Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

giáo trình mô đun chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.04 KB, 65 trang )


1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ
PHƢƠNG TIỆN SẢN XUẤT
MÃ SỐ: MĐ 03
NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP
CHĂN NUÔI
Trình độ: Sơ cấp nghề




Hà Nội, Năm 2011


2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03



























3

LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo
nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn
hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết
hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây
dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm
đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.
Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được
xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ
DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-
gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản
xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.
Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông
dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt
có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường.
Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp,
trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến
lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.
Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng
cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế
và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận
được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn
đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Lâm Trần Khanh (Chủ biên)
2. Nguyễn Danh Phương
3. Lê Công Hùng







4
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ
̃
VIÊ
́
T TĂ
́
T

Stt
Từ viết tắt
Giải thích
1
V
Vận tốc
2
kg/m
3

Khối lượng riêng và khối lượng thể tích
3
VT
Vít tải
4
GT
Gầu tải

5
D
Đường kính ngoài của cánh vít (m)
6
D
Đường kính trục vít (m)
7
N
Số vòng quay của trục vít/phút
8
t/h
Tấn/ giờ
9
m/s
Mét/giây
10
Vg/ph
Vòng/phút
11
S
Bước vít (m)
12

Khối lượng riêng của vật liệu cần vận
chuyển (kg/m
3
)
13

Hệ số đổ đầy

14
Mm
Minimet
15
m
Micromet
16
K
Hệ số lọt trở về của nguyên liệu









5
MÔ ĐUN 03:
CHUẨN BỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHƢƠNG TIỆN SẢN XUẤT
Mã số mô đun : MĐ 03
Bài 1. Lựa chọn máy móc phù hợp với quy mô sản xuất
Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên về cách lựa chọn máy móc thích hợp
với quy mô sản xuất.
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Xác định được các loại máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất.
- Lựa chọn được các loại máy móc theo yêu cầu kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Xác định quy mô sản xuất.

Trại chăn nuôi là một hình thức tổ chức sản xuất cơ bản của ngành chăn
nuôi tập trung ở khu vực quốc doanh, liên doanh và hộ gia đình. Vấn đề xây
dựng các trại chăn nuôi với những kiểu mẫu mẫu thích hợp cho từng loại vật
nuôi, cho từng điều kiện địa phương, chiếm vị trí quan trọng đối với hiệu quả
kinh tế kỹ thuật chăn nuôi tập trung và có ảnh hưởng qua lại trực tiếp với quá
trình lựa chọn máy móc phù hợp quy mô sản xuất.
1.1. Xác định quy mô sản xuất tập trung.
Hiện nay nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã tiêu chuẩn hoá và ban hành
các kiểu mẫu về chuồng trại chăn nuôi với sự phối hợp nghiên cứu giữa ngành
nông nghiệp và nghành xây dựng kiến thức cơ bản. Các hình thức lựa chọn máy
móc phù hợp với quy mô sản xuất. Họ đã xây dựng các hình thức liên hợp, tổ
hợp chăn nuôi với quy mô lớn như: Tổ hợp chăn nuôi hàng ngàn lợn nái, hàng
chục ngàn gà đẻ với các quy trình sản xuất khép kín đạt hiệu quả kinh tế.
1.2. Xác định quy mô sản xuất gia đình.
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì tỷ
trọng của ngành chăn nuôi chiếm một phần qua trọng. Các hình thức lựa chọn
máy móc phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ đến lớn như: vài chục lợn thịt, hàng
trăm gà đẻ.
Các trang trại chăn nuôi được phân loại như sau:
- Theo các loại gia súc gia cầm: Trại bò, trại lợn, trại gà Nếu trại chỉ nuôi
một loại vật nuôi thì gọi là trại chuyên môn, nếu trại nuôi nhiều loại vật nuôi
khác nhau thì gọi là trại tổng hợp (trại lợn - gà).
- Theo phương hướng sản xuất: Trại giống, trại thịt, trại trứng, trại
sữa (Trại bò sữa, trại lợn giống, trại giống gà thịt) .
- Theo quy mô sản xuất:

6
+ Đối với lợn thịt tự túc giống: Phân loại theo số con toàn đàn có mặt
thường xuyên (không kể lợn con chưa cai sữa). Ví dụ trong trại lợn thịt 1000con
khi tự túc về giống thường xuyên có 1008 con trong cơ cấu đàn thì có 690 con

lợn thịt
+ Đối với lợn nái: Phân loại lợn theo số nái cơ bản, trại lợn nái có 100,
200 con.
+ Đối với lợn chuyên thịt: Phân loại theo số lợn thịt có mặt thường xuyên,
trại 1000, trại 2000 lợn thịt.
+ Đối với gà, vịt ở trại giống: Phân loại theo số mái giống
+ Đối với gà chuyên thịt: Phân loại theo sản lượng thịt trong năm (trại gà
thịt từ 30-50tấn/năm).
+ Đối với gà chuyên trứng: Theo sản lượng trứng trong năm(trại gà với
sản lượng trứng từ 1-20triệu quả/năm).
2. Xác định các loại máy móc, thiết bị.
Công việc xác định các loại máy móc, trang thiết bị rất cần thiết để phù
hợp với quy mô sản xuất:
2.1. Xác định các loại máy móc.
Việc cung cấp thức ăn chăn nuôi có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất
quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi do đó chúng ta phải
xác định được các loại máy trong sản xuất thức ăn:
- Máy làm sạch thức ăn chăn nuôi;
- Máy thái thức ăn chăn nuôi;
- Máy nghiền thức ăn chăn nuôi;
- Máy định mức thức ăn chăn nuôi;
- Máy trộn thức ăn chăn nuôi;
- Máy tạo viên thức ăn chăn nuôi;
- Liên hợp máy chế biến thức ăn chăn nuôi.
2.2. Xác định các loại thiết bị cần thiết.
- Băng tải nguyên liệu: Băng tải sử dụng để vận chuyển nguyên liệu sản
xuất trong nhà máy sản xuất thức ăn gia súc. Băng tải thường hay được đặt tại
kho chứa nguyên liệu, nơi sản xuất thực hiện quá trình vận chuyển thay thế sức
lao động con người. Có rất nhiều dạng băng tải dùng vậ chuyển các loại nguyên
liệu khác nhau. Băng tải thường đặt nằm ngang trên mặt bằng phân xưởng, khi

cần vận chuyển theo phương nghiêng, băng tải đựơc chế tạo dạng nghiêng, như
vậy theo phương thức vận chuyển có hai dạng băng tải là băng tải nằm ngang và
băng tải nghiêng. Quá trình vận chuyển của băng tải nhờ vào tấm băng và với

7
mỗi loại nguyên liệu thì sẽ có một loại tấm băng riêng, tương ứng với mỗi loại
tấm băng thì kèm theo các bộ phận khác nhau. Có ưu điểm là vận chuyển được
khối lượng lớn nguyên liệu, thao tác dễ dàng, cấu tạo đơn giản dễ tự động hoá
nhưng nhược điểm là chiếm nhiều diện tích mặt bằng nhà xưởng.
- Thiết bị rửa: Qua trình rửa là quá trình loại bỏ những chất bẩn bám trên
bề mặt nguyên liệu như: Đất, cát, lá cây, vi sinh vật chính vì thế mà thiết bị
rửa được sử dụng hầu hết trong các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thiết bị
này sử dụng nước hoặc dung dịch tẩy rửa để làm sạch bề mặt nguyên liệu. Thiết
bị rửa cũng có nhiều loại: Có thể dùng nước xả trực tiếp lên nguyên liệu cần rửa
hoặc thực hiện quá trình ngâm sau đó xả lại một lần nữa, khi đó các chất bẩn
trên bề mặt nguyên liệu bị trương nở, hoà tan sau đó xả lại một lần nữa. Như vậy
nguyên liệu đã được làm sạch. Thiết bị rửa kiểu xả sử dụng nhiều nước hơn thiết
bị rửa kiểu ngâm xả. Các thiết bị này thường được đặt phía trước dây chuyền
sản xuất. Ngoài ra còn có các thiết bị bóc vỏ củ, quả làm sạch bề mặt nguyên
liệu.
- Thiết bị phân loại: Thiết bị phân loại sử dụng để phân chia hỗn hợp
nguyên liệu thành nhiều kích cỡ khác nhau. Hỗn hợp nguyên liệu sản xuất
thường ở dạng củ, quả và hạt. Quá trình phân chia này thường dùng các thiết bị
như máy phân loại trục lăn, máy sàng phân loại, máy phân loại trục vít và phân
loại nhờ quang điện các thiết bị này có ưu điểm phân loại nhanh các hỗn hợp
thức ăn dạng hạt thì khả năng phân loại kém hơn các loại củ, quả.
- Máy làm nhỏ nguyên liệu: Nghiền nhỏ nguyên liệu là một quá trình sử
dụng các lực cơ học để phân chia thực phẩm ra thành kích thước nhỏ hơn. Các
quá trình này thường là nghiền gạo, bột sắn. Các thiết bị chính sử dụng nghiền
nguyên liệu là máy nghiền răng, máy nghiền đĩa, máy nghiền búa, máy cắt lát

