BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN –
CN ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng
Mã số : 60.34.20
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 1: TS.Hồ Hữu Tiến.
Phản biện 2: TS.Huỳnh Năm.
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 26 tháng 01 năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng được hình thành và phát triển trải qua một quá trình
lâu dài với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Qua thời gian, vai
trò của ngân hàng trong nền kinh tế càng được khẳng định rõ ràng.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng,
nó là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ
thống ngân hàng vững mạnh. Ngân hàng và nền kinh tế có mối quan hệ
hữu cơ lẫn nhau.
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay,
các ngân hàng thương mại cổ phần luôn phải nỗ lực để giành ưu thế về
nguồn vốn, về chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng hoạt động tín
dụng, hoạt động dịch vụ….nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động,
tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận. Trong đó, nguồn vốn có vai trò to
lớn, quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Để có được nguồn vốn này, ngân hàng cần phải
huy động vốn, trong đó chủ yếu là huy động tiền gửi. Tuy nhiên, việc
huy động tiền gửi của ngân hàng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do
phải chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền kinh tế như các
công ty bảo hiểm, các ngân hàng khác Xuất phát từ thưc tiển trên, việc
nghiên cứu, tìm hiểu phân tích quá trình huy động tiền gửi để từ đó đưa
ra những phương án huy động nâng cao hiệu quả hoạt động là vấn đề
cần thiết. Do vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài luận văn thạc sỹ
“Phân tích tình hình hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín – CN Đà Nẵng ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp một cách có hệ thống về lý luận hoạt động huy động
tiền gửi của ngân hàng thương mại.
Phân tích thực trạng huy động tiền gởi tại NHTMCP Việt Nam
Thương Tín chi nhánh Đà Nẵng.
2
Trên cơ sở thị trường và nguồn lực sẳn có, xác định định hướng
trong huy động vốn. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt
động này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt
động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam – CN
Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hoạt động huy động
tiền gửi tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Việt Nam Thương Tín –
CN Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Việc thu thập tài liệu có
liên quan đến nội dung của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong nghiên
cứu. Tác giả đã thu thập tài liệu về vấn đề huy động vốn từ nhiều nguồn
khác nhau, tiến hành xử lý bằng phương pháp nghiên cứu tại chỗ để đưa
ra những nhận định có cơ sở.
Phương pháp mô tả, giải thích, đối chiếu - so sánh, phân tích,
tổng hợp: Phương pháp phân tích giúp tìm ra được những điểm cụ thể,
chi tiết trong công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại. Phương
pháp đối chiếu - so sánh giúp thấy được những nét khác biệt giữa các số
liệu và các chỉ số đánh giá kết quả của công tác huy động vốn qua các
thời kỳ khác nhau. Kết quả phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin
thu được chính là kết quả nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu và nhiệm
vụ của đề tài. Trong nghiên cứu, các phương pháp này được sử dụng
linh hoạt để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
5. Bố cục đề tài
Với đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động huy động tiền gửi tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – CN Đà Nẵng” . Ngoài phần
mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu viết tắt, Luận văn được
trình bày thành 3 chương như sau:
3
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động tiền gửi của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Phân tích thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – CN Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – CN Đà Nẵng.
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Từ những l ý thuyết về huy động vốn, phân tích thực trạng huy
động vốn trên cơ sở thị trường và nguồn lực sẳn có, xác định định hướng
trong huy động vốn tại chi nhánh. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong hoạt động này. Để có thông tin cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu luận văn, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin, tìm
hiểu các tài liệu như giáo trình, bài báo, luận văn thạc sĩ … có nội dung
tương tự đã được công nhận để tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra nền
tảng cho quá trình hoàn thành luận văn.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 của Việt Nam: “Ngân
hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của
Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. (Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng
2010 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam).
1.1.2. Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ những phương tiện tiền
tệ trong xã hội do ngân hàng thu hút động viên, quản lý dùng để cho vay
và thực hiện các nghiệp vụ khác của ngân hàng.
4
1.1.3. Cơ cấu nguồn vốn của NHTM
a.Vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng, chủ ngân hàng phải có một
lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài,
hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành
và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng, tùy theo tính chất sở
hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của
thị trường.
b.Vốn huy động
Vốn huy động gồm có vốn tiền gửi và vốn phi tiền gửi
c.Vốn khác: Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên, ngân hàng thương
mại còn có các nguồn vốn khác cũng không kém phần quan trọng như:
vốn trong thanh toán THU CHI HỘ, vốn ủy thác NHTM có thể sử
dụng các nguồn vốn này để kinh doanh trong khoảng thời gian và điều
kiện nhất định.
1.2. HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NH THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm huy động tiền gửi
Huy động tiền gửi là nghiệp vụ của ngân hàng thương mại nhằm
động viên các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phục vụ
cho mục đích kinh doanh của mình.
