Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng mô hình kết hợp giữa trường Đại học Dược Hà Nội và công ty Dược phẩm để nâng cao chất lượng họat động R&D

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.26 KB, 6 trang )

Xây dựng mô hình kết hợp giữa trường Đại
học Dược Hà Nội và công ty Dược phẩm để
nâng cao chất lượng họat động R&D


Hoàng Nguyên Phong


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Quản lý khoa học và công nghệ; Mã số: 60 34 72
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Trình bày lý luận chung về mô hình và hoạt động nghiên cứu và triển khai
(R&D). Đánh giá thực trạng hoạt động R&D của trường đại học Dược Hà Nội và
công ty sản xuất Dược, sự kết hợp hoạt động R&D giữa hai tổ chức này. Xây dựng
mô hình, làm rõ yêu cầu, nội dung, tác động của việc xây dựng mô hình kết hợp hoạt
động R&D giữa trường đại học Dược Hà Nội với công ty sản xuất Dược.

Keywords. Quản lý khoa học; Công nghệ; Công ty; Trường đại học; Dược phẩm

Content
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO (2006), ngành Dược đứng
trước bối cảnh toàn cầu hóa về mọi mặt, cùng với sự cạnh tranh gay gắt về khoa học và công
nghệ (KH&CN). Điều đặc biệt là hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong ngành
Dược của các nước phát triển có xu hướng lấn át hoạt động R&D đối với ngành Dược trong
nước. Với một vận hội to lớn, nhiều thách thức đòi hỏi ngành Dược cần phải nhận thức rõ
tầm quan trọng chiến lược của công tác đầu tư R&D và chỉ có đổi mới hoạt động R&D mới
đủ sức cạnh tranh và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, đưa đất nước ngang tầm với khu vực


và quốc tế.
Chiến lược phát triển của ngành Dược được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày
15/8/2002 với mục tiêu “phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm
đảm bảo cung ứng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân”
[22]. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng và để thực hiện được nhiệm vụ đó ngành Dược cần
phải khuyến khích xây dựng, tìm ra những mô hình, giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy phát
triển hoạt động R&D của ngành.
Ngành Dược có những đặc điểm riêng biệt khác so với các ngành khác đó là nghiên
cứu dược liệu, bào chế tổng hợp, sinh tổng hợp các hoạt chất để sản xuất ra các thuốc chữa
bệnh, phục vụ nhu cầu của xã hội. Dược sĩ chỉ được đào tạo từ khoa Dược trường đại học,
hay các trường đại học Dược. Sau khi ra trường dược sĩ chủ yếu làm trong các công ty sản
xuất Dược, một số ít làm việc tại các khoa Dược bệnh viện, Viện nghiên cứu. Nhưng trong
thực tế, ngành Dược đang đứng trước một thực trạng lớn đó là cán bộ các công ty Dược thiếu
kinh nghiệm R&D, cán bộ trường đại học Dược thiếu kinh nghiệm thực tế ở cơ sở sản xuất, ít
được đào tạo, bồi dưỡng công tác chuyên môn, hiểu biết về các quy định sở hữu trí tuệ và vốn
ngoại còn ngữ thấp. Ngoài ra, sự dịch chuyển không hợp lý của Dược sĩ trong toàn quốc, tăng
đối với hệ thống y tế tư nhân và không tăng hay thậm chí giảm trong hệ thống y tế công, gây
ra sự mất cân đối nhân lực Dược giữa các vùng, miền, kinh tế.
Trường đại học Dược Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo Dược sĩ tham gia sự nghiệp chăm
sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Tham gia bảo quản, phân phối, hướng dẫn sử dụng thuốc, các hoạt động quản lý ngành và
góp phần trong lĩnh vực nghiên cứu về Dược học. Tuy nhiên, hoạt động NCKH và đào tạo
trong trường đại học Dược chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xây dựng và phát triển của
ngành Dược thời kỳ hội nhập. Các công trình NCKH phần lớn chỉ mang tính lý thuyết, kết
quả nghiên cứu thường không áp dụng được vào sản xuất, sinh viên thiếu kiến thức thực tế.
Một phần do còn nhiều bất cập trong quản lý cũng như thiếu liên kết, kết hợp giữa nhà trường
với công ty sản xuất Dược phẩm để nắm bắt nhu cầu chữa bệnh của xã hội.
Từ những lý do cấp thiết trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng mô hình kết hợp giữa
trường đại học Dược Hà Nội và công ty Dược phẩm để nâng cao chất lượng hoạt động

