Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VÀI NÉT VỀ HÓA DƯỢC VÀ CÂY THUỐC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.74 KB, 6 trang )

VÀI NÉT VỀ HÓA DƯỢC VÀ CÂY THUỐC VIỆT NAM
Ngoài nước
Công nghiệp Hoá dược là một trong hai ngành chính của công nghiệp Dược. Công nghiệp hoá
dược sản xuất ra tất cả các loại nguyên liệu hoá học để làm thuốc như: các hoá dược và tá dược.
Các hoá dược thường được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu khác nhau như: khoáng chất vô cơ,
cây cỏ, các phủ tạng, cơ thể động vật, các chất hữu cơ, các hoá chất khác, bằng đường chiết xuất,
phân lập, tổng hợp hoá học, công nghệ sinh học
Theo Tổ chức y tế thế giới, 80% dân số ở các quốc gia đang phát triển, trong chăm sóc sức
khoẻ ban đầu có sự tham gia ít nhiều bởi Y học cổ truyền. Từ hàng nghìn năm trước thảo dược đã
được dùng làm thuốc chủ yếu của loài người và là một nguồn quan trọng cung cấp các thuốc mới,
nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm, ung thư và huyết áp cao. Các số liệu thu được từ các đơn
thuốc bán ra của các cửa hàng bán thuốc ở Mỹ từ 1959 - 1980 cho thấy, 25% số thuốc bán ra có chế
phẩm hoặc hoạt chất tự nhiên tinh khiết chiết xuất từ thảo dược. Vào năm 2000, có ít nhất 119 hoạt
chất tự nhiên chiết xuất từ 90 loài thực vật được dùng làm thuốc. Các hoạt chất tự nhiên xuất hiện
với số lượng đáng kể trong danh sách 35 thuốc bán chạy nhất vào những năm 2000 - 2002, chiếm
40% (2000), 24% (2001) và 26% (2002) [1, 5, 12].
Trong suốt 50 năm qua, đã có trên 50.000 hợp chất cả tổng hợp và tự nhiên được sàng lọc
hoạt tính chống ung thư. Từ năm 1960 - 1982, có trên 180.000 dịch chiết từ vi sinh vật, 16.000 có
nguồn gốc từ sinh vật biển và trên 114.000 dịch chiết từ thực vật được sàng lọc hoạt tính chống ung
thư [5, 12, 13]. Có tới 79 hợp chất thiên nhiên và các dẫn xuất của nó được đưa vào thử nghiệm lâm
sàng phát triển thuốc mới [9, 12, 13]. Theo thống kê, có tới 70% các loại thuốc chống ung thư trên
thị trường có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong đó có tới 14% là các hoạt chất phân lập từ thiên nhiên.
Tổng 175 thuốc chống ung thư được phát minh trong giai đoạn 1940 - 2006 thì 113 thuốc (72,9%)
có nguồn gốc tự nhiên. Trong số 11 thuốc mới giảm cholesterol máu chỉ có 2 thuốc tổng hợp [13].
Phải nói rằng, nguồn dược liệu, sinh vật biển và vi sinh vật biển là nguồn nguyên liệu tiềm năng để
tìm ra các hoạt chất có hiệu lực chữa bệnh.
