Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

giáo trình mô đun sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 62 trang )

DN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
SẢN XUẤT VƯỜN NHÂN
GỖ GHÉP CAO SU
MÃ SỐ: MĐ02
NGHỀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
CAO SU, CÀ PHÊ, HỒ TIÊU
Trình độ: Sơ cấp nghề
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
2
LỜI GIỚI THIỆU
Chương trình đào tạo nghề “Sản xuất cây giống các cây cao su, cà phê,
hồ tiêu” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ
năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực
tế sản xuất cây giống tại các địa phương trong cả nước, do vậy giáo trình này là
một tài liệu hết sức quan trọng và cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ
làm nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu.
Bộ giáo trình này gồm 7 quyển:
1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị vườn ươm
2) Giáo trình mô đun Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su
3) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cao su
4) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cà phê từ hạt
5) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cà phê ghép
6) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống hồ tiêu


7) Giáo trình mô đun Tiêu thụ cây giống
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn chúng tôi
cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật,
cán bộ quản lý của các Trung tâm, các cán bộ khuyến nông và những nông dân
trực tiếp làm nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu, Ban Giám Hiệu
và các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên. Chúng tôi xin
được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng
cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trung tâm, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà
khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý
kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sản xuất cây giống cao su,
cà phê, hồ tiêu”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo
viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có
thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy
học.
Giáo trình này là 01 trong số 07 giáo trình mô đun của chương trình đào
tạo nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp. Trong mô
đun này có 05 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn
không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý
3
kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp và
độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Lê Thị Nga - Chủ biên
2. Nguyễn Quốc Khánh

3. Phạm Thị Bích Liễu.
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Bài 01: Chọn giống làm vườn gỗ ghép 6
4
Bài 02: Thiết kế và trồng vườn gỗ ghép 19
Bài 03: Chăm sóc vườn gỗ ghép 28
Bài 04: Chọn, cắt và xử lí cành gỗ ghép 43
Bài 05: Bảo quản và vận chuyển cành gỗ ghép 50
Hướng dẫn giảng dạy mô đun 54
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 56
Tài liệu tham khảo 64
Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình,
biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp
65
Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo
trình dạy nghề trình độ sơ cấp
65
MÔ ĐUN SẢN XUẤT VƯỜN NHÂN GỖ GHÉP CAO SU
Mã số mô đun: MĐ 02
Giới thiệu mô đun:
Mô đun 02: “Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su” có thời gian học tập là 72
giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Nội dung
mô đun trình bày về chọn giống làm vườn gỗ ghép, thiết kế và trồng cây giống
làm vườn gỗ ghép, chăm sóc vườn gỗ ghép, chọn, cắt, xử lí cành gỗ ghép và
gom cành, bảo quản và vận chuyển cành gỗ ghép. Đồng thời mô đun cũng trình
5
bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi
kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ
bản về sản xuất gỗ ghép cao su và lựa chọn loại giống phù hợp với điều kiện

sinh thái của vùng trồng cao su.
BÀI 01: CHỌN GIỐNG LÀM VƯỜN LẤY GỖ GHÉP
Mã bài: MĐ 02 - 01
Mục tiêu:
- Liệt kê được đặc điểm chính của các giống cao su thường trồng tại Việt
Nam.
- Nhận dạng đúng đặc điểm của giống để chọn làm vườn gỗ ghép phù hợp
với điều kiện trồng của vùng trồng cao su.
- Thực hiện được chọn giống cao su để làm vườn gỗ ghép.
A. Nội dung:
1. Nguyên tắc của việc chọn giống phù hợp vùng trồng đại trà:
Những tác dụng của việc chọn giống cao su làm vườn nhân gỗ ghép cao su:
- Sản lượng mủ cao và bền, ít đổ gãy, chống chịu gió, ít bị khô mủ.
- Sinh trưởng tốt và để sớm khai thác mủ.
- Tăng trưởng tốt trong khi cạo để đảm bảo sản lượng cao bền.
- Vỏ dày để tránh cạo phạm và giảm tác hại của vết thương đến vỏ.
- Vỏ tái sinh tốt để đảm bảo thời gian khai thác mủ có hiệu quả kinh tế.
- Ít nhiễm các bệnh có tác hại đến sinh trưởng, sản lượng.
2. Đặc điểm của một số giống được trồng phổ biến tại Việt Nam
1.1. Các giống thường trồng ở Miền Đông Nam Bộ
1.1.1. Dòng vô tính PB 255
Đặc điểm:
- Xuất xứ Malaixia.
- Thân hơi cong, vỏ dày hơi cứng, phân cành thấp.
- Lá màu xanh vàng, bóng, mép lá gợn sóng, sẹo lá hơi lồi.
- Sản lượng cao, đáp ứng với kích thích mủ.
- Ít bệnh phấn trắng, dễ nhiễm bệnh nấm hồng, loét sọc mặt cạo, dễ khô
mủ.
6
Hình 2.1.1. Giống cao su PB255

