Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

giáo trình mô đun chăm sóc nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 108 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHĂM SÓC NHO
Mã số: MĐ03
NGHỀ TRỒNG NHO
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
2
LỜI GIỚI THIỆU
Cây nho thuộc họ Vitaceae, là loại cây lâu năm; sản phẩm thu hoạch chính
là trái nho dùng để ăn tươi, chế biến làm rượu nho hay các loại nước giải khát
khác. Ở Việt Nam diện tích trồng nho tập trung 90% ở Ninh Thuận và chủ yếu
trái nho được dùng để ăn tươi.
Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một
vụ, trong khi ở Ninh Thuận cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu
hoạch 2 – 3 vụ mỗi năm, đạt năng suất bình quân từ 15 – 20 tấn/ha/năm. Vì vậy,
cây nho được đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng để
sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng nho cần được đào
tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp.
Chương trình đào tạo nghề “Trồng nho” cùng với bộ giáo trình được biên
soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn nho các địa phương
có khí hậu nhiệt đới khô nóng, lượng mưa thấp có thể coi là cẩm nang cho người
đã, đang và sẽ tiếp tục làm nghề trồng nho.


Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Chuẩn bị cây giống
2) Trồng mới
3) Chăm sóc nho
4) Quản lý dịch hại nho
5) Thu hoạch và tiêu thụ
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của
Viện nghiên cứu bông Nha Hố, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông
nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ –
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường,
các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã
tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành
bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng nho”. Các thông tin
trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy
các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều
kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
3
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Thị Kim Thu
2. Đặng Thị Hồng
3. Trịnh Thị Vân
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
MỤC LỤC 4
Bài 1. TẠO RÃNH, TƯỚI – TIÊU NƯỚC 7
1. Tạo rãnh 7
1.1. Mục đích 7
1.2. Cách tiến hành 7
2. Tưới nước 7
2.1. Mục đích 8
2.2. Xác định phương pháp tưới 8
2.3. Cách tiến hành 9
3. Thoát nước 10
3.1. Mục đích 10
3.2. Yêu cầu 10
3.3. Cách tiến hành 10
Bài 2. XỚI XÁO, LÀM CỎ 13
1. Tác dụng của làm cỏ 13
2. Kỹ thuật làm cỏ 13
2.1. Số lần làm cỏ trong năm 14
2.2. Kỹ thuật làm cỏ gốc 14
2.3. Kỹ thuật làm cỏ trắng 15
3. Xới xáo 15
3.1. Mục đích 15
3.2. Kỹ thuật xới xáo 15
Bài 3. BÓN PHÂN THÚC 19
1. Loại phân bón thúc 19
1.1. Mục đích của việc bón thúc 19
1.2. Các loại phân bón thúc 19
1.2.1. Phân đạm 19

1.2.1.1. Vai trò của đạm đối với cây nho 19
1.2.1.2. Các dạng đạm bón cho cây nho 19
1.2.2. Phân lân 21
1.2.2.1. Vai trò của lân 21
1.2.2.2. Chọn loại phân lân cho nho 21
1.2.3. Phân kali 22
1.2.3.1. Vai trò của kali đối với cây nho 22
1.2.3.2. Chọn loại phân kali cho nho 22
1.2.4. Phân phức hợp 22
1.2.5. Phân hữu cơ 22
1.2.6. Vôi 22
1.2.6.1. Tác dụng 22
1.2.6.2. Liều lượng 23
2. Lượng phân bón thúc 24
2.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 24
2.2. Thời kỳ kinh doanh 24
3. Phương pháp bón phân thúc 25
3.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 25
4
3.2. Thời kỳ kinh doanh 26
Bài 4. LÀM GIÀN 30
1. Xác định khoảng cách, vị trí cọc giàn 30
2. Dựng cột, căng dây 30
2.1. Dựng cột 30
2.2 Căng dây 30
3. Cắm cây cho nho leo 31
3.1. Cắm cây 31
3.2. Cột cây vào cây choái 32
Bài 5. CẮT CÀNH – TẠO TÁN 35
1. Cắt cành 35

