Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

giáo trình mô đun chăm tằm chín và thu hoạch kén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 52 trang )


̣
NÔNG NGHIÊ
̣
P VA
̀
PHA
́
T TRIÊ
̉
N NÔNG THÔN






GIO TRNH MÔ ĐUN
CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ
THU HOẠCH KÉN
MÃ SỐ: MĐ 07
NGHÊ
̀
: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM
Trnh độ: Sơ câ
́
p nghê
̀






2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 07

3
LỜI GIỚI THIỆU

Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề
trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều
vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao
hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm
cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%.
Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không cao,
cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể
thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ
nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng thƣờng xuyên
trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều
về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên
nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ
ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc lao
động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề đặc biệt

có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình
đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu
nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:

1) Giáo trình mô đun Trồng dâu
2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu
3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu
4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con
5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn
6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm
7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn,
hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy
nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận
đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện,
Trƣờng, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao
đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ
Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo
các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các

4
thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
để hoàn thành bộ giáo trình này.
Giáo trình “Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén” giới thiệu khái quát về
các loại né tằm; kỹ thuật xác định tằm chín, thời điểm cắt dâu, kỹ thuật cho tằm
lên né, kỹ thuật chăm sóc tằm khi lên né; kỹ thuật thu hoạch kén, phân loại kén,
đặc điểm các loại kén khuyết tật, kỹ thuật bảo quản kén.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng

tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
THAM GIA BIÊN SOẠN
1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc;
2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

5
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 3
BÀI 1: CHUẨN BỊ NÉ 8
1. Yêu cầu né tằm 8
1.1. Số lƣợng 8
1.2. Đặc điểm chất liê
̣
u la
̀
m ne
́
9
1.3. Kết cấu của né 9
2. Các loại né tằm 10

2.1. Né có chất liệu bằng tre (nứa) 10
2.1.1. Né tre (nứa) 10
2.1.2. Né Chandrikes Ấn Độ 11
2.1.3. Né hình W 12
2.1.4. Né hoa 13
2.2. Né bằng rơm 14
2.3. Né bằng cây dâu 15
2.4. Né bằng gỗ 15
2.5. Né làm bằng nhựa 16
3. Bảo quản, xử lý né trƣớc khi sử dụng 17
3.1. Bảo quản 17
3.2. Xử lý né trƣớc khi sử dụng 18
3.2.1. Xử lý né bằng ánh sáng mặt trời 18
3.2.2. Xử lý né bằng phƣơng pháp hóa học 18
BÀI 2: CHĂM SÓC TẰM CHÍN 20
1. Kỹ thuật xác định tằm chín 20
1.1. Quan sát hình thái cơ thể tằm 21
1.2. Quan sát động thái 22
1.3. Quan sát cách ăn 23
Bài 3: THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN KE
́
N 26
1. Thu hoạch kén tằm dâu 26

6
2. Xác định thời gian gỡ kén 26
2.1. Căn cứ vào thời gian 26
2.2. Căn cứ vào màu sắc của nhộng 27
3. Gỡ kén 29
3.1. Gỡ kén bằng tay 29

3.2. Gỡ kén bằng các dụng cụ khác 31
4. Phân loại kén 32
4.1. Mục đích của phân loại kén 32
4.2. Yêu cầu 32
5. Các đặc diểm chính của kén tằm dâu 32
5.1. Màu sắc 32
5.2. Hình dạng kén 32
5.3. Kích thƣớc kén 32
5.4. Độ cứng kén 33
5.5. Nếp nhăn vỏ kén 33
5.6. Trọng lƣợng kén 33
5.7. Trọng lƣợng vỏ kén 33
6. Các loại kén khuyết tật 33
7. Bảo quản và vận chuyển kén 37
7.1. Dụng cụ phƣơng tiện bảo quản và vận chuyển 37
7.2. Bảo quản kén 37
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 40

7
MÔ ĐUN: CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN
Mã mô đun: MĐ 07

Giời thiệu mô đun
Mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén là mô đun thuộc khối kiến
thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề
kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày các kỹ thuật chăm sóc
tằm chín và thu hoạch kén. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài
tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học
xong mô đun này, học viên có khả năng xây dựng đƣợc kế hoạch, quy trình
chăm sóc tằm chín; tính toán, lƣợng né cần dùng, khu vực đặt né phù hợp cho

quá trình chăm sóc, phù hợp yêu cầu ngoại cảnh của tằm; thực hiện đúng và đủ
các quy định trong khi bắt tằm lên né, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển sản
phẩm, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trƣờng.


