Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

giáo trình mô đun chuẩn bị lồng bè nuôi cá nghề nuôi cá bống tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 100 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ NUÔI CÁ

MÃ SỐ: MĐ02
NGHỀ NUÔI CÁ BỐNG TƢỢNG
Trình độ: Sơ cấp nghề








TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
1

LỜI GIỚI THIỆU


Cá bống tượng có giá trị kinh tế rất cao do được tiêu thụ nhiều trong các nhà
hàng, khách sạn và được xuất khẩu tươi sống sang các quốc gia và vùng lãnh
thổ lân cận như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… với giá cao
hơn một số loài thủy sản xuất khẩu phổ biến khác.
Cá bống tượng được bà con nông ngư dân Tiền Giang và Bến Tre nuôi
nhiều ở vùng nước ngọt và nước lợ ven biển với hai hình thức nuôi ao và nuôi
bè. Cá còn được nuôi ao và bè trên sông, hồ chứa ở các tỉnh miền Đông và
miền Bắc
Tuy nhiên, nhiều bà con không được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu
biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên cá hao hụt nhiều, hiệu quả nuôi
không cao.
Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng
trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề
dưới 3 tháng cho người làm nghề nuôi cá bống tượng và bà con lao động nông
thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá bống tượng phát triển bền
vững.
Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp do
Trường Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 9/2012 đến
tháng 12/2012 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-
BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ
sơ cấp.
Chương trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp gồm các mô
đun:
Mô đun 01. Chuẩn bị ao nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ
Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ
Mô đun 03. Thả và chăm sóc cá Thời gian thực hiện 80 giờ
Mô đun 04. Kiểm tra hệ thống nuôi Thời gian thực hiện 80 giờ
Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá Thời gian thực hiện 80 giờ

Mô đun 06. Thu hoạch cá thương phẩm Thời gian thực hiện 64 giờ
Giáo trình Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá được biên soạn theo Chương trình mô
đun Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá của nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp.
Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về đặt bè nuôi cá bống
tượng; hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong việc sử dụng dụng cụ,
trang thiết bị để tiến hành chọn địa điểm đặt bè nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật,
thiết kế và tổ chức thi công bè nuôi cá bống tượng.
2

Giáo trình còn giới thiệu các quy định an toàn lao động sông nước cho
người nuôi cá, hướng dẫn thực hiện cấp cứu người bị rơi xuống nước.
Để tiếp thu các kiến thức và thao tác thành thạo các kỹ năng này, đòi hỏi
người học phải cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình học tập, làm
việc.
Nội dung của giáo trình gồm các bài học:
Bài 1. An toàn lao động trên sông nước
Bài 2. Chọn địa điểm đặt bè
Bài 3. Lắp ráp bè nuôi cá
Bài 4. Di chuyển và cố định bè nuôi cá
Bài 5. Lắp lồng lưới
Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia,
các hộ nuôi cá bống tượng, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo
Trường Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, nhưng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi
những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo
trình ngày càng hoàn thiện hơn./.
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Lê Văn Thích
2. Lê Tiến Dũng














3

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 3
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ NUÔI CÁ 6
Bài 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƯỚC 7
1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 7
1.1. Quy định đối với người sử dụng lao động 7
1.2. Quy định đối với người lao động 8
2. Trang bị bảo hộ lao động 8
3. Sử dụng áo phao 8
4. Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước 10
4.1. Đưa người bị nạn vào bờ 10
4.2. Hà hơi thổi ngạt 13
4.3. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim (xoa bóp ngoài lồng ngực) 15
4.4. Hô hấp nhân tạo 15

5. Xử lý các tình huống nguy cấp 18
5.1. Xử lý khi bị say nắng, say nóng 18
5.2. Xử lý khi bị cảm lạnh 20
Bài 2. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT BÈ 23
1. Khảo sát địa hình sông khu vực nuôi 23
1.1. Hình dáng đoạn sông 23
1.2. Chiều rộng đoạn sông 28
1.3. Độ sâu đoạn sông 28
1.4. Chất đáy 29
2. Khảo sát chất lượng nguồn nước 29
2.1. Đo pH 29
2.2. Đo hàm lượng oxy hòa tan 36
2.3. Đo độ kiềm 39
2.4. Đo NH
3
42
2.5. Đo dộ mặn 43
2.6. Đo nhiệt độ 48
4