1.1. Mục đích 35
1.2. Bấm ngọn 35
2. Tạo tán 36
2.1. Mục đích 36
2.2 Kỹ thuật tạo tán 36
2.2.1 Tạo tán theo hệ thống giàn lưới qua đầu 36
2.2.2.Tạo tán theo hệ thống tạo hình chữ T 37
Bài 6: CẮT TỈA CÀNH QUẢ 40
1. Cắt cành 40
1.1. Mục đích 40
1.2. Tác động của việc cắt cành 40
1.3. Mùa vụ cắt cành 42
1.4. Kỹ thuật cắt cành 44
2. Tỉa cành 51
2.1. Mục đích 51
2.2. Kỹ thuật tỉa 51
Bài 7. SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG 57
1. Chất làm tăng đậu quả 57
2. Tăng kích thước quả và kích thích quả không hạt 61
3. Thúc đẩy sự chín nhanh 63
4. Chất làm trái chậm chín 64
Bài 8. CHĂM SÓC QUẢ 70
1. Phủi nhị 70
1.1. Mục đích 70
1.2. Xác định thời điểm phủi nhị 70
1.3. Kỹ thuật phủi nhị 70
2. Tỉa chùm quả 72
2.1. Mục đích 72
2.2. Cách tiến hành 72
3. Tỉa quả 74

4. Bao chùm quả 75
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Bài đọc thêm 97
5
MÔ ĐUN CHĂM SÓC NHO
Mã mô đun: MĐ 03
Giới thiệu mô đun:
Mô đun “Chăm sóc nho” là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp
giữa kiến thức và kỹ năng thực hành cho người chăm sóc vườn nho.
MĐ03: “Chăm sóc nho ” có thời gian đào tạo 140 giờ, trong đó có 20 giờ lý
thuyết, 108 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra.
Nội dung mô đun bao gồm các công việc chăm sóc để giúp cây nho sinh
trưởng phát triển tốt như tạo rãnh – tưới tiêu nước; xới xáo, làm cỏ; bón phân
thúc; làm giàn; cắt cành tạo tán; cắt tỉa cành quả; sử dụng chất điều hòa sinh
trưởng; chăm sóc quả. Đồng thời mô đun này cũng trình bày hệ thống các bài
tập, bài thực hành cho từng bài dạy. Học xong mô đun này, học viên sẽ thực
hiện được các khâu kỹ thuật chăm sóc trên vườn nho.
6
Bài 1. TẠO RÃNH, TƯỚI – TIÊU NƯỚC
Mục tiêu:
- Nêu được các kỹ thuật tạo rãnh và tưới, tiêu nước.
- Thực hiện được kỹ thuật kỹ thuật tạo rãnh và tưới, tiêu nước.
- Có ý thức an toàn lao động .
A. Nội dung:
1. Tạo rãnh
1.1. Mục đích
Tạo rãnh nhằm thuận lợi cho việc tưới nước và tiêu nước trong quá trình
trồng và chăm sóc nho
1.2. Cách tiến hành

Rãnh được vét sâu 10 – 15 cm, rộng 25 – 30 cm cách gốc nho 40 cm.
Hình 3.1.1: Vét rãnh tưới nước cho nho
2. Tưới nước
Nước là yếu tố quan trọng cho việc sinh trưởng phát triển của mọi cây
trồng. Đối với nho, sản phẩm thu hoạch là quả. Quả nho chín, chứa 70-80%
nước cho nên việc hiểu biết về nước và kỹ thuật tưới rất quan trọng.
7
Trong đất, nước tồn tại ở 2 dạng chủ yếu là nước tự do và nước liên kết.
Cây trồng chỉ có thể sử dụng nước nằm trong phạm vi giữa độ ẩm tối đa và độ
ẩm cây héo. Để đảm bảo cho cây sinh trưởng bình thường cần phải tưới nước
sớm trước khi độ ẩm trong đất giảm xuống độ ẩm cây héo. Ngược lại cây nho
không thích nước thừa trong đất, vì trong đất ngập nước sẽ gây tình trạng thiếu
dưỡng khí, hay tạo nên mao dẫn đưa muối lên bề mặt, cho nên tưới quá nhiều
hoặc để nước đọng trên ruộng sau mưa là rất nguy hiểm.
2.1. Mục đích
Sử dụng nước tưới nhằm mục đích chống nóng cho nho trong những ngày
nhiệt độ quá cao, người ta có thể phun nước làm mưa nhân tạo. Ở các nước tiên
tiến, hệ thống tưới phun mưa được dùng vào mục đích này cùng với việc cung
cấp phân bón qua lá. Đối với những giàn nho ở nước ta có thể sử dụng những
máy bơm có áp lực lớn được lắp vòi hoa sen để phun nước sẽ rất hiệu quả vào
các thời kỳ nóng của các tháng 6-7 để làm giảm bớt sự khô héo chùm hoa.
Trong những ngày hoa nở rộ không nên phun nước, tránh làm ảnh hưởng
đến việc thụ phấn, chỉ phun khi thấy thật cần thiết vào trước 7 giờ sáng trước khi
hoa nở. Nho chín gặp thời tiết nóng dẫn đến cầm màu, không chín đầy đủ thì
việc phun nước 2 lần/ngày sẽ làm nho có màu đẹp.
Tưới nước còn để cung cấp nước kịp thời cho nho sinh trưởng phát triển
và ra hoa đậu quả. Lượng mưa cần cho một vụ nho 4 tháng khoảng 350-450mm,
tức là 3500 m
3
- 4500m

