Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần vật tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.6 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




LÊ THỊ NGỌC DIỆP






HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN - HUẾ




Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH





Đà Nẵng - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG







Người hướng dẫn khoa học
:
PGS.TS NGUYỄN MẠNH TOÀN





Phản biện 1: PGS. TS. NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG

Phản biện 2: TS. TRẦN THƯỢNG BÍCH LA



Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận
văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 01

tháng 7 năm 2014






Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - H
ọc liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp
thiết
của đề tài
Là một Công ty cổ phần (CTCP) có sự góp vốn của nhà nước,
CTCP Vật tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế (T.T. Huế) đã được cổ
phần hóa hơn 7 năm. Với sự phấn đấu làm việc trong thời gian qua
của đội ngũ quản lý và nhân viên, Công ty đang cố gắng phát triển để
gia nhập vào thị trường chứng khoán trong tương lai. Do đó để thu
hút vốn của các nhà đầu tư, thì điều kiện tiên quyết là hiệu quả hoạt
động của Công ty phải không ngừng tăng lên. Điều này đòi hỏi Công
ty cần phải tiến hành tốt công tác phân tích hiệu quả hoạt động.
Trong những năm qua công tác phân tích hiệu quả hoạt động ở
Công ty mới chỉ dừng lại ở việc như: tính toán, so sánh một số chỉ
tiêu năm này so với năm trước, thực tế so với kế hoạch hoặc phân
tích một số nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận khi có sự
biến động. Công tác phân tích theo quy trình chưa được Công ty xây
dựng, kiện toàn trong các bước thực hiện phân tích, nội dung phân

tích chưa hệ thống hóa được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt
động.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện
công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP Vật Tư Nông
Nghiệp T.T Huế” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hoàn thiện tổ chức số liệu kế toán phục vụ công tác phân tích
hiệu quả hoạt động tại Công ty.
- Vận dụng chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động phù hợp với
yêu c
ầu hiện tại của Công ty, qua đó hoàn thiện và đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại
Công ty.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác phân tích hiệu quả hoạt động
của CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T.Huế.
Phạm vi nghiên cứu là CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế
trong thời gian từ năm 2009 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đối chiếu, so sánh giữa thực tiễn công tác phân
tích hiệu quả hoạt động và cơ sở lý thuyết để tìm ra được những bất
cập trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phương pháp so
sánh; phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích; phương pháp thay thế
liên hoàn và phương pháp số chênh lệch; phương pháp liên hệ cân
đối, phương pháp phân tích Dupont.
5. Bố cục đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục… luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động
trong CTCP.
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động
tại CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế.
Chương 3: Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động
tại CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế.
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ là một phương pháp
quản lý có hiệu quả mà còn là công cụ quan trọng, không thể thiếu
trong quá trình thu th
ập và xử lý số liệu nhằm cung cấp cho nhà quản
lý về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
3
Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và được biểu
hiện thông qua một số sách chuyên ngành kế toán như: Phân tích
hoạt động kinh doanh (Phần 1 và phần 2) (Ngô Hà Tấn, Trần Đình
Khôi Nguyên, Hoàng Tùng (2001), Nhà xuất bản Giáo dục),
Trong quá trình làm đề tài, tác giả đã tham khảo một số tài liệu
và nghiên cứu áp dụng cho những ngành, những lĩnh vực kinh doanh
khác nhau. Như:
Tác giả Nguyễn Khánh Thu Hằng (2012) với luận văn “Phân
tích hiệu quả hoạt động tại CTCP Thương mại – Du lịch đầu tư Cù
Lao Chàm”: luận văn trình bày lý luận về phân tích hiệu quả hoạt
động trong doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu thực tế tại CTCP Thương mại –Du lịch đầu tư
Cù Lao Chàm tác giả đã đi sâu phân tích chi tiết các chỉ tiêu tài chính
liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như: các chỉ tiêu hiệu
quả kinh doanh cá biệt, hiệu quả tổng hợp, chỉ tiêu hiệu quả tài
chính. Đồng thời, luận văn này đã đánh giá thực trạng phân tích hiệu
quả hoạt động tại Công ty: về tổ chức phân tích, nội dung và chỉ tiêu