thực phẩm, máy nghiền vít, máy băm nhuyễn thức ăn, máy chà sát thức ăn.
- Máy khuấy trộn: Thiết bị khuấy trộn sử dụng để hoà trộn nhiều cấu tử
thức ăn khác nhau. Các loại sản phẩm dạng rắn, dạng dẻo và dạng lỏng sẽ có các
loại thiết bị khuấy trộn khác nhau. Các thiết bị khuấy trộn chất rắn như thiết bị
khuấy trộn dạng thùng quay nằm ngang, dạng thùng quay có trục thẳng đứng,
thùng dạng lục lăng, thùnh quay dạng chữ Y, thùng dạng lăng trụ. Các thiết bị
khuấy trộn chất lỏng là các cánh khuấy như cánh khuấy mái chèo, cánh khuấy
chân vịt và cánh khuấy tuốc-bin. Các thiết bị khuấy trộn nguyên liệu nguyên liệu
dạng dẻo là thiết bị khuấy trộn một cánh khuấy, thiết bị khuấy trộn hai cánh.
- Thiết bị sấy: Sấy khô làm giảm hàm lượng nước trong thức ăn, khi hàm
lượng nước trong thực phẩm bị giảm thì vi sinh vật, nấm mốc bị ức chế, do đó
khi sử dụng phương pháp sấy sẽ có tác dụng bảo quản sản phẩm lâu hơn. Các
thiết bị sấy như sấy chân không, thiết bị sấy lô, thiết bị sấy đối lưu, thiết bị sấy
buồng, thiết bị sấy hầm, thiết bị sấy tháp, thiết bị sấy thùng quay, thiết bị sấy
tầng sôi, thiết bị sấy khí động, thiết bị sấy phun, thiết bị sấy dùng bơm nhiệt,
thiết bị sấy bằng bức xạ hồng ngoại, thiết bị sấy bằng dòng điện cao tần, thiết bị

8
sấy chân không thăng hoa. Việc ứng dụng các thiết bị này vào để sấy sản phẩm
nông sản rất đa dạng và phụ thuộc vào nhà máy sấy nào phù hợp với sản phẩm
của nhà máy.
3. Lựa chọn các loại máy móc, thiết bị sản xuất.
3.1. Lựa chọn các loại máy móc
3.1.1. Xác định loại máy móc cần lựa chọn
- Bảng danh sách các loại máy móc cần lựa chọn
- Xác định các máy móc cần lựa chọn dựa vào kế hoạch sản xuất của
doanh nghiệp và các thông tin sau:
+ Tên máy móc
+ Nguồn gốc xuất xứ máy móc
+ Chất lượng máy móc

+ Công suất
+ Giá cả của máy móc
3.1.2. Thực hiện lựa chọn máy móc
- Sau khi xác định được các máy móc cần lựa chọn thì tiến hành lựa chọn
các máy móc cần thiết dưa vào các cơ sở sau:
+ Lựa chọn chủng loại máy móc
+ Lựa chọn số lượng máy móc.
+ Lựa chọn chất lượng máy móc
- Khi lựa chọn máy móc đưa vào sản xuất cần chú ý đến giá thành của
thành phẩm có hợp lý không, điều kiện sản xuất của cơ sở.
3.2. Lựa chọn các loại thiết bị sản xuất
3.2.1. Xác định loại thiết bị cần lựa chọn
- Bảng danh sách các loại thiết bị cần lựa chọn
- Xác định các thiết bị cần lựa chọn dựa vào kế hoạch sản xuất của doanh
nghiệp và các thông tin sau:
+ Tên thiết bị
+ Nguồn gốc xuất xứ thiết bị
+ Chất lượng thiết bị
+ Giá cả của thiết bị
3.2.2. Thực hiện lựa chọn thiết bị

9
- Sau khi xác định được các thiết bị cần lựa chọn thì tiến hành lựa chọn
các thiết bị cần thiết dưa vào các cơ sở sau:
+ Lựa chọn chủng loại thiết bị
+ Lựa chọn số lượng thiết bị.
+ Lựa chọn chất lượng thiết bị
- Khi lựa chọn thiết bị đưa vào sản xuất cần chú ý đến giá thành của thành
phẩm có hợp lý không, điều kiện sản xuất của cơ sở.
4. Kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung máy móc và trang thiết bị.

4.1. Kiểm tra máy móc và trang thiết bị.
Xác định máy móc và trang thiết bị cần kiểm tra:
- Xác định các máy móc, trang thiết bị cần lựa chọn dựa vào kế hoạch sản
xuất của doanh nghiệp và các thông tin sau:
+ Tên máy móc, trang thiết bị
+ Nguồn gốc xuất xứ máy móc, trang thiết bị
+ Chất lượng máy móc, trang thiết bị
+ Giá cả của máy móc, trang thiết bị
4.2. Điều chỉnh máy móc và trang thiết bị.
- Kiểm tra và điều chỉnh máy móc;
- Kiểm tra và điều chỉnh trang thiết bị;
4.3. Bổ sung máy móc và trang thiết bị cần thiết
Sau khi kiểm tra máy móc, trang thiết bị thấy còn thiếu bộ phận chi tiết
nào thì phải bổ sung kịp thời;
5. Nhập, xuất kho.
5.1. Nhập máy móc.
5.1.1. Xác định máy móc cần nhập và xuất kho
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của của doanh nghiệp để xác định các
máy móc cần xuất nhập kho:
- Xác định chủng loại máy móc xuất nhập kho
- Xác định số lượng các chủng loại máy móc cần xuất nhập kho
5.1.2. Thực hiện nhập kho
- Nhận phiếu nhập kho của phòng kinh doanh, của giám đốc.
- Kiểm tra chủng loại máy móc nhập kho
- Kiểm tra chất lượng các loại máy móc nhập kho

10
- Cân, đo, đếm số lượng máy móc cần nhập kho
- Viết phiếu nhập kho
5.1.3. Thực hiện xuất kho

