ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỂ MUA, SỬA CHỬA NHÀ TẠI NHNo&PTNT
TỈNH BÌNH THUẬN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT TỈNH BÌNH THUẬN
1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Bình
Thuận
1.1 Sơ lược về NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988 theo
Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ( nay Chính Phủ)
Qua hai lần đổi tên, hiện nay ngân hàng có tên chính thức là ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development.
Tên viết tắt: Agribank
Trụ sở chính đặt tại: số 02 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT Việt Nam được
xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở
rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật cho sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn.
Đến nay NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò
chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội
ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng
12/2009, vị thế dẫn đầu của NHNo&PTNT Việt Nam vẫn được khẳng định trên nhiều
phương diện.
1.2 Sơ lược về NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Bình Thuận
Thực hiện chủ trương chuyển đổi hoạt động từ cơ chế bao cấp sang chuyên doanh
theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 Chi nhánh NHPTNo Thuận Hải trực thuộc
NHPTNo Việt Nam chính thức được thành lập tại Quyết định số 20 của Tổng giám đốc
ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Lúc này, trụ sở chi nhánh NHPTNo Thuận Hải đóng tại số 7 đường Trần Quốc
Toản, thị xã Phan Thiết nguyên trước đó là chi nhánh ngân hàng đầu tư tỉnh.
Mạng lưới hoạt động của NHPTNo Thuận Hải khi nhận bàn giao gồm 1 hội sở
chính tại Phan Thiết và các chi nhánh ở 11 huyện trực thuộc gồm: Ninh Sơn, Ninh Hải,
Ninh Phước, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức
Linh, Tánh Linh, Phú Quý.
Vào thời điểm 1/8/1988 chính thức đi vào hoạt động, Chi nhánh NHPTNo tỉnh
Thuận Hải có 602 cán bộ viên chức.
Ngày 12/6/1989 Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam ra quyết định số 79/NH-QĐ
“Thành lập chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp thị xã Phan Rang – Tháp Chàm
trực thuộc chi nhánh NHPTNo tỉnh Thuận Hải”.
Trong giai đoạn này, cơ chế hoạt động của hệ thống NHPTNo chưa hình thành,
còn lệ thuộc vào NHNN. Các văn bản quy định cụ thể và thể lệ tín dụng thanh toán, kế
toán đều do NHNN ban hành, đồng thời NHNN cũng trực tiếp quản lý nguồn vốn, dư nợ
(kể cả tiền lương) và điều hành cơ chế lãi suất của NH chuyên doanh.
Theo quyết định 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng
chuyển Ngân hàng chuyên doanh phát triển Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng
thương mại quốc doanh lấy tên là Ngân Hàng Nông nghiệp Việt Nam, gọi tắt là Ngân
Hàng Nông Nghiệp.
Vào thời điểm này, cơ cấu của chi nhánh NHNo tỉnh có 11 phòng chức năng
nghiệp vụ gồm có: Kinh tế kế hoạch, tín dụng, nguồn vốn, tiền tệ kho quỹ, kiểm soát, kế
toán thanh toán, giao dịch, tổ chức cán bộ, hành chính quản trị.
Giai đoạn từ năm 1991 – 1996 là giai đoạn mà bộ máy tổ chức và mạng lưới giao
dịch của Chi nhánh có nhiều biến động nhất cả về mạng lưới hoạt động, nhân sự điều
hành lẫn cơ cấu các phòng nghiệp vụ và tổng biên chế lao động.
-Tháng 4/1992, sau khi được Quốc hội và Chính phủ chuẩn y, sau 16 năm hợp
nhất, 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận được trở về địa giới hành chính cũ như trước năm
1975.
Vào thời điểm này, NHNo Bình Thuận có 1 hội sở chính và 8 chi nhánh huyện
trực thuộc gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân,
Tánh Linh, Đức Linh, Phú Quý. Hội sở chi nhánh tỉnh vẫn đóng tại 07 đường Trần Quốc
Toản, thị xã Phan Thiết.
-Đến thời điểm 31/12/1992, bộ máy biên chế của chi nhánh NHNo tỉnh Bình
Thuận có 328 người.
-Từ ngày 27/3/1993, chi nhánh NHNo Bình Thuận được gọi tên mới là Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận.
-Từ năm 1994-1995, chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận tỏa rộng việc ứng
dụng công nghệ tin học đến các phòng Hội sở chi nhánh tỉnh và 8 chi nhánh huyện.
Hiện nay, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận đặt tại số 02-04 đường
Trưng Trắc, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Phan
Thiết với diện tích rộng, trụ sở khang trang, rất thuận lợi cho việc giao dịch đối với khách
hàng trong và ngoài Tỉnh, là nơi lý tưởng cho hoạt động ngân hàng.
Thành phố Phan Thiết có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, kinh tế Phan Thiết ngoài
nghề khai thác, chế biến hải sản và nông nghiệp truyền thống từ lâu đời thì ngành công
nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp cũng đang phát triển mạnh, do
đó mức độ phục vụ vốn của ngân hàng cũng tăng mạnh theo tốc độ phát triển đó.