phân tích, phương pháp phân tích. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra
những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác phân tích hiệu
quả hoạt động tại công ty.
Tác giả Lê Thị Mai Hồng (2013), với nghiên cứu “Hoàn thiện
công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Fococev
Quảng Nam” - Luận văn Thạc sỹ QTKD - Chuyên ngành kế toán -
Đại học Đà Nẵng, đã phân tích được thực trạng công tác phân tích tại
Công ty cũng như có những định hướng hoàn thiện công tác phân
tích t
ại Công ty.
Các tài liệu của các tác giả đã đạt được những thành công nhất
định. Về cơ bản các luận văn trên đều đã đưa người đọc có cái nhìn
4
tổng quan về hiệu quả kinh doanh và công tác phân tích hiệu quả
kinh doanh trong doanh nghiệp. Mặc dù mỗi đơn vị trong các ngành
khác nhau, lĩnh vực sản xuất khác nhau, với quy mô và đặc điểm sản
xuất kinh doanh khác nhau, do đó sẽ có những kết quả phân tích,
cách đánh giá và những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh
khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đã giúp tác giả có thêm
định hướng cho luận văn của mình.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.1.2. Bản chất của hiệu quả hoạt động
1.1.3. Ý nghĩa của công tác phân tích hiệu quả hoạt động
trong CTCP

1.2. NGUỒN THÔNG TIN DÙNG PHÂN TÍCH
1.2.1. Nguồn thông tin từ bên trong doanh nghiệp
1.2.2. Nguồn thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp
1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1.3.1. Phương pháp so sánh
1.3.2. Phương pháp loại trừ
1.3.3. Phương pháp chi tiết của chỉ tiêu phân tích
1.3.4. Phương pháp phân tích tương quan
1.3.5. Ph
ương pháp phân tích Dupont
1.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU CỦA HOẠT
ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN
5
1.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.5.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh
a. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt
Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp
Giá trị sản xuất
Hiệu suất sử dụng tài sản =
Tổng tài sản BQ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
DT thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ BQ
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp
+ Số vòng quay bình quân VLĐ:
Doanh thu thuần
Số vòng quay bình quân VLĐ =
VLĐ bình quân


+ Số ngày bình quân một vòng quay VLĐ:
VLĐ bình quân
Số ngày bình quân một
vòng quay VLĐ
=
Doanh thu thuần
x 360

b. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (DT)
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi
nhuận/DT
=
DT thuần + DT tài chính + Thu nhập khác
x 100%
Phân tích khả năng sinh lời của tài sản
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất sinh lời tài sản =
Tổng tài sản BQ
x 100%
Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời
tài s
ản, chỉ tiêu ROA còn được chi tiết qua phương trình Dupont:

6
Lợi nhuận trước thuế Doanh thu
Tỷ suất sinh
lời tài sản

=
Doanh thu
x
Tổng tài sản

ROA =
Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu thuần
x

Hiệu suất sử dụng
tài sản


Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay Tỷ suất sinh
lời kinh tế
=

Tổng tài sản BQ
x 100%

1.5.2. Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
a. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
LNST
ROE =
VCSH
bq

x 100%


b. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
- Hiệu quả kinh doanh
Lợi nhuận Doanh thu Tài sản
ROE =
Doanh thu
x
Tài sản
x
VCSH
x (1-T)


- Đòn bẩy tài chính
ROE = ROA x (1 + ĐBTC) x ( 1-T)
- Khả năng thanh toán lãi vay
1
ROE

=

RE x (1

-

K
LV

)


x

(1-T) (1+ĐBTC)

