Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

giáo trình mô đun chuẩn bị sản xuất chuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 91 trang )

1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CHUỐI
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: TRỒNG CHUỐI
Trình độ: Sơ cấp nghề
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ01.
3
LỜI GIỚI THIỆU
Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng
khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20 – 30 tấn/ha. Hiện nay, trên thế giới,
nước đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala 100 tấn/ha.
Nước ta là nơi có điều kiện lý tưởng để trồng chuối, nhất là ở miền nam.
Sản lượng chuối ở nước ta hàng năm cũng đạt khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa,
chúng ta còn xuất khẩu một lượng tương đối lớn.
Tuy nhiên, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì năng suất chuối nước
ta còn thấp. Nghề trồng chuối hiện nay chưa phát triển mạnh chủ yếu do chưa tổ
chức được việc trồng chuối xuất khẩu từ khâu trồng đến khâu thu mua, vận
chuyển, đóng gói, bảo quản, chế biến…
Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm được những kinh nghiệm trong
kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, tăng sản lượng xuất khẩu là việc làm hết sức cần
thiết.


Chương trình đào tạo “Nghề trồng chuối” trong đó có giáo trình mô đun
“Chuẩn bị sản xuất chuối” được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng
cần có của nghề, giáo trình mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” có thể coi là cẩm
nang cần thiết cho mỗi nhà nông tham gia vào “Nghề trồng chuối”.
Để biên soạn bộ giáo trình này, chúng tôi đã tiến hành đi tìm hiểu thực tế,
tổ chức phân tích sơ đồ nghề theo phương pháp DACUM, phân tích công việc,
xây dựng chương trình khung và tiến hành viết giáo trình cho nghề trồng chuối.
Tất cả các công việc này được kết tinh của ban chủ nhiệm chương trình, các
thành viên trong nhóm biên soạn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia
giỏi trong lĩnh vực trồng chuối đánh giá, góp ý tư vấn cho nhóm biên soạn hoàn
thành tốt công việc này.
Trong quá trình biên soạn tài liệu, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo
hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ- Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy
nghề - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Ban chủ nhiệm xây dựng chương
trình nghề Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo và các thầy cô trong khoa Trồng
trọt – Quản lý đất đai trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Đồng
thời chúng tôi cũng nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán
bộ kỹ thuật, các Doanh nghiệp và cá nhân tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn
thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu cho học viên tham khảo nghiên cứu trong quá trình học “ Nghề trồng
chuối”.
4
Giáo trình “Chuẩn bị sản xuất chuối” là một mô đun trong chương trình
dạy nghề trình độ sơ cấp của “Nghề trồng chuối”, được giảng dạy đầu tiên trong
quá trình học tập.
Tính chất: Mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” là mô đun tích hợp giữa lý
thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm.
Giáo trình “Chuẩn bị sản xuất chuối” bao gồm 3 bài:
Bài 1. Giới thiệu chung về cây chuối

Bài 2. Xây dựng kế hoạch trồng chuối
Bài 3. Thiết kế vườn trồng chuối
Trong quá trình biên soạn tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi những
sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà
khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, Doanh nghiệp và các cá nhân đã
tham gia giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình này.
Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Viết Thông Chủ biên
2. Đặng Thị Hồng
3. Trịnh Thị Vân
5
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CHUỐI 7
1.1. Sản xuất chuối trên thế giới 8
1.2. Xuất khẩu chuối 9
1.3. Nhập khẩu chuối 11
2.3.1. Nhóm giống Chuối tiêu (Chuối già) 14
2.3.2. Nhóm giống Chuối tây (Chuối sứ) 17
a. Giống chuối Cau 17
b. Giống chuối Ngự 18
c. Giống chuối Xiêm đen 19
3. Giá trị của cây chuối 20
1. Dự tính chi phí công lao động 24
4. Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật 26
6.2. Dự kiến năng suất/ha 28
1.2.3. Các loại đất khác 34
6
MÔ ĐUN

CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CHUỐI
Giới thiệu mô đun
MĐ01: “Chuẩn bị sản xuất chuối” có thời gian đào tạo là 80 giờ (lý
thuyết 14 giờ, thực hành 58 giờ và kiểm tra 8 giờ). Mô đun trang bị cho học
viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như chuẩn bị
điều kiện, lập kế hoạch trồng chuối đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Mô đun bao gồm 3 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới
thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và
ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết
về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến
hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài
tập.
7
Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CHUỐI
Mã bài: MĐ 01- 01
Mục tiêu
- Nêu được nguồn gốc, giá trị và tình hình sản xuất - Tiêu thụ chuối
trên thế giới và Việt Nam;
- Nhận diện được một số giống chuối trồng phổ biến ở Việt Nam;
A. Nội dung
1. Giới thiệu chung về cây chuối trên thế giới
Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae.
Theo truyền thuyết, cây chuối được cho là xuất phát từ vườn của Eden (thiên
đường) do đó tên Musa paradisiaca có nghĩa là trái của thiên đường.
Tên này được gọi lần đầu tiên cho đến khi được thay thế bằng từ
“banana” bởi những người thuộc bộ tộc African Congo.
Từ “banana” dường như được dùng để chỉ chuối dùng ăn tươi còn từ
“plantain” dùng để chỉ chuối được nấu chín để ăn, tuy nhiên hiện nay việc phân
biệt các từ này không còn khác biệt rõ.
Chuối là loại cây ăn trái ở vùng nhiệt đới, được trồng khắp Ấn Độ, phía

