Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

giáo trình mô đun chăm sóc thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 100 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHĂM SÓC THỎ

MÃ SỐ : MĐ06
NGHỀ : NUÔI DÊ, THỎ
Trình độ : Sơ cấp nghề
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN :
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU : MĐ06
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây phong trào nuôi dê, thỏ ở Việt Nam phát triển
mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt dê, sữa dê và thịt thỏ. Giá trị dinh
dưỡng của thịt dê, sữa dê và thịt thỏ lại cao hơn so với một số loài vật nuôi khác.
Hơn nữa chăn nuôi dê, thỏ vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật
liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Dê, thỏ là loài vật
rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phế
phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá thành sản phẩm lại cao vì
người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản. Xuất phát từ nhu cầu trên việc phát
triển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết.
Giáo trình nuôi dê, thỏ đã được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm rút ra
từ đào tạo và thực tế, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình một cách khoa học, hệ
thống và cập nhật những kiến thức và kỹ năng thực tiễn phù hợp với đối tượng là lao
động nông thôn.
Giáo trình nuôi dê, thỏ là tài liệu sử dụng giảng dạy, học tập và tham khảo
cho giáo viên, học sinh các cơ sở dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn.
Nội dung giáo trình mô đun chăm sóc thỏ gồm có 7 bài :


Bài 1 : Chuồng trại nuôi thỏ
Bài 2 : Vận động cho thỏ
Bài 3 : Phân đàn, ghép đàn
Bài 4 : Phối giống cho thỏ
Bài 5 : Đỡ đẻ cho thỏ
Bài 6 : Phòng bệnh cho thỏ
Bài 7 : Phòng, trị một số bệnh cho thỏ
Tập thể đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên soạn chương trình,
giáo trình dạy nghề song còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong muốn
nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn
đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Danh Phương. Chủ biên
2. Lê Công Hùng. Thành viên
3. Lâm Trần Khanh. Thành Viên
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
MÔ ĐUN CHĂM SÓC THỎ 1
Bài 1 : CHUỒNG TRẠI NUÔI THỎ 1
A. Nội dung : 1
1.1. Chọn vị trí đặt chuồng nuôi 1
1.2. Xác định hướng chuồng 2
1.3. Xác định kiểu chuồng 2
1.3.1. Kiểu chuồng nuôi thỏ hộ gia đình 2
1.3.2. Kiểu chuồng nuôi thỏ trang trại 4
1.4. Xác định diện tích lồng, chuồng nuôi 4
1.5. Xác định dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi 8

1.5.1. Máng thức ăn tinh 8
1.5.2. Máng thức ăn xanh 9
1.5.3. Máng uống 10
1.5.4. Ổ đẻ 11
1.5.5. Các dụng cụ khác 12
1.6. Xác định khu vực xung quanh chuồng nuôi 13
1.7. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 13
1.7.1. Vệ sinh thường xuyên 13
1.7.2. Vệ sinh định kỳ 14
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 14
C. Ghi nhớ : 16
Bài 2 : VẬN ĐỘNG CHO THỎ 17
A. Giới thiệu quy trình cho thỏ vận động 17
B. Các bước tiến hành: 18
2.1. Xác định thời điểm vận động 18
2.2. Chuẩn bị điều kiện vận động 18
2.3. Cho thỏ vận động 18
2.4. Chăm sóc răng, móng cho thỏ 19
2.5. Kiểm tra và chăm sóc sức khoẻ của thỏ 19
2.5.1. Đo thân nhiệt 19
2.5.2. Đếm nhịp thở 19
2.5.3. Đếm nhịp đập tim mạch 19
2.5.4. Tiêm thỏ 19
2.5.5. Cho thỏ uống thuốc 20
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 21
D. Ghi nhớ 22
Bài 3 : PHÂN LÔ, PHÂN ĐÀN 23
A. Nội dung : 23
3.1. Phân lô, phân đàn theo tuổi 23
3.2. Phân lô, phân đàn theo khối lượng cơ thể 23