8
BÀI 1: CHUẨN BỊ NÉ
Mã bài MĐ07–1

Trong sản xuất dâu tằm tơ, né là một dụng cụ không thể thiếu để tằm nhả tơ
làm kén. Né ảnh hƣởng trực tiếp khả năng làm tổ của tằm và chất lƣợng tơ kén.
Né không đúng qui cách làm cho tỷ lệ tằm đứng né cao, ngoài ra còn làm
tăng tỷ lệ kén dị hình, kén bẩn… Vì vậy, để nâng cao năng suất, chất lƣợng kén
ta cần chuẩn bị số lƣợng, loại né đúng qui cách.
Mục tiêu
 Xác định đƣợc số lƣợng và loại né phù hợp với từng loại giống tằm, quy
mô sản xuất và thời vụ nuôi tằm.
 Thực hiện tốt việc bảo quản, xử lý né trƣớc khi sử dụng và sắp xếp né
trong phòng né khoa học.
A. Nội dung
1. Yêu cầu né tằm
Né tằm là một dụng cụ đƣợc sử dụng thả tằm khi tằm đã chín, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho tằm làm tổ, nhả tơ kết kén.
Năng suất, chất lƣợng tơ kén phụ thuộc rất nhiều vào số lƣợng, chất lƣợng
né.
1.1. Số lƣợng
Số lƣợng né tằm ảnh hƣởng đến mật độ cho tằm lên né. Mật độ tằm lên né
dày hay thƣa đều có tác động không tốt đến sự nhả tơ kết kén của tằm.
Số lƣợng né cho tằm nhả tơ kết kén ít thì mật độ cho tằm lên né phải dày.
Mật độ dày sẽ tăng khả năng kết kén đôi. Đây là loại kén kém chất lƣợng, không

tốt cho việc ƣơm tơ.
Số lƣợng né nhiều, tằm lên né với mật độ thƣa, khoảng cách giữa các kén
rộng. Tằm nhả tơ kết kén với mật độ thƣa làm cho tơ, kén có chất lƣợng tốt.
Tuy nhiên, nếu cho tằm lên né với mật độ quá thƣa sẽ gây lãng phí vật tƣ,
số lƣợng né trong phòng nhiều, chiếm nhiều diện tích phòng cho tằm lên né lớn.
Từ đó, không tạo đƣợc độ thông thoáng phòng né.
Số lƣợng né tằm phụ thuộc vào loại né tằm, giống tằm, quy mô sản xuất và
mùa vụ nuôi tằm.
Hiện nay trong sản xuất có rất nhiều loại né tằm: né W, né rơm, né xoay, né
hoa, né làm bằng nhựa… Mỗi loại né có kích thƣớc khác nhau và có số lƣợng
tằm lên né khác nhau. Tùy từng loại né mà ta chuẩn bị số lƣợng né đủ cho tằm
nhả tơ kết kén.

9
Giống tằm ảnh hƣởng lớn đến số lƣợng né cần sử dụng cho tằm nhả tơ kết
kén:
 Giống lƣỡng hệ lên né với mật đô thƣa hơn so với giống tằm đa hệ. Vì
vậy, yêu cầu số né của tằm lƣỡng hệ phải nhiều hơn so với tằm đa hệ.
 Giống lƣỡng hệ lên né với mật độ thƣa hơn so với giống tằm lai. Do đó,
khi nuôi tằm lƣỡng hệ, ta phải chuẩn bị số lƣợng né cho tằm nhả tơ kết kén
nhiều hơn so với tằm lai.
Quy mô sản xuất là một trong những yếu tố cơ bản quyết định số lƣợng né
cần chuẩn bị:
 Nếu nuôi tằm với số lƣợng nhiều phải chuẩn bị số lƣợng né nhiều để đáp
ứng nhu cầu nhả tơ kết kén của tằm.
 Nếu nuôi tằm với số lƣợng ít, việc nuôi tằm chỉ mang tính nhỏ lẻ, thì số
lƣợng né cần chuẩn bị không đáng kể.
Số lƣợng né tằm còn phụ thuộc vào mùa vụ nuôi tằm. Mùa vụ nuôi tằm
quyết định mật độ cho tằm lên né, từ đó quyết định số lƣợng né cần chuẩn bị cho
tằm lên kết kén.