2.7. Đo độ trong 49
2.8. Đo lưu tốc nước 50
3. Khảo sát điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng vùng nuôi 52
Bài 3. LẮP RÁP BÈ NUÔI CÁ 55
1. Chọn loại bè 55
1.1. Các loại hình bè nuôi 55
1.2. Kích thước bè 56
1.3. Vật liệu làm khung bè 56
2. Tổ chức thi công bè nuôi cá 63
2.1. Lắp khung bè 63

2.2. Lắp đặt phao 70
2.3. Lắp hệ thống neo 72
Bài 4: DI CHUYỂN VÀ CỐ ĐỊNH BÈ NUÔI CÁ 75
1. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá 75
1.1. Trình tự thực hiện 75
1.2. Cách thức thực hiện 75
2. Di chuyển bè ra vị trí nuôi 76
2.1. Chuẩn bị phương tiện lai kéo 76
2.2. Chọn thời điểm di chuyển 77
2.3. Tổ chức di chuyển 77
3. Cố định bè 78
3.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 78
3.2. Xác định hướng cố định 78
3.3. Thực hiện cố định 79
Bài 5: LẮP LỒNG LƯỚI 83
1. Lắp lồng lưới 83
1.1. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ cố định lồng 83
1.2. Rải lồng lưới trên khung 83
1.3. Buộc lồng lưới 83
1.4. Kiểm tra lồng lưới 84
2. Cố định lồng lưới 84
2.1. Xác định số lượng neo (can) định hình 84
5

2.2. Thả và cố định neo (can) 85
2.3. Kiểm tra hình dạng lồng lưới 85
3. Lắp lưới mặt lồng 86
3.1. Chuẩn bị lưới mặt lồng 86
3.2. Cố định lưới mặt lồng 86
4. Vệ sinh lồng, bè cũ 86

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97




6

MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ NUÔI CÁ
Mã mô đun: MĐ02
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN
Mô đun 02: ”Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá” trong chương trình dạy nghề
trình độ sơ cấp có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ
thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ
năng nghề để thực hiện các công việc: khảo sát, chọn địa điểm đặt bè, lắp ráp,
đưa vào vị trí và cố định lồng, bè nuôi cá bống tượng đạt chất lượng và hiệu quả
cao.
Mô đun bao gồm 5 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới
thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và
ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết
về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến
hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài
tập.
Để đạt yêu cầu đào tạo, học viên phải có ý thức học tập tích cực, tham gia
học đầy đủ thời lượng của mô đun.


















7

Bài 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƢỚC
Mã bài: MĐ02-1
Nuôi trồng thủy sản ở sông, hồ, đầm được xếp vào nhóm nghề đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nghề nuôi cá bống tượng trong ao, bè phải làm việc trên môi trường sông
nước với thời gian bất kỳ trong ngày. Những khi có sự cố cho cá hoặc bất
thường về thời tiết, dù là ban đêm, người nuôi cá phải có mặt tại ao, bè để xử
lý.
Trong những điều kiện làm việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đó, ý thức về an
toàn và tuân thủ các quy định an toàn lao động, thành thạo cách cấp cứu ngạt
nước là rất cần thiết.
Mục tiêu:
- Nêu được qui định an toàn lao động trong nghề nuôi cá.
- Sử dụng được các trang bị bảo hộ lao động.
- Thực hiện được việc cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước và tai nạn xảy ra
khi làm nghề cá.

- Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức an toàn lao động trong công việc, có
trách nhiệm với tập thể.
A. NỘI DUNG
1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá
1.1. Quy định đối với người sử dụng lao động
- Đảm bảo ao, bè nuôi cá luôn ở trạng thái an toàn.
- Bống tượngng bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ an toàn cho người lao
động.
- Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc người lao động trên ao, bè nuôi cá thực
hiện các quy định về an toàn lao động, nhất là người mới làm việc.
- Phân công người lao động có đủ sức khỏe để thực hiện các công việc
trên sông nước.
- Bố trí nhóm ít nhất 2 người để thực hiện các công việc trên sông nước.
- Khám định kỳ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp
bảo đảm an toàn lao động, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, bống tượngng
bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát.
- Không sử dụng lao động nữ, có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
vào các việc phải ngâm mình trong bùn, nước, nhất là bùn, nước dơ.
8

1.2. Quy định đối với người lao động
- Phải có đủ sức khỏe để làm việc trên sông nước.
- Chấp hành các quy định an toàn lao động ở cơ sở nuôi cá.
- Từ chối làm việc nếu không được trang bị bảo hộ lao động, ao, bè cá
không đảm bảo an toàn.
- Phải sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn lao động khi làm việc.
- Phải tham gia cấp cứu người bị tai nạn.
2. Trang bị bảo hộ lao động
- Quần áo lao động phổ

thông
- Quần áo chống rét
- Áo mưa
- Áo phao
- Ủng cao su
- Giày vải thấp cổ
- Găng tay (vải dầy, cao su)
- Mũ, nón chống rét, mưa
nắng
- Mũ bảo hộ
- Kính đeo mắt
- Khẩu trang


Hình 2.1.1.Một số bống tượngng bị bảo hộ lao
động
3. Sử dụng áo phao
Áo phao được làm từ vải không thấm nước, bên trong được lót các tấm xốp
để tạo lực nâng cho áo.
Vòng quanh thân áo là các dây đai với khóa ở đầu dây. Dây đai để giữ chặt
áo quanh thân người khi mặc.
Một số loại áo có thêm dây đai choàng qua đùi ở phía dưới áo.
Áo phao còn bống tượngng bị thêm còi, đèn chớp sáng cấp cứu.
9


Thao tác mặc áo phao như sau:
1. Dùng ngón cái và ngón trỏ ấn mạnh
vào phần giữa khóa trước ngực để mở
khóa.



(1)



2. Nới rộng phần dây choàng qua đùi.

(2)


3. Điều chỉnh khóa ở hai bên hông
bằng cách kéo phần dây còn thừa ở đầu
khóa ra phía trước hoặc sau.

(3)


4. Mặc vào người.

(4)
10




5. Dùng hai tay ấn đầu khóa lại.

(5)




6. Vòng hai dây qua đùi và ấn khóa
lại.
Điều chỉnh dây cho vừa với đùi.
Thực hiện cho cả hai đùi.

(6)



7. Dùng còi thổi để kêu hỗ trợ.



(7)
Hình 2.1.2. Cách mc áo phao
4. Cấp cứu tại chỗ ngƣời bị ngạt nƣớc
4.1. Đưa người bị nạn vào bờ
- Hô to khi phát hiện có người rơi xuống nước để nhờ người hỗ trợ.
- Đưa người bị nạn vào bờ với vật hỗ trợ:
Là cách tốt nhất nếu người cứu nạn bơi chưa giỏi.
11



1. Quăng dây kéo người bị
nạn vào bờ.

(1)




2. Kéo người bị nạn bằng
nhánh cây.

(2)


3. Ném can nhựa rỗng cho
người bị nạn.

(3)



4. Đưa người bị nạn lên ghe.

(4)


5. Nắm tay nhau để kéo người
bị nạn vào bờ.
Người đứng đầu hàng cần
bám chắc vào gốc cây trên bờ.

(5)
Hình 2.1.i b nn vào b vi vt h tr
- Bơi dìu người bị nạn vào bờ
12


Chỉ thực hiện khi người cứu nạn bơi giỏi và sức khỏe tốt.
1. Xốc nách
Nạn nhân nằm ngửa, người
cứu nạn bơi ở một bên, một tay
giữ chặt nách bên kia nạn nhân,
một tay bơi vào bờ.
Người bị nạn phải còn tỉnh
táo và có thể quạt tay hỗ trợ
người cứu nạn

(1)
2. Nâng cằm
Nâng cằm để người bị nạn
ngửa hẳn mặt lên, mũi ở trên
mặt nước.
Người cứu hộ có thể dùng
tay còn lại để bơi vào bờ.
Áp dụng cho những người bị
nạn có cơ thể hơi to, mập.

