Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đổi mới hoạt động thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại đại học quốc gia hà nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.96 KB, 9 trang )

Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp
ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại
Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Tìm hiểu nhiệm vụ và yêu cầu đào tạo của trường Đại học Quốc gia Hà Nội
trong giai đoạn chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ. Nghiên cứu đặc điểm nhu
cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học Quốc gia
Hà Nội trong giai đoạn chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ. Phân tích đánh giá
khả năng đáp ứng thông tin phục vụ yêu cầu học chế tín chỉ của Trung tâm thông tin-
thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn chuyển đổi từ niên chế sang
học chế tín chỉ. Nghiên cứu và đưa ra những biện pháp hợp lý để đổi mới hoạt động
thông tin - thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu học chế tín chỉ của trường Đại học Quốc
gia Hà Nội.

Keywords: Tín chỉ; Thư viện; Thông tin thư viện; Học chế tín chỉ

Content
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày càng
có vai trò vị trí quan trọng, nó được coi là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất
lượng cao của cả nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà


nước, ĐHQGHN đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thực hiện sứ mệnh của Đảng
và Nhà nước giao cho, đặc biệt là khẳng định thế mạnh về khoa học cơ bản và một số ngành
khoa học công nghiệp mũi nhọn. Với mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học, ĐHQGHN là
nơi đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng thị trường lao động đa
dạng trong thời kỳ phát triển đất nước.
Hoạt động giáo dục đại học luôn gắn liền với hoạt động chuyển giao tri thức và nghiên
cứu khoa học. Trong đó, một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng
chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học là khả năng cung cấp nguồn tin để thúc đẩy việc

2
tự học, tự nghiên cứu trước hết của các nhà quản lý, của giảng viên, của sinh viên trong
trường đại học. Đây chính là sứ mệnh của các Trung tâm Thông tin Thư viện trong các trường
đại học. Vì vậy, quá trình đổi mới giáo dục đại học phải đồng nghĩa với quá trình đổi mới
hoạt động của các Trung tâm TT-TV đại học nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin cho
người dùng tin.
Trong đề án “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong
số 14 trường Đại học được Chính phủ chọn để xây dựng thành những trường tiên tiến. Với dự
án này, trước mắt trong năm 2007, ĐHQG và một số trường đại học sẽ chuyển từ mô hình đào
tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, tạo thuận lợi cho người học tích lũy dần kiến thức
theo khả năng điều kiện của mình.
Đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi nhà trường phải chuyển biến toàn diện từ việc thiết
kế lại chương trình, giáo trình, bài giảng, đổi mới phương thức dạy học, phương pháp kiểm
tra, đánh giá, đến việc thay đổi cách thức quản lý đào tạo cũng như hoàn thiện cơ sở vật chất
phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Đồng thời đào tạo theo tín chỉ đòi hòi người học phải
tham gia với thái độ tích cực, học có thể đăng ký các môn học theo điều kiện của bản thân.
Trong quá trình học họ phải chủ động và tích cực tìm kiếm tài liệu cho phù hợp với từng một
học của mình, mặt khác họ cũng có cơ hội để thay đổi chuyên môn trong quá trình đào tạo, có
thể học thêm ngành mới. Đào tạo theo tín chỉ cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ giảng dạy buộc
phải đổi mới phương pháp giảng bài và phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn,
đầu tư nhiều hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu và hướng dẫn thảo luận….Từ sự

chuyển đổi phương thức đào tạo này vai trò của Trung tâm Thông tin – Thư viện sẽ ngày càng
lớn hơn vì một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo học chế tín
chỉ là hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện, đồng thời hoạt động thông tin- thư viện cũng sẽ
buộc phải đổi mới về mọi mặt, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ.
Giảng viên và sinh viên sẽ được tạo điều kiện tốt hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu
tham khảo theo yêu cầu môn học, giúp hình thành tính tích cực trong học tập của sinh viên,
cũng như khả năng cập nhật thông tin trong bài giảng của giáo viên, yếu tố hàng đầu đảm bảo
chất lượng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Với xu thế phát triển hiện nay, người dùng tin có thể truy cập thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, với chức năng là một trung tâm thông
tin- thư viện chuyên ngành, thư viện nhà trường sẽ là nơi tập trung gần như đầy đủ nguồn lực
thông tin về các lĩnh vực đào tạo của trường. Chất lượng và hiệu quả của dịch vụ thông tin
được thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin là sinh viên, giảng viên, cán
bộ quản lý…Đặc biệt chất lượng của hoạt động thông tin còn thể hiện ở việc kích thích nhu
cầu tin của họ ngày càng phát triển cao hơn, sâu sắc hơn.