Trên thế giới, một số nguyên liệu từ các loài cây cỏ: quả Nhàu (Morinda citrifolia), Nho đỏ
(Vitis sp.), Măng cụt (Garcinia mangostana), Bạch quả (Ginkgo biloba), Cúc gai (Slibum
marianum), đã được sử dụng rộng rãi để tách chiết và sản xuất các sản phẩm phục vụ chăm sóc
sức khoẻ. Hoạt chất Lutein được chiết xuất từ Cúc vạn (Tagetes sp.) thọ được ghi trong Dược điển
Mỹ (2007), hàng năm thị trường Mỹ sử dụng 475 triệu USD để dùng làm thuốc và thực phẩm chức


năng. Các hoạt chất Oseltamivir được sản xuất từ Acid Shikimic chiết xuất từ quả Hồi (Illicium
verum) đã được hãng Roche là hãng thuốc độc quyền sản xuất thuốc này cho tới năm 2016 và Công
ty này có thể sản xuất 400 triệu liều/năm. Một số dược thảo được sử dụng để chiết xuất các hoạt
chất chữa bệnh Alzheimer và một số dạng thiểu năng trí nhớ như hoa Xuyên tuyết Galanthus
woronowii (họ Thuỷ tiên) chiết Galantamin, Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata) chiết
Huperzine A là 1 sesquitecpen alcaloid. Silymarin từ cây Cúc gai chữa viêm gan. Hypericin từ cây
Ban Âu (Hypericum perforatum) chữa trầm cảm. Resveratrol từ Cốt khí củ (Polygonum
cuspidatum) và bã thải của công nghệ sản xuất vang nho làm thuốc chống oxy hoá. Curcumin từ
Nghệ làm tthuốc chống viêm. Các hoạt chất chữa ung thư quan trọng được chiết xuất từ thực vật
như: Vinblastin và Vincristin là các alkaloid được chiết xuất từ Dừa cạn (Catharanthus roseus),
Podophylyllotoxin được phân lâp từ rễ của các loài thuộc chi Bát giác liên (Podophyllum spp.),
Paclitaxel (Taxol) được phân lập từ vỏ cây Thông đỏ, Camptothecin được phân lập từ cây Hỉ thụ
(Camptotheca acuminata), Homoharringtonin được phân lập từ cây Đỉnh tùng Trung Quốc
(Cephalotaxus harringtonia), Combretastatin được phân lập từ cây Liễu bụi Nam Phi (Combretum
caffrum) [1, 2, 4, 5, 6, 13]
Ở Trung Quốc, cây Củ Mài gừng (Dioscorea zingiberensis) là nguyên liệu chiết diosgenin và
Hồ Nam là nơi trồng với diện tích 45.000 ha (theo GAP)- là khu sản xuất diosgenin lớn nhất hiện
nay. Hiện Mêxico vẫn tiếp tục chiết xuất Diosgenin từ Dioscorea sp. Bên cạnh đó việc chiết xuất
Artemisinin từ Thanh cao hoa vàng (Artemisia annua) được ứng dụng rộng rãi trên qui mô công
nghiệp [6].
Ở Ấn Độ có 53 loài được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc tân dược [1, 3, 6].
Ở Hàn Quốc một trong những hoạt chất sử dụng nhiều trong công nghiệp dược là cao Nhân
sâm có chứa Ginsenosid được chiết xuất từ các loài Nhân sâm (Panax spp.). Đã có thời kỳ Nhân
sâm được trồng với diện tích 12.000 ha. [1, 3, 6].
Indonesia đã thiết lập danh sách 9 loài cây thuốc ưu tiên nghiên cứu để sản xuất các thuốc
điều trị các bệnh trong quá trình lão hoá như: tăng lipid huyết, tăng acid uric, tiểu đường, huyết áp
cao, thấp khớp, kích thích miễn dịch như: Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata), Nghệ
(Curcuma domestica và Curcuma xanthorrhiza), Thục địa (Guazuma ulmifolia), Nhàu (Morinda
citrifolia), Tiêu dội (Piper retrofractum), Ổi (Psidium guajava), Sắn thuyền (Syzygium polyantha)
và Gừng (Zingiber officinale) [6].

Như vậy, đến nay nhiều loài cây thuốc đã được sử dụng làm nguyên liệu để chiết xuất các
hoạt chất phuc vụ công nghiệp dược như: Echinaceae spp., Hypericum perforatum, Piper
methysticum; Gingko biloba; Tribulus spp., Morinda spp., Valeriana officinalis, Silibum marianum,
Syringa vulgaris, Cimicifuga racemosa, Panax ginseng
Trong nước
Mặc dù có nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất hóa dược nhưng qui mô ngành công
nghiệp Hoá Dược nói riêng và ngành ngành công nghiệp Dược nói chung của nước ta còn nhỏ bé
và nghèo nàn về chủng loại sản phẩm. Hiện tại, nguyên liệu sản xuất thuốc phụ thuộc hoàn toàn vào
nước ngoài, theo số liệu thống kê hàng năm nước ta phải nhập khoảng 90% tính về giá trị nguyên
liệu các loại [1, 3, 4, 5].
Từ nửa thế kỷ nay, một số hoá dược cần thiết đã được sản xuất ở trong nước, trong đó có
nhiều chất được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Nhiều sản phẩm từ dược liệu hoặc động
vật biển đã được nghiên cứu và sản xuất như: Taxol, Acid Shikimic, Oseltamivir, Acid béo omega
3,6 từ sinh vật biển, nhiều loại hợp chất tự nhiên đã được giới thiệu như Epothilone, bengamid,
fucoidan, carragenam [4].