Mạng lưới của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận đến nay đã phát triển
rộng khắp trên toàn tỉnh. Bên cạnh đó NHNo&PTNN Bình Thuận còn có các phòng giao
dịch, các tổ vay vốn lưu động trực thuộc được đặt ở nhiều nơi thuận tiện cho khách hàng
giao dịch, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và ngân hàng.
2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Bình Thuận
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận là đơn vị thành viên trực thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam. Mạng lưới tổ chức hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh
Bình Thuận bao gồm: 1 chi nhánh tỉnh, 14 chi nhánh NHNo&PTNT huyện, thành phố và
7 phòng giao dịch trực thuộc:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận
Giám đốc
Trần Văn Hai
Phó giám đốc
Trần Văn Hạnh
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Kiểm
tra
Kiểm
toán
nội bộ
Phòng
Hành
chính
và
Nhân
sự
Phòng
Kế
toán
tài
chính
Phó giám đốc
Huỳnh Tấn Nam
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
dịch
vụ và
mar-
keting
Phòng
kinh
doanh
ngoại
tệ và
TTQT
Phòng
tin học
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Phòng tín dụng: Đây là phòng tập trung những hoạt động chính của ngân hàng, quyết định
phần lớn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực hiện nhiệm vụ cho vay đối
với các thành phần kinh tế theo luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, mở tài khoản
cho vay và theo dõi các hợp đồng tín dụng, tính lãi theo định kì, điều hòa vốn nội và
ngoại tệ, làm báo cáo và tập hợp báo cáo gửi ngân hàng cấp trên, làm một số nhiệm vụ
khác được giao.
Phòng kế toán, kiểm toán: Lập kế hoạch định kì và đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ;
trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp
vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn kinh doanh theo đúng quy định.
Phòng hành chính và nhân sự: Giúp ban giám đốc trong việc bố trí, điều động, khen
thưởng hay kỷ luật kịp thời; tuyển mộ, tuyển dụng cán bộ thuộc diện tuyển dụng của chi
nhánh, quản trị xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu; thực hiện hợp đồng về điện,
nước, điện thoại, sửa chữa và xây dựng cơ quan.
Phòng kế toán tài chính: Quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng và các tài khoản nội
bộ, trong ngoài bảng cân đối kế toán: mở tài khoản tiền gửi, thanh toán các loại séc, ngân
phiếu, thực hiện thanh toán nội bộ, thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ.
-Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc kiểm soát tính
hợp pháp, hợp lệ của chứng từ thanh toán, về các quyết định chuyển tiền đi cũng như
hạch toán và các tài khoản thích hợp. Tổ điện toán cung cấp số liệu nhanh chóng, chính
xác và đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho ban lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành
đạt kết quả cao.
Phòng ngân quỹ: Công việc chủ yếu của phòng ngân quỹ là thu-chi đồng tiền Việt Nam,
ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài,
quản lý kho tiền và quỹ, tài sản thế chấp và các chứng từ có giá.
Phòng dịch vụ và marketing: Tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới, giải đáp thắc mắc,
hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho khách hàng, phản ánh tình hình giao dịch và đề xuất
chính sách thu hút khách hàng, xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền
gửi của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền. Bộ phận marketing thực hiện đề xuất
các kế hoạch tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi và chăm sóc khách hàng nhằm thu hút
khách hàng.
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: Thực hiện nhiệm vụ xử lý nghiệp vụ
mua, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến xuất
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Bao gồm các nghiệp vụ, thông báo, thanh
toán L/C, nhờ thu và chuyển tiền.
Phòng tin học: Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng, cải tiến,
bổ sung các chương trình phần mềm hiện có và lập các chương trình phần mềm mới phục
vụ cho hoạt động của chi nhánh.
Trong những năm qua,NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận hết sức chú
trọng đến công tác nâng cao nguồn nhân lực. Đào tạo và tạo điều kiện cho cán bộ nhân
viên nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi trong tình hình mới. Với
trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ viên chức trong chi nhánh, NHNo&PTNT chi nhánh
Bình Thuận có thể đáp ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường. Chi nhánh cũng đang tích cực nâng cấp và bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
thiết bị làm việc… giúp cho cán bộ nhân viên có môi trường làm việc thoải mái, phát huy
hết trình độ của mình.
3. Định hướng và mục tiêu của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận năm 2012
3.1 Định hướng
- Tập trung huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội, chú trọng nguồn
vốn ổn định, nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp để đáp ứng nhu cầu tín dụng trên địa bàn.
- Tập trung khai thác và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh có
hiệu quả, dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ quy định về vay
vốn chú trọng khai thác đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất. Tiếp tục tìm
mọi giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ 100% khách hàng
đang còn dư nợ. Tập trung tìm mọi giải pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
- Mở rộng các hoạt động thanh toán quốc tế, các hoạt động có thu dịch vụ để dần dần thay
đổi cơ cấu thu nhập. Nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ, sản phẩm dịch
vụ toàn diện có hiệu quả, đáp ứng thị hiếu trong cơ chế thị trường.
