Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Người không được quyền hưởng di sản – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.25 KB, 22 trang )

Người không được quyền hưởng di sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nguyễn Hà Linh
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chế định về quyền thừa kế là một trong những chế định quan trọng của
bộ luật dân sự Việt Nam 2005 nói riêng và luật dân sự Việt Nam nói chung.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề tranh chấp về thừa kế xảy ra
ngày càng nhiều, đòi hỏi sự phát triển sâu và rộng của chế định về quyền thừa
kế. Việc nghiên cứu về quyền thừa kế có ý nghĩa quan trọng đối với cả lý luận
lẫn thực tiễn. Đặc biệt, là để giải quyết các vấn đề tranh chấp về thừa kế, cần
xác định được đâu là đối tượng có quyền hưởng thừa kế, đâu là đối tượng
không được quyền hưởng thừa kế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề thừa kế nói chung,
và vấn đề đối tượng được hưởng hay không được hưởng quyền thừa kế nói
riêng, cùng tìm hiểu về đề tài Người không được quyền hưởng di sản – một số
vấn đề lý luận và thực tiễn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận chung về thừa kế
1. Di sản
Theo quy định của điều 634 BLDS thì : “Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác”.
Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản khi
còn sống. Điều 163 BLDS quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản”. Như vậy, thành phần di sản bao gồm các loại tài sản
khác nhau và không bị hạn chết về số lượng, giá trị.
2. Thừa kế theo pháp luật.
Như đã biết, pháp luật thừa kế của nhiều nước trong đó có Việt Nam đều quy
định hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc có thể được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của
người chết cho những người còn sống theo ý chí của người chết. Tuy nhiên
trên thực tế không phải lúc nào người để lại di sản chết cũng để lại di chúc
hoặc di chúc người này lập ra là hợp pháp.
1
Người không được quyền hưởng di sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nguyễn Hà Linh


Còn thừa kế theo pháp luật, điều 674 BLDS đã quy định: “Thừa kế theo
pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp
luật quy định”.
II.Lý luận về người không được quyền hưởng di sản và ví dụ minh
họa
Người không được quyền hưởng di sản là người không xứng đáng được
thừa kế vì đã có những hành vi phạm tội, hành vi trái đạo đức xã hội đối với
người để lại di sản, người thừa kế khác hoặc trong việc thừa kế.
1. Lịch sử về điều khoản quy định người không được quyền hưởng
di sản
Pháp luật của thực dân phong kiến, trước năm 1945, đã dự liệu được vấn
đề này và đã có những quy định cụ thể về người không được quyền hưởng di
sản (trong những văn bản này gọi là người thừa kế bất xứng). Vấn đề này được
quy định tại điêu 313 Dân luật Bắc Kỳ và điều 306 Dân luật Trung Kỳ, theo đó
thì những người sau đây sẽ không có quyền được hưởng di sản:
- Người bị người để lại di sản tuyên bố không xứng đáng được hưởng
di sản
- Người có hành vi xâm phạm tính mạng người để lại di sản (dù là
chính phạm
1
hay đồng phạm
2
)
- Người đã trưởng thành biết được hành vi cố ý giết người mà không tố
giác với tòa án (nhưng nếu trong trường hợp kẻ giết người là cha, mẹ, anh, em
vợ, chồng,người thân thuộc với người thừa kế thì người đó sẽ không bị coi là
có lỗi vì đã không tố giác tội phạm)
- Người có hành vi vu khống người để lại di sản hay vu khống ông, bà,
cha, mẹ của người đó, và người bị vu khống đã bị phạt về trọng tội hoặc
thường tội.

Cũng trong thời kỳ này, án lệ ở Miền Nam cũng có quy định về những
trường hợp người vợ góa không được hưởng di sản của chồng:
1
Chính phạm là kẻ chủ mưu, tác giả tinh thần, ý đồ, tạo ý, đầu nậu, khởi xướng
2
Đồng phạm là cùng phạm tội gồm chính phạm và tòng phạm. Chính phạm xử nặng hơn tòng phạm một bậc.
2
Người không được quyền hưởng di sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nguyễn Hà Linh
- Vợ góa không để tang chồng
- Vợ góa sống thiếu đạo đức, công khai gây tai tiếng cho gia đình nhà
chồng
- Vợ góa đã có tình nhân hoặc đã lạm dụng quyền hưởng di sản mà
không có biên bản kê khai.
Trong những trường hợp nêu trên thì người vợ góa đó được xem là bất
xứng, vì vậy họ không có quyền được hưởng di sản của chồng. Phần di sản này
sẽ được thừa kế cho con hoặc cho cháu của người để lại di sản hưởng.
Sau năm 1945, Việt Nam tuyên bố độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, chủ tịch chính phủ lâm thời đã ban hành sắc lệnh ngày 10/10/1945,
theo chương II – Luật hộ của sắc lệnh này thì ở nước ta trong giai đoạn từ năm
1945 đến năm 1959 vẫn áp dụng những quy định của pháp luật phong kiến về thừa
kê, trừ những quy định trái với nguyên tắc cơ bản của hiến pháp 1946.
Trong giai đoạn tiếp theo, từ năm 1959 đến năm 1981, đã có một số
thông tư của ngành tòa án hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế,
tuy nhiên không có bất cứ quy định nào về người thừa kế không có quyền
hưởng di sản. Chính điều này đã tạo lỗ hổng lớn, làm cho pháp luật không giải
quyết được thỏa đáng tranh chấp về thừa kế liên quan tới người thừa kế có
hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xâm phạm đến người để lại di
chúc,… Có thể nói, trong giai đoạn này, pháp luật đã không dự liệu được hết
những tình huống về thừa kế có thể xảy ra trên thực tế dẫn tới việc chưa có quy
định điều chỉnh cũng như chưa có chế tài hợp lý cho những trường hợp này.