nam Trung Quốc, Malaixia, các nước thuộc Đông Phi, Tây Phi, Châu Mỹ…
Các loài hoang dại được tìm thấy rất nhiều ở các nước thuộc Đông Nam Á.
Nhiều tác giả cho rằng chính từ đây chuối được phát tán đến các nơi trên thế
giới.
Gần đây, di tích về khảo cổ học và môi trường cổ tại đầm lầy Kuk ở
tỉnh Cao nguyên Tây, Papua New Guinea gợi ý rằng chuối được trồng ở đấy
bắt đầu trễ nhất năm 5000 trước Công nguyên, nhưng có thể từ 8000 trước
Công nguyên. Vụ khám phá này có nghĩa rằng cao nguyên New Guinea là nơi
mà chuối được thuần hóa đầu tiên. Có lẽ những loài chuối dại khác được trồng
ở những vùng khác tại Đông Nam Á.
Một số vùng cô lập ở Trung Đông có thể trồng chuối từ thời gian trước
khi Hồi giáo ra đời. Có chứng cớ trong văn kiện rằng nhà tiên tri
Muhammad biết ăn nó. Sau đó, văn minh Hồi giáo trải ra nhiều nước, và chuối
đi theo. Những văn kiện Hồi giáo (như là bài thơ và truyện thánh) nói đến nó
nhiều lần, bắt đầu từ thế kỷ 9. Vào thế kỷ 10, những văn kiện Palestine và Ai
Cập đã nói đến chuối; từ đấy, chuối lan qua Bắc Phi và Tây Ban Nha Hồi giáo.
Thực tế là vào thời Trung cổ, chuối từ Granada (Tây Ban Nha) được coi là
những chuối ngon nhất trong thế giới Ả Rập.
8
Các phytolith được khám phá trong một số cây chuối hóa thạch
ở Cameroon từ thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên đã gây ra cuộc tranh luận về
lúc bắt đầu trồng cây chuối ở châu Phi. Có chứng ngôn ngữ học rằng
người Madagascar đã biết về chuối vào lúc đó. Trước các khám phá này, chứng
cớ sớm nhất về sự trồng chuối ở châu Phi có từ cuối thế kỷ 6 Công nguyên về
sau. Người Hồi giáo Ả Rập chắc buôn chuối từ bờ biển đông của châu Phi đến
bờ biển Đại Tây Dương và về phía nam tới Madagascar. Năm 650, quân đội
Hồi giáo mang chuối đến vùng Palestine.
Theo dõi sự phân bố các vùng trồng chuối trên thế giới cho thấy hiện nay
chuối được trồng đến vĩ độ 30
o

Bắc và Nam ở khí hậu á nhiệt đới, mùa đông
trời khá lạnh.
Vùng canh tác chuối nằm xa xích đạo gồm có New South Wales, Đài
Loan, bắc Ấn Độ, Ai Cập, Queenland (Châu Úc), Natal (Nam Phi), Sao Paulo
(Braxin) và Israel. Những vùng nằm trong giới hạn trên cũng có nhiều chế độ
khí hậu khác nhau (có vùng thuận lợi nhưng cũng có vùng không thích hợp cho
chuối phát triển).
Các vườn chuối trồng trong khí hậu á nhiệt đới thường có năng suất cao
hơn các vườn chuối ở khí hậu nhiệt đới Việt Nam, tuy rằng ở vùng á nhiệt đới
có nhiệt độ thấp và mùa đông làm chuối ngưng tăng trưởng cả tháng.
Các vườn chuối vùng nhiệt đới thường có những hạn chế là:
- Nhiệt độ và ẩm độ cao nên sâu bệnh nhiều.
- Dễ bị thiếu nước trong mùa khô hoặc mua nhiều trong mùa mưa làm
chất dinh dưỡng bị trực đi nên đất kém màu mỡ.
- Tuổi thọ của cây chuối không cao.
1.1. Sản xuất chuối trên thế giới
Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chuối chủ yếu được trồng chủ yếu ở
những nước đang phát triển. Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được
trồng ở những nước đang phát triển và được xuất khẩu tới các nước phát triển.
Vào năm 2004, tổng cộng có 130 nước xuất khẩu chuối.
Tuy nhiên, về việc sản xuất cũng như xuất nhập khẩu chuối thường là tập
trung vào một số nước nhất định. 10 nước sản xuất chính chiếm tới 75% sản
lượng chuối thế giới vào năm 2004. Trong đó thì Ấn Độ, Ecuado, Braxin và
Trung Quốc chiếm một nửa của toàn thế giới. Điều này càng ngày càng tăng
lên cho thấy sự tập trung hóa về phân phối chuối trên toàn thế giới.
Nếu như những năm 1980, các nước Mỹ La Tinh và khu vực Carribê là
khu vực sản xuất chuối chính của thế giới thì đến những năm 1990, khu vực
Châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là
châu Phi.
9

