Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.81 KB, 8 trang )

Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành
Ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào, Quốc dân đại hội đã
được triệu tập gồm có 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng và đã
quyết định nhiều vấn đề quan trọng, mang tính lịch sử của quốc gia dân tộc,
đây được coi là tiền thân của Quốc hội nước ta. Kể từ sau Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, Quốc hội luôn được đặt ở vị
trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước, là cơ quan quyền lực cao nhất. Qua
các bản Hiến pháp, và đặc biệt là Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992, vai trò
của Quốc hội hơn lúc nào hết được tăng cường thông qua các quy định về cơ
cấu tổ chức, vị trí, tính chất chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhánh cơ
quan này. Song song với sự ra đời và tồn tại của Quốc hội – cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất, là Chính phủ - cơ quan hành Chính Nhà nước cao
nhất và đồng thời cũng là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Thông qua Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành về Quốc hội
và Chính phủ, cùng nhìn nhận rõ hơn về đề tài Mối quan hệ giữa Quốc hội và
Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
1. Khái quát về Quốc hội và Chính phủ
1.1. Quốc hội
Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14
mở cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội. Ngày 6
tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập
đã bầu ra Quốc hội đầu tiên – Quốc hội khóa I. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội
khóa I đã ra nghị quyết khẳng định rằng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt
nam là một. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiêu biểu cho tính chất
thống nhất của nước ta và tiêu biểu cho ý chí tranh đấu của nhân dân cả hai
miền Nam – Bắc”.
Trong cả thời kỳ chiến tranh và thời kỳ hòa bình, Quốc hội luôn chiếm
một vị trí đặc biệt quan trọng. Điều 2 Hiến pháp 1992: “Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,vì nhân
dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Điều này


khẳng định quyền lực của nhân dân, thông qua biện pháp dân chủ gián tiếp,
nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện – Quốc hội và hội đồng nhân dân các
cấp để thực hiện quyền lực của mình. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất,
nguyên tắc này được khẳng định tại điều 22 Hiến pháp 1946, điều 4 Hiến
pháp 1959, điều 82 Hiến pháp 1980 và điều 83 Hiến pháp 1992, Quốc hội đại
diện cho ý chí và lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam. Đại biểu Quốc hội được nhân dân bầu ra từ những công
NGUYỄN HÀ LINH Page 1
Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành
nhân, nông dân, trí thức và những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc
trong cả nước. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm, kể từ kỳ họp
thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Quốc hội giữ vai trò quyết định đối với những vấn đề quan trọng của
đất nước. Điều 83 Hiến pháp 1992 đã quy định chức năng của Quốc hội trên
ba phương diện: là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết
định những Chính sách về đối nội, đối ngoại và các vấn đề quan trọng khác;
thực hiện quyền giám sát tối cao với Chính phủ nói riêng và với toàn bộ hoạt
động của Nhà nước nói chung.
1.2. Chính phủ
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Quốc hội đã lập ra Chính phủ
bao gồm: chủ tịch nước, phó chủ tịch nước và nội các. Mô hình Chính phủ
kháng chiến là cơ sở cho sự ra đời quy định về Chính phủ trong Hiến pháp
1946, qua 2 bản Hiến pháp 1959 và 1980, Hiến pháp có nhiều thay đổi, cùng
với nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 1992 ra đời kiện toàn tổ
chức, hoạt động của Chính phủ.
Điều 109 Hiến pháp 1992 quy định về Chính phủ: “Chính phủ là cơ
quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành Chính Nhà nước cao nhất của
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chính phủ do Quốc hội thành lập,
có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, Chính phủ cũ tiếp tục hoạt động tới
khi Quốc hội nhiệm kỳ mới bầu ra Chính phủ mới. Thành viên của Chính phủ