 Vào mùa nắng, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, phải cho tằm lên né với mật độ
thƣa. Do đó, số lƣợng né cần nhiều hơn để đáp ứng đƣợc mật độ cho tằm lên né
thích hợp.
Vào mùa mƣa, nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp, mật độ tằm lên né có thể dày hơn
mùa nắng. Vì vậy, số lƣợng né cần chuẩn bị ít hơn so với nuôi tằm vào mùa
nắng.
1.2. Đc đim chất liệu làm né
Chất liệu làm né có ảnh hƣởng đến khả năng nhả tơ kết kén của tằm cũng
nhƣ chất lƣợng của kén.
Cơ thể tằm chín dễ bị tổn thƣơng. Vì vậy, khi lựa chọn vật liệu làm né nên
chọn những vật liệu mềm, bề mặt nhám để tạo điều kiện thuận lợi cho tằm nhả
tơ.
Ẩm độ cao ảnh hƣởng đến chất lƣợng kén. Để hạn chế ẩm độ cao, tăng ẩm
độ phòng lên né và né tằm; đồng thời để tăng chất lƣợng kén thì vật liệu chọn
làm né phải có tính ít hút ẩm.
Chất liệu làm né bền, có thể sử dụng đƣợc nhiều lần, sử dụng lâu dài và
thuận tiện cho việc vệ sinh, xử lý khử trùng. Từ đó, giảm đƣợc chi phí sản xuất.
Hiện nay, vật liệu sử dụng làm né phổ biến là tre, gỗ, nhựa… Trong đó, né
làm bằng tre thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất.
1.3. Kết cấu của né
Kết cấu của né ảnh hƣởng đến dạng kén, chất lƣợng tơ và số lƣợng tằm lên
né.

10
Khi làm né phải sắp xếp nguyên liệu sao cho tằm có nhiều chỗ làm tổ nhất.
Nếu sắp xếp nguyên liệu làm né phù hợp thì số lƣợng tằm làm tổ trên một né
nhiều, giảm số lƣợng né, giảm chi phí sản xuất.
Né tằm có kết cấu thoáng khí để giảm ẩm độ. Vì ẩm độ ảnh hƣởng trực tiếp
đến quá trình nhả tơ kết kén của tằm.
Kết cấu của né tằm phải chắc chắn, không xộc xệch, không bị đổ ngã. Né

tằm không chắc chắn, bị đổ ngã sẽ ảnh hƣởng đến tằm. Tằm rơi xuống đất, bị
tổn thƣơng, ảnh hƣởng đến sự nhả tơ kết kén, chất lƣợng tơ kén giảm.
Né tằm đƣợc thiết kế sao cho tằm dễ làm tổ, dễ nhả tơ, hình thành kén. Một
số né tằm có kết cấu không thích hợp, tằm khó nhả tơ và ảnh hƣởng đến hình
dạng kén.
Kết cấu né tằm phải dễ gỡ, thuận lợi cho công việc thu hoạch kén, giảm thời
gian gỡ kén, giảm công lao động.
Diện tích né tằm vừa phải, rộng quá hay hẹp quá đều không tốt.
 Né tằm rộng quá, cồng kềnh, khó bảo quản. Đồng thời, né tằm rộng sẽ
gây khó khăn trong quá trình vận chuyển né, đảo né.
 Né tằm hẹp quá thì số lƣợng tằm lên một né ít, số lƣợng né cần chuẩn bị
phải nhiều. Từ đó, né cho tằm lên nhả tơ kết kén chiếm nhiều không gian trong
phòng lên né. Phòng lên né chật chội, khó khăn trong việc bảo quản, di chuyển
trong phòng.
2. Các loại né tằm
Hiện nay, trong sản xuất tơ kén có rất nhiều loại né khác nhau.
Mỗi loại né có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng, đáp ứng đƣợc yêu cầu
nhả tơ kết kén của từng loại tằm.
Vật liệu làm né tằm rất đa dạng. Vật liệu đƣợc sử dụng nhiều trong việc làm
né là: tre, gỗ, nhựa, rơm rạ
2.1. Né có chất liệu bằng tre (nứa)
Né làm bằng tre hoặc nứa đƣợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất tơ kén. Né
làm bằng tre gồm có né tre, né Chandrike, né hoa, né hình W
2.1.1. Né tre (nứa)
Né tre đƣợc sử dụng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Ƣu điểm của né tre:
 Vật liệu làm né mềm, thuận lợi cho việc gỡ kén.
 Né có nhiều điểm tựa, thuận lợi cho quá trình nhả tơ kết kén của tằm.