1.1.2. Dòng vô tính RRIV 1 (LH 82/11)
Đặc điểm:
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Tán nhỏ, phân cành tập trung, thân hơi cong, vỏ trơn láng dễ cạo, hạt ít.
- Sinh trưởng kém hơn PB 235 nhưng vượt hẳn GT1 và RRIM 600.
- Sản lượng ban đầu cao.
- Nhiễm trung bình bệnh phấn trắng và rụng lá mùa mưa, dễ nhiễm nấm
hồng, ít nhiễm loét sọc mặt cạo.
7
Hình 2.1.2. Giống cao su RRIV 1
1.1.3. Dòng vô tính RRIV 3 (LH 82/158)
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Phân cành tập trung, thấp, nhiều cành nhỏ ở giai đoạn non, về sau cành
thấp tự rụng.
- Tán tròn, rậm. Thân tròn, thẳng, hạt ít.
- Vỏ dày trên trung bình ít phản ứng với vết thương. lá màu xanh đậm, ít
bóng, mép lá thẳng, một số tầng lá thấp chuyển màu vàng tươi.
- Sinh trưởng và sản lượng ban đầu chậm, sau tăng nhanh vượt cả PB
235.
- Nhiễm phấn trắng và nấm hồng trên trung bình, ít nhiễm rụng lá mùa
mưa và loét sọc mặt cạo.
8
Hình 2.1.3. Giống cao su RRIV 3
1.2. Các giống thường trồng ở Tây Nguyên
1.2.1. Dòng PB 260
Hình 2.1.4. Giống cao su PB 260
9
Đặc điểm:
- Xuất xứ Malaixia.
- Thân thẳng, tròn, lá rậm, xanh, ít bóng, mép lá gợn sóng, sẹo lá

phẳng, cuống lá ngắn, mọc ngang so với thân, tán hình bầu dục, hẹp,
cao.
- Có sản lượng cao ở Đông Nam Bộ.
- Sinh trưởng trung bình và tốt ở Tây Nguyên.
- Ít nhiễm các loại bệnh lá và kháng bệnh nấm hồng tốt.
- Hiện rất được ưa chuộng ở nhiều nước.
1.2.2. Dòng vô tính RRIM 600
Đặc điểm:
- Xuất xứ Malaixia.
- Thân hình trụ, thẳng, vỏ mềm dễ cạo, tầng lá dạng nón.
- Lá màu xanh vàng, bóng, lá hình trứng, bìa lá gợn sóng, cuống lá dài.
- Sản lượng khá cao, ổn định.
- Sinh trưởng bình thường trong thời gian cạo mủ.
- Mẫn cảm với các bệnh: nấm hồng, rụng lá mùa mưa và loét sọc mặt
cạo. Cây rụng lá nhiều vào mùa mưa.
Hình 2.1.5. Giống cao su RRIM 600
10
1.3. Các giống thường trồng ở Miền Trung
1.3.1. Dòng vô tính RRIC 110
Đặc điểm: Xuất xứ Sri Lanca.
- Có một số dặc điểm
- Thân lúc nhỏ hơi cong, khi lớn thẳng tròn, cây có chiều cao lớn
nhưng phân cành thấp.
- Sinh trưởng tốt, khai thác sớm, sản lượng cao.
- Ít nhiễm bệnh phấn trắng và rụng lá mùa mưa. Mẫn cảm với bệnh
nấm hồng và dễ đổ gãy do gió.
Hình 2.1.6. Giống cao su RRIC 110
1.3.2. Dòng vô tính PB 235
Đặc điểm:
- Xuất xứ từ Malaixia.

