Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may thanh nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.72 KB, 73 trang )

PHẦN 1 LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp
không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ
các sản phẩm đó. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò lớn của tiêu thụ sản phẩm và tầm quan trọng của việc thúc
đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp
tư nhân may Thanh Nguyên nói riêng. Em đã chọn để tài: “ Phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên” làm đề tài cho đồ
án tốt nghiệp của mình.
Qua đồ án, em mong muốn vận dụng vốn kiến thức của mình vào việc phân tích,
đánh giá nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để từ đó có
phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm –
một trong những yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.
Kết cấu của đồ án gồm có ba phần:
Phần 1: Phần mở đầu.
Phần 2: Giới thiệu về Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên
Phần 3: Phân tích hoạt động tiêu thụ tại Doanh nghiệp tư nhân may Thanh
Nguyên.
Phần 4: Xu hướng và triển vọng phát triển Doanh nghiệp tư nhân may Thanh
Nguyên.
Phần 5: Kết luận
Đồ án được thực hiện với sự hưỡng dẫn tận tình chu đáo của cô giáo và sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của các cô chú, anh chị em trong Doanh nghiệp tư nhân may Thanh
Nguyên là địa chỉ thực tập của em.
1
Do vốn kiến thức và thời gian có hạn nên đồ án không tránh khỏi khiếm khuyết,
em mong nhận được sự chỉ bảo hưỡng dẫn của các thầy cô để rút ra những bài học,
kinh nghiệm để nâng cao và hoàn thiện kiến thức của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Long An, ngày … tháng … năm 2015


Sinh viên thực hiện
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MAY
THANH NGUYÊN
2.1 Khái quát về Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên
2.1.1 Giới thiệu về Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên
• Tên công ty: Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên
• Địa chỉ: Số 688/1, Ấp 4, Xã Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An, Việt Nam
• Mã số thuế: 1101329466
• Giấy phép kinh doanh: 1101329466 - ngày cấp: 24/11/2010
• Ngày hoạt động: 15/12/2010
• Giám đốc: NGUYỄN THỊ THANH THƠ / NGUYỄN THỊ THANH THƠ
• Điện thoại: 01648729972,
• Vốn điều lệ: 205.000 triệu đồng
• Số lượng phát hàng: 20.500.000 cổ phần
• Tài khoản: 701.A00022 NH Công Thương Việt Nam
• Số lượng CBCNV: 5593 nhân viên
2.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty
 02/2010 Công trình được khởi công xây dựng.
 21/11/2010 Nhà máy Sợi Long An chính thức đi vào hoạt động.
- 05/2014 công ty đạt hiệu quả :
- Sợi các loại: 3.600 tấn/năm
2
- Vải : 2.600.000 mét/năm
- May mặc: 8.869.000 SP/năm
- Khăn bông: 13 triệu chiếc ( tương đương 2.000 tấn/năm)
 Hiện nay, công ty là một trong số ít đơn vị có chuỗi cung ứng Sợi – Dệt – May
hàng đầu Việt Nam.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên
Theo giấy phép kinh doanh số 0103022023 do Sở kế hoạch đầu tư Long An cấp
ngày 22/10/2010.

Chức năng:
• Chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sợi đơn, sợi xe như sợi
cotton, sợi PE, có chỉ số từ Ne06 đến Ne60, các loại sợi kiểu và sợi co
giãn.
• Chuyên nhập các loại bông sơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành hóa chất,
thuốc nhuộm.
• Chuyên sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm như Rib, Interlock,
Lacost, Singgle…, và các sản phẩm may bằng vải dệt kim, vải dệt thoi.
• Chuyên sản xuất, kinh doanh các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải
bò Jean.
• Chuyên sản xuất các loại khăn bông, mũ thời trang.
Nhiệm vụ:
• Là một công ty lớn của Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên. Công
ty được Nhà nước giao vốn cho toàn quyền sử dụng, tự quản lý điều hành
sản xuất nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn để phát triển sản xuất kinh
doanh.
• Công ty sản xuất những mặt hàng sợi cung cấp cho các đợn vị dệt may
trong nước và xuất khẩu. Nhiệm vụ trực tiếp của công ty là điều hành các
dây chuyền sản xuất, tìm nguồn nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng, tìm thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
3
• Công ty được tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế
thiết lập các mối liên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
• Chú trọng phát triển mặt hàng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và đảm
bảo thu nhập ổn định cho hơn 5500 người lao động. Không ngừng đào
tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn
cho cán bộ công nhân viên trong công ty phấn đấu nâng cao chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.
• Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an

toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
• Thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước, thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo
đời sống và việc làm cho cán bộ công nhân viên.
2.1.4 Một số hàng hóa và dịch vụ hiện tại
Kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, sản phẩm của Doanh nghiệp tư nhân may
Thanh Nguyên hết sức đa dạng với nhiều chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã khác nhau,
đáp ứng tốt nhất cho lượng nhu cầu phong phú của khách hàng như: Sản phẩm Sợi, sản
phẩm May, sản phẩm Vải ( Dệt kim, Denim), sản phẩm Khăn…Nhưng chủ yếu là Sợi
và các mặt hàng Dệt kim, Denim ( vải bò).
Sản phẩm Sợi: Các sản phẩm sợi của Công ty đa dạng với nhiều chủng loại như:
Các loại sợi hóa học, và nguyên liệu trộn cotton và xơ hóa học với tỷ lệ pha trộn theo ý
muốn, đạt chất lượng sản phẩm tốt nhất. Sản xuất được các loại sợi Polyester, sợi OE,
sợi Texture PE, sợi Slub.
Là mặt hàng truyền thống và chủ đạo của công ty, được sản xuất chủ yếu bằng
nguyên phụ liệu đầu vào (bông, xơ) ngoại nhập, các sản phẩm sợi của Công ty luôn có
chất lượng cao, trở thành bạn hàng đáng tin cậy của các công ty thương mại sản xuất
hàng dệt trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường miền Bắc. Hàng năm, doanh thu từ
sợi tiêu thụ ở thị trường nội địa chiếm 70%, còn lại 30% là xuất khẩu, đóng góp cho
TCT một nguồn thu đáng kể.
4
Sản phẩm May: Bao gồm các sản phẩm may dệt kim và Denim như quần áo
người lớn, trẻ em với nhiều chủng loại như: Áo dệt kim có cổ (polo shirt), áo dệt kim
cổ bo (T-shirt+Hineck), quần Jean, quần áo thể thao…màu sắc đa dạng, kiểu dáng
phong phú, chất lượng tốt, giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Hàng năm, các sản
phẩm may mặc được sản xuất với sản lượng trên 8 triệu sản phẩm, trong đó dành cho
xuất khẩu chiếm 1/3. Chất lượng sản phẩm dệt kim được đánh giá khá tốt. Các sản
phẩm được sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng cả trong và ngoài nước.
Sản phẩm Vải: Bao gồm vải Denim, dệt kim các loại vải như: Rib, Single,
Interlock, Lacost…với các trọng lượng khác nhau, có công suất trên 2.600.000 mét vải
mỗi năm. Sản phẩm sản xuất đòi hỏi phải có chất lượng cao, quá trình sản xuất phức

tạp. Thị trường xuất khẩu là các nước Mỹ, Nhật, và một số nước khác.
Sản phẩm Khăn: Bao gồm khăn tắm, khăn ăn các loại, với công suất trên 2000
tấn mỗi năm. Trong những năm đầu thập niên 90, sản phẩm khăn không được tiêu thụ
mạnh, nên có những lúc Thanh Nguyên phải ngừng sản xuất vì nó không đem lại lợi
nhuận. Nhưng với xu thế phát triển nhu cầu tăng TCT đã nâng cao chất lượng sản
phẩm, sản xuất những sản phẩm khăn bông với 100% cotton, màu sắc đa dạng, chủng
loại phong phú. Chính vì vậy, sản lượng và doanh thu từ khăn tăng đều qua các năm
bình quân là 25% đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
2.1.5 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty
2.1.5.1 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Hình 2.1 Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty
5
Nhà
máy
động
lực
Nhà
máy
cơ khí
Nhà
máy
điện
Kho bông
Nhà máy
sợi
Kho thành
phẩm
Nhà máy
Dệt
Nhà máy

Nhuộm
Nhà
máy Thêu
Nhà máy
May
Kho thành phẩmKho thành
phẩm
Nguồn: Phòng sản xuất
Bộ phận sản xuất chính: Nhà máy Sợi, nhà máy Dệt, nhà máy May, nhà máy
Nhuộm, nhà máy Thêu.
Bộ phận sản xuất phụ bao gồm: Nhà máy động lực, nhà máy cơ khí, nhà máy
điện, bộ phận vận chuyển.
• Nhà máy cơ khí bảo dưỡng, gia công các phụ tùng thiệt bị sửa chữa các loại máy
móc hỏng hóc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất của công ty, sản xuất ống giấy,
túi PE, vành chống bẹp cho sợi, bao bì…
• Nhà máy động lực và nhà máy điện cung cấp điện nước, lò hơi, lò dầu, khí nén,
nước lạnh, làm mát và giữ độ ẩm cho dây chuyền sản xuất.
• Bộ phận vận chuyển làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm hàng hóa di chuyển từ
nơi này sang nơi khác.
6
Bộ phận
vận
chuyển
• Bộ phận phục vụ sản xuất: Kho bông xơ, kho thành phẩm.
Ngoài ra, công ty còn có một số công trình phúc lợi như: Trung tâm y tế, nhà ăn,
khu vui chơi giải trí… để duy trì hoạt động đời sống, nhằm đảm bảo sức khỏe và tinh
thần sảng khoài cho cán bộ, công nhân viên toàn công ty góp phần phát triển sản xuất.
2.1.5.2 Quy trình công nghệ
a) Lĩnh vực kéo sợi
• Dây chuyền kéo sợi hiện đại với các thiết bị của hãng nổi tiếng trên thế giới như:

Marzoli, Toyoda, Schlafhorst, SSM và Rieter.
• Năm 2005 Công ty mới đầu tư mở rộng dây chuyền thiết bị sợi hiện đại có thiết
bị cấp lõi và đổ sợi tự động.
• Các máy công nghệ được điều khiển và kiểm soát qua màn hình vi tính.
• Các máy ghép đều trang bị hệ thống làm đều tự động Autoleveler.
• Các máy ống tự động được trang bị hệ thống cắt lọc điện tử hiện đại cho sợi chất
lượng cao.
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi
7
Bông + Xơ PE
Xe trộn
Chải thô
Cúi chải
Ghép cúi
Kéo sợi thô
Kéo sợi con
Đánh ống
Nguồn: Phòng sản xuất
Giải thích quy trình sản xuất sợi :
• Ở công đoạn đầu bông, xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối
lượng khoảng 100 ÷ 150 g, sau đó được đưa vào máy Bông để làm tơi và loại bỏ
tạp chất.
• Từ máy loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng hệ thống ống dẫn. Tại đây
bông được loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi chải.
• Ghép: Các cúi chải được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi
ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này.
• Thô: Các cúi ghép được kéo thành sợ thô trên máy thô.
• Sợi con: Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây là công đoạn
cuối của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi
con.