Cơ sở pháp lý cho vấn đề này (người không được quyền hưởng di sản)
bắt đầu từ Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các
tranh chấp về thừa kế do tòa án nhân dân tối cao ban hành, thông tư 81 quy
định, người bị tước quyền thừa kế do đã bị kết án về một trong những hành vi:
- Giết hoặc đối xử quá tàn tệ với người để lại thừa kế
- Giết người thừa kế cùng hàng hòng chiếm đoạt toàn bộ di sản hoặc để
tăng kỷ phần thì sẽ không được hưởng thừa kế của hai người đó
3
Người không được quyền hưởng di sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nguyễn Hà Linh
Tuy nhiên, có thể thấy, tại thông tư này chưa dự liệu được hết các trường
hợp không xứng đáng được hưởng di sản như người bị kết án về hành vi ngược
đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; người vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép,
ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc,…
Đến pháp lệnh thừa kế năm 1990 và sau đó là bộ luật dân sự năm 1995,
và bộ luật dân sự năm 2005 đã khắc phục những hạn chế này. Quy định cụ thể
như sau:
Điều 643: Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản
trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
2. Những người quy định tại khoản 1 điều này vẫn được hưởng di sản,
nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ

hưởng di sản theo di chúc
2. Người không được quyền hưởng di sản – Điều 643 BLDS 2005
Người không được quyền hưởng di sản được quy định tại điều 643 Bộ
luật Dân sự 2005. Về vấn đề ngày có hai điểm cần được xem xét đó là: những
trường hợp không có quyền hưởng di sản và hiệu lực tình trạng không có
quyền hưởng di sản
II.1. Những trường hợp không có quyền hưởng di sản
4
Người không được quyền hưởng di sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nguyễn Hà Linh
II.1.1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc
về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó (điểm a khoản 1 điều 643)
Điều kiện chính được đặt ra trong trường hợp này đó là phải có một bản
án có hiệu lực của pháp luật. Vì vậy, người không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự hoặc không bị kết án
3
thì sẽ không bị ràng buộc bởi điều này. Mặt khác, nếu
một người đã bị kết án, sau đó được xóa án tích thì vẫn không được quyền
hưởng di sản theo quy định tại điều này.
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
người để lại di sản: người có hành vi cố ý giết người để lại di sản và đã bị kết
án về hành vi đó thì không có quyền thừa kế di sản của người để lại di sản.
Điều cần lưu ý ở đây đó là hành vi này phải là cố ý hòng tước đoạt sinh mạng
của người để lại di sản, và hành vi này phải là hành vi trái pháp luật. Điều đó
khẳng định rằng, nếu hành vi tước đoạt tính mạng của người để lại di sản là
hành vi không trái pháp luật (người thực hiện hành vi không có lỗi hoặc đang
thi hành án tử hình) thì họ vẫn được quyền hưởng di sản. Trong trường hợp,
người thừa kế bị kết án về hành vi vô ý làm chết người để lại di sản (lỗi ở đây
là lỗi vô ý) thì người thừa kế vẫn được hưởng di sản theo pháp luật của người
để lại di sản (mà người thừa kế vô ý làm chết).

- Người đã có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di
chúc và đã bị kết án về tội danh này thì cũng sẽ không được quyền hưởng
quyền thừa kế của người đã bị ngược đãi, hành hạ sau khi người đó chết. Đây
có thể xem là những hành vi trái với pháp luật, đồng thời trái với đạo đức xã
hội, bởi lẽ đó, những người này không thể có quyền hưởng di sản của người
mà họ đã thực hiện những hành vi sai trái đó.
3
Các trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sư hoặc không bị kết án dù đã có hành vi phạm pháp được quy định
tại điều 89 BLHS 1999:
- Người thực hiện hành vi chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật
- Hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tội phạm đã được đại xá
- Người thực hiện hành vi đã chết
5
Người không được quyền hưởng di sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nguyễn Hà Linh
- Người có hành vi cố ý xâm phạm đến nhân phẩm danh dự của người
để lại di sản và bị kết án về hành vi đó cũng không có quyền hưởng di sản thừa
kế do người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm để lại
Cần lưu ý ở đây, đó là, đây buộc phải là lỗi cố ý, khi hành vi được thực
hiện do lỗi vô ý và đã bị kết án với cùng tội danh nhưng là hành vi vô ý, thì
người đó vẫn không bị mất quyền hưởng di sản.
II.1.2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di
sản (Điểm b khoản 1 điều 643)
Quan hệ nuôi dưỡng trong điều khoản này đề cập tới đó là quan hệ nuôi
dưỡng giữa người thừa kế theo pháp luật và người để lại di sản khi người để lại
di sản còn sống. Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây phải được pháp luật quy định một
cách chính thức (nghĩa vụ pháp lý) chứ không phải là nghĩa vụ đạo đức thuần
túy. Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây có thể được hiểu rộng ra là: nghĩa vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc người để lại di sản khi còn sống và nghĩa vụ cấp dưỡng