(2)

3. Nắm tóc trán
Từ phía sau, người cứu nạn
dùng tay nắm ngay chùm tóc
phía trên trán, giật ngửa đầu
người bị nạn ra đằng sau.

(3)

4. Nắm cổ áo
Nắm cổ áo, nếu người bị nạn
còn mặc đầy đủ quần áo.

(4)
Nạn nhân
Người cứu đuối
Nạn nhân
Người cứu đuối
Nạn nhân
Người cứu đuối
Nạn nhân
Người cứu đuối
13

5. Nâng đầu
Người cứu nạn dùng hai tay
nâng đầu người bị nạn đã bất
tỉnh nổi lên mặt nước, bơi ngửa
bằng 2 chân và kéo vào bờ.

(5)
6. Nâng người
Người bị nạn có thể trạng
nhỏ, đã bất tỉnh.
Người cứu nạn dùng ngực để
đỡ đầu, hai tay xốc dưới nách
cho người bị nạn nằm sải với tư
thế thoải mái, bơi bằng hai chân
đưa nạn nhân vào bờ.


(6)
Hình 2.1.i b nn
4.2. Hà hơi thổi ngạt
Ngạt nước (đuối nước) là tình trạng nước tràn vào phổi làm cho các cơ quan
bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Do vậy, cần
xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập thì đặt nạn nhân nằm đầu thấp cho nước
thoát ra. Lấy khăn mềm bọc ngón tay, móc đờm dãi trong miệng nạn nhân.
Thay quần áo, ủ ấm, xoa nóng người. Sau đó, cho uống nước trà đường nóng.

Trường hợp tim còn đập nhưng đã
ngừng thở thì dốc ngược nạn nhân
(vác lên vai, đầu dốc xuống) để cho
nước trong đường hô hấp thoát ra
(hình 2.5).

Không nên cố tìm cách cho nước
trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài
bằng cách xốc nước quá lâu (hơn 4
phút).

Hình 2.1.
Nạn nhân
Người cứu đuối
Nạn nhân
Người cứu đuối
14

Sau đó, đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, cổ ngửa ra sau.

Móc hết đàm nhớt, dị vật trong
miệng nạn nhân ra và tiến hành hà
hơi thổi ngạt cho nạn nhân.

Người cấp cứu quỳ bên cạnh, sát
ngang vai nạn nhân đang nằm
ngửa.

Ngửa đầu nạn nhân để cuống
lưỡi không bít kín đường hô hấp
(hình 2.6).

Hình 2.1.
Một tay mở miệng, tay còn lại
luồn một ngón tay được quấn vải
sạch kiểm bống tượng họng nạn
nhân, lau hết đờm nhớt, lấy dị
vật…

Người thổi ngạt vẫn mở miệng
nạn nhân bằng một tay, tay kia vít
đầu nạn nhân xuống
Hít thật mạnh rồi áp kín miệng
mình vào miệng nạn nhân và thổi
mạnh (hình 2.7).

Hình 2.1.
Khi ngực nạn nhân phồng lên, người thổi ngạt ngừng thổi, ngẩng đầu lên hít
hơi thứ hai.
Khi đó, nạn nhân sẽ tự thở ra được do đàn hồi của lồng ngực.

Thực hiện liên tục với nhịp 14 lần/phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh, thở
trở lại, môi, má hồng hào hoặc cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu chết hẳn
(đồng tử trong mắt giãn to, thường từ 1-2giờ sau) và có ý kiến của y, bác sĩ.

15

4.3. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim (xoa bóp ngoài lồng ngực)
Nếu nạn nhân mê man, không
nhúc nhích, tím tái, ngừng thở,
không nghe tim đập, phải lập tức
ấn tim ngoài lồng ngực kết hợp
với hà hơi thổi ngạt (hình 2.8).

Một người tiến hành hà hơi
thổi ngạt như trên.