• Đánh ống: Sợi con được đánh ống trên các máy đánh ống.
Quả sợi: là sản phẩm cuối cùng sẽ được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo
yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho.
b) Lĩnh vực may
Các nhà máy May trong Công ty được trang bị nhiều thiết bị đồng bộ, hiện đại
của các hãng nổi tiếng thế giới: JUKI, YAMATO, BROTHER, KANSAI – Nhật Bản
và UNION – Mỹ. Trong đó có nhiều thiết bị điện tử tự động thế hệ mới giúp nâng cao
8
Đậu xe
Sợi xe thành phẩm
Sợi đơn thành phẩm
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa mặt hàng. Ngoài ra có xưởng
thêu vi tính gồm 10 máy thêu TAJIMA, BARUDAN – Nhật Bản, trong đó có 3 máy
thêu khổ rộng thế hệ mới.
Áp dụng các công nghệ tiên tiến như: Thiết kế, giác sơ đồ mặt bằng trên máy vi
tính với hệ thống phần mềm thiết kế ACCUMARK của hãng GERBER Technology –
Mỹ.
c) Lĩnh vực dệt kim
Dây chuyền Dệt – Nhuộm – Hoàn tất vải dệt kim được đầu tư các thiết bị đồng bộ
hiện đại của Đức, Italia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Công đoạn dệt: Sử dụng máy dệt kim tròn của các hãng nổi tiếng Mayer & Cie,
Terrot, Kemyong, Pailung. Dệt được các loại vải Singlee, Rib, Interlock cơ bản và dẫn
xuất. Các máy dệt phẳng và Jacquard của các hãng Matsuya, Shimaseiki.
Công đoạn nhuộm: Có các máy nhuộm thường áp và cao áo tự động theo chương
trình. Các máy nhuộm sợi Bobin.
Công đoạn hoàn tất: Với các máy văng sấy định hình năng suất cao, máy
Compact khống chế độ co vải.
Phòng thí nghiệm hóa nhuộm hiện đại với máy so màu quang phổ Datacolor.
Năm 2005 Công ty đầu tư thêm dây chuyền mới:
• Dệt, nhuộm, cào, chải, xén lông, tạo hạt: Sản xuất vải cào bông, vải nỉ cào 1 mặt

và 2 mặt.
• Các máy dệt Single Jacquard có cơ cấu nhiều đầu sợi màu tự động, tạo hoa văn
được thiết kế trên máy tính.
d) Lĩnh vực dệt khăn
Dây chuyền dệt khăn được đầu tư thiết bị đồng bộ, sản xuất các chủng loại khăn
đa dạng, chất lượng cao. Công đoạn Dệt được trang bị các máy dệt tự động
VAMATEX – ITALIA, đặc biệt có đầu Jacka điện tử dệt được các mặt hàng có hình
họa phức tạp, các kiểu trang trí,…đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.
9
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
10
Tổng Giám Đốc
Giám
đốc Điều
hành Sợi
Giám đốc
Điều hành
Dệt
Giám đốc Điều
hành Tiêu thụ
nội địa kiêm
Giám đốc
HANOSIME
X-DMG

Giám đốc
Điều hành
Công tác
XNK

Giám đốc
Điều hành
May
Đại diện lãnh
đạo Hệ thống
quản lý Chất
lượng và Hệ
thống quản lý
TNXH
Giám đốc
Điều hành
Quản trị
Hành chính
Phòng Kế
hoạch thị
trường
TT TN &
KTCLSP
Phòng
kỹ thuật
đầu tư
Phòng Kế
toán tài
chính
Phòng Xuất
Nhập khẩu
Phòng Tổ
chức hành
chính
Đại diện

lãnh đạo về
sức khỏe và
an toàn
Nhà máy May
Nam Đàn
Nhà máy May
Đồng Văn
CTY CP May
Đông Mỹ
CTY CP Thời
trang
Nhà máy Sợi
Trung tâm
cơ khí tự
động hóa
Trung tâm
Đào tạo
Công nhân
may
CTY CP
Dệt May
HTL
CTY CP
Dệt kim
Vinatex
Phòng
Thương
mại
CTY CP
thương

mại HP
VINATEX
Hải Phòng
HANOSIMEX
DMG
HANOSIMEX
HDT
Phòng đời
sống
Trung tâm y
tế
Chú thích:
- Nét liền thể hiện quan hệ trực tuyến
- Nét đứt thể hiện điều hành hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống trách
nhiệm xã hội.
Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên được quản lý theo mô hình trực tuyến
chức năng, với chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể
người lao động và được hình thành theo ba cấp quản lý:
1. Cấp Công ty: bao gồm ban giám đốc, giám đốc điều hành.
2. Cấp phòng, ban chức năng.
3. Cấp nhà máy và các công ty cổ phần.
Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Công ty:
• Tổng Giám Đốc: Có chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công
ty.
• Giám Đốc Điều hành May: Có chức năng quản lý, điều hành công tác kỹ thuật,
sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực may và Trung tâm Đào tạo công
nhân may. Đồng thời thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành việc xây dựng và áp
11
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO-9000, hệ thống trách nhiệm xã hội
SA8000, WRAP.