- Thân thẳng, tròn, vỏ trơn láng, lá màu xanh vàng, mép lá thẳng,
cuống lá dài.
- Sinh trưởng khoẻ. Sản lượng cao, có sự chênh lệch giữa các tháng
khô hạn.
- Ít bị nhiễm nấm hồng, rụng lá vào mùa mưa, loét sọc mặt cạo.
- Mẫn cảm với bệnh phấn trắng, chịu gió kém, dễ khô miệng cạo.
11
Hình 2.1.7. Giống cao su PB 235
1.4. Các giống thường trồng ở Tây Bắc
1.4.1. Dòng vô tính GT1
Đặc điểm:
- Thân thẳng, tròn, vỏ trơn láng, lá xanh đậm, rất bóng, mép lá gợn sóng
lớn, tán gọn. Tầng lá có hình bán cầu, cuống lá mọc hơi hướng lên so với thân.
- Sinh trưởng trung bình, ít bệnh, khả năng chịu được gió và nhiệt độ
thấp,
- Sản lượng trung bình, bền và ổn định, đáp ứng tốt với thuốc kích thích
mủ. Ở đất kém GT1 tỏ ra ưu thế.
12
Hình 2.1.8. Giống cao su GT1
1.4.2. Dòng vô tính RRIC 121
Đặc điểm:
- Xuất xứ: Sri Lanca.
- Phân cành muộn, thưa, ít cành.
- Lá màu xanh vàng, bóng, mép lá gợn sóng nhỏ, tầng lá hình bán cầu,
sẹo phẳng.
- Sản lượng khá đến tốt và tăng dần.
- Sinh trưởng khá, tăng trưởng trong khi cạo tốt.
- Dễ nhiễm phấn trắng nhưng chưa thấy mẫn cảm đáng kể đối với các
loại bệnh hại khác.
13

Hình 2.1.9. Giống cao su RRIC 212
1.4.3. Dòng vô tính VM 515
Đặc điểm:
- Thân thẳng nhưng không tròn.
- Lá nhỏ, màu xanh vàng, không bóng, mép lá gợn sóng, cuống lá mọc
ngang so với thân.
- Tán cao thưa hình nón hay hình cầu.
- Sản lượng cao và tăng đều trong năm.
- Sinh trưởng khá nhưng sinh trưởng trong thời gian cạo kém.
- Ít bị nhiễm nấm hồng, dễ nhiễm bệnh phấn trắng và nấm gây rụng lá
mùa mưa, bệnh loét sọc mặt cạo và dễ khô miệng cạo.
14
Hình 2.1.10. Giống cao su RRIC 515
3. Tiêu chuẩn chọn giống làm vườn gỗ ghép.
- Cần chọn những bộ giống thích hợp với từng điều kiện sinh thái.
- Những giống mới chỉ được giới thiệu ở quy mô nhỏ, sau đó nếu thành
tích giống ổn định lâu dài sẽ được khuyến cáo tiếp ở quy mô lớn hơn.
B. Câu hỏi và bài tập hành
1.Các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Liệt kê những giống cao su trồng phổ biến ở từng vùng?
Câu hỏi 2: Tác dụng của việc chọn giống phù hợp vùng trồng đại trà?
2. Các bài tập thực hành:
Bài tập thực hành số 2.1.1: Quan sát và mô tả đặc điểm của các giống trồng
phổ biến ở Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Nguồn lực cần thiết:
Cây Cao su của một số giống làm mẫu quan sát, giấy A
0
, bút lông, băng dính.
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: quan sát, mô tả, so sánh những