1.2.2 Nguyên tắc huy động tiền gửi
a. Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn
b. Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất
c. Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động
1.2.3 Phân loại vốn tiền gửi
* Phân theo giao dịch:
- Tiền gửi giao dịch
- Tiền gửi phi giao dịch
* Phân theo kỳ hạn của nguồn tiền bao gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
5
* Phân theo hình thức:
- Tiền gửi trên tài khoản
- Phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, các trái phiếu ngắn
hạn, dài hạn)
* Phân theo đối tượng huy động: Phân chia theo đối tượng thì
nguồn vốn được chia thành: vốn từ dân cư, và vốn từ tổ chức.
- Vốn từ dân cư:
- Vốn từ tổ chức:
* Phân theo loại tiền gửi bao gồm:
- Huy động bằng nội tệ
- Huy động bằng ngoại tệ
1.2.4 Các tiêu chí phản ánh kết quả huy động tiền gửi
a. Quy mô vốn huy động tiền gửi
Quy mô vốn huy động tiền gửi được xác định thông qua chỉ tiêu:
- Mức tăng tuyệt đối về số dư tiền gửi huy động qua thời gian
- Tốc độ tăng số dư tiền gửi huy động qua thời gian.
- Thị phần huy động tiền gửi: Chỉ tiêu này dược đánh giá qua tỷ
trọng số dư huy động tiền gửi của ngân hàng ở từng thời điểm trong tổng
số dư huy động tiền gửi của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Mức tăng
trưởng thị phần huyddoongj tiền gửi phản ảnh năng lực cạnh tranh của
NH trong lĩnh vực huy động vốn trên thị trường mục tiêu.
b. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi
Trong phân tích cơ cấu huy động tiền gửi, các loại cơ cấu sau
thường được chú ý:
- Cơ cấu huy động tiền gửi theo hình thức tiền gửi
- Cơ cấu huy động tiền gửi theo kỳ hạn
- Cơ cấu huy động tiền gửi theo loại tiền
- Cơ cấu huy động tiền gửi theo đối tượng khách hàng
c. Chi phí huy động tiền gửi
Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi
phí ngoài lãi. Trong tổng số chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi
6
thường chiếm tỷ trọng lớn. Chi phí trả lãi của ngân hàng bao gồm chi phí
trả lãi cho các nguồn tiền gửi và nguồn tiền vay.
Chi phí HĐV = Chi phí trả lãi + Chi phí ngoài lãi
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, ta
cũng có thể xem xét thêm chỉ tiêu: Chi phí trả lãi/Tổng chi phí hoạt động
của ngân hàng để thấy được tỷ trọng của chi phí trả lãi chiếm bao nhiêu
phần trăm trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này càng
thấp chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng hiệu quả.
d. Kiểm soát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động HĐ tiền gửi:
Rủi ro tác nghiệp phát sinh do hệ thống thông tin không hiệu quả,
do sai sót kỹ thuật, những sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những biến
cố không định trước hay những vấn đề hoạt động khác có thể dẫn đến
mất mát không định trước hay những vấn đề danh tiếng. Phạm vi và thời
gian xảy ra những rủi ro tác nghiệp rất rộng lớn, nó có thể xảy ra bất kỳ
lúc nào trong thời gian hoạt động của ngân hàng.
Rủi ro tác nghiệp bao gồm: gian lận của nhân viên, các vụ trộm,
lỗi hệ thống, mất điện, lũ lụt, hoặc các lý do khác dẫn đến các sai sót ở
một ngân hàng mà không thể phân loại vào các rủi ro khác. Rủi ro tác
nghiệp cũng bao gồm cả rủi ro tuân thủ. Rủi ro tuân thủ là rủi ro tiềm ẩn
ảnh hưởng đến thu nhập và vốn phát sinh do việc không tuân thủ pháp
luật, quy định, quy chế, thông lệ tốt, chính sách và quy trình nội bộ hoặc
các chuẩn mực đạo đức khác.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi
của ngân hàng thương mại
a. Nhân tố bên trong
* Chính sách lãi suất
* Sự đa dạng và tiện ích của các loại sản phẩm, dịch vụ
* Quy mô, uy tín và vị thế của ngân hàng
* Trình độ công nghệ của ngân hàng
* Chính sách chăm sóc khách hàng
* Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng
7
b. Nhân tố bên ngoài
* Chính sách, pháp luật của nhà nước về hoạt động ngân hàng.
* Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.
* Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước.
* Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã tổng hợp một cách có hệ thống về lý
luận hoạt động huy động tiền gửi của NHTM. Trọng tâm của chương là
tổng quan được cơ sở lý luận của hoạt động huy tiền gửi là một bộ phận
huy động lớn và cơ bản trong tổng thể huy động vốn của NHTM. Qua đó
nói lên vai trò ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động huy động tiền gửi
đối với ngân hàng và nền kinh tế. Thể hiện được nội dung cốt lõi để có
nền tảng cơ sở phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường huy
động tiền gửi tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín – CN Đà nẵng.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THƯC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN – CN
ĐÀ NẴNG. (VIETBANK ĐÀ NẴNG)
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN – CN
ĐÀ NẴNG (VIETBANK ĐÀ NẴNG)
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NH
TMCP Việt Nam Thương Tín – CN Đà Nẵng
Ngày 02/02/2007, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín
(VIETBANK) chính thức được thành lập tại số 35 Trần Hưng Đạo,
thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, tạo tiền đề cho việc phát triển
mạng lưới trên toàn quốc.