3.3. Phân lô, phân đàn theo tính biệt 23
3.4. Phân lô, phân đàn theo hướng sản xuất 23
3.5. Bắt giữ thỏ 24
3.6. Phân biệt thỏ đực, thỏ cái 24
3.7. Vận chuyển thỏ 26
3.8. Ghi chép sổ sách theo dõi 26
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 26
C. Ghi nhớ 28
Bài 4 : PHỐI GIỐNG CHO THỎ 29
A. Giới thiệu quy trình phối giống cho thỏ 29
B. Các bước tiến hành: 30
4.1. Đặc điểm động dục 30
4.2. Xác định thời điểm phối giống 31
4.3. Kỹ thuật phối giống 31
4.4. Theo dõi kết quả phối giống 33
4.5. Khám thai thỏ 34
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 34
D. Ghi nhớ 36
Bài 5 : ĐỠ ĐẺ CHO THỎ 37
A. Giới thiệu quy trình đỡ đẻ cho thỏ 37
B. Các bước tiến hành: 37
5.1. Biểu hiện của thỏ sắp đẻ 37
5.2. Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ và thuốc thú y 38
5.3. Theo dõi quá trình thỏ đẻ 38
5.4. Hộ lý chăm sóc thỏ mẹ và thỏ con 39
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 40
D. Ghi nhớ 41
Bài 6 : PHÒNG BỆNH CHO THỎ 42
A. Nội dung : 42
6.1. Kiểm tra sức khỏe cho thỏ 42

6.2. Phòng bệnh bằng vacxin 42
6.3. Phòng bệnh bằng thuốc 43
6.4. Vệ sinh phòng bệnh cho thỏ 44
6.5. Chống dịch khi có dịch xảy ra 45
6.5.1. Chống dịch 45
6.5.2. Chữa trị bệnh thỏ 46
6.6. Kiểm tra theo dõi sau khi phòng bệnh 46
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46
C. Ghi nhớ 48
Bài 7 : PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH CHO THỎ 49
A. Nội dung : 49
7.1. Bệnh Bại huyết thỏ 49
7.1.1. Nguyên nhân 49
7.1.3. Bệnh tích 50
7.1.4. Chẩn đoán bệnh 55
7.1.5. Biện pháp phòng, trị bệnh 55
7.2. Bệnh Tụ huyết trùng thỏ 58
7.2.1. Nguyên nhân 58
7.2.2. Triệu chứng 58
7.2.3. Bệnh tích 59
7.2.4. Chẩn đoán bệnh 59
7.2.5. Biện pháp phòng, trị bệnh 59
7.3. Bệnh Tụ cầu trùng thỏ 59
7.3.1. Nguyên nhân 59
7.3.2. Triệu chứng 59
7.3.3. Bệnh tích 60
7.3.4. Chẩn đoán bệnh 60
7.3.5. Biện pháp phòng, trị bệnh 60
7.4. Bệnh viêm ruột truyền nhiễm 61
7.4.1. Nguyên nhân 61

7.4.2. Triệu chứng 61
7.4.3. Bệnh tích 61
7.4.4. Chẩn đoán bệnh 61
7.4.5. Biện pháp phòng, trị bệnh 61
7.5. Bệnh ghẻ thỏ 62
7.5.1. Nguyên nhân 62
7.5.2. Triệu chứng 63
7.5.3. Chẩn đoán bệnh 63
7.5.4. Biện pháp phòng, trị bệnh 63
7.6. Bệnh cầu trùng 64
7.6.1. Nguyên nhân 64
7.6.2. Triệu chứng 65
7.6.3. Bệnh tích 65
7.6.4. Chẩn đoán bệnh 65
7.6.5. Biện pháp phòng, trị bệnh 65
7.7. Bệnh đau bụng ỉa chảy 67
7.7.1. Nguyên nhân 67
7.7.2. Triệu chứng 67
7.7.3. Chẩn đoán bệnh 67
7.7.4. Biện pháp phòng, trị bệnh 67
7.8. Bệnh bại liệt 67
7.8.1. Nguyên nhân 67
7.8.2. Triệu chứng 68
7.8.3. Biện pháp phòng, trị bệnh 68
7.9. Bệnh cảm nóng 68
7.9.1. Xác định nguyên nhân 68
7.9.2. Triệu chứng 68
7.9.3. Cách cấp cứu 68
7.10. Bệnh viêm tuyến vú, viêm núm vú 68
7.10.1. Nguyên nhân 68