- Nhận phiếu xuất kho của phòng kinh doanh, của giám đốc.
- Kiểm tra chủng loại máy móc xuất kho
- Kiểm tra chất lượng các loại máy móc xuất kho
- Cân, đo, đếm số lượng máy móc cần xuất kho
- Viết phiếu nhập kho
5.1.4. Viết giấy xuất, nhập kho
- Ghi phiếu xuất nhập kho bao gồm các nội dung:
+ Xác định loại mẫu ghi phiếu xuất nhập kho
+ Ghi số phiếu xuất nhập kho
+ Ghi tên, địa chỉ cơ sở nhập, xuất máy móc
+ Ghi số lượng máy móc xuất nhập kho
+ Ghi chất lượng máy móc xuất nhập kho
+ Ghi thời gian máy móc xuất nhập kho
5.2. Nhập, xuất trang thiết bị.
5.2.1. Xác định thiết bị cần nhập và xuất kho
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của của doanh nghiệp để xác định các
thiết bị cần xuất nhập kho:
- Xác định chủng loại thiết bị xuất nhập kho
- Xác định số lượng các chủng loại thiết bị cần xuất nhập kho
5.2.2. Thực hiện nhập kho
- Nhận phiếu nhập kho của phòng kinh doanh, của giám đốc.
- Kiểm tra chủng loại thiết bị nhập kho
- Kiểm tra chất lượng các loại thiết bị nhập kho
- Cân, đo, đếm số lượng thiết bị cần nhập kho
- Viết phiếu nhập kho
5.2.3. Thực hiện xuất kho
- Nhận phiếu xuất kho của phòng kinh doanh, của giám đốc.
- Kiểm tra chủng loại thiết bị xuất kho
- Kiểm tra chất lượng các loại thiết bị xuất kho


11
- Cân, đo, đếm số lượng thiết bị cần xuất kho
- Viết phiếu nhập kho
5.2.4. Viết giấy xuất, nhập kho
- Ghi phiếu xuất nhập kho bao gồm các nội dung:
+ Xác định loại mẫu ghi phiếu xuất nhập kho
+ Ghi số phiếu xuất nhập kho
+ Ghi tên, địa chỉ cơ sở nhập, xuất thiết bị
+ Ghi số lượng thiết bị xuất nhập kho
+ Ghi chất lượng thiết bị xuất nhập kho
+ Ghi thời gian thiết bị xuất nhập kho
6. Thực hành: Lựa chọn máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn
6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc lựa
chọn máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản
xuất tại cơ sở.
6.2. Yêu cầu: Thực hiện được việc lựa chọn máy móc, trang thiết bị sản xuất
thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở.
6.3. Vật tƣ, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn
nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt )
6.4. Hình thức tổ chức
Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt.
Các bước tiến hành
6.5. Sản phẩm ứng dụng
Máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn đủ tiêu chuẩn
6.6. Nội dung thực hành
6.6.1. Lựa chọn các loại máy móc
- Xác định loại máy móc cần lựa chọn
- Thực hiện lựa chọn máy móc
6.6.2. Lựa chọn các loại thiết bị sản xuất
- Xác định loại thiết bị cần lựa chọn

- Thực hiện lựa chọn thiết bị
6.7. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn

12
- Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ
của giáo viên.
6.8. Đánh giá cho điểm
Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau:
- Chuẩn bị các dụng cụ điều tra
- Quan sát trang thiết bị với máy móc tiêu chuẩn
- Phân tích máy móc, trang thiết bị và so sánh các chỉ tiêu
- Lựa chọn máy móc, trang thiết bị đủ tiêu chuẩn
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Lựa chọn thông tin về các loại thiết bị sản xuất thức ăn của cơ sở sản
xuất thức ăn hỗn hợp ở Việt Nam?
Bài tập 2: Tìm hiểu về quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp của một cơ sở có uy
tín bằng thăm quan trực tiếp hoặc qua internet.
C. Ghi nhớ:
- Xác định quy mô sản xuất.
- Xác định các loại máy móc, thiết bị.
- Lựa chọn các loại máy móc, thiết bị sản xuất.
- Kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung máy móc và trang thiết bị.
- Nhập, xuất kho.















13
Bài 2. Chuẩn bị máy móc và thiết bị sản xuất.
Giới thiệu: Bài học này trang bị cho học viên các bước chuẩn bị máy móc và
thiết bị sản xuất thức ăn
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được các bước sắp xếp chuẩn bị máy móc và trang thiết bị sản
xuất.
- Thực hiện được chuẩn bị máy móc và trang thiết bị sản xuất theo yêu
cầu kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị nhà xƣởng sản xuất.
Nhà xưởng được chuẩn bị theo từng khu theo bản thiết kế: Gồm hệ thống
kho dự trữ nguyên liệu, kho bảo quản thành phẩm, nhà sản xuất, nhà điều hành,
phòng KCS, …
2. Chuẩn bị máy móc, thiết bị, phƣơng tiện sản xuất
2.1. Chuẩn bị máy móc sản xuất:
2.2. Máy làm sạch thức ăn chăn nuôi
2.2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật
Máy làm sạch thức ăn có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất lẫn trong nguyên
liệu chế biến có hại cho chất lượng thức ăn, có hại cho các máy chế biến. Trong
các nguyên liệu thức ăn tinh, tạp chất thường là cát, bụi, rác, sâu, mọt, đá, sỏi,
mảnh kính và các tạp chất kim loại (mảnh vụn sắt, gang, đinh…). Thức ăn thô

và củ quả thường lẫn đất, cát, bùn, rác, đá, sỏi.
Yêu cầu kỹ thuật đối với máy làm sạch thức ăn chăn nuôi:
a/ Bảo đảm chất lượng sạch, được quy định bằng độ sạch hoặc độ bẩn sót
(độ bẩn còn lại sau khi sạch).
b/ Làm sạch được nhiều loại nguyên liệu và loại bỏ được nhiều loại tạp
chất.
c/ Không làm vỡ, nát, gẫy, tróc vỏ các nguyên liệu.
d/ Có thể điều chỉnh thời gian nguyên liệu qua bộ phận làm sạch, hoặc
điều chỉnh hoạt động của bộ phận làm sạch đề phù hợp với độ bẩn ban đầu của
nguyên liệu.
e/ Có năng suất cao, mức tiêu thụ năng lượng riêng thấp. Nếu dùng nước
rửa thì mức tiêu thị nước rửa cho 1 đơn vị nguyên liệu phải thấp.
g/ Sử dụng, chăm sóc thuận tiện, cấu tạo gọn, bền vững.
2.2.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo

14
2.2.2.1. Phƣơng pháp khô
- Đối với các tạp chất lẫn trong thức ăn tinh, máy làm sạch thường có bộ
phận làm việc theo hai nguyên lý: sàng và quạt. Hai nguyên lý sàng và quạt
thường được phối hợp trong cùng một máy làm sạch. Nguyên lý làm việc và
nguyên lý cấu tạo của máy sàng quạt. Máy gồm thùng cấp liệu, quạt hút hoặc
thổi các tạp chất nhẹ (bụi, cát, rác vẩn), bộ sàng gồm một hoặc nhiều sàng
thường bố trí thành tầng để phân loại những tạp chất to hơn và nhỏ hơn kích
thước hạt, các máng xả hạt và xả tạp chất, bộ phận động lực và truyền động. Để
điều chỉnh theo độ bẩn ban đầu của nguyên liệu, thường có nắp điều chỉnh gió
cho quạt, nắp điều chỉnh lượng cung cấp nguyên liệu. Các bộ phận sàng thường
được treo hơi nghiêng và chuyển động lắc tịnh tiến qua lại theo chiều dọc (hoặc
lắc theo chiều ngang). Quạt thường có ống dẫn tạp chất tới một bình lắng
(xyclôn) để tách gió với tạp chất.
a/ Máy sàng quạt STC – 40 do nhà máy cơ khí Hoàng Liệt chế tạo, dùng

để loại bỏ bụi bẩn, rơm rác, hạt cỏ dại, đá, sỏi, làm sạch hạt lương thực và thức
ăn chăn nuôi. Máy có quạt gió hút những tạp chất nhẹ thu về bình xyclôn. Bộ
sàng gồm hai tấm lưới: tấm trên có lỗ oovan để loại các tạp chất lớn hơn hạt,
tấm dưới có lỗ chữ nhật hoặc tròn, để lọc hạt cỏ dại, cát sạn, sâu mọt. Bộ sàng
chuyển động lắc ngang nhờ biên lệch tâm và bốn thanh treo.
Dưới đây là một số đặc tính của máy sàng quạt STC – 40 (bảng 1)
Bảng 1. Đặc điểm kỹ thuật của máy sàng quạt
Đặc điểm kỹ thuật
Đơn vị đo
Giá trị
Năng suất
Tốc độ trục quay
Công suất cần thiết:
- Đối với quạt
- Đối với sàng
Khả năng làm sạch:
- Tạp chất lớn hơn hạt
- Cát bụi, sâu mọt
- Rơm rác
- Hạt cỏ dại
Kích thước máy
t/h
vg/ph
kW
-
-
%
-
-
-

