Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

giáo trình mô đun bảo hành máy chính nghề vận hành bảo trì máy tàu cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 133 trang )


1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
BẢO TRÌ MÁY CHÍNH

MÃ SỐ: MĐ 02
NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ


Trình độ: Sơ cấp nghề







2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh


doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02


































3
LỜI GIỚI THIỆU

Nước ta với chiều dài trên 3000 km bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam. Nghề
khai thác thủy sản của nước ta hình thành từ rất sớm và ngày càng phát triển với
rất nhiều loại nghề khai thác khác nhau. Mỗi loại nghề có một đặc thù riêng và
có những trang thiết bị riêng. Với sự phát triển chung của xã hội, trang thiết bị
phục vụ cho nghề cá ngày một cải tiến và hiện đại hơn. Chính vì lẽ đó mà người
vận hành, khai thác máy trên tàu cá phải được trang bị kiến thức ngày càng
nhiều hơn, hiểu rõ được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách vận hành và sửa chữa
được các loại trang thiết bị hiện đại và phức tạp.
Đáp ứng yêu cầu thực tế đó, giáo trình mô đun: “Bảo trì máy chính ” được
biên soạn để cung cấp một số kiến thức cơ bản về cấu tạo, quy trình bảo dưỡng
duy trì sự làm việc của máy giúp cho người sử dụng máy hiểu được tính năng
tác dụng, xử lý các sự cố và khai thác triệt để công suất động cơ giảm chi phí và
tăng lợi nhuận cho tàu.
Giáo trình này là phần tiếp theo của giáo trình mô đun: “Vn hnh máy
chính”.
Các nội dung sẽ đề cập trong giáo trình mô đun này gồm :
- Bảo trì hệ thống nhiên liệu
- Bảo trì hệ thống bôi trơn
- Bảo trì hệ thống làm mát
- Bảo trì hệ thống khởi động
- Bảo trì cơ cấu phân phối khí
- Bảo trì hệ thống đảo chiều

- Bảo trì các chi tiết chính của máy
- Thực hiện công tác an toàn trong bảo trì máy
Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều
đóng góp và tài liệu của các đồng nghiệp, của các máy trưởng, thợ máy đang
làm việc ở xí nghiệp đóng sửa tàu và dưới tàu cá. Nhóm biên soạn chúng tôi xin
chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu đó.
Mặc dù, nhóm biên soạn giáo trình đã có nhiều cố gắng, nhưng trình độ còn
hạn chế, sự phát triển của Khoa học – Kỹ thuật ngày nay là không ngừng, nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Trương Song Chấn


4

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 4
Bài 1 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU 9
1. Bảo trì bầu lọc 9
1.1. Nhiệm vụ của bầu lọc 9
1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc 9
1.3. Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa 10
2. Bảo trì bơm chuyển nhiên liệu 11
2.1. Nhiệm vụ và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu 11
2.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra hư hỏng của
bơm chuyển nhiên liệu 12
2.3. Tháo, lắp, kiểm tra bơm chuyển nhiên liệu 12

2.4. Bảo dưỡng, sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu 13
3. Bảo trì vòi phun 13
3.1. Kết cấu và phân loại của vòi phun 13
3.2. Bảo dưỡng và điều chỉnh vòi phun 15
4. Bảo trì bơm cao áp 18
4.1. Bảo trì bơm cao áp đơn 18
4.2. Bảo trì bơm cao áp cụm (BCA thẳng hàng) 22
Bài 2 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG BÔI TRƠN 27
1. Bảo trì bầu lọc dầu bôi trơn 27
1.1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lọc dầu bôi trơn 27
1.2. Những hư hỏng thường gặp đối với lọc dầu bôi trơn 29
1.3. Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thay lõi lọc dầu bôi trơn 30
2. Bảo trì bơm dầu bôi trơn 31
2.1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu bôi trơn 31
2.2. Những hư hỏng thường gặp của bơm dầu bôi trơn 32
2.3. Tháo, lắp bơm dầu bôi trơn 32
2.4. Kiểm tra những hư hỏng của bơm 32
2.5. Sửa chữa các chi tiết của bơm 33

5
3. Bảo trì bình (két) sinh hàn dầu 33
3.1. Nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và yêu cầu kỹ thuật của
bình sinh hàn dầu bôi trơn 33
3.2. Những hư hỏng thường gặp của bình sinh hàn dầu 34
3.3. Tháo, lắp bình sinh hàn dầu 34
3.4. Kiểm tra két làm mát dầu bôi trơn 34
3.5. Sửa chữa két làm mát dầu bôi trơn 35
4. Khắc phục sự cố hệ thống bôi trơn 35
4.1. Hệ thống đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn 35
4.2. Các hư hỏng thường gặp đối với hệ thống bôi trơn 35

4.3. Nguyên nhân hư hỏng 35
4.4. Cách phán đoán, xử lý 36
Bài 3 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG LÀM MÁT 39
1. Bảo trì bơm nước 39
1.1. Bảo trì bơm nước ngọt 39
1.2. Bảo trì bơm nước biển 43
2. Bảo trì bình sinh hàn nước 50
2.1. Cấu tạo, nguyên lí làm việc và yêu cầu kĩ thuật của bình sinh hàn nước 50
2.2. Những hư hỏng thường gặp của bình sinh hàn nước 51
2.3. Phương pháp tháo, lắp bình sinh hàn 51
2.4. Sửa chữa bình sinh hàn 52
3. Kiểm tra, điều chỉnh van hằng nhiệt 52
3.1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của van hằng nhiệt 52
3.2. Bảo dưỡng và điều chỉnh van hằng nhiệt 54
4. Khắc phục sự cố hệ thống làm mát 58
4.1. Hiện tượng, nguyên nhân và cách phán đoán 58
4.2. Sửa chữa 58
Bài 4 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 61
1. Bảo trì hệ thống khởi động bằng điện 61
1.1. Các hiện tượng hư hỏng thường gặp đối với hệ thống 61
1.2. Nguyên nhân hư hỏng 61
1.3. Cách phán đoán xử lý 61
2. Bảo trì hệ thống khởi động bằng không khí nén 62

6
2.1. Các hư hỏng thường gặp đối với động cơ khởi động bằng không
khí nén 62
2.2. Nguyên nhân gây ra hư hỏng 62
2.3. Cách phán đoán xử lý 62
Bài 5 : BẢO TRÌ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 65