7.10.2. Triệu chứng 68
7.10.3. Biện pháp phòng, trị bệnh 69
7.11. Bệnh viêm mắt 69
7.11.1. Nguyên nhân 69
7.11.2. Triệu chứng 69
7.11.3. Biện pháp phòng, trị bệnh 69
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 70
C. Ghi nhớ 72
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 73
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 73
II. Mục tiêu : 73
III. Nội dung chính của mô đun : 73
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 74
4.1. Đánh giá bài thực hành 6.1.1: Khảo sát chuồng nuôi thỏ của một trại và một
hộ chăn nuôi thỏ tại cơ sở 74
4.2. Đánh giá bài thực hành 6.1.2: Lắp đặt một lồng nuôi thỏ và bố trí máng ăn,
máng uống cho thỏ 75
4.3. Đánh giá bài thực hành 6.1.3: Vệ sinh sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng
uống tại trại nuôi thỏ 75
4.4. Đánh giá bài thực hành 6.2.1: Cho thỏ vận động và chăm sóc răng, móng
cho thỏ tại một trại chăn nuôi thỏ hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức lớp học.
76
4.5. Đánh giá bài thực hành 6.2.2: Kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, tiêm thỏ và cho
thỏ uống thuốc tại một trại chăn nuôi thỏ hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức
lớp học 77
4.6. Đánh giá bài thực hành 6.3.1: Phân lô, phân đàn tại trại hoặc hộ gia đình
nuôi thỏ tại địa phương 78
4.7. Đánh giá bài thực hành 6.3.2: Bắt giữ, vận chuyển thỏ tại trại hoặc hộ gia
đình nuôi thỏ tại địa phương 78
4.8. Đánh giá bài thực hành 6.3.3: Phân biệt thỏ đực, thỏ cái tại trại hoặc hộ gia

đình nuôi thỏ tại địa phương 79
4.9. Đánh giá bài thực hành 6.4.1: Theo dõi phát hiện động dục và xác định thời
điểm phối giống cho thỏ 80
4.10. Đánh giá bài thực hành 6.4.2: Phối giống cho thỏ 81
4.11. Đánh giá bài thực hành 6.4.3: Ghi chép kết quả phối giống và khám thai
thỏ 81
4.12. Đánh giá bài thực hành 6.5.1: Theo dõi các biểu hiện của thỏ sắp đẻ tại một
trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 82
4.13. Đánh giá bài thực hành 6.5.2: Chuẩn bị chuồng nuôi, ổ đẻ, lót ổ và thuốc
thú y trước khi thỏ đẻ tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 83
4.14. Đánh giá bài thực hành 6.5.3: Theo dõi thỏ đẻ và hộ lý chăm sóc thỏ mẹ và
thỏ con sơ sinh tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 83
4.15. Đánh giá bài thực hành 6.6.1: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, máng ăn,
máng uống và thức ăn, nước uống cho thỏ tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 84
4.16. Đánh giá bài thực hành 6.6.2: Tiêm vắc-xin, dùng thuốc phòng bệnh cho
thỏ tại cơ sở sản suất hoặc hộ gia đình 85
4.17. Đánh giá bài thực hành 6.6.3: Phân biệt thỏ khỏe và thỏ bệnh tại trại hoặc
hộ gia đình nuôi thỏ 86
4.18. Đánh giá bài thực hành 6.7.1: Tháo lắp và cách sử dụng một số dụng cụ thú
y (Bơm tiêm, nhiệt kế, ống nghe,…) 86
4.19. Đánh giá bài thực hành 6.7.2: Chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh
truyền nhiễm ở thỏ tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức học 87
4.20. Đánh giá bài thực hành 6.7.3: Chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh ký
sinh trùng ở thỏ tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức học 88
4.21. Đánh giá bài thực hành 6.7.4: Chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh
không lây ở thỏ tại trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ nơi tổ chức học 89
V. Tài liệu tham khảo 90
1
MÔ ĐUN CHĂM SÓC THỎ
Mã mô đun : MĐ06