Biểu đồ 1.1.1: Cơ cấu sản xuất chuối trên thế giới từ 2005 - 2010
1.2. Xuất khẩu chuối
Ngành công nghiệp chuối đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiều
việc làm và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất khẩu
chuối chính trên thế giới, cả những nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và
Caribean, cũng như là Châu Á và Châu Phi. Theo FAO, xuất khẩu chuối của cả
thế giới đạt được trên 4,7 tỷ một năm đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều
nước. Sự biến động về nguồn cung chuối cho xuất khẩu và giá chuối có tác
động lớn tới thu nhập của người lao động trực tiếp trong ngành này, từ những
hộ gia đình trồng chuối cho đến những công nhân làm ở những đồn điền lớn.
Trong quý I/2011, Panama đã xuất khẩu gần 3 triệu hộp chuối, trị giá
trên 18,6 triệu USD, giá FOB. Tuy nhiên, so cùng kỳ năm 2010, số lượng hộp
chuối xuất khẩu đã giảm đi 501.347 hộp. Nông dân trồng chuối cho biết, giá
bán chuối hiện tại không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Mỗi hộp chuối đang được
bán với giá 5,5 USD và người trồng chuối hy vọng sẽ bán được với giá 9
USD/hộp, tương đương với mức giá mà người tiêu dùng tại Anh chi trả.
Do thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền nên người trồng chuối không mặn mà
với canh tác chuối, dẫn đến sản lượng thấp và khối lượng chuối xuất khẩu cũng
thấp mặc dù nhu cầu nhập khẩu chuối từ Panama vẫn cao.
10
Panama xuất khẩu chuối chủ yếu sang các nước trong Liên minh châu
Âu (EU) và Hoa Kỳ. Trong đó, EU là thị trường quan trọng nhất. Năm 2010,
xuất khẩu chuối tươi của Panama đạt kim ngạch 65,2 triệu USD.
Nông dân Tây Ban Nha giảm trồng chuối do giá xuống thấp. Do tình
trạng dư thừa chuối trên thị trường, nên ngành sản xuất chuối của Tây Ban Nha
buộc phải cắt giảm tới 26% sản lượng thu hoạch trong tuần thứ 2 tháng 7/2011.
Riêng tại La Palma, 733 tấn chuối đã bị đổ bỏ, và trên toàn vùng Las Islas, tổng
cộng 1390 tấn chuối đã bị đổ bỏ vì các nhà sản xuất đã kiên quyết không bán
chuối với mức giá quá thấp.
Domingo Martín Ortega, một nhà quản lý của Liên minh Hợp tác xã tại

La Palma – Cupalma nổi tiếng về xuất khẩu chuối tại La Isla, cho biết Liên
minh đã buộc phải ngừng xuất khẩu chuối và ngừng đưa chuối ra thị trường vì
đã có quá nhiều chuối tại các điểm bán hàng.
Trong tuần thứ 2 tháng 7/2011, chuối giá rẻ tràn ngập thị trường cùng
với sự góp mặt của nhiều loại trái cây đầu vụ khác như dưa hấu, dưa lưới. Do
đó, các nhà sản xuất chuối phải cắt giảm 26% sản lượng thu hoạch, tương
đương 5390 tấn.
Xuất khẩu chuối của Mêhicô tăng 30% về lượng năm 2010. Theo Cơ
quan Phối hợp chung về Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
(GCTPE) của Mêhicô, các nhà xuất khẩu chuối của quốc gia này, bao gồm các
nhà xuất khẩu từ 29 thành phố nằm tại khu vực trung tâm và miền tây đất nước,
đã đạt tăng trưởng xuất khẩu 30% trong mùa xuất khẩu năm 2010, với khối
lượng xuất khẩu tăng từ 81.789 tấn trong giai đoạn tháng 9 - 12/2009 lên đến
106.016 tấn trong cùng kỳ năm 2010.
Theo nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp Mêhicô (SAGARPA), xuất khẩu
chuối của quốc gia này đã tăng vọt sau khi tiến hành chiến dịch xúc tiến bán
hàng trong năm 2010.
Số liệu từ Cơ quan Thông tin Nông nghiệp và Nghề cá (SIAP) cho thấy,
Mêhicô đã sản xuất được 2,138 triệu tấn chuối trong năm 2010, tăng 500 ngàn
tấn so với đầu thập kỷ.
Số liệu từ Ngân hàng Mêhicô cũng cho thấy xuất khẩu chuối của quốc
gia này trong năm 2010 đã đạt kim ngạch 72,505 triệu USD. Mêhicô xuất khẩu
chuối chủ yếu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hà
Lan, Ai Len, Nga, Anh, Ba Lan, Bỉ, Hy Lạp và Thụy Điển.
Nguồn tin thương nhân dự báo rằng, trong kỳ xuất khẩu chuối năm 2011,
Mêhicô có thể sẽ thành công hơn nữa trong xuất khẩu chuối sang các thị
trường, tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2010.
Xuất khẩu chuối trên thế giới chủ yếu là tập trung vào các nước đang
phát triển. Riêng Mỹ La tinh và khu vực Caribê đã chiếm 70% lượng xuẩt khẩu
chuối năm 2004. Bốn nước xuất khẩu chuối nhiều nhất thế giới vào năm 2004