chịu sự giám sát của Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Thủ tướng
Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ
tịch nước, các thành viên khác do Thủ tướng Chính phủ giới thiệu, Quốc hội
phê chuẩn.
2. Nguyên tắc xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và
Chính phủ
2.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
Theo quy định tại điều 2 Hiến pháp 1992 thì mọi quyền lực Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều nằm trong tay nhân dân, nhân dân
có quyền làm chủ, là đối tượng tham gia vào việc quản lý Nhà nước trên ba
phương diện:
Một là, thành lập các cơ quan đại diện (Quốc hội và hội đồng nhân
dân) thông qua con đường bầu cử (theo bốn nguyên tắc: phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín);
Hai là, thực hiện quyền quản lý Nhà nước, quyết định những vấn đề
quan trọng;
Ba là, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
NGUYỄN HÀ LINH Page 2
Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành
Quốc hội là cơ quan thành lập từ các đại biểu ưu tú do nhân dân lựa
chọn, để thực hiện có hiệu quả quyền lực của mình, Quốc hội thành lập ra
Chính phủ, Chính phủ chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Mối quan hệ
giữa Quốc hội và Chính phủ phải đảm bảo tính thống nhất của quyền lực Nhà
nước, đảm bảo lợi ích và ý chí cũng như nguyện vọng của nhân dân được triệt
để.
2.2. Nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất, có sự
phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện
quyền lực Nhà nước
Cũng trong điều 2 Hiến pháp 1992 ghi nhận nguyên tắc quyền lực Nhà
nước tập trung thống nhất, nhưng không phải là tập quyền độc đoán mà phải

có sự phân công, phối hợp lẫn nhau. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính
phủ là mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước tối cao – giữa hai nhánh
quyền lực Nhà nước thống nhất. Quốc hội và Chính phủ luôn có vị trí độc lập
trong bộ máy Nhà nước nhưng bên cạnh đó phải có sự phối kết hợp chặt chẽ
với nhau trong mọi hoạt động.
2.3. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Điều 4 Hiến pháp 1992 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng
sản đối với Nhà nước Việt Nam. Việc xác lập mối quan hệ pháp lý giữa
Chính phủ và Quốc hội luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dựa trên những
tư tưởng, nguyên tắc mà Đảng đưa ra, Chính phủ và Quốc hội phải có sự phân
công phối hợp quán triệt tư tưởng và nguyên tắc đó.
2.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc phái sinh của nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập
trung thống nhất, được quy định tại điều 6 Hiến pháp 1992. Qua đó, mối quan
hệ giữa Quốc hội và Chính phủ phải đảm bảo yếu tố tập trung dân chủ về mặt
tổ chức, các bên tự kiểm tra giám sát nhau để bảo đảm vị trí của Quốc hội
cũng như Chính phủ, thiết lập trật tự xã hội nhất định.
2.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
“Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa” – đây là nguyên tắc phản ánh nhu cầu tự nhiên
của bộ máy Nhà nước, bất cứ một Nhà nước nào muốn tồn tại đều cần có
pháp luật và pháp luật đó phải được đảm bảo thực hiện. Mối quan hệ giữa
Quốc hội và Chính phủ cũng không được nằm ngoài pháp luật, nó phải được
quy định trong Hiến pháp nói chung và Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức
Chính phủ nói riêng để thấy rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình.
3. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện
hành
NGUYỄN HÀ LINH Page 3
Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành
3.1. Mối quan hệ về mặt tổ chức – Quốc hội thành lập ra Chính