11


H07-1: Né tre

Nhƣợc điểm của né tre:
 Né không chắc chắn.
 Không chống né đƣợc.
 Phân tằm dính vào kén, ảnh hƣởng đến màu sắc kén.
2.1.2. Né Chandrikes Ấn Độ
Né Chandrike đƣợc làm bằng tre và sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ.
Né Chandrike đƣợc làm với đƣờng kính 1,2 m, trên tấm phên có những nẹp
tre đƣợc đan thành hình xoắn ốc cách nhau 5 – 6 cm.
Ƣu điểm của né Chandrikes:
 Vật liệu làm né mềm.
 Thuận lợi cho tằm nhả tơ kết kén.
 Tằm có nhiều điểm tựa để làm tổ.
 Thuận lợi khi gỡ kén.
 Né Chandrike dễ sát trùng.
 Điều chỉnh đƣợc mật độ tằm lên né.
Nhƣợc điểm của né Chandrikes:
 Số lƣợng tằm lên một né ít.
 Phân tằm dính trên né, dính vào kén, làm kén bị bẩn, biến màu, giảm
chất lƣợng kén.
 Tốn vật tƣ làm né.
 Chiếm nhiều diện tích nhà né, độ thông thoáng trong nhà để né kém.

12




H07-2: Né Chandrikes Ấn Độ

2.1.3. Né hình W
Né hình W đƣợc dùng phổ biến ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Né
hình W đan bằng tre, từng tấm đan của né đƣợc nối tiếp nhau nhƣ hình “W”.
Ƣu điểm né hình W:
 Né bền, sử dụng đƣợc lâu dài.
 Né có nhiều điểm tựa, thuận lợi cho tằm nhả tơ kết kén và gỡ kén.
 Né làm bằng tre, mềm, bền, sử dụng đƣợc nhiều lần.
 Né đƣợc làm chắc chắn, có khả năng chống đổ ngã.
 Số tằm lên một né nhiều, số lƣợng né cần chuẩn bị không cao, không
chiếm nhiều diện tích nhà tằm lên né.
 Né hình W dễ sát trùng.
Nhƣợc điểm né hình W:
 Không điều chỉnh đƣợc mật độ tằm đồng đều.
 Dễ hình thành kén đôi.
 Kén dễ bị bẹp do gỡ kén.



13


H07-3: Né hình W

2.1.4. Né hoa
Né hoa đƣợc làm bằng tre và sử dụng phổ biến ở Quảng Đông, Trung Quốc.
Ƣu điểm:
 Né có nhiều điểm tựa, thoáng, thích hợp cho tằm nhả tơ kết kén.

 Điều chỉnh đƣợc mật độ tằm lên né.
 Ít kén dị hình, hình dạng kén đẹp.
 Né bền, sử dụng đƣợc lâu dài và dễ vệ sinh sát trùng.



H07-4: Né hoa

14
Nhƣợc điểm:
 Thanh tre làm né cứng, khó khăn khi gỡ kén.
 Kén dễ bị bẹp do gỡ kén.
 Số lƣợng tằm lên một né ít, tốn nhiều né, chiếm nhiều diện tích phòng
lên né, không tạo đƣợc độ thông thoáng trong nhà tằm lên né.
2.2. Né bằng rơm
Né rơm là loại né đƣợc sử dụng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc. Ƣu và nhƣợc
điểm của né rơm:


a)

b)

c)
H07-5: Các loại né bằng rơm



15
Ƣu điểm:

 Nguyên liệu làm né dễ tìm.
 Né bằng rơm mềm, có nhiều điểm tựa, thuận lợi cho tằm lên né nhả tơ
kết kén.
 Tằm làm tổ nhanh, dạng kén đẹp, ít có kén dị hình hoặc kén kẹp né.
Nhƣợc điểm:
 Vật liệu làm né mềm, vì vậy công việc vệ sinh sát trùng né trƣớc khi cho
tằm lên làm tổ khó thực hiện.
 Tốn công lao động vì mỗi lần nuôi tằm là một lần làm né. Né làm bằng
rơm chỉ sử dụng đƣợc một lần.
2.3. Né bằng cây dâu
Hiện nay, né bằng cây dâu ít đƣợc sử dụng.Vì né có nhƣợc điểm:
 Trên né ít điểm tựa, gây khó khăn cho tằm khi tìm chỗ nhả tơ kết kén.
 Tằm lên né phải bò qua lại nhiều mới tìm đƣợc điểm tựa để làm tổ, gây
lãng phí tơ.
 Dạng kén không đẹp, có nhiều kén dị hình và kẹp né.
 Khó thực hiện việc vệ sinh sát trùng.
Tuy nhiên, né làm bằng cây dâu cũng có một số ƣu điểm sau:
 Né bằng cây dâu đơn giản, dễ làm.
 Né làm bằng cây dâu có thể sử dụng nhiều lần.
 Cho tằm lên né và gỡ kén đều thuận lợi.
 Công việc sát trùng né trƣớc và sau lứa nuôi dễ dàng.