-
mm
6 ÷ 7
460
-
1,7
1
-
96,2
84
100
50
1500 x 1100 x 3760

15
b/ Đối với tạp chất kim loại như mảnh vụn sắt, gang , có nguyên lý làm
sạch bằng từ hay điện từ. Nguyên lý cấu tạo là các bộ nam châm vĩnh cửu hay
bộ nam châm điện.
Các thỏi nam châm lắp liền nhau trong một ống dẫn nguyên liệu đi qua,
sao cho các cực nam châm tiếp xúc với lớp thức ăn. Sau một thời gian làm việc,
ta tháo bộ nam châm và cạo sạch các tạp chất kim loại bám vào. Khi bộ nam
châm mất từ tính thì phải đem luyện lại. Bộ nam châm điện từ (cố định hoặc
quay) chỉ làm việc với mạch điện một chiều hoặc với mạch điện xoay chiều có
chỉnh lưu.
2.2.2.2. Phƣơng pháp ƣớt
Đối với củ quả, rau bèo, thường theo nguyên lý rửa bằng nước để loại bỏ
bùn đất, cát, rác vẫn bám vào thức ăn. Thực tế rau cỏ, bèo thường được kết
hợp làm sạch khi thu hoạch, ít đòi hỏi máy rửa so với củ quả. Nguyên lý làm
việc của máy rửa rau củ là xáo trộn rau củ trong nước (trong thùng nước đứng
yên hoặc dưới vòi nước xối), nhờ đó rau củ cọ xát với bộ phận máy và cọ sát lẫn

nhau, rửa bùn đất, vẩn rác trong nước và trôi thoát khỏi rau củ.
Nguyên lý cấu tạo thường gồm những kiểu sau:
a/ Bộ phận trống rửa lắp các thanh thép chữ U (áp các gờ chữ U vào phía
trong trống 1), quay trong thùng nước có đáy nghiêng và cửa xả nước bẩn, các
gáo 3 lắp vào nan hoa cuối trống múc củ sạch ra, thùng cấp liệu 4, máng xả củ
quả sạch 5, bộ phận động lực và truyền động 6.
b/ Bộ phận rửa kiểu trống có thể làm hai trống ghép nối tiếp để sau khi củ
quả rửa xong ở trống thứ nhất, được các gáo múc đổ sang trống thứ hai, làm
tăng khả năng xáo trộn, sau đó được các gáo ở trống thứ hai múc ra. Nhờ đó củ
quả được chóng sạch hơn và tốn ít nước hơn so với loại một trống có cùng chiều
dài.
Máy rửa củ quả kiểu trống MP- 2,5 là kiểu máy rửa liên tục, quay tay
hoặc dùng động cơ. Máy gồm hai trống rửa với đường kính 600mm. Một trống
dài 900mm và một trống dài 500mm, làm bằng những thanh thép chữ U (30 x 2
x 2 mm) gắn vào các vành đai trống, với bốn nan hoa lắp vào trục máy.
Khe hở giữa các thanh trống rộng 15mm để lọt đất cát, vẩn rác. Các gáo
múc lắp vào cuối mỗi trống, là những tấm tôn hình quạt, đục nhiều lỗ dài để
thoát nước, hàn vào nan hoa và bắt bolông vào thanh trống. Điều chỉnh thời gian
rửa bằng cách điều chỉnh số gáo. Máy có thùng cấp củ quả, máng xả củ quả sạch.
Bộ phận động lực là động cơ điện có bánh đà, tay quay; bộ truyền động là hai
cặp bánh răng (trụ và nón) với tỷ số truyền bằng 13,3. Thùng nước có 2 ngăn
treo vào xà khung. Đáy thùng nghiêng về thùng cấp liệu, có nắp xả nước bẩn.
Cách sử dụng : đổ nước đầy vào thùng, vừa cho máy chạy vùa chất củ quả
vào thùng cấp liệu (lướp củ trong trống rủa không dày quá 1/3 đường kính trống

16
và đủ ngập nước). Củ quả xáo trộn, chuyển động qua trống thứ nhất, được gáo
múc liên tục đổ sang trống thứ hai qua tấm chắn; ở đây quá trình rửa lặp lại, cuối
trống thứ hai, các gáo múc hất ra máng xả củ quả sạch. Đát cát, vẩn rác lọt qua
các khe thành trống đọng ở đáy thùng nước, được tháo ra cùng với nước bẩn,

qua các nắp xả vào cống rãnh. Nước sạch thay thế phụ thuộc vào độ bẩn của củ
quả. Ưu điểm: bảo đảm sạch, ít tốn nước, bền vững, đơn giản. Nhược điểm : đối
với khoai lang, sắn, dong riềng, đôi khi làm gãy củ, mắc nghẽn, hoặc nếu củ quả
quá bẩn bụi đất thì máy phải rửa hai ba lần. Dưới đây là một số tính năng kỹ
thuật của máy .
c/ Bộ phận cánh gạt có thể dùng cho củ quả và rau cỏ, gồm các cánh gạt 2
lắp trên trục máy để khuấy củ quả trong thùng nước 1 (hoặc xáo và đẩy rau cỏ đi
qua thùng nước).
Nguyên lý rửa kiểu cánh gạt, dễ làm gãy nát củ quả và làm việc gián đoạn,
năng suất thấp, ít dùng.
- Bộ phận rửa ly tâm gồm một mâm quay 2 nằm ngang và các vòi nước
xối 5. Khi đổ lên mâm, củ sẽ quay theo mâm, phân ly ra, sẽ văng ra xung quanh,
cọ xát và gặp nước xối sẽ được rửa sạch, nhờ các tấm gạt 6, đẩy qua cửa xả 3,
nước bẩn xả ở phía dưới theo máng thoát 1.
- Bộ phận vít gồm vít chuyền 5 củ quả từ thùng cấp liệu 2, theo ống bao
lên trên, gặp dòng nước xối từ ống dẫn nước 3 và bơm nước, được rửa sạch và
tiếp tục ra theo cửa thoát 4, có cửa xả nước bẩn 6, bộ truyền lực và truyền động.
2.2.3. Phân loại
a/ Theo nguyên lý cấu tạo : máy sàng quạt, bộ nam châm, máy rửa kiểu
trống, kiểu cánh gạt, kiểu ly tâm, kiểu vít.
b/ Theo cách làm việc : máy làm sạch, liên tục, gián đoạn.
c/ Theo loại thức ăn : máy làm sạch hạt, máy rửa củ quả, máy rửa rau bèo.
2.2.4. Tính toán máy làm sạch
2.3.4.1. Tính toán chung
a/ Chất lượng làm sạch
+ Độ bẩn b của thức ăn (ban đầu)
b/ Năng suất
c/ Công suất máy
2.3.4.2. Tính toán máy rửa kiểu trống
2.3. Máy thái thức ăn chăn nuôi