• Giám đốc Điều hành Dệt : Có chức năng quản lý, điều hành công tác kỹ thuật,
sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực Dệt, hoạt động của Trung tâm cơ
khí tự động hóa.
• Giám đốc Điều hành Sợi: Có chức năng quản lý, điều hành công tác kỹ thuật,
sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực sợi.
• Giám đốc Điều hành Quản trị Nguồn nhân lực và Hành chính: Có chức năng
quản lý, điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, chế độ, chính sách, bảo vệ quân
sự, đời sống, hành chính.
• Giám đốc Điều hành Công tác Xuất – Nhập khẩu: Có chức năng quản lý điều
hành các công việc liên quan đến lĩnh vực Xuất Nhập khẩu, công tác Hợp tác
Quốc tế.
• Giám đốc Điều hành Tiêu thụ nội địa: Có chức năng quản lý, điều hành lĩnh vực
tiêu thụ sản phẩm may nội địa; hoạt động kinh doanh Siêu thị Tổng hợp; Kiểm
tra, đánh giá doanh nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chức năng
• Phòng Kế toán –Tài chính: Quản lý nguồn vốn và quỹ của doanh nghiệp; thực
hiện công tác tín dụng; Kiểm tra phân tích kết quả sản xuất kinh doanh; phụ
trách cân đối thu chi, báo cáo quyết toán; Tính và trả lương cho công nhân, đồng
thời thực hiện các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.
• Phòng Xuất – Nhập khẩu: Nghiên cứu và đánh giá thị trường, bạn hàng xuất,
nhập khẩu, từ đó giúp lãnh đạo công ty có thêm những thông tin cần thiết trong
định hướng phát triển hàng xuất khẩu.
• Phòng Tổ chức Hành chính: Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về lĩnh vực tổ
chức cán bộ, đào tạo lao động; tiền lương; các chế độ chính sách quản lý hành
chính, quản lý lao động trong công ty; đồng thời tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp
xếp lao động, hướng dẫn các nhà máy thực hiện việc trả lương và chế độ chính
sách.
• Phòng Kỹ thuật - Đầu tư: Xây dựng các chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài
cho Tổng Công ty; thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm theo yêu cầu và thị
hiếu của khách hàng; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ

đồng thời hướng dẫn công nhân thực hiện công nghệ mới.
12
• Phòng Kế hoạch – Thị trường: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện sản xuất
từ khâu cung ứng và quản lý vật tư đến khâu tiêu thụ sản phẩm nội địa cũng như
xuất khẩu; thực hiện Marketing tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cùng với
các phế liệu của công ty.
• Phòng Thương mại: Nghiên cứu, tìm hiểu và dự đoán sự phát triển của thị
trường; đề ra các biện pháp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
đồng thời tổ chức tham gia các hoạt động tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm của
công ty trên thị trường cả nước.
• Phòng KCS: Nghiên cứu và đề ra các biện pháp, phương pháp quản lý chất
lượng tiên tiến tác động kịp thời vào sản xuất; tham gia xây dựng áp dụng chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO.
• Phòng đời sống: Phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời gian
làm việc; quản lý cây xanh và chịu trách nhiệm về vệ sinh mặt bằng khuôn viên
trong công ty.
• Trung tâm y tế: Chăm lo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty,
tham mưu cho lãnh đạo về việc bảo đảm môi trường làm việc nhằm nâng cao
sức khỏe cho người lao động.
 Ưu điểm của cơ cấu tổ chức:
Công ty thực hiện mô hình quản lý trực tuyến chức năng đã thực sự phát huy
được hiệu quả trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mang lại hiệu quả và năng suất
lao động cao trong những năm gần đây.
Việc phân cấp tiến hành hợp lý với đầu đủ chức năng đã tạo điều kiện cho các cơ
quan cấp dưới phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình. Các phòng ban được sắp
xếp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tạo hiệu quả cao, tạo sự phối hợp nhịp
nhàng hơn trong công việc.
Phan công lao động theo chức năng tạo ra cơ cấu lao động tương đối phù hợp với
đặc điểm của Công ty. Ta có thể thấy Công ty đã chú trọng đến việc hoàn thiện cơ cấu
tổ chức nhằm mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

 Nhược điểm của cơ cấu tổ chức:
Mối liên hệ giữa các nhân viên trong hệ thống rất phức tạp. Người lãnh đạo cấp
cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền trong phạm vi hệ
13
thống, việc truyền lệnh vẫn theo tuyến. Do đó, người lãnh đạo dễ lạm dụng chức
quyền, chức trách của mình tự đề ra các quy định, rồi bắt cấp dưới phải thừa hành
mệnh lệnh.
Cấp trên không biết tình hình ở cấp dưới. Họ chỉ quan hệ với cấp dưới qua quan
hệ điều khiển, thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị, thông báo cấp trên gửi cho cấp dưới.
Cấp trên và cấp dưới có sự phân cách.
Số cơ quan chức năng tăng lên dễ làm cho bộ máy cồng kềnh và người lãnh đạo
phải có trình độ và năng lực cao mới liên kết phối hợp giữa hai khối trực tuyến và chức
năng.
 Kết luận:
Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên là một công ty lớn, nên việc tổ chức
cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng là hoàn toàn phù hợp. Vì Công ty có
nhiều khối phòng ban nên việc quản lý các hoạt động trong Công ty rất phức tạp, với
cơ cấu trực tuyến chức năng, người lãnh đạo trong Công ty sẽ được giúp sức bởi những
người lãnh đạo chức năng trong việc chuẩn bị ra quyết định, giảm bớt gánh nặng cho
nhà quản trị nhưng vẫn đảm bảo quyền cho người lãnh đạo doanh nghiệp. Đồng thời
cấu trúc này giúp phát huy năng lực, tiềm năng sáng tạo của các cấp dưới. Tuy có một
số nhược điểm nhưng cấu trúc này đã giúp Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu
quả hơn. Và Công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức cơ cấu trong doanh
nghiệp, làm cho cơ cấu ngày càng phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty, phát huy
được những ưu điểm và khắc phục dần nhược điểm, tạo ra lợi thế mạnh để đứng vững
và đi lên.
2.1.5 Cơ cấu lao động
Bảng 2.1 Tổng số nguồn nhân lực và kết cấu lao động của Công ty
Đơn vị tính: Người
TT Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013

Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
14
I
Tổng số cán bộ
5.474 100 5.593 100 119 2,17

công nhân viên
II
Phân theo giới
tính
1
Nam giới 597 10,91 640 11,45 43 9,4
2
Nữ giới 4.877 89,09 4.953 88,55 76 1,56
III
Phân theo độ tuổi
1
18 - 20 453 8,27 615 10,99 162 35,76
2

20 - 30 3.797 69,36 3.824 68,37 27 0,7
3
30 - 40 958 17,5 971 17,36 13 1,35
4
Trên 40 266 4,8 183 3,2 (83) (31,2)
IV
Phân theo khu
vực
1
Khu vực miền
Bắc 3.800 69,42 3.900 69,73 100 2,63
2
Khu vực miền
Trung 1.318 24,08 1.333 23,83 15 1,14
3
Khu vực miền
Nam 356 6,5 360 6,44 4 1,12
V
Phân theo trình
độ
1
Đại học 213 3,89 254 4,54 41 19,24
2
Cao đẳng, trung
cấp 711 12,99 803 14,36 92 12,93
3
Lao động phổ
thông 4.550 83,12 4.536 81,1 (14) (0,3)
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy số lượng lao động của Công ty qua các năm có xu

hướng ngày càng tăng, năm 2014 có 5593 nhân viên, tăng 119 nhân viên so với năm
2013 là 5474 nhân viên.
Do đặc thù của ngành dệt – may mà chủ yếu lao động ở đây là nữ giới có 4953
nhân viên, chiếm 88,55% so nam giới là 640 nhân viên chỉ chiếm 11,45% tính theo
năm 2014. Lực lượng lao động có độ tuổi còn trẻ, năng động tập trung vào bộ phận sản
xuất.
15
Lực lượng lao động của Công ty chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc, nơi tọa
lạc của Công ty, chiếm 69,73% (2014).
Số lượng lao động có trình độ chuyên môn Đại học và Cao đẳng tương đối cao,
chiếm một tỷ trọng không nhỏ so với lực lượng lao động toàn ngành. Trình độ đại học
chiếm 4,54% năm 2014 tăng 0,65% so với năm 2013 là 3,89%. Trình độ cao đẳng năm
2014 chiến 14,36% tăng 1,37% so với năm 2013 là 12,99%. Đây là nhân tố quan trọng
giúp Công ty phát huy những tiềm năng sẵn có cũng như những nguồn lực chưa được
khai thác triệt để. Hàng năm Công ty luôn tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công nhân
và tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học Đại học và tham dự một số khóa
đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khoa học,
kỹ thuật.
16
2.1.6 Đặc điểm tài chính của Công ty
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 và năm 2014
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu

số
Năm Tăng giảm
2013 2014 2014/2013 %
Doan thu bán hàng
1 1.677.421.427
.733

532.336.154
.596

(1.145.085.273.137
)
(6
8,26)
Các khoản giảm trừ
2
- - -
1. Doanh thu thuần
(10=01-02)
2. Giá vốn hàng bán
11
1.583.597.807
.452
440.378.814
.499
(1.143.218.992.953
)
(7
2,19)
3. Lợi nhuận gộp
(20=10-11)
4. Doanh thu từ HĐTC
21
20.225.480.809
6.235.98
7.009
(13.989.493.80

0)
(6
9,17)
5. Chi phí tài chính
22
64.931.475.146
47.312.604
.872
(17.618.870.27
4)
(2
7,13)
6. Chi phí bán hàng
24
13.960.85
9.803
7.474.23
9.848
(6.486.619.95
5)
(4
6,46)
7. Chi phí quản lý DN
25
43.401.56
8.027
24.710.854
.319
(18.690.713.70
8)

(4
3,06)
8. Lợi nhuận thuần
(30=20+21-22-24-25)
9. Thu nhập khác
31
59.932.57
2.869
21.193.740
.634
(38.738.832.23
5)
(6
4,64)
10. Chi phí khác
32
49.913.12
2.309
8.060.24
1.153
(41.852.881.15
6)
(8
3,85)
11. Lợi nhuận khác
(40=31-32)
12. Lợi nhuận trước
thuế
50
1.774.64

8.674
31.829.127
.548
30.054.478.8
74
1.6
93,5
(50=30+40)
13. Thuế thu nhập DN
51
-
6.815.64
7.467
6.815.647.4
67 -
14. Lợi nhuận sau thuế
(60=50-51)
17
Tỷ suất Lợi nhuận/DT