điểm giống nhau và khác nhau giữa các giống Cao su trồng phổ biến ở Miền
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
15
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên quan sát các bộ phận chính có liên quan
đến khả năng kháng sâu bệnh, tăng năng suất, phẩm chất tốt của từng giống cao
su cho vùng Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Các nhóm thực hiện lần lượt từng nội dung bước công việc, thảo luận, viết
kết quả lên giấy A
0
.
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ
- Địa điểm:
Vườn nhân gỗ ghép cao su, vườn nhân giống tại các nông trường (công ty, viện
nghiên cứu giống) cao su ở vùng Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, vườn
thực tập ở các trường học,
-Tiêu chuẩn của sản phẩm: kết quả trình bày đầy đủ, rõ ràng, thành viên nhóm
trình bày được kết quả của nhóm.
Bài tập thực hành số 2.1.2: Quan sát và mô tả đặc điểm của các giống trồng
phổ biến ở Miền Trung và Tây Bắc.
- Nguồn lực cần thiết:
Cây Cao su của một số giống làm mẫu quan sát, giấy A
0
, bút lông, băng dính.
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: quan sát, mô tả, so sánh những

điểm giống nhau và khác nhau giữa các giống Cao su trồng phổ biến ở Miền
Trung và Tây Bắc.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên quan sát các bộ phận chính có liên quan
đến khả năng kháng sâu bệnh, tăng năng suất, phẩm chất tốt của từng giống cao
su cho vùng Miền Trung và Tây Bắc.
+ Các nhóm thực hiện lần lượt từng nội dung bước công việc, thảo luận, viết
kết quả lên giấy A
0
.
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
16
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ
- Địa điểm:
Vườn nhân gỗ ghép cao su, vườn nhân giống tại các nông trường (công
ty, viện nghiên cứu giống) cao su ở vùng Miền Trung và Tây Bắc, vườn thực
tập ở các trường học,
-Tiêu chuẩn của sản phẩm: kết quả trình bày đầy đủ, rõ ràng, thành viên nhóm
trình bày được kết quả của nhóm.
C. Ghi nhớ:
- Khi chọn giống cần nhớ:“Vùng nào giống đấy”
- Muốn lấy gỗ ghép tốt phải chọn giống tốt.
17
Bài 02: THIẾT KẾ VÀ TRỒNG VƯỜN GỖ GHÉP
Mã bài: MĐ 02 - 02
Mục tiêu:
- Nêu được các bước thiết kế và trồng vườn nhân gỗ ghép cao su.

- Thực hiện đúng các công việc thiết kế và trồng vườn gỗ ghép.
A. Nội dung:
1. Thiết kế vườn nhân gỗ ghép
1.1. Tiêu chuẩn vườn nhân gỗ ghép:
- Là một vườn trồng các cây ghép đã được chọn lựa.
- Các tược của cây ghép phát triển thành đoạn thân cao 1.5 - 2.0m trên có
chứa các mầm sẽ được sử dụng thành gỗ ghép.
- Vườn nhân gỗ ghép cung cấp cành ghép đủ số lượng và đúng tiêu
chuẩn cho sản cuất đại trà.
Hình 2.2.1. Vườn nhân gỗ ghép cao su
18
Hiện có 2 loại vườn nhân gỗ ghép:
- Vườn nhân gỗ ghép cấp 1: triển khai tại các Viện và Trung Tâm
Nghiên Cứu, gồm rất nhiều dòng vô tính mới. Thường số lượng gỗ ghép của
mỗi giống tương đối hạn chế và dùng để cung cấp cho các vườn nhân gỗ ghép
cấp 2.
- Vườn nhân gỗ ghép cấp 2: triển khai tại các đơn vị sản xuất, vườn nhân
này nhận giống từ vườn nhân cấp 1. Mỗi vườn nhân gỗ cấp 2 gồm có một số
giống sẽ nhân trồng theo cơ cấu bộ giống địa phương hoá của vùng trồng. Gỗ
ghép của mỗi giống được nhân trồng với khối lượng đủ đảm bảo cho yêu cầu
gỗ ghép của sản xuất.
Đây là vườn gỗ ghép đã định hình sau 5 năm.
Hình 2.2.2. Vườn nhân gỗ ghép cao su đã định hình
1.2. Thiết kế vườn gỗ ghép:
- Thiết kế phải đạt yêu cầu chống xói mòn, chống úng, thuận tiện cho
việc chăm sóc và quản lý.
- Vườn nhân được chia thành nhiều ô nhỏ, kích thước ô dài 50 - 100m,
rộng 20 - 30m. Các ô cách nhau đường rộng 3m, đường vận chuyển chính rộng
5 - 6m.
- Mỗi ô chỉ trồng một dòng vô tính và có bảng tên cắm ở đầu ô.