là Ecuado, Costa Rica, Philipinne, Colombia đã chiếm tới 63% xuất khẩu chuối
11
trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng Ecuado đã chiếm 30%. Trong những năm 90,
xuất khẩu chuối từ Mỹ La tinh và khu vực Caribê giảm nhẹ và xuất khẩu từ khu
vực Châu Á tăng lên.
Biểu đồ 1.1.2: Tỷ trọng xuất khẩu chuối trên thế giới từ năm 2005-2010
Giữa kim ngạch xuất khẩu chuối và thu nhập đầu người của một số nước
xuất khẩu chuối lớn cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ. Với những nước xuất
khẩu chuối chính như Ecuado và Costa Rica, kim ngạch xuất khẩu chuối chiếm
16,7% và 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Tại những nước quần
đảo Windward như Saint Lucia, St. Vincent và Grenadines, Dominica và
Grenada, mức độ phụ thuộc còn lớn hơn (ví dụ ở Saint Lucia, xuất khẩu chuối
chiếm đến 49,6% tổng kim ngạch xuất khẩu).
1.3. Nhập khẩu chuối
Chỉ riêng EU, Mỹ và Nhật, đã chiếm đến 67% nhập khẩu trên toàn thế
giới năm 2004. Mặc dù sự tập trung về mặt địa lý vẫn khá cao nhưng xu hướng
đa dạng hóa ngày càng tăng, đặc biệt là vào những năm 1990, khi có sự xuất
hiện của một số nước nhập khẩu mới. Điều này cho thấy nhập khẩu chuối ngày
càng lớn của một số thị trường mới nổi như Liên bang Nga, Trung Quốc, Đông
Âu. Trong khi đó mức nhập khẩu của khu vực EU vẫn tương đối ổn định.
12
Biểu đồ 1.1.3: Cơ cấu nhập khẩu trung bình từ 2005 -2010 trên thế giới
2. Giới thiệu chung về cây chuối ở Việt Nam
2.1. Lịch sử trồng chuối ở Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối, từ
Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối.
Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản
lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn
xuất khẩu một lượng khá lớn. Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì
năng suất trồng chuối nước ta còn thấp. Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm

được những kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất
là hết sức cần thiết.
Chủng loại: Các chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng với nhiều
giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, có loại
chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiến
vua… được trồng rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước. Các giống chuối
của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giá
trị sử dụng rất khác nhau. Cao cấp nhất vẫn là chuối ngự, loại chuối tiến vua,
quả thon nhỏ, vàng óng, thơm ngậy nhưng diện tích và sản lượng không cao.
Chuối tiêu, chuối gòng có sản lượng lớn hơn, hương vị tuy không ngon bằng
nhưng chất lượng đang ngày càng được cải tiến.
Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của
Việt Nam, nhất là đối với giống chuối tiêu (già) và chuối cau. Viện Nghiên cứu
Cây ăn quả Miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giống
chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màu
vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipin, Đài Loan vào thị
13
trường châu Âu, Nhật Bản. Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng Nai,
Quảng Ngãi… đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển cây
chuối tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối.
2.2. Diện tích, sản lượng chuối ở Việt Nam
Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện
tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản
lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập
trung. Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích
nên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình.
Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh
Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ
3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng
chuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ…chưa đạt đến 3.000 ha

(phụ lục 1).
Giữa kim ngạch xuất khẩu chuối và thu nhập đầu người của một số nước
xuất khẩu chuối lớn cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ. Với những nước xuất
khẩu chuối chính như Ecuado và Costa Rica, kim ngạch xuất khẩu chuối chiếm
16,7% và 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Tại những nước quần
đảo Windward như Saint Lucia, St. Vincent và Grenadines, Dominica và
Grenada, mức độ phụ thuộc còn lớn hơn (ví dụ ở Saint Lucia, xuất khẩu chuối
chiếm đến 49,6% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Hình 1.1.1: Không được phá rừng phòng hộ để trồng chuối
14
Tuy nhiên sự phát triển không định hướng của nghề trồng chuối trong
nhân dân đã kéo theo hệ lụy như ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), thấy
nguồn lợi từ cây chuối, nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối. Chỉ tính
riêng Yên Sơn, hiện có hàng nghìn hécta chuối, chuối được trồng ở vườn, đồi,
“leo” lên cả những núi cao, khe suối. Nhiều người đã thoát nghèo, giàu lên từ
cây chuối. Cũng từ đó, “nạn” phá rừng trồng chuối đã diễn ra ngày càng phổ
biến.
Cách đây 2 năm, tại xã Xuân Vân, rừng phòng hộ và tự nhiên bạt ngàn,
vẫn còn những cây gỗ 1 – 2 người ôm, nhưng nay những cánh rừng ấy đã bị
thay thế bằng rừng chuối. Tuy nhiên, đất trồng chuối rất nhanh bạc màu, sau
vài năm đất cằn cỗi, họ lại bỏ rẫy và sang cánh rừng khác để phát cây trồng
tiếp. Chính vì vậy, không chỉ ở xã Xuân Vân mà ở hầu khắp huyện Yên Sơn,
chỗ thì bạt ngàn màu xanh của chuối, nơi thì khô khốc những quả đồi trọc.
2.3. Giới thiệu một số giống chuối trồng phổ biến ở việt Nam
Chuối trồng được tạo thành do kết quả của sự lai tự nhiên giữa hai loài
chuối hoang dại ở Ðông Nam Á là chuối hột và chuối rừng. Ngày nay, người ta
ước lượng có đến 200-300 giống chuối được trồng trên thế giới.
Ở nước ta, Chuối trồng có nhiều giống, có rất nhiều giống chuối đã trở
thành đặc sản cho vùng miềm. Theo thông tin mới đây, một số tỉnh miền Bắc
như Hưng Yên, Nam Đinh đang rất quan tâm vấn đề khôi phục lại các giống