7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG
NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
2.1.1. Giới thiệu về CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế
CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế chính thức thành lập
theo quyết định số 75/QĐ-UB ngày 17/7/1989 của UBND tỉnh T.T.
Huế. Ngày 18/01/2006 UBND tỉnh quyết định chuyển Công ty Vật
Tư Nông Nghiệp TT. Huế thành CTCP Vật Tư Nông Nghiệp
TT.Huế tại quyết định số 195/QĐ-UBND; Ngày 06/02/2006 Công
ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động dưới
hình thức CTCP.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của CTCP Vật T ư
Nông Nghiệp T.T. Huế
a. Đặc điểm sản xuất
b. Đặc điểm cung ứng
c. Đặc điểm phân phối
d. Đặc điểm huy động vốn
e. Đặc điểm đầu tư
2.1.3. Tổ chức quản lý của C T C P Vật Tư Nông Nghiệp
TT. Huế
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty

a. T
ổ chức bộ máy kế toán
b. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
8
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY
2.2.1. Thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại
Công ty
a. Bộ phận phân tích
Là một CTCP trong đó số vốn nhà nước chiếm 16,39% vốn
điều lệ, tuy nhiên hiện tại CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế vẫn
chưa có bộ phận đảm nhiệm phần phân tích.
b. Tổ chức thu thập thông tin đầu vào
c. Quy trình thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động
Công tác lập kế hoạch phân tích
Qua nghiên cứu thực tế, công tác lập kế hoạch phân tích hoạt
động chưa được thực sự chú trọng tại Công ty.
Tiến hành phân tích
Đối với phân tích định kỳ, Phòng kế toán thực hiện cùng với
việc hoàn thành hệ thống Báo cáo tài chính. Nội dung phân tích hiệu
quả hoạt động trong báo cáo này chưa được đưa thành nội dung riêng
biệt mà mang tính xen kẽ, kết hợp với các chỉ tiêu khác trong báo cáo.
Kết thúc phân tích
Hầu hết kết quả phân tích mới chỉ được lồng ghép trong Báo
cáo tài chính định kỳ của Công ty. Vì vậy, công tác phân tích hiệu
quả hoạt động chưa khẳng định được vai trò đối với công tác quản trị
tại Công ty.
d. Đặc điểm số liệu phân tích
Công ty thường sử dụng số liệu các năm để làm kết quả so
sánh, phân tích chỉ đơn thuần là so sánh kế hoạch và thực tế đạt được

trong kinh doanh, so sánh s
ố liệu năm này so với kết quả thực hiện
trong năm trước chứ chưa thực sự là phân tích hiệu quả. Sau đó đưa
ra nhận xét.
9
Bảng 2.1 Bảng so sánh kết quả kinh doanh năm 2012
Chỉ tiêu Năm 2011 Kế hoạch 2012 Thực hiện 2012
Tỷ lệ %
thực hiện
so với kế
hoạch
Tỷ lệ % kết
quả thực hiện
2012 so với
2011
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
279.742.760.205

293.729.898.215

281.305.927.142

95,8% 100,6%
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
450.340.000

486.367.200


860.432.461

176,9% 191,1%
3. Doanh thu thuần 279.292.420.205

293.243.531.015

280.445.494.681

95,6% 100,4%
4. Giá vốn hàng bán 255.102.846.099

267.857.988.404

251.984.724.046

94,1% 98,8%
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
24.189.574.106

25.385.542.611

28.460.770.635

112,1% 117,7%
6. Doanh thu tài chính 3.003.058.932

3.000.067.465


2.990.174.447

99,6% 99,6%
7. Chi phí tài chính 12.798.235.114

13.054.199.816

13.429.448.506

102,9% 104,9%
8. Chi phí lãi vay 12.798.235.114

13.054.199.816

13.429.448.506

102,9% 104,9%
10
Chỉ tiêu Năm 2011 Kế hoạch 2012 Thực hiện 2012
Tỷ lệ %
thực hiện
so với kế
hoạch
Tỷ lệ % kết
quả thực hiện
2012 so với
2011
9. Chi phí bán hàng 11.361.351.844