3
/ha.Lượng mưa trung bình ở nước ta biến động khoảng
1500-2000 mm/năm. Nhưng lượng mưa này không phân bố đều các tháng trong
năm mà chỉ tập trung một số tháng vào mùa mưa (tháng 7, 8, 9 chiếm khoảng
80% lượng nước trong năm).
Số tháng còn lại trong năm lượng nước rất ít (tháng 1, 2, 3 hầu như khô
hạn). Do vậy, phải tiến hành tưới nước nhằm cung cấp đủ nước cho cây nho
trong quá trình sinh trưởng, phát triển và điều hòa nhiệt độ đất.
Mặt khác dùng nguồn nước ngọt bề mặt để tưới cho nho còn thau rửa cho
những chân đất đã bị nhiễm mặn 1-2 lần vào cuối vụ.
2.2. Xác định phương pháp tưới
Hiện nay có nhiều phương pháp tưới như: tưới phun, tưới rãnh, tưới tràn,
tưới nhỏ giọt. Các phương pháp trên chỉ nên dùng cho những vùng đồi không
bằng phẳng, không tiện nguồn nước và trong trường hợp nguồn nước tưới bị
nhiễm mặn không dám tưới nhiều phải tưới nhỏ giọt.Tùy theo địa hình, đất đai
từng địa phương và các giai đoạn sinh trưởng phát triển cây nho mà chọn
phương pháp tưới cho phù hợp. Trong điều kiện ở nước ta cây nho được trồng
chủ yếu trên đất bằng phẳng, cách rẻ tiền nhất là tưới tràn hoặc tưới theo rãnh.
Hiện nay ở các vùng trồng nho Ninh Thuận phương pháp phổ biến là tưới
rãnh.
8
Hình 3.1,2. Nước được tưới theo rãnh nho.
Trên đất nhẹ, nho thường bị tuyến trùng phá hại nặng, rễ cây khó có thể
cung cấp đủ nước, vì vậy cần tưới chu kỳ ngắn hơn và lượng nước nhiều hơn so
với đất không có tuyến trùng phá hại.
2.3. Cách tiến hành
Khi trời nắng từ 5-7 ngày tưới một lần, nước được bơm lên dẫn theo rãnh
chảy theo từng luống nho. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc
bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây.
Trong một chu kỳ sinh trưởng của cây nho, thông thường tưới lần đầu tiên

2-3 ngày sau khi cắt cành, khi vết cắt đã khô. Sau đó tưới định kỳ 7-10 ngày/lần
tùy theo từng loại đất.
Trong thời gian 5-7 ngày khi cây nho đang nở hoa thì không tưới hoặc
nếu tưới thì lượng nước cần thấp để giúp cho việc đậu quả tốt hơn. Nếu tưới
nước nhiều và thường xuyên hơn trong giai đoạn trước khi đậu quả làm cho
ngọn sinh trưởng mạnh, ngăn chặn sự đậu quả.
Giai đoạn quả đã hình thành tới chín, đặc biệt là thời kỳ quả mau lớn cây
nho đòi hỏi lượng nước lớn hơn để quả phát triển. Vì thế có thể rút ngắn chu kỳ
tưới hoặc tăng lượng nước cho mỗi lần tưới. Nếu thiếu nước trong giai đoạn này
sẽ làm cho quả nhỏ. Vì vậy cần phải xác định lượng nước tưới phù hợp. Trước
khi thu hoạch 7-10 ngày ngưng tưới để làm tăng chất lượng quả nho, giúp quả
có màu đẹp và không bị mềm sau khi thu hoạch.
Trong thực tế sản xuất việc xác định lượng nước tưới là rất khó, nó phụ
thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu, đất đai, giống và kỹ thuật canh tác. Ở các
nước tiên tiến ngưới ta tưới nước thông qua việc xác định ẩm độ đất bằng áp lực
kế.
9
Đối với điều kiện nước ta cách đơn giản nhất đối với nông dân là dùng
xẻng đào xuống độ sâu 30cm để thăm dò độ ẩm trước khi tưới. Tưới sao cho
đảm bảo nước đủ thấm tới độ sâu 50-60 cm vì bộ rễ nho tập trung tới 90% ở
tầng 0-30 cm, không để nước ứ đọng lâu trên hầm.
Hình 3.1.3. Tưới nước theo phương pháp tưới rãnh cho nho
3. Thoát nước
3.1. Mục đích
Cây nho rất sợ úng, vì trong điều kiện ngập nước vi sinh vật kỵ khí phát
triển gây hại cho rễ, làm cho rễ nho có thể bị chết.Thoát nước để không làm
hỏng bộ rễ và làm cản trở việc phòng trừ sâu bệnh vốn được quan tâm thường
xuyên.
3.2. Yêu cầu
Khi mưa lớn, những nơi đất trũng phải tiến hành thoát nước càng nhanh