Ngày 15/4/2009, khai trương chi nhánh Đà Nẵng tại số 05 – 07
Nguyễn Văn Linh, P.Nam Dương, Q.Hải Châu, Đà Nẵng – Chi nhánh
đầu tiên của VIETBANK tại thị trường TP. Đà Nẵng.
8
Từ năm 2009 đến tháng 12 năm 2010 chi nhánh Đà Nẵng chủ
yếu tập trung vào hoạt động cho vay và huy động vốn trong nước từ các
cá nhân và tổ chức kinh tế. Từ tháng 01/2011 đến nay cùng với sự phát
triển của toàn ngân hàng thì sản phẩm dịch vụ của VIETBANK chi
nhánh Đà Nẵng cũng đa dạng hơn không còn gói gọn trong nước mà còn
có những sản phẩm thanh toán quốc tế như: mở L/C, cho vay tài trợ xuất
khẩu, dịch vụ thanh toán Weston Union,
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của NH TMCP Việt Nam
Thương Tín – CN Đà Nẵng
Mô hình hoạt động của Vietbank - Đà Nẵng được tổ chức theo
biểu đồ sau:
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nhân sự của Vietbank Đà Nẵng năm 2014)
Biểu đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của Vietbank Đà Nẵng năm 2014
Với mô hình hoạt động như trên, trước hết tạo điều kiện cho việc
phân công trách nhiệm của từng cán bộ, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng tới giao dịch tại Ngân hàng. Việc phân công sắp xếp lao
động hợp lý cho từng phòng ban, từng cán bộ luôn được lãnh đạo cân
nhắc sao cho phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn của từng người
để làm việc đạt hiệu quả nhất.
- Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và Phó giám đốc
-Các phòng nghiệp vụ: Gồm phòng Tín dụng, phòng Giao dịch –
Ngân quỹ, và phòng hành chính- nhân sự.
Hệ thống mạng lưới hoạt động: Bao gồm 1 chi nhánh chính và 7
phòng giao dịch trực thuộc.
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG GIAO DỊCH – NGÂN
QUỸ
PHÒNG HÀNH CHÍNH –
NHÂN SỰ
9
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Việt Nam
Thương Tín – CN Đà Nẵng
Thu nhập và chi phí là hai tiêu chí quan trọng nói lên hiệu quả
hoạt động KD của chi nhánh. Kết quả tài chính ngày càng khả quan với
xu hướng tăng thu nhập, tăng chi phí, tăng lợi nhuận sẽ góp phần nâng
cao mức thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên.
Đến 30/6/2014, Tổng thu nhập của Vietbank Đà Nẵng là:
25.809.782.898 đồng, tổng chi phí: 23.981.271.194 đồng => Tổng lợi
nhuận: 1.828.511.704 đồng.
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thu nhập – chi phí – lợi nhuân 30/6/3013
của Vietbank ĐN)
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thu nhập – Chi phí – Lợi nhuận của Vietbank
Đà Nẵng đến 30/6/2014
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NH TMCP VIỆT
NAM THƯƠNG TÍN – CN ĐÀ NẴNG
2.2.1 Môi trường huy động tiền gửi
a. Tình hình chung về kinh tế xã hội
Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động
phức tạp.
Đến 30/6/2014 nền kinh tế xã hội Việt Nam diễn ra trong bối cảnh
thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp cả về kinh tế và chính trị.
10
Một số nền kinh tế lớn mặc dù có kỳ vọng tăng trưởng khá nhưng vẫn
còn nhiều yếu tố rủi ro như: Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và những
yếu tố không bền vững trong chính sách tài chính công dài hạn của một
số nền kinh tế phát triển; tình trạng bất ổn của các nền kinh tế mới nổi;
phục hồi trong khu vực đồng Euro vẫn còn yếu Ở trong nước, sản xuất
kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, áp lực: Sức mua trên thị
trường thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ
xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm Trong đó, đáng
chú ý là quá trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra thiếu đồng bộ và chưa thực
sự có những bước đi hiệu quả. Ngoài ra, thời gian gần đây tình hình biển
Đông có nhiều diễn biến phức tạp, bước đầu ảnh hưởng đến động thái
phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả nước.
b. Nguồn tài chính
Hoạt động tín dụng và huy động vốn của các TCTD tại Đà Nẵng
đang đi ngược chiều với xu hướng chung của ngành ngân hàng cả nước
đó là huy động vốn tăng mạnh còn cho vay ì ạch. Cụ thể, báo cáo của
NHNN mới đây cho thấy tín dụng toàn hệ thống đến cuối tháng 6 mới
tăng 2,3% (Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Xuân Hòe thông
báo) và đến ngày 2/7 đạt 3,6% (báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh
tế), trong khi huy động vốn tăng khoảng 6%.