1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí 65
1.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt 65
1.2. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo 66
2. Bảo trì xu páp 66
2.1. Cấu tạo, điều kiện làm việc và yêu cầu kỹ thuật của xu páp 66
2.2. Các dạng hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra hư hỏng của
xupáp 68
2.3. Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xupáp 68
3. Bảo trì trục cam 72
3.1. Cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật của trục cam 72
3.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra hư hỏng của
trục cam 73
3.3. Tháo, lắp, kiểm tra trục cam 73
3.4. Bảo trì trục cam 73
4. Bảo trì con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng, đế xupáp 74
4.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết:
con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng xupáp, đế xupáp 74
4.2. Các hư hỏng và nguyên nhân gây ra các hư hỏng của các chi tiết:
con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng xupáp, đế xupáp 77
4.3. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết: con đội, đũa đẩy, cò
mổ, lò xo xupáp, ống dẫn hướng xupáp, đế xupáp 78
Bài 6 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐẢO CHIỀU 83
1. Bảo trì hệ thống đảo chiều bằng trục cam 83
1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống đảo chiều quay động
cơ bằng trục cam 83
1.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra các hư hỏng
của hệ thống đảo chiều quay động cơ bằng trục cam 84
1.3. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đảo chiều quay động cơ 84
2. Bảo trì hệ thống đảo chiều bằng hộp số 85


7
2.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống đảo chiều quay động cơ
bằng hộp số 85
2.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra các hư hỏng
của hộp số cơ khí 86
2.3. Tháo, lắp và kiểm tra hộp số cơ khí 86
2.4. Bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh hộp số cơ khí 86
Bài 7 : BẢO TRÌ CÁC CHI TIẾT CHÍNH CỦA MÁY 89
1. Bảo trì các chi tiết tĩnh của máy 89
1.1. Bảo trì nắp máy 89
1.2. Bảo trì thân máy 92
1.3. Bảo trì xylanh 93
1.4. Bảo trì các te (đáy dầu) 96
2. Bảo trì các chi tiết động của máy 97
2.1. Bảo trì thanh truyền 97
2.2. Bảo trì nhóm piston – xéc măng 100
2.3. Bảo trì trục khuỷu 108
2.4. Bảo trì bạc lót 111
Bài 8 : THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG BẢO TRÌ MÁY 114
1. Quy định an toàn lao động trên tàu 114
1.1. Những quy định chung 114
1.2. Thực hiện an toàn khi sử dụng các dụng cụ cầm tay 115
1.3. Thực hiện an toàn khi sử dụng nhiên liệu, dầu, mỡ 116
2. Thực hiện công tác an toàn phòng chống cháy nổ 116
2.1. Khái quát về sự cháy 116
2.2. Nguyên lý dập tắt đám cháy và phân loại đám cháy 119
2.3. Các biện pháp phòng cháy 121
3. Thực hiện công tác an toàn trong sửa chữa máy 126
3.1. Trước khi sửa chữa máy hoặc các bộ phận máy 126
3.2. Khi sửa chữa 126

3.3. Khi sửa chữa xong 126

8
MÔ ĐUN BẢO TRÌ MÁY CHÍNH
Mã mô đun: MĐ 02

Giới thiệu mô đun:
- Mô đun 02: “ Bảo trì máy chính ” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó
có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra.
- Mô đun này nhằm cung cấp cho học viên một số kiến thức về cấu tạo,
nguyên lý làm việc và quy trình bảo trì các chi tiết, bộ phận của máy.
- Mô đun cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc bảo
trì các chi tiết, bộ phận của máy tàu nhằm làm tăng tuổi thọ, kéo dài sự làm việc
ổn định cho động cơ.
- Trong quá trình học, các học viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức và
rn luyện ý thức an toàn lao động, ý thức bảo vệ môi trường.
- Trong mô đun, phần lý thuyết được trình bày sơ lược và minh họa hình
ảnh, chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thực hành của các học viên trong quá
trình bảo trì máy.
- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đạt được khi thực hiện các bài thực
hành.

















9
Bài 1 : BẢO TRÌ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
Mã bài: MĐ 02- 01

Mục tiêu:
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên nhân phát sinh và phương pháp
kiểm tra, khắc phục các sự cố xảy ra trong hệ thống nhiên liệu
- Thực hiện đúng quy trình bảo trì và thay thế chi tiết như: Lõi lọc, van,
đường ống, bộ đôi kim phun,… đạt yêu cầu kỹ thuật
- Tuân thủ đúng quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường

A. Nội dung:
1. Bảo trì bầu lọc
1.1. Nhiệm vụ của bầu lọc
Lọc sạch các tạp chất cơ học và nước lẫn trong nhiên liệu
1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc
a. Bầu lọc thô
 Cấu tạo

1. Cốc;
2. Lõi lọc và lưới lọc
3. Gioăng làm kín;
4. Thân bầu lọc

5. Đường nhiên liệu vào
6. Đường nhiên liệu ra
7. Cánh làm lắng
8. Vít xả cặn
Hình 2.1.1: Lọc thô nhiên liệu.
 Nguyên lý làm việc
Hình 2.1.1 là cấu tạo của lọc thô nhiên liệu, bộ phận chính của lọc là lõi
lọc 2 hình phễu nằm trong cốc 1. Nhiên liệu đi vào bình lọc thô theo đường ống
6, do thay đổi đột ngột hướng chuyển động, nhiên liệu sạch qua lưới lọc lên rãnh
trong ống nối ở giữa. Còn các cặn cơ học văng ra, rơi xuống đáy cốc. Để cặn
này không xáo trộn ở trong cốc lọc trên đáy cốc có làm một cánh làm lắng 7
hình phễu.

10
b. Bầu lọc tinh
 Cấu tạo

1. Lỗ xả cặn; 2, 3, 11, 16. Bulông;
4. Van bi; 5. Cốc; 6. Lò xo;
7. Đĩa vòng bịt dầu; 8. Vòng bịt dầu;
9. Lõi lọc; 10, 12, 23. Đệm;
13, 14. Đai ốc; 15. Vít cấy;
17. Ống lót; 18. Bích của van;
19. Nút ren của van;
20, 22. Vòng phớt; 21. Vòng hãm
Hình 2.1.2: Lọc tinh nhiên liệu.
 Nguyên lý làm việc
Bình lọc có hai cốc 5. Bên trong mỗi cốc lại có một phần tử lọc 9. Phần tử
lọc gồm có một ống các tông với nhiều lỗ bên để cho nhiên liệu đi qua, có hai
nắp cứng ở hai đầu và bên trong là một hộp giấy lọc đặc biệt chế tạo theo kiểu