càng tốt
3.3. Cách tiến hành
Những vùng có mực nước ngầm cao phải đào các mương tiêu quanh vườn
nho hoặc vét rãnh sâu hơn để tạo điều kiện cho nước thoát nhanh ra các đường
mương tiêu nước.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Khi tiến hành trồng nho cần thiết phải tạo rãnh để
10
a. Thuận tiện cho việc đi lại b. Tưới nước theo rãnh
c. Tiêu nước d. Cả a, b, c đều đúng
1.2. Tưới nước cho nho nhằm mục đích
a. Điều hòa nhiệt độ đất giúp cây chống nóng
b. Cung cấp nước cho cây
c. Giúp quả nho mọng nước
d. Cả a, b, c đều đúng
1.3. Nên tưới theo phương pháp
a. Dùng vòi hoa sen b. Tưới theo rãnh
c. Tưới tràn d. Tưới hố
1.4. Lượng mưa cần cho một vụ nho 4 tháng
a. 200-250mm b. 350-450mm
c. 550-650mm d. 800-900mm
1.5. Trước khi thu hoạch nho từ 7-10 ngày
a. Không tưới nước b. Tưới nước ít
c. Tưới nhiều nước d. Tưới lượng nước vừa phải
2. Bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.1.1:
Kỹ thuật tạo rãnh trong vườn nho
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức lý thuyết về kỹ thuật tạo rãnh vườn nho.

+ Rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc tạo rãnh đúng kỹ thuật.
- Nguồn lực cần thiết:Vườn nho diện tích 10000 m
2
, cuốc, dụng cụ bảo hộ.
- Cách tiến hành: Mỗi học sinh thực hiện tạo rãnh 500 m
2
vườn nho.
- Thời gian hoàn thành: 6 tiết (5 tiết thực hiện công việctạo rãnh, 1 tiết hướng
dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).
- Kết quả cần đạt được sau bài thực hành: phải tạo rãnh đúng kỹ thuật, đảm bảo
thuận lợi cho việc tưới và tiêu nước cho nho
2.2.Bài thực hành số 3.1.2:
Kỹ thuật tưới nước cho nho
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức lý thuyết về kỹ thuật tưới nước cho nho.
+ Rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc tưới đủ, đúng kỹ thuật.
11
- Nguồn lực cần thiết:Vườn nho diện tích 10000 m
2
, máy bơm
nguồn nước tưới, ống nước, ủng, bao tay.
- Cách tiến hành: Mỗi học sinh thực hiện tưới 500 m
2
vườn nho.
- Thời gian hoàn thành: 6 tiết (5 tiết thực hiện công việc tưới, 1 tiết hướng dẫn
mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).
- Kết quả cần đạt được sau bài thực hành: Khi tưới phải đảm bảo đủ nước và
đúng kỹ thuật, đảm bảo đất đủ ẩm.
C. Ghi nhớ
-Tưới nước đảm bảo đủ ẩm.