Tốc độ tăng trưởng HĐV trong 6 tháng đầu năm nay cũng chậm hơn
rất nhiều so với tốc độ tăng 4,22% được ghi nhận trong cùng kỳ 2013.
Tín dụng tăng trong khi huy động vốn lại âm cho thấy nhu cầu vốn
của người dân và các DN tại Đà Nẵng lạc quan hơn nhiều so với xu
hướng chung, đồng thời nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng cũng giảm sút.
Đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh lãi suất tiền gửi và cho vay hiện
nay đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây
c. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng diễn ra gay gắt, ngày càng có nhiều đối thủ và thực sự mạnh
về mọi mặt … các ngân hàng thường cạnh tranh nhau về khách hàng, về
11
nguồn nhân lực, công nghệ … Đến năm 2013, trên địa bàn TP Đà Nẵng
có 58 chi nhánh TCTD và 232 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết
kiệm với sự đa dạng loại hình hoạt động (53 ngân hàng thương mại, 01
ngân hàng chính sách xã hội, 01 công ty tài chính, 02 công ty cho thuê
tài chính. Theo đó, mức độ cạnh tranh giữa các TCTD rất lớn. Trong khi
đó, địa bàn Đà Nẵng số lương doanh nghiệp không nhiều, quy mô không
lớn, một số chi nhánh của các DN có trụ sở chính tại TP HCM và Hà Nội
nên mọi hoạt động vay vốn, gởi tiền đều tập trung về trụ sở chính. Điều đó
thúc đẩy các ngân hàng phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện hơn về
mọi mặt: mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh để tiếp cận ngày càng
gần hơn với khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.
Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh khác ngành tạo ra các sản phẩm
thay thế có thể phân loại như sau:
Thứ nhất, nhóm các công ty tài chính, bảo hiểm.
Thứ hai, Các công ty tiết kiệm bưu điện đang là những đối thủ
cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng.
2.2.2 Đặc điểm khách hàng tiền gửi tại NH TMCP Việt Nam
Thương Tín – CN Đà Nẵng
Khách hàng của Vietbank Đà Nẵng trong những năm qua có quan
hệ giao dịch với chi nhánh không ngừng tăng lên. Với ưu thế về thời
gian thanh toán, tính an toàn, hiệu quả sử dụng và phạm vi thanh toán
rộng, Vietbank Đà Nẵng luôn cố gắng gia tăng lợi ích của khách hàng,
phục vụ nhiệt thành, tận tâm, chu đáo, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Ngân hàng đã cung cấp các sản phẩm phục vụ đa dạng và phong phú phù
hợp với từng đối tượng khách hàng và xu thế thị trường. Bên cạnh những
khách hàng là doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thì những đối tượng
khách hàng được chi nhánh rất quan tâm nhằm thúc đẩy công tác huy
động là khách hàng hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cá nhân.
Đến nay chi nhánh Đà Nẵng có trên 1.200 khách hàng có quan hệ
giao dịch tiền gửi, thanh toán.
12
2.2.3 Những giải pháp NH TMCP Việt Nam Thương Tín – CN
Đà Nẵng đã thực thi để huy động tiền gửi
a. Đa dạng hoá sản phẩm tiền gửi
Hiện nay Vietbank Đà Nẵng chủ yếu huy động vốn từ cá nhân và
các TCKT bằng đồng nội tệ (Việt Nam đồng) và ngoại tệ (đô la Mỹ -
USD) với các kỳ hạn khác nhau.
* Đối với khách hàng cá nhân: hiện tại Vietbank Đà Nẵng đang
cung cấp các sản phẩm như sau: Tiền gửi thanh toán cá nhân và tiền gửi
tiết kiệm
* Đối với khách hàng doanh nghiệp: Vietbank Đà Nẵng cung cấp
các sản phẩm sau: Tiền gửi thanh toán; tiền gửi thanh toán có kỳ hạn,
tiền gửi siêu linh hoạt
Từ các sản phẩm trên có thể thấy, hiện tại Vietbank Đà Nẵng cung
cấp cho khách hàng các sản phẩm khá đa dạng và nhiều tiện ích.
b. Nâng cao chất lượng phục vụ
Mỗi cán bộ nhân viên phải tự trao dồi nâng cao kiến thức về
nghiệp vụ với phương châm nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Triển khai cuốn sổ tay về chất lượng dịch vụ vào áp dụng rộng rãi
trong toàn bộ nhân viên.
c. Giao chỉ tiêu cho các phòng ban, nhân viên và phát động
phòng trào thi đua
Ban giám đốc chỉ đạo tòan thể CBNV xem huy động vốn là nhiệm
vụ trọng tâm hàng đầu. Để đạt được chỉ tiêu cấp trên giao, Ban giám đốc
giao chỉ tiêu cụ thể cho tất cả các phòng ban, đặc biệt là phòng giao dịch.
d. Lãi suất
Để thu hút khách hàng tiền gửi, Vietbank Đà Nẵng đã đề ra các
biện pháp như quà tặng vật chất – kể cả bằng tiền – xem như khuyến mãi
nhưng thực chất là nâng lãi suất huy động cho khách hàng.