chuối quý của địa phương là chuối tiêu hồng, chuối ngự
Người ta sắp xếp các giống phổ biến vào hai nhóm:
2.3.1. Nhóm giống Chuối tiêu (Chuối già)
Hình 1.1.2: Giống chuối tiêu lùn thấp
Nhóm này có 5 giống được trồng phổ biến trên toàn quốc
15
+ Giống lùn cao và lùn thấp quả to, cong, vỏ dày, năng suất cao, một
buồng chuối trung bình nặng 30 – 40 kg là giống Chuối đươc trồng phổ biến ở
việt nam, trồng tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và Bắc
Trung Bộ.
Hình 1.1.3: Giống chuối tiêu lùn cao
+ Giống chuối Tiêu Hồng
Hình 1.1.4: Chuối tiêu hồng
Quả chín có màu vàng sáng, thịt quả rắn, hương vị ngọt thơm, khi chín
vỏ quả dày và rắn, không nhũn như các giống chuối tiêu khác nên rất thuận tiện
cho vận chuyển. Về mùa hè chuối Tiêu Hồng ăn có vị ngọt không chua như
chuối tiêu ta.
16
Thời gian từ trồng đến thu hoạch: 13 - 14 tháng. Năng suất: Trung bình
mỗi buồng có 10 - 12 nải, đạt 40 – 45 kg/buồng
Giống chuối tiêu hồng đã trở thành cây đặc sản của tỉnh Hưng Yên và là
cây làm giàu cho nhân dân địa phương.
+ Giống chuối Tiêu (Già) lùn: Trái cong và vỏ còn xanh khi chín. Chóp
trái hình cổ chai ngắn, đầu trái bằng phẳng. Quầy ít lông, dạng hình nón cụt,
chống quầy còn sót nhiều lá mo chưa rụng hết.
+ Giống chuối Tiêu (Già) hương: Trái hơi cong và còn xanh khi chín,
đầu trái lõm vô rõ rệt. Quầy có ít lông hay trung bình, hình lăng trụ, cuống
quầy không có mo khô vì rụng hết. Vòi noãn khô cũng rụng hết.
+ Giống chuối Tiêu (Già) cúi: Trái hơi cong và còn xanh khi chín, đầu
trái bằng phẳng hay hơi lõm vô. Quầy ít lông hay trung bình, quầy hơi có hình

nón cụt vì có một nãi mọc ra xa. Mo khô không rụng hết ở quầy nhưng còn lại
ít hơn già lùn. Vòi noãn khô còn sót lại ở trái.
Ở Lâm Đồng, do những yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, độ cao…
Trong những giống chuối được trồng ở đây, có nhóm chuối già đã tạo nên
hương vị và phẩm chất đặc trưng riêng đã tạo nên tên gọi chuối LaBa đã trở
thành thương hiệu đặc sản của địa phương hấp dẫn du khách trong nước và
quốc tế.
Laba một địa danh gắn liền với xã Phú Sơn nên thường gọi Laba - Phú
Sơn; từ năm 1987 trở về trước, Laba - Phú Sơn là một xã của Huyện Đức
Trọng, năm 1987 huyện Đức Trọng chia tách làm 2 là: huyện Đức Trọng và
huyện Lâm Hà. Hiện nay xã Phú Sơn thuộc huyện Lâm Hà.
Quá trình hình thành vùng đất LaBa từ những năm 1920 khi mở quốc lộ
27 nối liền QL 20 với Ban mê thuật. Người Pháp đã xây dựng những đồn điền
ở Đạ Đờn - Phú Sơn hiện nay rồi chiêu mộ nhân công và những hộ dân đi mở
đất lập nghiệp trên vùng đất mới.(Một số tư liệu còn lưu trữ cho thấy trước đây
vùng đất Phú Sơn – Đạ Đờn thuộc Tổng Phú Hội, Quận D’Ran, tỉnh Đồng Nai
Thượng). Các đồn điền của Pháp và người dân trồng chuối để cung cấp cho
cho kiều dân Pháp và các quan chức triều đình Bảo Đại tại thành phố Đà Lạt
(Đà Lạt trước năm 1954 là vùng đất “Hoàng Triều Cương Thổ” là nơi nghỉ
dưỡng, du lịch của các quan chức Pháp và khách du lịch).
Có giả thuyết cho rằng LaBa là tên Việt hóa của từ tiếng Pháp La Banane
là vùng trồng chuối.
Qua thực tế tìm hiểu, trước đây tại vùng tại vùng đất trên có 02 giống
chuối chính gồm loại cây chuối cao và loại cây chuối vừa.
17
Hình 1.1.5: Giống chuối LaBa lùn và Chuối LaBa cao
+ Loại cây chuối cao: cây cao từ 4,5 - 5 mét, thân cây chuối thon, lá màu
xanh nhạt, cuống lá to hơi dài, lá mo và vòi noãn khi khô tự rụng. Trái cong và
úp vào buồng, vỏ mỏng, ăn ngọt và thơm, năng suất tương đối cao nhưng khó
thu hoạch buồng quả, hay bị đổ ngã nhiều khi gặp gió lớn, bão và bệnh héo rũ,