- Tăng cường quảng cáo, quảng bá, tuyên truyền toàn diện, kịp thời các mặt hoạt động
nghiệp vụ ngân hàng, các loại hình dịch vụ, sản phẩm công nghệ hiện đại có hiệu quả
nhằm nâng cao thương hiệu, uy tín của NHNo&PTNT tỉnh Bình Thuận nói riêng và
NHNo&PTNT Việt Nam nói chung.
- Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Xây dựng chi nhánh trong sạch vững mạnh.
3.2 Mục tiêu hoạt động
Nội tệ:
- Nguồn vốn huy động tăng tối thiểu 22% so với năm 2011
Trong đó tỷ trọng tiền gửi dân cư: 90%
- Dư nợ ( không tính DN bằng nguồn vốn UTĐT tăng 12% so với năm
2011)
- Tỷ lệ nợ xấu < 1,2%
Ngoại tệ:
- Nguồn vốn huy động tăng tối thiểu 17,4% so với năm 2011
Trong đó tỷ trọng tiền gửi dân cư: 87%
- Dư nợ (không tính DN bằng nguồn vốn UTĐT tăng 8,6% so với năm
2011)
Thu hồi XLRR: 34,5 tỷ đồng
Lợi nhuận ròng từ hoạt động ngoài tín dụng tăng 25% so với năm 2011
( Tăng trưởng thẻ ghi nợ 20%, thẻ quốc tế 25%, lắp đặt các POS ở các địa
điểm kinh doanh đủ điều kiện, tăng số khách hàng sử dụng Mobile Banking 25%, thu bảo
an tín dụng và ngoài bảo an tín dụng tăng 40% so với năm 2011)
Đảm bảo thu nhập người lao động theo quy định
Đạt danh hiệu chi nhánh trong sạch vững mạnh xuất sắc.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009-2011
Bảng số liệu 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009-2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
I. Nguồn vốn 2.442,79 3.249,763 4.080
II. Tổng dư nợ 3,887.96 3.877,906 5.407
III. Kết quả tài chính
- Tổng thu 544 815 1.218,2
- Tổng chi 462 708 999,2
- Quỹ thu nhập 82 107 219
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2011 – NHNo&PTNT Bình Thuận)
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm vẫn tăng trưởng ổn
định. Với các chỉ tiêu và lợi nhuận của ngân hàng năm sau cao hơn năm trước và đạt được
kế hoạch mà NHNo&PTNT Việt Nam giao.
Trong 3 năm, năm 2009 là năm có tổng thu nhập thấp nhất, cụ thể là tổng thu của
năm 2009 là 544 tỷ đồng. Nguyên nhân có thể nói là do năm 2009, một năm mà tình hình
hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do ảnh
hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2008 để lại, Chính phủ
đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, cùng với công cụ điều hành
chính sách tiền tệ của NHNN về lãi suất cơ bản, dự trữ bắt buộc…Cạnh tranh giữa các tổ
chức tín dụng ngày càng gay gắt, lãi suất đầu vào tăng cao và việc phải giảm, điều chỉnh
đồng loạt lãi suất cho vay theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam đã ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Năm 2010, một năm tiếp tục có nhiều khó khăn đối với chi nhánh do có những
biến động phức tạp trên thị trường; nhưng với sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh
đạo và toàn thể người lao động trong chi nhánh, năm 2010 là một năm đạt kết quả khá,
các chỉ tiêu kinh doanh tài chính cao hơn năm trước.
Năm 2011 trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn song hoạt động kinh
doanh vẫn phát triển ổn định, nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng tốt, thực hiện kế hoạch tài
chính toàn chi nhánh đạt khá tốt, các đơn vị trực thuộc đều đạt vượt hệ số tiền lương theo
quy định; đây thực sự là một nỗ lực lớn của các chi nhánh trực thuộc trong việc triển khai
thực hiện các chỉ đạo điều hành của NHNo Tỉnh, nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế
hoạch NHNo giao. Kết quả thu nhập ròng từ hoạt động ngoài tín dụng của toàn chi nhánh
đến 31/12/2011 đạt 22,6 tỷ đồng tăng 43,17% so với năm trước; so với kế hoạch NHNo
VN giao ( 18,5 tỷ đồng) đạt 122%KH.
Qua phân tích kết quả hoạt động ta thấy lợi nhuận qua 3 năm gần đây của
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận có được là do: ngân hàng có những chính sách
thích hợp và nhạy bén phù hợp với sự biến động của tình hình kinh tế địa phương. Bên
cạnh đó có sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên toàn chi nhánh đã giúp cho chi nhánh
không những vượt các chỉ tiêu mà kế hoạch đề ra góp phần nâng cao lợi nhuận mà còn
giúp ngân hàng nâng cao uy tín đối với khách hàng tại địa phương.