đn xếp, hai cốc lọc có chung một nắp. Trong nắp có van ba ngả 19, cho phép
rửa cóc không cần tháo. Hai cốc làm việc song song. Khi van ba ngả để ở vị trí
làm việc nhiên liệu đi từ bơm thấp, qua van ba ngả đồng thời vào cả hai cốc, qua
hộp giấy lọc để đi vào bơm cao áp.
Nhiên liệu sẽ trực tiếp thấm từ từ theo hướng từ ngoài vào trong qua lưới
lọc, cấn cặn sẽ được giữ lại ở lưới lọc.
1.3. Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa
a. Bầu lọc thô
Các hư hỏng chính của các chi tiết bầu lọc nhiên liệu là nứt rạn vỏ bề mặt
bắt vào thân động cơ; nứt, đứt, mòn ren.
Các vết nứt ngoài được hàn hoặc dán bằng nhựa êpôxít. Sau khi hàn dán thì
kiểm tra độ kín của các chi tiết.
Rửa các lõi lọc thô nhiên liệu bằng cách nhúng chúng vào chậu dầu hỏa từ
10 - 15 phút. Cứ sau 3 – 4 phút lắc một lượt. Sau khi rửa kiểm tra các phần tử
nhìn thấy được bằng mắt và hàn các chỗ bị hỏng. Tổng diện tích hàn trên lõi lọc
cho phép không quá 1cm
2
.
Nhúng các lõi lọc bẩn vào trong dầu hỏa sạch, dịch trượt các bản lọc với
nhau và lắc các phần tử đó để các muội bẩn bám giữa các bản lọc rơi ra.
b. Bầu lọc tinh
- Lưới lọc lâu ngày bị mục hoặc cấn cặn bám nhiều, cần thay lưới lọc mới.

11
- Có thể bị nứt do anh hưởng nhiệt độ của động cơ đối với bề mặt đang tiếp
xúc của bình lọc, cần hàn kín lại.
- Muốn rửa bình lọc bên trái, dùng clê xoay van ba ngả cho cạnh giữa của
van hướng về cốc bên phải. Nới ốc dưới đấy cốc bên trai vài vòng. Cho động cơ
làm việc ở số vòng quay lớn nhất. Lúc này nhiên liệu chỉ đi qua cốc bên phải,
sau khi thấm vào hộp giấy lọc bên trong một phần lớn tiếp tục đi vào bơm cao

áp, còn một phần thấm vào bên trong hộp giấy lọc của cốc bên trái rồi từ bên
trong thấm chảy ra bên ngoài, nhờ vậy mà làm sạch được cặn bẩn bám bên trong
hộp giấy lọc. Để rửa cốc bên phải, xoay van ba ngả theo chiều ngược lại.

2. Bảo trì bơm chuyển nhiên liệu
2.1. Nhiệm vụ và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu
a. Công dụng của bơm chuyển nhiên liệu
Hút nhiên liệu từ két chứa qua bầu lọc nhiên liệu và chuyển đến bơm cao áp.
b. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu
Trong động cơ diesel thường dùng bơm truyền nhiên liệu kiểu piston, kiểu
bánh răng hoặc bơm phiến trượt. Các bơm này có thể do trục cam hoặc trục
khuỷu dẫn động. Ở đây ta chỉ xét loại bơm truyền nhiên liệu kiểu piston.
Sơ đồ nguyên lý của bơm truyền nhiên liệu kiểu piston như sau:

1 – Trục cam; 2,3 Con đội;
4,7,9,11 – Lò xo;
5 – Đũa đẩy; 6 – Van nạp;
8 – Rãnh thoát chéo;
10 – Piston bơm;
9 – Rãnh thoát chéo;
12 – Van xả; 13 – Bơm tay.
Hình 2.1.3: Sơ đồ nguyên lý của bơm truyền nhiên liệu kiểu piston.
Trục cam 1, con đội (2 & 3), đũa đẩy 5, piston bơm 10 và lò xo 9 tạo thành một
khối luôn tỳ sát vào nhau.
- Trường hợp vấu cam không tác dụng con đội và đũa đẩy, dưới tác dụng
của lực căng lò xo sẽ đẩy piston dịch chuyển đi xuống làm cho thể tích phía trên
piston tăng lên, áp suất giảm van nạp 6 mở, van xả 12 đóng nhiên liệu từ két qua
van nạp vào thể tích phía trên piston. Thể tích phía dưới piston giảm xuống
nhiên liệu ở thể tích phía dưới piston bị nén lại và đẩy lên đường nhiên liệu ra 8
(Hình 2.1.3 a).


12
- Trường hợp vấu cam tác dụng con đội và đũa đẩy ép lò xo lại và đẩy piston
đi lên thể tích phía trên piston giảm xuống nhiên liệu bị nén lại đẩy qua van xả, từ
đây nhiên liệu sẽ đi theo hai đường một đường theo đường nhiên liệu ra 8, và một
đường đi vào thể tích phía dưới piston (lúc này van nạp đóng kín) (Hình 2.1.3 b).
- Trường hợp treo bơm: Khi áp suất nhiên liệu trên đường ống xả đạt đến một giá tri
rất cao nào đó do bơm làm việc liên tục làm cho áp suất nhiên liệu ở thể tích phía dưới
piston tăng lớn hơn áp lực đẩy của lò xo bơm làm cho piston bơm không chuyển động
(đứng yên) bơm không làm việc cho dù lúc này trục cam nhiên liệu vẫn chuyển động.
Đây gọi là trường hợp treo bơm. Khi nào áp suất nhiên liệu ở thể tích phía dưới piston
giảm lò xo bơm lại tác dụng vào piston làm cho piston chuyển động (bơm lại làm việc).
Như vậy, lưu lượng nhiên liệu cung cấp cho BCA sẽ được bơm truyền nhiên liệu
tự điều chỉnh lấy. Áp suất nhiên liệu trên đường xả phụ thuộc chủ yếu vào lực nén của
lò xo. Lực nén càng lớn thì áp suất càng cao và ngược lại.
2.2. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân gây ra hư hỏng của
bơm chuyển nhiên liệu
- Piston bơm bị mòn: Do quá trình làm việc piston ma sát với xylanh bơm.
- Lò xo bơm bị gãy hoặc mất đàn tính: Là do bơm làm việc lâu ngày hay piston
bị bó kẹt.
- Van nạp và van xả đóng không kín: Do quá trình làm việc van đóng mở
liên tục gây va đập giữa van và bệ van làm cho bề mặt tiếp xúc của van với bệ
van bị mòn không đều.
2.3. Tháo, lắp, kiểm tra bơm chuyển nhiên liệu
a. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tháo, lắp , vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa bơm truyền
nhiên liệu.
- Chuẩn bị vật tư cho việc vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa bơm truyền nhiên liệu.
- Chuẩn bị mặt bằng để thuận tiện cho việc tháo, lắp , vệ sinh, bảo dưỡng và sửa
chữa bơm truyền nhiên liệu.