Giới thiệu mô đun :
+ Mô đun 6: Chăm sóc thỏ với tổng số giờ là 84 giờ, trong đó có 12 giờ lý
thuyết, 64 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các
kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuồng trại nuôi thỏ; vận
động cho thỏ; Phân đàn, ghép đàn; phối giống cho thỏ; đỡ đẻ cho thỏ; phòng và trị
bệnh cho thỏ đạt chất lượng và hiệu quả. Mô đun này được giảng dạy theo phương
pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá
bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành.
Bài 1 : CHUỒNG TRẠI NUÔI THỎ
Mã bài: MĐ 06-01
Mục tiêu :
- Hiểu được các bước công việc trong việc chuẩn bị chuồng trại nuôi thỏ.
- Thực hiện được các bước công việc trong việc chuẩn bị chuồng trại nuôi thỏ.
A. Nội dung :
1.1. Chọn vị trí đặt chuồng nuôi
Hình 6.1.1. Chuồng nuôi gần gốc cây Hình 6.1.2. Chuồng nuôi tập trung
2
- Vị trí chuồng nuôi thỏ phải đảm bảo thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ, chống
được gió lùa, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, thuận tiện quét dọn vệ sinh và thoát
được phân rác dễ dàng.
- Chuồng nuôi thỏ có thể đặt ở dưới gốc cây có bóng mát, ở ngoài vườn, đầu
nhà có mái che chống được mưa nắng, hoặc có thể tận dụng các gian nhà trống để
đặt chuồng nuôi thỏ.
- Chú ý không nên đặt lồng thỏ trong chuồng lợn, chuồng gà… dễ bị lây
nhiễm bệnh và ô nhiễm các chất thải của chúng.
- Vị trí đặt chuồng cần có không gian ngoài chuồng để cho thỏ vận động. Một
ngày thỏ cần được ra ngoài chuồng ít nhất là vài giờ để chạy nhảy tìm kiếm và chơi
đùa với thỏ khác.
1.2. Xác định hướng chuồng
- Chọn hướng chuồng sao cho tránh được gió lùa, giá lạnh vào mùa đông và

ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mùa hè.
- Ở miền Bắc nên chọn hướng đông nam.
1.3. Xác định kiểu chuồng
1.3.1. Kiểu chuồng nuôi thỏ hộ gia đình
Hình 6.1.3a. Chuồng nuôi kiểu hộ gia đình
- Các hộ gia đình nếu nuôi từ 20 - 30 con thì có thể thiết kế lồng chuồng với
kích thước khoảng một vài mét vuông đặt ở góc vườn, hoặc một diện tích đầu hồi
3
nhà. Dù chọn vị trí nào thì vẫn phải đảm bảo cao ráo, không ẩm thấp, không ô
nhiễm môi trường và không quá xa nhà để dễ chăm sóc và bảo vệ thỏ.
4
Hình 6.1.3b. Các kiểu chuồng hộ gia đình
- Các loại nguyên vật liệu làm chuồng có thể sử dụng tranh, tre, nứa, lá dễ
tìm kiếm và rẻ tiền. Nếu hộ nào có điều kiện thì nên làm bằng gỗ và lợp bằng ngói.
Cho dù làm bằng nguyên vật liệu phải đảm bảo được các điều kiện sau :
+ Chuồng che chắn được mưa, nắng
+ Mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
+ Ánh sáng mặt trời không bị ánh xuyên thẳng vào lồng nuôi thỏ
+ Cường độ chiếu sáng vừa phải (không để quá sáng).
+ Khô ráo, thoáng mát, không bị gió lùa.
+ Dễ dàng vệ sinh lồng chuồng
1.3.2. Kiểu chuồng nuôi thỏ trang trại
Hiện nay một số gia đình đã chuyển sang nuôi thỏ với qui mô lớn (mô hình
trang trại). Thiết kế chuồng trại nuôi thỏ phải thoáng, có ánh nắng buổi sáng chiếu
vào, dễ chăm sóc và làm vệ sinh, có rào chắn tránh chuột và mèo cắn hại.
Hình 6.1.4. Kiểu chuồng nuôi thỏ trang trại
1.4. Xác định diện tích lồng, chuồng nuôi
- Kích thước lồng kiểu hộ gia đình :
Lồng chuồng thiết kế hình hộp chữ nhật nằm ngang :
+ Chiều cao lồng 40 - 50 cm