13
2.2.4 Phân tích kết quả huy động tiền gửi tại NH TMCP Việt
Nam Thương Tín – CN Đà Nẵng
a. Quy mô vốn huy động
Bảng 2.2: Quy mô huy động vốn bình quân tại Vietbank Đà Nẵng giai
đoạn từ năm 2011-2013
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Tăng trưởng năm
2012 so với năm
2011
Tăng trưởng năm
2013 so với năm
2012
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Mức
độ tăng
Tốc độ
tăng (%)
Mức
độ
tăng
Tốc độ
tăng
(%)
Quy mô
VHĐ BQ
92.044 217.591 290.710 125.547 136,40 73.119 33,60
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013
của Vietbank Đà Nẵng)
Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của VB Đà Nẵng, ta cũng cần
xem xét thêm khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Quy mô vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn của Vietbank
Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Quy mô vốn huy động bình quân (1)
92.044 217.591 290.710
Dư nợ tín dụng bình quân (2) 301.875 297.480 322.674
Chênh lệch = (1) – (2) -209.831 -79.889 -31.964
Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng
vốn = (1)/(2) 0,30 0,73 0,90
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013của
Vietbank Đà Nẵng)
Từ thực tế trên có thể thấy hoạt động huy động vốn tại VB Đà
Nẵng trong giai đoạn 2011- 2013 chưa thực sự hiệu quả, vốn huy động
vẫn chưa đủ để đáp ứng hoạt động kinh doanh tại đơn vị.
14
b. Cơ cấu của nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động tại Vietbank Đà Nẵng được phân loại theo
nhiều tiêu chí khác nhau:
Ø Xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
0
100,000
200,000
300,000
Ngoại tệ quy đổi sang
VNĐ
3,678 3,292 3,454
Nội tệ
88,214 214,163 287,077
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013của
Vietbank ĐN)
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động vốn bình quân theo loại tiền của
Vietbank Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
Ø Xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng gửi tiền:
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
1,187
90,705
3,152
214,303
7,155
283,376
0
100,000
200,000
300,000
Năm 2011Năm 2012Năm 2013
Tiền gửi của tổ chức kinh tế Tiền gửi của dân cư
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của
Vietbank Đà Nẵng)
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu huy động vốn bình quân theo đối tượng của
Vietbank Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
15
Ø Xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi tiền
Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn bình quân theo kỳ hạn của Vietbank
Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012 với
2011
So sánh 2013 với
2012
Chỉ
tiêu
Quy
mô
Tỷ
trọng
Quy
mô
Tỷ
trọng
Mức
tăng
trưởng
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Quy
mô
Tỷ
trọng
Mức
tăng
trưởng
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Tổng
nguồn
VHĐ
BQ
91,892 100% 217,455 100% 125,564 136.64% 290,531 100% 73,076 33.60%
1.
Tiền
gửi
KKH
7,684 8.36% 3,559 1.64% -4,125 -53.69% 7,531 2.59% 3,972 111.61%
2.
Tiền
gửi có
KH
84,207 91.64% 213,897 98.36% 129,689 154.01% 283,000 97.41% 69,103 32.31%
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của
Vietbank Đà Nẵng)
c. Chi phí huy động vốn tiền gửi
Chi phí trả lãi được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá hiệu quả HĐV của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn được
coi là hiệu quả khi chi phí huy động ở mức thấp hợp lý, lợi nhuận ngân
hàng đạt mức tối đa.
Bên cạnh việc phân tích chi phí trả lãi vốn huy động theo đối
tượng gửi tiền, ta cũng cần xem xét chi phí trả lãi theo kỳ hạn gửi. Trong
bảng 2.8, ta có thể thấy chi phí trả lãi cho tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm
tỷ trọng cao trong tổng chi phí trả lãi của Vietbank Đà Nẵng.
16
Bảng 2.8: Chi phí trả lãi VHĐ phân theo kỳ hạn của Vietbank Đà
Nẵng giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
CP trả lãi tiền gửi KKH (1) 175 181 66
CP trả lãi tiền gửi có KH (2) 10,157 12,363 27,694
Tổng CP trả lãi (3) = (1)+(2) 10,332 12,544 27,760
Tiền gửi KKH BQ năm (4) 7,684 3,559 7,531
Tiền gửi có KH BQ năm (5) 84,207 213,897 283,000
Tổng VHĐ bình quân năm
(6) = (4)+(5) 91,892 217,455 290,531
Tỷ lệ chi trả lãi bình quân tiền
gửi không kỳ hạn (1)/(4)*100% 2.28% 5.09% 0.88%
Tỷ lệ chi trả lãi bình quân tiền
gửi có kỳ hạn = (2)/(5)*100% 12.06% 5.78% 9.79%
Tỷ lệ chi trả lãi bình quân =
(3)/(6)*100% 11.24% 5.77% 9.55%
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013
của Vietbank Đà Nẵng)
Bảng 2.9: Chi phí trả lãi trên tổng chi phí của Vietbank Đà Nẵng
giai đoạn 2011-2013
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chi phí trả lãi 10,332 12,544 27,760
Tổng chi phí 84,643 64,757 73,552
Tỷ suất chi phí trả lãi/Tổng chi phí (%) 12.21% 19.37% 37.74%
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013
của Vietbank Đà Nẵng)
Từ bảng 2.9 ta thấy, tỷ suất chi phí trả lãi trên tổng chi phí của VB
Đà Nẵng tăng dần trong giai đoạn 2011-2013. Từ đó, có thể thấy huy
17
động vốn của VB Đà Nẵng chưa thực sự hiệu quả cao qua các năm từ
2011 đến 2013.
