Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nguyên nhân xuất hiện “ kiểu văn hóa hỗn dung điển hình ” của văn hóa Việt Nam. Ưu thế của nó trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.71 KB, 12 trang )

A. MỞ ĐẦU
Nói tới văn hóa là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và về
vật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh,
thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người. Văn hóa góp phần trực tiếp
tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc
khác. Trong quá trình tồn tại và phát triển, các nền văn hóa có xu hướng giao lưu,
tiếp xúc, điều này lý giải tại sao ở những khu vực giáp gianh giữa các nền văn
hóa lớn thường tồn tại các nền văn hóa hỗn dung. Việt Nam được đánh giá là một
quốc gia có kiểu văn hóa hỗn dung điển hình. Kiểu văn hóa hỗn dung điển hình
này mang lại những ưu thế nhất định cho nước ta trong bối cảnh hội nhập và hợp
tác quốc tế hiện nay. Nghiên cứu về vấn đề này em xin phép được tìm hiểu đề
tài: “ Nguyên nhân xuất hiện “ kiểu văn hóa hỗn dung điển hình ” của văn
hóa Việt Nam. Ưu thế của nó trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế hiện
nay ”.
B. NỘI DUNG
I. Nguyên nhân xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung điển hình của văn hóa Việt
Nam.
1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung điển hình ở đây là giao lưu
– tiếp biến văn hóa. Đây là phương pháp định vị văn hóa dựa trên lý thuyết các
trung tâm và sự lan tỏa văn hóa hay còn gọi là thuyết khuếch tán văn hóa với các
đại biểu như F.Rasel, L.Frobenius, F.Giabner, W.Schmidt, G.Elliot Smith,
W.Ries…
Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những
nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với
1
nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa
tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự
kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển
văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự
tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi


dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại
sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa"
chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho
các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế...
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “giao lưu văn hóa là sự
tiếp xúc văn hóa, trao đổi ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền văn hóa
của các dân tộc khác nhau…”, GS. Trần Quốc Vượng định nghĩa “giao lưu và
tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngòai bởi dân tộc chủ thể. Quá
trình này luôn luôn đặt mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa
yếu tố nội sinh và yếu tố ngọai sinh…” Theo định nghĩa của GS. Ngô Đức Thịnh
“giao tiếp văn hóa, nói ngắn gọn là quá trình các cộng đồng người gặp nhau và
trên cơ sở đó tiếp nhận ở nhau những giá trị văn hóa”. Tóm lại, chúng ta có thể
hiểu “giao lưu văn hóa” là khái niệm để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài của
các dân tộc có nền văn hóa khác nhau dẫn đến sự biến đổi, hội nhập một số yếu
tố văn hóa lẫn nhau giữa các dân tộc nhưng không làm mất đi bản sắc văn hóa
của dân tộc mình.
Thuyết khuếch tán văn hóa cho rằng sự phân bổ của văn hóa mang tính
không đồng đều ; văn hóa tập trung ở một số khu vực sau đó lan tỏa ra các khu
vực kế cận. Càng xa trung tâm, ảnh hưởng của văn hóa gốc càng giảm – cho tới
khi mất hẳn ( lan tỏa tiên phát). Cơ chế này tạo ra các vùng giao thoa văn hóa –
nơi chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều trung tâm văn hóa và cả những “ vùng
tối” nơi sức lan tỏa không với tới. Đến lượt mình các vùng giao thoa văn hóa
2
cũng có khả năng “ phát sáng” tạo nên sự lan tỏa thứ phát để hình thành nên
những trung tâm văn hóa mới và tiếp tục ảnh hưởng đến các khu vực kế cận.
Thuyết lan tỏa văn hóa giúp lý giải vì sao trong cùng một khu vực địa lý lại
có sự tương đồng về văn hóa và vì sao ở những khu vực giáp ranh giữa các nền
văn hóa lớn thường tồn tại các nền văn hóa hỗn dung. Và Việt Nam là một nền
văn hóa điển hình chi kiểu văn hóa đó.
Và khi tiến hành định vị một nền văn hóa, nhất thiết phài xét nó trong quan