Một người thực hiện ấn tim.


Hình 2.1.
Hai bàn tay người ấn tim
chồng lên nhau, đè 1/3 dưới
xương ức nạn nhân (hình 2.9).
Ấn mạnh bằng cả sức cơ thể tì
xuống vùng ức (không tì sang
phía xương sườn để tránh nạn
nhân có thể bị gãy xương).
Cứ ấn tim 4-5 lần thì lại thổi
ngạt một lần, tức ấn khoảng 50-
60 lần/phút.



Hình 2.1.
Thổi ngạt kết hợp với ấn tim là phương pháp hiệu quả nhất, nhưng khi nạn
nhân bị thương tổn cột sống thì không nên làm động tác ấn tim.
4.4. Hô hấp nhân tạo
- Cách 1:
1. Đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt phẳng cứng, đầu nghiêng và gối cằm lên 2
bàn tay sấp lại với nhau.
16

2. Kéo lưỡi nạn nhân ra để thông
khí.

3. Người làm hô hấp quỳ gối
trước đầu nạn nhân, đặt hai
bàn tay lên lưng nạn nhân, hai
ngón tay cái chạm vào nhau,
bàn tay ở dưới đường vòng
ngực (đường chạy giữa nách
nạn nhân), hai cánh tay giang
thẳng ra.

Đặt tay lên lưng nạn nhân

4. Nghiêng người về phía trước,
tạo lực ép lên lưng nạn nhân.




5. Buông ra từ từ trong 2-3 giây.

Ấn xuống lưng nạn nhân



6. Ngã người về phía sau, lướt
bàn tay trên cánh tay nạn
nhân.


Lướt trên cánh tay nạn nhân
17

7. Nắm hai cánh tay của nạn
nhân trên khuỷu tay (cùi chỏ)
rồi kéo về phía mình (giữ y
như vậy khoảng 2-3 giây).

8. Đặt hai tay nạn nhân xuống
đất.

Lặp lại chu kỳ 12 lần/phút.

Kéo cánh tay nạn nhân
Hình 2.1.
- Cách 2
Đặt người bị nạn nằm sấp,
một tay gối dưới đầu, một tay
duỗi thẳng, mặt nghiêng về

phía tay duỗi.
Moi đờm nhớt trong miệng
nạn nhân ra và kéo lưỡi ra nếu
lưỡi thụt vào.
Người làm hô hấp quỳ hai
đầu gối hai bên hông nạn nhân,
hai bàn tay để vào hai bên cạnh
sườn, hai ngón tay cái sát sống
lưng nạn nhân.

Hình 2.1.

Ấn tay xuống bằng cả người đổ về phía trước, đếm đến 3 rồi từ từ đưa người
thẳng về, tay vẫn để ở lưng nạn nhân, đếm đến 3 rồi lại ấn tay xuống để lặp lại
thao tác.
Thực hiện đều 12 lần/phút theo nhịp thở của người cấp cứu cho đến khi nạn
nhân thở được hoặc có ý kiến của y, bác sĩ.
- Cách 3:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, thân hơi ưỡn lên bằng cách đặt một cái gối hoặc
quần áo vo tròn lại, đầu hơi ngửa.
Một người lấy khăn sạch kéo lưỡi nạn nhân ra và giữ cố định.
18

Người làm hô hấp quỳ phía trước,
cách đầu nạn nhân độ 20-30cm, hai
tay cầm lấy hai cánh tay của nạn
nhân ở gần khuỷu.

Từ từ đưa hai cánh tay nạn nhân
lên phía trên đầu, sau 2-3 giây lại nhẹ

nhàng đưa tay nạn nhân xuống dưới,
gập lại và lấy sức của người cứu để
ép khuỷu tay nạn nhân vào lồng ngực
của họ, sau đó 2-3 giây lại đưa trở
lên đầu.

Hình 2.1.