Hiện nay, Vietbank Đà Nẵng đã triển khai hệ thống điều chuyển
vốn nội bộ FTP. FTP (Fund Transfer Pricing) – Giá chuyển vốn nội bộ là
lãi suất do Phòng nguồn vốn công bố cho từng thời kỳ đối với việc
“mua” vốn và “bán” vốn giữa Hội sở với kênh phân phối.
d. Kiểm soát RR tác nghiệp trong hoạt động huy động tiền gửi
Thực trạng tại Vietbank Đà Nẵng, rủi ro tác nghiệp xảy ra do nhiều
nguyên nhân từ bên trong nội bộ ngân hàng và bên ngoài ngân hàng. Do
vậy, Vietbank Đà Nẵng đã tiến hành các biện pháp để xác định, đo lường,
đánh giá rủi ro tác nghiệp để đưa ra các giải pháp cảnh báo giảm thiểu rủi
ro và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các giải pháp này.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH
TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN – CN ĐÀ NẴNG
2.3.1. Thành công
Tổng hợp từ những phân tích ở trên cho thấy rằng hoạt động huy
động vốn của Vietbank Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013 đã đạt được
những kết quả chính như sau:
Quy mô nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định và hiệu quả.
Các sản phẩm dịch vụ tương đối đa dạng về chủng loại và nhiều tiện ích
đi kèm. Đồng thời, các sản phẩm huy động vốn ngày càng được nâng cao
về chất lượng, có sự khác biệt với các sản phẩm của ngân hàng khác.
Cơ cấu nguồn vốn HĐ đang dịch chuyển theo hướng ổn định, hợp lý.
Chi nhánh không ngừng nâng cao năng lực cán bộ, chất lượng
dịch vụ, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng.
Chi nhánh luôn chủ động bám sát tình hình kinh tế, những biến
động của tài chính trong nước, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tâm lý
khách hàng để có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý để có chính sách chăm
sóc phù hợp.
Với những kết quả đạt được ở trên đã góp phần không nhỏ vào
việc nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Vietbank trong thời gian qua.
18
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
a. Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình huy động
vốn của Vietbank Đà Nẵng còn tồn tại những hạn chế làm ảnh hưởng
đến kết quả và hiệu quả huy động vốn của chi nhánh như sau:
* Quy mô huy động vốn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn
tại chi nhánh
* Tính chủ động trong công tác huy động nguồn vốn tiền gửi và cơ
cấu nguồn vốn huy động chưa thực sự hợp lý, vẫn tập trung nhiều ở tiết
kiệm dân cư, tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Các hình thức tiền gửi trung và dài
hạn đã được cải tiến, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng vốn huy động còn thấp.
* Chính sách, biện pháp, hình thức huy động vốn tiền gửi chủ yếu
vẫn là tiết kiệm dân cư, các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký
quỹ tuy đã được cải tiến, đổi mới nhưng doanh số và tỷ trọng còn thấp.
* Ngoài ra, các Ngân hàng bạn huy động vốn với lãi suất cao,
nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Trong khi đó, Vietbank huy
động với lãi suất không cao, chương trình khuyến mãi không nhiều. Đặc
biệt dân cư tại Đà Nẵng rất chú trọng đến lãi suất phần nào tạo ra nhiều
khó khăn trong công tác huy động.
* TGTK bằng ngoại tệ của Vietbank Đà Nẵng phát triển rất chậm
và tỷ trọng quá nhỏ, ngân hàng chưa đa dạng loại ngoại tệ, chỉ huy động
ngoại tệ USD. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
b. Nguyên nhân
* Trên thực tế, Vietbank Đà Nẵng chưa khai thác hết tiềm lực vốn
nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn, dẫn đến quy mô vốn huy động vẫn
còn hạn chế. Với lợi thế về vị trí địa lý hiện tại thì quy mô huy động vốn
như hiện nay của Vietbank Đà Nẵng chưa thật sự hợp lý.
* Việc huy động vốn của ngân hàng được thực hiện tại quầy, hoặc
huy động vốn qua điện thoại đối với các khách hàng đã từng giao dịch.