2.3.1. Mục đích và yêu cầu kỹ thuật

17
Máy thái thức ăn chăn nuôi có nhiệm vụ làm nhỏ rau cỏ tươi, khô thành
những đoạn (dài, ngắn), hoặc củ quả thành những lát (dày, mỏng), với kích
thước đoạn thái hay lát thái điều chỉnh được theo quy định đối với các loại vật
nuôi. Đôi khi yêu cầu có những kích thước nhỏ tươm, không cần điều chỉnh và
xác định độ dài đoạn thái cụ thể : đó là nhiệm vụ của những máy băm rau cỏ củ
quả. Thức ăn thô được thái, băm so với cách cho ăn cả cây, cả củ sẽ tốt hơn vì
súc vật tận dụng được rau củ cỏ non lẫn già, dễ nhai, dễ tiêu hóa hoặc thái rồi
phơi sấy sẽ dễ khô hơn, sấy rồi đem băm thái cũng là để nghiền bột nhỏ hơn.
Yêu cầu kỹ thuật đối với máy thái thức ăn
a/ Phải có tính chất vạn năng : thái được nhiều loại rau, cỏ, củ quả.
b/ Điều chỉnh được độ dài đoạn thái, hoặc bề dày lát thái phù hợp với các
loại vật nuôi : đối với trâu bò, rau cỏ cần thái dài 40 ÷ 50 mm, củ quả cần thái
dày 8 ÷ 12 mm ; đối với lợn, rau cỏ cần thái dài 10 ÷ 20 mm, củ quả cần thái
dày 5 ÷ 8 mm với lát hẹp ; đối với gia cầm, rau cỏ cần thái dài dưới 10 mm, củ
quả cần băm hay nạo thành các mảnh vụn độ 3 ÷ 4 mm. Rau cỏ ủ xanh cần thái
dài 20 ÷ 40 mm. Rơm cỏ độn chuồng ủ phân cần thái dài khoảng 100 mm.
c/ Khi thái không làm nát, ép mất nhiều nước trong rau, củ ; nhưng thái
thân cứng cần làm mềm đoạn thái; lát thái củ quả cần đảm bảo mềm, ít vỡ vụn.
d/ Có đủ bộ phận cơ khí hóa cung cấp rau củ vào máy và thu các đoạn
thái, lát thái ra.
e/ Phải có năng suất cao (trong điều kiện quy mô chăn nuôi hiện nay của
nước ta, đòi hỏi năng suất máy thái khoảng 1 ÷ 3 tấn/giờ).
g/ Phải có chi phí năng lượng riêng thấp (hiện nay khoảng 1kWh/t).
h/ Phải dễ điều chỉnh, chăm sóc, sử dụng thuận tiện, dễ mài dao.
i/ Có cấu tạo gọn, bền vững, có các bộ phận che chắn, bảo đảm an toàn
lao động.
2.3.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo

a/ Bộ phận thái rau cỏ rơm thường có nguyên lý làm việc của loại " dao
cầu " thái thuốc, nghĩa là thái bằng một lưỡi dao chuyển động (quay) và một
lưỡi dao cố định (tấm kê), đồng thời vật thái được nén và đưa vào dao thái. Như
vậy, về nguyên lý cấu tạo, máy thái rau cỏ rơm thường gồm: bộ phận thái có
một số dao 1 (thường chuyển động quay) và một tấm kê 2 ; dao được lắp vào đĩa
hay cánh 3, hoặc lắp vào trống 6 ; bộ phận cung cấp gồm hai trục cuốn 4 kết hợp
với dây chuyền cung cấp 5 để nén và đưa rau cỏ vào bộ phận thái. Ngoài ra, máy
có thể trang bị dây chuyền thu đoạn thái, lát thái, bộ phận động lực, bộ truyền
động, khung Việc điều chỉnh độ dài đoạn thái được thực hiện bằng hai cách :
hoặc thay đổi số dao lắp ở trống hay đĩa dao hoặc thay đổi tỷ số truyền cho bộ
phận cung cấp (cho hai trục cuốn và dây chuyền). Muốn có độ dài đoạn thái
ngắn hơn ta có thể tăng tỷ số truyền (thay đổi các cặp bánh răng truyền động)

18
cho bộ phận cung cấp quay chậm hơn hoặc có thể lắp tăng số dao, và ngược lại
Ngoài ra còn phải giải quyết vấn đề điều chỉnh khe hở giữa lưỡi dao và tấm kê
(khoảng 0,5 ÷ 1mm) để thái được gọn, dễ. Dao thái rau cỏ rơm có cạnh sắc dạng
lưỡi thẳng hoặc cong theo cung tròn hoặc dạng xoắn ).
b/ Bộ phận thái củ quả thường theo nguyên lý làm việc của "bào gỗ",
nghĩa là lưỡi dao lắp ở khe thủng của thân đĩa (hay trống) sẽ cắt, nạo vật thái
đang tựa vào mặt thân lắp dao đó thành những lát (dày mỏng tùy theo khoảng
cách từ lưỡi dao đến mặt thân lắp dao), lát thái sẽ trượt trên mặt dao, chui qua
khe thủng mà thoát ra phía mặt kia của thân lắp dao. Như vậy, về nguyên lý cấu
tạo, máy thái củ quả thường gồm các chi tiết sau:
- Bộ phận thái gồm một số dao 1 lắp vào đĩa 2 ở những khe thủng của đĩa
hoặc lắp vào trống 4 cũng có những khe thủng (để lát thái chui qua) ; - bộ phận
cấp liệu là một thùng đựng củ 3 mà thành tiếp giáp với đĩa (hay trống) có một
khoảng diện tích hở để củ quả tiếp xúc với mặt đĩa và sẽ được lưỡi dao nạo
thành lát ; - bộ phận động lực và truyền động hay bộ phận quay tay đập chân ; -
khung, đế máy.

Bộ phận thái củ quả còn có kiểu ly tâm theo nguyên lý là củ quả xoay
theo mâm 1, do lực ly tâm sẽ văng ra, tựa sát vào thành thùng chứa củ 3, gặp các
lưỡi dao 2 lắp ở khe thủng của thành thùng, sẽ được nạo thành lát, lọt ra ngoài
thành thùng.
Kiểu ly tâm này nói chung có nhược điểm là lát thái kém đều, mức tiêu
thụ năng lượng riêng cao hơn. Nhưng thường có thể phối hợp với bộ phận rửa
củ quả kiểu ly tâm để thái ngay sau khi rửa rất tiện lợi.
c/ Bộ phận băm rau củ
+ Theo nguyên lý băm ướt "băm bèo dưới nước", nghĩa là rau củ bỏ vào
thùng đựng nước, còn các dao băm lắp vào một trục quay (kiểu lưỡi phay) băm
vào khối rau củ vừa được băm nhỏ vừa chuyển động xoay tròn cùng với nước
trong thùng và càng dễ được băm nhỏ hơn. Về nguyên lý cấu tạo, máy băm rau
củ này thường có: bộ phận băm gồm một số dao 1 lắp thành nhiều hàng trên trục
quay 2 được truyền động, có hai gối đỡ trên mặt thùng 3 chứa nước và rau củ;
cửa 5 xả rau củ đã băm (xả cả nước); mô 6 để tăng tính chất đệm cho dao băm
tốt hơn; nắp 7 để che chắn bộ phận băm; bộ phận động lực và truyền động. Máy
băm rau củ, kiểu băm ướt, còn có thế làm nhiệm vụ trộn rau củ đã băm với các
thức ăn bột khác thành một hỗn hợp lỏng hay nhão, phù hợp cho lợn (thường gọi
là máy băm trộn). Tuy nhiên, nguyên lý băm ướt chỉ phù hợp cho chăn nuôi
trong điều kiện nhất định.
+ Theo nguyên lý băm khô : được sử dụng rộng rãi hơn để băm rau củ cho
lợn và gia cầm. Bộ phận băm khô thường có bộ phận sau: bộ phận dao quay, bộ
dao cố định (làm nhiệm vụ các tấm kê), thùng chứa; bộ phận động lực và truyền
động ; bộ phận cấp liệu (dây chuyền).

