Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRỰC TIẾP PHÂN THEO NGHỀ NGHIỆP CHỦ YẾU TRONG NGÀNH DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 3 trang )

DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRỰC TIẾP PHÂN THEO
NGHỀ NGHIỆP CHỦ YẾU TRONG NGÀNH DU LỊCH
TS. Ngô Văn Nhuận
Dự báo nhu cầu lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2015
là tiên đoán số lượng lao động cần thiết để làm việc nhằm hoàn thành mục tiêu kinh tế của ngành
dựa trên những tư liệu quá khứ và hiện tại. Hiện nay, có nhiều phương pháp dự báo (định lượng)
khác nhau như phương pháp bình quân di động, phương pháp bình quân di động có quyền số
(trọng số), phương pháp điều hòa mũ, phương pháp hồi quy tuyến tính, phương pháp sử dụng
hàm số Cobb Duglas,…[2.12]. Hiện tại và tương lai những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng
được ứng dụng vào sản xuất. Chính khoa học kỹ thuật là động lực thúc đây tăng năng suất lao
động, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng hàm số Cobb Duglas sẽ bao hàm cả yếu
tố tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tính toán.
Hàm số Cobb Duglas:
Q= A x K
α
x L
1-α
L = Q
A.K
Trong đó:
Q : GDP ( sản lượng )
A : Hệ số tiến bộ kỹ thuật
K : Vốn đầu tư
L : Lao động
Anfa : Tỷ số giữa giá trị tăng thêm trong vốn đầu tư so với giá trị gia tăng
Những số liệu cần thiết để phuc vụ cho việc tính toán số lao động (L) theo công thức trên
như ở bảng 1.
Bảng 1. Vốn đầu tư, sản lượng và lao động làm việc trong nghành du lịch tỉnh Phú Thọ
Tiêu chí Đơn vị tính
Năm
2006 2010 2015


Vốn đầu tư Triệu đồng 123696
*
284156
*
5219900
**
GDP Triệu đồng 138900
*
250000
*
700000
**
Lao động Người 6700
*
12700
*
20600**
(Nguồn: - UBND Tỉnh Phú Thọ: Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết số 01-NQ/TU ngày
02/1/2006 của UBTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010; phương hướng nhiệm vụ
phát triển du lịch 2011-2015. số 100/BCUBND ngày 11/10/2011 (phụ lục 3,5).
- UBND Tỉnh Phú Thọ: Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012-2015
số 654/KH-UBND ngày 5/3/2012(phụ lục 1,3))
Từ số liệu bảng 1 chúng ta tính toán được các chỉ số sau:
A = 0,2211
Anfa = 1,4443
L = 16 093
Như vậy đến năm 2015, với số vốn đầu tư được thực hiện là 5.219.900 triệu đồng để cho
một sản lượng là 700.000 triệu đồng thì cần 16.093 người làm việc trong ngành du lịch. Ở nước
ta, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia du lịch thì cứ một lao động làm việc trực tiếp trong
ngành du lịch sẽ có thêm 2,2 lao động bổ sung. Trên cơ sở đó chúng ta tính được đến năm 2015,

số lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch là 5.029 người.
Về cơ cấu lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, theo kinh nghiệm của nhiều nước
trên thế giới (đặc biệt là các nước ở Châu Âu) và các chuyên gia du lịch cho thấy định hướng nhà
nước về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực được coi là hợp lý và có hiệu quả, góp phần phát triển du
lịch với mức tăng trưởng cao, có thể áp dụng được là cơ cấu đào tạo theo tỷ lệ 5:10:85 nghĩa là cứ
100 người thì có 5 người có chức năng quản lý, lãnh đạo; 10 người có chức năng là chuyên viên
kinh tế hoặc kỹ thuật; còn lại 85 người là lao động trực tiếp phục vụ du khách với nhiều nghề khác
nhau. Theo tỷ lệ này, đến năm 2015, cơ cấu lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh
Phú Thọ như bảng 2.
Bảng 2. Dự báo cơ cấu lao đông trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2015
Tiêu chí Lao động (người) Tỷ lệ (%)
Tống số 5 029 100
Quản lý (lãnh đạo) 252 5
Chuyên viên tư vấn 503 10
Lao động nghiệp vụ 4274 85
Theo kết quả nghiên cứu của tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh (khoa du lịch- khách sạn, trường
Đại học Kinh tế Quốc dân- Hà Nội) thì cơ cấu lao động trực tiếp trong ngành du lịch ở Việt Nam
năm 2004 như ở bảng 3 [1.475].
Bảng 3. Cơ cấu lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Việt Nam
Thành phần lao động Tỷ lệ (%)
Tổng số lao động trực tiếp 100
Quản trị kinh doanh 20
Đón tiếp 10
Phục vụ buồng 15
Phục vụ bàn, bar 17
Nấu ăn 10
Điều hành và hướng dẫn du lịch 5
Điều khiển phương tiện ô tô, tầu thuyền 10,5
Phục vụ vui chơi giải trí và dịch vụ khác 12,5
(Nguồn:Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001- 2005 Lý luận và thực tiễn. NXB Đại học kinh tế quốc

dân. Hà Nội 2006 trang 475)
Ngành du lịch có nhiều nghề khác nhau. Căn cứ theo các tỷ lệ ở bảng 3, chúng ta có thể tính
được nhu cầu lao đông trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Phú Thọ như ở bảng 4.
Bảng 4. Dự báo nhu cầu lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ phân
theo các nghề chủ yếu đến năm 2015
Thành phần lao động Số lượng (người )
Tổng số 5.029
Quản trị kinh doanh (quản lý, chuyên viên tư vấn) 1.006
Đón tiếp ( lễ tân ) 503
Phục vụ buồng 754
Phục vụ bàn, bar 855
Nấu ăn 503
Điều hành và hướng dẫn du lịch 251
Điều khiển phương tiện vận tải 528
Phục vụ vui chơi giải trí và dịch vụ khác 629
Tóm lại, đến năm 2015, số lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Phú Thọ dự
báo là 5.029 người. Về cơ cấu lao động phân theo nghề nghiệp: Nhóm lao động có chức năng
quản lý, chuyên viên tư vấn dao động từ 755 người đến 1.006 người, chiếm từ 15% đến 20% tổng
số lao động của ngành. Nhóm lao động nghiệp vụ dao động từ 4.023 người đến 4.274 người
chiếm từ 80% đến 85% tổng số lao động trực tiếp của ngành. Trong nhóm lao động nghiệp vụ bao
gồm nhiều nghề khác nhau như: đón tiếp (lễ tân), phục vụ buồng, phục vụ bàn, nấu ăn, điều hành
và hướng dẫn du lịch, điều khiến phương tiện vận tải, phục vụ vui chơi giải trí và dịch vụ khác. Số
lượng lao động của mỗi nghề xin xem bảng 4. Đây là căn cứ cho các cơ quan chức năng xây dựng
kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh Phú Thọ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Mạnh. Tổng kết phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 lý luận và thực
tiễn.(2006). Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001-2005 Lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội.
2. Ngô Văn Nhuận. Các phương pháp dự báo nhu cầu lao động (2010). Kỷ yếu hội thảo khoa

học: Cơ sở lý luận về dự báo nhu cầu lao động phân theo cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu của
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Trường Đại học Hùng Vương.

×