3
Trong những năm gần đây các Trung tâm thông tin – thư viện đã ngày càng phát triển và
đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên để trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công
tác học tập và giảng dạy, phục vụ cho sứ mệnh giáo dục và đào tạo của các trường đại học
trong giai đoạn chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ, cần phải đổi
mới phương thức hoạt động thông tin - thư viện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của
mỗi đơn vị đào tạo cũng như của mỗi trung tâm thông tin-thư viện
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo học chế tín chỉ
là hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện trong ĐHQGHN. Trung tâm thông tin- thư viện,
ĐHQGHN đã trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm đã khẳng định được
vị thế của mình- là một trong những thư viện hàng đầu trong hệ thống thư viện đại học, với
chức năng thông tin và thư viện phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của
ĐHQGHN, có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lý, cung cấp tin, tài liệu khoa học phục vụ
cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐHQGHN. Tuy nhiên trước yêu cầu của đào tạo theo học chế

tín chỉ, Trung tâm cũng cần phải có những bước chuyển mình mạnh mẽ để đổi mới hoạt động
thông tin- thư viện, phát triển vốn tài liệu thư viện đa dạng và phong phú, tập trung phát triển
dạng tài liệu điện tử, cải tiến phương phương thức phục vụ, nâng cao trình độ của cán bộ
thông tin- thư viện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả mọi hoạt động thông
tin- thư viện. Đó là những yêu cầu cấp bách đặt ra cho Trung tâm thông tin- thư viện nhằm
tìm ra giải pháp phù hợp để đáp ứng đủ lnhất nhu cầu người dùng tin trong giai đoạn mới.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đổi mới hoạt động thông tin- thư viện đáp ứng yêu
cầu đào tạo theo học chế tín ở Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự phát triển của xã hội đã đặt ra những yêu cầu, những đòi hỏi mới cho hoạt động
thông tin – thư viện nhằm đáp ứng kịp thời việc đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào
tạo, đổi mới cách dạy cách học ở các trường đại học và cao đẳng. Đề cập đến vấn đề này có
một số công trình nghiên cứu.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh trong bài viết “Xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục đại học” [20] đã đưa ra một số yêu cầu nâng cao chất lượng vốn
tài liệu, các hoạt động phục vụ phong phú về hình thức và nội dung, đa dạng hóa các sản
phẩm và dịch vụ thông tin …trong giai đoạn đổi mới.
Trong bài báo “Đổi mới hoạt động thông tin- thư viện tại các trường đại học phục vụ
đào tạo theo học chế tín chỉ” [15] tác giả Trần Thị Minh Nguyệt đã phân tích các yêu cầu đối
với hoạt động thông tin – thư viện tại các trường đại học Việt Nam khi chuyển đổi từ niên chế
sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên với dung lượng một bài báo khoa học, vấn đề
mới chỉ được đề cập ở mức độ khái quát.

4
TSKH. Bùi Loan Thùy, NCS. Phạm Tấn Hạ trong bài viết “ Các biện pháp phát triển
sự nghiệp Thư viện – Thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã
nhấn mạnh một số giải pháp phát triển thư viện trong môi trường công nghiệp hóa như: tập
trung xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo về tài chính, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực, xã hội hóa sự nghiệp thư viện – thông tin, phát triển tự động hóa, hiện đại
hóa hạ tầng cơ sở thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế….

Một số luận văn thạc sĩ như “Tăng cường hoạt động thông tin – thư viện ở trường Đại
học Qui nhơn trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay” của Huỳnh Văn Bàn; “Tổ chức hoạt
động thông tin – thư viện tại trường Cao đẳng Văn hóa TP.HCM” của Huỳnh Mẫn Đạt đã đề
cập tới các giải pháp tăng cường hoạt động thông tin – thư viện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế; “Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động của
Trung tâm thông tin- thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc
gia Hà Nội” cuả Phạm Thị Mai Lan. Gần đây, có luận văn Thạc sĩ khoa học thư viện của Lê
Đức Chí đề cập trực tiếp tới vấn đề “Đổi mới hoạt động thông tin- thư viện, đáp ứng yêu cầu
đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
Liên quan tới hoạt động thông tin- thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có
một số công trình nghiên cứu và luận văn cao học đề cập tới ở các khía cạnh khác nhau.
Nhìn chung, những bài viết, luận văn, đã nêu lên được tầm quan trọng của hoạt động
thông tin – thư viện trong đổi mới giáo dục và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các
hoạt động cơ bản của công tác thông tin - thư viện. Tuy nhiên, vấn đề đổi mới hoạt động
thông tin – thư viện đại học đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ tại trường Đại học Quốc gia
Hà Nội vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách toàn diện và có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm đổi mới hoạt động thông tin - thư
viện để đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ của trường ĐHQGHN.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nhiệm vụ và yêu cầu đào tạo của trường Đại học Quốc gia Hà Nội trong
giai đoạn chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ.
- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm thông tin- thư viện
trường Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ.
- Phân tích đánh giá khả năng đáp ứng thông tin phục vụ yêu cầu học chế tín chỉ của
Trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn chuyển đổi từ
niên chế sang học chế tín chỉ.
- Nghiên cứu và đưa ra những biện pháp hợp lý để đổi mới hoạt động thông tin - thư
viện nhằm đáp ứng yêu cầu học chế tín chỉ của trường Đại học Quốc gia Hà Nội.