0,1% 5%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Nhận xét: Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 và
2014, ta nhận thấy lợi nhuận trước thuế năm 2014 cao hơn năm 2013 là
30.054.478.847, tăng 1693,5%, trong khi đó doanh thu thuần năm 2014 lại thấp hơn
năm 2013 là 68,62%. Điều này chứng tỏ năm 2014, doanh nghiệp đã tiết kiệm được
các chi phí một tối ưu. Trong đó phải kể đến chi phí tài chính năm 2014 giảm 27,13%
so với năm 2013. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 giảm 43,06% so với năm
2013. Chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý sát sao, tiết kiệm hơn các khoản chi phí trong
mục này. Chi phí bán hàng năm 2014 cũng giảm 46,46% so với năm 2013. Giá vốn

hàng bán tỷ trọng chênh lệch không cao.
Do vậy, có thể nhận thấy trong năm 2014, doanh nghiệp đã quản lý chặt chẽ chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, và giảm được các khoản lãi vay ngân
hàng. Nên dù doanh thu thấp hơn so với năm 2013 là 68,26% nhưng lại đưa về nguồn
lợi nhuận sau thuế cao hơn năm 2013 là 23.238.831.407đ, tăng 1309,4%. Nâng lãi cơ
bản trên cổ phiếu từ 87đ lên 1220đ/cổ phần. Điều đó góp phần làm tăng sự tin tưởng
của cổ đông, có thể kêu gọi họ đầu tư thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh, cải tiến kỹ thuật sản xuất, tăng thêm chi phí vào marketing, xúc tiến bán hàng…
qua đó đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hóa.
Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán năm 2014
Đơn vị tính: Đồng
18
19
Chỉ tiêu

số
Năm Tăng giảm
01/01/2014 31/12/2014 +/- %
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
581.007.340.093
595.728.144.4
95 14.720.804.402 2,53
I. Tiền
110
14.593.806.8
17
40.555.230.1
63 25.961.423.346

177,8
9
II. Các khoản đầu tư ngắn hạn
120
67.707.640.0
00
41.782.164.7
14 (25.925.475.286)
(38,2
9)
1. Đầu tư ngắn hạn
121
67.707.640.0
00
41.782.164.7
14 (25.925.475.286)
(38,2
9)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
397.361.562.0
15
458.177.69
4
(396.903.384.321
)
(99,8
8)
1. Phải thu khách hàng
131

198.451.896.4
13
113.500.636.6
81 (84.951.259.732) (42,8)
2. Trả trước cho người bán
132
6.076.263.0
09
7.183.672.7
14 1.107.409.705 18,22
3. Phải thu nội bộ
133
1.038.718.3
52
528.377.03
8 (510.341.314) (49,13)
5. Các khoản phải thu khác
135
194.294.678.7
31
340.963.615.3
40 146.668.936.609 75,48
6. Dự phòng khoản phải thu khó
đòi
139
(2.449.995.490) (3.998.606.928) (1.548.611.438) 63,2
IV. Hàng tồn kho
140
67.556.351.2
68

28.947.093.3
05

(38.609.257.963) (57,15)
1. Hàng tồn kho
141
79.586.784.8
51
29.426.143.0
16

(50.160.641.835) (63,02)
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho
149
(12.030.433.58
3)
(479.049.71
1) 11.551.383.872 (96,01)
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
33.787.979.9
93
26.265.960.4
68 (7.522.018.525) (22,26)
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
167.052.36
6 - (167.052.366)
2. Thuế GTGT được khấu trừ

152
28.911.287.2
94
25.880.074.7
60 (3.031.212.534) (10,48)
3. Thuế và các khoản phải thu
NN
154
4.244.997.3
68
4.997.36
8 (4.240.000.000) (99,88)
4. Tài sản ngắn hạn khác
158
464.642.96
5
380.889.34
0 (83.753.625) (18,02)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
200
281.350.453.5
14
290.354.149.9
19 9.003.696.405 3,2
II. Tài sản cố định
220
100.055.141.9
44
123.676.899.7
01 23.621.757.757 23,6

1. Tài sản cố định hữu hình
221
99.491.241.3
03
82.960.585.4
64

(16.530.655.839) (16,61)
222
288.189.297.6 227.832.499.2 (20,9
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Nhận xét:
Nhìn vào bảng cân đối cân đối kế toán năm 2014 ta thấy:
Tài sản ngắn hạn cuối năm 2014 tăng 14.720.804.402đ (tương đương 23.53%) so
với đầu năm 2014 do tăng các khoản sau:
- Tăng tiền 25.961.423.346đ
- Tăng trả trước cho người bán 1.107.409.705đ
- Tăng các khoản phải thu khác 146.668.936.609đ
Tài sản dài hạn cuối năm 2014 tăng 9.003.696.405đ (tương đương 3,2%) so với
đầu năm 2014 do tăng các khoản sau:
- Tăng tài sản cố định 23.621.757.757đ
- Giảm gía trị hao mòn lũy kế 281.301.759đ
- Tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang 40.411.750.302đ
- Đầu tư vào công ty liên doanh 8.443.597.930đ
- Đầu tư dài hạn 5.000.000.000đ
 Do đó, tổng tài sản cuối năm 2014 tăng 23.724.500.807 (tương đương
2,7%) so với đầu năm 2014.
Nợ phải trả cuối năm 2014 tăng 13.701.639.706đ (tương đương 2,11%) so với
đầu năm 2014 do tăng các khoản sau:
- Tăng vay và nợ ngắn hạn 74.424.146.197đ

