Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.11 KB, 18 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mở đầu
Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế (từ 1986 đến nay) ,
khu vực kinh tế tư nhân nước ta (bao gồm kinh tê cá thể ,tiểu chủ và kinh tế tư
bản tư nhân) - bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân – đã phát triển rộng
khắp trong cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế ,huy động các
nguồn lực xã hội vào sản xuẩt kinh doanh,tạo thêm việc làm,cải thiện đời sống
nhân dân , tăng ngân sách nhà nước , góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã
hội của đất nước.
Tuy nhiên,kinh tế tư nhân của nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế , yếu kém
như : quy mô nhỏ , vốn ít , công nghệ lạc hậu , hiệu quả và sức cạnh tranh
yếu…, còn nhiều khó khăn , vướng mắc về môi trường pháp lí và môi trường
tâm lí xã hội….Do vậy , để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp tuc phát triển
đúng định hướng XHCN và có nhiều đóng góp cho nền kinh tế đất nước theo
tinh thần Đại hội IX của Đảng cần làm rõ cơ sở lí luận , thực tiễn và đề ra giải
pháp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân.
Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đối với nền
kinh tế đất nước trong thời quá độ lên CNXH ở Việt nam , em đã chọn đề tài
cho bài tiểu luận kinh tế chính trị là : “ Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kì
quá độ lên CNXH ở Việt Nam ’’. Trong bài làm còn gì thiếu sót thì rất mong sự
góp ý của thầy cô.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I/ Nhận diện kinh tế tư nhân :
Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm hai hình thức là : kinh tế cá thể , tiểu chủ
và kinh tế tư bản tư nhân . Mỗi loại hình lại có những đặc điểm khác biệt .
1/ Kinh tế cá thể , tiểu chủ :
Kinh tế cá thể : được hiểu là hình thức kinh tế của một hộ gia đinh hoặc cá
nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về TLSX và lao động của chính
hộ hoặc cá nhân đó , không thuê mướn lao động làm thuê.
Kinh tế tiểu chủ : là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức , quản lý và điều


hành , hoạt động trên cơ sơ sở hữu tư nhân về TLSX và có sử dụng lao động làm
thuê mướn , ngoài lao động của chủ ; quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn
các hình thức doanh nghiệp tư nhân , công ty TNHH hoặc công ty cổ phần .
Trong một số nghành , nghề ở nông thôn và thành thị , kinh tế cá thể và tiểu
chủ có vị trí quan trọng . Nó có khả năng tận dụng tiềm năng về vốn , sức lao
động , tay nghề của từng gia đình , từng người lao động . Nhưng đến một trình
độ nhất định việc mở rộng sản xuất , kinh doanh của cá thể , tiểu chủ sẽ bị hạn
chế vì thiếu vốn , trình độ công nghệ thấp và khó tìm thị trường tiêu thụ , bởi
vậy cần sự hỗ trợ của nhà nước để khắc phục những khó khăn nói trên .
Các đơn vị kinh tế cá thể , tiểu chủ có thể tồn tại độc lập , hoặc tham gia các
loại hinh kinh tế tập thể , hoặc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nhà
nước dưới nhiều hình thức .
2/ Kinh tế tư bản tư nhân :
Kinh tế tư bản tư nhân là các đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà
tư bản trong và ngoài nước góp lại để sản xuất – kinh doanh và thuê mướn nhân
công . Kinh tế tư bản tư nhân tổ chức dưới nhiều hình thức như xí nghiệp tư
doanh , doanh nghiệp cổ phần hoặc công ty TNHH .
Nét nổi bật của thành phần kinh tế này là sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn
hợp , thuê và bóc lột sức lao động của lao động làm thuê , thường đầu tư vào
những nghành vốn ít , lãi cao.
Trong thời kì quá độ lên CNXH , kinh tế tư bản tư nhân không giữ vai trò
thống trị như dưới chế độ TBCN , vì nó không nắm giữ mạch máu kinh tế quan
trọng , dù nó còn chiếm tỉ trọng lớn về vốn kinh doanh và giá trị tổng sản lượng.
Kinh tế tư bản tư nhân được kinh doanh trong các ngành có lợi cho quốc tế
dân sinh mà xã hội không cấm . Nhà nước XHCN có thể góp vốn cổ phần hoặc
cho thuê tài sản . Hoặc liên doanh với các tư bản tư nhân trong và ngoài nước ,
hình thành loại hình tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức : tô nhượng , đại lí
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
gia công , đặt hàng , xây dựng xí nghiệp chung … trên cơ sở bảo đảm lợi ích