người để lại di sản khi còn sống. Nghĩa vụ nuôi dưỡng phát sinh trong các
quan hệ sau: cha mẹ - con, anh chị em ruột với nhau, ông bà nội, ngoại – cháu,
vợ - chồng,… trong trường hợp một bên cần nuôi dưỡng.
Người thừa kế phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với người
để lại di sản trong những trường hợp sau:
- Người để lại di sản là cha mẹ hoặc con của người đó
Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ con là một trong những đạo đức của
người Việt Nam, không chỉ vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ con còn
được pháp luật quy định và cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
(sau đây gọi là Luật Hôn nhân và Gia đình) (điều 36) và có chế tài nghiêm
khắc nếu vi phạm được quy định tại điều 151 BLHS 1999
Điều 36: Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con
chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6
Người không được quyền hưởng di sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nguyễn Hà Linh
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi
cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các
con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
Theo quy định tại điều khoản này thì cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng con trong hai trường hợp:
+ Con chưa thành niên
+ Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
Con có quyền lập di chúc để lại thừa kế trong ba trường hợp:
+ Con đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
+ Con chưa thành niên trên mười lăm tuổi, có tài sản riêng
+ Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, tuy nhiên không mất năng lực hành
vi dân sự

Có thể thấy, trong ba trường hợp này, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi
dưỡng con trong hai trường hợp sau. Mặt khác, cha mẹ là người đương nhiên
được hưởng di sản thừa kế của con bất kể có được con để lại di sản theo di
chúc hay không (người thừa kế không phụ thuộc vào nôi dung của di chúc –
điều 669) nhưng nếu cha mẹ không thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng
con trong khi con thuộc trường hợp thứ hai và thứ ba thì cha mẹ cũng sẽ không
được hưởng bất kỳ tài sản nào từ di sản thừa kế của con.
Trong khi chỉ có một số trường hợp cha mẹ mới buộc phải nuôi dưỡng
con, thì nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của con là trong mọi
trường hợp, bất luận tình trạng sức khỏe của cha mẹ ra sao, tình hình kinh tế
của cha mẹ như thế nào!
- Người để lại di sản là anh chị em của người đó
Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các anh chị em cũng được quy định trong điều
48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, theo đó thì anh, chị em có nghĩa vụ nuôi
dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều
kiện trông nom, chăm sóc giáo dục con.
7
Người không được quyền hưởng di sản – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nguyễn Hà Linh
Như vậy nghĩa vụ nuôi dưỡng của anh, chị, em (người thừa kế theo di
chúc) đối với người để lại thừa kế khi người này nằm trong tình trạng trên,
đồng thời họ là người chưa thành niên (tròn mười lăm nhưng chưa đủ mười
tám tuổi) hoặc là người bị tàn tật nhưng không bị mất năng lực hành vi.
- Người để lại di sản là ông bà của người đó hoặc là cháu của người đó
Theo khoản 1 điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình: Ông, bà nội, ngoại có
nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã
thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình, đồng thời cũng không có
cha, mẹ, anh, chị, em có thể nuôi dưỡng được.
Theo khoản 2 điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng đã xác định rằng
cháu có nghĩa vụ phải phụng dưỡng ông bà.

Bởi vậy nếu người thừa kế và người để lại di chúc thuộc một trong hai
trường hợp này mà người thừa kế lại không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc nuôi
dưỡng người để lại di sản thì người thừa kế cũng không được hưởng di sản
thừa kế theo quy định của điều luật này.
Trong điều khoản này có quy định rằng người vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ nuôi dưỡng với người để lại di sản thì không được quyền hưởng di sản. Vậy
như thế nào là nghiêm trọng và căn cứ vào đâu để xác định mức độ nghiêm
trọng? Thực chất, tính chất nghiêm trọng này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định
của thẩm phán. Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây được hiểu là,
có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện làm cho người
cần được nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm tới tính mạng.
Tuy nhiên, điều khoản này được cho là mang nhiều tính chất đạo đức,
bởi lẽ, nếu một người đã không có khả năng tự nuôi bản thân, phụ thuộc hoàn
toàn vào sự nuôi dưỡng của người khác, và nếu thiếu sự nuôi dưỡng đó họ sẽ
lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm tới tính mạng thì không thể có tài
sản để để lại thừa kế.
8

×