12.497.487.028


14.832.851.813

118,7% 130,6%
10. Chi phí QLDN 1.970.397.358

2.212.756.233

2.208.991.296

99,8% 112,1%
11. Lợi nhuận thuần từ
HĐSXKD
1.062.648.722

621.166.999

979.653.467

157,0% 92,2%
12. Thu nhập khác 780.308.561

468.185.137

230.047.771

49,1% 29,5%
13. Chi phí khác 64.882

64.882


71.201

109,7% 109,7%
14. Lợi nhuận khác 780.243.679

1.092.278.720

229.976.570

21,1% 29,5%
15. Lợi nhuận trước thuế 1.842.892.401

1.713.445.719

1.209.630.037

70,5% 65,6%
16. Lợi nhuận sau thuế 1.382.169.301

1.285.084.289

907.222.528

70,47% 65,6%
17. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
1.075,62

1.000,1


706,01

70,47% 65,64%
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
11
Năm 2012 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt
112,1% so với kế hoạch đề ra, đạt 117,7% so với năm 2011.
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 là 1.209.630.037
đồng, đạt 70,5% so với kế hoạch và 65,5% so với năm 2011.
Lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm so với năm 2011 là do
thu nhập khác giảm 550.260.790 đồng.
Bảng 2.4 Bảng phân tích lợi nhuận theo lĩnh vực kinh doanh

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2012/2011
1. L
ợi nhuận từ bán hàng
và cung cấp dịch vụ
10.857.824.904

11.418.927.526

561.102.622

2. Lợi nhuận tài chính (9.795.176.182)

(10.439.274.059)


- 644.097.877

3. Lợi nhuận khác 780.243.679

229.976.570

- 550.267.109

Tổng cộng 1.842.892.401

1.209.630.037

- 633.262.364

( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng 561.102.622 đồng, tuy nhiên do chi phí lãi vay quá lớn nên lợi
nhuận từ hoạt động tài chính năm 2012 giảm 644.097.877 đồng, bên
cạnh đó lợi nhuận khác cũng giảm kéo theo tổng lợi nhuận năm 2012
giảm.
e. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích chủ yếu được CTCP Vật Tư Nông
Nghiệp T.T. Huế sử dụng trong công tác phân tích là phương pháp
so sánh, phương pháp tỷ lệ.
f. Th
ời điểm phân tích
Thời điểm phân tích là cuối năm để tổng kết đánh giá hoạt
12
động sản xuất kinh doanh trong năm để có định hướng cho phát triển
năm tiếp theo. Hoặc công tác này chỉ được thực hiện khi có sự thay

đổi về một nhân tố nào đó hay chỉ mới theo yêu cầu của nhà quản lý.
g. Chỉ tiêu phân tích
Hiện tại, ở công ty, công tác phân tích hiệu quả hoạt động chỉ
đơn thuần là tập trung vào xem xét, đánh giá đối với một số chỉ tiêu
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng hợp và hiệu quả hoạt
động tài chính như sau:
Bảng 2.5 Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2012/2011
1. Doanh thu thuần 279.292.420.205

280.445.494.681

1.153.074.476

2. Doanh thu Tài chính
3.003.058.932

2.990.174.447

-12.884.485

3. Thu nhập khác 780.308.561

230.047.771

-550.260.790


4. L
ợi nhuận thuần từ
HĐSXKD
1.062.648.722

979.653.467

-82.995.255

5. Lợi nhuận trước thuế 1.842.892.401

1.209.630.037

- 633.262.364

6. Lợi nhuận sau thuế 1.382.169.301

907.222.528

- 474.946.773

7. Tổng tài sản bình quân 115.170.623.798

140.537.443.190

25.366.819.392

8. Vốn chủ sở hữu 16.145.285.768

15.694.191.180


- 684.767.975

9. T
ỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA)
1,6%

0,86%

- 0,74%

10. T
ỷ suất lợi nhuận/ Vốn
chủ sở hữu (ROE)
8,56%

5,78%

- 2,78%

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
13
Từ bảng [ 2.5] Công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh năm
2012 giảm sút so với năm 2011 dựa trên đánh giá các chỉ tiêu như
sau:
- Tỷ suất sinh lời tài sản của Công ty năm 2012 giảm so với
năm 2011 là 0,74 đồng lợi nhuận trước thuế khi đầu tư 100 đồng tài
sản.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2012 so với năm