+ Chiều dài lồng 90 - 100 cm
+ Chiều rộng (sâu) 60 cm
5
Lồng làm một tầng nên làm nắp mở mặt trên. Lồng 2 tầng làm nắp mở phía
trước.
Có thể làm lồng 2 ngăn liền một khối có 4 chân, lồng cao 50 - 60 cm. Mỗi
ngăn nên nhốt 5 - 6 con sau cai sữa đến vỗ béo hoặc 2 thỏ hậu bị giống hoặc 1 thỏ
giống sinh sản.
Hình 6.1.5. Lồng nuôi thỏ 1 tầng
Nếu diện tích chật hẹp thì có thể làm lồng 2 tầng, cửa mở phía trước, dưới đáy
tầng trên có khay hứng phân.
6
Hình 6.1.6. Lồng nuôi thỏ 2 tầng
- Kích thước lồng kiểu trang trại.
Thường được làm bằng lưới sắt có giàn đỡ bằng sắt (inox) hoặc bằng gỗ có
phủ một lớp sơn, cao cách mặt đất trên 0,6 m.
+ Lồng có kích thước 2 x 0,7 x 0,5 m nuôi được 10 con thỏ giai đoạn từ 6
tuần đến 4 tháng tuổi.
+ Lồng có kích thước 0,7 x 0,5 x 0,5 m nuôi được 1 thỏ trưởng thành > 4
tháng tuổi.
Để tiết kiệm diện tích nền chuồng có thể làm chuồng 2 hoặc 3 tầng, dưới mỗi
đáy lồng có lưới hứng phân và được quét dọn hàng ngày đảm bảo vệ sinh cho thỏ.
Có thể áp dụng tự động hóa vào việc nuôi thỏ, nhưng chi phí cao.
- Kích thước cụ thể một số loại lồng :
+ Lồng nuôi nhốt riêng từng con : Kích thước lồng 0, 6 x 0,7 x 0,8 m
Giống thỏ khối lượng lớn : 0,81 - 1,0m
2
(0,9 x 0,9 m hoặc 1,0 x 1,0 m)
Giống thỏ có khối lượng trung bình : 0,61 - 0,80 m
2

Giống thỏ có khối lượng nhỏ : 0,45 - 0,6 m
2
+ Lồng nuôi thỏ cái nuôi con : Kích thước lồng 0,6 x 0,7 x 1,0 m
Nuôi được 1 thỏ mẹ và 10 thỏ con đến cai sữa. mỗi thỏ con tương ứng 2,0 dm
2
Giống thỏ khối lượng lớn : 1,5 m
2
Giống thỏ có khối lượng trung bình : 1,2 m
2
Giống thỏ có khối lượng nhỏ : 0,8 m
2
+ Lồng nuôi thỏ thịt : Kích thước lồng 0,7 x 1,5 x 0,5 m cho 10 thỏ thịt.
7
Hình 6.1.7. Lồng nuôi thỏ
- Vật liệu làm lồng :
+ Khung lồng được làm bằng gỗ bào nhẵn và sơn để sử dụng lâu dài và tiện
cho vệ sinh hoặc có thể làm bằng sắt và sơn.
+ Xung quanh lồng đóng lưới sắt, kích thước lỗ lưới 1,25x1,25 cm đối với
lồng thỏ con, 1,25x2 cm đối với thỏ lớn, tuy nhiên có thể làm bằng song gỗ.
+ Đáy lồng chuồng : Là một trong những chi tiết quan trọng nhất vì nó tiếp
xúc trực tiếp đến thỏ, là điều kiện giữ vệ sinh để chồng ô nhiếm lây lan mầm bệnh
và gây bệnh. Đáy lồng phải nhẵn phẳng, êm, không để đầu đinh, mối buộc hoặc vật
liệu làm lồng nhô lên mặt đáy dễ làm xây xát da, loét gan bàn chân. Đáy lồng phải
có khe hở, lỗ thoát phân, nước tiểu dễ dàng, ít thấm nước và tháo ra, lắp vào được.
Ở hộ gia đình làm thanh tre, gỗ bào nhẵn bản rộng 1,4 -1,5 cm, đóng thành
phên có khe hở 1,25 cm. Nếu đáy làm bằng lưới thép mắt cáo thì thép có đường
kính 2,5 mm, lỗ lưới rộng 1,25x1,25 cm.
8
Hình 6.1.8. Lưới đáy và phên đáy lồng
1.5. Xác định dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi

1.5.1. Máng thức ăn tinh
Máng thức ăn tinh có thể làm bằng vật liệu khác nhau như sành sứ, xi măng,
nhựa, gỗ, tôn, sắt. Nếu làm bằng vật liệu nhẹ thì phải làm móc hoặc dây buộc gá
vào thành lồng phía trước để thỏ không làm lật đổ được. Kích thước máng ăn phù
hợp là hình khối hộp chữ nhật dài 35 - 40 cm để đủ chỗ cho cả đàn cùng ăn, nhưng
chỉ làm hẹp miệng khoảng 10 - 12 cm để thỏ không nằm vào máng ăn được, chiều
cao 6 - 8 cm. Miệng máng nên làm gờ hoặc uốn cong vào phía trong để tránh thỏ
bới thức ăn rơi ra ngoài.
9
Hình 6.1.9. Máng thức ăn tinh
Hình 6.1.10. Máng thức ăn tinh
1.5.2. Máng thức ăn xanh
Máng thức ăn xanh thường bó trí bên ngoài lồng để thỏ không kéo cỏ rơi
trong lồng. Có thể làm máng bằng tre, gỗ hay thanh sắt đặt máng cỏ đặt cách lồng
khoảng 10 cm, chiều dài phụ thuộc vào kích thước của lồng và chiều cao từ 3 - 4
cm tùy chiều cao của lồng, miệng máng cỏ tính từ vách lồng ra khoảng 20 cm, các
song của máng rộng khoảng 3 - 4 cm (nếu làm bằng song sắt thì rộng 2 cm).
Hình 6.1.11. Máng thức ăn xanh
10
1.5.3. Máng uống
Máng uống nước cho thỏ có thể làm bằng sành, sứ hoặc đổ xi măng hình chậu
cao 8 - 10 cm, miệng rộng 10 - 15 cm để thỏ không dẫm chân vào và không lật đổ
được. Để giữ vệ sinh được nước uống, có thể làm van nước bằng ống kim loại hoặc
thuỷ tinh dày cắm vào nút chai, nút can dốc ngược có giá giữ vào thành lồng để thỏ
hút liếm được nước hoặc làm khay nước có chai chứa nước dốc ngược.
Hình 6.1.12. Núm uống
11
Hình 6.1.13. Các loại máng uống
Hình 6.1.14. Cách bố trí máng ăn và máng uống
1.5.4. Ổ đẻ

