Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.24 KB, 7 trang )

Thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học
môn lịch sử
Trước xu thế đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực hóa
các họat động nhận thức của học sinh, nhiều giáo viên đã mạnh dạn tìm tòi và đã cố gắng
tiến hành thiết kế BTNT để vận dụng trong quá trình giảng dạy. Tất nhiên trong quá trình
thiết kế BTNT họ cũng gặp không ít khó khăn. Để có thể khắc phục được những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thiết kế BTNT, Tập san Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk
xin giới thiệu phần lược trích sáng kiến kinh nghiệm của Thầy Hồ Sỹ Tuệ, giáo viên Lịch
sử trường THPT Ngô Gia Tự.
I. NỘI DUNG
1. Phương pháp thiết kế bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử trường trung học
phổ thông (THPT).
- Để thiết kế một BTNT, qua đó giúp học sinh nắm được, lĩnh hội được nội dung chính,
những sự kiện cơ bản của một bài, chương hay của một khóa trình lịch sử người dạy phải
biết thiết kế bài tập.
- Trước hết, chúng ta phải xác định mục đích, yêu cầu và nội dung chính của bài học hoặc
của một chương, một khóa trình. Việc xác định mục đích, yêu cầu phải gắn với mục tiêu
giáo dục đã được đặt ra.
- Trong thực tế, nội dung của một khóa trình dạy học nó được tạo thành bới các yếu tố:
mục đích, nội dung, người dạy và phương pháp truyền thụ. Xác định được mục đích, nội
dung chính của bài, chương, hay của một khóa trình lịch sử; cho phép chúng ta thiết kế
được một bai ftập sát hợp với đối tượng, của chủ thể nhận thức. Lịch sử xã hội loài người
diễn ra quanh co khúc khỉu, với nhiều sự kiện chồng chéo, do đó bài tập nhận thức sẽ tạo
cho học sinh cơ hội nắm bắt được sự kiện chính, cơ bản và chính xác.
Rõ ràng BTNT phải phản ánh được nội dung chính của bài mới đem lại hiệu quả giáo dục
cao. Nghĩa là trước khi thiết kế BT, chúng ta nhất thiết phải xác định được nội dung
chính của bài học. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải nắm được các loại bài tập để vận dụng
cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Bấy giờ chúng ta lấy khóa trình lịch sử cận đại thế giới Sách giáo khoa 11 ban nâng cao
để xác định những nội dung chính của khóa trình lịch sử đó.
Có thể xác định được nội dung chính yếu cần đạt được trong khóa trình trên ổ các điểm


sau:
Cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
Tuy các cuộc cách mạng diễn ra ở những mức độ và hình thức khác nhau và chúng không
có thể đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động nhưng bản
thân các cuộc cách mạng đó đã làm được cái việc lớn lao - lật đổ chế độ phong kiến đã
mục ruỗng, đang cản trở lực lượng sản xuất và tiến bộ lịch sử loài người.
Trên đống tro tàn đổ nát với một chuyền quân chủ chuyên chế trước đây, nay giai cấp tư
sản đã tạo dnựg một thiết chế nhà nước mới tiến bộ hơn - chế độ đại nghị dân chủ. Thành
quả lớn nhất của cách mạng tư sản là đã giải phóng được sức sản xuất tư bản chủ nghĩa
và cũng từ đó thúc đẩy sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp.
- Sự chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền (CNĐQ), những tiến bộ về kĩ thuật, việc sử
dụng những nguồn năng lượng mới đã tạo ra khả năng có thể xâydựng các ngành công
nghiệp với quy mô lớn. Quá trình cạnh tranh trên cũng đưa đến một hệ quả tất yếu là sự
phá sản các cơ sở sản xuất nhỏ, cùng với nó là tài sản sẽ tập trung vào tay một số nhà tư
bản lớn. Xu hướng tập trung sản xuất và tập trung tư bản đã dẫn đến sự ra đời các công ty
độc quyền dưới các hình thức: Các ten, xanh đi ca, tơ rớt. Sự cạnh tranh trong sản xuất,
sự cuất khẩu tư bản nó kéo theo sự xâm chiếm thuộc địa và tranh chấp thực địa của chủ
nghĩa thực dân Tất cả đó là dấu hiệu của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản do
cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và các tổ chức đảng công nhân là biểu hiện
sinh động sự phát triển của phong trào công nhân và là kết quả tất yếu trong sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản. Đúng như tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khắng định: "Chủ
nghĩa tư bản tự đào mồ chôn chính nó". Công xã Pa Ri (1871), cách mạng dân chủ tư sản
và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, là những minh chứng quan trọng về sự thắng lợi của
học thuyết C.Mác.
+ Sự phát triển của chủ nghĩa tư sản, sự xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đã
dẫn tới cuộc đấu tranh chống xâm lược của các dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la Tinh.
+ Sự phát triển rực rỡ của khoa học-kỹ thuật và văn học nghệ thuật thời cận đại
+ Cuộc đấu tranh thế giới lần thư nhất, là biểu hiện sinh động của sự phát triển không đều
của chủ nghĩa đế quốc, dẫn đến cuộc đấu tranh để chia lại thị trường thế giới.