2011 giảm 2,78 đồng lợi nhuận sau thuế khi đầu tư 100 đồng vốn chủ
sở hữu.
2.2.2. Khảo sát nhu cầu thông tin cho quản lý sau phân tích
tại Công ty
Thông qua việc tìm hiểu về nhu cầu phân tích hiệu quả tại
Công ty bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp tại phòng kế toán, ban
giám đốc để biết được nhu cầu về thông tin cho quản lý sau khi phân
tích trong Công ty. Dưới đây là tổng hợp một số ý kiến của các
phòng ban và lãnh đạo của Công ty:
- Ý kiến của Kế toán trưởng Công ty: Do khối lượng công
việc tại phòng nhiều, lại chưa có một bộ phận chuyên trách về phân
tích cũng như chưa có quy trình thực hiện cụ thể, nên thông tin từ
công tác phân tích cung cấp cho nhà quản lý chưa được đầy đủ, sâu
rộng .Vì thế, theo kế toán trưởng Công ty thì công tác phân tích phải
được tiến hành có hệ thống, có quy trình đồng thời cần tổ chức thêm
bộ phận phân tích riêng để thông tin cung cấp từ phân tích thực sự có
chất lượng.
- Ý kiến của Ban giám đốc:
Ngoài thông tin lợi nhuận hàng năm là bao nhiêu, nguyên nhân
tăng giảm so với các năm trước, thì nhà quản lý muốn tìm hiểu xem
những nhân tố nào làm biến động tỷ suất sinh lời tài sản cũng như tỷ
14
suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Ban giám đốc cũng thừa nhận rằng
công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cũng đã cung cấp
được một phần yêu cầu trên, việc đánh giá các nhân tố tác động thì
tại Công ty vẫn chưa được làm rõ do chưa có một bộ phận chuyên
trách về phân tích. Vì thế Ban giám đốc đang tiến hành bỏ phiếu tín
nhiệm cán bộ có đủ năng lực vào vị trí chuyên viên phân tích hiệu
quả hoạt động tại công ty, đồng thời sẽ tổ chức lại công tác phân tích
nhằm cung cấp những thông tin mà ban giám đốc cần cũng như để

cung cấp cái nhìn cụ thể cho đối tác và các cổ đông của Công ty.
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG
NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
2.3.1. Về tổ chức phân tích
Công tác tổ chức phân tích hiệu quả không được diễn ra
thường xuyên. Vào cuối năm, bộ phận kế toán tiến hành kết hợp
đánh giá một vài chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động khi lập
báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hoặc công việc này chỉ được
thực hiện khi có yêu cầu của ban giám đốc. Khi lập kế hoạch kinh
doanh, xây dựng chiến lược, đường lối phát triển của Công ty trong
tương lai hầu như không coi trọng việc phân tích sâu hiệu quả hoạt
động của Công ty.
2.3.2. Về nội dung và chỉ tiêu phân tích
Hệ thống chỉ tiêu đang được sử dụng tại công ty là chưa đủ,
đơn giản và chủ yếu là chỉ tiêu thể hiện kết quả của đầu ra nên chưa
tạo nên được mối liên kết giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, cũng như
ch
ưa thể xác định nguyên nhân dẫn tới kết quả đó để từ đó có các
biện pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tại đơn vị.
15
2.3.3. Về phương pháp phân tích
Phương pháp được áp dụng tại Công ty chủ yếu là tổng hợp
một vài chỉ tiêu tập trung vào các khoản doanh thu, lợi nhuận và tỉ lệ
cổ tức hàng năm. Sau đó, sử dụng phương pháp so sánh để so sánh,
đưa ra nhận xét, lý do việc tăng giảm của số liệu qua từng năm.
2.3.4. Về thời điểm và đối tượng phân tích
a. Thời điểm phân tích
Thời điểm phân tích được tiến hành vào cuối năm tài chính.
Điều này sẽ làm cho công tác cung cấp thông tin cho nhà quản lý sẽ

