Như chúng ta đã biết, hoạt động áp dụng luật dân sự sẽ thực sự hiệu quả nếu có
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dân sự hoàn chỉnh, bao quát được toàn bộ các
quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống hàng ngày thuộc đối tượng điều chỉnh của
Luật dân sự. Tuy nhiên trong thực tế, dù các nhà lập pháp đã cố gắng tới mức cao nhất
dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra trong thực tế đời sống xã hội cần phải
được điều chỉnh bằng pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp luật nhưng do đời sống xã
hội hết sức đa dạng, phức tạp, biến đổi không ngừng nên sẽ tồn tại những trường hợp
không có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Chính vì vậy để các quan hệ xã hội được điều
chỉnh bằng pháp luật, Bộ luật Dân sự đã đưa ra quy định: “Trong trường hợp pháp luật
không qui định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán…” (Điều 3-
Bộ luật Dân sự 2005). Như vậy Bộ luật Dân sự nước ta đã ghi nhận việc áp dụng tập
quán để giải quyết các tranh chấp dân sự. Để việc áp dụng tập quán đạt được hiệu quả
cao khi tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự, chúng ta cần nắm
được nguyên nhân cũng như điều kiện áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp
dân sự của các chủ thể.
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh
hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một
quy ước chung của cộng đồng. Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự được cộng đồng
địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong
cộng đồng dân tộc, địa phương đó.
Về nguyên nhân áp dụng tập quán trong giải quyết các tranh chấp dân sự: Có thể
thấy rằng Việt Nam là một quốc gia với trên 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên
lãnh thổ với những sự khác biệt, đặc trưng riêng của từng dân tộc. Trong quá trình sinh
sống, lao động sản xuất và thiết lập giao dịch dân sự, nhiều chuẩn mực ứng xử của cộng
đồng dân cư, của một dân tộc, của một khu vực địa lý nảy sinh và được chấp nhận như
một hiện tượng không thể loại bỏ. So với các quy phạm pháp luật thì những tập quán
này gần gũi, dễ đi vào đời sống nhân dân hơn nên thứ tự áp dụng bao giờ cũng ưu tiên
áp dụng tập quán so với áp dụng tương tự pháp luật. Mặt khác, do đối tượng điều chỉnh
1
của luật dân sự là các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp và những quan hệ này không
ngừng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và khoa học kỹ thuật nói
riêng. Vì vậy khi ban hành các văn bản pháp luật, nhà lập pháp không thể “dự liệu” hết
được các quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Việc này đã tạo “lỗ
hổng” trong pháp luật dân sự bởi vậy sẽ tồn tại những quan hệ xã hội mà pháp luật chưa
có sự điều chỉnh (như không có các quy định về thu mua, về hụi, họ…). Để khắc phục
hiện tượng này nhằm đê các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, Bộ luật dân
sự đã đưa ra nguyên tắc áp dụng tập quán. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến
việc pháp luật cho phép áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp dân sự của các chủ
thế.
Việc áp dụng tập quán trong giải quyết các tranh chấp dân sự phải đáp ứng các
điều kiện sau: Thứ nhất, quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp cần giải quyết phải thuộc
đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. Bởi lẽ mỗi ngành luật đều có đối tượng điều
chỉnh riêng và luật dân sự Việt Nam chỉ điều chỉnh những nhóm quan hệ về nhân thân
và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
(Điều 1-Bộ luật Dân sự 2005). Thứ hai, hiện chưa có quy phạm pháp luật dân sự trực
tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp đó hoặc các quy phạm pháp luật,
chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp đó và các bên tham gia giao dịch
không có thỏa thuận. Thứ ba, có tập quán được cộng đồng thừa nhận như một chuẩn
mực ứng xử có thể vận dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh. Thứ tư, tập quán đó
không được trái với các nguyên tắc chung của pháp luật được quy định trong Bộ luật
Dân sự. Đó là những nguyên tắc cơ bản được quy định tại điều 5, điều 6, điều 8, điều 9,
điều 10 và điều 12 Bộ luật Dân sự 2005 đặc biệt là điều 8 quy định về nguyên tắc tôn
trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp. Bởi lẽ nhà nước và xã hội chỉ tôn trọng và phát huy
những phong tục, tập quán tốt đẹp phù hợp với đạo đức và truyền thống dân tộc.
Nhận xét của bản thân về việc pháp luật cho phép áp dụng tập quán: Có thể nói
việc pháp luật cho phép áp dụng tập quán là tất yếu bởi pháp luật không thể bao quát
hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Việc áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp dân
2
sự được coi như là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động áp dụng luật dân sự.
Thông qua hoạt động áp dụng phong tục tập quán sẽ giúp bổ sung cho những thiếu sót
trong các quy định của pháp luật, qua đó quyền và lợi ích của các bên tham gia giao
dịch dân sự được bảo đảm thực hiện. Mặt khác, tập quán thường gần gũi, dễ đi vào đời
sống của nhân dân nên việc áp dụng tập quán sẽ giúp việc thực hiện pháp luật được gần
gũi với đời sống của nhân dân, mang tính tự nguyện cao hơn. Tuy nhiên việc áp dụng
tập quán ở nước ta cũng còn tồn tại những hạn chế như: Tập quán là những thói quen xử
sự được cộng đồng địa phương công nhận và làm theo nên còn tùy tiện và không phù
hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quá trình áp dụng tập quán của các cơ
quan xét xử còn lúng túng do việc xác định, đánh giá tập quán còn nhiều khó khăn. Mặt
khác, những quy định liên quan đến việc áp dụng tập quán còn chưa rõ ràng, minh bạch
như việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra một văn bản quy phạm pháp
luật mới điều chỉnh vấn đề được quy định là áp dụng theo tập quán (ví dụ nghị định
144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường).
Tập quán có vai trò rất quan trọng không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà cả
trong hoạt động áp dụng luật dân sự. Nhận thức được tầm quan trọng đó, điều 3 Bộ
Luật dân sự 2005 đã quy định về việc áp dụng tập quán trong giải quyết các tranh chấp
dân sự. Tuy nhiên việc áp dụng đó không thể tùy tiện mà phải theo những điều kiện
nhất định. Và để tập quán phát huy hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội trong lĩnh vực dân sự chúng ta cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ trong đó
đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật với những quy định rõ ràng về
việc cho phép áp dụng tập quán để thống nhất trong quá trình áp dụng.
Tài liệu tham khảo
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1,
Nsb.CAND, Hà Nội, 2009.
2. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2009.
3. website: thongtinphapluatdansu.wordpress.com
3