b. Quy trình tháo
- Xác định dấu của các chi tiết
- Tháo bu lông nắp chụp ép lò xo bơm
- Tháo lò xo bơm
- Tháo piston bơm
- Tháo nắp đậy van
c. Kiểm tra
- Kiểm tra khe hở giữa piston và xylanh bơm
- Kiểm tra tính đàn hồi của lò xo

13
- Kiểm tra độ kín của van hút, van thoát.
d. Quy trình lắp ráp
Các bước của quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo.
2.4. Bảo dưỡng, sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu
- Sửa chữa van: Nếu van hút và van thoát đóng không kín ta rà lại van bằng cát rà.
- Sửa chữa piston, lò xo: Lò xo bị mất đàn tính thay mới, piston bị mòn có thể
hàn đắp sau đó tiện lại hoặc thay mới.

3. Bảo trì vòi phun
3.1. Kết cấu và phân loại của vòi phun
a. Kết cấu chung: của một vòi phun nhiên liệu gồm ba phần chính:
- Thân : trên thân kim có ống dầu dẫn đến, ống dẫn về và vít xả gió. Trong
thân có lò xo, cây đẩy, phía trên có đai ốc chặn để hiệu chỉnh sức căng của lò xo,
trên cùng là chụp đậy đai ốc hiệu chỉnh.
- Đầu (đót kim):được nối liền với thân kim bằng một khâu nối (êcu tròng)
bên trong có đường dầu cao áp, khoang chứa dầu cao áp và chứa van kim. Phần
dưới đầu VP có một hay nhiều lỗ phun dầu rất bé.
- Khâu nối: dùng để nối thân và đầu VP. Vòi phun được lắp vào nắp quy lát
nhờ gujon và mặt bích.

b. Phân loại
Căn cứ vào van kim và đốt kim, người ta phân ra hai loại vòi phun: vòi
phun kín và vòi phun hở. Hiện nay, hầu hết các động cơ Diesel đều dùng vòi
phun kín.
Vòi phun kín chia thành: Vòi phun kín tiêu chuẩn, vòi phun kín có chốt trên
mũi kim và vòi phun kín dùng van.
 Vòi phun kín tiêu chuẩn

Hình 2.1.4: Vòi phun kín tiêu chuẩn.
1. Lỗ phun; 2. Mặt côn tựa của kim; 3. Kim phun; 4. Êcu tròng;
5. Đường dẫn nhiên liệu; 6. Đũa đẩy; 7. Đĩa lò xo; 8. Lò xo

14
Hai chi tiết chính xác của vòi phun này là xi lanh kim phun 17 và kim
phun 3, khe hở trong phần dẫn hướng của hai chi tiết này khoảng 2 ÷ 3μm. Mặt
côn tựa 2 của kim tỳ lên đế van trong thân kim phun và đóng kín đường thông
tới các lỗ phun. Các lỗ phun còn đường kính 0,34mm phân bố đều quanh chu vi
đầu vòi phun. Đường tâm các lỗ phun và đường tâm đầu vòi phun tạo thành góc
75
0
. Êcu tròng 4 dùng để bắt chặt đầu vòi phun lên thân.
Nguyên lý làm việc :
Nhiên liệu cao áp được bơm cao áp đưa qua lưới lọc 14, qua các đường 16
trong thân kim phun tới không gian bên trên mặt côn tựa của van kim. Lực do áp
suất nhiên liệu cao áp tạo ra tác dụng lên diện tích hình vành khăn của van kim
chống lại lực ép của lò xo. Khi lực của áp suất nhiên liệu lớn hơn lực ép của lò
xo thì van kim bị đẩy bật lên mở đường thông cho nhiên liệu tới lỗ phun. Áp
suất nhiên liệu làm cho van kim bắt đầu bật mở được gọi là áp suất bắt đầu phun
nhiên liệu pφ. Đối với Vòi phun kín tiêu chuẩn pφ = 15÷ 25MN/m
2

. Trong quá
trình phun, áp suất nhiên liệu còn thể tới 50 ÷ 80MN/m
2
, trong một vài trường
hợp còn thể cao hơn nữa. Muốn giảm bớt nhiên liệu rò rỉ qua khe hở phần dẫn
hướng của kim phun, đôi khi trên kim phun còn còn rãnh hình vành khăn. Hành
trình nâng kim phun được xác định bởi khe hở giữa mặt trên của kim với mặt
phẳng dưới của thân vòi phun. Khe hở này thường vào khoảng 0,3 ÷ 0,5mm.
 Vòi phun kín loại van

Hình 2.1.5: Vòi phun kín loại van.
Trong loại vòi phun này chỉ còn một tiết diện tiết lưu biến đổi đặt ở phần lỗ
phun. Tiết diện tiết lưu này do van thuận (chiều mở van trùng với chiều lưu
động của nhiên liệu) hoặc van nghịch điều khiển.
 Vòi phun có chốt trên kim
Đặc điểm của vòi phun này là còn một vài tiết diện biến đổi ở phần lỗ
phun. Trên thân kim phun 16 còn một lỗ phun đường kính khoảng 1,5÷ 2mm.
Mặt côn tựa của van kim 4 che kín tiết diện trên cùng của lỗ phun. Đầu dưới của
kim còn một chốt hình trụ. Phần đuôi của chốt trụ làm thành dạng hai mặt côn
còn chung một đáy nhỏ. Khi lắp vào đầu vòi phun, chốt của kim phun nhỏ ra
ngoài lỗ khoảng 0,4÷0,5mm.