Ổ đẻ phải đảm bảo ấm, kín gió, có bóng tối, mẹ vào cho con bú dễ dàng
thoải mái và đặc biệt phải chống được chuột vào ăn thỏ con. Ổ đẻ làm gỗ hoặc
bằng nhựa … đảm bảo chắc chắn, dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng. ổ đẻ là khối hộp
chữ nhật có kích thước dài 45 cm, rộng 30 cm, cao 25 cm. Mặt trên ổ đẻ được
12
đóng kín cố định một nửa, còn nửa đầu kia làm cửa ra vào của thỏ có nắp đậy
bằng lưới kim loại hoặc phên tre thưa 1,5 cm có thể mở đóng cơ động dễ dàng .
Với ổ đẻ này, thỏ con dưới 15 ngày tuổi không nhảy ra ngoài được, giảm tỉ lệ chết
do tác động bên ngoài.
Hình 6.1.15. Kích thước ổ đẻ
Hình 6.1.16. Ổ đẻ bằng nhựa và bằng gỗ
1.5.5. Các dụng cụ khác
- Hộp ẩn náu : Thỏ cần một chỗ ẩn náu trong chuồng nuôi để dấu mình khi cần
thiết. Các hộp gỗ hay hộp giấy các-tông đều có thể dung làm nơi ẩn náu cho thỏ.
Có thể cho thêm cỏ khô vào trong hộp để thỏ cảm thấy thoái mái và thích thú hơn.
- Đồ chơi : Thỏ cần có đồ chơi. Có thể cho vào chuồng thỏ nhiều vật khác
nhau như đồ chơi nhựa của trẻ con, ống cuộn giấy vệ sinh, sách cũ…cho thỏ chơi
và gặm nhấm.
13
1.6. Xác định khu vực xung quanh chuồng nuôi
- Khu vực xung quanh trại chăn nuôi phải có hàng rào, hàng rào có thể làm
bằng lưới sắt hoặc xây tường bao để bảo vệ và không cho các động vật khác vào
trại.
- Xung quanh chuồng nuôi nên tròng cây tạo bóng mát
- Cổng chính nên có hố sát trùng đổ dung dịch crezyl 3% hoặc vôi bột
- Trước của mỗi chuồng nuôi nên có một hố vôi bột
Hình 6.1.17. Hố sát trùng ở cổng chính Hình 6.1.18. Hố vôi bột cửa chuồng nuôi
Hình 6.1.19. Trồng cây xung quanh trại
1.7. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
1.7.1. Vệ sinh thường xuyên

Vệ sinh sạch sẽ là rất cần thiết đối với thỏ, do vậy chuồng thỏ phẩi dảm bảo
luôn được làm vệ sinh sạch sẽ. Phân thỏ thải ra hang ngày phải được thu dọn,
14
không được để chất đống dưới trong chuồng. Chú ý, không dùng các loại thuốc xịt
mùi không an toàn để vệ sinh chuồng thỏ vì dễ gây viêm đường hô hấp cho thỏ.
1.7.2. Vệ sinh định kỳ
Ngoài công việc vệ sinh hàng ngày ra, cần định kỳ sát trùng lồng chuồng,
máng ăn uống, để tiêu diệt vi trùng và ký sinh trùng tích tụ lâu ngày. Lịch sát
trùng tiêu độc như sau :
- Mỗi tuần sát trùng máng ăn, máng uống 2 lần
- Hai tuần sát trùng lồng chuồng, lưới cỏ 1 lần
- Mỗi quý phải quét dọn mặt bằng, rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng,
thuốc diệt ruồi muỗi một lần. Trước khi sát trùng cần phải quét dọn rửa sạch rồi
mới xử lý các biện pháp sát trùng như : dùng lửa bằng đèn khò hoặc bằng dẻ tẩm
dầu thiêu ; dùng nước vôi giội, ngâm ; dùng nước vôi tôi 10% hoặc dung dịch than
củi, tro bếp 20% đun sôi lọc kỹ để phun và ngâm sát trùng dụng cụ, chuồng nuôi.
Có thể dùng một dụng dịch gồm nước ấm và dấm trắng với tỷ lệ 1:1 và một ít xà
phòng để làm vệ sinh.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi :
- Nêu cách xác định vị trí và hướng chuồng nuôi thỏ ?
- Trình bày các kiểu chuồng nuôi thỏ hiện nay ?
- Mô tả cấu trúc và kích thước của các loại lồng nuôi thỏ ?
- Mô tả các loại dụng cụ nuôi thỏ hiện nay ?
- Trình bày cách bố trị khu vực xung quanh trại nuôi thỏ và phương pháp vệ
sinh sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
2. Các bài tập thực hành :
2.1. Bài thực hành số 6.1.1. Khảo sát chuồng nuôi thỏ của một trại và một hộ
chăn nuôi thỏ tại cơ sở.
- Mục tiêu: Khảo sát được chuồng nuôi tại cơ sở nuôi thỏ