R&D”. Mong muốn của tôi là từ những kinh nghiệm thực tế trong sản xuất của công ty Dược
phẩm kết hợp với kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học
Dược, để nâng cao chất lượng hoạt động R&D đối với đội ngũ cán bộ nhà trường cũng như
trong công ty.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kết hợp giữa trường đại học và công ty với mục đích phát triển nguồn nhân lực hoạt
động R&D, nâng cao chất lượng hoạt động R&D, đẩy mạnh thương mại hóa kết quả R&D
trong những năm qua đang là chủ đề được ngành Dược và nhiều nhà nghiên cứu chính sách
quan tâm, cụ thể:
Lê Viết Hùng (2009) - trường đại học Dược Hà Nội với đề tài “Phát triển nhân lực
Dược, thực trạng và giải pháp”. Đề tài này đã làm rõ quan điểm lý luận, những yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển nhân lực, khảo sát thực trạng tồn tại về nhân lực Dược trong giai đoạn
hội nhập và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nhân lực Dược đáp ứng yêu cầu
xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
Nguyễn Thị Kim Chung (2005) - trường đại học Dược Hà Nội với đề tài “Khảo sát
thực trạng nguồn lực khoa học và công nghệ của các đơn vị nghiên cứu đào tạo trực thuộc
Bộ Y tế”. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra thực trạng nguồn lực KH&CN của các đơn
vị nghiên cứu đào tạo thuộc Bộ Y tế. Từ đó, đánh giá những khó khăn, thuận lợi và đưa ra
một số giải pháp trong xây dựng, phát triển nguồn lực KH&CN của các đơn vị đào tạo Y –
Dược. Nhưng đề tài chưa đề cập đến một giải pháp cụ thể khai thác tối đa nguồn lực KH&CN
đáp tiêu chuẩn chung trong khu vực hay quốc tế.
Đoàn Thị Việt Nga (2007) - trường đại học Dược Hà Nội với đề tài “Nghiên cứu thực
trạng nguồn lực khoa học công nghệ các đơn vị nghiên cứu triển khai của ngành Dược trực
thuộc Bộ y tế quản lý giai đoạn 2001-2005”. Công trình này tập trung vào nghiên cứu thực
trạng nguồn lực khoa học và công nghệ của các đơn vị nghiên cứu và triển khai của ngành
Dược. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp luận cứ để tìm những giải pháp thích hợp
nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị này.
Nguyễn Lan Anh (2004) - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN với đề tài
“Nghiên cứu cơ chế, biện pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển sau
nghiệm thu”. Đề tài đã luận giải một số giải pháp chính sách để thúc đẩy áp dụng những

thành công trong nghiên cứu sau nghiệm thu vào sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.
Phạm Quang Trí (2004) - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN với đề tài “Nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn một số loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh trong các viện
nghiên cứu và phát triển”. Đề tài đã tập trung phân tích một số loại hình tổ chức sản xuất
thuộc viện nghiên cứu, đánh giá vai trò của các tổ chức này trong việc thúc đẩy kết quả
nghiên cứu khoa học vào ứng dụng trong thực thế sản xuất, xây dựng các mối liên kết giữa
các tổ chức nghiên cứu với đơn vị sản xuất.
Phạm Thị Bích Hà (2007) - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN với đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm hệ thống đổi mới ngành ở Việt Nam – Trường hợp ngành công nghiệp
dược phẩm”. Đề tài tập đã trình bày một số kinh nghiệm nước ngoài về hệ thống đổi mới
ngành dược và tập trung vào việc luận giải các yếu tố liên kết chính sách đổi mới trong ngành
dược, phân tích đánh giá một số yếu tố tác động đến quá trình đổi mới của ngành công nghiệp
dược Việt Nam.
Ngoài ra, một số trường đại học Dược, Khoa Dược các trường đại học đã nghiên cứu
xây dựng một số xưởng sản xuất thuốc dập viên nhỏ, riêng lẻ, với diện tích hạn chế nằm
trong đơn vị như: đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Học Viện Quân Y 103, đại học Y Dược
Huế Các xưởng sản xuất này thường có trang thiết bị lạc hậu, hầu như không đáp được các
tiêu chuẩn khắt khe đối với một xưởng sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP và chỉ dùng để giảng
dạy thực hành trong sản xuất thuốc cho sinh viên.
Các nghiên cứu trên đây hầu hết mang tính lý thuyết cơ bản, hoặc đưa ra một số giải
pháp khắc phục những thực trạng tồn tại về KH&CN, hay chính sách liên kết giữa các đơn vị
R&D với sản xuất nói chung. Chưa có một nghiên cứu nào xây dựng một mô hình cụ thể kết
hợp giữa trường đại học Dược và công ty Dược phẩm đáp ứng đầy đủ theo một tiêu chuẩn
chung trong khu vực và quốc tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hoạt động R&D của trường đại học Dược Hà Nội và công ty sản
xuất Dược, sự kết hợp hoạt động R&D giữa hai tổ chức này.
- Xây dựng mô hình, làm rõ yêu cầu, nội dung, tác động của việc xây dựng mô hình
kết hợp hoạt động R&D giữa trường đại học Dược Hà Nội với công ty sản xuất Dược.
4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: mô hình kết hợp hoạt động R&D của Trường Đại học
Dược Hà Nội và công ty sản xuất Dược phẩm.
Phạm vi thời gian: từ 2007 đến 2010.
5. Mẫu khảo sát
Trường đại học Dược Hà Nội: Bộ môn Bào chế, Bộ môn Công nghiệp Dược, Bộ môn
Dược Lâm sàng, Bộ môn Hóa Phân tích, Bộ môn Dược liệu, Xưởng sản xuất thuốc GMP-
WHO, Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ.
Công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco – Hưng Yên (gọi tắt là công ty Traphaco).
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động R&D và vấn đề kết hợp kết hợp hoạt động R&D giữa trường
đại học Dược Hà Nội với công ty sản xuất Dược là như thế nào?
- Để nâng cao chất lượng hoạt động R&D của trường đại học Dược Hà Nội và công ty
Dược phẩm, cần xây dựng mô hình kết hợp hoạt động R&D như thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Hoạt động R&D của trường Đại học Dược Hà Nội và công ty Dược đạt được những
kết quả thiết thực, nhưng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Do thiếu sự kết hợp liên tục giữa
trường đại học và công ty Dược nên không phối hợp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực
KH&CN bổ sung cho nhau, chất lượng hoạt động R&D chưa cao.
- Để nâng cao chất lượng hoạt động R&D, cần xây dựng mô hình kết hợp hoạt động
R&D giữa trường đại học Dược Hà Nội và công ty Dược phẩm đáp ứng với các yêu cầu cụ
thể trong việc phối hợp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực R&D cho từng đơn vị; phối hợp
sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; xây dựng các nhóm nghiên cứu và
giảng dạy chung cho cả hai đơn vị; xây dựng và triển khai các dự án R&D chung; tổ chức hội
thảo khoa học chung, phối hợp về tài chính
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu tài liệu:
- Phân tích một số sách, bài báo, tạp chí viết về hoạt động R&D trong ngành Dược
Việt Nam, trong trường đại học Dược Hà Nội trước và sau khi hội nhập WTO, tiêu chuẩn
thực hành sản xuất thuốc GMP-WHO.