H07-6: Tằm đang làm kén trên né bằng cây dâu


16
2.4. Né bằng gỗ
Né làm bằng gỗ đƣợc sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ, Trung Quốc. Loại né này

đƣợc dùng ở những nơi nuôi tằm tập trung, quy mô sản xuất lớn.



H07-7: Né làm bằng gỗ

Ƣu điểm:
 Có nhiều điểm tựa, tằm dễ nhả tơ kết kén, tằm làm tổ nhanh.
 Dạng kén đẹp, đồng đều, ít kén đôi.
 Né bằng gỗ dễ vệ sinh sát trùng.
Nhƣợc điểm:
 Chi phí làm né cao hơn so với các loại né khác.
 Vật liệu làm né cứng, thời gian gỡ kén lâu.
2.5. Né làm bằng nhựa
Né làm bằng nhựa đƣợc sử dụng nhiều ở những nơi nuôi tằm tập trung, quy
mô sản xuất lớn.
Né làm bằng nhựa dùng chủ yếu ở Ấn Độ. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của né
làm bằng nhựa:
Ƣu điểm:
 Né có nhiều điểm tựa.

17
 Vật liệu làm né mềm.
 Thuận lợi cho tằm nhả tơ kết kén.
 Thuận lợi khi gỡ kén.
 Dễ thực hiện vệ sinh sát trùng, né bền, sử dụng đƣợc nhiều lần.
Nhƣợc điểm:
 Tằm lên né tự động nên không điều chỉnh đƣợc mật độ tằm lên né.
 Dễ hình thành kén đôi.




H07-8: Né làm bằng nhựa

3. Bảo quản, xử lý né trƣớc khi sử dụng
3.1. Bảo quản
Thời gian sử dụng né dài hay ngắn phụ thuộc vào quá trình bảo quản né sau
khi sử dụng. Né tằm cần đƣợc bảo quản ở nơi thoáng mát, ẩm độ vừa phải, nhiệt
độ từ 24 – 30
0
C.
Tránh để né ở nơi ẩm ƣớt, dễ bị nấm mốc. Vì Khi cho tằm lên né để ở
những nơi đó tằm dễ bị bệnh.


18


H07-9: Phòng bảo quản né

3.2. Xử lý né trƣớc khi sử dụng
Để đảm bảo tằm không bị bệnh khi lên né, kén đạt chất lƣợng tốt, năng suất
cao, cần tiến hành xử lý né trƣớc khi sử dụng.
Xử lý né bằng ánh sáng mặt trời hoặc bằng phƣơng pháp hóa học.
3.2.1. Xử lý né bằng ánh sáng mt trời
Xử lý sát trùng né tằm là biện pháp sát trùng dễ thực hiện, rẻ, tiện lợi. Biện
pháp này sử dụng ánh sáng mặt trời lúc trời nắng gắt (nhiệt độ cao) để tiêu diệt
mầm mống gây bệnh trên tằm.
Tuy nhiên, việc sát trùng bằng ánh sáng mặt trời có hạn chế là phụ thuộc
nhiều vào thời tiết. Vì vậy, khi sát trùng bằng ánh sáng mặt trời cần kết hợp các

biện pháp sát trùng khác.
Kỹ thuật sát trùng bằng ánh sáng mặt trời:
 Né sau khi sử dụng đem đi cọ rửa sạch sẽ.
 Phơi né nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Thời gian phơi né phụ thuộc
vào thời tiết. Nếu trời nắng to, nhiệt độ cao, phơi né với thời gian ngắn hơn khi
gặp trời râm mát .
 Sau khi phơi né xong, cất né vào kho bảo quản ở ẩm độ thấp để tránh
nấm bệnh phát triển.
3.2.2. Xử lý né bằng phƣơng pháp hóa học
Xử lý né bằng phƣơng pháp hóa học là biện pháp dùng thuốc hóa học nhƣ
Clorua vôi, foormol để sát trùng né.