Theo số liệu thống kê năm 2005, nhu cầu dược liệu trong cả nước (2005) đạt trên 50.000
tấn/năm. Trong đó, dược liệu phục vụ công nghiệp dược chiếm khoảng 35%, phục vụ YHCT: 31%
và xuất khẩu: 34%. Tuy nhiên, dược liệu khai thác hàng năm chỉ đảm bảo 20%, dược liệu trồng trọt
(khoảng gần 140 loài) đạt 26%, còn lại là nhập khẩu - chiếm tới 54% [1].
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài nguyên
sinh vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện đã biết khoảng 10.500 loài
thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2000 loài Tảo (Phan Kế Lộc,
1998; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1998; Võ Quí, 1995). Trong đó có nhiều loài làm thuốc.
Nguồn nguyên liệu từ dược liệu
Theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu, tính đến 2005 đã ghi nhận được 3948 loài thực vật
và nấm lớn có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Trong trong số này gần 90 % là cây thuốc mọc tự
nhiên, tập tung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10 % là cây thuốc trồng. Theo số liệu
thống kê của ngành Y tế, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 30 - 50.000 tấn các loại dược liệu
khác nhau để sử dụng trong y học cổ truyền, làm nguyên liệu cho công nghiệp Dược và xuất khẩu.
Trong đó, một phần được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước.

Riêng từ nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm. Khối lượng dược liệu
này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ hơn 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ
biến hiện nay. Bên cạnh đó, còn nhiều loài dược liệu khác vẫn được thu hái, sử dụng tại chỗ trong
cộng đồng và hiện chưa có những con số thống kê cụ thể [1].
Từ nguồn tài nguyên dược liệu, nhiều loài cây thuốc đã được sử dụng để chiết tách các hoạt
chất làm thuốc như: Rutin từ Hoa hòe (Shophora japonica); Berberin từ Vàng đắng (Coscinium
fenestratum); Vinblastin và Vincristin từ Dừa cạn (Catharanthus roseus); Artemisinin từ Thanh cao
hoa vàng (Artemisia annaua); Methol và tinh dầu từ Bạc hà (Mentha arvensis); β - caroten từ Gấc
(Momordica cochinchinensis); D-strophantin từ hạt Sừng dê (Strophantus divaricatus); Rotundin từ
Bình vôi (Sephania spp.); Papain từ Đu đủ (Carica papaya); Diosgenin từ Củ mài (Dioscorea
deltoidea) và Râu hùm (Tacca chantrieri ); Curcuminoid từ Nghệ (Curcuma longa); Morantin từ
Mướp đắng (Momordica charantia); Andrographolid từ Xuyên tâm liên (Andrographis
paniculata); Acid Shikimic từ Hồi (Illicium verum); Taxol từ Thông đỏ (Taxus wallichiana )…
Trong đó có một số cây đã trở thành nguyên liệu cho công nghiệp hoá dược, như: Thanh hao hoa
vàng, Hồi, Hoè, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Gấc [1, 2, 3, 4, 5, 8].
Bên cạnh đó, nhiều đề tài/dự án của Viện Dược liệu, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam,
Viện Công nghệ sinh học, Các Công ty sản xuất kinh doanh Dược liệu đã đi sâu nghiên cứu
nhằm tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng sinh học: nghiên cứu tạo chế phẩm Seflavon chữa ung thư
từ cây Selaginella tamariscina; Nghiên cứu qui trình sản xuất dầu Gấc chất lượng cao để làm
nguyên liệu sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng; Nghiên cứu qui trình sản xuất cao đặc 10%
lutein từ hoa cúc Vạn thọ (Tagetes erecta); Nghiên cứu qui trình chiết xuất qui mô pilot hợp chất
lacton từ cây Xuyên tâm liên (Androgaphis paniculata) làm thuốc điều trị lao phổi kháng thuốc;
Nghiên cứu tách chiết Triacontanol từ Cúc liên chi dại (Parthenium hysterophorus) có tác dụng
điều hoà sinh trưởng thực vật; Nghiên cứu Tritecpenoid có hoạt tính chống ung thư trong lá cây
Ngái (Ficus hispida); Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất charantin từ quả Mướp đắng
(Momordica charantia); Nghiên cứu tách chiết Zerumbone từ cây Gừng gió (Zingiber zerumbetz)
làm thuốc chống ung thư; Nghiên cứu công nghệ tách chiết Resveratrol từ nguồn thực vật Việt
Nam; Sản xuất tinh chất thiên nhiên Piperin từ Hồ tiêu [1, 2, 3, 4, 5, 8]. Tuy nhiên, trên thực tế, có
thể thấy rằng số loài cây và con hiện nay được sử dụng để phân lập các hoạt chất phục vụ cho công
nghiệp Dược còn rất hạn chế so với tổng số các loài cây thuốc được phát hiện.