15

Hình 2.1.6: Vòi phun có chốt trên kim phun
1. Lỗ phun ; 2. Mặt côn tựa của van kim ; 3 và 5. đường dẫn nhiên liệu;
4.kim phun; 6. đũa đẩy; 7. lò xo; 8. đĩa lò xo; 9. cốc ;
10. đệm điều chỉnh; 11. bulông ; 12. vít điều chỉnh; 13. chụp;
14. Thân vòi phun; 15. êcu tròng; 16 .thân kim phun;
Trong quá trình mở kim phun, phần chốt của kim phun chuyển dịch trong lỗ

phun hình trụ. Lúc ấy xung quanh chốt tạo thành một đường thông nhiên liệu hình
vành khăn với 3 mặt tiết lưu: mặt thứ nhất tại mặt côn tựa của kim, còn hai mặt
khác tại hai đáy lớn của hai mặt côn. Tia nhiên liệu của loại vòi phun có chốt trên
kim có dạng hình côn rỗng, đỉnh côn ở lỗ côn. Góc côn của tia nhiên liệu phụ thuộc
vào hình dạng phần đuôi của chốt và vào hành trình của van kim. Góc côn biến
động trong phạm vi rất rộng ( từ 0
0
đến 50
0
÷ 60
0
), hành trình của van kim cũng
được hạn chế như trong vòi phun kín tiêu chuẩn.
3.2. Bảo dưỡng và điều chỉnh vòi phun
a. Những hư hỏng thường gặp đối với vòi phun
 Kim phun bị kẹt ở trạng thái đóng hoặc mở
Nếu kim phun bị kẹt ở trạng thái đóng kín làm cho làm cho nhiên liệu không
được phun vào buồng cháy. Còn kim phun bị kẹt ở trạng thái mở làm cho nhiên liệu
phun vào buồng cháy không hóa sương mà tạo thành dòng hoặc thành tia làm cho
động cơ không thực hiện được quy trình cháy.
 Bề mặt tiếp xúc giữa mặt côn của kim phun và bệ kim phun không tốt bị
xước, rỗ
Khi bề mặt tiếp xúc giữa mặt côn của kim phun và bệ kim phun không tốt bị
xước, rỗ sẽ làm cho kim phun không đóng kín nhiên liệu phun vào buồng cháy hóa
sương không tốt có xuất hiện tia và nhỏ giọt ở đầu vòi phun. Động cơ khó khởi động
hoặc làm việc nóng, không đảm bảo công suất.
 Áp suất phun thấp hoặc cao hơn quy định
+) Áp suất thấp hơn quy định là do người thợ điều chỉnh không đúng hoặc lò xo bị mất
đàn tính, gẫy dẫn đến độ hóa sương kém quá trình cháy nhiên liệu không hoàn toàn.


16
+) Áp suất cao hơn quy định do người thợ điều chỉnh không đúng sẽ dẫn đến giảm
góc phun sớm nhiên liệu, quá trình hòa trộn nhiên liệu không đồng đều, ảnh hưởng
xấu đến sự hoạt động của động cơ.
 Bề mặt tiếp xúc giữa đầu vòi phun với thân vòi phun không tốt
Bề mặt tiếp xúc giữa đầu vòi phun với thân vòi phun không tốt dẫn đến hiện
tượng rò nhiên liệu.

1 – Đầu mút phần đuôi;
2 – Vai
3 – Phần dẫn hướng của kim và phần đế kim
phun;
4 – Đầu côn tì; 5 - Họng phun; 6 – Chốt.
Hình 2.1.7: Các chỗ mòn của vòi phun
b. Phương pháp tháo, lắp, kiểm tra vòi phun
 Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, vật tư phục vụ công việc tháo, vệ sinh,
bảo dưỡng,sửa chữa và lắp ráp vòi phun.
- Chuẩn bị mặt bằng để thuận tiện cho quá trình thao tác.
 Quy trình tháo
- Tháo nắp chụp của thân vòi phun.
- Nới bu lông hãm vít điều chỉnh và vít điều chỉnh.
- Tháo lò xo, ty đẩy.
- Tháo đầu vòi phun.
 Vệ sinh, bảo dưỡng
Do cấu tạo lắp ghép giữa kim phun và đế có độ chính xác cao bởi vậy cần lắp
thân kim phun và đế kim phun và luôn luôn được ngâm trong dầu sạch. Không dùng
tay hoặc giẻ lau để lau thân kim phun.
 Quy trình lắp ráp
- Lắp đầu vòi phun vào thân vòi phun.

Khi lắp đầu vòi phun (kim phun và đế kim phun) lưu ý có trường hợp có chốt
định vị ta phải lắp đúng chốt. Ban đầu dùng tay gá đầu vòi phun, sau đó dùng ê tô kẹp
để vặn chặt không được làm rơi kim phun ra khỏi đầu vòi phun.
- Lắp ty đẩy, lò xo.
- Lắp nắp chụp với thân vòi phun.
- Không được xoay vít điều chỉnh để điều chỉnh áp suất.

17
c. Sửa chữa, điều chỉnh vòi phun
 Phương pháp kiểm tra, sửa chữa
Sau khi tháo vòi phun ra khỏi nắp máy ta gá vòi phun lên bàn cân chỉnh để kiểm
tra tình trạng làm việc của vòi phun
- Nếu vòi phun không phun hoặc tạo thành tia, thành dòng không có áp lực
do kim phun bị kẹt ta phải tháo đầu vòi phun ra khỏi thân và ngâm trong dầu từ
1 ÷ 2 giờ. Sau đó tháo kim phun. Trường hợp kim phun bị kẹt không tháo được
ta phải thay thế cả đầu vòi phun.
- Nếu tia phun không hóa sương có hiện tượng nhỏ giọt nghĩa là sau khi phun
xong dầu còn dính ở đầu vòi phun, hoặc phun thành tia có những hạt nhiên liệu nhỏ
không hóa sương hoàn toàn là do bề mặt tiếp xúc giữa kim phun với bệ không tốt ta
phải tháo ra rà lại kim phun với bệ đỡ của kim phun.
- Áp suất phun thấp ta phải chỉnh lại áp suất phun. Trường hợp lò xo bị mất đàn
tính ta phải thay mới.
 Phương pháp rà kim phun
Khi vòi phun nhỏ giọt độ hóa sương không tốt ta tháo đầu vòi phun, vệ sinh sạch
sẽ. Dùng bột rà chuyên dùng xoa lên bề mặt côn của kim phun một lớp mỏng đều, lắp
kim phun vào vị trí vừa dập vừa xoay trong bệ một thời gian, tháo kim phun kiểm tra
mặt côn của kim phun nếu thấy hết vết xước ta vệ sinh sạch sẽ và chuyển sang rà bằng
dầu bôi trơn để lấy độ bóng.
 Phương pháp cân chỉnh áp lực vòi phun
- Xác đinh áp suất của vòi phun (dựa vào lý lịch của động cơ).