- Phân tích một số báo cáo, tham luận tiêu biểu tại hội nghị ngành Dược giai đoạn
2006-2010 về hoạt động R&D của ngành.
+ Phỏng vấn sâu:
- Trực tiếp phỏng vấn sâu những cán bộ đã có thâm niên (lớn hơn 25 năm), những cán
bộ trẻ (nhỏ hơn 10 năm) trong trường đại học Dược Hà Nội (số lượng 10 người).
- Trực tiếp phỏng vấn sâu một số cán bộ làm tại phòng R&D (số lượng 10 người).
+ Điều tra bảng hỏi:
- Lấy ý kiến những cán bộ làm việc tại trường đại học Dược Hà Nội, gồm: các bộ
môn nghiên cứu chuyên ngành về Dược, các cán bộ làm việc ở phòng ban chức năng (số
lượng 45 người).
- Lấy ý kiến những cán bộ làm việc tại một số phòng ban, chức năng, quản đốc phân
xưởng của công ty sản xuất Dược (số lượng 45 người).
- Kết quả nghiên cứu dùng để so sánh các nhận định, quan điểm, đánh giá về xây
dựng mô hình kết hợp giữa nhà trường đại học Dược Hà Nội và công ty sản xuất Dược phẩm.
+ Phương pháp xử lý thông tin:
- Xử lý số liệu định lượng bằng phần mềm ứng dụng MS. Excel.
- Xử lý thông tin định tính giữa 3 nhóm được phỏng vấn sâu là cán bộ thâm niên, cán
bộ trẻ và các cán bộ làm việc tại trường đại học Dược Hà Nội và công ty sản xuất Dược
phẩm.
9. Kết cấu của luận văn
LUẬN VĂN BAO GỒM NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH NHƯ SAU:
Phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phần phụ lục.
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý luận chung về mô hình và hoạt động R&D
1.2. Mô hình kết hợp hoạt động R&D
1.3. Đặc điểm của hoạt động R&D và Quản lý chất lượng trong R&D của ngành Dược
1.4. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng mô hình kết hợp hoạt động giữa các tổ
chức R&D trong ngành Dược
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D VÀ VẤN ĐỀ KẾT HỢP GIỮA