5
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Trong những năm qua, Trung tâm Thông tin- Thư viện đã đạt được những thành tích
đáng kể trong công tác phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN. Trước yêu
cầu đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ ở ĐHQGHN, nếu nguồn
thông tin còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu theo học chế tín chỉ, một số dịch vụ thông tin chưa
đáp ứng nhu cầu của người dùng tin, cán bộ thư viện chưa nhận thức đầy đủ về đào tạo theo
học chế tín chỉ, Nếu đồng thời cùng đổi mới hoạt động Thông tin- thư viện một cách phù hợp
sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thông tin – thư viện, một trong
những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của ĐHQGHN.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng:
Hoạt động thông tin – thư viện của Trung tâm TT-TV ở ĐHQGHN trong giai đoạn
chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thông tin- thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội
trong giai đoạn chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ (từ 2006- 2010)
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
6.1 Phương pháp luận:
- Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử, phương pháp luận thư viện học và thông tin học.
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu, sách báo, tạp chí, tài liệu xám, các trang
web liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp thống kê và phân tích yêu cầu của người dùng tin.

7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài.
7.1 Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò và yêu cầu của hoạt động thông tin- thư viện trong
các trường đại học phục vụ phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra những biện pháp nhằm đổi mới hoạt động thông tin – thư
viện đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ ở ĐHQGHN.

6
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong ngành thông tin – thư viện.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Tìm hiểu sâu sắc về học chế tín chỉ
- Đánh giá và nhận thức đúng vai trò của hoạt động thông tin – thư viện đối với học chế
tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nhìn nhận thực trạng hoạt động thông tin – thư viện phục vụ học chế tín chỉ của
Trung tâm thông tin – thư viện, ĐHQGHN
- Đề xuất một số biện pháp nhằm đổi mới hoạt động thông tin- thư viện đáp ứng yêu
cầu học chế tín chỉ ở ĐHQGHN
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Hoạt động thông tin- thư viện với quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ tại
Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin – thư viện phục vụ đào tạo theo học chế tín
chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp đổi mới hoạt động thông tin- thư viện đáp ứng yêu cầu đào
tạo theo học chế tín tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

References

[1] Nguyễn Huy Chương (1998), “Thư viện đại học Việt Nam: Hiện trạng và xu hướng phát
triển”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp ,sô 11/1998
[2] Nguyễn Huy Chương, Vũ Thị Kim Anh (2007), “Trung tâm TT-TV, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 10 năm một chặng đường phát triển” website Bản tin ĐHQGHN, địa chỉ: truy cập
ngày 12/6/2010.
[3] Nguyễn Huy Chương (2006), “ Đề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế”., Kỷ yếu hội thảo khoa học Thư viện Việt Nam, hội nhập và phát
triển. Đà Nẵng, tháng 8.2006. - tr.1-12
[4] Nguyễn Huy Chương (2008) Phát triển hoạt động Thông tin Thư viện phục vụ nghiên cứu
và đào tạo tại trường Đại học trong điều kiện hiện nay, truy cập ngày 15/6/2010 theo địa
chỉ:
[5] Nguyễn Huy Chương, Tôn Quốc Bình, Lâm Quang Tùng (2004), “Tổ chức tài nguyên số
phục vụ đổi mới giáo dục đại học” Kỷ yếu hội thảo tổ chức hoạt động TT-TV trong
trường đại học. Đà Nẵng 28-29/10/2004 tr.71-79

7
[6] Dự án “Xây dựng và phát triển thư viện điện tử tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại
học Quốc gia Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo đẳng
cấp quốc tế”/ĐHQGHN H.,2008 200tr
[7] Đại học Quốc gia (2008), Đại học quốc gia Hà Nội năm học 2008-2009, NXB ĐHQGHN,
Hà nội.
[8] Nguyễn Văn Hành (2006), “Kiểm định chất lượng đào tạo đại học- thời cơ và thách thức
đối với các thư viện đai học Việt Nam”, truy cập ngày 12/7/2010 tại địa chỉ

[9] Nguyễn Văn Hành (2007), “Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục
vụ đào tạo theo học chế tín chỉ”, />vu/khoa-hoc-thong-tin-va-thu-vien/to-chuc-va-quan-ly-thu-vien-hien-dai/thu-vien-
truong-dai-hoc-voi-cong-tac-phat-trien-hoc-lieu-phuc-vu-dao-tao-theo-tin-chi, truy cập
ngày 21/7/2010.
[10]Nguyễn Văn Hành (2000), Hoàn thiện công tác thông tin- thư viện ĐHQGHN, Luận văn
thạc sĩ khoa học chuyên ngành Thông tin- Thư viện, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà

Nội.
[11] Đồng Đức Hùng (2007), “Thúc đẩy mối quan hệ cán bộ thư viện – giảng viên trước yêu
cầu chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ”, Kỷ yếu hội thảo,
kỷ niệm 10 năm thành lập TTTT-TV ĐHQGHN (1997-2007). Hà nội 2007 tr.15-22
[12] Nguyễn Hữu Hùng (2005), “Thông tin và phát triển”, Thông tin từ lí luận đến thực tiễn,
NXB Văn hóa thông tin, tr.185-187
[13] Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại
Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr.5-10
[14] Phạm Thế Khang, Lê Văn Viết (2006), Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan
thông tin- thư viện ở nước ta: Những hướng chủ yếu trong vài năm tới/ Tạp chí Thư viện
Việt Nam số 3(7)/2006 tr 3-9
[15] Trần Thị Minh Nguyệt (2007), “Đổi mới hoạt động thông tin- thư viện phục vụ học chế
tín chỉ trong các trường đại học”, Kỉ yếu hội thảo Khoa học và thực tiễn hoạt động Thông
tin- Thư viện, Hà nội 2007 tr.39-43
[16] Dương Thái Nhơn (2006), “Một số suy nghĩ về cán bộ thư viện trong thời kỳ công nghệ
thông tin”, truy cập tại:
/>ntin/bt106/Bai6.pdf+một+số+suy+nghĩ+về+cán+bộ+thư+viện+trong+thời+kỳ+công+ng
hệ+thông+tin.

8
[17] Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04/5/2007 “Phê duyệt quy hoạch phát triển
ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
[18] Tài liệu tập huấn và tham khảo về phương thức đào tạo theo tín chỉ (2006) / Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQGHN H.,
[19] Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, NXB ĐHQG Hà Nội, 388tr.
[20] Nguyễn Thị Lan Thanh (2005), “Xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục số 107/2005.
[21] Nguyễn Thị Phương Thảo (2007) “Một số kết quả hoạt động của phòng Đa phương tiện
thuộc phòng PVBĐ KHTN – KHXH&NV”, Kỉ yếu hội thảo Khoa học và thực tiễn hoạt
động Thông tin- Thư viện, Hà nội 2007 tr.179-182

[22] Trung tâm TT-TV ĐHQGHN (2008), Báo cáo tổng kết năm học 2007-2008, Hà Nội
[23] Trung tâm TT-TV ĐHQGHN (2009), Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009, Hà Nội
[24] Trung tâm TT-TV ĐHQGHN (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010, Hà Nội
[25] Trung tâm TT-TV ĐHQGHN (2010), Báo cáo thực trạng giáo trình, tài liệu tham khảo
và công tác phục vụ bạn đọc phục vụ cho phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tại
ĐHQGHN, Hà Nội
[26] Trần Mạnh Tuấn (2004), “Các biện pháp đổi mới hoạt động thông tin thư viện đại học”,
Tạp chí thông tin khoa học xã hội, (1), tr 29-35.
[27] Trần Mạnh Tuấn (1998), “Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện”, Nxb Trung tâm
thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia, 234 tr.
[28] Trần Mạnh Tuấn (2003), “Một số vấn đề về sự phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông
tin”, Tạp chí Thông tin &Tư liệu số 4, trang.15-23
[29] Phạm Thị Yên (2005), “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin-
thư viện của Trung tâm thông tin- thư viện, ĐHQGHN, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành
TT-TV, Trường Đại học văn hóa.
[30] Hoàng Yến (2005), “Năm 2006, Việt nam thí điểm chương trình đào tạo đại 6học tiên
tiến”, địa chỉ:
truy cập ngày 2/6/2010
[31] Nguyễn Thị Yến (2007), “Sinh viên được lợi khi học theo hình thức tín chỉ”, Bản tin Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr23-24.
[32] Lê Văn Viết (2006), “Xu hướng phát triển của TV trong 20 năm tới va phương hướng
đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam” Thư viện học những bài viết chọn lọc, NXB Văn
hóa- Thông tin, Hà Nội, tr.20 - 32.

9
[33] Lê Văn Viết, Võ Thu Hương (2007), “Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập”,
Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2), tr. 6 - 11
Tiếng Anh:
[34] Digital Library Standards and Practices. Địa chỉ truy cập
truy cập ngày 15/7/2010.

[35] Evans G.Edward (1995). Devoloping Library and information center collection, 3
rd
.ed.
Library Unlimited, INC, Englewood, Colorado.
[36] H.D.L. Vervlict (1979). Resourse Sharing of Libraries in Developing countries.

×