- Sau khi vòi phun đã được lắp ráp hoàn chỉnh (phương pháp lắp ráp đã trình
bày ở phần tháo, lắp) ta đưa vòi phun lên bàn cân chỉnh, xả khí trong đường ống, ấn
cần bẩy bơm cao áp để vòi phun phun nhiên liệu. Trong quá trình ấn cần bẩy như
vậy ta quan sát đồng hồ báo áp lực và xoay vít điều chỉnh áp áp lực lò xo của vòi
phun. Ta văn vít điều chỉnh ra hoặc vào khi nào thấy áp lực phun đúng với áp suất
phun quy định thì ta dừng lại, tiếp tục ấn cần bẩy bơm cao cho vòi phun một vài lần
nữa mà thấy áp suất phun vẫn đảm bảo đồng thời đầu vòi phun không bị dính dầu.

1. két nhiên liệu; 2. van kiểm tra;
3. vít xả khí; 4. vòi phun;
5. cần bẩy; 6. đồng hồ hiển thị áp suất;
7. đường ống cao áp;
8. vít điều chỉnh áp suất;
9. đai ốc định vị;
Hình 2.1.8: Bàn cân chỉnh áp suất vòi phun

18
- Nhiên liệu được phun ra khỏi đầu vòi phun hóa sương tốt không có tia, hạt,
chùm nhiên liệu đúng góc độ và vòi phun đã đảm bảo yêu cầu, ta cố định vít hãm và
hãm chặt đai ốc hãm vít. Nếu vòi phun không đảm bảo yêu cầu trên ta phải tháo vòi
phun ra để rà lại kim phun.

4. Bảo trì bơm cao áp
4.1. Bảo trì bơm cao áp đơn
a. Cấu tạo, nguyên lý lm việc, yêu cầu kỹ thut của bơm cao áp đơn
 Cấu tạo

1 – Thân bơm; 2 – Đường dầu đến bơm;
3 – Vít xả khí;
4 – Vít cố định xylanh bơm;

5 – Piston bơm; 6 – Xylanh bơm;
7 – Vành răng; 8 – Thanh răng;
9 – Lò xo;10 – Chụp đế lò xo;
11 – Lỗ định vị chụp đế lò xo;
12 – Van một chiều (van cao áp);
13 – Lò xo van một chiều;
14 – Rắc co đầu bơm;
15 – Đường ống cao áp;
16 – Vít điều chỉnh chiều cao con đội.
Hình 2.1.9: Cấu tạo của BCA đơn kiểu Bosch.
 Nguyên lý làm việc (BCA kiểu Bosch)

Hình 2.1.10: Chu trình công tác của BCA kiểu Bosch.
a) Piston ở điểm cận trên; b) Nạp nhiên liệu vào khoang bơm;
c) Piston ở điểm cận dưới; d) Bắt đầu bơm hình học; e) Kết thúc bơm hình học;
g) Kết thúc chu trình công tác (piston của BCA trở lại điểm cận trên)

19
BCA Bosch hoạt động theo kiểu chu kỳ. Mỗi chu trình công tác của nó được
hoàn thành sau 1 vòng quay của trục cam nhiên liệu, tương ứng với 2 hành trình của
piston BCA, được gọi là hành trình nạp và hành trình bơm. Hành trình nạp của
piston BCA (piston BCA đi từ điểm cận trên đến điểm cận dưới) được thực hiện nhờ
tác dụng của lò xo khứ hồi; còn hành trình bơm (piston BCA đi từ điểm cận dưới đến
điểm cận trên) do cam nhiên liệu đẩy. Ở động cơ 4 kỳ, một vòng quay của trục cam
nhiên liệu tương ứng với 2 vòng quay của trục khuỷu và 4 hành trình của piston động
cơ; còn ở động cơ 2 kỳ – tương ứng với 1 vòng quay của trục khuỷu và 2 hành trình
của piston động cơ.
- Khi cam trên trục cam không tác dụng vào con đội bơm cao áp, lò xo có tác
dụng đẩy piston bơm đi xuống đến khi nào đỉnh piston đi qua mép trên của cửa dầu
vào thì dầu ở đường ống tràn dầu vào trong lòng xylanh bơm. Piston đi xuống vị trí

thấp nhất (đây là quá trình hút nhiên liệu) (Hình 2.1.10 a, b, c).
- Khi cam trên trục cam tác dụng vào con đội bơm thắng lực nén của lò xo đẩy
piston đi lên. Lúc ban đầu piston chưa che kín cửa dầu vào và cửa dầu hồi thì nhiên
liệu vẫn tràn vào lòng xylanh. Piston tiếp tục đi lên đến khi nào đỉnh piston che kín
cửa dầu vào, cửa dầu hồi thì nhiên liệu được nén lại nâng áp suất và thắng lực nén
của lò xo van một chiều, nâng van một chiều lên nhiên liệu có áp suất cao được ra
khỏi bơm và đi lên đường ống cao áp (Hình 2.1.10 d, e).
- Piston đi lên đến khi nào cạnh vát của piston đi qua mép dưới cửa dầu hồi
toàn bộ nhiên liệu ở phía trên piston đi theo rãnh và cạnh vát của piston ra khỏi
xylanh bơm (đây là thời điểm kết thúc bơm) (Hình 2.1.10 g).
- Tất cả các kiểu BCA điều chỉnh bằng rãnh chéo trên piston đều hoạt động
theo một nguyên lý chung là :
 Đẩy piston để nén nhiên liệu bằng cam.
 Khứ hồi piston bằng lò xo.
 Hành trình toàn bộ của piston không đổi ( h
0
= const ).
 Điều chỉnh lượng nhiên liệu chu trình (g
ct
) bằng cách xoay piston để
thay đổi hành trình có ích (h
e
= var).

Hình 2.1.11: Nguyên lý điều chỉnh g
ct

a) Vị trí stop (không cấp nhiên liệu); b) Cấp liệu trung bình; c) Cấp liệu cực đại.

20

 Yêu cầu kỹ thuật của BCA đơn
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt phù hợp với chế độ
làm việc của động cơ (chức năng định lượng).
- Định thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình phun nhiên liệu (chức năng
định thời).
b. Những hư hỏng thường gặp của BCA đơn
- Khe hở giữa piston và xylanh bơm lớn quá quy định
- Rãnh vát của piston bơm bị mòn
- Mặt tiếp xúc giữa van một chiều và bệ van bị mòn
- Mòn răng của vành răng bán nguyệt và thanh răng
- Bulông điều chỉnh con đội bị mòn hoặc bị nới lỏng.
c. Tháo, lắp BCA đơn
 Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thông thường và chuyên dùng để tháo, lắp,
kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp.
- Chuẩn bị vật tư để phục vụ cho việc tháo, lắp, vệ sinh, kiểm tra, bảo
dưỡng và sửa chữa bơm.
- Chuẩn bị mặt bằng để thuận tiện cho việc tháo, lắp, vệ sinh, kiểm tra, bảo
dưỡng và sửa chữa bơm.
 Quy trình tháo
- Tháo rắc co đầu bơm.
- Tháo van một chiều và đế van.
- Tháo phanh hãm, đế lò xo.
- Tháo piston, vành răng và thanh răng.
- Tháo xylanh bơm.
 Công tác vệ sinh
Dùng dầu diesel vệ sinh toàn bộ các chi tiết của bơm.
 Quy trình lắp
+) Sau khi vệ sinh sạch sẽ toàn bộ các chi tiết ta thực hiện trình tự lắp ráp,
các bước của quy trình tháo ngược lại với quy trình tháo.