kinh tế của các nhà tư bản . Kinh tế tư bản tư nhân có mặt tích cực nhưng cũng
có những tiêu cực như trốn thuế , lậu thuế , chưa chấp hành nghiêm chỉnh pháp
lệnh về kế toán , một số doanh nghiệp mánh lới bòn trút tài sản từ doanh nghiệp
và cơ quan nhà nước thành sở hữu tư nhân .
II/ Vị trí , vai trò của kinh tế tư nhân hiện nay :
Trước những năm 1980, ở nước ta kinh tế tư nhân không được khuyến
khích phát triển và là đối tương cải tạo xã hội theo kiểu mệnh lệnh hành chính.
Trong thời gian đó nền kinh tế nước ta chỉ có hai hình thức kinh tế chính là :
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể , kinh tế cá thể, kinh tế gia đình và tiểu chủ
tồn tại chủ yếu duới dạng phụ thuộc vào kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước , còn
kinh tế tư bản tư nhân hoặc đã chuyển thành kinh tế tập thể hoặc kinh tế nhà
nước hoặc công ty hợp danh.
Kể từ khi thực hiện các chính sách đổi mới kinh tế , nhất là sau đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng(năm 1986), các chính sách đối với kinh tế
tư nhân đã thay đổi khá căn bản : kinh tế hộ gia đình và kinh tế cá thể được
khuyến khích phát triển ; kinh tế tư bản tư nhân đã được tuyên bố được phát
triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Đánh giá một cách tổng quát quá trình phát triển kinh tế tư nhân trong giai
đoạn vừa qua , vị trí ,vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN , Nghị quyết Hội nghi lần thứ 5 ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã
khẳng định : “kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân . Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển
kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN , góp phần quan trọng thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế ,CNH-HĐH , nâng cao nội lực
của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”.
Từ sau Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam đến nay , khu vực
khinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ và đã có những đóng góp tích cực
vào phát triển kinh tế xã hội đất nước :
- Huy động được các nguồn lực tiềm ẩn trong dân cư để đua vào phát triển
sản xuất và kinh doanh .

- Khu vực kinh tế tư nhân tạo ra nhiều việc làm , thu hút nhiều lao động xã
hội vào sản xuất kinh doanh , tạo thu nhập cho bản thân và gia đình , tạo ra sự
hoạt động năng động của nền kinh tế .
-Khu vực kinh tế tư nhân phát triển đã đóng góp hôn 40% tổng sản phẩm
trong nước , tương đương với khu vực kinh tế nhà nước .
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
-Khu vực kinh tế tư nhân phát triển đã có tác động thúc đẩy quá trình đổi
mới cơ chế ,chính sách quản lí kinh tế-xã hội , cải cách hành chính , phù hợp với
kinh tế thị trường .
III/ Thực trạng của kinh tế tư nhân hiện nay ở Việt Nam :
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế , kinh tế tư nhân ở nước ta
đã thực sự được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô , phạm vi và linh
vực hoạt động .
1/ Sự phát triển về số lượng của khu vực kinh tế tư nhân :
- Về hộ kinh doanh cá thể , tiểu chủ : có số lượng lớn và tăng nhanh . Tính
đến năm 2003 cả nước có 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp ,
130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá . Nếu tính tới
thời điêm năm 2000 , thì hộ kinh doanh thương mại dịch vụ chiếm 51,89% ,số
hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21% ,giao thông vận tải chiếm 11,63% , xây
dựng chiếm 0,81% ,các hoạt động khác chiếm 5,64% .
- Về doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân :
Năm 1991 , cả nước chỉ có 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 có 5.189
doanh nghiệp , năm 1995 có 15.276 doanh nghiệp , năm 1999 có 28.700 doanh
nghiệp . Trong giai đoạn 1991-1999 , bình quân mỗi năm tăng thêm 5.000 doang
nghiệp
Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 là một khâu đột phá thúc
đẩy sự phát triển vượt bậc của khu vực kinh tế tư nhân . Sau gần 4 năm thực thi
Luật doanh nghiệp , đến cuối năm 2003 đã có gần 73.000 doanh nghiệp mới
đăng kí , đưa tổng số doanh nghiệp đăng kí lên gần 120.000 doanh nghiệp.

