Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TT-TL-TV ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.48 KB, 5 trang )

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
TT-TL-TV ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO

ThS. Lê Thị Thu Hằng
Đại học Hùng Vương là trường đại học đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, là nơi
đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng thị trường lao
động đa dạng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Trong đề án “ Đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam” trường Đại học Hùng
Vương chuyển mô hình đào tạo từ niên chế sang mô hình đào tạo theo học chế tín
chỉ, tạo thuận lợi cho người học tích luỹ dần kiến thức theo kỹ năng và điều kiện
của mình. Đào tạo học chế tín chỉ đòi hỏi nhà trường phải chuyển biến toàn diện từ
việc thiết kế lại chương trình, giáo trình, bài giảng, đổi mới phương pháp kiểm tra,
đánh giá đến chất lượng phục vụ công tác giáo dục và đào tạo. Một trong những
nhân tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ là hiệu quả hoạt
động của Trung tâm TT-TL-TV. Vai trò của Trung tâm sẽ trở nên ngày càng lớn
hơn trong quá trình chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ vì giảng viên và
sinh viên sẽ được tạo điều kiện tốt hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu tham
khảo theo yêu cầu của từng môn học. Tuy nhiên để thực sự trở thành công cụ hỗ trợ
đắc lực cho quá trình học tập của sinh viên cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy
của đội ngũ giảng viên trong giai đoạn chuyển đổi này Trung tâm cần phải đổi mới
hoạt động của mình về phát triển vốn tài liệu đa dạng, phong phú, đặc biệt tài liệu
điện tử, cải tiến phương thức phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các
hoạt động.
Từ những lý do trên tôi đưa ra “Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động của
Trung tâm TT-TL-TV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại
học Hùng Vương” như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ thư viện
đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo.
Mục đích: Xác định đào tạo theo tín chỉ là thời cơ và thách thức cho hệ thống
thư viện vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong quy trình đào tạo.
Cách thực hiện: Đào tạo đội ngũ CBTV có trình độ cao về chuyên môn, tin


học, ngoại ngữ là vấn đề cấp thiết của trung tâm hiện nay. CBTV phải có kiến thức
nền tảng về chuyên ngành tri thức mà mình phục vụ, có chuyên môn cao, nắm bắt
các nguồn thông tin ngày càng phong phú và đa dạng, có như vậy CBTV mới trở
thành nhà “tư vấn thông tin” hướng dẫn, giúp đỡ người dùng tin tiếp cận thông tin
một cách hiện quả nhất. Đồng thời, người CBTV ngày nay phải có kiến thức sâu
rộng về CNTT và thông thạo ngoại ngữ nhất là tiếng anh để phân tích xử lý định
hướng đúng các nguồn thông tin trên thế giới, tạo ra những sản phẩm thông tin có
chất lượng đáp ứng thỏa mãn yêu cầu của người dùng tin.
Biện pháp 2: Tăng cường nguồn lực thông tin có định hướng phục vụ đào
tạo theo học chế tín chỉ.
Mục đích: Phát triển cả chất và lượng của nguồn lực thông tin, cung cấp đầy
đủ nguồn học liệu phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ. Hiệu quản hoạt động Trung
tâm phụ thuộc nhiều vào chất lượng của nguồn lực thông tin
Cách thực hiện: Cần đổ mới chính sách phát triển vốn tài liệu theo sát yêu cầu
đào tạo tín chỉ, hướng xây dựng “kho tài nguyên học tập”. Công việc này cần triển
khai theo 3 hướng:
- Bổ sung tài liệu phải sát với từng đề cương môn học theo tài liệu của giảng
viên đã được cơ sở đào tạo thông qua. Trong từ đề cương bài giảng yêu cầu giảng
viên đưa ra “Danh mục tài liệu bắt buộc sinh viên phải đọc” và “ Danh mục tài liệu
yêu cầu sinh viên đọc thêm” đây cũng là căn cứ rất quan trọng cho trung tâm xây
dựng kế hoạch bổ sung tài liệu theo môn học nhằm đáp ứng tối đa nguồn học liệu
phục vụ quá trình học tập của sinh viên.
- Tăng cường nguồn bổ sung tài liệu cho trung tâm như: Sao chụp các tài liệu
nước ngoài, các tài liệu có giá trị, tiếp tục duy trì và thực hiện các hình thức bổ sung
như tặng, biếu, mua, trao đổi, đầu tư thích đáng cho công tác biên dịch tài liệu.
- Chú trọng việc thu thập, lưu trữ và phổ biến nguồn tài liệu xám: Tức là
nguồn tin khoa học, tài liệu nội sinh: Luận án tiến sỹ, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên
cứu cấp bộ, cấp trường,…trên cơ sở đó trung tâm xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn
tài liệu xám nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tra cứu, sử dụng nguồn thông tin nội
sinh này.