Thực hiện 16-18 lần/phút theo nhịp đếm đều đến 3 lúc hít vào và thở ra cho
đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến của y, bác sĩ.
5. Xử lý các tình huống nguy cấp
Đối với những người phải lao động, tập luyện hay thường xuyên phải đi lại
ngoài trời còn đối mặt với nguy cơ say nắng, say nóng và cảm lạnh. Làm thế
nào để phòng tránh nguy cơ do nắng nóng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc trả
lời câu hỏi đó.
5.1. Xử lý khi bị say nắng, say nóng
5.1.1. Thế nào là say nắng và say nóng
Say nắng và say nóng là tình trạng cơ thể bị phơi nhiễm quá lâu dưới ánh
nắng mặt trời hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao như trong hầm lò, lò
nung gạch, lò luyện gang thép, đám cháy… Say nắng là một thể của say nóng.
Say nóng (heatstroke) là bệnh do tăng thân nhiệt, xảy ra khi khả năng điều hòa
nhiệt của cơ thể bị mất, nhiệt độ cơ thể vượt quá nhiệt độ bình thường. Thân
nhiệt tăng khi sự hấp thu nhiệt với tốc độ nhanh hơn sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra
môi trường. Say nóng là một phản ứng viêm toàn thể khi thân nhiệt trên 40,6
độ, với sự biến đổi tri giác và sự rối loạn thực thể khác. Say nóng thường xảy ra
khi nhiệt độ môi trường lên cao trong những đợt nắng nóng, người già dễ bị tổn
thương nhất. Hoặc xảy ra khi lao động, luyện tập với cường độ cao, ở môi
trường có nhiệt độ cao và ẩm ướt, thường gặp ở người trẻ khỏe.
19



Hình 2.1.13. 

5.1.2. Dấu hiệu say nắng, say nóng.
Say nắng chỉ xảy ra với người hoạt động ngoài trời nắng. Say nóng xảy ra
với người hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao. Khi bị say nóng, bệnh
nhân có biểu hiện: sốt cao trên 39,8
o
C, lúc đầu thở sâu, mạch nhanh sau đó là
thở nông và mạch yếu, đồng tử giãn, lú lẫn, mê sảng, co giật, ngất. Say nóng
khi hoạt động nặng ngoài trời nắng (say nắng) thường thấy da nóng và khô, dấu
hiệu sớm là mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Say nóng da
bệnh nhân bị lạnh và ẩm ướt (do gắng sức, da thường ẩm), tái mét, vã mồ hôi;
miệng khô, yếu sức, choáng váng, nhức đầu, buồn nôn, hoặc nôn, bị chuột rút
(vọp bẻ); mạch nhanh và yếu. Loạn nhịp tim, hạ huyết áp, hội chứng suy hô
hấp cấp ở người lớn. Rối loạn thần kinh trung ương: động kinh và hôn mê. Suy
gan và thận, rối loạn đông máu…
Khi gặp một bệnh nhân say nóng cần chú ý phân biệt với các bệnh khác
như: ngộ độc thuốc, hội chứng thần kinh ác tính của các thuốc hướng thần,
nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương…
5.1.3. Xử lý cấp cứu say nắng, say nóng
- Sơ cấp cứu:
20

Cần nhanh chóng làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách đưa ngay vào
chỗ thoáng mát, dùng quạt làm mát, đặt nạn nhân nằm ngửa, gác chân lên cao.
Cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước lạnh có pha muối, tốt nhất là cho uống dung
dịch oresol. Dùng khăn thấm nước đá chườm lạnh khắp người cho nạn nhân,
nhất là cổ, nách, háng. Nếu nạn nhân bị ngừng tim cần nhanh chóng xoa bóp
tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: dùng

hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100
lần/phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2- 3 hơi lại ép tim ngoài
lồng ngực 10- 15 nhịp. Khi có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một
người ép tim ngoài lồng ngực, làm liên tục và kiên trì cho đến khi tim đập lại
và thở được. Chuyển đến bệnh viện ngay nếu nạn nhân không uống được nước,
bị nôn liên tục, sốt tăng liên tục, bất tỉnh, kèm triệu chứng đau ngực, khó thở,
đau bụng.
- Điều trị:
Bồi phụ nước và điện giải bằng truyền dịch. Tiếp tục làm lạnh bệnh nhân
bằng các phương pháp: cho uống nước mát, đặt những bọc nước đá trên những
vùng có mạch máu lớn nông đi qua như cổ, hõm nách, hõm bẹn Khi làm lạnh
bề mặt có thể gây run lạnh cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân ổn định có thể nhúng
toàn thân hoặc từng phần cơ thể vào nước lạnh thường có hiệu quả tốt. Phải lưu
ý rằng: dùng phương pháp nhúng vào nước lạnh không thể thực hiện đối với
những bệnh nhân ở trong tình trạng nặng.
Ở cơ sở y tế có điều kiện thì sử dụng những kỹ thuật làm lạnh hiện đại như
những kỹ thuật sử dụng đối với hạ thân nhiệt điều trị sau khi ngừng tim; rửa dạ
dày, rửa xoang phúc mạc, xoang phế mạc hay bàng quang với nước lạnh. Có
thể dùng dịch lạnh truyền tĩnh mạch, catheter làm lạnh trong mạch máu… Chú
ý rằng không có một thuốc đặc hiệu nào làm giảm thân nhiệt trong say nóng.
- Phòng tránh say nắng, say nóng bằng cách:
Khi lao động ngoài trời phải đội mũ nón rộng vành, tránh không cho ánh
nắng mặt trời chiếu vào gáy. Nếu khát phải uống nhiều nước có pha muối, hoặc
tốt nhất là uống dung dịch oresol. Không làm việc lâu, quá sức trong môi
trường nắng nóng. Đối với trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh lâu ngày,
người uống rượu bia không nên phơi nắng, nóng lâu. Mùa nắng nóng nên mặc
quần áo rộng, thấm mồ hôi như vải coton.
5.2. Xử lý khi bị cảm lạnh
Trong hầu hết các hoàn cảnh, cơ thể bạn luôn duy trì nhiệt độ bình thường.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc môi trường lạnh, ẩm ướt trong

thời gian dài, các cơ chế kiểm soát thân nhiệt của cơ thể không giữ được bình
thường. Khi lượng nhiệt cơ thể mất đi nhiều hơn lượng nhiệt cơ thể sinh ra, tình
trạng hạ thân nhiệt sẽ xuất hiện.
Quần áo ẩm ướt, để đầu trần và mặc không đủ ấm khi trời lạnh, hoặc bị ngã
vào nước lạnh có thể làm tăng khả năng bị hạ thân nhiệt.
21

Hạ thân nhiệt được định nghĩa là nhiệt độ bên trong cơ thể <95oF (35 độ C).
5.2.1. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Run lẩy bẩy
- Nói lắp bắp
- Nhịp thở chậm bất thường
- Da lạnh, xám
- Mất phối hợp động tác
- Mệt mỏi, bơ phờ hoặc thờ ơ
Các triệu chứng thường diễn biến chậm. Người bị hạ thân nhiệt thường bị
mất dần ý thức và năng lực thể chất, và do đó có thể không ý thức được sự cần
thiết phải điều trị cấp cứu.
Người già, trẻ em và người rất gầy là những người rất dễ có nguy cơ.
Những người khác có nguy cơ cao bị hạ thân nhiệt hơn so với bình thường bao
gồm những người bị suy giảm sức phán đoán do bệnh tâm thần hoặc bệnh
Alzheimer và những người bị say (rượu, ma túy), người vô gia cư hoặc bị mắc
kẹt trong thời tiết lạnh do xe cộ bị hỏng. Một số tình trạng khác khiến người ta
dễ bị hạ thân nhiệt là suy dinh dưỡng, bệnh tim mạch và thiểu năng tuyến giáp.
5.2.2. Chăm sóc đối với người bị hạ thân nhiệt:
- Gọi cấp cứu. Trong khi chờ người giúp đỡ, cần theo dõi hơi thở của
người bệnh. Nếu hơi thở ngừng hay có vẻ chậm hoặc nông trầm trọng, bắt đầu
hà hơi thổi ngạt ngay.
- Chuyển người bệnh đến nơi ấm. Nếu không thể vào trong nhà, hãy bảo
vệ người bệnh khỏi gió, che kín đầu bệnh nhân, và cách ly cơ thể bệnh nhân