19
2.3.3. Phân loại
a/ Theo nguyên lý làm việc : máy thái, máy băm.
b/ Theo cấu tạo của bộ phận thái : máy thái kiểu đĩa, kiểu trống, kiểu ly
tâm.

c/ Theo vị trí lắp đĩa dao : máy thái kiểu đĩa đứng, kiểu đĩa ngang, kiểu
đĩa nghiêng.
d/ Theo loại thức ăn : máy thái rau cỏ, máy thái củ quả, máy băm rau củ.
e/ Theo cách truyền động : máy thái quay tay, đạp chân, có động cơ.
g/ Theo cách bố trí sử dụng : máy thái tĩnh tại, lưu động.
2.3.4. Cấu tạo và cách sử dụng một số máy thái băm rau củ
a/ Máy thái rau cỏ rơm PCC – 6 : kiểu đĩa cứng, có động cơ, di động được,
nước ta đã nhập và chế tạo. Được sử dụng phổ biến ở nhiều nông trường và trại
chăn nuôi, dùng để thái rau cỏ rơm các loại. Máy gồm các bộ phận sau:
- Bộ phận cấp liệu: Dây chuyền cung cấp 2 làm bằng các thanh thép gắn
trên hai dây xích, chạy trên hai trục chính và phụ, có hai thanh gỗ dọc đỡ xích.
Ở trục phụ có bộ phận 3 điều chỉnh độ căng của dây chuyền. Hai trục cuốn bằng
gang : trục dưới 4 kiểu răng mấu, trục trên 5 kiểu múi khế. Trục trên vừa quay
để cuốn và nén lớp rau cỏ, vừa dịch chuyển lên xuống được dưới tác động của
lớp vật thái dày mỏng (kiểu trục "bơi"). Độ nén lớp rau cỏ được điều chỉnh bằng
lò xo 6.
- Bộ phận thái : hai dao lưỡi cong (theo cung tròn) lắp vào cánh 8 (đường
kính đầu cánh bằng 1200 mm) bằng ba bulong 10 ; có bốn vít 11 để điều chỉnh
khe hở giữa lưỡi dao và tấm kê 7. Tâm kê lắp vào họng thái, có hai cạnh sắc để
thay đổi được. Trục của bộ phận thái lắp trong hai gối đỡ bi trên khung. Bộ phận
thái có vỏ và nắp máy che kín thành buồng thái.
- Bộ phận thu vật thái : kiểu quạt chuyền, có hai cánh quạt 9 gắn vào cánh
lắp dao 8, ống dẫn 12 nối từ buồng thái lên cao (có thể nối cao tới 10 m), trên
cùng là máng hướng dẫn.
- Bộ phận động lực và truyền động gồm động cơ điện, bộ đai và bánh đai
dẹt, bộ ly hợp 15 và các cặp bánh răng. Bộ ly hợp có tay điều khiển để đóng
ngắt bộ phận cung cấp hoặc cho quay ngược bộ phận cung cấp kéo rau cỏ trở ra
khi bị tắc nghẽn. Máy có ba cặp bánh răng 16 riêng để điều chỉnh độ dài đoạn
thái từ 6 đến 104 mm (6 độ dài khác nhau).
Khi sử dụng, cho máy chạy, rau cỏ rơm được xếp lên dây xích chuyền đều

đặn. Dây chuyền vào hai trục cuốn, đưa tới họng thái. Rau cỏ được dao thái, rơi
xuống buồng thái, từ đó được các cánh quạt hất và thổi lên theo ống dẫn, máng
hướng dẫn và ra ngoài.

20
Cần chú ý bảo đảm những chỗ cần điều chỉnh cho máy làm việc tốt, mài
dao kịp thời, lau sạch máy sau khi sử dụng. Máy thái PCC – 6 có năng suất cao,
bền vững, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật. Riêng đối với gia cầm, nói chung,
chưa đảm bảo độ nhỏ cần thiết.
b/Máy thái củ quả PKP-2,0: kiểu đĩa đứng, quay tay và có động cơ.
Máy gồm: thùng chứa củ quả 1 có dạng nón cụt, phần dưới lắp về một
bên trục máy, cửa cấp liệu kề sát với vùng quay của dao. Củ quả chất vào thùng,
do trọng lượng bản thân, sẽ ép sát vào mặt đĩa dao ; đĩa dao 2 bằng gang (đường
kính 600 mm), lắp bốn dao lưỡi thẳng ở bốn khe thoát lát thái. Dao có hai lưỡi :
lưỡi thẳng liền, thái củ quả thành những lát rộng, lưỡi răng lược để thái thành
những lát hẹp (bề rộng lát thái 15 ÷ 20mm). Các dao lắp nghiêng 30º so với mặt
đĩa ; máng thoát 4 đặt phía dưới đĩa dao liền với vỏ bao đĩa ; trục quay 5 có hai
gối đỡ bi ; tay quay 6 lắp với bánh đai 7; giá đỡ 8.
Đề điều chỉnh chiều dày lát thái, trên dao có các lỗ dài vặn bulong để có
thể xê dịch vị trí dao so với mặt đĩa. Khi sử dụng, máy chạy bằng động cơ hoặc
tay quay. Đồ đầy củ quả vào thùng chứa. Củ quả sẽ dồn vào cửa cấp liệu, ép vào
mặt đĩa, được các dao nạo thành lát. Các lát thái chui qua khe, thoát ra ngoài
theo máng thoát 4. Khi cần thái lát hẹp (cho lợn) thì tháo lắp dao cho các lưỡi
răng lược làm việc: chú ý trong trường hợp này, cứ hai dao răng lược mới thái
hết một lớp lát thái, nghĩa là phải lắp số dao chẵn. Máy thái củ quả PKP – 2,0
đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật, riêng khi thái lát hẹp thì bị gãy vụn nhiều.
c/ Máy thái trộn TT-0,3 : kiểu băm ướt rau củ và kết hợp để trộn với các
thành phần thức ăn khác (chủ yếu nuôi lợn), do các xí nghiệp cơ khí ở Hà Nội,
Hải Hưng, Hải Phòng chế tạo và đã được khảo nghiệm quốc gia. Máy gồm các
bộ phận sau.

- Bộ phận băm trộn có 12 dao 4 lắp vào các tấm hàn vào trục máy thành
ba dãy (mỗi dãy bốn dao, lệch nhau 120º), với hai gối đỡ bi 6. Đường kính đầu
dao 500 mm.
- Thùng chứa rau củ hình trụ elip : một nửa dọc thùng là nơi lắp bộ phận
băm, nửa kia là nơi cung cấp rau củ. Dưới bộ dao, ở đáy thùng có một mô lượn
sóng 8 có tác dụng làm tấm kê cho dao băm tốt hơn và tạo chuyển động hỗn hợp,
rau củ được xáo trộn.
- Bộ phận động lực và truyền động có động cơ điện 2 và bánh đai thang 5,
lắp trên thùng máy.
- Trên bộ phận băm có 1 nắp che chắn.
- Cửa xả hỗn hợp rau củ và nước 8.
Khi sử dụng, cho máy chạy và đổ nước (mức ngang đỉnh mô lượn sóng).
Sau đó cung cấp rau củ vào thùng với tỷ lệ thích hợp (48 ÷ 50% nước, 50 ÷ 52%
rau củ ). Thời gian băm độ 5 ÷10 phút. Khi cần kết hợp trộn thì đổ các thành

21
phần thức ăn khác và tiếp tục cho máy làm việc độ 5 ÷10 phút nữa rồi tháo toàn
bộ hỗn hợp qua cửa xả 8 và lặp lại mẻ băm trộn tiếp, mỗi mẻ 80 ÷ 90 kg. Máy
băm trộn TT – 0,3 đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn với quy trình cho ăn loãng, ăn
sống hoặc nấu chín. Không thể dùng băm rau củ để phơi sấy.
d/ Máy băm rau củ "Vôngar - 5": kiểu trống thái và băm rau củ, nước ta
đã nhập và sử dụng tốt. Máy gồm các bộ phận sau:
- Bộ phận thái 4 và bộ phận băm 6. Bộ phận thái kiểu trống, có sáu cạnh
dao xoắn (đường kính trống, tính tới cạnh sắc của dao là 450mm), tấm kê 3. Khe
hở giữa lưỡi dao và tấm kê được điều chỉnh 0,5 ÷ 1 mm bằng cách xê dịch cả
trống dao (và từng dao nếu cần). Trên nắp trống dao có lắp bộ phận mài dao 5
để mài dao khi cùn được thuận tiện kịp thời.
- Bộ phận băm theo nguyên lý băm khô, có chín dao cố định (làm nhiệm
vụ tấm kê), đường kính đầu dao 500 mm. Đầu vào bộ phận băm có lắp đoạn trục
vít 7 (đường kính 440 mm) để đẩy rau củ đã thái vào bộ phận băm. Đầu ra bộ