không được kịp thời.
b. Đối tượng phân tích
Đối tượng phân tích tại CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế
chưa đầy đủ, chủ yếu là sự biến động về doanh thu, lợi nhuận và cổ
tức cũng như sự thay đổi các tỷ suất về lợi nhuận và tỷ lệ cổ tức hàng
năm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày thực trạng công tác phân tích hiệu quả
hoạt động tại CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế gồm các nội
dung như đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại
Công ty CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế, thực trạng công tác
phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T.
Huế và đánh giá tổng hợp về công tác phân tích hiệu quả hoạt động
của CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T. Huế.
Qua đó nhận thấy công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại
Công ty còn m
ột số hạn chế đòi hỏi phải có những giải pháp khắc
phục về mặt quy trình, chuẩn hóa thông tin, chỉ tiêu phân tích hiệu
quả hoạt động và phương pháp phân tích.
16
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN VẬT TƯ
NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN
TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬT TƯ
NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích hiệu quả hoạt
động
a. Tổ chức về nhân sự phân tích
Phân công nhiệm vụ cho một phó phòng kế toán, quản lý trực
tiếp bộ phận phân tích tài chính thuộc phòng kế toán
b. Tổ chức công tác phân tích
 Lập kế hoạch phân tích
 Tiến hành phân tích
 Hoàn thành phân tích
c. Về tổ chức việc sử dụng kết quả phân tích
3.2.2. Hoàn thiện nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân
tích
Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động cần nhận định phân
tích hiệu quả hoạt động thực chất là phân tích khả năng sinh lời
VCSH. Do vậy, chỉ tiêu phân tích là chỉ tiêu ROE và các nhân tố ảnh
h
ưởng là hiệu quả kinh doanh, cấu trúc tài chính và thuế TNDN. Cần
kết hợp thêm các phương pháp phân tích Dupont và phương pháp
thay thế liên hoàn, cụ thể:
17
a. Đánh giá chung về khả năng sinh lời VCSH
Bảng 3.3 Phân tích chỉ tiêu ROE và các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình Dupont

Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011

Năm
2012
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
(a) (1) (2) (3) (4) (5) = (2) -( 1) (6) = (3) -(2) (7) = (4) - (3)

ROE=ROA x (1+ ĐBTC) x (1-T) 7,49% 12,31%

8,56% 5,78% 4,82% -3,75% -2,78%
Trong đó đặt:
A= Tỷ suất sinh lời TS (ROA) 1,69% 2,75% 1,6% 0,86% 1,06% -1,15% -0,74%
B= 1 + ĐBTC 5,9 5,97 7,13 8,95 0,07 1,17 1,82
C= 1-T (T: Thuế suất TTNDN)

75% 75% 75% 75% 0% 0% 0%

Bảng 3.4 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu ROE
A
0
B
0
C
0
A
1
B

0
C
0

A
1
B
1
C
0

A
1
B
1
C
1

∆A= ∆ROA ∆B=
∆(1+ĐBTC)

∆C= ∆(1-T) ∆ROE Chỉ tiêu
(1) (2) (3) (4) (5) = (2) -( 1)

(6) = (3) - (2)

(7) =( 4) - (3) (8) = (5) + (6) +(7)

Năm
2010/2009


7,49% 12,17%

12,31%

12,31%

4,69% 0,14% 0,00% 4,82%
Năm
2011/2010

12,31% 7,16% 8,56% 8,56% -5,15% 1,39% 0,00% -3,75%
Năm
2012/2011

8,56% 4,60% 5,78% 5,78% -3,96% 1,18% 0,00% -2,78%
18
Năm 2012 thực hiện tỷ suất sinh lời VCSH (hiệu quả hoạt
động) giảm so năm 2011 là 2,78% tức là 2,78 đồng lợi nhuận sau
thuế khi đầu tư 100 đồng VCSH. Nguyên nhân được xác định là do:
- Nhân tố tỷ suất sinh lời của tài sản giảm 0,74 đồng lợi nhuận
trước thuế khi đầu tư 100 đồng tài sản đã làm cho khả năng sinh lời
của VCSH giảm 3,96 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Nhân tố đòn bẩy tài chính tăng 1,82 đồng đã làm cho khả
năng này tăng 1,18 đồng lợi nhuận sau thuế.
b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh
Năm 2012, lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty giảm
0,73% so với năm 2011. Dựa vào kết quả phân tích từng nhân tố ảnh
hưởng đến ROA, có thể thấy có sự thay đổi trên là do:

- Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận trước thuế giảm 0,44 %, có
nghĩa là 100 đồng doanh thu thu được năm 2012 không những đã
không làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm mà ngược
lại còn làm cho hiệu quả kinh doanh năm 2012 giảm 44 đồng lợi
nhuận trước thuế so với năm 2011.
- Thứ hai là hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm 0,29%
tức là khi đầu tư 100 đồng tài sản làm hiệu quả kinh doanh (ROA)
năm2012 giảm 29 đồng lợi nhuận trước thuế so với năm 2011.
Qua đó, công ty có thể xác định khái quát nguyên nhân sự
giảm sút của hiệu quả kinh doanh ở năm 2012 một phần là do yếu tố
doanh thu hay kiểm soát chi phí, mặt khác là do việc sử dụng tài sản.




Bảng 3.5. Phân tích chỉ tiêu ROA và các nhân tố ảnh hưởng
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011

Chỉ tiêu
(1) (2) (3) (4) (5) =(2) - (1) (6) = (3) - (2) (7) = (4) - (3)

ROA = T
LN/DT
x H
TS

1,69% 2,75% 1,6% 0,86% 1,06% -1,15% - 0,74%
Trong đó đặt:

T
LN/DT
0,71% 1,00% 0,65% 0,43% 0,29% 0,35% - 0,22%
H
TS
2,38 2,75 2,46 2,02 0,37 - 0,29 - 0,44

Bảng 3.6. Phân tích chi tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu ROA
Chỉ tiêu ∆ T
LN/DT
∆H
TS
∆ROA
(1) (2) (3) = (1) + (2)
Năm 2010/2009 0,798 % 0,26% 1,06%
Năm 2011/2010 -0,86 % -0,29% -1,15%
Năm 2012/2011 -0,44% -0,29% - 0,73%

20

Căn cứ vào đâu để công ty biết cần quan tâm ở công tác tiêu
thụ hay kiểm soát chi phí tại các bộ phận nào? Muốn vậy công ty
phải thực hiện phân tích tỷ suất sinh lời của từng loại chi phí.
Bảng 3.7 Phân tích tỷ suất sinh lời chi phí
STT Chỉ tiêu Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1 T
ỷ suất sinh lời
giá vốn hàng bán
925,03% 875,68% 948,23% 1.129,46%

2 T
ỷ suất sinh lời
chi phí bán hàng
1.611,81%

810,61% 935,32% 660,46%
3 T
ỷ suất sinh lời
chi phí qu
ản lý
doanh nghiệp
7.570,06%


4.138,40%

5.393,07%

4.434,85%

4 T
ỷ suất sinh lời
tổng chi phí
71,59%

100,91%

65,53%

42,83%

- Tỷ suất sinh lợi chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán
hàng năm 2012 giảm tương ứng là 958,22 và 274,86 đồng lợi nhuận
thuần khi đầu tư 100 đồng chi phí so với năm 2011 cho thấy năm
2012 công ty chưa quản lý tốt việc tiết kiệm chi phí quản lý doanh
nghiệp và chi phí bán hàng.
Tỷ suất sinh lời giá vốn bán hàng năm 2012 tăng so với năm
2011 là 181,24%, chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán
tăng, thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có những
bước chuyển biến tốt.
Tỷ suất sinh lời tài sản giảm cho thấy công tác quản lý tài sản
của công ty chưa tốt. Để biết được nguyên nhân công ty cần xác định
m
ức độ ảnh hưởng của từng bộ phận tài sản. Có thể sử dụng phương

pháp so sánh tỷ lệ để phân tích hiệu suất sử dụng của từng loại tài
sản, cụ thể:
21
Bảng 3.9 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1. Hiệu suất sử dụng TS 2,38 2,75 2,46 2,02
2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 6,62 7,57 6,06 5,66
3. Hiệu suất sử dụng VLĐ (vòng) 3,19 3,70 3,58 2,89
4. Số ngày BQ 1 vòng quay VL
Đ
(ngày/vòng)
112,89 97,37 100,47 124,45
5. Số vòng quay HTK (vòng) 4,84 5,69 5,63 4,18
6. S
ố ngày một vòng quay HTK
(ngày/vòng)
74,38 63,27 63,96 86,04
7. Số vòng quay phải thu của KH