Từ những dẫn liệu đã được công bố cho thấy, trong 50 chất có nguồn gốc dược liệu được
WHO thống kê, Việt Nam hoàn toàn có thể chiết xuất được với qui mô lớn một số hoạt chất tinh
khiết: Artemisinin, Rutin, Berberin, Mangiferin, Rotundin, Curcumin, Papain, Palmatin,
Andrographolid, một số loại tinh dầu, Steviosid, Diosgenin và Stigmasterol, Phytin, Mentol, acid
Shikimic, Pepsin, acid Cholic, β-caroten. Ngoài ra cần đầu tư để hoàn thiện công nghệ chiết xuất
Scopolamin, Taxol, Lycorin, Strychnin, Momordicosid, Sylimarin, Vinblastin/Vincristin, Reserpin,
Phyllanthin, Hypericin, Astibin, Lappaconitin, Tanshinon Vấn đề là làm thế nào để khai thác và sử
dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu tự nhiên phục vụ sản xuất công nghiệp hoá dược [1, 2, 4, 5, 8].
Thực tế cho thấy, việc triển khai các nghiên cứu và sản xuất nguồn nguyên liệu tự nhiên (thực
vật và nấm làm thuốc) đã và đang thực hiện ở nhiều cơ quan, bộ ngành trong cả nước. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có một cơ sở dữ liệu đầy đủ và toàn diện về nguồn nguyên liệu này phục vụ chiến
lược khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam phục vụ cho
mục tiêu phát triển ngành dược nói chung và công nghiệp hóa dược nói riêng. Chính vì những lý do
trên, chúng tôi đề xuất đề tài: "Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn cây thuốc Việt Nam phục vụ ngành Hóa
dược".
15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài
Qua phân tích những nghiên cứu ở trên cho thấy, Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu
phong phú và đa dạng. Từ nhiều năm nay, việc đi sâu tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính sinh học
đã và đang được quan tâm. Ngay sau khi hòa bình lập lại Nhà Nước ta đã sớm có chủ trương, đầu tư
cho công tác điều tra dược liệu, nhằm đưa vào khai thác sử dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe cho
toàn dân và xuất khẩu. Viện Dược liệu đã phối hợp với các Trạm nghiên cứu dược liệu ở các tỉnh
thành phố tiến hành điều tra dược liệu. Giai đoạn 1961 - 1985, nước ta đã tiến hành điều tra cơ bản
ở 1905 xã, thuộc 20 tỉnh và thành phố ở Miền Bắc và 890 xã, thuộc 22 tỉnh và thành phố ở miền
Nam. Đã ghi nhận được Danh lục cây thuốc gồm 1863 loài thực vật bậc cao cũng như bậc thấp
được sử dụng làm thuốc. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra cơ bản lần thứ nhất, từ năm 1986 đến
nay công tác điều tra dược liệu không còn được đầu tư hay tiến hành một cách rộng rãi như trước
kia. Nhưng lại tập trung điều tra một số đối tượng cụ thể như Bình vôi, Vàng đắng, Sa nhân, Ngũ
gia bì Đến năm 2001, Viện Dược liệu đã tiến hành tổng hợp kết quả điều tra thu thập cây thuốc từ
năm 1961 đến 2001 đã thống kê được 3850 loài thực vật và Nấm lớn có công dụng làm thuốc ở
Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, Viện Dược liệu đã phối hợp với gần 30 tỉnh thành trong cả

nước tiến hành điều tra, đánh giá về nguồn tài nguyên dược liệu ở địa phương như: Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa, Hải Dương., Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên Quang, Quang Nam,
Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Gai Lai, Kon Tum, Bình Dương, Lâm Đồng, Ninh
Thuận Nói chung về cơ bản, cho đến nay Viện Dược liệu đã nắm được tiềm năng và hiện trạng
của nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam phục vụ công tác phát triển dược liệu. Đặc biệt, trong giai
đoạn 2001 - 2005 Viện Dược liệu đã tiến hành tái điều tra, tổng hợp những dẫn liệu đã công bố và
đến năm 2005 đã ghi nhận được 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc ở Việt Nam.