Biện pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất và hiện đại hóa hệ thống thư viện.
Mục đích: Đảm bảo đầy đủ hạ tầng cơ sở nhằm phục vụ quá trình tìm kiếm
tài liệu và sử dụng thư viện của sinh viên.
Cách thực hiện: ào tạo tín chỉ đòi hỏi trung tâm không chỉ có đầy đủ nguồn
học liệu mà còn phải đảm bảo một môi trường tốt và không gia tốt cho sinh viên
học tập, nghiên cứu. Trong đào tạo tín chỉ thời lượng tự học, tự nghiên cứu của
người học sẽ tăng lên đáng kể. Chính vì vậy trung tâm cần:
- Sắp xếp hợp lý hóa diện tích sử dụng trên cơ sở diện tích hiện có. Tổ chức
sắp xếp lại kho tài liệu sao cho thuận lợi trong việc lấy tài liệu một cách nhanh
chóng và thuận tiện., tăng cường số hoá các tài liệu dạng giấy để haạn chế diện tích
lưu trữ.
- Điều chỉnh và nâng cấp hoạt động của hệ thống máy trính, thiết bị lưu trữ và
thiết bị mạng giúp NDT tra cứu tin một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Đảm bảo tốc độ đường truyền Internet giúp bạn đọc tra tìm và khai thác thông tin từ
xa.
- Tăng cường thiết bị phục vụ cho các phòng đa phương tiện, máy đọc vi
phim, vi phiếu,…
- Tiếp tục đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động thường nhật
của trung tâm như: Máy đọc mã vạch, thiết bị kiểm kê sách di động, thiết bị an ninh
thư viện như cổng từ,…
- Nghiên cứu và lựa chọn sử dụng phần mềm quản trị thư viện.
Biện pháp 4: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức phục vụ
bạn đọc.
Mục đích: Cung cấp thêm các hình thức tổ chức phục vụ bạn đọc mới, tiên
tiến và hiện đại tạo ra nhiều điểm tiếp cận tài liệu, điểm truy cập thông tin.
Cách thực hiện: Mặc dù phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng trong chu trình
đường đi của tài liệu, song nó có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì hiệu quả công tác
phục vụ đánh giá toàn bộ hoạt động của trung tâm từ công tác bổ sung, xử lý đến tổ
chức sắp xếp tài liệu.
Trong đào tạo tín chỉ số lượng NDT sẽ ngày càng lớn hơn, do đó hình thức