19


H07-10: Sát trùng né bằng phƣơng pháp hóa học
Clorua vôi và Foormol pha loãng với nồng độ 2%, phun lên né tằm để
phòng trừ bệnh tằm.
Khi sử dụng Clorua vôi chú ý:
 Dung dịch pha xong phải dùng ngay.
 Không sát trùng dƣới ánh sáng mặt trời.
 Để né trong phòng kín, đóng kín cửa sau khi phun thuốc.
Lƣu ý khi sử dụng Foormol:
 Foormol có tác dụng xông hơi. Vì vậy, để tăng hiệu quả sát trùng cần
đóng kín cửa phòng tối thiểu 24 giờ.
 Nếu phòng bảo quản né không kín, cần tăng nồng độ Foormol xử lý lên
3 – 4%.
Khi sử dụng Clorua vôi và Fomol cần chú ý công tác bảo vệ môi trƣờng
cũng nhƣ an toàn trong lao động.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi 1: Nêu những tiêu chuẩn của một né tằm tốt.
Câu hỏi 2: Nhận diện các loại né tằm.
Bài thực hành 1: Thực hành xử lý sát trùng né bằng ánh sáng mặt trời.
Bài thực hành 2: Thực hành xử lý sát trùng né bằng phƣơng pháp hóa học.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Những tiêu chuẩn của một né tằm.
 Phân biệt các loại né tằm.

20
BÀI 2: CHĂM SÓC TẰM CHÍN
Mã bài MĐ07–2

Tằm lên né là giai đoạn tằm đã chín, đƣợc bắt lên né để nhả tơ kết kén. Đây
là giai đoạn quan trọng, quyết định đến năng suất và phẩm chất của tơ, kén. Bắt
tằm chín lên né quá sớm hay quá trễ cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng kén.
Do đó, để đảm bảo chất lƣợng và sản lƣợng tơ kén, ta phải xác định đƣợc
đúng thời điểm tằm chín cho lên né và thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm
sóc tằm chín sau khi lên né.
Mục tiêu
 Xác định đúng thời điểm tằm chín;
 Chuẩn bị đƣợc các dụng cụ để bắt tằm lên né;
 Thực hiện bắt tằm chín lên né đúng yêu cầu kỹ thuật;
 Thực hiện đƣợc các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tằm sau khi tằm chín
lên né.
A. Nội dung
1. Kỹ thuật xác định tằm chín
Sau khi tằm lột xác 4 lần, đến tuổi 5, tằm đƣợc ăn dâu đầy đủ sẽ đạt đƣợc
sự tăng trƣởng tối đa của tuổi đó. Tằm tuổi 5 kéo dài từ 5 – 6 ngày đối với giống

đa hệ và 7 – 9 ngày đối với giống độc hệ và lƣỡng hệ. Sau khi kết thúc tuổi 5,
các bộ phận trong cơ thể tằm đã đƣợc hình thành hoàn chỉnh, trọng lƣợng có thể
tằm tăng 9.000 – 10.000 lần so với lúc tằm mới nở, tuyến tơ của tằm mở rộng
đến gần 40% cơ thể. Tằm ngừng ăn dâu và chuẩn bị cho quá trình nhả tơ kết kén
gọi là tằm chín.
Ta cần xác định chính xác thời điểm tằm chín lên né để đảm bảo chất lƣợng
tơ kén. Tằm lên né sớm quá hay trễ quá đều ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng
kén để ƣơm cũng nhƣ kén làm giống.
Bắt tằm lên né sớm:
 Tằm lên né sớm là những con chƣa chín hoàn toàn, tằm còn xanh, các bộ
phận trong cơ thể tằm chƣa đƣợc hình thành hoàn chỉnh nên chƣa nhả tơ kết kén
đƣợc.
 Cho tằm lên né sớm tằm sẽ bị đứng né, không kết kén đƣợc và chết trên
né. Trong trƣờng hợp tằm có nhả tơ kết kén thì kén không đạt tiêu chuẩn, kén
mỏng và nhỏ.
 Để giảm thiểu hiện tƣợng đứng né của tằm vì chƣa chín, sau khi bắt tằm
lên né xong, ta cần kiểm tra để phát hiện và bắt những con tằm còn xanh xuống.