- Bảng tên ghi bằng vật liệu bền chắc, cắm sâu vào đất trên có ghi tên
dòng vô tính.
19
- Những vùng có gió lớn cần làm hàng rào cây chắn gió cao trên 2m.
- Khoảng cách trồng: tùy theo loại đất, thường là (1 x 0,4)m (tương ứng
khoảng 17.000 - 18.000 gốc/ha).
Sơ đồ: Thiết kế vườn nhân gỗ ghép cao su
2. Chuẩn bị đất trồng vườn gỗ ghép
- Chọn đất: đất tốt, có tầng canh tác sâu trên 1m, đất tốt, gần nguồn nước,
ở gần vùng trồng. Nên chọn đất thịt pha cát.
- Chuẩn bị đất: đất được khai hoang và rà sạch rễ, sau đó cày bừa tơi xốp
và san phẳng.
20
Hình 2.2.3. Cày đất
- Đào rãnh để trồng vườn gỗ ghép: rộng 50cm, sâu 50cm. Rãnh cách
rãnh 1m, khi đào để đất mặt riêng, tầng đất sâu để rieng.
- Bón phân lót:
+ Lượng phân: 30 tấn (khoảng 30 - 35 khối) phân chuồng hoại mục +
1.100kg phân lân nung chảy/ha.
+ Rãi phân theo rãnh, trộn đều phân và đất trong rãnh.
Hình 2.2.4. Làm đất và thiết kế trồng vườn nhân gỗ ghép cao su
3. Xác định thời vụ trồng vườn gỗ ghép cao su
Thời vụ để làm vườn nhân tùy theo loại cây giống được sử dụng và
vùng trồng:
- Đông Nam bộ và Tây nguyên:
+ Trồng tum trần 10 tháng tuổi: từ 1/6 - 15/7
+ Trồng bầu cắt ngọn: 15/5 - 31/8
+ Trồng hạt ghép tại lô: Làm đất trước 15/7, đặt hạt trước 30/8,
ghép tháng 6 - 7 năm sau, cưa ngọn tháng 10.
- Miền Trung và Tây Bắc:

+ Trồng bằng stump trần hoặc bầu cắt ngọn: tháng 9 -10.
21
+ Trồng hạt ghép tại lô: Làm đất trước 31/8, đặt hạt trước tháng
9 - 10, ghép tháng 9 - 10 năm sau.
4. Trồng vườn gỗ ghép
4.1. Trồng bằng hạt:
- Đánh dấu đường trồng: Dùng dây có đánh dấu, căng dây cách nhau 1m
để đánh dấu các điểm trồng, mỗi đoạn 0,5m
- Mỗi điểm trồng 2 hạt nảy mầm: dùng que chọc lỗ, đặt hạt sâu 5cm,
lấp đất.
- Tỉa bỏ (dặm) cây yếu khi cây được 1 tầng lá để giữ lại 1 cây/gốc.
- Ghép dòng vô tính khi gốc ghép đạt đường kính cách cổ rễ 10cm đạt
12-16mm thì tiến hành ghép dòng vô tính thành cây gốc ghép. (tham
khảo bài ghép mắt cao su md03)
Hình 2.2.5. Vườn trồng hạt sau ghép 1 tháng
4.2. Trồng bằng cây giống:
- Trồng bằng cây giống ghép đã chuẩn bị sẵn như cây stump, cây bầu
ghép,… như trong sản xuất. Phải chú ý tránh lẫn giống.
22
Hình 2.2.6. Trồng vườn gỗ ghép bằng cây giống
B. Câu hỏi và bài tập hành
1. Các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Hãy phân biệt vườn nhân gỗ ghép cao su cấp 1 và vườn nhân
gỗ ghép cao su cấp 2?
Câu hỏi 2: Trình bày các bước công việc chuẩn bị đất trồng vườn nhân
gỗ ghép cao su?
Câu hỏi 3: Trình bày thời vụ trồng vườn gỗ ghép cao su cho vùng Đông
Nam Bộ Tây Nguyên và Miền Trung Tây Bắc?
Câu hỏi 4: Trình bày các bước công việc trồng vườn nhân gỗ ghép cao su
bằng hạt?