2. Quy trình thiết kế bài tập nhận thức:
Nói nôm na, đây là các bước tiến hành thiết kế bài tập nhận thức, tức là trình tự tiến hành
thiết kế một bài tập. Tùy theo điều kiện khách quan, tính chủ quan của cá nhân chúng ta
có thể tiến hành theo các bước sau đây:
- Phân tích mục đích giáo dưỡng, giáo dục của bài học (phần này chúng ta thường xác
định trong mục tiêu của bài học: kiến thức, kĩ năng, tư tưởng tình cảm.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu khác có liên quan.
- Có thể nói đây là những"nguyên liệu" để tạo ra sản phẩm bài tập.
- Chúng ta còn phải dựa vào các yếu tố: Đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, tính
chất các loại bài học và cả phương pháp dạy học để thiết kế BT.
- Sau khi thiết kế xong, chúng ta còn phải kiểm tra lại BT, đồng thời xác định phương án
trả lời.
- Cuối cùng là phải xác định phương pháp sử dụng BTNT để đạt được hiệu quả cao nhất.
3. Phương pháp sử dụng BTNT.
Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn còn nhiều bất cập
như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải, về kết cấu các nội dung, về thời
lượng của chương trình. Tất cả các vấn đề đó đã gây không ít khó khăn cho việc dạy, học
lịch sử ở trường trung học phổ thống hiện nay. Túy vậy, việc vânh dụng BTNT phù hợp
sẽ đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học. Chúng ta có thể vận dụng BTNT trong các
trường hợp sau đây:
- Sử dụng BTNT đầu giờ học để tạo tình huống có vấn đề và đặt mục tiêu nhận thức cho
học sinh. Với trường hợp này thông qua bài học tại lớp học sinh có thể tự tìm lời giải
hoặc về nhà các em tự giải bài.
- Giáo viên đặt câu hỏi nhận thức, trong giờ dạy trùng với một phần kiến thức trong bài
để thay thế cho phần nội dung đó. Trường hợp này giáo viên hướng dẫn và cùng với học
sinh giải bài tập để các em chủ động trong khi tiếp thu kiến thức.
- Sử dụng bài tập vào tiết ôn tập để học sinh nắm vững được khái quát hóa nội dung của
quá trình lịch sử hoặc của một chương Bây giừo chúng ta cùng nhau thiết kế một số bài
tập cụ thể trong phần lịch sử thế giới cận đại.
4. Thiết kế một số bài tập.