bệnh cháy lá. Nông dân xã Phú Sơn gọi là chuối Già Hương cao. Hiện nay số
lượng còn không đáng kể (rất hiếm).
+ Loại chuối cây vừa: cây cao từ 3 đến 3,5 mét, lá mọc sít nhau hơn, lá
màu xanh nhạt, cuống lá hơi dài, eo lá có mầu tím đỏ, gốc lá nhọn và sâu, trái
hơi cong, nải trên buồng xít nhau, buồng trái hình trụ, số nải trên/buồng từ 10 –
12 nải (hoặc nhiều hơn), Nông dân xã Phú Sơn thường gọi là chuối già Già
hương thấp hay chuối LaBa, chuối LaBa, chuối Laba Đà Lạt….Nhưng hiện nay
số lượng cây chuối còn rất ít. Giống chuối trên cho năng xuất cao, chất lượng
tốt, hay bị bệnh cháy lá, trái khi chín hay bị đốm đen (đốm trứng cuốc).
Hiện nay; trên địa bàn Phú Sơn - Đạ Đờn… tồn tại nhiều giống chuối
khác nhau gồm: Già hương cao, già hương thấp (chuối LaBa, chuối LaBa Đà
Lạt…), già cui, già lùn. Nhưng nhiều nhất là giống chuối già cui.
Chuối LaBa hay chuối LaBa Đà Lạt theo phân loại thuộc nhóm AAA;
thuộc nhóm chuối già nên có những đặc điểm chung về sinh thái như nhau.
2.3.2. Nhóm giống Chuối tây (Chuối sứ)
a. Giống chuối Cau
Chuối cau có quả nhỏ, ngắn tròn lẳn, vàng, vỏ mỏng, thơm ngon nhưng
khó vận chuyển và buồng nhỏ, sản lượng lại thấp;
18
Hình 1.1.6: Giống chuối Cau
b. Giống chuối Ngự
Chuối ngự được trồng phổ biến ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam,
nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà
Nam). Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng
sậm, thơm nức.
a
b
c d
Hình 1.1.7: Chuối ngự
19

a: Thân lá cây chuối Ngự; b: Buồng chuối Ngự
c: Nải (nhánh quả) chuối Ngự; d:Thương hiệu chuối Ngự Hà Nam
c. Giống chuối Xiêm đen
Trái ít cạnh, đầu trái lồi, trái hơi ngắn, kích thước trung bình, cuống hơi
ngắn khoảng 2,5cm, chóp trái hình cổ chai. Vỏ trái chín có đốm mốc. Quầy
không lông. Vòi noãn khô rụng gần hết.
Hình 1.1.8: Giống chuối xiêm đen
Còn có các giống Chuối khác như Chuối Bôm (bom), có quả hơi chua
nếu chưa chín kỹ, buồng nhỏ, quả nhỏ;
Hình 1.1.9: Giống chuối bom
Chuối lá quả dài 4 cạnh;
Chuối hột: quả to thẳng 5 cạnh, có hạt thường được dùng làm thuốc.
20
Hình 1.1.10: Giống chuối hột
3. Giá trị của cây chuối
3.1. Giá trị dinh dưỡng
Chuối là cây ăn trái cung cấp nhiều năng lượng, chứa nhiều chất đường
bột, các loại vitamin…dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, chuối chứa ít protein, lipid…nên
được dùng như một loại thức ăn bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Hiện nay trên thế giới có 1/2 sản lượng chuối được dùng ăn tươi, 1/2 còn
lại được sử dụng dưới dạng nấu chín và chế biến thành các loại thực phẩm
khác.
Thành phần dinh dưỡng tính trên 100g chuối ăn được (theo cách tính của
tổ chức Nông – Lương thế giới – FAO,1976).
- Protein : 1,8g;
- Lipid : 0,2g;
- Glucid : 18,0g;
- Calcium : 10,0 mg;
- Kalium : 28 mg%;
- Sắt : 0,5 mg%;