phủ
Quốc hội là cơ quan trực tiếp thành lập ra Chính phủ được khẳng định
tại khoản 7 điều 84 Hiến pháp 1992 và khoản 7 điều 2 Luật tổ chức Quốc hội.
Điều này cũng được khẳng định tại điều 3 Luật tổ chức Chính phủ 2001:
“Chính phủ gồm có:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do
Quốc hội quyết định.
Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của
Chủ tịch nước.
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ.
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”
Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sự đề nghị của Chủ
tịch nước, các thành viên khác trong Chính phủ (Phó Thủ tướng, bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ) do Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn khẳng định vị trí độc lập tương đối của
mình khi Quốc hội chỉ trực tiếp bầu ra Thủ tướng Chính phủ, trong khi trong
hiến pháp 1980, Quốc hội có quyền bầu, bãi miễn toàn bộ các thành viên của
Hội đồng bộ trưởng. Chính vì sự độc lập đó của Chính phủ, nên trong Hiến
pháp 1992 quy định, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ
quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam, chứ không phải là cơ quan
quan chấp hành và là cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất (Quốc hội) như quy định của Hiến pháp 1980 nữa.
Tuy nhiên, sự độc lập này không làm thay đổi bản chất mối quan hệ

của Quốc hội và Chính phủ nói chung hay mối quan hệ xét về mặt tổ chức nói
riêng. Bởi lẽ, Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất có quyền lập pháp và
lập hiến, vì vậy, Quốc hội có quyền ban hành Luật tổ chức Chính phủ, qua đó
quyết định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Chính phủ.
3.2. Mối quan hệ về mặt hoạt động
NGUYỄN HÀ LINH Page 4
Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành
3.2.1. Mối quan hệ của Quốc hội và Chính phủ trong hoạt động
xây dựng pháp luật
Có thể thấy rằng, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước nắm quyền
lập pháp và lập hiến trong tay, là cơ quan duy nhất giữ quyền lực này. Mọi
hoạt động của Chính phủ đều chịu sự ảnh hưởng và điều chỉnh của các văn
bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng
là cánh tay phải đắc lực cho Quốc hội để đưa các văn bản pháp luật vào thực
tiễn đời sống, tổ chức, quản lý việc áp dụng Hiến pháp và pháp luật.
Mặt khác, Quốc hội không thể tự mình hoàn thành chức năng lập pháp
của mình nếu không có sự giúp sức của Chính phủ. Hoạt động lập pháp của
Quốc hội đang ngày càng có chất lượng hơn cũng chính bởi có sự phối hợp
chặt chẽ giữa Quốc hội và Chính phủ. Chính phủ là chủ thể chính trong việc
soạn thảo và trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ
Quốc hội.
3.2.2. Mối quan hệ của Quốc hội và Chính phủ trong hoạt động
giám sát
Hoạt động giám sát Chính phủ là một trong những hoạt động đặc thù
của Quốc hội trong nhiều Nhà nước. Chế định này cũng tồn tại trong Hiến
pháp 1992 và luật tổ chức Quốc hội 2001. Khác với Hiến pháp 1980, trao
quyền giám sát Hội đồng bộ trưởng cho Hội đồng Nhà nước, Hiến pháp 1992
quy định chức năng này do Quốc hội trực tiếp thực thi.
Hoạt động giám sát của Quốc hội thông qua ba hình thức:

Thứ nhất, kỳ họp Quốc hội – đây là hình thức giám sát quan trọng
nhất, thông qua đó, Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo công tác của
Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ (ít nhất một lần một năm), tại kỳ
họp cuối năm, Quốc hội xem xét và thảo luận báo cáo của Thủ tướng Chính
phủ.
Thứ hai, thông qua đại biểu Quốc hội – đây là hình thức giám sát có
hiệu quả cao nhất. Thông qua việc chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu
Quốc hội đối với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan
ngang bộ, các đại biểu đã thay mặt cử tri chạm vào những vấn đề được nhân
dân quan tâm. Đây là hình thức giám sát mang tính của dân, do dân, vì dân
nhất.
Thứ ba, giám sát các văn bản của Chính phủ. Quyền giám sát hoạt
động của Chính phủ thông qua các văn bản của Chính phủ thuộc nhiệm vụ
của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Khoản 5 điều 7 Luật tổ chức Quốc hội 2001 quy định:
NGUYỄN HÀ LINH Page 5

×