Con số này có thể sẽ còn tăng thêm, nếu đi sâu điều tra cụ thể hơn một số nhóm thực vật tiềm năng.
Các dữ liệu về kết quả điều tra là tư liệu hết sức quan trọng và đang được lưu giữ tại Viện Dược
liệu.
Ngoài ra, việc điều tra dược liệu cũng còn được tiến hành ở nhiều viện, trường đại học và địa
phương khác như Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Học viện
Quân Y,…
Trong tổng số 3948 loài cây thuốc và nấm làm thuốc đã biết, chỉ có hơn 300 loài là cây thuốc
trồng hay từ các loài cây trồng khác nhưng có bộ phận được dùng làm thuốc. Song trên thực tế, hiện
chỉ có 44 loài là cây thuốc trồng sản xuất ra hàng hóa (ở các mức độ khác nhau). Nhằm đáp ứng
nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, công tác trồng cây thuốc
luôn được quan tâm. Một số cây thuốc có tiềm năng đã được đầu tư và tổ chức thành công các vùng
trồng để tạo nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu, như trồng Thanh cao hoa vàng, Lão
quan thảo, Mã đề, Ngưu tất, Sa nhân, Đương qui Nhật bản, Lô hội, Hòe, Sả, Gừng, Tỏi, Cúc hoa,
Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng cung, Kim tiền thảo, Actiso, Râu mèo, Quế, Hồi, Hương nhu trắng,
Hương nhu tía, Bạc hà, Thảo quả, Cốt khí củ, Hoắc hương, Bạch truật, Địa liền, Nga truật, Nhân
trần, Bồ bồ, Thảo quyết minh, Xuyên khung, Mạch môn, Ngải cứu, Xạ can, Quế, Sen, …Bên cạnh
đó, nhiều địa phương, công ty kinh doanh, các đơn vị nghiên cứu đã trực tiếp đầu tư (với tổng kinh
phí lên tới hàng trăm tỷ đồng) xây dựng vùng trồng một số loài cây thuốc để tạo nguồn nguyên liệu
cho sản xuất, như: Kon Tum và Quảng Nam đầu tư phát triển Sâm ngọc linh; qui hoạch vùng trồng
Tràm (Melaleuca cajuputi) để chưng cất tinh dầu của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển
dược liệu Đồng Tháp Mười; nghiên cứu xây dựng qui trình trồng cây thuốc theo tiêu chuẩn GAP-
WHO 5 loài cây thuốc Đương qui, Actiso, Ngưu tất, Cúc hoa, Bạch chỉ của Viện Dược liệu; xây
dựng vùng trồng Bạc hà Nhật Bản tại Hưng Yên và Nam Định của Công ty cổ phần Dược

Mediplantex; xây dựng vùng trồng Kim tiền thảo tại Bắc Giang của Công ty OPC; xây dựng vùng
trồng Actiso và Chè dây tại Sa Pa - Lào Cai, trồng Đinh lăng tại Nghĩa Trai của Công ty Traphaco;
xây dựng vùng nguyên liệu Trinh nữ hoàng cung của Công ty Dược liệu TW II; trồng Lô hội, Diệp
hạ châu, Râu mèo ở Phú Yên của Trung tâm phát triển dược liệu Nam Trung Bộ; trồng Bụp
giấm, Dừa cạn, Diệp hạ châu ở Bình Thuận, Ninh Thuận…Tổng sản lượng dược liệu trồng trọt
hàng năm ước tính khoảng 3000 – 5000 tấn. Trong đó, đáng kể nhất là Thanh cao hoa vàng (lên tới
hàng nghìn tấn/năm), Quế (>300 tấn/năm), Kim tiền thảo (gần 300 tấn/năm),…Về diện tích trồng
một số cây truyền thống như Quế, Hồi, Hòe , Kim tiền thảo, Diệp hạ châu…gần đây đã tăng lên khá
nhiều.