-Không để nho thiếu nước hoặc bị ngập.
12
Bài 2. XỚI XÁO, LÀM CỎ
Mục tiêu:
- Nêu được kỹ thuật làm cỏ và xới xáo;
- Xác định được thời điểm làm cỏ và xới xáo;
A. Nội dung
Cỏ dại là nơi trú ngụ của một số sâu bệnh hại nho. Loại bỏ hết cỏ dại
trong vườn nho để tránh sự tranh chấp dinh dưỡng, nước giữa cỏ dại và cây nho,
cũng như loại bỏ nguồn sâu bệnh có thể từ cỏ dại lây lan sang nho.
1. Tác dụng của làm cỏ
Làm cỏ là một khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc nho sau khi
trồng.
Làm cỏ có tác dụng:
+ Giúp cây nho sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, nước với cây nho, giúp cây nho hút
được chất dinh dưỡng đầy đủ nhất.
+ Hạn chế nơi trú ẩn của sâu bệnh, giảm số lượng nho bị phá hoại do sâu
bệnh, tăng năng suất.
Hình 3.2.1. Các loại cỏ dại trong vườn nho
2. Kỹ thuật làm cỏ
Làm cỏ tuy đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ gây
ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nho. Đồng thời làm cỏ
không đúng kỹ thuật sẽ gây tốn công lao động, cỏ nhanh mọc lại.
13
2.1. Số lần làm cỏ trong năm
- Một năm làm cỏ từ 4-6 lần tùy theo tình hình cỏ mọc. Sau trồng 1-2
tháng tiến hành làm cỏ lần một.
2.2. Kỹ thuật làm cỏ gốc
- Làm cỏ gốc: là làm sạch cỏ xung quanh gốc nho từ gốc ra 20-30cm

- Dùng cuốc xới phá váng kết hợp làm sạch cỏ.
Hình 3.2.2. Làm cỏ bằng xà bách kết hợp xới phá váng
- Ở sát gốc nho cần nhổ cỏ bằng tay, để vườn nho luôn thông thoáng và
sạch cỏ dại.
14
Hình 3.2.3. Làm cỏ bằng tay ở sát gốc
2.3. Kỹ thuật làm cỏ trắng
Làm cỏ trắng: là làm sạch cỏ trên toàn bộ diện tích vườn nho. Sau khi
thăm đồng thấy lượng cỏ nhiều cần tiến hành làm cỏ:
+ Biện pháp thủ công: Dùng cuốc, cuốc sạch gốc cỏ rồi đánh tơi để cỏ
nhanh chết.
+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ. Chú ý tránh làm ảnh
hưởng đến nho.
3. Xới xáo
3.1. Mục đích
- Việc xới xáo đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng,
tăng cường oxy, điều hòa chế độ nhiệt và ẩm độ trong đất.
- Trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh
dưỡng trong đất nhanh chóng và cây nho dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển
nhanh hơn, phát triển hệ thống rễ.
3.2. Kỹ thuật xới xáo
Thời kỳ kiến thiết cơ bản định kỳ khoảng 15-20 ngày nên xới xáo và làm
cỏ quanh gốc 1 lần (khoảng 2-3 lần tưới nên xới nhẹ 1 lần).
- Lần đầu xới cách gốc 20 cm.
- Các lần sau xới xa gốc dần theo tán lá.
15
Với những vườn nho đang kinh doanh, dưới tán thường ít cỏ, mặt đất
không phơi ra nắng, ít bị mất nước, đóng váng thì mỗi vụ nên xới xáo một lần để
phá bỏ một phần bộ rễ cũ, tái tạo bộ rễ mới kết hợp với bón phân.
Hình 3.2.4. Vườn nho kinh doanh

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1.Câu hỏi
1.1. Mục đích của việc làm cỏ
a. Tạo sự thông thoáng trong vườn nho
b. Nho sinh trưởng phát triển tốt
c. Hạn chế nơi trú ẩn của sâu bệnh
d. Cả a, b, c đều đúng
1.2. Để làm sạch cỏ trong vườn nho nên
a. Làm cỏ bằng tay b. Làm cỏ bằng cuốc
c. Làm cỏ bằng cuốc kết hợp nhỏ cỏ d. Không cần làm cỏ
1.3. Trong vườn nho xới xáo đất nhằm mục đích
a. Làm cho đất được tơi xốp b. Hạn chế cỏ dại
c. Điều hòa chế độ nhiệt và ẩm trong đất d. Cả a, b, c đều đúng
4. Kỹ thuật xới xáo vườn nho nào sau đây là sai:
a. Xới lần đầu cách gốc khoảng 20 cm
b. Các lần xới sau nên xới xa dần gốc theo tán lá
16
c. Xới xáo kết hợp làm cỏ, bón phân
d. Xới xáo sát gốc.
2. Bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.2.1:
Làm cỏ vườn nho, kết hợp xới phá váng
- Mục tiêu:
+ Củng cố được những kiến thức đã học về kỹ thuật làm cỏ, xới phá váng.
+ Xác định được thời điểm làm cỏ, xới phá váng.
+ Xác định được số lần làm cỏ, xới phá váng cho mỗi loại vườn nho.
+ Thực hiện được việc các động tác: làm cỏ bằng tay, làm cỏ bằng cuốcvà
xới phá váng.
- Nguồn lực:Vườn nho kinh doanh, cuốc
- Cách thức tiến hành:

+ Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5- 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm
trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát việc thực hiện của từng cá nhân trong
nhóm.
+ Các nhóm thảo luận, xác định cách làm cỏ kết hợp xới phá váng.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực
hành sau:
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Xác định
phạm vi
làm cỏ
- Xác định theo giai đoạn
sinh trưởng của cây
Theo quy trình kỹ thuật
2 Làm cỏ - Làm cỏ thủ công sạch xung
quanh gốc theo tán lá.
- Dùng cuốc làm sạch cỏ
theo băng
Làm sạch cỏ, không sót
Không làm xây xát cây
3 Xử lý cỏ Gom, đảo cỏ đưa ra khỏi
vườn.
Những loại cỏ dễ tái sinh
phải đưa ra khỏi vườn
4 Xới xáo,
phá váng
Dùng cuốc, xới xáo nhẹ phá

bỏ lớp váng trên mặt
Cách xa gốc 20 cm trở
lên, không làm đứt rễ cây
17
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của các nhóm và chỉ dẫn
các lỗi thường gặp.
+ Các nhóm tiến hành rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả cho giáo viên
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Thời gian cần thiết để thực hiện hoàn thành nội dung bài: 16 giờ (thời gian
hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá là 02 giờ; thời gian học viên trung bình
thực hiện là 14 giờ)
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau thực hành:
+ Làm cỏ đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Đảm bảo sạch cỏ và không cuốc vào cây nho.
+ Đất được xới tơi xốp.
C. Ghi nhớ
- Làm cỏ kịp thời
- Sau vài lần tưới nước hoặc sau những trận mưa lớn cần xới phá váng
18
Bài 3. BÓN PHÂN THÚC
Mục tiêu:
- Mô tả được các loại phân bón có thể dùng cho cây nho và tác dung.
- Tính toán được lượng phân bón cần thiết theo từng giai đoạn sinh trưởng
của cây nho.
- Thực hiện bón phân thúc đúng phương pháp và lịch bón.
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bón và lịch trình bón.
A. Nội dung
1. Loại phân bón thúc
1.1. Mục đích của việc bón thúc
Nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây nho để cây sinh trưởng phát

triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng được thị hiếu
người tiêu dùng và nhu cầu chế biến.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho cao hơn nhiều so với những cây trồng
khác, vì cây nho cần một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng để hình thành
năng suất. Cây nho cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng như: đạm,
lân, kali; các nguyên tố trung lượng như canxi, magiê, lưu huỳnh; các nguyên tố
vi lượng như: molipđen, bo, đồng, mangan Nếu thiếu hoặc thừa các nguyên tố
trên đều ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển cây nho.
1.2. Các loại phân bón thúc
1.2.1. Phân đạm
1.2.1.1. Vai trò của đạm đối với cây nho
Mặc dù trong phân tích lượng phân kali cần nhiều nhất nhưng trong thực tế
thiếu đạm là điều đáng lo ngại hơn cả.
- Đạm giúp cây phát triển cành lá, tăng khả năng quang hợp.
- Đạm làm tăng năng suất nho.
1.2.1.2. Các dạng đạm bón cho cây nho
- Urê là dạng phân trung tính, có thể bón cho nhiều loại đất và có thể dùng
phun lên lá bổ sung dinh dưỡng khi cần thiết.
- Sunphat Amon là loại phân chua nên hạn chế bón ở đất quá chua.
- Có thể sử dụng cả 2 loại phân là Sunphat Amon thường gọi là SA (21%
N) và urê (46% N). Trên đất phèn nên dùng urê.
19
- Đối với những chân đất có triệu chứng thiếu lưu huỳnh thì nên chọn đạm
SA.
- Nếu bón phân lân supe hoặc kali sunfat thì có thể thay SA bằng Urê.
Hình 3.3.1: Phân Urê dạng hạt và đóng bao
Hình 3.3.2: Đạm Sunphat Amôn dạng tinh thể và đóng bao
Chú ý: Nếu thiếu đạm lá nho xanh nhạt rồi chuyển sang vàng, sự sinh
trưởng của ngọn bị giảm đi. Triệu chứng rõ nhất là khi cắt cành mà chừa lại đầu
20