* Bài tập số 1: Nói về sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh hồi thế kkỷ XVII, một
người đương thời kể rằng:"Trong một phòng làm việc rộng và dài có 200 công nhân làm
thuê trên 200 chiếc máy dệt, tất cả làm theo hàng bên cạnh mỗi người có một em nhỏ
ngồi chuẩn bị thoi dệt. Cùng lúc ở phòng khác có 100 người đàn bà đang chải len, một
phòng khác có 100 cô gái đang kéo sợi không ngừng tay; 50 người lựa len thô và tinh.
Một phòng khác có 50 người thợ nhuộm, 50 thợ in hoa lên vải.
- Qua lời kể trên, em hãy tự rút ra những điểm khác nhau giữa nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa với công trường thủ công thời trung đại?.
* Bài tập 2: (Thiết kế cho bài chiến tranh dành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ).
Trong tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1776 có đoạn viết:"Mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm. Quyền sống, quyền tự
do và mưu cầu hạnh phúc, bên cạnh đó tuyên ngôn cũng thừa nhận quyền lực của giai cấp
tư sản, của người da trắng không thủ tiêu chế độ nô lệ. Em có nhận xét gì về bản tuyên
ngôn này/.

* Bài tập 3: (Thiết kế cho bài cách mạng tư sản Pháp cuổi thế kỉ XVIII-lịch sử 11 ban
nâng cao).
Những chính sách mà phái Gia Cô Banh giải quyết cho quần chúng nhân dân, chính sách
nào dưới đây có ý nghĩa nhất đối với nông dân nghèo?.
+ Chia ruộng đất ra từng mảnh nhỏ và bán trả trong thời gian 10 năm.
+ Trả lại về việc cho nông dân sử dụng đất công bị lãnh chúa chiếm.
+ Xóa bỏ đặc quyền và phụ thu phong kiến.

* Bài tập 4: Vấn đề cuộc CM tư sản Pháp.
Cách mạng tư sản pháp (1789-1799) đạt đến đỉnh cao là thời chuyên chính dân chủ Gia
Cô Banh (Từ 2-6-1793 đến 27-7-11794). Vì sao thời kỳ này là đỉnh cao? Nguyên nhân
dẫn đến đỉnh cao?.

* Bài tập số 5: Vận dụng cho bài cách mạng tư sản Anh (Thế kỉ XVII).
Vì sao cách mạng tư sản Anh mang tính bảo thủ, còn cách mạng tư sản Pháp mạng tinh

triệt để hơn?.

* Bài tập 6: Thiết kế cho bài 7: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ (giữa thế
kỉ XIX).
Nửa đầu thế kỉ XIX, Nga là một nước phong kiến lạc hậu hơn so với các nước tư bản
phương tây;cũng là nước duy nhất không chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng năm 1848.
Bấy giờ Nga vẫn là nước phong kiến lạc hậu, quan hệ sản xuất phong kiến nông nô chiếm
địa vị thống trị do đó mâu thuẫn xã hôi trở nên sâu sắc.
Để đe dọa mâu thuẫn ấy và giữ vững ngai vàng của mình Nga Hoàng A Lếch Xan II đã kí
sắc lệnh giải phóng nông nô. Theo em, việc làm đó có lợi cho sự phát triển hay đất nước
không? Giải thích vì sao?.

* Bài tập số 7: Về học thuyết C.Mác.
Chủ nghĩa Mác do Mác và Ăng Ghen sáng lập vào giữua thế kỉ XIX được coi là một cuộc
cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người. Em hãy giải thích nhận định trên.
Chúng ta thực hành một bài cụ thể trong các bài tập đã nêu ở trên (Lấy bài số 1).
Nói về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh hồi thế kỉ XVII một người đương thời kể
lại rằng: "Trong một phòng làm việc có 200 công nhân làm thuê trên 200 chiếc máy dệt
tất cả làm theo hàng. Bên cạnh đó mỗi người có một em nhỏ ngồi chúẩn bị thoi dệt, cùng
lúc ở phòng khác có 100 người đần bà đang chải len, một phòng khác có 100 cô gái đang
kéo sợi không ngừng tay, 50 người ngồi lựa len thô và tinh. Một phòng khác có 50 người
thợ nhuộm, 50 người thợ in hoa lêm vải ".
Qua lời kể trên em hãy tự rút ra sự khác nhau giữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với
công trình thủ công thời trung đại?.
Chúng ta làm các bước như sau:
* Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung chính của bài: Bài 6 Cách mạng công nghiệp
nửa đầu thế kỉ XVIII-giữa thế kỉ XIX.
- Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước khác nó
củng cố và sự thắng lợi của phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Những thành tựu và hệ quả của cách mạng công nghiệp.