- Tăng phải trả cho người bán 5.338.030.993đ
- Tăng thuế và các khoản phải nộp cho NN 1.395.856.737đ
- Tăng phải trả người lao động 4.229.908.972đ
- Tăng các khoản phải trả phải nộp khác 19.438.486.908đ
- Tăng quỹ khen thưởng và phúc lợi 1.138.031.516đ
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2014 tăng 10.022.861.101đ (tương đương 4,6%) so với
đầu năm 2014 do tăng các khoản sau:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái 614.419.559đ
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 10.938.831.407đ
 Do đó, tổng nguồn vốn cuối năm 2014 tăng 23.724.500.807 ( tương
đương 2,8%) so với đầu năm 2014.
Bảng 2.4 Một số chỉ số tài chính của doanh nghiệp
Các chỉ số tài chính Năm
2013 2014
1. Các tỷ số về khả năng thanh toán
20
1a. Khả năng thanh toán nói chung
TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 1,46 1,44
1b. Khả năng thanh toán nhanh
(TS ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn 1,39 1,37
2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính
2a. Tỷ số cơ cấu TSLĐ
TS lưu động + ĐT ngắn hạn)/Tổng tài sản 0,68 0,72
2b. Tỷ số cơ cấu TSCĐ
(TS cố định + ĐT dài hạn)/Tổng tài sản 0,33 0,32
2c. Tỷ số cơ cấu nguồn vốn CSH
Nguồn vốn CSH/Tổng tài sản 0,25 0,254
2d. Tỷ số tài trợ dài hạn
(Nguồn vốn CSH + Nợ dài hạn)/Tổng TS 0,57 0,53
3. Tỷ số về khả năng hoạt động

3a. Vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần/Hàng tồn kho bình quân 34,76 11,03
3b. Tỷ số vòng quay TSNH
DT thuần/ TSNHBQ 2,8 0,9
3c. Vòng quay tổng tài sản
DT thuần/Tổng TS bình quân 1,9 0,6
4. Các tỷ số về khả năng sinh lời
4a. Sức sinh lời của doanh thu thuần (ROS)
LN sau thuế/DT thuần 0,01 0,05
4b. Sức sinh lời của vốn CSH (ROE)
LN sau thuế/Vốn CSH bình quân 0,008 0,11
4c. Sức sinh lời của vốn kinh doanh (ROA)
LN sau thuế/Tổng TS bình quân 0,002 0,028
Nhận xét:
1) Khả năng thanh toán
Ta thấy khả năng thanh toán của Công ty năm 2014 là 1,44 giảm 0,02 so với năm
2013 là 1,46 (tỷ số này lớn hơn 1). Khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2014
là 1,37, giảm 0,02 so với năm 2013 là 1,39 (tỷ số này lớn hơn 1). Mặc dù khả năng
thanh toan hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2014 có thấp hơn
đầu năm 2013 dẫn đến rủi ro thanh toán sẽ cao. Tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì tài
21
sản ngắn hạn được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn nhỏ, ROA
và ROE có thể tăng.
2) Cơ cấu tài chính
Năm 2014 tỷ số cơ cấu tài sản cố định là 0,32 giảm 0,01 so với 2013 là 0,33 tỷ lệ
này phản ánh mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài. Tỷ lệ này giảm xuống, phản
ánh Công ty đang còn lơ là trong việc đầu tư cho một chiến lước dài hơi nhằm tìm
kiếm lợi nhuận ổn định lâu dài trong tương lại.
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 0,001 vào năm 2014 là 0,254 so với
năm 2013 là 0,25. Tỷ số này cho thấy mức độ tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn

vốn kinh doanh riêng của mình. Tỷ số này tăng chứng tỏ Công ty có nhiều vốn tự có,
tính độc lập cao với các chủ nợ. Do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của nợ
vay.
3) Khả năng hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay tổng tài sản năm
2014 đều giảm so với năm 2013. Cụ thể như sau:
- Vòng quay hàng tồn kho năm 2014là 11,03 giảm 23,73 so với năm 2013
là 34,76 cho thấy khâu tổ chức bán hàng của Công ty chưa tốt.
- Vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2014 là 0,9 giảm 1,9 so với năm 2013 là
2,8 do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu
quá rộng rãi.
- Vòng quay tổng tài sản năm 2014 là 0,6 giảm 1,3 so với năm 2013 là 1,9
chứng tỏ Công ty còn yếu kém trong quản lý vật tư, quản lý sản xuất và
quản lý bán hàng.
4) Các tỷ số về khả năng sinh lời
ROA/ROS/ROE của doanh nghiệp cho biết sức sinh lời trên Nguồn vốn
CSH/Tổng tài sản/Doanh thu thuần. Các tỷ số trên của Công ty trong năm 2014 đều
cao hơn so với năm 2010. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Sức sinh lời của doanh thu thuần (ROS) năm 2014 là 0,05 tăng 0,04 so
với năm 2013 là 0,01.
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2014 là 0,11 tăng 0,102 so
với năm 2013 là 0,008.
- Sức sinh lời của vốn kinh doanh (ROA) năm 2014 là 0.028 tăng 0,026 so
với năm 2013 là 0,002.
22
PHẦN 3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN MAY THANH NGUYÊN
3.1 Thực trạng hoạt động tại doanh nghiệp
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay, các công ty