phận băm có ống xả 8 (có thể dùng một dây chuyền lắp kề vào cửa xả để thu sản
phẩm).
- Bộ cấp liệu gồm băng chuyền 1 đưa rau củ vào bộ phận thái, phối hợp
với băng chuyền 2 để cuốn và nén rau củ khi cung cấp vào họng thái.
- Bộ phận động lực và truyền động có động cơ điện 10 và các bánh đai
thang, lắp trên khung máy. Khi sử dụng, cho máy chạy, chất rau củ lên băng
chuyền 1, rải đều. Rau củ được hai băng chuyền nén và cuốn vào bộ phận thái.
Rau củ được thái với kích thước 20 ÷ 80 mm, rơi xuống vít 8 để cung cấp vào
bộ phận băm, được băm nhỏ với kích thước 2 ÷ 10 mm. Sau đó rau củ thoát ra
ống xả 8. Kích thước băm có thể điều chỉnh (độ nhỏ) bằng cách thay đổi số dao
quay. Nếu bị mắc kẹt vì quá tải, hay lẫn các tạp chất rắn thì máy có bộ phận tự
động ngắt. Cần chú ý mài dao kịp thời, theo quy định : đối với dao thái, sau 200
÷ 250 tấn rau củ, đối với dao băm, sau 100 ÷ 150 tấn. Máy băm rau củ "Vôngar
- 5" đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật cho các loại vật nuôi, nhất là chăn nuôi lợn, gà,
hoặc băm thái để phơi sấy. Đặc tính kỹ thuật của máy được ghi ở bảng 2-7.
e/ Máy thái rau củ phối hợp TRC-1,0
Do Bộ môn Máy Nông nghiệp Trường DDHNN1 thiết kế chế tạo. Máy
gồm : một bộ phận thái rau cỏ kiểu trống dao xoắn và một bộ phận thái củ quả
kiểu đĩa dao thẳng. Trống thái rau 1 và đĩa thái củ 2 được lắp trên cùng trục máy
3 và cùng được truyền động chung từ động cơ điện 7. Bộ phận cấp rau cỏ gồm
băng chuyền 4 và trục cuốn 5, bộ phận cấp củ quả gồm thùng chứa 6. Ngoài ra,
máy điều chỉnh được độ dài đoạn thái rau cỏ theo nguyên lý thay đổi tỷ số
truyền từ động cơ tới bộ phận cấp rau củ (đồng thời có thể bằng cách thay đổi số
dao, lắp 2 hoặc 4 lưỡi dao xoắn).
Đối với củ quả, máy điều chỉnh được bề dày lát thái bằng cách thay đổi
khoảng cách từ cạnh sắc lưỡi dao tới mặt đĩa lắp dao. Máy TCR-1,0 đáp ứng yêu

22
cầu vừa thái được rau cỏ thành các đoạn thái điều chỉnh dài ngắn được, vừa có
thể thái củ quả thành lát dày hay mỏng, rộng hay hẹp.

Công suất động cơ điện : 1 kW
Năng suất :
- rau cỏ : 0,8 ÷ 1,0 t/h
- củ quả : 0,5 ÷ 0,8 t/h
2.3.5. Lý thuyết cắt thái – Tính toán máy thái
2.3.5.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình cắt thái bằng lưỡi dao
Các bộ phận làm việc của những máy cắt thái dùng trong chăn nuôi (rau,
cỏ, rơm, củ quả) thường dựa theo nguyên lý cắt thái bằng cạnh sắc của lưỡi dao.
Quá trình cắt thái thường được thực hiện bằng cách di chuyển cạnh góc nhị diện
AB (cạnh sắc) hợp bởi hai mặt phẳng của lưỡi dao theo hướng p vuông góc với
cạnh đó hoặc bằng cách di chuyển cạnh sắc AB đó theo hai hướng vuông góc
với nhau : vừa theo hướng p (hướng cắt pháp tuyến) vừa theo hướng q vuông
góc với p (hướng cắt tiếp tuyến), nghĩa là theo hướng chéo tổng hợp r (hướng
cắt nghiêng).
2.4. Máy nghiền thức ăn chăn nuôi
2.4.1. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật
Máy nghiền thức ăn có nhiệm vụ làm nhỏ tất cả các loại thức ăn khô
thành bột. Có trường hợp máy kiêm cả nhiệm vụ nghiền rau cỏ tươi, tuy không
thành bột nhưng thành những mảnh nhỏ, nhão (chủ yếu cho lợn). Để nghiền nhỏ,
đôi khi máy thêm nhiệm vụ thái rồi nghiền luôn (nghĩa là có thêm bộ phận thái
rau cỏ).
Yêu cầu kỹ thuật đối với máy nghiền :
a/ Ít tạo ra bụi bột (vì số bụi bột cho con vật ăn sống sẽ kém đồng hóa
dịch vị, kém tiêu hóa, bụi bột dễ bay gây lãng phí và mất vệ sinh cho người phục
vụ ).
b/ Không làm bột quá nóng, nhiệt độ bột sau khi nghiền không nóng quá
40ºC.
c/ Nghiền được nhiều loại thức ăn.
d/ Điều chỉnh được độ nghiền to, nhỏ, phù hợp với từng loại vật nuôi.
e/ Có thể nghiền với độ ẩm tới 19 ÷ 20%, ít ảnh hưởng tới năng suất và

chất lượng nghiền, đỡ khâu phơi sấy lại nguyên liệu đã khô để lâu trong kho.
g/ Có năng suất cao (hiện nay ở nước ta cần tới mức 1 ÷ 2 t/h) và mức tiêu
thụ năng lượng riêng thấp (trong các khâu chế biến, việc nghiền thức ăn tốn
năng lượng nhất, mức tiêu thụ điện năng riêng hiện nay tốn khoảng trên 12
kWh/t).

23
h/ Cần có bộ phận thu nạp chất rắn (kim loại, đá sỏi).
i/ Phải bền vững, dễ sử dụng và chăm sóc, ổn định, ít rung, ít bụi bặm.
2.4.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo
a/ Nguyên lý va đập: theo nguyên lý này máy nghiền gồm có các bộ phận
chính như sau :
- Bộ phận nghiền gồm có các búa 1 lắp vào rôto, tức là đĩa nghiền 2 hoặc
trống, lắp lỏng xoay được theo khớp bản lề, quay với tốc độ 40 ÷ 100 m/s, xung
quanh có các tấm sàng 3 bao bọc hoặc bao cả 360º hoặc bao 180º, còn lại là tấm
nhám 4 (tấm đập). Điều chỉnh độ nhỏ của bột bằng cách thay đổi các bộ sàng có
kích thước lỗ to nhỏ khác nhau. Đĩa hoặc trống nghiền được đặt theo vị trí nằm
ngang hoặc nghiêng hoặc đứng. Bộ phận nghiền còn có loại không sàng hoặc
đưa sàng ra ngoài buồng nghiền (loại sàng ngoài). Còn có loại máy nghiền một
trục và hai trục.
- Bộ phận cung cấp gồm thùng cấp liệu 5 có nắp điều chỉnh tải. Nếu máy
thái và nghiền thì có thêm bộ phận thái, băng chuyền và các trục cuốn rau củ
vào máy.
- Bộ phận thu bột gồm cửa thoát bột, bộ phận quạt gió hút thổi bột ra bình
thu bột tách gió (xyclôn) , cũng có máy nghiền không quạt (để đơn giản cấu
tạo).
- Bộ phận động lực và truyền động, khung máy
Nguyên lý nghiền va đập được phổ biến rộng rãi nhất, vì đáp ứng tốt các
yêu cầu kỹ thuật hơn các nguyên lý nghiền khác.
b/ Nguyên lý chà xát: ở các máy xay bột, thường bao gồm các bộ phận