- Qua bài thấy được sự tiến bộ vượt bậc của LLSX-TBCN để từ đó học sinh thấy được vì
sao đảng ta dã và đang xác định đường lối CNH-HĐH để không ngừng học tập tu dưỡng
góp phần của mình trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- So với hình thức sản xuất trong công trình thủ công thời trung đại, hình thức sản xuất
trên tến bộ hơn và do đó năng xuất lao động cũng tăng lên rất nhiều lần. Công trình thủ
công thời trung đại đó là một đơn vị sản xuất trên cơ sở phân công lao động và kỹ thuật
làm bằng tay là chủ yếu. Nó tồn tại và phát triển ở các thành thị Tây Âu từ thế kỉ XVđến
thế kỉ XVII kỹ thuật sản xuất trong công trình thủ công kết hợp vừa băng tay vừa bằng
máy móc bước đầu có sự chuyên môn hóa, quan hệ sản xuất là chủ và thợ.
- Còn kiểu sản xuất theo lời kể trên hoàn toàn theo dây chuyền và đã chuyên môn hóa
hoàn toàn từ khâu chuẩn bị sợi, phân loại sợi, đệt và cả việc nhuộm cuối cùng là một sản
phẩm hoàn chỉnh có thể đưa ra thị trường tiêu thụ.
- Quan hệ sản xuất trong hình thức sản xuất trên là quan hệ giữa ngưỡi làm thuê (công
nhân) với nhà tư bản - quan hệ bóc lột sức lao động.
Rõ ràng sản xuất theo cách thức trên nó là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa khác so với cách
sản xuất trong công trình thủ công thời trung đại. Sản xuất trong công trình thủ công chỉ
là bước quá độ chuẩn bị cho việ chuyển sang giai đoạn sản xuất bằng máy móc của chủ
nghĩa tư bản ở thời kì sau.
- Sau cùng chúng ta liên hệ đến công cuộc công nghiệp hóa của nhà nước từ đó xác định
nhiệm vụ của học sinh trong sự nghệp CNH-HĐH hiện nay.
* Đã có phương án giải BT việc cuối cùng là chúng ta vận dụng để thực hành tại lớp.
Trên đây là một ví dụ trong quá trình chúng ta triển khai các bước thiết kế, sử dụng
BTNT trong giảng dạy bài cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX.
II. KẾT LUẬN
Bài tập nhận thức một khâu quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT.
Làm tốt công việc này chúng ta đã góp phần quan trọng đối với việc đổi mới phương
pháp giáo dục của hiện nay. Hiện nay việc dạy và học môn Lịch sử còn nhiều còn bàn cãi
ví như chương trình sách giáo khoa, thời lượng chương trình. Phần lớn nội dụng trong
SGK là nặng nề, có quá nhiều sự kiện nên học sinh không nhớ hết nội dung chính. Mặc
dù chương trình và SGK đã có tiến bộ nhưng lượng kiến thức phổ thông như vậy là quá

nặng, rườm rà.
Để khắc phục phần nào những bất cập trên việc thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức góp
phần giúp người học lĩnh hội được kiến thức cơ bản từ đó hiểu được lịch sử. Tất nhiên để
thiết kế được bài tập nhận thức đòi hỏi tốn kém về thời gian và công sức của người dạy.
Nhưng chúng ta cũng phải làm tốt việc này mới có thể tạo cho học sinh một thói quen
trong quá trình học tập lịch sử.
Hồ Sỹ Tuệ - GV Lịch Sử
Trường THPT NGô Gia Tự

×