Điều này khiến Chi nhánh bỏ lỡ những cơ hội trong việc tìm kiếm khách
hàng mới mà đôi khi giải pháp giao khoán đối với các cán bộ huy động
có thể gây áp lực cho họ.
19
* Do các loại hình tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ chưa thực
sự linh hoạt đã làm tăng chi phí huy động vốn tiền gửi, chưa thực sự phù
hợp với tình hình thực tế trong cơ chế thị trường cho nên chưa khai thác
được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhất là nguồn vốn trung và
dài hạn, nhiều người dân vẫn đi tìm những lĩnh vực đầu tư khai thác có lợi
nhuận cao hơn.
* Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở định hướng của chương 1, chương 2 của luận văn đã
khái quát được môi trường kinh doanh (đặc điểm tự nhiên, xã hội, sự
cạnh tranh, ) có tác động thuân lợi và khó khăn đến huy động tiền gửi
trên địa bàn TP Đà Nẵng. Ngoài ra, luân văn dựa trên cơ sở lý luận ở
chương 1, căn cứ vào dữ liệu thực tế tại Vietbank– CN Đà Nẵng để phân
tích thực trạng huy động tiền gửi tại Vietbank – CN Đà Nẵng trong thời
gian qua (2011-2013). Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động huy
động tiền gửi của Vietbank – CN Đà Nẵng đã thu được những kết quả
nhất định như: Quy mô tiền gửi liên tục gia tăng, tiền gửi huy động đạt
được tốc độ tăng trưởng nhất định, chi phí vốn luôn được cải thiện…
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN
GỬI TẠI NHTMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về thực trạng thực hiện
chiến lược huy động tiền gửi tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín –
CN ĐN
a. Điểm mạnh
Nhân lực: Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong Hội đồng quản trị và
Ban điều hành đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh
20
vực quản trị ngân hàng, có kinh nghiệm khắc phục khó khăn và vượt qua
khủng hoảng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt huyết, được đào tạo
bài bản, có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ phục vụ tận tâm, chuyên
nghiệp.
Chính sách: Chính sách khách hàng linh hoạt, có kế hoạch chăm
sóc khách hàng thường xuyên, liên tục dựa vào số dư tiền gửi của khách
hàng tại ngân hàng.
Ngân hàng đã thực hiện mua bảo hiểm tiền gửi, điều này tạo cho người
gửi tiền hoàn toàn yên tâm cho khoản tiền gửi của mình vào ngân hàng.
b. Điểm yếu
Thương hiệu
Đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm dịch vụ thay thế.
Công nghệ
Chất lượng nguồn nhân lực
3.1.2 Định hướng tăng cường huy động tiền gửi tại NH TMCP
Việt Nam Thương Tín – CN Đà Nẵng
Mục tiêu huy động vốn của Vietbank Đà Nẵng là:
- Tăng quy mô vốn huy động.
- Nâng cao chất lượng huy động vốn nhằm đảm bảo đủ cho nhu
cầu sử dụng vốn, đồng thời đạt tăng trưởng bền vững qua các năm.
- Chi nhánh đã đề ra kế hoạch huy động vốn năm 2014 là 300 tỷ
đồng, trong đó tăng cường huy động vốn bằng ngoại tệ, huy động vốn
không kỳ hạn và tiền gửi trung – dài hạn.
Để đạt được những kết quả trên, Vietbank Đà Nẵng đã có những
định hướng kinh doanh cụ thể sau:
- Bám sát mục tiêu tăng trưởng chung của ngân hàng TMCP Việt
Nam Thương Tín, giữ vững thị phần hiện tại và gia tăng thêm thị phần
huy động tiền gửi từ dân cư trên địa bàn.
- Cải tiến chất lượng dịch vụ của quầy giao dịch, tạo sự đồng đều,
thống nhất trong quy cách phục vụ khách hàng trong toàn chi nhánh
21
nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng cũng như đem đến sự
hài lòng cho khách hàng.
- Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn nhằm đảm bảo vốn
trung và dài hạn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn trong kinh doanh,
thực hiện các biện pháp làm tăng tính ổn định của nguồn vốn, thực hiện
đầy đủ chế độ bảo hiểm tiền gửi, tạo niềm tin và uy tín với khách hàng.
- Tiến hành phân loại khách hàng theo các phân khúc khác nhau,
tùy theo lĩnh vực kinh doanh, mức thu nhập nhằm cung cấp các sản
phẩm phù hợp và tối ưu nhất với khách hàng, tạo ra sự khác biệt với các
ngân hàng khác, từ đó, tạo điều kiện cho công tác huy động vốn được
tăng cường.
- Tích cực quảng bá hình ảnh và thương hiệu của VB, có chính
sách chăm sóc hợp lý với các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng
tiềm năng, nhằm duy trì, củng cố niềm tin của khách hàng, tạo dựng
được các mối quan hệ lâu bền và vững chắc.
- Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên trong
chi nhánh, chú trọng công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ nhân viên.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TẠI NH TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN CN ĐÀ NẴNG
Từ những định hướng cho hoạt động huy động vốn của Vietbank
Đà Nẵng cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác huy
động vốn, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
huy động vốn tại Vietbank Đà Nẵng như sau:
3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi
Với thực tế tại Vietbank Đà Nẵng hiện nay, việc mở rộng mạng
lưới hoạt động để tăng quy mô vốn huy động là điều không thể thực hiện
được, do đó, để tăng nguồn vốn huy động, VB Đà Nẵng cần phải không
ngừng cung cấp các sản phẩm dịch vụ một cách đa dạng theo hướng
hoàn thiện và khác biệt.
3.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh chính sách chăm sóc khách hàng
Với khối lượng khách hàng như hiện nay của VB Đà Nẵng, chi
22
nhánh cần phải phân loại và xây dựng các chính sách chăm sóc khách
hàng phù hợp, tránh trường hợp bỏ sót khách hàng.
Ngoài việc phân chia khách hàng thành các phân đoạn khác nhau,
VB Đà Nẵng cũng cần phân giao cụ thể các khách hàng cho từng cán bộ
nhân viên chuyên trách, để có thể sát sao với các nhu cầu phát sinh của
khách hàng, kịp thời xử lý và báo cáo Cấp thẩm quyền khi cần thiết.
3.2.3. Nâng cao uy tín của NH và chất lượng phục vụ khách hàng
Chi nhánh cần phải thường xuyên duy trì, cải tiến và nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng để có được sự trung thành của khách hàng.
Trải qua một thời gian dài hoạt động, danh tiếng và uy tín của VB
Đà Nẵng cũng được nhiều người biết đến. Tuy nhiên VB Đà Nẵng cần
phải phát huy hơn nữa uy tín của mình. Có như vậy thì khách hàng mới
tin tưởng mà gửi tiền tại ngân hàng. Thông thường người gửi tiền có
quyền lựa chọn nơi gửi tiền mà họ cho là an toàn nhất, nhân viên ngân
hàng có thái độ phục vụ văn minh lịch sự, sẵn sàng hướng dẫn cho họ
hình thức tiết kiệm có lợi nhất. Do đó, VB Đà Nẵng cần phải nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng, thực hiện tốt chăm sóc khách hàng chiến
lược, khách hàng tiềm năng.
3.2.4. Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
nhân viên ngân hàng
Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng đóng vai trò làm xương sống
để một ngân hàng vận hành hiệu quả và đi đúng hướng. VB Đà Nẵng cần
đưa ra những chính sách cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực theo
hướng bền vững và chuyên nghiệp. Thường xuyên tổ chức đào tạo bằng
nhiều hình thức tập trung, trực tuyến, đào tạo kèm cặp tại chỗ cấp trên
cho cấp dưới, nhân viên cũ với nhân viên mới nhằm trao đổi kiến thức
nghiệp vụ. Không chỉ vậy, ngân hàng cần đặc biệt chú trọng đến công tác
đào tạo nhân viên trên toàn hệ thống, đặc biệt là đội ngũ nhân viên kinh
doanh và đội ngũ giao dịch viên trực tiếp giao dịch tại quầy. Đồng thời,
Vietbank cũng nên động viên khuyến khích cán bộ nhân viên không
ngừng tự học tập, trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng.
23
3.2.5 Thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt
Các nguồn vốn có kỳ hạn thường nhạy cảm với lãi suất. Lãi suất
huy động là yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn ngân hàng để giao
dịch. Biểu lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ, phù hợp với từng hoàn
cảnh kinh tế, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi
suất càng cao. Việc áp dụng lãi suất huy động cho từng loại tiền gửi, chi
nhánh có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với danh mục tài
sản nhằm tạo cơ hội tăng lợi nhuận. Ngân hàng cần tiến hành phân tích
cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn, dự báo xu hướng biến động của lãi suất
để chủ động tạo ra khoảng cách giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn
nhạy cảm với lãi suất.
3.3 KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
+ Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
+ Tạo môi trường pháp lý
3.3.2. Kiến nghị với NHNN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện chính
sách tiền tệ một cách đồng bộ, sử dụng các công cụ của chính sách tiền
tệ một cách linh hoạt nhằm điều hoà hợp lý lượng tiền lưu thông trong
nền kinh tế, thực hiện chính sách lãi suất tự do theo thị trường, tạo điều
kiện cho các NHTM nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi
nhánh cũng như ngay tại Hội sở chính của ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên tạo điều kiện để các NHTM
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, nhất là giữa các NHTM
quốc doanh và NHTM cổ phần.
3.3.3. Kiến nghị với NH TMCP Việt Nam Thương Tín
Tiến hành hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin của toàn hệ
thống, thực hiện quản lý thông tin theo hướng đồng bộ.
Xây dựng cơ chế, chính sách mua bán vốn nội bộ hợp lý, phù hợp
với từng thời kỳ, giúp các chi nhánh có động lực tăng khả năng huy động
vốn, gia tăng lợi nhuận cho các chi nhánh và gia tăng lợi nhuận chung
cho ngân hàng.