2/ Về quy mô vốn , lao động và lĩnh vực , địa bàn kinh doanh :
Cho đến nay , khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư
xã hội . Vốn đầu tư các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang
trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa
phương . Tỷ trọng đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp dân
doanh trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng tư 20% năm 2000 lên 23%
năm 2001 và 28,8% năm 2002 .
Mức vốn đăng kí trung bình/doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên . theo
báo cáo tổng kết 4 năm thi hành luật doanh nghiệp , thời kỳ 1991-1999 vốn đăng
ký bình quân/doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng , năm 2000 là 0.96 tỷ đồng , năm
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2002 là 2,8 tỷ đồng , 3 tháng đầu năm 2003 là 2,6 tỷ đồng . Tính chung , mức
vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp là khoảng 1,25 tỷ đồng .
Khu vực kinh tế tư nhân , chủ yếu là các doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt
động kinh doanh trong hầu hết các nghành và lĩnh vực mà pháp luật không
cấm.Kinh tế tư nhân không còn chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ,
thương mại , mà đã mở rộng hoạt động trong các ngành công nghiệp , dich vụ
cao cấp như công nghiệp sản xuất TLSX , chế biến , công nghệ thông tin , ngân
hàng , tài chính , bảo hiểm , tư vấn …
3/ Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân :
Khu vực kinh tế tư nhân đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho
sự phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.
-Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực kinh tế tư nhân là tạo
ra công ăn việc làm . Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện đang
trong quá trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới ; khu vực hành
chín nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều . Do đó khu
vực kinh tế tư nhân chính là nơi thu hút , tạo việc làm mới cho xã hội . Các
doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể (phi nông nghiệp) đã sử dụng khoảng
16% lực lượng lao động xã hội với hơn 6 triệu người . Trong 3 năm (2000-

2002),các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập đã tạo
ra khoảng 1,5 triệu chỗ làm việc mới .
Hầu hết các doanh nghiệp cũng góp phần chủ yếu đào tạo và nâng cao tay
nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực . Một bộ phận lớn lao
đông nông nghiệp đã được thu hút vào các doanh nghiệp và thích ứng với
phương thức sản xuất công nghiệp . Sự phát triển của kinh tế tư nhân không chỉ
góp phần tạo việc làm , mà còn có tác dụng thúc đẩy nhanh sự dịch chuyển cơ
cấu lao động vốn đang rất mất cân đối ở nước ta hiện nay .
-Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế . Tính đến cuối năm 2003 , kinh tế tư nhân đóng góp khoảng
8% GDP . Tuy nhiên , theo các nhà kinh tế thì con số thực tế còn lớn hơn
nhiều .Trong thực tế , nhiều hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ đã không
trực tiếp đứng tên trong một số hoạt động giao dịch hoặc uỷ thác cho các doanh
nghiệp nhà nước hoặc các kênh khác ở các khâu cuối cùng của quy trình sản
xuất.
Trong những năm gần đây , khu vực kinh tế tư nhân có tốc đọ tăng trưởng
rất nhanh , góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước . Trong 4
năm (2000-2003),tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân trong
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
công nghiệp đạt mức 20% năm . Trong nông nghiẹp , khu vực kinh tế tư nhân đã
có đóng góp đáng kể trong trồng trọt , chăn nuôi và đặc biệt là trong các nghành
chế biến , xuất khẩu . Nhờ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân , cơ cấu
kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuât hàng
hoá , đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
-Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách , theo số liệu thống kê
của Bộ Thương mại , đến năm 2002 , khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng
góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Kinh tế tư nhân là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới , mở rộng
thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường

xuất khẩu về một số mặt hang quan trọng . Ở một số địa phương , kinh tế tư
nhân là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu (Hà Giang : 60% , Bình Thuận :
45% , Quãng Ngãi : 34%).
-Đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh vào ngân sách nhà nước đang
có xu hướng tăng nhanh , từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002 .
Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt
103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001 . Ngoài ra , khu vực kinh tế tư
nhân còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách như thuế môn bài , VAT trong
nhập khẩu và các khoản phí khác .
Ở một số địa phương , đóng góp của doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ
trọng rất lớn trong ngân sách . Chẳng hạn ở thành phố Hồ Chí Minh khoảng
15% , Tiền Giang 24% , Đồng Tháp 16% , Gia Lai 22% , Quảng Nam 22% ,
Bình Định 33% ,.v.v…
-Khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các
nguồn vốn đầu tư xã hội . Tính đến cuối năm 2003 , đầu tư của khu vực kinh tế
tư nhân chiếm 27% tổng đầu tư xã hội của Việt Nam (khoảng 10 tỷ USD) , cao
hơn tỷ trọng đầu tư của doanh ngiệp nhà nước . Vốn đầu tư của các doanh ngiệp
dân doanh đã đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế
địa phương . Chẳng hạn , năm 2002 đầu tư của doanh nghiệp dân doanh ở thành
phố Hồ Chí Minh đã chiếm 38% tổng số vốn đầu tư xã hội trên địa bàn , cao hơn
tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và ngân sách hợp lại (36,5%) .
-Khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng xây dựng môi trường kinh
doanh , thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN , đẩy
nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế , xoá đói giảm nghèo .
Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là nhân tố chủ yếu tạo môi trường
cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế , phá bỏ dần tính độc quyền của một số
doanh nghiệp nhà nước . Cơ chế thị trường ngày càng thích ứng hơn với cơ chế
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kinh tế mới . Các loại thị trường mới bắt đầu hình thành và phát triển (thị trường

hàng hoá-dịch vụ ,thị trường lao động , thị trường vốn , thị trường bất động sản ,
thị trường khoa học và công nghệ ) . Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước
ta sẽ không thể thực hiên nếu không có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân.
4/ Một số hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân :
Một là , hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta
mới được thành lập , hơn 90% là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ , kinh
nghiệm và năng lực cạnh tranh thấp nên dễ bị tổn thương Theo số liệu của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam , hơn 61% doanh nghiệp mới
thành lập thiếu nguồn lực cơ bản như vốn , năng lực quản lý , thị trường , đất
đai, khó tiếp cận với nguồn cung ứng hỗ trợ .
Hai là , khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta nhìn chung năng lực cạnh tranh
thấp , trình độ công nghệ và năng lực quản lý kém .
Ba là , các doanh nghiệp tư nhân mới chủ yếu tập trung kinh doanh trong
các ngành thương mại và dịch vụ sơ cấp . Số lượng doanh nghiệp trong các
ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ cao cấp còn rất ít .
Bốn là , kinh tế tư nhân , nhất là doanh nghiệp , mới tập trung phát triển ở
một số thành phố lớn . Trong khi đó , ở nhiều vùng nông thôn , miền núi …hầu
như có rất ít doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân .
Năm là , nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định
của pháp luật về lao động , hợp đồng lao động , chế độ bảo hiểm , tiền lương ,
tiền công , bảo hộ lao động , giờ làm việc…đối với người lao động . Nguyên
nhân của tình trạng này xuất phát từ cả phía chủ doang nghiệp lẫn người lao
động :
-Từ chủ doanh nghiệp , hoặc là không biết (do thiếu thông tin , trình độ
thấp) , hoặc do biết mà không thực hiện (do tính răn đe của luật không nghiêm
hoặc không có chế tài cụ thể để thực hiện luật ) .
-Từ người lao động ,hoặc là không biết (do trình độ thấp ,do thiếu thông
tin) , hoặc do biết nhưng không dám đòi hỏi .
Sáu là , một số doanh nghiệp , hộ kinh doanh cá thể vi phạm pháp luật ,
trốn lậu thuế , kinh doanh trái phép , chưa thực hiện đúng Luật doanh nghiệp và

các quy định về đăng kí kinh doanh .
Bảy là , quản trị nội bộ của nhiều doanh nghiệp còn yếu kém, bất cập như:
thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh , chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo
tài chính theo quy định .
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

×