khỏi đất lạnh.
- Cởi bỏ quần áo ẩm ướt. Thay đồ ẩm ướt bằng đồ khô, ấm.
- Không nên chườm nóng trực tiếp. Không dùng nước nóng, đệm sưởi
hoặc đèn sưởi để làm ấm nạn nhân. Thay vào đó, hãy đặt gạc ấm lên cổ, lồng
ngực và háng của bệnh nhân. Không cố làm ấm tay và chân. Làm nóng tay và
chân thúc đẩy máu lạnh trở về tim, phổi và não, gây hạ thân nhiệt trung tâm.
Điều này có thể gây tử vong.
- Không cho người bệnh uống rượu, hãy cho người bệnh uống nước ấm
không có cồn, trừ khi người bệnh bị nôn.
- Không xoa bóp hoặc chà xát người bệnh. Các động tác với người bị hạ
thân nhiệt phải nhẹ nhàng vì bệnh nhân có nguy cơ ngừng tim.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi: Trình bày các quy định an toàn lao động đối với người sử dụng lao
động và người lao động nghề nuôi cá.
22

2. Bài thực hành.
2.1. Bài tập 2.1.1. Cấp cứu người bị đuối nước
- Mục tiêu: Củng cổ kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc cấp
cứu người bị đuối nước
- Nguồn lực: Học viên đóng vai nạn nhân, Bạt, chiếu
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ mỗi nhóm 5 học viên
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập
+ Bước 1: Đưa nạn nhân vào bờ
+ Bước 2: Vệ sinh miệng nạn nhân
+ Bước 3: Sơ cứu nạn nhân
- Thời gian hoàn thành: 0,5 giờ/nhóm. 1 giờ chuẩn bị nguồn lực và hướng
dẫn thực hiện
- Kết quả cần đạt được: Thao tác thành thục, chính xác các cách cấp cứu
ngạt nước.

C. Ghi nhớ
- Phải có nhóm ít nhất 2 người khi làm việc trên môi trường sông nước.
- Không ăn no, say rượu khi xuống nước.
- Hô to để nhờ hỗ trợ khi phát hiện có người ngã xuống nước.
- Nếu bơi chưa giỏi, cần phải có người hỗ trợ hoặc dùng vật hỗ trợ khi cứu
người bị rơi xuống sông rạch sâu.



23

Bài 2. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT BÈ
Mã bài: MĐ02-2
Cá bống tượng nuôi trong bè tiếp xúc trực tiếp với nước sông, hồ, gánh
chịu tức thời sự biến đổi bất lợi của môi trường mà không được “bảo vệ” bởi
bờ ao như cá nuôi trong ao.
Chọn địa điểm thích hợp để đặt bè nuôi sẽ góp phần hạn chế những bất lợi
cho cá trong quá trình nuôi, cá phát triển tốt, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn.
Mục tiêu:
- Trình bày được yêu cầu chọn địa điểm đặt lồng, bè nuôi cá bống tượng.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ đơn giản để khảo sát đoạn sông
rạch, đo các yếu tố môi trường nước khu vực chọn nuôi cá.
- Chọn được địa điểm đặt lồng, bè nuôi cá theo yêu cầu kỹ thuật.
A. NỘI DUNG
1. Khảo sát địa hình sông khu vực nuôi
1.1. Hình dáng đoạn sông
Đoạn sông thẳng, độ dài đủ cho các bè đặt so le, cách nhau hơn 50m.


Hình 2.13. Vị trí thích hợp giữa 2 bè

Lƣu ý:
- Vị trí đặt bè không quá gần những công trình như cầu cảng, cống, cầu và
các công trình vượt sông khác hay khu vực cấm đặt bè của cơ quan chức năng
địa phương.
- Không đặt bè ở khu vực sông lấn sâu vào bờ, doi sông, khúc quanh do
lưu tốc nước thay đổi, chất lơ lửng, phù sa dễ bám vào bè làm giảm lưu tốc
nước qua bè.

×