21
Tiếp tục cho tằm ăn dâu thêm 1 – 2 bữa cho đến khi tằm chín hoàn toàn, có khả
năng nhả tơ kết kén thì bắt đƣa lên né.



H07-11: Bắt tằm lên né sớm

Bắt tằm lên né muộn:
 Tằm lên né muộn là những con tằm đã chín, nhả tơ trên nong rồi mới cho
lên né.
 Tằm quá chín đã nhả một số sợi tơ để cuốn lá dâu, cạp nong, khi lên né

sẽ mất lƣợng tơ đó, kén mỏng và bị nhỏ, gây lãng phí tơ.
 Kén của tằm chín quá không đủ tiêu chuẩn để làm kén giống.
Do đó, để xác định đƣợc chính xác thời điểm chín của tằm, cần quan sát
hình thái cơ thể tằm, động thái của tằm và cách ăn dâu của tằm



H07-12: Bắt tằm lên né trễ


22
1.1. Quan sát hnh thái cơ th tằm
Qua quan sát màu sắc biểu hiện bên ngoài cơ thể tằm ta có thể biết đƣợc
tằm đã chín hay chƣa.



H07-13: Cơ thể tằm khi chín

Dấu hiệu tằm chín khi quan sát màu sắc cơ thể tằm:
 Tằm xanh có màu trắng, da bóng và trơn. Khi chín, da tằm dần dần
chuyển sang màu trắng trong, đầu và mình trở nên trong suốt.
 Quan sát kỹ cơ thể tằm ta có thể thấy đƣợc tuyến tơ qua màng vỏ bọc
ngoài thân.
 Các đốt ngực và thân của tằm xanh thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, khi tằm
chín thì các đốt ngực và thân của tằm trông không rõ.
 Cơ thể tằm chín co ngắn lại hơn so với tằm chƣa chín.
1.2. Quan sát động thái
Để nhận biết tằm chín, ta có thể quan sát hoạt động của tằm và các biểu
hiện của cơ thể tằm.

Khi chín tằm có một số biểu hiện nhƣ sau:
 Tằm bò đi bò lại trên nong và hay dạt về phía ngoài cạp nong, vì lúc này
tằm có xu hƣớng tìm điểm tựa để nhả tơ.
 Lúc này, cơ thể tằm tiến hành bài tiết qua nƣớc tiểu. Sau khi bài tiết tằm
bắt đầu làm kén. Khi gặp thời tiết ẩm, nhiều mƣa, lƣợng nƣớc trong cơ thể tằm
tăng cao, dễ làm cho ẩm độ phòng né tăng cao.
 Tằm hoạt động linh hoạt.
 Đầu và ngực tằm ngẩng cao, đƣa qua đƣa lại để nhả tơ.

23
 Miệng tằm bắt đầu tiết ra các sợi tơ đầu tiên.
 Tằm thải phân nhỏ và ƣớt hơn so với lúc tằm chƣa chín.



H07-14: Biểu hiện tằm chín

Nhận biết tằm chín qua việc quan sát số viên phân còn lại ở cuối bụng tằm:
Khi tằm mới chín, tằm vẫn thải phân. Sau khi tằm thải hết phân thì tằm mới nhả
tơ kết kén. Vì vậy, có thể dựa vào việc quan sát số viên phân còn lại ở cuối bụng
tằm để quyết định thời điểm thích hợp cho tằm lên né. Không nên cho tằm lên
né quá sớm hoặc quá trễ.
Đối với tằm sản xuất: thời điểm thích hợp nhất cho tằm lên né là khi cuối
bụng tằm còn lại 2 – 3 viên phân.
Đối với tằm giống: thời điểm cho tằm lên né thích hợp nhất là lúc cuối
bụng tằm còn lại 1 – 2 viên phân.
Tằm chín có xu hƣớng bò về nơi có ánh sáng tối hơn so với lúc tằm chƣa
chín.
1.3. Quan sát cách ăn
Quan sát biểu hiện và cách thức của tằm khi ăn dâu ta cũng có thể nhận

biết đƣợc tằm chín.
Khi chín, tằm có biểu hiện ăn dâu kém, dần dần tằm mất sự thèm ăn và
ngừng ăn dâu.
2. Cắt dâu
Trƣớc khi chín cho tằm ăn nhiều dâu để tằm có sức khỏe tốt, sức đề kháng
cao, tằm nhả tơ kết kén đạt chất lƣợng và đạt năng suất, thì trƣớc khi chín ta nên
cho tằm ăn nhiều dâu.