Trên đây là những kết quả rất quan trọng để thực hiện công tác tổng hợp, bổ sung và đánh giá
nguồn nguyên liệu cho sản xuất hoá dược. Để xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ về tài nguyên
dược liệu, sinh vật biển và vi sinh vật có tiềm năng thành nguồn nguyên liệu cho công nghiệp hoá
dược chúng tôi thấy còn tồn tại một số vấn đề cần triển khai, cụ thể như sau:
1. Các tư liệu hiện có chưa được tổng hợp, bổ sung đầy đủ và toàn diện để phục vụ mục đích
phát triển sản xuất hoá dược nói riêng và ngành công nghiệp dược nói chung từ nguồn nguyên liệu
thực vật.
2. Thiếu các dữ liệu được đánh giá vào những đối tượng có triển vọng nhằm đáp ứng nhu cầu
thực tế hiện nay.
3. Các dữ liệu về nguồn tài nguyên cây thuốc chưa được khai thác hiệu quả so với tiềm năng
của nó, chưa được đánh giá về trữ lượng, khả năng tái sinh, điều kiện sinh thái, làm căn cứ thuần
hoá thành vùng cây trồng khi có nhu cầu lớn.
4. Cần phải xây dựng được các giải pháp khai thác và phát triển bền vững nguồn nguyên liệu
có tiềm năng cho phát triển công nghiệp hoá dược.
Một số những vấn đề nêu trên cũng là những nội dung và mục đích chúng tôi mong muốn
thực hiện đề tài "Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn cây thuốc Việt Nam phục vụ ngành Hóa dược".
16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn
khi đánh giá tổng quan
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2007), Báo cáo Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ hai "Phát triển dược liệu đến năm
2015 và tầm nhìn 2020", TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2007, 343 trang.

2. Bộ Y tế và Bộ Khoa học & công nghệ (2009), Báo cáo Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện
nhiệm vụ “Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc (1998 - 2008)”, 189 trang.
3. Bộ Y tế, Báo cáo Hội nghị "Phát triển dược liệu và sản phẩm thuốc Quốc gia", Bình Dương,
ngày 30 tháng 5 năm 2010.
4. Hội Hoá Dược Việt Nam (2008), Hội nghị toàn quốc khoa học và công nghệ hoá dược lần thứ
nhất, Hà Nội, tháng 12 /2008, 328 trang.
5. Hội Hoá Dược Việt Nam (2009), Báo cáo Hội thảo "Vai trò của Khoa học công nghệ trong việc
phát triển ngành công nghiệp hoá dược ở Việt Nam", Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2009.
6. Viện Dược liệu (2004), Báo cáo tổng kết đề tài Đánh giá và nghiên cứu, đề xuất giải pháp đồng
bộ để sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam, 184 trang.
7. Viện Dược Liệu (2006), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, NXB. Khoa học và kỹ thuật, 686 trang.
8. Viện Dược Liệu (2006), Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược ở Việt Nam, NXB. Khoa
học và kỹ thuật, 747 trang.
Tiếng Anh
9. Butler MS (2008), Natural Products as a Foundation for drug discovery, Nat. Prod. Rep., 25, pp
475 - 516.
10. Henri'quez R., Faircloth G, Cuevas C (2005), Ecteinascidin 743 (ET-743, Yondelis), aplidin and
kahaladie F. In: Cragg GM, Kingston DGI, Newman DJ et al (eds) Anticancer agents from
natural products. Taylor and Francis, Boca Raton, pp. 215 - 240.
11. Khanafari A., Mazaheri M.A. & Fakhr F.A. (2006). Review of prodigiosin, pigmentation in
Serratia marcescens. Online J. Biol. Sci. 6 (1), pp. 1-13
12. Newman DJ, Gragg GM (2007), Natural products as sources of new drugs over the last 25
years, J. Nat.Prod. 70, pp. 461 - 467.
13. Newman DJ, Cragg GM (2009), Nature: A vital source of leads for anticancer drug
development, Phytochem. Rev., 8, pp. 313 - 331.
14. Pañares RL and Agustin A Garcia (2007). Bevacizumab in the management of solid
tumors. Expert Rev Anticancer Ther. 7, pp. 433-445.
15. Quesada AR, Medina MA, Alba E (2007) Playing only one instrument may be not enough:
Limitations and future of the antiangiogenic treatment of cancer. Bioessays 29, pp.1159–1168.
16. Yu MJ, Kishi Y, Littlefield BA (2005), Discovery of D7389, a fully synthetic macrocyclic

ketone analog of halichondrin B. In Cragg GM, Kingston DGI, Newman DJ et al (eds)
Anticancer agents from natural products. Taylor and Francis, Boca Raton, pp. 241 - 266).

×