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn thuộc về cơ thể vật chủ
(người) nhưng do cơ thể bị suy yếu (già yếu, do dùng thuốc điều trị ung thư, thuốc ức
chế miễn dịch kéo dài ). Kháng giả cũng gặp trong trường hợp nồng độ kháng sinh tại
ổ nhiễm khuẩn không đủ do kháng sinh thâm nhập kém vào ổ nhiễm khuẩn (do bản
chất của phân tử, do tổ chức nhiễm khuẩn khó thấm thuốc ). Những trường hợp này
nên thay bằng kháng sinh diệt khuẩn, kháng sinh có đặc tính dược động học thích hợp.
Kháng thật: do vi khuẩn tạo ra men phá huỷ KS hoặc tạo ra gen kháng KS.
Kháng thật xuất hiện do sử dụng kháng sinh không hợp lý (không đủ liều, không đủ
204
thời gian quy định ). Để kháng sinh có tác dụng trong trường hợp này, cần phối hợp
kháng sinh, chọn kháng sinh theo khángsinh đồ.
5.2. Các biện pháp hạn chế kháng kháng sinh
5.2.1. Hạn chế sử dụng:
 Làm tốt công tác dự phòng nhiễm khuẩn: Tiêm chủng vaccin ngừa Inffluenzae
và Pneumococ.
 Chăm sóc chống loét cho cho bệnh nhân nằm bất động lâu ngày. Hạn chế và rút
ngắn (trong phạm vi cho phép) việc đặt ống thông.
5.2.2. Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hiệu quả

 Tôn trọng các nguyên tắc sử dụng kháng sinh.
 Tăng cường dùng thuốc sát khuẩn khi có thể.
 Đợt ĐT tối thiểu 5 ngày: kéo dài 48 - 72h sau khi bệnh thuyên giảm (hết sốt và
có ít nhất 1 triệu chứng lâm sàng được cải thiện) hoặc cấy bệnh phẩm âm tính.
5.2.3. Cách ly và hạn chế lây nhiễm:
 Cách ly tốt bệnh nhân (không để bệnh nhân tự do đi lại sang bộ phận khác).
 Áp dụng các biện pháp chống nhiễm khuẩn: vệ sinh môi trường, khử trùng
dụng cụ, thưch hiện nghiêm ngặt các quy tắc vô trùng khi thăm khám (rửa tay,
đeo khẩu trang ).
 Giáo dục người nhà bệnh nhân các biện pháp phòng lây nhiễm
KẾT LUẬN
Việc sử dụng KS trong điều trị nhiễm trùng cụ thể phải tuân theo các hướng dẫn
điều trị. Những thông tin trên là kiến thức cơ bản để hiểu rõ nguyên tắc thiết lập phác
đồ và giúp DSLS có thể hướng dẫn sử dụng tốt nhóm thuốc này trên lâm sàng. Tuân
thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh, lựa chọn và sử dụng đúng KS là biện pháp hữu
hiệu nhất nhằm giảm kháng KS và giảm tỷ lệ lạm dụng nhóm thuốc này.
Sử dụng thuốc hợp lý không chỉ nói đến hiệu quả mà phải bảo đảm được độ an
toàn. Để đạt mục tiêu này, việc tôn trọng chống chỉ định (CCĐ) và phòng ngừa phản
ứng có hại (ADR) do thuốc gây ra là rất quan trọng. Phần phụ lục sau đây nhằm tóm
tắt một số CCĐ và ADR của một số nhóm kháng sinh và kháng khuẩn thông dụng.
PHỤ LỤC
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các kháng sinh nêu trong cột 2 được nêu theo tên quốc tế và chỉ là những ví dụ
vì không thể kể hết các KS trên thị trường.
205
Phân nhóm Thuốc thường gặp
ADR và CCĐ
Penicilin
Pen. G, pen. V,
Ampicilin,

Amoxicilin
- Dị ứng: ban da, sốc quá mẫn
CCĐ: Tiền sử dị ứng với beta-lactam

Cephalosporin
C1G: Cephalexin,
Cephalothin
C2G: Cefaclor,
Cefuroxim
C3 G: Cefotaxim,
Ceftriaxon
- Dị ứng: ban da, sốc quá mẫn (tỷ lệ ít hơn
penicilin)
- Độc với thận
CCĐ: Tiền sử dị ứng với cephalosporin
Aminosid
Streptomycin,
Kanamycin,
Gentamicin,
Amikacin
- Suy thận
- Giảm thính lực, điếc
CCĐ: Tiền sử dị ứng với Aminosid, nhược cơ
Fluoroquinolon
Nofloxacin,
Ciprofloxacin,
Pefloxacin,
Ofloxacin
- Mẫn cảm với ánh sáng
- Co giật

- Tổn hương mô sụn
- Viêm gân, đứt gân
CCĐ: trẻ em < 15 tuổi, có thai, cho con bú,
suy gan, suy thận nặng, động kinh
TMP/SMZ
Cotrimoxazol
- Dị ứng
- Máu: thiếu máu, giảm bạch cầu, suy tuỷ
- Sỏi dường niệu
CCĐ: mẫn cảm, có thai, cho con bú, trẻ sơ
sinh, bệnh về máu
5-nitro imidazol
Metronidazol,
Tinidazol
- Buồn nôn, chán ăn, ỉa lỏng
- Viêm đa dây thần kinh, co giật
206
CCĐ: có thai, cho con bú, rối loạn TKTƯ
Macrolid
Erythromycin,
Clarythromycin,
Spiramycin,
Azithromycin
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, ỉa lỏng
- Viêm gan, vàng da do ứ mật
CCĐ: mẫn cảm, suy gan nặng
Lincosamid
Lincomycin,
Clindamycin
- Viêm ruột kết màng giả

CCĐ: suy gan, nhược cơ
Phenicol
Cloramphenicol,
thiamphenicol
- Suy tuỷ
- Hội chứng xám ở trẻ sơ sinh
CCĐ: mẫn cảm, trẻ sơ sinh, có thai, đang cho
con bú, suy tuỷ
Tetracyclin
tetracyclin,
oxytetracyclin,
doxycyclin
- Tổn hại xương và răng
- Rối loạn tiêu hoá
CCĐ: trẻ em dưới 9 tuổi, có thai, cho con bú
Ghi chú: C1 G, C2 G, C3G là cephalosporin thế hệ 1, 2, 3
TMP/SMZ là Trimethoprim và Sulfamethoxazol
207

×