cành dài thì có nhiều mầm nứt ra. Số lá trên cành bị giảm tới 25% hoặc hơn nữa
vào thời điểm thu hoạch là do thiếu đạm.
1.2.2. Phân lân
1.2.2.1. Vai trò của lân
- Giúp cây nho đâm nhiều rễ.
- Tăng khả năng chịu hạn cho cây, hạn chế sâu bệnh.
- Phân lân còn giúp cây mau ra hoa và tỉ lệ đậu trái cao hơn.
- Tạo phẩm chất quả.
1.2.2.2. Chọn loại phân lân cho nho
Trong thực tế thường dùng hai loại phân:
- Super lân: chứa hàm lượng lân dễ tiêu cao nhưng có chứa nhiều axit dư,
nên trong quá trình canh tác sẽ làm chua đất
- Phân lân nung chảy: có chứa hàm lượng canxi và magiê cao, giúp cải tạo
độ chua đất,trên đất chua nên sử dụng loại phân lân nung chảy.
Ngoài ra còn có thể sử dụng DAP, trong phân DAP có đến 46% lân
nguyên chất.
Hình 3.3.3. Phân Super lân và lân nung chảy
21
1.2.3. Phân kali
1.2.3.1. Vai trò của kali đối với cây nho
- Giúp cây cứng cáp, tăng sức chống chịu với sâu bệnh.
- Bón phân kali màu sắc trái nho đẹp hơn, tăng vị ngọt, thúc đẩy quả chín
mọng
1.2.3.2. Chọn loại phân kali cho nho
Loại phân kali khuyến cáo dùng cho cây nho là Kali sunphat (K
2
SO
4
) hàm
lượng nguyên chất khoảng 50% (Kaliclorua không phù hợp cho cây nho vì cây

nho là loại cây trồng kị gốc Clo).
Chú ý: Khi thiếu kali lá nho có màu xanh nhợt rồi cháy xém từ mép lá.
Chùm quả nhỏ tụm chặt lại, chín không đồng đều hoặc chín chậm.
1.2.4. Phân phức hợp
Ngoài các loại phân đơn ở trên, có thể dùng phân phức hợp (NPK) để bón
cho cây nho.
Phân phức hợp là loại phân phối hợp từ hai nguyên tố dinh dưỡng trở lên
cần thiết cho cây trồng nhưng chủ yếu là ba nguyên tố đa lượng (NPK).
Dạng phân tổng hợp NPK tiện lợi hơn đối với nông dân khi sử dụng.
Dạng NPK nhiều đạm, ít kali được chọn để bón giai đoạn đầu.
Dạng NPK ít đạm, nhiều kali được chọn để bón giai đoạn cuối khi quả
lớn.
1.2.5. Phân hữu cơ
Phân hữu cơ ngoài bón lót trước khi trồng còn được bón bổ sung hàng
năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
- Phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng giúp cây phát triển cân đối.
- Giảm sâu bệnh.
- Cải tạo độ màu mỡ của đất, làm đất tơi xốp, tăng mùn, tăng kết cấu, hạn chế
hiện tượng rửa trôi dinh dưỡng và xói mòn đất cho vườn nho.
1.2.6. Vôi
1.2.6.1. Tác dụng
Trong nông nghiệp vôi thường được sử dụng ở dạng vôi bột.
Vôi cung cấp canxi cho cây trồng : Canxi là 1 trong 4 chất trung lượng
cần thiết cho cây trồng. Ngoài vôi bà con có thể dùng canxi nitrat Ca(NO
3
)
2
.
Không nên dùng bột đá, bột vỏ sò CaCO
3