phục vụ của trung tâm cũng cần được tổ chức linh hoạt hơn. Ngoài ra trong đào tạo
tín chỉ, nhu cầu tin của bạn đọc tại trung tâm không những nhiều hơn, chất lượng
thông tin đòi hỏi ngày càng cao hơn mà còn yêu cầu cả khả năng cung cấp, đáp ứng
nguồn tin đó một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời, thuận tiện. Vì vậy trung tâm
cần chủ động bám sát kế hoạch đào tạo, nhanh chóng nắm bắt xu thế phát triển của
các ngành dào tạo của nhà trường để bổ sung tài liệu và phát triển hình thức phục vụ
bạn đọc thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin một cách hiệu quả nhất như:
- Tổ chức phòng đọc giảng viên, tổ chức phòng học thảo luận nhóm sinh viên.
- Tăng cường các hình thức phục vụ thông tin từ xa, phục vụ thông tin qua
mạng(các nguồn tin điện tử,…)
- Nâng cao chất lượng các hình thức phục vụ thông tin hiện có: Phục vụ kho
mở, mượn trả tài liệu bằng công nghệ mã vạch, dịch vụ hỏi đáp thông tin, dịch vụ
cung cấp thông tin theo yêu cầu,
- Liên kết với các khoa để đảm bảo nguồn tin được sử dụng một cách tối đa
- Triển khai dịch vụ mượn liên thư viện: Đây là dịch vụ cho phép bạn đọc của
1 thư viện này có thể sử dụng tài liệu của 1 thư viện khác. Với dịch vụ này trung
tâm có thể tạo điều kiện cho bạn đọc của mình có thể đọc-mượn tài liệu các thư viện
trường đại học, cao đẳng khác.
Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác người dùng tin
Mục đích: Trang bị cho NDT những phương pháp, cách thức truy cập, tra cứu
và tìm kiếm thông tin hiệu quả, giúp NDT nắm vững và chủ động trong việc khai
thác nguồn tài liệu vô cùng đa dạng, phong phú trong và ngoài trung tâm, phục vụ
đắc lực cho quá trình tự học, tự nghiên cứu.
Cách thực hiện: Đầu năm học trung tâm thường tổ chức các buổi tập huấn sử
dụng thư viện, cung cấp kiến thức chung nhất về tổ chức hoạt động trung tâm,
hướng dẫn các phương pháp tra cứu, giới thiệu sản phẩm dịch vụ thông tin,…Cần tổ
chức các buổi giới thiệu, hướng dẫn, để:
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các buổi hướng dẫn cho sinh viên
năm thứ nhất và phải đánh giá kết quả tiếp thu của sinh viên bằng cách làm bài
kiểm tra khi tập huấn xong.

- Định kỳ tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi thông tin.
Biện pháp 6: Phối hợp liên kết hoạt động trung tâm trong và ngoài trường.
Mục đích: Trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin, góp phần làm đa dạng,
phong phú thêm vốn tài liệu của trung tâm.
Cách thực hiện: Cần có sự hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước để trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin, mang lại lợi tích cho chính thư viện
và các cơ quan mà thư viện hợp tác Hiện nay trung tâm đã thiết lập mối quan hệ
hợp tác, trao đổi với một số trường. Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng mối
quan hệ với các trường bạn và thúc đẩy công tác phối hợp liên kết hoạt động:
- Thống nhất quản lý nguồn tài nguyên thông tin tri thức của trường ĐHHV
- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, trao đổi với các cơ quan thông tin-thư viện
- Duy trì và thúc đẩy các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức quốc tế có trụ
sở tại Việt Nam.
Các biện pháp trên đây có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một sâu chuỗi
biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thư viện. Cần thực hiện các giải
pháp đồng bộ, đồng thời để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát
triển. Thư viện có đầy đủ vốn tài liệu, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, hiện đại hoá
các khâu công tác nghiệp vụ bằng công nghệ thông tin và viễn thông,… đó là một
tiền đề tốt tạo điều kiện cho ngưòi sử dụng thư viện. Bởi mục đích cuối cùng của
thư viện là tạo một môi trường thuận lợi cho sinh viên đến sử dụng các tiện ích của
thư viện. Để thực hiện tốt các giải pháp trên, cần thiết phải có sự quan tâm của Lãnh
đạo trường, sự đổi mới nhạy bén trong tư duy cán bộ quản lí thư viện, sự đồng lòng
thống nhất trong nội bộ đơn vị. Tin tưởng rằng, với sự phấn đấu, nỗ lực thực hiện
các giải pháp trên đây, Thư viện trường Đại học Hùng Vương sẽ hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị nhà trường giao trong giai đọan đào tạo theo học chế tín chỉ hiện
nay.

×