luôn gặp phải những khó khăn và thử thách rất lớn. Vì vậy, để có thể tồn tại và phát
triển mỗi công ty phải xây dựng cho mình mục tiêu hoạt động kinh doanh vững chắc và
lâu dài. Tại Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên mục tiêu chính mà Ban lãnh đạo
Công ty đề ra đó là tối đa hóa lợi nhuận và ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh
doanh. Để đạt được điều này, đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao hơn nữa chất
lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Đồng thời Công ty cần phải liên tục cải
tiến bộ máy kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và mở rộng quy
mô kinh doanh của Công ty.
Bảng 3.1 Báo cáo tổng hợp tình hình tiêu thụ năm 2013-2014
Đơn vị tính: Đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013
+/-
Tỷ lê
%
1
Doanh thu
1.677.421.42
7.733 532.336.154.569
(1.145.085.273.164
) (68,26)
2
Giá vốn hàng bán 1.583.597.807.452 440.378.814.499 (1.098.218.992.953) (69,34)
3
Lợi nhuận gộp
93.832.620.
281 91.957.340.097 (1.875.280.184) (1,99)
4
Lợi nhuận trước
thuế 1.774.648.674 31.829.127.548 30.054.478.874 1693,54
5

Lợi nhuận sau thuế
1.774.64
8.674 25.013.480.081
23.238.831.4
07 1309,49
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
23
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến
động. Điều này cũng gây ra không ít khó khăn cho công ty. Tuy nhiên, xét một cách
tổng thể, năm 2014 là một năm thành công đối với Doanh nghiệp tư nhân may Thanh
Nguyên. Mặc dù doanh thu năm 2014 giảm 68,26% so với năm 2013. Nhưng Công ty
vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận là 1309,49%. Điều này có được là do những năm
trước đây Công ty thực hiện mua bán lòng vòng giữa các đơn vị trong Tổng công ty
gây ra những chi phí: vốn, lãi vay, thuế phải nộp…ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Năm 2014 đã chấm dứt hoạt động này.
Đầu năm 2014, mô hình Tổng công ty mẹ vẫn quản lý xưởng may tại Đồng Văn
số liệu kế hoạch cả năm được công vào Tổng công ty mẹ, từ 01/04/2014 xưởng may
Đồng Văn đã chuyển về Công ty TNHH MTV Hà Nam số liệu thực hiện cộng về Công
ty TNHH MTV Hà Nam. Đối với chi nhánh Sợi Bắc Ninh đầu năm thực hiện phương
thức bán nguyên liệu mua sản phẩm, từ tháng 08/2014 chuyển sang hình thức gia công
nên số liệu doanh thu thực hiện của Tổng công ty mẹ cũng giảm.
Bên canh đó, Công ty đã thắt chặt chi tiêu, sử dụng và quản lý tốt nguồn vồn kinh
doanh một cách có hiệu quả. Đồng thời do đặc điểm của sản phẩm và nguồn khách
hàng thân thiết, lâu năm mà Công ty có được Tuy nhiên với tiềm năng và thực lực của
mình, Công ty hoàn toàn có thể có những bước tiến tốt hơn, xa hơn nữa. Công ty cần
xem xét và đưa ra những biện pháp đẩy mạnh hơn nữa kết quả kinh doanh của mình.
3.1.1 Phân tích chi tiết kết quả tiêu thụ sản phẩm
3.1.1.1 Phân tích kết quả tiêu thụ theo nhóm sản phẩm
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh theo nhóm sản phẩm năm 2013-2014
STT

Mặt
hàng
ĐVT
Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số
lượng
Doanh
thu (tr.đ)
Tỷ
trọng
Số
lượng
Doanh
thu (tr.đ)
Tỷ
trọng Số lượng
Doanh thu
(tr.đ)
Tỷ
trọng
1
Sợi Tấn 7.640 559.654

33,56 3.600 201.747 37,89 (4.040) (357.907) (63,95)
2
SP
May
1000
sp 31.869 501.654


30,08 8.869 182.788 34,33 (23.000) (318.866) (63,56)
3 SP 1000 5.644 307.213 2.600 120.917 22,71 (3.044) (186.296) (60,64)
24
Vải m 18,42
4
SP
Khăn
1000
chiếc
171.15
2 298.900

17,92
13.00
0 26.884 5.05 (158.152) (272.016) (91)
Tổng 1.667.421 532.336 (1.135.085) (68,07)
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Hình 2.4 Biểu đồ sản lượng, doanh thu theo nhóm sản phẩm năm 2013 – 2014
Qua bảng 2.3 ta thấy tình hình tiêu thụ của Doanh nghiệp tư nhân may Thanh
Nguyên có nhiều biến động về số lượng, doanh thu. Tốc độ tăng về doanh thu của các
mặt hàng Sợi, sản phẩm May và Vải, Khăn đều cao hơn tốc độ tăng về sản lượng. Điều
này chứng tỏ các mặt hàng của của Công ty đã từng bước tạo được uy tín, và có chỗ
đứng trên thị trường.
Mặt hàng sợi tiếp tục là mặt hàng chủ đạo của Công ty, tuy sản lượng năm 2014
đạt 3.600 tấn, giảm 4.040 tấn so với năm 2013 là 7.640 tấn. Và doanh thu năm 2014
giảm 63,95% so với năm 2013. Nhưng mặt hàng Sợi vẫn là mặt hàng đạt doanh thu cao
nhất theo từng năm ( Năm 2013 doanh thu chiếm 33,56% toàn ngành, Năm 2014 doanh
thu chiếm 37,89% toàn ngành). Từ chất lượng sợi từ không loại đến có loại và xuất
khẩu, đã xây dựng được thị trường ổn định và giữ chân được những khách hàng truyền
thống tạo tiền đề cho việc tiêu thụ sợi khi nhà máy Sợi Đồng Văn đi hoạt động.

25

×