- Nguồn lực: Chuồng nuôi, máng ăn, máng, dụng cụ chăn nuôi khác, giấy, bút
mầu, bút dạ, bút chì.
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận
nhiệm vụ được giao, thực hiện chuồng nuôi thỏ tại cơ sở nuôi thỏ.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
+ Vị trí chuồng nuôi
+ Kiểu chuồng nuôi
15
+ Kích thước chuồng nuôi
+ Dụng cụ làm lồng chuồng
+ Máng ăn, máng uống
+ Nền chuồng nuôi
+ Hệ thống rãnh thoát nước thải
+ Khu vực xung quanh chuồng nuôi
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định
đúng vị trí, kết cấu lồng chuồng, vật liệu làm lồng chuồng, kích thước lồng chuồng,
máng ăn, máng uống, hệ thống cống rãnh, nền chuồng và cách bố trí khu vực xung
quanh chuồng nuôi.
2.2. Bài thực hành số 6.1.2. Lắp đặt một lồng nuôi thỏ và bố trí máng ăn,
máng uống cho thỏ.
- Mục tiêu: Lắp đặt và bố trí lồng nuôi, máng ăn, máng uống đúng yêu cầu kỹ
thuật.
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ và hộ gia đình nuôi thỏ, lồng nuôi thỏ, máng
ăn thước dây, bút mầu, thước kẻ, giấy bút.
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận
nhiệm vụ được giao, thực hiện lắp đặt lống nuôi và bố trí máng ăn, máng uống.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Xác định kiểu lồng
+ Xác định kích thước lồng

+ Lắp đặt khung lồng
+ Lắp đặt lưới xung quanh và đáy lồng
+ Lắp đặt cửa lồng
+ Lắp đặt máng ăn, máng uống
- Thời gian hoàn thành : 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định
các dụng cụ phương tiện cần thiết, thực hiện lắp đặt lồng và bố trí máng ăn, máng
uống đúng yêu cầu kỹ thuật. Kết quả lồng chuồng đạt tiêu chuẩn và chắc chắn.
2.3. Bài tâp thực hành số 6.1.3. Vệ sinh sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng
uống tại trại nuôi thỏ
- Mục tiêu: Chuồng nuôi, lồng nuôi, máng ăn và máng uống được vệ sinh sát
trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
16
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ (hộ gia đình), lồng nuôi thỏ, máng ăn, máng
uống, các loại dụng cụ nuôi thỏ, thuốc sát trùng, bình bơm, quần áo bảo hộ lao
động.
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận
nhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Vệ sinh sát trùng chuồng nuôi
+ Vệ sinh sát trùng lồng nuôi
+ Vệ sinh máng ăn
+ Vệ sinh máng uống
- Thời gian hoàn thành : 2 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định
các dụng cụ, phương tiện và hóa chất cần thiết, thực hiện vệ sinh sát trùng. Kết quả
đảm bảo sạch sẽ không còn mầm bệnh.
C. Ghi nhớ :
- Vị trí đặt chuồng phải đảm bảo khô ráo, ấm áp về mùa đông và thoáng mát
về mùa hè, không bị gió lùa, không gần nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Kiểu và kích thước lồng chuồng phải được thiết kế phù hợp với từng cơ sở.
- Dụng cụ chăn nuôi phải thuận tiện, dễ vệ sinh và rẻ tiền.
17
Bài 2 : VẬN ĐỘNG CHO THỎ
Mã bài: MĐ 06-02
Mục tiêu :
- Trình bày được các bước công việc trong việc vận động, chăm sóc răng
móng và kiểm tra sức khỏe cho thỏ.
- Thực hiện được các bước công việc trong việc vận động, chăm sóc răng
móng và kiểm tra sức khỏe cho thỏ.
A. Giới thiệu quy trình cho thỏ vận động
Bước 1: Xác định thời điểm vận động
Bước 2: Chuẩn bị điều kiện vận động
Bước 3: Cho thỏ vận động
Bước 5: Kiểm tra và chăm sóc sức
khoẻ của thỏ
Đo thân nhiệt
Đếm nhịp thở
Đếm nhịp đập tim mạch
Tiêm thỏ
Cho thỏ uống thuốc
Bước 4: Chăm sóc răng, móng

×