sau đây :
- Bộ phận xay gồm một thớt cố định 1 và một thớt quay 2 với vận tốc 10
÷ 12 m/s, hai thớt úp mặt xay với nhau, mặt xay có khía các rãnh cong hoặc
thẳng chéo từ tâm ra ngoài ; khe hở giữa hai mặt xay thường có thể thay đổi
được để điều chỉnh độ nhỏ của hạt bột ; các thớt xay được bố trí ngang hoặc
đứng.
- Bộ phận động lực và truyền động, có thể quay tay hoặc dùng động cơ.
- Thùng cấp liệu và máng xả bột
Thức ăn cung cấp vào thùng cấp liệu qua lỗ trống giữa thớt xay, lọt vào
khe giữa hai mặt xay, được các mép rãnh chà xát thành bột và đưa dần ra ngoài.
Còn có máy xay kiểu cánh khía có các tấm cánh khía lắp vào đĩa quay
(hay cánh quay), các thành trong buồng xay đều là mặt nhám có khía. Kiểu này
có thể điều chỉnh độ nhỏ của bột bằng cách lắp xê dịch các cánh khía, thay đổi
khe hở giữa đầu cánh khía tới mặt khía xung quanh buồng xay và thường có
thêm tấm sàng có thể thay đổi kích cỡ lỗ để điểu chỉnh độ nhỏ.

24
Nói chung, máy xay cũng nghiền được nhiều loại hạt, có thể xay khô hoặc
ẩm ướt, ít chất dầu, dễ làm bột nóng, dễ gây thành nhiều bụi bột.
c/ Nguyên lý "cắt nghiến": đó là máy nghiền (kiểu) trục khía, bao gồm các
bộ phận :
- Bộ phận nghiền gồm hai trục cuốn có những mấu hay rãnh khía (múi
khế, dọc đường sinh của mặt trục) quay với tốc độ dài khác nhau (V
1
≠ V
2
), để
các rãnh khía kẹp hạt và nghiền vỡ, cũng có ít nhiều tác động chà xát.
- Thùng cấp liệu, máng xả bột, bộ phận động lực và truyền động
Nguyên lý này nghiền kém nhỏ, khó nghiền các hạt ẩm nhiều dầu (vì bị

dính răng khía), tuy nhiên ít tốn năng lượng riêng và ít sinh bụi bột, thường dùng
để nghiền khô dầu và bánh cám
Đôi khi máy nghiền được chế tạo kết hợp bộ phận nghiền kiểu trục khía
và bộ phận nghiền kiểu búa để nghiền được nhiều loại thức ăn, kể cả bánh dầu
to , đạt chất lượng cao hơn.
d/ Nguyên tắc ép dập
Đó là các máy nghiền kiểu trục nhẵn gồm có hai trục cuốn nhẵn quay
ngược chiều nhau với vận tốc dài bằng nhau (V
1
= V
2
). Hạt được kéo vào giữa
khe của hai trục cuốn (do có ma sát giữa hạt với hai mặt trục cuốn), rồi được ép
dập vỡ ra. Nguyên tắc ép dập như vậy nghiền không nhỏ, chỉ làm vỡ hạt thành
mảnh tấm to (dùng được cho trâu, bò, ngựa ). Do đó máy nghiền kiểu ép dập ít
được sử dụng.
2.4.3. Phân loại
a/ Theo nguyên lý cấu tạo : máy nghiền kiểu búa, máy xay
b/ Theo nhiệm vụ : máy nghiền vạn năng, máy nghiền chuyên dùng (máy
nghiền hạt, máy nghiền bánh dầu).
c/ Theo kết cấu máy : máy nghiền có quạt, máy nghiền trốn quạt ; máy
nghiền trục ngang, máy nghiền trục đứng ; máy nghiền một trục, máy nghiền hai
trục ; máy nghiền không sàng, máy nghiền sàng ngoài.
2.5. Máy định mức thức ăn chăn nuôi
2.5.1. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật
2.5.1.1. Nhiệm vụ
Máy định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần
thức ăn, cho từng loại hỗn hợp thức ăn, theo tỷ lệ quy định đối với từng loại vật
nuôi, càng bảo đảm chính xác càng tốt. Tuy nhiên, đối với thành phần thức ăn có
tỷ lệ lớn thì độ chính xác không đòi hỏi cao lắm, độ lệch mức có thể tới 1 ÷ 10%.

Nhưng đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỷ lệ nhỏ (nhất là

25
những nguyên tố vi lượng) đòi hỏi độ chính xác cao, độ lệch mức phải thấp (<
1%), nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ thể vật nuôi.
2.6.1.2. Yêu cầu kỹ thuật
Đối với máy định mức, chủ yếu là phải bảo đảm chính xác, với độ lệch
mức thấp nhất theo quy định, điều chỉnh được mức thuận tiện, đơn giản, sử dụng,
chăm sóc dễ dàng, làm việc ổn định.
2.5.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo
Máy định mức thức ăn chăn nuôi thường có hai nguyên lý làm việc :
- Nguyên lý "cân" : định mức theo khối lượng.
- Nguyên lý "đong" : định mức theo thể tích.
Với các nguyên lý làm việc đó, khi máy xác định số lượng thành phần
thức ăn cụ thể, thì số lượng đó còn phụ thuộc vào yếu tố thời gian làm việc của
máy (lượng định mức Q là một hàm số của thời gian t).
Theo nguyên lý cân, công cụ định mức là những loại cân thông dụng (cân
bàn, cân cầu, cân Roobecval ) hoặc những cân tự động : tự trút tải khi đã đủ
mức khối lượng, nhờ cơ cấu tự trút tải, cơ cấu dây chuyền đặt trong thùng cân.
Máy định mức theo khối lượng (cân) thường làm việc gián đoạn, định mức từng
mẻ, nhưng có độ chính xác cao, độ lệch mức thấp và dùng cho loại thức ăn nào
cũng được.
Theo nguyên lý đong, bộ phận định mức có thể là :
- Một trục cuốn 1, còn gọi là trống định mức, quay trong vỏ số 2, có ống
bao 3 dịch chuyển được dọc trục để điều chỉnh mức, đóng mở rộng hẹp khoảng
tiếp xúc của trục cuốn với thức ăn ở thùng cấp liệu 4. Trong thùng cấp liệu 4 có
bộ phận khuấy 5 để tránh cho thức ăn khỏi kẹt, đóng vòm. Mức thức ăn có thể
điều chỉnh được bằng cách thay đổi số vòng quay của trục cuốn, nhưng nếu
quay quá nhanh thì trục cuốn sẽ kém "đong đầy", làm giảm mức, không ổn định.
Thức ăn được trục cuốn đong đổ xuống cửa xả 6 theo mức xác định.

- Có thể là một vít chuyền 1 tiếp xúc với thức ăn ở cửa nạp dưới thùng
cấp liệu 4, có tấm điều chỉnh 3. Vít quay trong vỏ bao 2. Thức ăn được định
mức nhờ tấm 3, rơi xuống vít chuyền ra cửa 6 : ở đây việc định mức dựa trên cơ
sở thay đổi hệ số chứa của vít. Cũng có thể điều chỉnh mức bằng cách thay đổi
vận tốc của vít.
- Có thể dùng băng chuyền 1, tiếp xúc với thức ăn ở cửa nạp dưới thùng
cấp liệu 4, có tấm điều chỉnh 3 nâng hạ được để thay đổi bề dày của lớp thức ăn
so băng chuyền đưa ra, tức là điều chỉnh mức quy định. Từ bộ phận định mức
kiểu băng chuyền, người ta đã chế tạo thêm bộ cảm biến khối lượng 5, lắp dỡ
dưới băng chuyền. Khi khối lượng thức ăn trên băng thay đổi lệch mức quy định,
sẽ tác động vào bộ cảm biến mà tự động đóng mở thêm cho tấm điều chỉnh 3.

×