hệ dẫn đến các trung tâm văn hóa kế cận hoặc các trung tâm văn hóa đã từng có
mối liên hệ với nền văn hóa ấy trong lịch sử; tức là phải xét đến quá trình giao
lưu – tiếp biến dẫn đến sự hình thành và phát triển của nền văn hóa ấy.
Sự thật là : xuyên suốt tiến trình lịch sử, tất cả các nền văn hóa còn tồn tại
cho đến giờ thì đều hiện thân như kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến văn
hóa. Giao lưu – tiếp biến văn hóa là phương thức tồn tại của mọi nền văn hóa ,
trong đó có Việt Nam.
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, của
văn hóa, gắn bó với tiến hóa xã hội và cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa.
Giao lưu và tiếp biến văn hóa vừa là kết quả của sự trao đổi văn hóa, vừa là
chính bản thân của sự trao đổi ấy, do đó sự giao lưu tiếp biến văn hóa có một tầm
quan trọng trong lịch sử nhân lọai.
Giao lưu văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa và
mọi xã hội từ xưa đến nay. Xét về thực chất, giao lưu văn hóa chính là sự tác
động qua lại biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của quá trình phát
triển. Trong đó, các yếu tố nội sinh, mà trung tâm là con người giữ vai trò chủ
thể có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ của chúng với các
yếu tố ngoại sinh.
3
Lịch sử các nền văn minh của nhân loại cho thấy: không có một nền văn hóa
nào dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu lại có thể liên tục phát triển trong
một địa bàn khép kín, biệt lập, tách rời sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Vì
vậy, giao lưu văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển của một
nền văn hóa. Một nền văn hóa không thể tồn tại một cách “tự cấp, tự túc” được
mà trong quá trình phát triển của lịch sử đất nước không thể tránh khỏi những
cuộc giao lưu tiếp xúc ở mức độ nhiều hay ít.
Giao lưu – tiếp biến văn hóa ( acculturation) được hiểu là hiện tượng xảy ra
khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự
biến đổi mô thức văn hóa của các bên.
Thực tế, trong giao lưu đã xảy ra hiện tượng những yếu tố của nền văn hóa

này thâm nhập vào nền văn hóa kia ( tiếp thu thụ động ) hoặc nền văn hóa này
vay mượn những yếu tố của nền văn hóa kia ( tiếp thu chủ động); rồi trên cơ sở
những yếu tố nội sinh và ngoại sinh ấy mà điều chỉnh, cải biến cho phù hợp, gây
ra sự giao thoa văn hóa. Và việc phân thành yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh
chỉ mang tính tương đối. Cùng với thời gian, yếu tố ngoại sinh có thể chuyển
thành yếu tố nội sinh, hoặc bị biến đổi một cách căn bản để trở nên phù hợp với
nền văn hóa đã tiếp nhận nó. Việc hấp thụ Nho giáo, Phật giáo… của một số
nước Đông Nam Á là một ví dụ về sự chuyển hóa nói trên.
Ta có thể khẳng định, nền văn hóa Việt Nam mang tính tổng hợp và hỗn
dung. Từ cái hỗn dung hình thành nên tính tổng hợp.
2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn nguyên nhân xuất hiện kiểu văn hóa hỗn dung điển hình của
văn hóa Việt Nam đó là kết quả của sự giao lưu – tiếp biến văn hóa.
4
Dưới giác độ giao lưu – tiếp biến , Văn hóa Việt Nam là kết quả của các cuộc
gặp gỡ văn hóa lớn trong khu vực.
+ Giao lưu với văn hóa Ấn: trực tiếp ( lan tỏa tiên phát) qua đường biển
Đông; gián tiếp ( lan tỏa thứ phát) qua văn hóa Bắc thuộc, văn hóa Chăm Pa ở
Trung Bộ và Óc Eo ở Nam Bộ.
Người Ấn Độ đã đến Việt Nam theo con đường biển ngay từ đầu Công
nguyên. Dấu vết của họ có ở Óc Eo ( An Giang), ở ven biển miền Trung và cả ở
Luy Lâu ( Bắc Ninh). Họ mang theo cả Đạo Bàlamôn và Phật giáo. Ảnh hưởng
của Ấn Độ với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ thế kỉ VII đến
hết thế kỉ XV, khi quốc gia Chămpa chấm dứt sự tồn tại của mình. Sự giao lưu
văn hóa Ấn Độ của văn hóa Chăm đã tạo cho văn hóa Chăm mang đậm màu sắc
Ấn. Và Bàlamôn giáo là yếu tố phát triển mạnh nhất. Bàlamôn giáo hình thành
trên cơ sở kinh Veđa do người Aryen từ phía tây bắc di cư tới Ấn Độ đưa vào, là
tôn giáo thờ thần BRAHMA ( nghĩa là “ Đại Hồn”) – một ý niệm trừu tượng của
kinh Veđa.
Một tôn giáo thứ hai ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam qua giao lưu – tiếp

biến văn hóa đó là Phật giáo. Phật giáo được hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế
kỉ VI TCN, người sáng lập là thái tử Sidharta ( Tất – đạt- đa), họ là Gotama ( Cồ-
đàm). Theo đường biển thì các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công
nguyên. Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo
quan trọng. Từ đây có những nhà sư Ấn Độ đã đi sâu vào Việt Nam truyền đạo.
+ Giao lưu với văn hóa Trung Quốc: chủ yếu bằng con đường cưỡng chế ( bị
xâm lược, đô hộ và đồng hóa). Nho giáo ra đời từ Trung Hoa và nó là hệ thống
giáo lý của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả. Nho giáo Trung Hoa
đã thâm nhập vào Việt Nam qua con đường xâm lược, đô hộ. Mặc dù nhà nước
phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận Nho giáo nhưng có nhiều yếu tố của
5

×