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC VỚI CÔNG TY TRAPHACO
2.1. Hoạt động R&D của một số trường đại học, công ty Dược trong nước và trên thế
giới
2.2. Thực trạng hoạt động R&D của trường đại học Dược Hà Nội
2.3. Thực trạng hoạt động R&D trong sản xuất của công ty Traphaco
2.4. Đánh giá chung về quá trình hoạt động R&D và một số hình thức hợp tác xây dựng
mô hình kết hợp giữa trường Đại học Dược và công ty Dược Traphaco
Chƣơng 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG R&D GIỮA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI VÀ CÔNG TY DƢỢC TRAPHACO
3.1. Mô hình R&D và một số giải pháp GMP tại công ty Dược Traphaco
3.2. Mô hình hoạt động R&D và một số giải pháp nâng cao chất lượng NCKH của
trường đại học Dược Hà Nội
3.3. Xây dựng mô hình kết hợp giữa trường đại học Dược Hà Nội và công ty Dược
Traphaco
3.4. Mô hình xưởng sản xuất thuốc GMP - WHO trong trường đại học Dược Hà Nội
Phần kết luận và khuyến nghị


References
1. Bộ Y tế: (2005), “WHO - GMP“, Nhà xuất bản Y học 2005.
2. Bộ Y tế (2008), “Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, triển khai kế hoạch công
tác dược năm 2009“.
3. Bộ Y tế (2009), “Hội thảo đào tạo nhân lực dược năm 2009“.
4. Bộ Chính trị (2005), “Nghị quyết của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới“,Số 46-Q/TW.
5. Nguyễn Lan Anh (2004), “Nghiên cứu cơ chế, biện pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả
nghiên cứu và phát triển sau nghiệm thu”, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
6. Vũ Cao Đàm (2005), “Đánh giá nghiên cứu khoa học“, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Tr. 14, 15, 26
7. Vũ Cao Đàm (2005),“Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học“. Nxb Khoa học và

Kĩ thuật, 2005.
8. Phạm Thị Bích Hà (2007), “Nghiên cứu đặc điểm hệ thống đổi mới ngành ở Việt Nam
– Trường hợp ngành công nghiệp dược phẩm”, Viện Chiến lược và Chính sách
KH&CN.
9. Trần Thanh Hải (2009), “Bàn về thuật ngữ: Bản quyền công nghệ”. Tạp chí Hoạt
động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 601.
10. Nguyễn Tiến Hùng (2006), “Bước đầu khảo sát hệ thống quản lý chất lượng ở một số
công ty sản xuất thuốc sau khi thực hiện GMP“, Trường Đại học Dược Hà Nội.
11. Hoàng Ngọc Hùng (2005), “Quản lý chất lượng thuốc“, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
2005.
12. Đoàn Thị Việt Nga (2007), “Nghiên cứu thực trạng nguồn lực khoa học công nghệ
các đơn vị nghiên cứu triển khai của ngành dược trực thuộc Bộ y tế quản lý giai đoạn
2001-2005“, Trường Đại học Dược Hà Nội .
13. Cao Minh Quang, Đặng Văn Giáp (2000), “Thực hành tốt sản xuất thuốc“, Tập 1 và
2, T.P Hồ Chí Minh 2000.
14. Nguyễn Tấn Sĩ (2007), “Khảo sát việc triển khai áp dụng thực hành tốt sản xuất
thuốc (GMP) của hiệp hội các nước Đông Nam Á ở một số cơ sở sản xuất thuốc tại
khu vực phía Bắc“, Trường Đại học Dược Hà Nội .
15. Trịnh Ngọc Thạch (2003), “Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học và công
nghệ trong trường đại học“. Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN.
16. Phạm Ngọc Thanh (2010), “Đổi mới văn hoá lãnh đạo và quản lí ở Việt Nam hiện
nay“. Đề tài cấp nhà nước KX.03.21/06-10
17. Phạm Ngọc Thanh (2008), “Những vấn đề lí luận chủ yếu của Văn hoá quản lí“. Đề
tài NCKH cấp ĐHQG.
18. Đào Thanh Trường (2004), “Vấn đề công bằng và khả năng cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ tại các bệnh viện tư hiện nay”. Tạp chí Xã hội học, số 2, 2004.
19. Lê Văn Truyền: Công nghiệp dược thế kỷ 21 và công bằng đảm bảo thuốc chữa
bệnh; Những kỳ vọng và thực tế thách thức, Tạp chí xã hội học y tế, số 75/2004.
20. Phạm Quang Trí (2004), “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn một số loại hình tổ
chức sản xuất – kinh doanh trong các viện nghiên cứu và phát triển”, Viện Chiến

lược và Chính sách KH&CN.
21. Bùi Thị Xuân, Xây dựng mô hình công ty tư vấn triển khai thực hiện GMP tại cơ sở,
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà nội 2006
22. Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2010 (Quyết định số 108/2002/QĐ
- TTG của Thủ tướng Chính phủ).
23. Chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 (Quyết định
số 35/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ).
24. Http: // www. traphaco. com. vn
25.
26.




×