hay thạch cao CaSO
4
+
2
H
2
O như 1 số
22
tài liệu khuyến cáo (những chất này không tan trong nước, thậm chí còn có hại
cho cây trồng).
Sử dụng vôi mục đích chính là cung cấp canxi cho cây và cải tạo độ chua
của đất. Canxi là thành phần tạo nên màng mỏng giữa các vách tế bào, nó ảnh
hưởng tới tính thấm của màng tế bào và sự hydrat hóa chất keo.
Ngoài ra vôi còn có tác dụng làm cho đất tới xốp tạo thuận lợi cho bộ rễ
nho phát triển và hút nhiều dinh dưỡng từ đất.
1.2.6.2. Liều lượng
Tùy vào độ chua của đất mà xác định lượng vôi bón cho phù hợp. Để
đánh giá độ chua của đất người ta dùng trị số pH, đây là ký hiệu để chỉ độ chua.
Bảng 3.2.1: Phân cấp độ chua của đất theo trị số pH
pH
H20
pH
KCl
Cấp độ chua
< 4,6 < 3.5 Quá chua
4,6 – 5,5 3,5 - 4,5 Rất chua
5,6 - 6,5 4,6 - 5,5 Chua ít
6,6 - 7,5 5,6 - 6,5 Trung tính
Sau khi xác định được độ chua của đất, nếu pH
KCl

< 5,5 thì cần phải bón
vôi, lượng vôi bón có thể dựa vào bảng sau:
Bảng 3.2.2: Mức độ cần bón vôi theo độ chua và thành phần cơ giới của đất
pH
KCl
Mức độ Luợng vôi bón CaO (tạ/ha)
Đất nhẹ Đất TB Đất nặng
< 3,5 Đặc biệt cần 10 - 20 20 - 30 30 - 50
3,5 - 4,5 Cần nhiều 7 - 10 10 - 15 15 - 20
4,6 - 5,5 Cần vừa 5 - 7 7 - 8 8 - 10
5,6 - 6,5 Cần ít 2 - 3 3 - 4 4 - 5
> 6,5 Không cần - - -
Trong trường hợp không xác định được độ chua của đất có thể bón lượng
vôi khoảng 500- 1000kg vôi/ha.
23
2. Lượng phân bón thúc
Việc xác định lượng phân bón tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của cây và dự kiến năng suất cũng như khả năng đầu tư.
2.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Ở giai đoạn cây con trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (khoảng 7-8 tháng), ở
giai đoạn này khoảng 1 tháng bón 1 lần hoặc 2 tháng bón một lần. Có thể sử
dụng phân hữu cơ sinh học chuyên nho có thành phần NPK là 5-3-4 hoặc các
loại phân hữu cơ sinh học khác có chất lượng tương đương khoảng 4000 kg/ha.
Hoặc có thể dùng phân hóa học NPK: 20 – 20 – 15 khoảng 700 kg/ha. Cụ thể
nếu có điều kiện nên bón 1 tháng 1 lần như sau:
Bảng 3.2.3:Lượng phân bón cho nho thời kỳ kiến thiết cơ bản
Loại
phân
Tháng
thứ 1

Tháng
thứ 2
Tháng
thứ 3
Tháng
thứ 4
Tháng
thứ 5
Tháng
thứ 6
Tháng
thứ 7
HCSH 400 kg 400 kg 500 kg 500 kg 700 kg 700 kg 800 kg
NPK:
20-20-15
50kg 70kg 80kg 100kg 120kg 140kg 140kg
Phương pháp bón phân: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh
vùng rễ lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong theo nước
ngay.
2.2. Thời kỳ kinh doanh
Ở thời kỳ kinh doanh, có thể sử dụng lượng phân bón theo quy trình sau:
- Phân chuồng hoai mục: 25-30 tấn/ha
- N: 400 - 500kg/ha + P
2
0
5
: 200 - 250kg/ha + K
2
0: 500 - 600kg/ha
Nếu không có phân chuồng hoai thì có thể dùng phân hữu cơ sinh học, với

lượng khoảng 4000 kg/ha phân hữu cơ sinh học cho thời kỳ kiến thiết cơ bản,
còn thời kỳ kinh doanh khoảng 3000 kg/ha phân hữu cơ sinh học cho 1 vụ nho.
Lượng phân bón khuyến cáo cho nho kinh doanh ở Ninh Thuận như sau:
Bảng 3.2.4 : Lượng phân bón cho nho
Loại phân
bón
Số lượng
( kg/ha/vụ)
Lượng phân bón vào các thời kỳ (%)
Đợt 1
Trước cắt cành
15 – 20 ngày
Đợt 2
Sau cắt cành 3
ngày tới trắng quả
Đợt 3
Trắng quả đến
chín bói
24

×