Câu hỏi 5: Trình bày các bước công việc trồng vườn nhân gỗ ghép cao su
bằng cây giống?
2. Các bài tập thực hành:
Bài tập thực hành số 2.2.1: Xử lí tàn dư thực vật và cỏ dại trên đất trước khi
trồng vườn nhân gỗ ghép cao su.
- Nguồn lực cần thiết:
Cuốc, dao phát, cào, sọt, bình phun, thuốc trừ cỏ,
- Cách tổ chức thực hiện:
23
+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: phát dọn tàn dư thực vật (phun
thuốc trừ cỏ) thu gom rễ cây, đá trên vườn.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách rà rễ cây, phát cỏ, pha thuốc, phun
thuốc trừ cỏ và thu gom tàn dư thực vật. Viết kết quả thực hiện lên giấy A0 .
+ Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện lần lượt từng nội dung các bước
công việc, thảo luận.
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.
+ Đại diện nhóm (hoặc chọn ngẫu nhiên thành viên nhóm) mỗi nhóm trình bày
kết quả, các nhóm còn lại tham gia ý kiến.
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3giờ
- Địa điểm:
Vườn, diện tích đất chuẩn bị trồng vườn nhân gỗ ghép cao su, vườn nhân giống
tại các nông trường (công ty, viện nghiên cứu giống) cao su, vườn thực tập ở
các trường học,
-Tiêu chuẩn của sản phẩm: kết quả trình bày đầy đủ, rõ ràng, thành viên nhóm
tham gia tích cực và thuyết trình được kết quả của nhóm.
Bài tập thực hành số 2.2.2: Xác định khoảng cách và mật độ trồng vườn nhân

gỗ ghép cao su.
- Nguồn lực cần thiết:
Thước, que,
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: xác định khoảng cách và tính mật
độ trồng vườn nhân gỗ ghép cao su.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách xác định khoảng cách hàng cách
hàng, cây cách cây và từ khoảng cách tính ra mật độ cây trồng trên vườn nhân
gỗ ghép cao su.
+ Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện xác định khoảng cách trồng và
tính mật độ cây trên đơn vị diện tích cần trồng.
24
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3giờ
- Địa điểm:
Vườn, diện tích đất chuẩn bị trồng vườn nhân gỗ ghép cao su, vườn nhân giống
tại các nông trường (công ty, viện nghiên cứu giống) cao su, vườn thực tập ở
các trường học,
-Tiêu chuẩn của sản phẩm: xác định đúng khoảng cách hàng cách hàng và cây
cách cây, tính được mật độ cây trên đơn vị diện tích cần trồng vườn nhân gỗ
ghép cao su, các thành viên nhóm tham gia tích cực và thuyết trình được kết
quả của nhóm.
Bài tập thực hành số 2.2.3: Trồng vườn nhân gỗ ghép cao su.
- Nguồn lực cần thiết:
Cây giống cao su (dòng vô tính) hoặc hạt cao su, thước cây, dao, cuốc.
- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: trồng cây giống (hoặc trồng hạt
rồi ghép) ra vườn nhân gỗ ghép cao su.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách trồng vườn nhân gỗ ghép cao su
(trồng cây giống hoặc trồng bằng hạt).
+ Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện trồng vườn nhân gỗ ghép cao su
(trồng 2 cách: trồng cây giống hoặc trồng bằng hạt).
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3giờ
- Địa điểm:
Vườn trồng gỗ ghép cao su, vườn nhân giống tại các nông trường (công ty, viện
nghiên cứu giống) cao su, vườn thực tập ở các trường học,
-Tiêu chuẩn của sản phẩm: trồng cây giống đúng khoảng cách, đúng độ sâu,
mắt ghép ngang mặt đất (hạt trồng đúng 2 - 3hạt/hố), các thành viên tham gia
tích cực.
25

×