(vòng)
14,12 14,20 10,63 8,39
8. S

ố ngày một vòng quay phải thu
KH (ngày/vòng)
25,49 25,36 33,85 42,93

Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm qua các năm. Năm 2012 khi
đầu tư 1 đồng TSCĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra
được 5,66 đồng doanh thu, giảm 0,4 đồng so với năm 2011.
c. Nhân tố cấu trúc tài chính
Năm 2012, 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào quá trình sản xuất
kinh doanh thì lợi nhuận nhận được năm 2012 giảm đi 2,78 đồng so
với năm 2011. Điều này có thể xác định là do:
- Nhân tố khả năng thanh toán lãi vay giảm, cụ thể là chỉ tiêu
1-1/K
LV
giảm 0,05 đồng lợi nhuận trước thuế và khi chi trả 100 đồng
lãi vay làm cho hiệu suất sinh lời VCSH giảm 2,78 đồng lợi nhuận
sau thuế.
22
- Với nhân tố tỷ trọng Nợ trên VCSH (Đòn bẩy tài chính) tăng
1,82 đồng đã làm cho tỷ suất sinh lời VCSH tăng 1,32 đồng lợi
nhuận sau thuế.
- Nhân tố tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lại giảm 2,3 đồng
lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi đầu tư 100 đồng tài sản làm cho
tỷ suất sinh lời VCSH giảm 1,32 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Mức Thuế TNDN không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời
VCSH (mức thuế suất áp dụng trong những năm gần đây đối với
Công ty là 25%).
Qua đây, công ty có thể thấy được mức độ ảnh hưởng để đưa
ra quyết định quản trị đối với cấu trúc nguồn vốn. Để xác định rõ hơn
công ty cần thực hiện phân tích thêm các chỉ tiêu sau:

+ Khả năng tự chủ về tài chính
Năm 2012 so với năm 2011, tỷ suất tự tài trợ của công ty
giảm làm cho ĐBTC tăng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động.
Khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua các năm đều lớn
hơn 1, điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn vay có hiệu quả.
d. Kết luận và đánh giá chung
Căn cứ vào hệ thống các bảng biểu và đồ thị đã thiết kế trong
nội dung phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời VCSH và các nhân tố
ảnh hưởng như đã trình bày có thể giúp CTCP Vật Tư Nông Nghiệp
T.T. Huế đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động qua các năm, xác
định mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu
từ tổng hợp đến cá biệt. Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra các giải
pháp cụ thể nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
e. Phân tích hi
ệu quả đầu tư vào công ty con, công ty liên
doanh, liên kết

23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những tìm hiểu về thực trạng công tác phân tích hiệu quả
hoạt động tại CTCP Vật tư Nông nghiệp TT.Huế ở Chương 2 ,tác giả
đã đưa ra một số giải pháp để nhằm hoàn thiện công tác phân tích
hiệu quả hoạt động tại CTCP Vật tư Nông nghiệp TT.Huế, thể hiện ở
các nội dung:
- Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động
- Hoàn thiện nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích
- Hoàn thiện thời điểm phân tích
Các giải pháp đưa ra có thể được áp dụng để hoàn thiện công
tác phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP Vật tư Nông nghiệp

TT.Huế.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển ngày càng da dạng và phức tạp của nền kinh
tế thế giới và trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
CTCP Vật Tư T.T. Huế nói riêng cần tạo cho mình một chỗ phải
nâng cao vị thế của mình để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Muốn vậy công ty phải không ngừng tăng
cường công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để nhằm phát hiện
sớm những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động để
có biện pháp cải tiến kịp thời.
Chính vì lý do
đó mà tác giả đã đi sâu nghiên cứu tình hình
thực tế về phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP Vật tư Nông
nghiệp T.T. Huế để từ đó tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số giải

×