- Vitamin C : 8,0 mg;
- Vitamin PP: 0,07 mg%;
- Vitamin C : 0,6 mg%;
Ngoài ra còn có Mg, Na, các chlorur, phosphat, lưu huỳnh, kẽm và các
nguyên tố vi lượng khác.
21
3.2. Giá trị sử dụng
3.2.1. Sử dụng làm lương thực, thực phẩm
Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều
loại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng
lượng dồi dào cho cơ thể. Hai quả chuối có thể cung cấp năng lượng cho 90
phút luyện tập thể thao. Không những thế, chuối còn giúp điều trị một số bệnh,
nhờ đó, chuối được xếp vào hạng “top” trong thực đơn hàng ngày.
Ở một vài quốc gia Châu Phi chuối được tiêu thụ dưới dạng nấu ăn làm
thực phẩm chính và dùng để ăn tươi. Ngoài ra, chuối còn được dùng để chế
biến thành các dạng thực phẩm khác như bột chuối, bánh, mứt, kẹo, chuối khô,
làm rượu, làm giấm hoặc trích lấy tinh dầu
Chuối cũng còn dùng làm thức ăn gia súc, lấy sáp ở các giống chuối rừng
(thuộc loài Acuminata), lấy sợi ở giống Musa textilis (chuối sợi Abaca)…
3.2.2. Giá trị trong y học
Trong các loại hoa quả nói chung, chuối là loại quả “kì diệu” nhất. Chuối
dùng tốt cho trẻ thơ, trẻ em đang độ lớn, cho người dưỡng sức, cho người già,
cũng như cho những người lao động trí óc và chân tay. Nó giúp ích cho hệ
xương, cho sự sinh trưởng, cho sự cân bằng thần kinh. Cũng dùng tốt cho
những người bị bệnh khớp. Người suy nhược nên dùng ăn hàng ngày.
Các nhà dinh dưỡng cho biết không thể coi thường hàm lượng dinh
dưỡng có trong chuối, bởi nó thực sự có thể giúp chữa trị một số loại bệnh
(xem bài đọc thêm Giá trị y học của cây chuối)
3.3. Giá trị kinh tế
Từ xưa tới nay, đại bộ phận các gia đình nông thôn Việt Nam coi cây

chuối là một loại cây trồng rất thân thiện với cuôc sống, nhà nhà trồng chuối.
Mỗi gia đình tối thiểu cũng trồng một vài khóm chuối trong góc vườn, bờ ao,
bờ ruộng nương với mục đích cải thiện đời sống trong gia đình.
Vài năm gần đây, quả chuối được coi là mặt hàng nông sản ưa chuộng,
có thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước. Giá chuối tiêu thụ nội địa hiện
nay ở mức 5.000 – 6.000đ/kg. Ngoài ra quả chuối được xuất khẩu rộng rãi sang
Trung Quốc, châu Âu mang một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Do đó từ các
tỉnh Trung du miềm núi phía bắc cho đến đồng bằng Nam Bộ, diện tích trồng
chuối được mở rộng.
Chuối không chỉ trồng phân tán nhỏ lẻ mà đã được trồng tương đối tập
trung với diện tích lên tới hàng chục hecta. Một gia đình có 1 ha đất canh tác,
mật độ trồng 1.000 - 1.100 khóm chuối, ngay năm đầu tiên đã thu lãi bình quân
60 - 70 triệu đồng/năm.
Cây chuối giờ đây không chỉ góp phần cải thiện đời sống mà còn giúp
các gia đình vươn lên thoát nghèo.
22
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trong nước ?
2. Nêu giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của cây chuối?
3. Nhận dạng một số giống chuối trồng phổ biến hiện nay?
2. Bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 1.1.1: Quan sát và nhận dạng một số giống chuối hiện
có tại địa phương
- Mục tiêu:
+ Nhận diện được đặc điểm thân, lá, hoa, quả của một số giống chuối;
+ So sánh sự khác nhau giữa các giống chuối hiện có.
- Nguồn lực:
+ Tập đoàn các giống chuối được trồng trong sản xuất;
+ Bản mô tả đặc điểm của một số giống chuối được trồng phổ biến trong

sản xuất tại địa phương;
+ Thước đo, sách vở ghi chép.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên thực hiện thao tác mẫu trên cây chuối;
+ Chia nhóm thực hiện: mỗi nhóm có từ 3 – 5 người học.
- Nhiệm vụ của nhóm:
+ Quan sát màu sắc thân, lá, hoa và dạng quả một số giống chuối;
+ Đo đếm khích thước thân, lá, hoa và quả của một số giống chuối;
+ Thảo luận và so sánh với bản mô tả các giống chuối;
+ Kiểm tra lại những đặc điểm còn nghi vấn;
+ Xác định chính xác từng giống chuối.
- Thời gian hoàn thành: 04 giờ;
+ Rút kinh nghiệm: Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.
+ Lỗi thường gặp trong quá trình thực hành:
o Không chú ý quan sát, theo dõi, ghi chép không cẩn thận
o Không thảo luận hoặc thảo luận sơ sài
o Ngộ nhận.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
23
Đánh giá thông qua bài viết thu hoạch dựa theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Hình dạng và màu sắc thân Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối
trên thực địa và bản mô tả để đánh giá
Hình dạng và màu sắc lá Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối
trên thực địa và bản mô tả để đánh giá
Hình dạng và màu sắc buồng chuối Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối
trên thực địa và bản mô tả để đánh giá
Quan sát ruột quả chuối khi xanh và
lúc chín.
Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối

trên thực địa và bản mô tả để đánh giá
Đo kích thước lá trưởng thành Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối
trên thực địa và bản mô tả để đánh giá
Đo kích thước thân cây khi mang
buồng (chiều cao, vanh thân )
Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối
trên thực địa và bản mô tả để đánh giá
Đo kích thước buồng chuối và số
lượng nải chuối trên buồng chuối.
Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối
trên thực địa và bản mô tả để đánh giá
Đo kích thức quả, số lượng quả Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối
trên thực địa và bản mô tả để đánh giá
Tiêu chí đánh giá chung Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối
trên thực địa và bản mô tả để đánh giá
C. Ghi nhớ
- Đặc điểm thân, lá, hoa, quả của một số giống chuối .
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trong nước và trên thế giới;
- Nêu giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của cây chuối
- Đặc điểm của một số giống chuối được trồng phổ biến ở Việt Nam
hiện nay.
24
Bài 2. Xây dựng kế hoạch trồng chuối
MĐ 01-02
Mục tiêu:
- Liệt kê được các mục trong dự toán trồng chuối;
- Dự tính được chi phí về công lao động, giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, nước tưới và các vật tư khác trên diện tích trồng chuối;
- Dự kiến năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích trồng chuối;
A. Nội dung

1. Dự tính chi phí công lao động
Cây chuối là loại cây hàng năm nhưng có khả năng lưu gốc cho nhiều
năm và nhiều công việc có thể áp dụng cơ giới hóa. Do đó chi phí công lao
động cho 1ha chuối trung bình cho một chu kỳ sản xuất thấp hơn một số loại
cây trồng khác. Tuy nhiên, trước khi trồng chuối phải dự toán chi phí công lao
động.
Theo kết quả điều tra cứ 1 ha trồng chuối, trung bình cần sử dụng khoảng
180 – 200 công lao động vào công việc cụ thể như: Chuẩn bị đất, trồng, bón
phân, làm cỏ, tưới nước, cắt tỉa lá chồi, phun thuốc bảo vệ thự vật, thu hoạch
vận chuyển
Để dự toán chi phí công lao động tương đối chính xác, người ta tính chi
tiết số công lao động cho từng công việc cụ thể, đơn giá ngày công tại thời
điểm và dự trù tỷ lệ phát sinh thì dự toán chi phí công lao động được diễn giải
như sau:
- Chi phí công chuẩn bị đất (C1)
- Chi phí công trồng (C2)
- Chi phí công bón phân (C3)
- Chi phí công làm cỏ, phun thuốc cỏ (C4)
- Chi phí công tưới nước (C5)
- Chi phí công cắt lá, tỉa chồi (C6)
- Chi phí công phun thuôc phòng trừ sâu bệnh (C7)
- Chi phí công thu hoạch vận chuyển đóng gói (C8)
Chi phí công lao động dự tính trong năm là (C đồng):
C= (C1 + C2 + C3 + C4 + C5 + C6 + C7 + C8)
Phát sinh: C/10.
Tổng chi phí công lao động dự tính trong năm là (C đồng): C + C/10
25
Ví dụ: Bảng 1.2.1: Dự toán chi phí công lao động cho 01 ha chuối
STT Tên công việc
Số công

lao
động
Đơn
giá
(đồng)
Thành
tiền
(đồng)
1
Công chuẩn bị đất 60 120,000 7,200,000
2
Công trồng 20 120,000 2,400,000
3
Công bón phân 10 120,000 1,200,000
4
Công làm cỏ, phun thuốc cỏ 40 120,000 4,800,000
5
Công tưới nước 15 120,000 1,800,000
6
Công cắt lá, tỉa chồi 10 120,000 1,200,000
7
Công phun thuôc phòng trừ sâu bệnh 25 120,000 3,000,000
8
Thu hoạch vận chuyển 20 120,000 2,400,000
Chi phí công lao động 200 24,000,000
Chi phí phát sinh 10% 2,400,000
Tổng chi phí công lao động 26,400,000
2. Dự tính chi phí giống
Tùy vào tình hình cụ thể và khả năng đầu tư thâm canh, độ phì của đất,
điều kiện thời tiết khí hậu mà xác định lượng cây giống cho phù hợp.

Thông thường người ta căn cứ vào:
- Số lượng cây cần mua để trồng cho 1ha chuối dựa vào khoảng cách
trồng.
- Giá tiền của một cây tại thời điểm
Cách dự tính chi phí cây giống như sau:
Số lượng cây giống cần trồng x giá tiền của một cây tại thời điểm = G
(đồng)
Ví dụ: Trồng chuối với khoảng cách: cây cách cây 3m x 3m.
Lượng cây giống cần 1,100 cây/ha.
Tỷ lệ dự phòng 10% tương ứng 110 cây giống.
Tổng lượng cây giống cần mua: 1210 cây.

×