24
Sau đó, đến giai đoạn tằm chín hoàn toàn, chín rộ, tiến hành cắt dâu,
không cho tằm ăn. Vì ở giai đoạn này tằm ngừng ăn dâu hoàn toàn.
Không nên cắt dâu quá sớm và quá trễ.
 Cắt dâu quá sớm, tằm chƣa chín hoàn toàn, vẫn còn nhu cầu ăn dâu. Nếu
cắt dâu sớm tằm không đƣợc ăn đủ dâu sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm, tằm
yếu, nhả tơ kết kén không đạt chất lƣợng. Tằm đói gây nên hiện tƣợng chết trên
né, không nhả tơ kết kén đƣợc.
 Cắt dâu quá trễ, tằm đã chín hoàn toàn, tằm nhả tơ kết kén trên lá dâu,
làm giảm số lƣợng tơ trên một kén. Đồng thời, khi tằm chín mà có nhiều lá dâu
trong nong tằm sẽ ảnh hƣởng đến ẩm độ nong tằm, từ đó ảnh hƣởng đến quá
trình nhả tơ kết kén của tằm. Mặt khác gây lãng phí dâu.
3. Chuẩn bị các dụng cụ đ bắt tằm cho lên né
Trƣớc khi cho tằm lên né cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bắt tằm chín,
nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh mật độ tằm lên né.
3.1. Thau, chậu, rổ, giá
Thau, chậu, rổ, giá dùng để bắt tằm chín trƣớc khi cho lên né.
Trƣớc khi sử dụng thau, chậu, rổ, giá phải vệ sinh sát trùng sạch sẽ và rắc
vôi bột bên trong dụng cụ.
3.3. Các vật liệu hút ẩm
Các vật liệu hút ẩm có tác dụng giảm ẩm độ nhà tằm lên né. Trong quá
trình tằm nhả tơ kết kén, tằm yêu cầu ẩm độ thấp. Do đó, để tạo điều kiện thuận

lợi và môi trƣờng lý tƣởng cho tằm nhả tơ kết kén tốt, ta nên sử dụng các vật
liệu hút ẩm.
Sử dụng vật liệu hút ẩm là vôi bột, Clorua vôi: sử dụng vôi bột và Clorua
vôi rắc lên mình tằm trƣớc khi cho tằm lên né vừa có tác dụng vệ sinh sát trùng
mình tằm, vừa có tác dụng hút ẩm, giảm ẩm độ nhà tằm.
4. Cho tằm lên né
Bao gồm các bƣớc nhƣ sau:
 Nhặt từng con tằm chín: Quan sát cả nong tằm phát hiện những con tằm
đã chín nhặt từng con bỏ vào thau (hoặc chậu, rổ ). Khi bắt chú ý bắt từ ngoài
nong vào trong, tránh bỏ sót.
 Tập trung vào trong dụng cụ đựng tằm chín: Khi số lƣợng tằm chín trong
rổ khoảng 1/3 rổ thì thả tằm lên né ngay, tránh để lâu tằm nhả tơ cuốn vào nhau.
 Rải đều tằm lên né, số lƣợng tằm tùy theo loại né: Tránh bỏ tằm dồn một
góc né hoặc chồng đống, nhƣ vậy khó khăn cho tằm tìm kiếm nơi làm tổ.
 Xếp né vào trong nhà né: Yêu cầu phải đảm bảo độ thông thoáng và
thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.

25
 Rải các chất hút ẩm xuống nền nhà né để hút nƣớc tiểu và các chất thải
của tằm trƣớc khi làm tổ, để tránh tăng ẩm độ của phòng né.
5. Chăm sóc tằm khi lên né
Điều tiết nhiệt độ theo các thời điểm tằm lên né: Thƣờng xuyên theo dõi
nhiệt độ phòng né để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi
cho tằm nhả tơ kết kén.
Điều tiết ẩm độ theo các thời điểm: Tằm lên né thƣờng xuyên theo dõi ẩm
độ phòng né để điều chỉnh ẩm độ cho thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho tằm
nhả tơ kết kén.
Điều chỉnh ánh sáng theo các thời điểm tằm lên né: Tằm ƣa làm tổ trong
điều kiện ánh sáng ít. Vì vậy, giai đoạn đầu cần hạn chế ánh sáng để tạo điều
kiện thuận lợi cho tằm làm tổ. Vào các giai đoạn sau, điều chỉnh ánh sáng tăng

dần, có thể phơi né kén dƣới nắng nhẹ.
Nhặt bỏ tằm đứng né, tằm chết, tằm bệnh và kén thối, kén mòng: để tránh ô
nhiễm và tăng ẩm độ phòng né; mặt khác tránh lây lan các nguồn bệnh
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành chăm sóc tằm trƣớc khi lên né.
Bài thực hành 2: Thực hành cho tằm lên né.
Bài thực hành 3: Thực hành chăm sóc tằm khi lên né.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Kỹ thuật chăm sóc tằm trƣớc khi lên né.
 Kỹ thuật cho tằm lên né.
 Kỹ thuật chăm sóc tằm khi lên né.



×