+) Nếu giữa các chi tiết có đánh dấu thì ta phải lắp đúng dấu.
+) Trong quá trình lắp piston vào xylanh ta phải chọn thời điểm bơm ít,
bơm nhiều hay không bơm để lắp.


21
+) Sau khi lắp xong cần kiểm tra:
- Ấn lò xo theo dõi piston bơm chuyển động trong xylanh có nhịp nhàng
hay không và quan sát lần cuối vị trí giữa piston và xylanh
- Đưa bơm lên thiết bị chuyên dùng để kiểm tra áp suất của bơm
d. Kiểm tra, bảo dưỡng v sửa chữa BCA đơn
 Kiểm tra, sửa chữa piston và xylanh bơm
+) Độ trơn bóng của piston và xylanh bơm
- Kiểm tra : bằng cách tháo piston và xylanh ra dùng kính lúp để soi nếu
thấy có vết xước thì phải sửa chữa.
- Sửa chữa bằng phương pháp rà trên cơ cấu chuyên dùng. Còn rà xylanh
bơm thì dùng trục rà rỗng và bột rà chuyên dùng để rà.
Sửa chữa xong phải lắp lựa chọn giữa các chi tiết với nhau, kết quả chỉ đạt
70% yêu cầu đặt ra, muốn đạt kết quả cao hơn phải mạ lại sau đó mới rà.
+) Khe hở giữa piston và xylanh bơm
- Kiểm tra: Ta kiểm tra bằng cách bịt chặt đầu bơm không cho nhiên liệu
thoát ra, sau đó tác động vào piston một lực bằng 200KG/cm
2
theo dõi thời gian
piston bơm chuyển động hết hành trình bơm. Thời gian càng ngắn thì khe hở
giữa piston và xylanh càng lớn.
- Sửa chữa: giống sửa chữa độ láng bóng của piston.
+) Cạnh vát của piston
- Kiểm tra: Ta phải tháo ra dùng kính lúp để độ mòn của cạnh vát piston.
- Sửa chữa: nếu mòn nặng phải mạ lại hoặc thay mới.

 Kiểm tra, sửa chữa vành răng bán nguyệt và thanh răng
- Kiểm tra: có thể dùng phương pháp kẹp chì như kiểm tra mòn của bánh
răng hoặc có thể kiểm tra bằng cách giữ nguyên vành răng và di động thanh răng
về 2 phía và nhận biết độ mòn theo cảm giác.
- Sửa chữa: Nếu độ mòn quá lớn phải thay mới, có thể thay một trong 2 chi tiết.
Cũng có thể dùng phương pháp mạ lại hoặc hàn đắp sau đó phay lại răng.
 Kiểm tra, sửa chữa van một chiều và bệ van
- Kiểm tra: dùng cơ cấu chuyên dùng thử áp lực để kiểm tra hoặc kiểm tra
bằng cách cho dầu lên trên van nếu dầu bị chảy hết có nghĩa là khe hở giữa van
và đế van quá lớn. Phương pháp kiểm tra cũng giống kiểm tra độ kín của xupáp.
- Sửa chữa: Nếu van bị hỏng ta phải rà lại bằng bột rà chuyên dùng. Sau khi
rà xong ta vệ sinh sạch sẽ và thử lại nếu đảm bảo yêu cầu là xong. Nếu không
đạt ta phải thay mới.

22
4.2. Bảo trì bơm cao áp cụm (BCA thẳng hàng)
a. Cấu tạo, nguyên lý lm việc, yêu cầu kỹ thut của bơm cao áp cụm
 Cấu tạo
Bơm cao áp cụm là tập hợp các bơm cao áp tạo thành một khối, mỗi một
bơm ta gọi là một phân bơm. Số phân bơm trên bơm cao áp phụ thuộc vào số
xylanh của động cơ.

Hình 2.1.12: Cấu tạo của BCA thẳng hàng.
1 – Bơm truyền nhiên liệu; 2 – Trục cam của BCA; 3 – Con đội của một phân bơm;
4 – Khớp nối; 5 – Quả văng của khớp; 6 – Lò xo của piston BCA;
7 – Thanh răng của BCA; 8 – Vành răng của một phân bơm;
9 – Piston của một phân bơm; 10 – Xylanh của một phân bơm;11 – Van một chiều;
12 – Rắc co đầu bơm;13 – Vít xả khí;14 – Bơm tay;15 – Bộ điều tốc.
Các bộ phận chính của bơm:
+) Vỏ bơm được đúc liền thành một khối.

+) Bộ điều tốc được lắp ở đầu trục bơm và có liên kết với bánh răng bơm cao áp.
+) Thanh răng bơm cao áp được ăn khớp với bánh răng (ống xoay của từng phân bơm).
+) Trên vỏ bơm có vít khống chế khoảng chạy của thanh răng.
+) Các phân bơm: trong mỗi phân bơm bao gồm các chi tiết:
- Van và bệ van một chiều (van triệt hồi).
- Lò xo van một chiều.
- Xylanh bơm: Có khoan lỗ cửa dầu vào, cửa dầu hồi.
- Piston bơm có các rãnh: Rãnh thẳng. rãnh chéo và rãnh ngang.
- Lò xo bơm và đế lò xo.
- Móng hãm đuôi piston.
- Con đội bơm.
+) Trục cam bơm.

23
 Nguyên lý làm việc
Khi động cơ làm việc sẽ kéo trục cam của bơm quay, nếu vấu cam không
tác dụng vào con đội bơm, lò xo bơm tác dụng vào móng hãm đuôi piston bơm
sẽ kéo piston bơm đi xuống đến khi đỉnh piston đi qua mép trên của cửa dầu vào
thì dầu từ bầu lọc được tràn vào xylanh bơm (do chênh lệch áp suất) piston tiếp
tục đi xuống đến vị trí thấp nhất nhiên liệu vẫn tiếp tục vào xylanh nhưng lúc
này cửa dầu hồi mở, dầu trong xylanh bơm sẽ đi qua cửa dầu hồi và hồi về
đường dầu hồi của bơm cao áp.
Trục cam tiếp tục quay đến khi vấu cam tác dụng vào con đội bơm thắng
lực nén của lò xo đẩy piston đi lên. Ban đầu cửa dầu hồi vẫn mở dầu trong
xylanh bơm vẫn hồi về đường dầu hồi. Piston bơm tiếp tục đi lên che kín cửa
dầu hồi và cửa dầu vào nhiên liệu sẽ bị nén lại, khi áp suất nhiên liệu thắng được
lực nén của lò xo van một chiều sẽ đẩy van một chiều đi lên, lúc này nhiên liệu
có áp suất cao sẽ được đẩy lên đường ống cao áp (đây gọi là thời điểm bắt đầu
bơm). Piston tiếp tục đi lên để bơm dầu, đến khi nào rãnh chéo của piston đi qua
mép dưới của cửa dầu hồi thì dầu ở phía trên piston bơm sẽ theo rãnh thẳng và

rãnh chéo về cửa dầu hồi và hồi về đường dầu hồi của bơm cao áp (thời điểm
này gọi là thời điểm kết thúc bơm) .
 Yêu cầu kỹ thuật
- Cung cấp nhiên liệu cho động cơ phù hợp với chế độ phụ tải.
- Cung cấp lượng nhiên liệu cho các xylanh đồng đều nhau.
- Thời điểm cung cấp nhiên liệu cho các xylanh đồng đều nhau.
- Cung cấp nhiên liệu cho động cơ đảm bảo đúng công suất và tốc độ.
b. Những hư hỏng thường gặp v nguyên nhân gây ra hư hỏng của BCA
thẳng hng
- Nhiên liệu cung cấp cho các xylanh không đều nhau do quá trình tháo, lắp
không đảm bảo yêu cầu hoặc do bơm bị mòn không đều.
- Thời điểm cung cấp nhiên liệu cho các xylanh không đều nhau do quá trình
tháo, lắp, bảo dưỡng hoặc do các cam của trục cam mòn không đều.
- Van triệt hồi bị kẹt hoặc mòn không đều dẫn đến đóng không kín.
c. Tháo, lắp, kiểm tra BCA thẳng hng
 Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa BCA
thẳng hàng.
- Chuẩn bị nhiên, vật liệu cho công tác vệ sinh, bảo dưỡng.
- Chuẩn bị mặt bằng thuận tiện cho việc tháo, lắp, bảo dưỡng, sửa chữa.
 Quy trình tháo
- Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ

24
- Xác định dấu của các chi tiết
- Tháo rắc co đầu bơm
- Tháo lò xo và van một chiều
- Tháo liên kết giữa bộ điều tốc với thanh răng bơm cao áp
- Tháo nửa trên của bơm cao áp (2 nửa được liên kết bằng các bu lông)
- Tháo móng hãm, lò xo, đĩa lò xo, piston bơm

- Tháo vít hãm xylanh bơm
- Tháo xylanh bơm
* Lưu ý: Khi tháo piston bơm phải để theo thứ tự. Sau khi tháo xong
xylanh phải lắp piston vào xylanh đồng bộ theo từng cặp.
 Công tác vệ sinh, bảo dưỡng
- Sau khi tháo xong ta phải dùng dầu diesel để vệ sinh các chi tiết của bơm
- Piston và xylanh bơm phải vệ sinh và ngâm trong dầu diesel, không được
đưa piston ra khỏi dầu để lau.
 Kiểm tra
- Kiểm tra độ mòn của ống xoay, thanh răng bơm
- Kiểm tra độ mòn của piston: mòn thân piston và rãnh vát của piston
- Kiểm tra độ kín của van và bệ van một chiều.
 Quy trình lắp
Sau khi vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa xong ta phải tiến hành lắp bơm theo
quy trình sau:
- Lắp xylanh vào vị trí, sau đó vặn vít hãm cố định xylanh
- Lắp piston vào xylanh, lưu ý khi đưa piston vào xylanh ta phải xoay nhẹ
và lựa cho piston vào xylanh nhẹ nhàng tránh tạo vết xước cho xylanh hoặc bó
kẹt piston với xylanh
- Lắp thanh răng, ống xoay, đĩa lò xo
- Lắp lò xo, móng hãm
- Lắp ráp 2 nửa bơm vào với nhau. Khi lắp 2 nửa ta nên đặt nghiêng bơm để lắp, sau
đó dùng tay để ấn sát nửa trên vào nửa dưới rồi vặn êcu
* Lưu ý: Khi lắp ta phải quan sát cạnh chữ T của piston phải nằm vào rãnh của ống
xoay và các ống xoay phải nằm đúng hướng với nhau.
d. Bảo dưỡng, sửa chữa BCA thẳng hng
- Van một chiều đóng không kín ta phải rà lại van bằng bột rà chuyên dùng (cát
rà). Sau đó rà bằng dầu bôi trơn lấy độ bóng.

25

- Khe hở giữa piston và xylanh bơm lớn hơn quy định hoặc piston bị kẹt ta phải
thay cả cặp piston -xylanh.
- Cân chỉnh bơm trên dụng cụ chuyên dùng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1.1. Câu hỏi 2.1.1 : Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ
thống nhiên liệu.
1.2. Câu hỏi 2.1.2 : Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bầu lọc dầu.
1.3. Câu hỏi 2.1.3: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm
chuyển nhiên liệu.
1.4. Câu hỏi 2.1.4 : Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của vòi phun.
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hnh số 2.1.1 : Bảo trì bầu lọc dầu
- Mục tiêu :
 Hiểu được quy trình bảo trì bầu lọc
 Bảo trì được bầu lọc dầu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
 Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
- Nguồn lực : Bầu lọc dầu, dầu diesel, giẻ lau, dụng cụ tháo lắp …
- Cách thức tiến hành : Mỗi cá nhân thực hiện trên một bầu lọc
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập :
 Tháo bầu lọc ra khỏi động cơ
 Tháo nắp bầu lọc
 Tháo lõi lọc
 Vệ sinh các chi tiết của bầu lọc
 Kiểm tra, đánh giá chất lượng các chi tiết của bầu lọc
 Thay thế các chi tiết, bộ phận bị hư hỏng
 Lắp ráp hoàn chỉnh bầu lọc
- Thời gian hoàn thành : 60 phút
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành :

 Thực hiện đúng các bước của quy trình
 Đảm bảo bầu lọc không bị rò rỉ và khi làm việc lọc sạch các tạp chất
 Đảm bảo an toàn và vệ sinh dụng cụ và nơi làm việc

×